Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Quản lý bến bãi đỗ xe trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử (quận hai bà trưng, quận hoàn kiếm, quận ba đình, quận đống đa), thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.77 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

TRẦN NGỌC DIỆP

QUẢN LÝ BẾN BÃI ĐỖ XE TRONG KHU VỰC
4 QUẬN NỘI ĐÔ LỊCH SỬ (QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
QUẬN HOÀN KIẾM, QUẬN BA ĐÌNH, QUẬN ĐỐNG ĐA),
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN QUANG VINH

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ PHÍA BẮC THỊ TRẤN PHÚ THỨ,
HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

TRẦN NGỌC DIỆP
KHÓA: 2016 - 2018

QUẢN LÝ BẾN BÃI ĐỖ XE TRONG KHU VỰC 4 QUẬN NỘI ĐÔ
LỊCH SỬ (QUẬN HAI BÀ TRƯNG, QUẬN HOÀN KIẾM,
QUẬN BA ĐÌNH, QUẬN ĐỐNG ĐA), THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
Mã số : 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG

PGS.TS.

Hà Nội – 2018



LỜI CÁM ƠN!

Sau một thời gian nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, sự
động viên của bạn bè, đồng nghiệp, sự sẻ chia, ủng hộ của gia đình, hôm nay
tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến
PGS.TS.Trần Thị Hường đã truyền thụ những kinh nghiệm, những phương
pháp nghiên cứu và chỉ bảo tận tình tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Khoa Sau Đại HọcTrường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội đã tận tâm truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Tôi cũng xin được cảm ơn Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Ủy ban nhân
dân các quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Đống Đa,
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã giúp tôi tiếp xúc với các nguồn tài liệu
quý báu liên quan đến nội dung của đề tài.
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo nhiều điều kiện, ủng hộ và động viên để tôi hoàn thành được
khóa học cao học này.

Hà nội, tháng 3 năm 2018
HỌC VIÊN

Trần Ngọc Diệp


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý bến bãi đỗ xe trong khu vực 4
quận nội đô lịch sử (quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình,

quận Đống Đa), thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, có nguồn trích dẫn
rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Ngọc Diệp


MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
* Lý do chọn đề tài
* Mục đích nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học của đề tài
* Các khái niệm (thuật ngữ)
* Cấu trúc luận văn
NỘI DUNG ............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO
THÔNG VÀ HỆ THỐNG BÃI ĐỖ XE, ĐIỂM ĐỖ XE CÔNG CỘNG TRONG
KHU VỰC 4 QUẬN NỘI ĐÔ LỊCH SỬ ............................................................. 6
1.1. Giới thiệu chung về thủ đô Hà Nội và hiện trạng giao thông chung của thủ đô

Hà Nội. .................................................................................................................... 6
1.1.1. Giới thiệu chung về Thủ đô Hà Nội .............................................................. 6
1.1.2. Hiện trang giao thông Thủ đô Hà Nội ......................................................... 10
1.2. Giới thiệu chung về 4 quận nội đô lịch sử và hiện trạng giao thông của 4 quận
…………….. ......................................................................................................... 18
1.2.1. Giới thiệu chung về 4 quận nội đô lịch sử ................................................... 18
1.2.2. Hiện trạng giao thông và bến bãi đỗ xe trên 4 quận nội đô lịch sử. .............. 23
1.3. Thực trạng quản lý giao thông đô thị và bến bãi đỗ xe trên thành phố Hà Nội
và 4 quận nội đô lịch sử. ..................................................................................... 277
1.3.1. Thực trạng tổ chức và quản lý giao thông đô thị và bến bãi đỗ xe trên địa bàn
thành phố Hà Nội. ............................................................................................... 277


