Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động tại thành phố cam ranh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM THỊ HOÀNG THẢO

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA
VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM THỊ HOÀNG THẢO

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA
VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105


Quyết định giao đề tài:

525/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

886/QĐ-ĐHNT ngày 10/8/2018

Ngày bảo vệ:

29/8/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
ThS. VŨ THỊ HOA
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS. TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến
sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động tại thành phố Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn


Phạm Thị Hoàng Thảo

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, các quý thầy cô đã hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Thành
Thái và Ths.Vũ Thị Hoa đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc sự giúp đỡ này đến:
TS. Phạm Thành Thái và Ths Vũ Thị Hoa là người hướng dẫn khoa học - đã dành
nhiều thời gian quý báu để chỉ dẫn về đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu
trong thời gian tôi tiến hành thực hiện luận văn.
Thầy cô Khoa Sau Đại học đã giúp đỡ tôi trong liên hệ công tác.
Thầy cô Khoa Kinh tế đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại Trường.
Anh, chị, bạn bè trong lớp Cao học Kinh tế 2015 - 2 đã giúp đỡ tôi trong học tập
và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoàng Thảo

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................3
1.5. Kết cấu của Luận văn ...............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5
2.1. Các khái niệm ...........................................................................................................5
2.2. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp....................................6
2.3. Lý thuyết về các yếu tố “kéo” và đẩy” tham gia hoạt động phi nông nghiệp của
nông dân...........................................................................................................................7
2.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp..................................8
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm ..................................................................................16
2.6. Mô hình nghiên cứu đề nghị ...................................................................................19
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................21
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................21
v


3.2. Nghiên cứu sơ bộ....................................................................................................21

3.3. Nghiên cứu chính thức ...........................................................................................21
3.4. Bảng câu hỏi ...........................................................................................................23
3.5. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................................23
3.6. Nguồn số liệu sử dụng ............................................................................................24
3.7. Mô hình định lượng và giả thuyết nghiên cứu .......................................................25
3.7.1. Mô hình định lượng .............................................................................................25
3.7.2. Giả thuyết đề xuất................................................................................................25
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................30
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........31
4.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...........................................................................31
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................31
4.2.1. Đời sống dân cư...................................................................................................31
4.2.2. Hiện trạng kinh tế – xã hội ..................................................................................32
4.2.3. Cơ cấu lao động ...................................................................................................33
4.2.4. Văn hóa - Giáo dục - Y tế - Cơ sở hạ tầng ..........................................................33
4.3. Kết quả phân tích định lượng .................................................................................34
4.3.1. Khái quát về mẫu điều tra....................................................................................34
4.3.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp
của lao động...................................................................................................................35
4.3.3. Kết quả ước lượng các nhân tố tác động đến tham gia việc làm phi nông nghiệp.......42
4.3.4. Phân tích các kịch bản thay đổi khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp .......47
4.3.5. Kết quả phân tích kiểm định giả thuyết nghiên cứu............................................50
Tóm tắt chương 4: .........................................................................................................51
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH .....................................52
5.1. Kết luận...................................................................................................................52
5.1.1. Về mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu .........................................................................52
vi


5.1.2. Về kết quả nghiên cứu .........................................................................................52

5.2. Gợi ý chính sách .....................................................................................................53
5.2.1. Về tuổi của người lao động .................................................................................53
5.2.2. Trình độ học vấn của NLĐ địa phương...............................................................53
5.2.3. Về giới tính ..........................................................................................................54
5.2.4. Về thu nhập khác .................................................................................................55
5.2.5. Về thu nhập nông nghiệp.....................................................................................55
5.3 Hạn chế của nghiên cứu...........................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................57
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NLĐ

