Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Báo cáo thực tập cơ sở ngành kinh tế vận tải biển tổng quan về ngành vận tải biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 68 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH
KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

CHUYÊN ĐỀ: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

NGHUYỄN THỊ THÚY LINH – 68480 – KTB57ĐH – N01

HẢI PHÒNG - 2018


 Lời mở đầu 
Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay vận tải
đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút
ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản
phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển , làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng.
Với 3.200 km bờ biển, 90 cảng biển được phân bố đều trên cả ba miền, Việt
Nam được thiên nhiên ưu đãi cho việc phát triển vận tải biển. Cùng với tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, ngành vận tải biển Việt Nam đang có
những cơ hội to lớn, đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
Vận tải biển là một trong những loại hình vận tải được nhiều người quan
tâm hiện nay, nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế đều đặn khoảng 8%/năm là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập
khẩu khoảng từ 20% đến 25%/năm. Giao thương hàng hóa tăng trưởng nhanh
chóng, và trong đó chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển (khoảng 80% tổng
khối lượng hàng hóa vận chuyển) là những tiền đề quan trọng trong phát triển


ngành vận tải biển của Việt Nam.
Kinh tế vận tải biển là một trong những thế mạnh của Việt Nam, và được coi
là đòn bẩy quan trọng trong quá trình hội nhập. Cho đến nay, kinh tế vận tải biển


đã mang lại nhữngthành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. Có thể
nói, kinh tế vận tải biển làmột trong những phương tiện hữu hiệu để thúc đẩy kinh
tế đối ngoại phát triển, góp phần tíchlũy vốn cho nền kinh tế đồng thời giải quyết
được các vấn đề mang tính xã hội như tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngành Kinh tế vận tải biển trang bị cho sinh viên khả năng vận dụng các
kiến thức, kỹ năng và lý thuyết để quản lý nhà nước về vận tải biển, quản lý các
doanh nghiệp vận tải biển và các doanh nghiệp cảng, có khả năng định hướng phát
triển doanh nghiệp trong từng thời điểm – giai đoạn thích hợp.
Trong thời gian thực tập cơ sở ngành Kinh tế vận tải biển với sự hướng dẫn
tận tình của các thầy cô, em có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về tổng quan vận tải
biển và cảng Transvina. Trong bài báo cáo thực tập này, em xin làm báo cáo với
chuyên đề: “Tổng quan về ngành vận tải biển”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về vận tải biển
Phần II: Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng
biển
Phần III: Giới thiệu về cảng TRANSVINA
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng ban lãnh đạo cảng Transvina đã
giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!


Mục lục
Lời mở đầu................................................................................................................2
Phần I. Tổng quan về vận tải biển.............................................................................6

1.1. Khái niệm về ngành vận tải biển........................................................................6
1.2. Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế.............................................7
1.3. Ý nghĩa của vận tải biển...................................................................................10
1.4. Các dịch vụ vận tải biển...................................................................................13
1.5. Đội tàu biển......................................................................................................17
Phần II. Tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của công ty vận tải biển, cảng biển. .22
2.1. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến...............................................................22
2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước..................................................................................................................22
2.1.2. Doanh nghiệp tư nhân......................................................................................................................23
2.1.3. Công ty cổ phần...............................................................................................................................25
2.1.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)...........................................................................................27
2.1.5. Công ty hợp danh.............................................................................................................................29

2.2. Các loại hình doanh nghiệp vận tải biển điển hình..........................................32
2.3. Cơ cấu các phòng ban và chức năng cơ bản công ty cổ phần vận tải Biển Bắc
(NOSCO)................................................................................................................32
2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc..............................................................32
2.3.2. Các cấp quản lý của công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc.................................................................35
2.3.3. Các phòng ban chức năng................................................................................................................37