1.3.2. Thực trạng giao thông đô thị và bến, bãi đỗ xe trên địa bàn 4 Quận nội đô lịch sử………….. 32
1.4. Đánh giá chung …………………………………………………..……………36
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG
BẾN BÃI ĐỖ XE TRÊN ĐỊA BÀN 4 QUẬN NỘI ĐÔ LỊCH SỬ, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .............................................................................................................. 411
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 411
2.1.1. Vai trò và chức năng bến bãi đỗ xe công cộng. ......................................... 411
2.1.2. Phân loại bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng và các hình thức đỗ xe. ........... 444
2.1.3. Một số yêu cầu cơ bản đối với quản lý hệ thống bãi đỗ xe ........................ 488
2.1.4. Các hình thức thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý bãi đỗ xe……....……..……50
2.1.5. Sự cần thiết xã hội hóa và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
hệ thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng. .......................................................... 544
2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng
trên địa bàn 4 quận nội đô lịch sử..................................................................... 555
2.2.1. Các văn bản pháp luật cấp Trung Ương và địa phương ............................. 566
2.2.2. Các định hướng quy hoạch ........................................................................ 577
2.3. Các kinh nghiệm về tổ chức quản lý các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng. .... 622

2.3.1. Kinh nghiệm trong nước ............................................................................ 622
2.3.2. Kinh nghiệm quốc tế .................................................................................. 633
2.3.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách giao thông đô thị. ............................... 655
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT 1 SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG BẾN BÃI
ĐỖ XE TRÊN ĐỊA BÀN 4 QUẬN NỘI ĐÔ LỊCH SỬ,THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................................. 688
3.1. Quan điểm và nguyên tắc trong công tác quản lý hệ thống bến bãi đỗ xe
công cộng trên địa bàn 4 quận nội đô lịch sử. .................................................. 688
3.1.1. Quan điểm. ............................................................................................... 688
3.1.2. Nguyên tắc. ................................................................................................. 70
3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống bến, bãi đỗ xe trên địa bàn 4 Quận
nội đô lịch sử. ..................................................................................................... 711
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống quy hoạch bến bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Hà Nội ... 711


3.2.2. Đề xuất, bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách trong việc quản lý bến bãi đỗ xe
trong khu vực phố cổ, phố cũ............................................................................... 722
3.2.3. Giải pháp quản lý, lập, thẩm định phê duyệt các quy hoạch và dự án. .......... 82
3.2.4. Quản lý theo hình thức vận hành tự động trong quản lý đỗ xe. ..................... 82
3.2.5. Đề xuất nâng cao trình độ cán bộ quản lý……………………………… …90
3.2.6. Sự tham gia của cộng đồng trong việc triển khai xây dựng và quản lý bến bãi
đỗ xe trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử. ........................................................... 92
3.3. Đề xuất các giải pháp công nghệ áp dụng cho một số điểm, bãi đỗ xe trong
khu vực 4 quận nội đô lịch sử. .......................................................................... 955
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………...……………………………….100
I. Kết luận……………………………………………………………………… .100
II. Kiến nghị. ...................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 104



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BĐX

Bãi đỗ xe

BXD

Bộ Xây dựng

DT

Diện tích

ĐTVT

Đô thị vệ tinh

GTT

Giao thông tĩnh

QHCHN

Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội

QHCT


Quy hoạch Chi tiết

QHGTVT

Quy hoạch Giao thông vận tải

QL

Quản lý

TDTT

Thể dục thể thao

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

Thành phố

TT

Thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân


XD

Xây dựng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Hiện trạng mạng lưới đường thành phố Hà Nội

11

Bảng 1.2

Bảng tổng hợp phương tiện (2010-2015)

14

Bảng 1.3

Hiện trạng các bến xe khách liên tỉnh tại Hà Nội

15


Bảng 1.4

Hiện trạng các bến xe tải toàn thành phố

16

Bảng 1.5

Bảng tổng hợp bãi đỗ xe, điểm đỗ xe 12 Quận huyện

18

Bảng 1.6

Dân số Quận Hoàn Kiếm qua các năm

19

Bảng 1.7

Bảng tỷ lệ diện tích đường khu vực nội đô lịch sử

24

Bảng 1.8

Bảng 1.9

Bảng tổng hợp nhu cầu bãi đỗ xe tập trung tại 4

Quận nội đô lịch sử
Bảng tổng hợp bãi đỗ xe tập trung tại 4 Quận nội
đô lịch sử

Bảng 1.10 Bảng tổng hợp điểm đỗ xe do Quận quản lý
Bảng 3.1

Bảng giá thu tiền phí dịch vụ trong 4 Quận nội đô
lịch sử

25

26
35
77


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tổng hợp Hà Nội

8

Hình 1.2 Cơ cấu mạng lưới đường giao thông


11

Hình 1.3 Ảnh hiện trạng một số bến xe liên tỉnh tại Hà Nội

14

Ảnh hiện trạng một số bãi xe, điểm đỗ xe trong khu
vực quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, Hà Nội
Hiện trạng một số bến bãi đỗ xe và điểm đỗ xe tại 4
Hình 1.5
Quận nội đô
Hình 1.4