Người lao động

NN

Nông nghiệp

PNN

Phi Nông nghiệp

UBND

Uỷ ban Nhân dân


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu.........................29
Bảng 4.1. Số lượng mẫu điều tra tại xã, phường...........................................................35
Bảng 4.2. Tỉ lệ lao động nam nữ trong mẫu nghiên cứu ...............................................35
Bảng 4.3. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và giới tính ................................35
Bảng 4.4. Độ tuổi của mẫu điều tra ...............................................................................36
Bảng 4.5. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và độ tuổi...................................36
Bảng 4.6. Học vấn của mẫu điều tra..............................................................................37
Bảng 4.7. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và học vấn .................................37
Bảng 4.8. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và học nghề ...............................37
Bảng 4.9. Đặc điểm qui mô của hộ gia đình .................................................................38
Bảng 4.10. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và quy mô gia đình..................38
Bảng 4.11. Tình trạng có việc làm của hộ gia đình.......................................................39
Bảng 4.12. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và tỷ lệ có việc làm .................39
Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và thu nhập nông nghiệp .........39
Bảng 4.14. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và thu nhập khác .....................40
Bảng 4.15. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và thời gian nông nhàn............40
Bảng 4.16. Mối quan hệ giữa tham gia việc làm PNN và đường giao thông................41
Bảng 4.17. Đặc điểm về thông tin việc làm phi nông nghiệp .......................................41
Bảng 4.18. Đặc điểm về tổ hợp sản xuất .......................................................................42
Bảng 4.19. Kết quả hồi quy Binary Logistic .................................................................42
Bảng 4.20. Kết quả hồi quy Binary Logistic (bổ sung biến Tuổi bình phương)...........43
Bảng 4.21. Tác động biên của các yếu tố tác động đến tham gia việc làm phi nông
nghiệp ............................................................................................................................44
Bảng 4.22. Tác động biên của các yếu tố tác động đến tham gia việc làm phi nông
nghiệp (bổ sung biến Tuổi2)..........................................................................................47
Bảng 4.23. Mô phỏng khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp khi biến độc lập

thay đổi ..........................................................................................................................48
Bảng 4.24. Kết luận giả thuyết nghiên cứu ...................................................................50

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp.............6
Hình 2.2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp .............12
Hình 2.3. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp....14
Hình 2.4. Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp......................................15
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích cho nghiên cứu .................................................................20
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................22

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích cho nghiên cứu .................................................................20
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................23

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cam Ranh là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, được Chính phủ thành lập tại
Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 23/12/2010, với 15 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm
09 phường và 06 xã). Cam Ranh có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đường
bộ Bắc-Nam Quốc lộ 1A đi qua, đường sắt, đường hàng không, hệ thống cảng biển đã

tạo tiền đề quan trọng để khai thác tiềm năng, lợi thế về địa lý nhằm xây dựng Cam
Ranh ngày càng phát triển.
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của Cam Ranh giai đoạn 2010-2015 tăng
trưởng dương, bình quân tăng trưởng 14%/năm, tuy nhiên tăng trưởng chưa bền vững,
chủ yếu phát triển theo chiều rộng (tăng trưởng do tăng số lượng doanh nghiệp đầu tư
vào địa phương). Tính đến cuối năm 2015, Cam Ranh có 125.920 người dân, trong đó
có 70.281 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (chiếm 55,8% tổng dân số
thành phố); trong đó, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 42% lao động toàn
ngành, nhưng chỉ đóng góp 22,8% giá trị sản xuất toàn ngành kinh tế thành phố (Chi
cục Thống kê thành phố Cam Ranh, 2015)
Với định hướng trong nhiệm kỳ 2016-2020 của thành phố Cam Ranh: “Tiếp tục
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ,
du lịch - nông nghiệp; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, gắn với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã
hội, nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp Nhân dân; xây dựng Cam Ranh trở
thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ phía Nam tỉnh Khánh Hòa,
phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II”1 thì việc phát triển kinh tế thành phố phải dựa trên
sự phát triển ổn định của sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, các chính sách định
hướng, phát triển cần phải đưa ra một cách phù hợp, tạo động lực để người lao động có
thể tham gia làm việc phi và cống hiến.
Một trong những chính sách giúp kinh tế Cam Ranh phát triển theo Nghị quyết
của Đảng bộ thành phố lần thứ XI đã đề ra đó chính là tăng tỷ lệ người lao động làm
việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ; giúp gia tăng giá trị sản xuất ngành công
nghiệp, dịch vụ, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố đúng hướng. Muốn

