Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Bài tập theo chuyên đề lớp 8 kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.01 KB, 46 trang )

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO
LỚP 8 TẠO NGUỒN
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức
- Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản trong việc học tập bộ môn
Ngữ văn.
- Nắm được các kiến thức về các kiểu văn bản: Tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Nắm được nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học.
- Nắm được khái niệm, đặc điểm, hình thức và ngữ nghĩa của các đơn vị tiêu
biểu cấu thành Tiếng Việt.
2. Về kỹ năng
- Rèn kĩ năng: đọc hiểu văn bản, viết Tập làm văn.
3. Về tình cảm
- Bồi dưỡng tình cảm và khả năng viết văn cho những học sinh vốn có năng
khiếu và lòng say mê về văn học.
- Giúp học sinh thêm yêu quý, giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc. Bồi dưỡng ý thức nâng cao tri thức,
nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp của nước nhà.
II. Đối tượng: Học sinh Tạo nguồn lớp 8
III. Nội dung: Gồm 8 chuyên đề:
Học kì I
1. Chuyên đề: Từ vựng
2. Chuyên đề: Truyện kí Việt Nam
3 Chuyên đề: dấu câu và các biện pháp tu từ
4. Chuyên đề: Văn bản tự sự và văn bản thuyết minh
Học kì II
5. Chuyên đề: Các kiểu câu
6. Chuyên đề: Văn bản nghị luận
7. Chuyên đề: Thơ ca giai đoạn 1930-1945
8. Chuyên đề: Hoạt động giao tiếp
1




IV. Phân bố thời gian: 37 tuần / 1năm (quy định chung)
+ 3 tiết nâng cao/ 1tuần x 35 tuần = 105 tiết
+ Tuần cuối cùng của mỗi học kỳ ôn tập thi học kỳ (2 tuần).
THỜI
CHUYÊN
ĐỀ

NỘI DUNG

- Cấp độ khái quát
của từ ngữ.
Học kì I

- Trường từ vựng.

1.

- Từ tượng hình từ

Chuyên

tượng thanh.

đề

Từ địa phương và

Từ


vựng

biệt ngữ xã hôi.
- Trợ từ, thán từ,
tình thái từ.
- Tôi đi học

2.

- Trong lòng mẹ

Chuyên

- Tức nước vỡ bờ

đề
Truyện kí
Việt Nam

- Lão Hạc
- So sánh nội dung
hình thức của các
văn bản.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Cung cấp cho học sinh

việc đặt câu và viết đoạn

văn.
- Củng cố, hệ thống hóa
truyện kí Viêt Nam hiện

4, 5, 6

đại.
- Vận dụng kiến thức cơ
bản để phân tích và viết
bài văn cảm nhận về một

- Dấu hai chấm

câu, viết văn.

- Nói quá

- Cung cấp cho học sinh

- Nói giảm nói

kiến thức cơ bản và năng

tránh

cao về phép tu từ.

từ

Tuần

1, 2, 3,

đề

tu

18

kiến thức về các văn bản

dấu câu phù hợp việc đặt

pháp

2,6,7

- Vận dụng kiến thức vào

ngoặc kép

biện

8

HIỆN
Tuần

các loại từ vựng.

Chuyên


các

THỰC

- Giúp học sinh nhận biết

- Dấu ngoặc đơn,



TIẾT

vựng.

3.

câu

GIAN

kiến thức cơ bản về từ

tác phẩm văn học.
- Giúp học sinh vận dụng

dấu

SỐ


- Vận dụng tốt vào các
2

9

Tuần
7,8,9

4

Tuần
10


dạng bài tập.

4. Văn

Văn bản tự sự

- Rèn luyện kĩ năng tóm

10

Tuần

bản tự sự

- Tóm tắt văn bản tắt một văn bản tự sự cho


8, 9, 11,

và văn

tự sự.

học sinh.

12

bản

- Yếu tố miêu tả và

- Giúp học sinh vận dụng

thuyết

biểu cảm trong văn tốt yếu tố miêu tả và biểu

minh

tự sự.

cảm vào văn bản tự sự.

Thuyết minh
- Thuyết minh về

- Giúp học sinh nắm được


một đồ dùng.

đặc điểm cơ bản và yêu

15
Tuần

- Thuyết minh một cầu của các dạng đề văn

14, 15,

thể loại văn học.