Hình 1.6 Mô hình quản lý giao thông đô thị tại Hà Nội
Thực trạng mô hình phân cấp quản lý hệ thống bến
bãi đỗ xe tại Hà Nội
Mạng lưới các bãi đỗ xe Quy hoạch đến thời điểm
Hình 1.8
2015 trên địa bàn 4 Quận nội đô lịch sử
Hình 1.7

17
27
29
33
39

Hình 2.1 Xe đỗ chéo 45 với các lối ra vào một chiều ngược hướng

46


Hình 2.2 Xe đỗ chéo 45 với các lối ra vào một chiều cùng hướng

46

Hình 2.3 Xe đỗ chéo 60

47

Hình 2.4 Xe đỗ chéo 30

47

Hình 2.5 Thang nâng ngang

47

Hình 2.6 Thang nâng xoay vòng tầng

47

Hình 2.7 Sơ đồ quản lý bến, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Huế

62

Hình 2.8 Mô hình tổ chức quản lý dạng Công ty cổ phần tại Chicago

64

Hình 3.1 Xe ra vào gara qua trạm soát vé tự động


83


Hình 3.2

Camera tại các điểm ra vào bãi đỗ xe

86

Hình 3.3

Các thiết bị điện tử được trang bị tại các điểm ra vào
bãi đỗ xe

90

Hình 3.4

Mô hình quản lý đỗ xe tự động

96

Hình 3.5

Mô hình tổ chức quản lý mạng lưới bãi đỗ xe Hà Nội

98



1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Thành phố Hà Nội là thủ đô của cả nước, đồng thời cũng là trung tâm văn
hóa, kinh tế, chính trị lớn. Những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội
tốc độ tăng trưởng các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) hàng năm tăng
rất nhanh, điều đó tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị, đặc biệt là mạng lưới giao thông tĩnh (bãi đỗ, điểm đỗ xe...).
Sau khi đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, thành phố Hà Nội đã khẩn trương triển
khai đồng bộ với khối lượng lớn các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nhằm
cụ thể hóa các nội dung của đồ án Quy hoạch chung. Một trong các nội dung
quy hoạch được xem xét cụ thể ở các quy hoạch phân khu đô thị là hệ thống
giao thông tĩnh nói chung và hệ thống các bãi đỗ, điểm đỗ xe công cộng nói
riêng. Đặc biệt, đối với các khu vực tuyến phố cổ, phố cũ, việc tìm các điểm
đỗ xe rất khó khăn, dẫn đến tình trạng đỗ xe tràn lan tại các lòng đường và vỉa
hè, dẫn đến việc mất trật tự giao thông, mất an toàn trong việc lưu thông xe
trên mạng lưới giao thông đường bộ .
Mặt khác, trong những năm qua thành phố Hà Nội đã khuyến khích, kêu
gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư các bãi đỗ, điểm đỗ xe; dành nguồn vốn
ngân sách xứng đáng cho đầu tư phát triển giao thông tĩnh; ưu tiên đầu tư xây
dựng các bãi đỗ xe cao tầng, các bãi đỗ xe ngầm áp dụng công nghệ tiên tiến,
nhằm giải quyết tình trạng thiếu quỹ đất cho bãi đỗ xe hiện nay….Tuy nhiên,
tình trạng ùn tắc và mất trật tự an toàn giao thông vẫn là nỗi bức xúc của
thành phố. Một trong những nguyên nhân chính là mạng lưới giao thông tĩnh
toàn thành phố nói chung chưa được bố trí, sắp xếp quy hoạch và quản lý một
cách hợp lý.