2.4. Một số vị trí làm việc điển hình và nhiệm v ụ.............................................40
2.4.1. Nhân viên bán hàng (Sale)..............................................................................................................40
2.4.2. Nhân viên hiện trường (Ops)...........................................................................................................43
2.4.3. Nhân viên điều vận (Trans Coordinator)........................................................................................43
2.4.4. Hỗ trợ khách hàng (Cus Supp)........................................................................................................44
2.4.5. Nhân viên chứng từ (Docs).............................................................................................................44
2.4.6. Nhân viên mua hàng (Purchaser)....................................................................................................45

Phần III. Giới thiệu về cảng Transvina...................................................................47
3.1. Giới thiệu về Cảng Transvina..........................................................................47



3.2. Lịch sử hình thành và mục tiêu trong tương lai...............................................48
3.2.1. Lịch sử hình thành Cảng Transvina................................................................................................48
3.2.2. Mục tiêu trong tương lai..................................................................................................................49

3.3. Dịch vụ Cảng cung cấp....................................................................................49
3.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng Cảng Transvina.............................................50
3.4.1. Cơ sở hạ tầng Cảng Transvina.........................................................................................................50
3.4.2. Cơ sở vật chất Cảng Transvina........................................................................................................53

3.5. Cơ cấu tổ chức..................................................................................................55
3.5.1. Ban Giám đốc..................................................................................................................................56
3.5.2. Giám đốc Cảng................................................................................................................................56
3.5.3. Phòng Khai thác...............................................................................................................................56
3.5.4. Phòng Vận tải...................................................................................................................................63
3.5.5. Phòng Thương vụ............................................................................................................................64
3.5.6. Phòng Khách hàng...........................................................................................................................64
3.5.7. Phòng Kỹ thuật................................................................................................................................65
3.5.8. Phòng Kế toán..................................................................................................................................65
3.5.9. Phòng Giao nhận.............................................................................................................................66

3.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng........................................................67
Lời kết....................................................................................................................69


Phần I:
Tổng quan về vận tải biển
1.1. Khái niệm về ngành vận tải biển



Vận tải biển là một trong những ngành công nghiệp dịch vụ đóng vai trò

quan trọng trong thương mại hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Phát triển vận tải
biển cho mỗi quốc gia, trong từng khu vực và trên toàn thế giới là một trong những
điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế thế giới.


Vận tải biển là một phương thức ra đời khá sớm so với các phương thức vận

tải khác. Ngay từ thế kỉ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng các
biển, các đại dương làm tuyến giao thông hàng hải để giao lưu giữa các vùng miền,
các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay Vận tải biển được phát triển mạnh
và đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống vận tải quốc tế.


Vận tải biển là một trong những ngành kinh tế mang tầm toàn cầu rõ rệt nhất

từ trước kia đến ngày nay hơn hẳn các ngành vận tải khác. Thương mại đường biển
là một phần quan trọng của kinh tế thế giới. Tầm quan trọng về mặt chiến lược của
vận tải biển ngày càng rõ nét, khi kinh doanh có xu hướng trở nên toàn cầu hóa
hơn và các nước ngày càng phát triển hơn. Một số quốc gia không có biển như
Thụy Sĩ, Lào,…cũng đã mạnh dạn đầu tư vào vận tải biển vừa để kinh doanh vận
tải vừa để đảm bảo an ninh về vận tải cho chính các quốc gia đó.




Sự phát triển của vận tải biển có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển của


nền kinh tế quốc dân và nền kinh tế thế giới.

1.2. Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế
a)

Vận tải biển là yếu tố không tách rời thương mại quốc tế



Trong thương mại quốc tế và vận tải nói chung, chúng có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau. Vận tải phát triển được trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Ngược lại vận tải phát triển sẽ làm giảm giá thành chuyên chở, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế, tự do hóa thương mại, thúc đẩy
sản xuất phát triển. Thực tiễn trong thương mại cho thấy, hợp đồng mua bán hàng
hóa có vai trò quan trọng liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận tải vì hợp đồng mua
bán hàng hóa là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bán với người
mua còn hợp đồng vận tải biển điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê chở hoặc
người chuyên chở là người bán với người mua phụ thuộc vào hợp đồng mua bán.