16, 20,

thuyết minh.

- Thuyết minh về

21, 22

một phương pháp,
cách làm.
- Thuyết minh một
danh

lam

thắng


cảnh
Học kì II
5. Các
kiểu câu

- Học sinh nhận biết được

- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán

8

Tuần

các kiểu câu.

19,20,21

- Vận dụng kiến thức vào

,22

việc viết câu và đoạn văn.

- Câu trần thuật
- Câu phủ định
6. Văn


Nghị luận

- Học sinh xác định được

bản nghị

- Luận điểm

luận điểm trong đoạn văn.

24,27,28

luận

- Yếu tố tự sự,

- Vận dụng yếu tố miêu

29,

miêu tả và biểu

tả, biểu càm vào bài văn

34

cảm

thuyết minh.


trong

văn

3

15

Tuần
31,


nghị luận.
7.

- Nhớ rừng

- Giúp học sinh nắm

12

Tuần

Chuyên

- Ông đồ

vững nội dung, nghệ thuật

20, 21,


đề Thơ ca

- Quê hương

của các bài thơ.

22, 23

giai đoạn

- Khi con tu hú

- Vận dụng kiến thức cơ

1930-

- Tức cảnh Pác Bó

bản viết bài cảm nhận,

1945

- Ngắm trăng

phân tích thơ.

- Đi đường

- Bồi dưỡng lòng yêu thơ,

khát vọng sống đẹp cho

8.

- Hành động nói

học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng xác

Chuyên

- Hội thoại

định và phân tích các

đề Hoạt

- Lựa chọn trật tự

“vai” trong hội thoại.

động giao

từ

- Giúp học sinh tránh các

tiếp

- Lỗi diễn đạt


lỗi diễn đạt, lựa chọn trật
tự từ trong câu phù hợp
nhằm tăng hiệu quả giao
tiếp.

4

6

Tuần
25,27,
28,2
9,
30,3
1


Học kì II
CHUYÊN ĐỀ 5
CÁC KIỂU CÂU
Số tiết: 8
Tuần: 19,20,21,22, 23
A. Mục tiêu chung
- Học sinh nhận biết được các kiểu câu.
- Vận dụng kiến thức vào việc viết câu và đoạn văn.
- Giúp học sinh vận dụng dấu câu phù hợp việc đặt câu, viết văn.
B. Nội dung dạy học
BÀI 1 CÂU NGHI VẤN
1. Xác định câu nghi vấn và hình thức nghi vấn trong các đoạn sau:

a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về tôi còn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
(Nam Cao – Lão Hạc)
b. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà mới mời một
giờ, đã đến giờ “ốp” đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
c. Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
(Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu)
Gợi ý
a. Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
=> Hình thức: có từ “gì”, kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
b. Mà mới mời một giờ, đã đến giờ “ốp” đâu ?
=> Hình thức có từ “đâu”, kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ ?
=> Hình thức có từ “tại sao”, kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
c. Sao lại không vào ?
=> Hình thức có từ “ sao”, kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
5


2. Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp
sau:
a. Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp su ?

(Ngô Tất Tố)

-> Phủ định.
b. Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi:

- Sao cô biết mợ con có con ?

(Nguyên Hồng)

-> Hỏi.
c. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ?

(Ngô Tất Tố)

-> Khẳng định.
d. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !

(Tố Hữu)

-> Bộc lộ cảm xúc buồn thương.
3. Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích sau:
a. Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ?

(Nguyễn Du)

-> Bộc lộ cảm xúc.
b. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cời. Vua lại phán:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống
đực, làm sao mà đẻ được!
(Em bé thông minh)
-> Phủ định, bộc lộ cảm xúc.
c. Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
- Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển, nếu
không tao sẽ cho ngời lôi đi. (Ông lão đánh cá và con cá vàng)

-> Đe dọa.
4. Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì ?
a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không ạ ?

-> Cầu khiến.

b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?

-> Rủ rê.

c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ?

-> Bộc lộ cảm xúc.

d. Sao mà các em ồn thế ?

-> Cầu khiến.

e. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ ?

-> Trình bày.

6


g. Sao u lại về không thế ?

-> Hỏi.

a. Sao mà các cháu ồn thế?


-> cầu khiến

b. Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?