2

Nhằm góp phần quản lý tốt các bãi đỗ, điểm đỗ xe hiện có trên địa bàn 4
quận nội đô lịch sử (quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa)
đồng thời rà soát, bố trí, quy hoạch các bãi đỗ, điểm đỗ xe cho hợp lý phù hợp
cơ cấu giao thông, cũng như phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô
Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phát triển đô thị
đòi hỏi cần tập trung phát triển mạnh cơ sở hạ tầng giao thông đô thị theo
hướng hiện đại, đồng bộ và bền vững. Chính vì vậy, đề tài “Quản lý bến bãi
đỗ xe trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử (quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn
Kiếm, quận Ba Đình, quận Đống Đa)” là rất cần thiết và là một yêu cầu của
thực tiễn khách quan, góp phần giải quyết nhu cầu quản lý và sử dụng giao
thông tĩnh trên địa bàn các quận nội đô lịch sử đồng thời giảm bớt áp lực về
giao thông tĩnh cho khu vực nội đô của thành phố.
Mục đích nghiên cứu:
+ Đánh giá tình hình hoạt động và công tác quản lý của các bãi đỗ xe hiện
nay của 4 quận nội đô lịch sử.
+ Nghiên cứu các cơ chế và hình thức quản lý các bãi đỗ xe phù hợp với
tình hình giao thông và quỹ đất hiện có trên địa bàn 4 quận nội đô lịch sử .
+ Đề xuất một số giải pháp quản lý bãi đỗ xe cho 4 quận nội đô lịch sử,
thành phố Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: quản lý các bến bãi đỗ xe hiện có và dự kiến triển
khai tại 4 quận nội đô lịch sử
- Phạm vi về không gian: giới hạn trong phạm vi 4 quận nội đô lịch sử.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các bãi đỗ xe tập trung trên địa bàn 4
quận nội đô lịch sử đến năm 2030.



3

Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra, khảo sát.
+ Phương pháp chuyên gia.
+ Phương pháp hệ thống hóa.
+ Phương pháp tổng hợp phân tích, xử lý dữ liệu.
+ Kế thừa
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
* Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho công tác QL bến bãi đỗ xe
trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử, đồng thời là tiền đề lý luận để có thể
tham khảo áp dụng trên toàn TP về quản lý hệ thống bãi đỗ xe.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Quản lý hệ thống bãi đỗ, điểm đỗ xe cho quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn
Kiếm, quận Ba Đình, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đến năm 2030 phù
hợp với sự phát triển chung của Thủ đô về không gian cũng như mạng lưới
giao thông;
- Tạo điều kiện áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại cho các điểm đỗ xe
trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Đống
Đa, của thành phố Hà Nội nói riêng và cho Thành phố Hà Nội nói chung.
- Làm bài học kinh nghiệm trong quản lý hệ thống bãi đỗ, điểm đỗ xe
trong đô thị cho các thành phố khác có điều kiện tương đồng.
Thuật ngữ (khái niệm)
a. Hệ thống giao thông tĩnh [8]
- Hệ thống giao thông tĩnh là một bộ phận của hạ tầng giao thông đô thị,
là nơi tập trung của phương tiện và là nơi tổ chức các hoạt động vận tải (đón,
trả khách và hàng hoá). Đối tượng phục vụ là toàn thể dân cư và hoạt động



4

của đô thị, mang tính chất phục vụ dịch vụ công cộng. Có vị trí và quy mô
được chính quyền lựa chọn, quy định và cho phép hoạt động theo từng mức
độ khác nhau tuỳ theo các hoạt động của nền kinh tế xã hội đô thị trong từng
thời gian.
b. Hệ thống giao thông động [8]
- Hệ thống giao thông động bao gồm các phương tiện giao thông chuyển
động trên đường và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự chuyển động đó như
mạng lưới đường bộ, đường sắt, luồng lạch đường thuỷ, cầu cống.
c. Bãi đỗ xe [8]
- Là bãi đỗ xe cho phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, xe máy, xe đạp v.v...);
- Phục vụ đỗ xe cho các mục đích đi lại khá thuần (các mục đích đi lại sử
dụng điểm đỗ ít) song khối lượng thường cao;
- Là địa điểm cố định được chính quyền cho phép;
- Hoạt động phải tuân thủ theo sự quản lý của Nhà nước và địa phương.
d. Điểm đỗ xe và điểm dừng xe [15]
- Điểm đỗ xe: là nơi đỗ của các phương tiện giao thông, có quy mô diện
tích nhỏ, không có các công trình phụ trợ. Các điểm đỗ xe công cộng được bố
trí gắn với các khu chức năng, khu dân cư của đô thị, quá trình đầu tư phân kỳ
xây dựng theo sự hình thành và phát triển của các khu đô thị, đảm bảo mục
tiêu đón đầu, cung ứng.
- Điểm dừng xe: là nơi dừng xe tạm thời trên tuyến đường, thường là cho
xe buýt đón trả khách, ô tô dừng nghỉ hoặc dừng khẩn cấp.
e. Giao thông cá nhân [14]
- Giao thông cá nhân là giao thông bằng các phương tiện dùng riêng như
xe đạp, xe máy và ô tô con.
f. Giao thông công cộng [14]