1

Trích Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 03/8/2015 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Cam Ranh lần thứ XI

xii



vậy cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia việc làm phi
nông nghiệp của lao động địa phương.
Dựa vào tổng quan tài liệu và các nghiên cứu trước, đề tài “Phân tích các nhân
tố tác động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động thành phố Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hòa” đã sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích
những nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động địa
phương. Nghiên cứu điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp 400 người lao động/400 hộ gia
đình sinh sống và làm việc tại Cam Ranh thông qua bảng câu hỏi.
Sau khi phân tích các kiểm định, nghiên cứu đã xác định có 4 nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động địa phương với ý nghĩa
5% là: Giáo dục; Gia đình; Thu nhập khác; Thu nhập NN; và 2 nhân tố ảnh hưởng với
mức ý nghĩa 10%: Tuổi; Giới tính. Còn lại các biến: học nghề, tỷ lệ việc làm, nông
nhàn, giao thông, thông tin việc làm, tổ hợp sản xuất không có ý nghĩa thống kê.
Từ kết quả phân tích hồi qui, tác giả đã tiến hành ước lượng kết quả hồi qui qua
các kiểm định hệ số hồi qui, mức độ phù hợp của mô hình, xem xét tác động biên của
từng biến độc lập lên khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động địa
phương. Qua đó, tác giả đưa ra những gợi ý chính sách nhằm tăng khả năng tham gia
việc làm phi nông nghiệp tại địa phương như:
- Tuyên truyền, vận động người dân luôn nâng cao trình độ học vấn, bổ túc kiến
thức để hoàn thiện bản thân và tham gia thị trường việc làm phi nông nghiệp hiệu quả.
- Tăng cường mở thêm các nhà máy, xí nghiệp thu hút nhiều lao động tham gia.
- Cần liên kết với các doanh nghiệp sản xuất tại địa phương trong việc đào tạo
nghề tại chỗ, đào tạo các khóa ngắn hạn nhằm giúp các em có việc làm ổn định sau khi
được đào tạo.
Từ khóa: việc làm phi nông nghiệp Cam Ranh, mô hình binary logistic, mô hình logit.

xiii



Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, với sự phát triển nhanh của các nền
kinh tế, nó đã không ngừng được tạo ra nhưng cũng không ít những việc làm bị mất đi.
Sự mai một của một số các việc làm thường xảy ra ở nông thôn, những vùng đất mà
người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính.
Trong giai đoạn hội nhập sâu và rộng hiện nay, với mục tiêu thay đổi cơ cấu kinh
tế cùng với công nghiệp hóa và hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu tất
yếu để phát triển kinh tế. Hàng năm, thành phố Cam Ranh đã tạo việc làm mới cho
khoảng 2.000 lao động, cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ
lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ, công nghiệp
tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn khá chậm.
Với mục tiêu đưa ngành công nghiệp thành phố Cam Ranh thành ngành kinh tế
mũi nhọn, góp phần chính vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế Cam Ranh trong
giai đoạn 2016-2020, giảm bớt lao động làm việc trong ngành nông nghiệp hiện tại,
nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp; tuy nhiên, hiện nay người
lao động, các hộ gia đình địa phương, đặc biệt các hộ dân tại khu vực nông thôn vẫn
gặp rất nhiều khó khăn: tập quán sản xuất lạc hậu vẫn đang được duy trì, thiếu vốn,
giao thông đi lại khó khăn; trình độ học vấn, nhận thức, năng lực làm việc còn hạn
chế. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay cần xác định những yếu tố nào tác động đến
người lao động nông thôn để tham gia việc làm phi nông nghiệp địa phương để đưa ra
các chính sách phù hợp, khuyến khích người lao động nông thôn chuyển đổi ngành
nghề nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp để thực hiện tốt việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của thành phố Cam Ranh, đồng thời góp phần cải thiện thu nhập, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho các người lao động nông thôn.