-> rủ rê

c. Bài văn này xem ra khó quá cậu nhỉ?

-> trình bày

d. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không? -> cầu khiến
5. Xác định mục đích sử dụng của những câu nghi vấn trong các trường
hợp sau:
a. Bây giờ mận mới hỏi đào:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. (hỏi)
b. Đêm qua đứng ở bờ ao,
Trông cá: cá lặn, trông sao: sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện oi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ? ( cảm xúc)
c. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dan chịu được? (khẳng định)
6. Xác định chức năng nghi vấn của các câu sau và thay thế các câu nghi
vấn bằng những câu không phải câu nghi vấn:
a. Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng 8 này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đở tủi
cho cậu mày và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?
7


=> Khẳng định để cho người ta hỏi đến.
b. Cái Tí trong buồng sa sả mắng ra:
- đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi! Mày tưởng người ta dám
bán chịu cho nhà mày sao? Thôi! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng
làm tội u nữa.
=> Phủ định, mày đừng tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày.
c. Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?
=> Coi thường; không biết ăn gì mà to lớn đẫy đà quá.
d. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống
đực, làm sao mà đẻ được!
=> Khẳng định, không thể đẻ được.
e. Mụ vợ nổi trận lôi đình tá vào mặt ông lão:
- Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu
không tao sẽ cho người lôi đi.
=> Đe dọa, mày không được cãi. Mày không được phép cãi một bà nhất phẩm
phu nhân.

BÀI 2 CÂU CẦU KHIẾN
1 . Hãy xác định sắc thái ý nghĩa trong các câu cầu khiến sau đây:
a. Hỡi anh chị em nhà nông tiến lên !

-> Tha thiết.


b. Anh cứ trả lời thế đi !

-> Thân hữu.

c. Đi đi, con !

-> Dịu dàng.

d. Mày đi đi !

-> Gắt gỏng.

8


e. Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợi tôi nó mắng nhiều hơn và không để tôi yên chút nào.
Mụ đòi một tòa nhà đẹp.

-> cầu xin.

f. Ông lão oi! Đừng băn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ
được một tòa nhà rộng và đẹp.

-> khuyên bảo.

h. Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long
Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao.
-> ra lệnh

2. So sánh các câu sau đây:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! (Ngô Tất Tố) -> Kiên
quyết.
- Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ ! -> Cầu khẩn.
- Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ ! -> Van xin.
a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên ?
b. Câu nào có tác dụng nhất ? Vì sao ?
=> Câu 1, vì đây là mệnh lệnh từ trái tim, từ lẽ phải -> chị Dậu kiên quyết
hành động để bảo vệ chồng.
3. Trong các trường hợp sau đây:
- Đốt nén hương thơm mát dạ người
Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !

(Tố Hữu)

- Hãy còn nóng lắm đấy nhé ! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
(Ngô Tất Tố)
a. Câu nào là câu cầu khiến ?
b. Phân biệt sự khác nhau giữa từ hãy trong 2 câu ở các đoạn trích trên.
Gợi ý
a. Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !
Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
b. Hãy về vui chút, mẹ Tơm ơi !
-> từ có ý nghĩa cầu khiến.
Hãy còn nóng lắm đấy nhé !
9


-> từ mang ý nghĩa tồn tại, đồng nghĩa với từ đang.
BÀI 3 CÂU CẢM THÁN VÀ CÂU TRẦN THUẬT
1. Các câu sau đây có phải là câu cảm thán không ? Vì sao ?

a. Lan ơi ! Về mà đi học !
b. Thôi rồi, Lượm ơi ! (Tố Hữu)
Gợi ý
a. Đây là 2 câu, câu sau có ý nhấn mạnh nên đặt dấu chấm than. Câu đầu (Lan
ơi!) có hình thức cảm thán, nhng không phải là câu cảm thán, vì mục đích là gọi
đáp.
b. Đây là câu cảm thán, nhằm biểu thị cảm xúc.
2. Chỉ ra sự khác nhau ở 2 câu sau:
a. Biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc !
b. Vinh quang biết bao người lính đã xả thân cho Tổ quốc !
Gợi ý
Biết bao: từ chỉ số lượng.
Biết bao: từ chỉ sự cảm thán -> Câu cảm thán.
3. Câu thơ sau đây của Tố Hữu là câu nghi vấn, cảm thán hay trần thuật?
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bác lên thăm Bác Hồ. (cảm thán)
4. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu)
a. Trong đó có 2 câu cảm thán ở dạng:
- Câu cảm là câu đặc biệt.
- Câu cảm có từ cảm thán làm thành phần biệt lập đứng ở đầu câu.
b. Bộc lộ niềm vui khi gặp người thân đi xa về (có câu cảm thán).
5. Viết một đoạn văn có sử dụng 4 kiểu câu.