5

- Giao thông công cộng là giao thông vận tải hành khách công cộng bằng
các phương tiện giao thông chạy theo tuyến đường nhất định được quy hoạch
trước, nhằm phục vụ chung cho toàn đô thị như: ô tô buýt, xe buýt chạy
nhanh, xe taxi, tàu điện, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm...
g.Khu vực nội đô lịch sử [10]
- Là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống
của người Hà Nội, nằm hầu hết trên 4 quận : quận Ba Đình, quận Đống Đa,
quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng .
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn có
cấu trúc 3 chương :
+ Chương 1: Thực trạng về công tác quản lý hệ thống giao thông và hệ
thống bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử .
+ Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống bến bãi đỗ
xetrên địa bàn 4 quận nội lịch sử, thành phố Hà Nội.
+ Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý hệ thống bến bãi đỗ xe
trên địa bàn 4 quận nội đô lịch sử, thành phố Hà Nội đến năm 2030.


89

+ Hoạt động hoàn toàn tự động khi được kết nối với các trạm lối vào và
lối ra: đầu đọc thẻ hoặc máy tính phí để kiểm soát xe vào/ra.
+ Thanh chắn nhận tín hiệu từ vòng cảm ứng (loop detector), tự động
đóng xuống khi xe đã qua khỏi barrier.
+ Nếu thanh chắn đang đóng xuống mà xe chưa qua hết, vòng cảm ứng

sẽ phát hiện và lập tức điều khiển thanh chắn đứng lại rồi bật lên lại nhằm
tránh hư hỏng phương tiện.
- Đầu đọc RFID
+ Được lắp đặt ở vào và lối ra, kết nối với bộ điều khiển RF.
+ Đọc các thẻ ở lối vào và lối ra với khoảng cách lớn, không cần phải
mở kính xe, vì vậy tài xế có thể vào bãi đậu xe dễ dàng.
+ Khoảng cách đọc: Lớn
+ Vị trí đặt thẻ: trên kính xe.
- Bảng hiển thị thông tin: hiển thị thông tin tình trạng bãi đỗ xe
+ Camera kĩ thuật số CCD: Chụp và truyền hình ảnh xe, biển số xe và
người điều khiển về trung tâm điều khiển hệ thống bãi đỗ xe.
+ Vòng cảm ứng: Phát hiện khi xe đã đi qua và truyền tín hiệu cho barrie
điện tử.
+ Cảm biến vị trí xe: Xác định xem tại vị trí đó đã có xe đỗ hay vẫn còn
trống, được kết nối với đèn báo hiệu và bảng chỉ dẫn thông tin.
1 số hình ảnh tại cổng ra vào bãi đỗ xe được thể hiện ở hình 3.3 sau:


90

Hình 3.3. Các thiết bị điện tử được trang bị tại các điểm ra vào bãi đỗ xe
3.2.5. Đề xuất nâng cao trình độ cán bộ quản lý:
Công tác quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch phải có sự tham
gia giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương
phải góp ý vào quá trình lập, xét duyệt và đồng thời quản lý trong quá trình
triển khai quy hoạch được duyệt; Đảm nhận việc quản lý từ khâu triển khai
xây dựng đến quá trình quản lý sau đầu tư của các công trình, đặc biệt là hệ