Theo các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Chu Tiến Quang (2001) về
“Việc làm ở nông thôn thực trạng và giải pháp”, nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam” do Lê Xuân Bá cùng
đồng sự (2006)… thì các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, dân số, chính
1


sách việc làm; tuổi, giới tính, học vấn của người lao động, nguồn vốn, thị trường tiêu
thụ sản phẩm, quỹ đất nông nghiệp… đều ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm và tác
động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Lao động
tham gia làm việc trong các ngành nghề phi nông nghiệp càng nhiều thì khả năng cơ
cấu kinh tế thành phố chuyển dịch càng nhanh, do đó cần phải xác định những yếu tố
ảnh hưởng đến nó nhằm đề xuất những chính sách, cơ chế thúc đẩy lao động địa
phương tham gia việc làm phi nông nghiệp trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trên đã hình thành cơ sở khoa học và phương pháp luận trong
việc nghiên cứu về việc làm, về khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao
động tại địa phương. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách cụ thể,
đầy đủ tại thành phố Cam Ranh thời gian qua. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi
nông nghiệp của người lao động tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa” để
làm luận văn thạc sĩ cho mình. Thông qua đó, nghiên cứu có thêm những bằng
chứng thực nghiệm nhằm giúp các cơ quan hoạch định chính sách và chính quyền
địa phương có được cái nhìn tổng quan để tạo ngày càng nhiều việc làm phi nông
nghiệp cho lao động địa phương, tạo điều kiện cho người lao động tham gia nhằm
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2020 theo Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ XI đã đề ra.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố tác động đến sự
tham gia việc làm phi nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm
nâng cao khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động địa phương.
Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của
người lao động.
(2) Xem xét tác động của chúng đến sự lựa chọn tham gia việc làm phi nông
nghiệp của lao động địa phương.
(3) Đề xuất, hàm ý chính sách tác động tạo cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho
người lao động.
2


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi
nông nghiệp của người lao động tại thành phố Cam Ranh. Khách thể nghiên cứu của
đề tài là người lao động nông thôn tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt thời gian: nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp của Chi cục Thống kê
thành phố Cam Ranh trong giai đoạn 2010 - 2016, các báo cáo, số liệu của UBND
thành phố Cam Ranh, phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố, phòng Kinh
tế thành phố để viết về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được
thu thập trong tháng 11/2017 (phỏng vấn trực tiếp người lao động nông thôn tại thành
phố Cam Ranh).
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi của các
xã, phường thuộc thành phố Cam Ranh (bao gồm 04/15 xã, phường: xã Cam Phước
Đông, Cam Thịnh Đông, phường Cam Nghĩa và phường Cam Phúc Nam).
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đóng góp về mặt khoa học:

Thứ nhất, đề tài hệ thống hóa cơ sở khoa học về lao động, việc làm, những
nghiên cứu trong và ngoài nước để xem xét, nghiên cứu.
Thứ hai, xây dựng khung phân tích trong việc nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động tại thành phố Cam Ranh.
Thứ ba, đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự tham gia
việc làm phi nông nghiệp của người lao động tại thành phố Cam Ranh.
Đóng góp về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, đề tài luận văn miêu tả về thực trạng lao động, việc làm, đặc điểm lao
động địa phương và những nhu cầu thực tế của người lao động thành phố.
Thứ hai, đề tài làm rõ các nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi nông
nghiệp tại Cam Ranh. Trên cơ sở đó, góp phần đóng góp những giải pháp thiết thực về
tạo việc làm phi nông nghiệp cho các hộ gia đình tại địa phương; góp phần thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế địa phương.
3