10


BÀI 4 CÂU PHỦ ĐỊNH
1. Ví dụ sau có ý phủ định không? Phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ.
Hãy diễn đạt ý nghĩa của các câu đó bằng các câu phủ định tương ứng?
a. Ai lại bán vườn đi mà cưới vợ ?

b. Vả lại, bán vườn đi thì cưới vợ về ở đâu ?

Gợi ý
Phủ định bác bỏ
a. Có ai bán vườn để cưới vợ không?
b. Vả lại, bán vườn đi thì cưới vợ về có chỗ ở không?
2. Câu nào là phủ định toàn bộ, câu nào là phủ định bộ phận:
-Tôi đọc không thuộc.
- Nó khóc không ra tiếng.
- Không ai cho nó tiền.
Gợi ý
Phủ định toàn bộ: -Tôi đọc không thuộc.
- Không ai cho nó tiền
Phủ định bộ phận:- Nó khóc không ra tiếng.
3.Câu nào là câu phủ định:
a. Nó thì có mà hát.
b. Không phải là tôi không thích đọc truyện.
c. Làm sao mà nó có thể được điểm 10.
d. Không phải ai cũng không nói được tiếng Pháp đâu.
e. Cậu ấy chưa bao giờ không làm bài tập ở nhà.
f. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.
Gợi ý
Câu b, d,e, f
11


4. Các câu sau đây có hình thức phủ định khác nhau như thế nào?
a. Bạn Lan đâu có bị điểm kém.
b. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì.
c. U nó không được thế.

d. Chẳng phải bạn Lan bị điểm kém.
e. Không phải bạn Lan không bị điểm kém.
Gợi ý
Câu a,b,c phủ định vị ngữ; câu d phủ định cả câu; câu e 2 lần phủ định.
5. Trong 2 câu sau đây, câu nào có ý nghĩa phủ định:
a. Lạy chị, em nói gì đâu!
b. Lạy chị, em không nói gì đâu!
c.

- Nó khóc không ra tiếng.

Gợi ý Câu b mang ý nghĩa phủ định mạnh hơn do có từ “không”.

12


CHUYÊN ĐỀ 6
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Số tiết: 15
Tuần: 24,27,28,29,31,34
A. Mục tiêu chung
- Vận dụng yếu tố miêu tả, biểu càm vào bài văn thuyết minh.
- Học sinh xác định được luận điểm trong đoạn văn.
- Bồi dưỡng lòng yêu thơ, khát vọng sống đẹp cho học sinh.
- Giúp học sinh nắm vững nội dung, nghệ thuật của các bài thơ. - Vận dụng kiến
thức cơ bản viết bài cảm nhận, phân tích thơ.
- Vận dụng kiến thức vào việc đặt câu và viết đoạn văn.
- Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về từ vựng.
- Giúp học sinh nhận biết các loại từ vựng.
B. Nội dung dạy học

Bài 1 ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
1. Xác định luận điểm chính của các đoạn văn sau:
a. Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi, tế nhị, đáp ứng mật thiết với nội dung
phong phú. Cách dùng chữ, những lối biến thể, những lối hình tượng hóa, sát với
thực tế biểu hiện nội dung, làm cho ca dao trở nên những câu hát thấm thía về mặt
trữ tình, cũng như về mặt phản ánh cuộc đời nhân dân lao động. Những thể phú, tỉ,
hứng của ca dao là những thể mà ca dao Việt Nam và Kinh Thi của Trung Quốc đều
có. Rất có thể là những thơ ca dan gian của nhiều nước khác cũng có những thể ấy,
vì nó là những phương pháp nghệ thuật cơ bản, cần thiết cho việc cầu tứ của thơ ca
trữ tình. (Vũ Ngọc Phan)
a. Mỗi bài văn chính luận của Hồ Chủ Tịch là một mốc đánh dấu quá trình phát
triển của Cách Mạng Việt Nam. Đọc lại những bài này, chúng ta thấy hiện lên trước
mắt cả một giai đoạn lịch sử gian nan, đau khổ và diệu kì. Chúng ta thấy vai trò
quyết định của Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ Tịch.