91


thống cơ sở HTKT đô thị theo quy hoạch và pháp luật hiện hành, chịu trách
nhiệm chính trong công tác tổ chức quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa
bàn quận, đồng thời tham gia khai thác các dịch vụ do hệ thống hạ tầng
mang lại trong phạm vi quản lý của chính quyền địa phương theo phân cấp
của UBND Thành phố.
Vì vậy, nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ các Quận dựa trên các
biện pháp sau:
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ các quận, phường về công tác quản lý đô
thị, đặc biệt là công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật: Đối với vai trò của cán bộ
quản lý đô thị cần được đào tạo từ các trường chuyên ngành có liên quan
đến quy hoạch đô thị và kiến thức quản lý đô thị (QLĐT)
- Tăng cường quyền hạn cho cán bộ QLĐT trong việc giám sát, QL trật
tự xây dựng đô thị theo quy hoạch ở địa bàn thông qua các văn bản pháp
luật. Trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm chỉ giới đường
đỏ, chỉ giới xây dựng, vi phạm trật tự đô thị, môi trường đô thị, đảm bảo tính
thực thi của pháp luật. Chính việc đó sẽ nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của
người dân trên địa bàn đồng thời cũng thể hiện được vai trò quản lý của cơ
quan quản lý cấp cơ sở.
- Cử các cán bộ QLĐT các quận, phường tham gia các khóa đào tạo
chuyên môn về giám sát, quản lsy dự án, thẩm định dự án…nhằm nâng cao
trình độ, năng lực.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ bằng việc điều chỉnh phụ
cấp, đảm bảo mức lương hợp lý để cán bộ yên tâm công tác và tâm huyết
hơn với công việc, tránh tình trạng làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm và


92

tránh tình trạng tiêu cực trong quá trình thanh tra – kiểm tra – xử lý vi

phạm.
3.2.6. Sự tham gia của cộng đồng trong việc triển khai xây dựng và quản
lý bến bãi đỗ xe trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử.
a) Đây là một nội dung cần được đặt ra trong chiến lược phát triển giao
thông đô thị của TP Hà Nội nói chung và 4 quận nội đô lịch sử nói riêng. Có
thêm các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư quản lý BĐX sẽ
giúp nhà nước giải quyết được hai vấn đề lớn đó là nguồn vốn và bộ máy
nhân sự trong quản lý, vận hành:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Hình thành hệ thống các văn bản luật
và dưới luật thống nhất, đầy đủ, cụ thể cho phép điều chỉnh thuận lợi, có
hiệu quả. Đồng thời tạo hành lang pháp lý thông thoáng thuận lợi cho đầu tư
và khai thác kinh doanh.
- Xây dựng quy định ưu đãi về thuế và phí: Thông qua hệ thống văn
bản luật và dưới luật xây dựng những quy định rất cụ thể về hình thức ưu
đãi, ưu đãi phí trong đầu tư xây dựng, khai thác BĐX công cộng trên địa
bàn quận.
+ Miễn thuế cho sử dụng đất trên quỹ đất phục vụ đỗ xe công cộng.
+ Miễn, giảm thuế kinh doanh, lợi tức đối với các hoạt động dịch vụ
phụ trợ.
+ Miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị lắp đặt tại BĐX
công cộng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích, v.v…
+ Miễn, giảm thuế sử dụng vốn đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư,
khai thác BĐX công cộng trên địa bàn quận.
- Khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức cá
nhân tham gia xã hội hóa đầu tư, khai thác hệ thống BĐX trên địa bàn TP.
Huy động nhiều nguồn vốn vào đầu tư BĐX dưới nhiều hình thức BT, BOT,