Thứ ba, kết quả nghiên cứu được sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về
việc làm, giải pháp tạo việc làm cho lao động đang sản xuất nông nghiệp tại Cam Ranh.
1.5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 5 chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài; trình bày tính cấp thiết của nghiên cứu, mục tiêu
đề tài và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Nội dung của chương này đưa
ra cơ sở lý thuyết về lao động, việc làm, những nghiên cứu đã được phân tích trước
đây. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Chương này tập trung vào các phương pháp
nghiên cứu sẽ được sử dụng trong đề tài và mô hình cùng với các giả thuyết nghiên
cứu làm nền tảng cho chương 4.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nội dung chính của

chương là tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra những kết quả cụ thể liên quan
đến các nhân tố tác động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp tại Cam Ranh.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế địa phương, nâng cao năng suất lao động của lao động địa phương.

4


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm
Thực tế có nhiều khái niệm về lao động và việc làm, trong đề tài này chỉ đề cập
đến một số khái niệm đã và đang được sử dụng hiện nay để có sự thống nhất trong
toàn bộ nghiên cứu.
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc
theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử
dụng lao động (Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, 2012)
Việc làm: là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm (Bộ
luật Lao động số 10/2012/QH13, 2012)
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa việc làm gồm những người trên một
độ tuổi xác định nào đó, trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể là một tuần hoặc
một ngày, làm việc được trả lương hay tự trả lương cho mình. Vì vậy, họ là những
người: A. Làm một số công việc được trả tiền công hoặc tiền lương bằng tiền mặt hoặc
hiện vật. B. Có thỏa thuận lao động chính thức nhưng tạm thời không làm việc trong
thời gian được đề cập. C. Làm một số công việc vì lợi nhuận hoặc vì lợi ích cho gia
đình dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật. D. Đã làm cho một doanh nghiệp chẳng hạn
như một cơ sở kinh doanh, trang trại hoặc dịch vụ nhưng tạm thời đang không làm
việc trong khoảng thời gian được đề cập đến vì một lý do cụ thể nào đó, được hiểu là
‘được thuê làm việc’ (ILO, 1988).
Phân loại việc làm
Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc: Việc làm được phân chia thành các

loại sau:
Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: căn cứ vào số thời gian có việc làm
thường xuyên trong một năm.
Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: căn cứ vào số giờ làm việc
trong một tuần.
Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ
thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.
5


Căn cứ vào tính chất công việc: có việc làm nông nghiệp hay còn gọi là hoạt
động nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp hay hoạt động phi nông nghiệp. Trong
nghiên cứu này, việc làm nông nghiệp là các công việc liên quan trực tiếp đến cây
trồng, vật nuôi. Việc làm phi nông nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất khác ngoài
việc làm nông nghiệp, bao gồm các hoạt động, việc làm liên quan đến các hoạt động
sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình, ví dụ như: các hoạt
động vá xe, bán hàng rong, làm hàng gia công … đều được coi là việc làm phi nông
nghiệp.
2.2. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp
Hình 2.1 cho chúng ta thấy khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có mối liên
kết phụ thuộc lẫn nhau cả đầu vào và đầu ra. Người nông dân cần các sản phẩm của
ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng hàng ngày và cho quá trình sản xuất như phân
bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị…. Đổi lại họ cung cấp các nguyên liệu đầu vào
cho ngành công nghiệp. Người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực phẩm từ
nông dân. Vậy hai mối liên hệ thể hiện rõ nét đó là mối liên hệ về sản xuất và mối liên
hệ về tiêu dùng, mặc dù trong thực tế mối liên hệ về sản xuất và tiêu dùng giữa hai khu
vực rất phức tạp.