13


Chúng ta thấy xúc cảm sâu sắc trước tinh thần của Người “lo trước cái lo của
nhân dân và vui sau cái vui của nhân dân”. Chúng ta cảm thấy trong những giờ phút
nguy nan nhất của lịch sử dân tộc, Hồ Chủ Tịch, hiển thân của Đảng cao cả, đều có
mặt ở khắp nơi. Đúng, Hồ Chủ Tịch là ngôi sao Bắc Đẩu, dù bưng biền Đồng Tháp,
dù ở núi rừng Điện Biên, vẫn luôn thức tỉnh trên vòm trời cao để hướng dẫn đường
đi cho mọi người. (Trần Thanh Đạm)
Gợi ý
a. Nghệ thuật của ca dao rất tinh vi, tế nhị, đáp ứng mật thiết với nội dung
phong phú
b. Mỗi bài văn chính luận của Hồ Chủ Tịch là một mốc đánh dấu quá trình phát
triển của Cách Mạng Việt Nam
2. Viết một đoạn văn nghị luận chứng minh triển khai luận điểm sau:

Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện một cách sâu sắc lòng yêu
nước, căm thù giặc của mình.
Gợi ý
Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần
Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông
kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú
diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất
Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà
thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho
khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ
vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện
sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn
bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện
của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc,
khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống

14


máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong
da ngựa ta cũng vui lòng"
3. Cho đề văn nghị luận sau: Chứng minh rằng thể thao có vai trò quan
trọng trong cuộc sống của con người.
a. Xác định vấn đề cần giải quyết của bài văn.
b. Tìm hệ thống luận điểm thích hợp để giải quyết vấn đề được nêu.
Gợi ý
- Thể thao giúp con người rèn luyện sức khỏe.
- Thể thao giúp con người có được trí tuệ minh mẫn, nhanh nhạy, tinh thần
luôn sảng khoái, sáng suốt.


Bài 2 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM LUYỆN TẬP XÂY
DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

1. Cho các câu văn sau:
a. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.
b. TV họ nghĩ là tấm lụa hứng vong hồn của các thế hệ đã qua.
c. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ vui buồn với cha
ông.
d. Bi kịch ấy gửi cả vào TV.
e. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tâm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn
riêng.
Gợi ý
Hãy sắp xếp trật tự các câu trên để có đoạn diễn dịch. (d,c,a,b,e)

15


Chuyển đoạn diễn dịch thành quy nạp (Chuyển câu d xuống cuối đoạn nhưng
phải thay đổi nội dung câu cho phù hợp với các câu trong đoạn và câu c phải thay
từ họ bằng từ các nhà thơ mới).
Nếu biên đoạn diễn dịch trên thành đoạn T-P-H thì cuối đoạn, em sẽ viết câu
gì? (Tóm lại có thể nói: bi kịch tinh thần của các nhà thơ mới đều được họ gửi vào
TV).
2. Cho câu chủ đề sau: “Nếu không có hình tượng nghệ thuật: con chó
Vàng, chắc chắn tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao không thể hay đến thế.”
Phát triển câu chủ đề đã cho thành đoạn nghị luận từ 12 đến 15 câu.
Gợi ý
Nếu không có hình tượng con chó Vàng có lẽ truyện Lão Hạc không thể nào sâu
lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sách để khắc họa chân dung
con người không còn là thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa...Liệu có thể hình dung đầy