Trong buôn bán quốc tế, vận tải đường biển giữ vai trò quan trọng khi

chuyên chở những lô hàng có khối lượng mua bán lớn, tuyến đường chuyên chở
dài. Bất cứ sự biến động nào của thị trường vận tải biển cũng ảnh hưởng đến buôn
bán quốc tế. Vận tải đường biển đã mở ra thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa
giữa các quốc gia trên thế giới một cách dễ dàng, thuận tiện. Điều kiện mua bán
hàng hóa vận tải bằng đường biển rất đa dạng, luật lệ tập quán hàng hải rất phức
tạp. Do đó mối quan hệ giữa buôn bán quốc tế với vận tải biển quốc tế cũng phức



tạp hơn so với các phương thức vận tải khác như: Hàng không, đường sắt, đường
bộ, đường thủy…
b)

Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển



Khối lượng hàng hóa lưu thông trao đổi giữa các nước phụ thuộc vào nhiều

điều kiện như: Tiềm năng kinh tế của các nước, sự chuyên môn hóa và hợp tác sản
xuất của mỗi nước trong phân công lao động quốc tế, tình hình chính trị, điều kiện
và khả năng vận tải giữa các nước đó.


Chi phí là điều cần được quan tâm hàng đầu khi vận chuyển song song với

thời gian. Hình thức vận tải đường biển có ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí vận
chuyển nên được đông đảo doanh nghiệp và công ty sử dụng. Chi phí vận tải càng
rẻ, chuyên chở hàng hóa càng thuân lợi thì dung lượng tiêu thụ trên thị trường thế
giới càng lớn. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm một khối lượng khá
lớn trong giá cả hàng hóa. Theo số liệu thống kê của UNCTAD, chi phí vận tải
đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB hoặc 8-9% giá CIF của hàng hóa
được buôn bán quốc tế. Do tiến bộ khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động
trong ngành vận tải mà giá cước trung bình trong vận tải quốc tế có xu hướng giảm
xuống. Vận tải đường biển có đặc điểm cước phí rẻ vì vậy vận tải đường biển góp
phần làm tăng khối lượng luân chuyển hàng hóa trong buôn bán quốc tế, nói khác
đi nó thúc đẩy buôn bán phát triển.



c)

Vận tải biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ

cấu thị trường.


Trước đây khi vận tải đường biển chưa phát triển, công cụ vận tải thô sơ,

sức chở của vận tải nhỏ, chi phí vận tải lại coa nên đã hạn chế việc mở rộng mua
bán nhiều mặt hàng. Đặc biệt là mặt hàng nguyên, nhiên liệu. Việc buôn bán giữa
các nước thời kỳ đó tập trung vào các mặt hàng thành phẩm. Sự ra đời của công cụ
bận tải chuyên dùng có trọng tải lớn, đặc biệt là sự phát triển của vận tải đường
biển, mạng lưới các tuyến đường phát triển đã cho phép hạ giá thành vận tải, điều
này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng chủng loại mặt hàng trong buôn
bán quốc tế.


Trong bản thân nhóm hàng lỏng cũng có sự thay đổi về cơ cấu: tăng tỷ trọng

dầu thô, giảm tỷ trọng mặt hàng sản phẩm dầu mỏ và xuất hiện nhiều mặt hàng
lỏng trong buôn bán quốc tế như: hơi đốt ở thể lỏng, rượu, bia, nước ngọt,.. buôn
bán các nhóm mặt hàng khô cũng đa dạng và phong phú hơn gồm hàng thành
phẩm có bao bì, hàng khô có khối lượng lớn như: quặng sắt, than đá, ngũ cốc, các
loại khoáng sản khác,…vận tải đường biển phát triển đã làm thay đổi cơ cấu hàng
hóa trên thị trường thế giới.