Hình 2.1. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp
(Nguồn: Lê Xuân Bá và công sự, 2006)

Một nhóm quan hệ khác cũng rất đáng quan tâm đó là các liên kết về vốn và lao
động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực. Tiết kiệm của khu vực nông
nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển công nghiệp và ngược lại. Năng suất lao động
6


trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỷ lệ lương
trong khu vực phi nông nghiệp do mức thu nhập trung bình của khu vực nông nghiệp
được tăng lên, đòi hỏi mức lương của khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng cao mới
thu hút được lao động. Ngược lại, năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông
nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do cầu về lao động
giảm. Mối quan hệ chia sẻ rủi ro được đề cập đến vì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều
rủi ro do thời tiết và người nông dân muốn đa dạng hóa hoạt động sản xuất của mình
nhằm chia sẽ rủi ro. Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chính hoạt động phi nông
nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, chưa thể khẳng định do chia sẻ rủi ro mà
người nông dân tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp.
Trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện của nước ta, những người nông dân
biết tính toán làm ăn và có điều kiện về cơ hội cũng như về vốn thì đối với họ có thể
lợi nhuận thu được từ hoạt động trong khu vực phi nông nghiệp lại là một sức hút
mạnh mẽ cho việc dịch chuyển vốn và lao động giữa hai khu vực. Hay với tư tưởng
tiến bộ hơn của những người nông dân thời nay, họ quyết định dành những khoản tiết
kiệm được từ hoạt động nông nghiệp để đầu tư cho con cháu học hành hay học nghề
mong tìm được việc làm trong khu vực phi nông nghiệp để thoát khỏi lao động mệt
nhọc ngoài đồng. Nhìn chung, sự dịch chuyển của vốn và lao động giữa hai khu vực
luôn có thể xảy ra với bất kỳ một lý do nào. Đây là nền tảng cơ bản để nghiên cứu của
chúng ta có thể thực hiện.
2.3. Lý thuyết về các yếu tố “kéo” và đẩy” tham gia hoạt động phi nông nghiệp
của nông dân
Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình về các
yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mô hình này cho rằng

hộ gia đình quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố
khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào hoạt động phi nông nghiệp. Các nhà nghiên
cứu đã đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm
của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu
mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu
đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú
sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuất
7


nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng
gợi ý các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp,
(2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của
khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo”
đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân
tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân
tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình.
Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác
định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, mô
hình này chỉ phân tích cung lao động của hộ mà chưa có những phân tích về các yếu tố
phát sinh từ bản thân người lao động và môi trường xung quanh. Về mặt thực tiễn, hai
hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau sẽ có các
phản ứng khác nhau khi tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Cũng có thể hai hộ
gia đình có cùng điều kiện và trong cùng một vùng nhưng các điều kiện về bản thân
của lao động khác nhau cũng dẫn đến những khác biệt trong quyết định tham gia vào
khu vực phi nông nghiệp. Nghiên cứu cần có một khung lý thuyết hoàn thiện hơn.
2.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp
Mô hình hộ nông dân đưa ra khung phân tích tương đối tổng hợp cho việc phân
tích quyết định của hộ nông dân về phân bổ thời gian, tiêu dùng và sản xuất. Phiên bản

đầu tiên của mô hình này do Chyanov- một nhà kinh tế học người Nga từ đầu thế kỷ
20 xây dựng. Một phiên bản sau này được tìm thấy trong Singh, Squire and Strauss
(1986). Phiên bản này có sự cải tiến nhất định so với mô hình ban đầu và được xây
dựng trong khung khổ của mô hình liên kết hai khu vực. Tuy nhiên, mô hình của Singh
được phát triển cho việc xem xét mối quan hệ giữa làm thuê và tự làm dựa trên mức
lương ở thị trường lao động. Trong bối cảnh nông thôn của các nước đang phát triển,
khi thị trường lao động còn sơ khai thì mô hình của Singh không hoàn toàn phù hợp.
Một phiên bản khác của mô hình kinh tế hộ đưa ra khung phân tích sâu hơn về quan hệ
nông nghiệp và phi nông nghiệp là của Lopez (1986). Mô hình có thể tóm lược như
sau: Hộ nông dân tối đa hóa độ thỏa dụng dựa trên hàm sau:
Max U(Th, Ch; Zh )

