Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.33 KB, 4 trang )

Giáo án Sinh học 8
Bài 8:

CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức
- HS trình bày được cấu tạo của một xương dài từ đó giải thích được sự lớn lên của
xương và khả năng chịu lực của xương.
- HS xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi
và cứng rắn của xương.
- Phân biệt được các loại khớp xương.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, thí nghiệm.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ xương và cơ thể.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Chuẩn bị tranh hình, thí nghiệm.
- HS: Xương đùi ếch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 8A.............................................8B............................................
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các phần của bộ xương? Chức năng của bộ xương?
- Phân biệt các loại xương và các loại khớp xương?
3. Bài mới
Mở bài : Đọc mục “Em có biết?”SGK/31. Thông tin đó cho ta biết xương có sức
chịu lực rất lớn. Sức chịu đựng đó có liên quan đến cấu tạo của xương. Hôm nay chúng ta
sẽ nghiên cứu xem xương có tính chất và cấu tạo như thế nào?


Giáo án Sinh học 8


Hoạt động của thầy và trò
* HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của xương

Nội dung
I. Cấu tạo của xương

VĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo xương dài

1. Cấu tạo xương dài

- GV y/c HS quan sát H8.1 - 2, nghiên cứu
SGK, thảo luận:
+ Xương dài có cấu tạo như thế nào?
+ Cấu tạo hình ống và đầu xương có ý nghĩa
gì với chức năng của xương?Với cấu tạo này

- Đầu xương: - Sụn bọc đầu xương

khiến ta liên tưởng đến kiểu kiến trúc nào trong

- Mô xương xốp

đới sống

- Thân xương: - Màng xương

- HS thảo luận nêu được:

- Mô xương cứng


+ Cấu tạo hình ống giúp xương nhẹ và vững

- Khoang xương

chắc. Nan xương hình vòng cung → phân tán
lực → tăng khả năng chịu lực
+ Con người đã ứng dụng cấu tạo này trong xây
dựng để đảm bảo sự bền vững cho các cây cầu,
ngôi nhà,... và tiết kiệm vật liệu
- GV: chốt và ghi bảng

2. Chức năng của xương dài

VĐ 2: Tìm hiểu chức năng của xương dài

- Nội dung như bảng 8.1

- GV y/c HS đọc bảng thông tin 8.1 và thảo
luận:
+ Sụn bọc đầu xương có vai trò gì?
+ Cấu tạo của mô xương xốp có ý nghĩa gì?
+ Màng xương có tác dụng gì?
+ Mô xương cứng có chức năng gì?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chốt
VĐ 3: Tìm hiểu cấu tạo xương ngắn và
xương dẹt

3. Cấu tạo xương ngắn và xương
dẹt



Giáo án Sinh học 8
- GV y/c HS q/s H8.3và n/c SGK thảo luận:
? Xương ngắn và xương dẹt có cấu tạo và
chức năng gì?

- Cấu tạo: ngoài là xương cứng
trong là mô xương xốp
- Chức năng: Chứa tủy đỏ

- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
* HĐ2: Tìm hiểu sự lớn lên và dài ra của
xương
- GV: giải thích TN ở H8.5
- GV y/c HS q/s H8.4 -5, n/c SGK thảo luận:
? Xương dài ra và to ra do đâu?

II. Sự to ra và dài ra của xương
- Xương dài ra do sự phân chia các tế
bào ở lớp sụn tăng trưởng
- Xương to ra nhờ sự phân chia của
các tế bào màng xương

- HS nêu chính xác
- GV: chốt ghi bảng
- Mở rộng: Trẻ em sụn nhiều hơn người lớn,
trong quá trình lớn lên sụn sẽ tạo thành xương.
Nhưng đến tuổi trưởng thành sụn không tạo
thành xương nữa TE sẽ k cao nên được. Đến

tuổi trưởng thành xương chỉ to ra chứ k dài ra
* HĐ3: Tìm hiểu thành phần cấu tạo và tính
chất của xương

III. Thành phần hóa học và tính chất

- GV y/c HS làm TN như SGK và thảo luận:

của xương

+ Phần nào của xương cháy có mùi khét?

- Chất vô cơ: muối Canxi

+ Bọt khí nổi lên khi ngâm xương là khí gì?

- Chất hữu cơ: Cốt giao

+ Vì sao khi ngâm xương vào HCl thì xương

- Tính chất: Rắn chắc và đàn hồi

lại dẻo và có thể thắt nút?
- HS làm TN và thảo luận trả lời
- GV: ? Nêu thành phần hóa học của xương
- H: rút ra KL
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
4. Củng cố



Giáo án Sinh học 8
- Nêu câú tạo và chức năng của xương dài?
- Sự to ra và dài ra của xương là do đâu?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài mới “Cấu tạo và tính chất của cơ”



×