Trước đây khi vận tải đường biển còn chưa phát triển, hàng hóa chỉ có thể


bán cho các nước phát triển ở thị trường gần ví dụ như : Việt Nam bán hàng cho
các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,… Ngày nay vận tải đường biển


đã phát triển, hàng hóa có thể được buôn bán ở bất kì thị trường nào trên thế giới.
Vì vậy, vận tải biển góp phần thay đổi thị trường hàng hóa. Những nước xuất khẩu
có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường xa xôi. Ngược lại
nước nhập khẩu có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp hàng hóa rộng rãi hơn.
Sự mở rộng thị trường và thay đổi cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế được
thể hiện ở cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải đường biển quốc tế ngày càng
tăng lên. Năm 1980 cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải biển quốc tế là 3.610
hải lý, năm 1985 là 3.967 và năm 1990 là 4.285 hải lý.
d)

Vận tải biển góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế



Vận tải biển có thể góp phần cải thiện tích cực đến cán cân thanh toán quốc

tế của mỗi quốc gia nhờ vào chức năng kinh doanh của vận tải biển. Chức năng
kinh doanh thể hiện trong việc thực hiện xuất khẩu sản phẩm vận tải đường biển.
Xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô hình rất quan
trọng. Thu chi ngoại tệ về vận tải đường biển và các dịch vụ khác liên quan đến
vận tải đường biển là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế.
Phát triển đội tàu buôn quốc gia có tác dụng tăng thêm nguồn thu ngoại tệ bằng
cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm vận tải từ các nước khác, do đó vận tải đường
biển đã ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán quốc tế.



1.3. Ý nghĩa của vận tải biển


Vận tải biển là một ngành rất quan trọng trong hệ thống vận tải của một

quốc gia, mục tiêu chủ yếu của ngành vận tải biển là đáp ứng nhu cầu trao đổi
hàng hóa bằng đường biển giữa các khu vực trong nước và quốc tế đồng thời tham
gia vào thị trường thuê tàu trên thế giới.

Doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khối doanh nghiệp vận tải biển
là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hay chính là doanh nghiệp cho thuê
tàu. Có hai loại tổ chức vận tải biển: Vận tải định tuyến và vận tải tàu chuyến. Vận
tải định tuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển thường xuyên trên các
tuyến cố định, giữa các cảng cố định theo một lịch trình chạy tàu đã được lập và
công bố trước. Hình thức vận tải tàu chợ xuất hiện trên thế giới vào đầu thế kỉ 17.
Vận tải tàu chợ là hình thức phát triển cao và tổ chức hoàn thiện hơn. Tổ chức tàu
chợ đầu tiên được thành lập vào tháng 8 năm 1875 hoạt động trên tuyến giữa
Vương quốc Anh và Calcutta của Ấn Độ. Tổ chức này đồng ý phải chạy theo một
lịch trình cố định cho dù tàu có đầy hàng hay không. Người khai thác tàu sẽ chở
tàu theo các vòng lặp giữa các chuyến đi trên cùng một tuyến cố định. Một con tàu
sẽ chuyên chở nhiều loại hàng cho nhiều chủ hàng trong cùng một chuyến đi. Đây
là phương thức vận tải mà các hàng hoá liên quan được chuyên chở phải mang đến
tàu. Dịch vụ vận tải tàu định tuyến cần có đủ số lượng các tàu nhằm duy trì lịch
vận hành đã định sẵn và quảng bá từ trước. Dịch vụ này cần có sự kết nối giữa các
tuyến gom hàng với tuyến chính chạy giữa các cảng trung chuyển quốc tế. Giá


cước trong vận tải tàu chợ tương đối ổn định do chủ tàu hoặc hiệp hội đưa ra, cước
này thường cao hơn so với tàu chuyến, thông thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ.


Đội tàu hoạt động vận tải định tuyến bao gồm tàu container chuyên dụng
container xếp dỡ kiểu LO-LO đang chiếm tỉ lệ lớn, tàu hàng tổng hợp tốc độ
nhanh, vừa chở hàng container lớn, vừa chở hàng rời và hàng bao kiện khác. Ngoài
ra còn có tàu bách hoá, tàu RO-RO, tàu chở sà lan và tàu chở hàng đông lạnh. Tất
cả đội tàu vận tải định tuyến đều có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển
hàng hoá hiện nay.