(1.1)
8


Giới hạn bởi: Tf, Th, Tn, C
Tổng thời gian: T = Tf + Th + Tn

(1.2)

Tiêu dùng

: C = g(Tf, p, Zf) + wnTn + V

(1.3)

Không âm

: Tn ≥ 0


(1.4)

Trong đó:
Th

=

Thời gian ở nhà (nghỉ ngơi, việc nhà….)

Ch

=

Tiêu dùng

Zh

=

Các đặc điểm cá nhân

T

=

Tổng thời gian

Tf


=

Thời gian làm việc nông nghiệp

Tn

=

Thời gian làm việc phi nông nghiệp

P

=

Giá của đầu vào và đầu ra, không bao gồm lao động

Zf

=

Đầu vào cố định cho sản xuất nông nghiệp

Wn

=

Tiền công cho hoạt động phi nông nghiệp

Hn


=

Chất lượng của người lao động

Zn

=

Biến khác tác động đến mức tiền công

V

=

Thu nhập ngoài lao động

U

=

Hàm lợi ích (hàm thỏa dụng)

g

=

Hàm thu nhập từ nông nghiệp của hộ

Hàm lợi ích được xác định bởi thời gian ở nhà, tiêu dùng và đặc điểm cá nhân.
Có hai ràng buộc trong mô hình: thứ nhất, hộ gia đình bị hạn chế bởi thời gian sử

dụng; thứ hai, tiêu dùng của hộ bị hạn chế bởi thu nhập từ nông nghiệp, phi nông
nghiệp và thu nhập ngoài lao động. Thu nhập nông nghiệp bằng với giá nhân với đầu
ra được thể hiện như một hàm của thời gian lao động nông nghiệp.
Để tối đa hoá hàm lợi ích, ta lập công thức biến đổi Lagragian:

Các điều kiện Kuhn-Tucker có thể được viết như sau:
9


Giả sử là Th, C, Tf >0

Trong đó U1, U2 là đạo hàm bậc nhất của hàm lợi ích theo thời gian ở nhà và
tiêu dùng, tương ứng, g1 là đạo hàm bậc nhất của hàm g(Tf) theo Tf . Bây giờ chúng ta
xem xét 2 trường hợp:
Trường hợp 1: các quyết định kinh tế trong trường hợp hộ nông dân với thời
gian lao động phi nông nghiệp
Nếu thời gian lao động phi nông nghiệp là dương (Tn>0),  bằng 0, ta có thể đơn
giản hoá các điều kiện tối ưu:
Nhân (1.9) với –1 sau đó cộng với (1.8), khi  = 0 ta có
λ (g1-wn) = 0, do λ ≠ 0

ta có g1 = wn

(1.11)

Chia (1.6) cho (1.7) và thay π với λg1 (có được từ (1.8)) và sau đó g1 với wn1 (có
được từ (1.11)) ta có:

Lấy Tn từ (1.2) và thay vào (1.3) ta có
C+wnTh = wnT + [g(Tf)-wnTf] + V (1.13)

Ý nghĩa của phương trình (1.13) là ta có tổng tiêu dùng ở bên trái bằng với tổng
thu nhập. Trong trường hợp này, tổng thu nhập bao gồm thu nhập từ nông nghiệp
10