đủ về Lão Hạc không, nếu thiếu đi con chó ấy? Rõ rang Nam Cao có dụng ý đối
chiếu ý thức sở hữu của người trí thức và nông dân. Ông giáo vô cùng yêu quý
những quyển sách của mình. Nhưng với ông giáo, sách chỉ là một kỷ vật về một thời
đầy mơ ước, và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc biết bao ý nghĩa. Nó là
một tài sản (lão lẩm nhẩm quy ra tiền), là một vật nuôi (định bụng lúc cưới thàng
con sẽ thịt), nó còn là kỷ vật của đứa con trai, một mới dây liên lạc lạ lùng giữa lão
và đứa con trai vắng mặt. Song, phát hiện sâu sắc đến kỳ lạ của ngòi bút Nam Cao
ở đay vẫn là tư cách thứ tự của nó: con Vàng là một thành viên trong gia đình lão
Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong tuổi già
trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ông nội. Có
bao nhiêu tình cảm chứa chất trong lòng, lão dồn hết vào con chó...Cứ thế ranh giới
của sự phân đẳng người - vật đã bị xóa nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã
được người hóa. Cũng vì thế, khi cuộc sống tàn ác buộc lão phải chà đạp, phải thủ
tiêu quan hệ tình cảm này, lão đã rơi vào bi kịch...

16


Bài 3 TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN
NGHỊ LUẬN
1. Xác định biểu hiện và vai trò của yếu tố biểu cảm trong phần văn nghị
luận sau:
Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết
cựa quậy, phập phồng. Mọt thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người.
Người ta thường nói nhà văn, nhà thơ cần có ba yếu tố chủ quan: tài, trí và tâm. Có
cây bút chỉ mạnh về tâm về trí. Đọc Nguyên Hồng, thấy tài và tâm, nhất là tâm, nổi
lên hàng đầu. Mà “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, ở những nhà văn chân chính
xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Nguyên Hồng
viết văn như là dặt luôn cái “tâm” nóng hổi của mình trên trang sách. Nếu cân nói
thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề.

(Nguyễn Đăng Mạnh)
Gợi ý
Yếu tố biểu cảm: Những dòng chữ đầy chi tiết cựa quậy, phập phồng…. Mọt thứ
văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người… Đọc Nguyên Hồng, thấy tài và
tâm, nhất là tâm, nổi lên hàng đầu.. Nguyên Hồng viết văn như là dặt luôn cái
“tâm” nóng hổi của mình trên trang sách…
- Yếu tố biểu cảm giúp đoạn văn thêm hấp dẫn, dễ đi sâu vào lòng người đọc.
2. Hãy viết một đoạn văn nghị luận có cảm xúc chân thật về luận điểm sau:
“Chúng ta lười học là chúng ta không biết thương bố mẹ, không biết thương
chính mình.”
Bài 4 TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. Trong những đoạn trích sau, đâu là đoạn văn tự sự (có yếu tố nghị luận),
đâu là đoạn văn nghị luận (có yếu tố tự sự)? Căn cứ để phân biệt?
17


a. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta
chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn
nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta
thương...Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nàoquên
được cái chân của mình để nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị
những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. (Nam Cao)
b. Hồ Chủ Tịch người giản dị ấy, cũng là một người lịch sự một cách thanh tao
cao quý và mọi người ngoại quốc có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngọi cái phong
độ thanh tao cao quý mà họ cho là đặc sắc của người phương Đông. Ở chiến khu,
trong cơ quan, Hồ Chủ Tịch thường mặc đò xanh, chân đi đất, về Hà Nội, Người
mặc đồ ka ki, chân đi giày vải. Nhưng sang Pháp thì người mang giày da và mặc bộ
đồ nỉ, cổ cứng. Ở Pa-ri, có ngày Hồ Chủ Tịch tiếp luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng
với bạn thân, bữa trưa với khách thường, bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi

kéo dài ba tiếng đồng hồ, nhưng Chủ Tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở. (Phạm
Văn Đồng)
Gợi ý
a. Văn tự sự có yếu tố nghị luận
b. Văn nghị luận có yếu tố tự sự
2. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong
đoạn văn nghị luận sau:
Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã tỏa sáng bàng bạc trong rất nhiều những bài
thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một
“mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người Á Đông- một sự hòa quyện,
đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát, lung linh
của vầng trăng- khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra được
cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và
huyền dịu của ánh trăng?...Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ
của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.
18