Ngoài tàu chợ, còn một loại hình dịch vụ vận tải khác chính là tàu chuyến.
Vận tải tàu chuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển không thường xuyên,
không theo tuyến cố định, không có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu cầu
của người thuê tàu trên cơ sở các hợp đồng thuê tàu chuyến. Hình thức khai thác
tàu chuyến là một trong những hình thức khai thác phổ biến nhất hiện nay đối với
hầu hết các nước có đội tàu buôn vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Hình
thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có đội tàu còn nhỏ
bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn định. Số lượng hàng hoá,
các loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng ghé qua không cố
định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi.
Vận tải tàu chuyến là kiểu khai thác mà người vận tải phải đưa tàu đến những nơi
hàng hoá cần đến, một tàu thường chở một loại hàng, trong một chuyến thường chỉ
phục vụ cho một chủ hàng theo các hợp đồng từ cảng đến cảng.




Trên thị trường hiện nay có một số loại tàu chuyến tiêu biểu như tàu chở

hàng rời khô khối lượng lớn, tàu hàng bách hoá, tàu hàng tổng hợp, tàu kết hợp, tài
chở dầu, tàu chở ga hoá lỏng, tàu chở hoá chất lỏng.


1.4. Các dịch vụ vận tải biển.
Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết
các mối quan hệ giữa khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với người
cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
1.4.1. Dịch vụ kinh doanh khai thác tàu


Trong mỗi quốc gia có biển hay không có biển, người ta đều có thể xây

dựng đội tàu vận tải biển thuộc các loại hình sở hữu khác nhau để tiến hành vận
chuyển hàng hóa, hành khách cho quốc gia mình hay đi chở thuê cho các nước
khác với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Hình
thức sở hữu tàu, hình thức tổ chức công ty và phương thức kinh doanh tàu rất khác
nhau tại các quốc gia khác nhau. Sự khác nhau này là do hệ thống pháp luật và
điều kiện địa lý, tự nhiên của quốc gia đó quyết định. Tuy có sự khác nhau nhưng
vì kinh doanh khai thác tài vận tải biển mang tính quốc tế cao nên có những đặc
điểm chung, sản xuất kinh doanh khai thác tàu mang tính toàn cầu, phạm vi sản
xuất rộng, quá trình sản xuất kinh doanh liên quan đến hệ thống pháp luật của
nhiều quốc gia riêng rã và chịu sự chi phối của các công ước quốc tế, liên quan đến
thương mại, đến biển và kinh doanh vận tải biển.




Trong kinh doanh khai thác tàu vận tải biển, nếu phân chia theo đối tượng

vận tải biển thì các tàu vận tải biển chia thành 3 loại: Tàu hàng, tàu khách, tàu vừa
chở hàng vừa chở khách. Cách thức tổ chức khai thác các loại tàu mặc dù có
những điểm chung nhưng cũng có không ít những điểm khác nhau.



Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi (hình thức tổ chức chạy tàu) của các

tàu vận tải biển mà người ta chia hoạt động của đội tàu thành hai loại đó là: Vận tải
tài định tuyến (tàu chợ) và vận tải tàu chuyến. Đặc trưng cơ bản trong ngành vận
tải biển hiện nay là ngoài những tuyến vận tải thường xuyên, được tổ chức theo
hình thức khai thác tàu chợ do có lượng hàng hóa không lớn vẫn xuất hiện trên thị
trường vận tải, nên hình thức vận tải tàu chuyến rất phù hợp với những nước đang
phát triển, kém phát triển, đội tàu nhỏ bé và hệ thống cảng chưa phát triển.


Ưu điểm của hình thức khai thác tàu chuyến là linh hoạt, thích hợp với vận

chuyển hàng hóa không thường xuyên và hàng hóa xuất nhập khẩu, tận dụng được
hết trọng tải của tàu lúc chở hàng trong từng chuyến đi có hàng. Nếu tổ chức tìm
hàng tốt thì hình thức khai thác tàu chuyến là hình thức khai thác có hiệu quả
không kém gì so với hình thức khai thác tàu chợ.