[g(Tf)-wnTf ] trong đó thời gian lao động nông nghiệp có giá bằng tỷ lệ tiền công theo
thị trường và [g(Tf)-wnTf ] có thể được xem là thu nhập ròng. Một bộ phận khác của
thu nhập của hộ là wnT có giá trị bằng tổng thời gian sử dụng nhân với mức lương trên
thị trường. V là thu nhập không do lao động và được xác định là ngoại sinh.
Phương trình (1.11) g1 = wn thường là điều kiện tối ưu của vấn đề tối đa hoá lợi
nhuận sản xuất nông nghiệp.
Max π = g(Tf ;p, Zn ) - wnTf (1.14)
*

Giải phương trình (1.14) ta tìm Tf , thay trở lại vào (1.14) ta có hàm mục tiêu
gián tiếp:
π*(wm, p, Zf) = g (Tf*; p, Zf )-wn Tf*(1.15) Sử dụng bổ đề của Hotelling (1932), ta
có đạo hàm của hàm đầu vào
Tf* = -π* (wn, p Zf ). (1.16)
Có thể tính tương tự đối với đầu ra tối ưu và hàm cầu được đạo hàm theo đầu vào
khác. Trong trường hợp này, lao động nông nghiệp tối ưu được xác định bởi w, p, Zf là
các biến phù hợp của sản xuất (không bao gồm các biến phù hợp cho tiêu dùng).
Các nhân tố quyết định tiêu dùng
Thay (1.15) như là hàm giá trị của lợi ích vào (1.13), ta có
C+wnTh = wnT+ π*(wm, p, Zf) + V (1.17)
Phương trình này kết hợp với (1.12) tạo thành điều kiện tối ưu của tiêu dùng.
Khi phương trình (1.12) được xem như là tỷ lệ thay thế biên giữa thời gian ở nhà và
tiêu dùng (U1/U2) = mức giá, thì hệ phương trình của (1.12) và (1.17) là tương tự với
các điều kiện của tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, cầu tiêu dùng C có thể
được viết như các hàm cầu Marshalian:

C = C(1,wn, wnT+ π*(wn, p, Zf) + V) = C (1,wn, k)

(1.18)

Như vậy, các quyết định về sản xuất và tiêu dùng của hộ có thể được xác định
dựa trên 2 giai đoạn. Thứ nhất, thời gian lao động nông nghiệp được quyết định từ tối
đa hoá lợi nhuận từ nông nghiệp. Thứ hai, tổng thu nhập được phân bổ cho tiêu dùng
11


và thời gian ở nhà bởi vậy tỷ lệ thay thế biên giữa chúng là bằng wn. Nói cách khác là
khi tồn tại mức lương ở thị trường lao động thì việc xác định giữa sản xuất và tiêu
dùng của hộ là độc lập.
Hình 2.2. trình bày mô hình kinh tế hộ trong trường hợp hộ gia đình có tham gia
vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Trong hình này, đường cong của hàm thu
nhập nông nghiệp g có độ dốc tại điểm A trùng với mức lương của hoạt động phi nông
nghiệp. Tại điểm A, lao động dành cho hoạt động nông nghiệp được xác định là T *.
f

Cũng với mức lương đó đường bàng quan có độ dốc trùng với đường thu nhập nói
cách khác là đạt được độ thỏa dụng tối đa trong hàm tiêu dùng. Cũng tại điểm đó, thời
gian cho lao động phi nông nghiệp được xác định tại T *. Việc thay đổi mức lương
n

trong hoạt động phi nông nghiệp sẽ làm thay đổi mức lao động dành cho hoạt động phi
nông nghiệp và nông nghiệp cũng như thời gian giành cho nghỉ ngơi và việc nhà là
phần còn lại của tổng quỹ thời gian T- T *- T *.
n

f


Hình 2.2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp
(Nguồn: Lê Xuân Bá và cộng sự, 2006)
Trường hợp 2: hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp
Quay trở lại điều kiện tối ưu Kuhn Tucker (1.6)-(1.10), trong trường hợp không
có hoạt động phi nông nghiệp, Tn = 0, T=Th+Tf và định nghĩa w0 như π/λ hệ phương
trình này có thể được sắp xếp lại như sau:

12


×