“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày
xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rựu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến
với trăng, thật là nghệ sĩ. Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác
dưới ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn người với trăng. Hai câu thơ đầu
gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa
cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.
Gợi ý
Yếu tố tự sự: …Trăng, hoa, rựu là những thú vui thanh cao của các thi nhân
Đường, Tống ngày xưa…
Yếu tố miêu tả: …ánh trăng đã tỏa sáng bàng bạc trong rất nhiều những bài

thơ phương Đông …Trong cái bát ngát, lung linh của vầng trăng… trong sự im lặng
mênh mang và huyền dịu của ánh trăng… và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng
dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.
3. Khi nghị luận về nghệ thuật miêu tả trong sau câu thơ mở đầu bài Khi
con tu hú (Tố Hữu), một bạn học sinh đã viết đoạn văn sau:
Nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ thật đặc sắc. Tác giả đã sử dụng một loạt từ
ngữ, hình ảnh có gợi sức cao. Đó là những từ ngữ chỉ âm thanh (gọi, dậy, ngân,...)
Đó là những từ ngữ chỉ màu sắc, hương vị(râm, ngọt, vàng, đào..) Đó còn là những
hình ảnh miêu tả sự vận động của thế giới thiên nhiên trong một không gian thoáng
đãng khi vào hè...Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, rực rỡ, rộn ràng, tràn đầy
sức sống.
Đoạn văn trên chưa có sức hấp dẫn và thuyết phục. Em hãy cho biết vì sao?
Hãy viết lại đoạn văn nghị luận trên bằng cách bổ sung thêm yếu tố miêu tả.
Gợi ý
Khi viết lại đoạn văn chú ý thay đổi cách diễn đạt: thêm (bớt) câu, mở rộng câu,
đảo trật tự câu, thay từ ngữ (hình ảnh)...Điều quan trọng là phải có yếu tố miêu

19


tả(khung cảnh thiên nhiên vào hè bằng cách diễn giải một số hình ảnh thơ có trong
bài)
4. Tháng 12/1974, nhà thơ Nguyễn Đình Thi, trên đường vượt Trường Sơn
cùng bộ đội vào Nam đánh Mĩ, giải phóng quê hương, ông cho ra đời một bài
thơ lạ, hàm súc và đầy ấn tượng: Lá đỏ
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường.
*

Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé, giữa Sài Gòn...
a.Tìm bố cục bài thơ.
b. Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ?
c. Từ hình ảnh so sánh “Em đứng bên đường như quê hương” đến “Chào
em, em gái tiền phương”, ở thi sĩ đã có sự chuyển biến gì về tâm trạng?
Gợi ý
a. 2 phần: gặp gở; Chia tay và hẹn ước
b. Lá đỏ là chỉ tên loài cây mà bộ đội ta chưa bao giờ gặp trên rừng Trường
Sơn; Lá đỏ còn là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ anh hùng VN trong kháng chiến
chống Mỹ: đó là các anh bộ đội, các chị TNXP đi mở đường -> lá đỏ là biểu tượng
của lòng yêu nước.
c. Gần gủi thân thương hơn.
20


Bài 5 LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI
VĂN NGHỊ LUẬN
1. Trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Phạm Doanh đã viết:
Khi các con lớn lên
Vòng tay cha chật chội
Những khớp xương nhức mỏi
Buông các con ra còn nặng trĩu nỗi niềm
Ôi một thời gian chẳng dể gì quên
Các con sống bằng phiếu, tem, sổ, thẻ
*
Cái thời ấy sao mà kỳ lạ thế
Chẳng ai lo thất nghiệp

Chẳng ai thích làm giàu
Chỉ lo phải xa rời tập thể
Chỉ thích nhường cơm xẻ áo cho nhau.

21


Bây giờ các con sẽ đi đâu
Cha cứ ngẩn ngơ ngóng rừng dõi biển
Chẳng có bạc tiền cho các con vốn liếng
Thủ đoạn làm giàu, nghệ thuật sống cũng không!
Gia sản chắt chiu mấy chục năm ròng
Chỉ có đức hy sinh và lòng nhân ái!
Các con biết làm gì ở thời hiện đại
Với trái tim đa cảm của cha mình?
d. Bài thơ có 21 dòng, nhưng chỉ có 8 câu. Nhà thơ đã sáng tạo trong câu chữ,
giọng điệu để bộc lộ tâm sự của mình với các con. Hãy đọc cho đúng câu, giọng
điệu của bài thơ và cho biết người cha nói với các con những gì. Đây có phải là bài
thơ văn xuôi không?
e. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ trên.
f. Hãy tưởng tượng nếu lời bài thơ là lời của người cha mình, em hãy viết bài
tâm sự với cha và trả lời câu hỏi của cha:
“Các con biết làm gì ở thời hiện đại
Với trái tim đa cảm của cha mình”
(có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả)
2. Cho nội dung sau: Bàn về tình mẫu tử
Hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề trên.