Vận tải tàu chợ là hình thức phát triển cao hơn và hoàn thiện hơn của hình

thức vận tải tàu chuyến. Đặc trưng quan trọng của hình thức tàu chợ là: tàu hoạt
động cố định, chuyên tuyến giữa các cảng xác định: theo lịch vận hành được công
bố từ trước.




Do xu hướng container hóa trong vận tải, hiện nay trong lĩnh vực kinh


doanh khai thác tàu, vận tải biển đã và đang hình thành các công ty đa quốc gia,
với các chức năng kinh doanh tổng hợp – vận chuyển container, xếp dỡ container
và dịch vụ hàng hải phục vụ cho việc vận chuyển container. Chức năng kinh doanh
vận chuyển hàng hóa, hành khách chỉ là một mắt xích trong dây chuyền công ty
này. Các công ty đa quốc gia có thể liên kết lại với nhau thành hiệp hội để độc
quyền và cạnh tranh với các công ty khác. Tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực khai
thác tàu biển diễn ra trên quy mô toàn cầu và ngày càng quyết liệt. Hiệp hội tàu
chợ hình thành nhằm mục đích cải thiện tình trạng kinh tế của từng thành viên
trong hội và hạn chế hoặc loại trừ sự cạnh tranh giữa các thành viên cùng tham gia
vận chuyển trên cùng tuyến tài chợ thông qua việc thỏa thuận bằng cước tàu chợ
trên tuyến. Hiện nay đa số các quốc gia miễn trừ cho ngành vận tải biển khỏi việc
áp dụng luật chống độc quyền.
1.4.2. Dịch vụ kinh doanh khai thác cảng


Nhiệm vụ chính của cảng là xếp dỡ hàng hóa. Hiện nay các lĩnh vực kinh

doanh khai thác của cảng cũng được mở rộng, ngoài việc xếp dỡ hàng hóa, cảng
còn thực hiện các công việc khác như: Thay mặt chủ tàu, chủ hàng làm nhiều hoạt
động khác liên quan đến hàng như phân phối và giám sát việc vận chuyển hàng
hóa đến tận người tiêu dùng cuối cùng và trở thành trung tâm hậu cần.
1.4.3. Kinh doanh dịch vụ hàng hải.




Quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ nơi gửi tới nơi nhận,

ngoài quá trình vận chuyển, xếp dỡ còn có quá trình phục vụ cho cả hai quá trình
đó. Một trong những dạng phục vụ chủ yếu là quá trình đại lý và môi giới hàng

hải.


Người đại lý là người đại diện thường trực của chủ tàu tại một cảng hay một

khu vực đại lý nhất định. Trên cơ sở hợp đồng, người đại lý nhân danh chủ tàu tiến
hành các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh hàng hải, bao gồm các việc thực
hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến hoạt động của tàu tại cảng như: ký kết hợp
đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc xếp hàng hóa, hợp
đồng cho thuê tàu, hợp đồng cho thuê thuyền viên, ký phát vận đơn hoặc chứng từ
vận chuyển hàng hóa tương đương. Thu chi các khoản tiền liên quan đến hoạt
động khai thác tàu, giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn
hàng hải,…


Dịch vụ đại lý tàu biển: Là hoạt động thay mặt chủ tàu nước ngoài thực hiện

các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam.


Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa và vận chuyển đường biển: Là hoạt động kinh

doanh thay mặt khách hàng đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận với
tàu, các phương tiện vận tải khác, khi xuất hoặc nhập kho, bãi cảng, khi xếp dỡ
hàng hóa trong container.


Dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là hoạt động kinh

doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ,



chứng từ liên quan đến việc giao nhận, lưu kho, lưu bãi, thu gom và k ý phát hàng
hóa.