22



CHUYÊN ĐỀ 7
THƠ CA GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
Số tiết: 12
Tuần 20,21,22,23
A. Mục tiêu chung
- Giúp học sinh nắm vững nội dung, nghệ thuật của các bài thơ.
- Vận dụng kiến thức cơ bản viết bài cảm nhận, phân tích thơ.
- Bồi dưỡng lòng yêu thơ, khát vọng sống đẹp cho học sinh.
B. Nội dung dạy học
BÀI 1: NHỚ RỪNG
1. Bài thơ Nhớ rừng là lời của ai? Việc mượn lời như vậy có ý nghĩa gì?
Đáp án
Là lời con hổ trong vườn bách thú. Tác giả mượn lời như vậy để tiện nói lên một
cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự y uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là những thanh
niên trí thức “tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với
thực tại xã hội tù túng giả dối, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái tôi được
khẳng định và phát triển trong cuộc sống rộng lớn tự do. Nhưng đó cũng là tâm sự
chung của người Việt Nam trong cảnh mất nước lúc bấy giờ.
2.
a. Chép lại những dòng thơ còn thiếu sau đây:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
.....................................................
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
Gợi ý
HS Chép đúng 8 câu thơ đầu:
23



- Nội dung: Thể hiện tâm trạng:
+ Chán ngán, căm hờn, uất ức khi bị nhốt trong cũi sắt.
+ Khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ.
+ Căm hờn sự tù túng, khinh ghét những kẻ tầm thường.
+Vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, nó sống mãi trong tình thương nỗi
nhớ.
3. Đoạn 3 của bài thơ được xem như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy.
Em hãy chứng minh.
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Gợi ý
- Học sinh trình bày được bức tranh tứ bình (bốn hình ảnh) nổi bật trong đoạn
thơ:
+
+
+
+

Cảnh đêm vàng bên bờ suối.
Cảnh mưa chuyển bốn phương ngàn.
Cảnh bình minh rộn rã.
Cảnh hoàng hôn buông xuống.
Nhận xét: ngôn từ sống động, giàu hình ảnh. Đây là đoạn thơ đặc sắc thể hiện

tài năng quan sát, xây dựng hình ảnh, vận dụng trí tưởng tượng, sắp xếp, tôt chức
sáng tạo ngôn từ thành những câu thơ tuyệt bút của Thế Lữ.
4. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ơi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích “Nhớ rừng” của Thế Lữ, Ngữ văn 8, tập hai, tr.4)
24


Gợi ý
Yêu cầu HS phải nêu được 3 ý chính sau, mỗi ý đúng cho 1 điểm:
- Cảnh thiên nhiên: Có thể được coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy
được thể hiện nổi bật trong đoạn thơ: 4 cảnh với núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với
những đặc điểm riêng thuộc về chúa tể sơn lâm: cảnh những đêm trăng; cảnh những
ngày mưa; cảnh những bình minh; cảnh những hoàng hôn. Ở cảnh nào núi rừng
cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, và con hổ - ngôi vị "chúa sơn lâm"
nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đầy uy lực.
- Tâm trạng con hổ: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên chỉ là cảnh thuộc về quá
khứ huy hoàng, thể hiện nỗi nhớ da diết, khôn nguôi, đau đớn, u uất của "chúa sơn
lâm". Tâm trạng con hổ chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình lãng mạn, đó phần
nào đó thể hiện tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ.
- Nét đặc sắc nghệ thuật: Cảm hứng lãng mạn trữ tình; hình ảnh thơ giàu chất
tạo hình, tiêu biểu, ấn tượng; ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, cách dùng các dấu
câu, từ ngữ, biện pháp tu từ sáng tạo.
- Ý nghĩa của văn bản
Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu
nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Đó cũng là tâm sự chung của người
dân VN trong cảnh mất nước lúc đó.
5. Cho đoạn thơ:

Nào đâu những đêm vàng trên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
25


×