Dịch vụ môi giới hàng hải là hoạt động kinh doanh môi giới cho khách hàng

các việc liên quan đến hàng hóa và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, bảo
hiểm hàng hải, lai dắt, thuê thuyền viên…


Dịch vụ cung ứng tàu biển: Là hoạt động kinh doanh cung ứng cho tàu về

lương thực, thực phẩm cũng như các dịch vụ với thuyền viên…


Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển: Là hoạt động kinh doanh thực hiện cạo hà,

gõ gỉ, sơn, bảo dưỡng, sửa các thiết bị động lực, thông tin, đường nước, ống hơi,
hàn vá những hạng mục từ mớn nước trở lên và các sửa chữa nhỏ khác.

1.5. Đội tàu biển
Tàu biển là phương tiện chuyên chở hàng hóa và hành khách bằng đường
biển. Thương mại hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng phát triển, đồng nghĩa với
việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương cũng phát triển theo. Từ những lợi ích và
vai trò trên của vận tải đường biển, chúng ta có thể thấy rằng tàu biển có vai trò rất
quan trọng trong vận tải đường biển. Đội tàu biển mạnh góp phần củng cố và tăng
cường sự độc lập, tự chủ về chính trị và kinh tế của mỗi nước. Đội tàu trực tiếp tạo
ra sản phẩm và đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy, đầu tư vào đội tàu

biển là một chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của các nước giáp
biển.


1.5.1. Đội tàu vận tải biển thế giới
Các xu thế phát triển chủ yếu của đội tàu biển thế giới và khu vực

Container hóa là xu thế nổi bật trong ngành hàng hải.

Tăng kích thước các tàu và sử dụng các tàu có tính kinh tế
Đội tàu vận tải biển thế giới đang có xu hương tăng trọng tải tàu biển với mục đích
tăng khối lượng thực chở, giảm chi phí chuyến đi
2000
1800
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0

2006

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng trọng tải đội tàu thế giới giai đoạn 2006 – 2016


Xuất hiện các công ty vận tải biển khổng lồ do liên doanh, liên kết toàn

cầu



Hình thành các trung tâm xếp dỡ cho tàu container
Liên kết các phương thức vận tải – vận tải đa phương thức

Đội tàu vận tải biển thế giới đang có xu hương tăng trọng tải tàu biển với mục đích
tăng khối lượng thực chở, giảm chi phí chuyến đi.

1.5.2. Đội tàu vận tải biển Việt Nam


a) Quy mô đội tàu Vinalines giai đoạn 2006 – 2016

Mức tăng
TT

Năm

Số lượng

Trọng tải

Trọng tải bình

trọng

(chiếc)

(DWT)

quân (DWT)

tải
(%/năm)

1

2006


108

1.252.665

11.599

2

2007

134

2.055.395

15.339

64,08

3

2008

145

2.507.425

17.293

21,99


4

2009

149

2.695.356

18.090

7,49

5

2010

148

2.959.159

19.994

9,79

6

2011

133


2.774.695

20.862

-6,23

7

2012

125

2.522.962

20.184

-9,07

8

2013

119

2.374.063

19.950

-5,90


9

2014

111

2.277.147

20.515

-4,08

10

2015

100

2.128.711

21.287

-6,52

11

2016

86


1.935.853

22.510

-9,06


b) Tuổi bình quân đội tàu Vinalines

ĐVT: tuổi

16.00

15.50

15.00

14.50

14.00

13.50

13.00
2006

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Thực tế thấy rằng tuổi tàu trung bình của đội tàu biển Việt nam đang được trẻ hóa
nhanh, đạt tới 13 tuổi, đuổi gần kịp với tuổi bình quân của đội tàu thế giới là 11,8
tuổi. Tuy nhiên, tàu trên 20 tuổi của Việt Nam còn quá nhiều (chiếm trên 35%),
như vậy đương nhiên đội tàu sẽ không phù hợp với các hình thức vận tải hiện đại
ngày nay.


c) Tải trọng bình quân đội tàu Vinalines
ĐVT: DWT
25000.000

20000.000


15000.000

10000.000

5000.000

-

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


Nhìn chung đội tàu biển Việt Nam đều là các tàu có trọng tải vừa và nhỏ,
xuất phát từ điều kiện độ sâu của luồng ra vào các cảng Việt Nam. Hầu hết các
tàu hàng khô tổng hợp của đội tàu biển Việt Nam vận chuyển hàng xuất nhập
khẩu có cỡ trọng tải từ 6.000-12.500 DWT. Trong xu thế phát triển chung về
trọng tải, đội tàu biển Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang các tàu
trên 10.000 DWT, tập trung chủ yếu ở Vinalines. Riêng tàu hàng rời có thể lên
đến 40.000 DWT, tàu chở dầu thô có thể lên tới 90.000 DWT trong giai đoạn
2007-2010.


Phần II:

Tổng quan về chức năng, nhi ệm vụ c ủa
công ty vận tải biển, cảng biển
2.1. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến
2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều
lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.



Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước:

- Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.
- Doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanh
nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do nhà nước
quản lý.
- Hình thức tổ chức của doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các hình thức sau: Công ty nhà

nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên.


2.1.2. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và
tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Người này chính là chủ sở hữu duy nhất, cũng là người đại diện
theo pháp luật và quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.


Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

-

Chủ doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân

bỏ vốn ra thành lập và đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp mà tất cả tài
sản thuộc về một chủ sở hữu duy nhất; người chủ này là một cá nhân, một con
người cụ thể. Cá nhân này vừa là người sử dụng tài sản, đồng thời cũng là người
quản lý hoạt động của doanh nghiệp tư nhân.

-

Giới hạn trách nhiệm: chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô

hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Trong trường hợp phá sản nếu
vốn doanh nghiệp không trả được hết thì doanh nghiệp mang tài sản sở hữu cá
nhân ra trả tiếp.


-

Cách thức huy động vốn của doanh nghiệp: do chủ doanh nghiệp tự đăng ký

bằng tài sản của cá nhân mình; doanh nghiệp tư nhân không được huy động vốn
trên sàn chứng khoán; cũng có nghĩa là không được phát hành bất cứ loại chứng
khoán nào.


-

Tư cách pháp lý: Chủ doanh nghiệp tư nhân có tư cách thể nhân có nghĩa là

không phân biệt giữa tư cách của doanh nghiệp và tư cách chủ doanh nghiệp,
người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là ông chủ tư nhân cho dù ông có thuê giám
đốc ngoài. doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp
nhân.

-

Chuyển quyền sở hữu: có quyền bán doanh nghiệp nhưng kể cả sau khi bán

thì chủ doanh nghiệpvẫn phải có trách nhiệm với khoản nợ của doanh nghiệp trừ
khi có thỏa thuận khác với người mua.



Ưu điểm


-

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên các vấn đề liên

quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều do người chủ sở hữu này
hoàn toàn quyết định. Chính vì mọi quyền lực tập trung vào người chủ sở hữu nên
mô hình doanh nghiệp tư nhân được tổ chức rất đơn giản. Chủ doanh nghiệp hoàn
toàn chủ động trong việc mua bán, chuyển nhượng, giải thể doanh nghiệp mà
không phải xin ý kiến của bất cứ ai khác.
-

Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng

cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp
luật như các loại hình công ty khác.


-

Vì không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của cá

nhân (chủ doanh nghiệp) nên doanh nghiệp tư nhân rất dễ để vay mượn tiền từ
phía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.



Nhược điểm

-


Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ Doanh nghiệp tư

nhân cao.
-

Khi gặp rủi ro thì các chủ doanh nghiệp tư nhân này phải tự chịu trách

nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp chứ không chỉ
giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào.
-

Chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp kể cả khi thuê người khác làm Giám đốc quản
lý doanh nghiệp.
2.1.3. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhằm huy
động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được
gọi là các cổ đông.


Đặc điểm công ty cổ phần

-

Phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không hạn chế số

lượng ( cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức)



×