93


PPP, v.v…
- Về mức phí: Đòi hỏi có chính sách về mức phí đa dạng và mức phí
tối thiểu cũng rất linh hoạt (có thể thay đổi khác nhau trong khu vực quận)
để phù hợp với các điều kiện thực tiễn, cho phép đa dạng hoá hình thức kinh
doanh, triển khai hiệu quả chính sách phát triển giao thông đô thị của Thành
phố.
* Nguồn vốn thực hiện:
+ Nguồn vốn thông qua ngân sách Nhà nước, và ngân sách Thành phố:
Bao gồm cả vốn vay ODA, nguồn viện trợ không hoàn lại, được giao cho
các doanh nghiệp nhà nước đầu tư xây dựng và hoạt động kinh doanh khai
thác BĐX công cộng.
+ Vốn vay tín dụng: Vốn Nhà nước cho vay ưu đãi dài hạn lãi xuất
thấp, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có đủ thời gian thu hồi vốn và trả lãi cho
ngân hàng; Vốn vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế được Nhà nước bảo lãnh
thông qua các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Với chủ trương xã hội hoá BĐX: TP có thể thu hút nguồn vốn tư
nhân thông qua việc cổ phần hoá BĐX, huy động các doanh nghiệp trong
nước đầu tư theo hình thức BOT, v.v... Phát hành trái phiếu của Thành phố
do Thành phố đứng ra bảo lãnh nhằm huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong xã
hội. Đối với các BĐX phục vụ công cộng, nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ từ
nguồn ngân sách TP để thực hiện các công việc như giải phóng mặt bằng,
xây dựng hệ thống kỹ thuật cơ sở hạ tầng (các tuyến đường giao thông,
nguồn cung ứng điện, thoát nước bên ngoài công trình, v.v...) và một phần
về công tác thông tin tuyên truyền. Đối với các BĐX hoạt động kinh doanh
sẽ được TP bố trí cho thuê đất để đầu tư xây dựng. Nhà đầu tư được lựa
chọn loại vốn ODA hoặc huy động đầu tư theo hình thức BOT trong nước
để thực hiện dự án.


94


+ Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức quốc tế: Căn cứ
theo Luật Đầu tư nước ngoài.
+ Một hình thức huy động vốn khác là đổi đất lấy kết cấu hạ tầng: Nhà
đầu tư sẽ bỏ tiền để xây dựng BĐX, sau khi dự án hoàn thành sẽ chuyển
giao cho TP quản lý, đổi lại Nhà đầu tư sẽ được quyền khai thác một số khu
đất do TP quản lý.
- Cần có các cơ chế chính sách khác cụ thể, thông thoáng, hợp lý, tạo
thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng thực hiện được các dự án xây
dựng BĐX, cụ thể như sau:
+ Với các doanh nghiệp có đất trong nội thành, đồng ý di chuyển ra
ngoại thành nhường lại đất để xây dựng các BĐX công cộng, cần miễn thuế
cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.
+ Thu thuế thấp đối với các nhà đầu tư khi đầu tư xây dựng các BĐX
nhiều tầng hoặc ngầm dưới mặt đất, được hưởng ưu đãi thuế sử dụng đất.
b) Một số vị trí bãi đỗ xe trên địa bàn đã được UBND TP Hà nội chấp
thuận chủ trương nhằm nâng cao năng lực đỗ xe trong khu vực 4 Quận nội
đô lịch sử.
- Bãi đỗ xe ngầm dười vườn hoa Hàng Đậu, bãi đỗ xe ngầm nằm dưới
khu vực phố Trần Nhân Tông (trước cửa công viên Thống Nhất) đều được
UBND TP Hà Nội chấp thuận chủ trương cho xây dựng bãi đỗ xe ngầm và
giao cho Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn Đông Dương.
- 1 số bãi đỗ xe xây dựng dàn thép cao tầng cũng đã được phê duyệt dự
án và đã được xây dựng đưa vào sử dụng như bãi đỗ xe dàn thép trên phố
Nguyễn Công Trứ, bãi đỗ xe trên phố Trần Công Hoan….. đã được xây
dựng và đưa vào hoạt động với công suất phục vụ từ 200-250 chỗ đỗ xe con,
tăng khả năng đỗ xe của khu vực. hầu hết các bãi đỗ xe này đều do Công ty
TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội.



95

- Ngoài ra, UBND TP Hà Nội đang xem xét và kêu gọi các nhà đầu tư
tăng cường tham gia vào việc đầu tư, khai thác và kinh doanh các bãi, điểm
trông xe đã được xác định trong các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch
phân khu để giải quyết nhu cầu đỗ xe của 4 quận nội đô lịch sử cũng như
tăng năng lực giao thông của khu vực.
3.3. Đề xuất các giải pháp công nghệ áp dụng cho một số điểm, bãi đỗ xe
trong khu vực 4 quận nội đô lịch sử.
a) Vận hành các bãi đỗ xe
Ứng dụng các thành tựu phát triển của khoa học công nghệ thế giới, đặc
biệt là sự phát triển của hệ thống máy tính, các thiết bị điều khiển cũng như
các công nghệ mới trong thiết kế và thi công các công trình ngầm…để hiện
đại hoá trong công tác xây dựng và quản lý vận hành các điểm đỗ xe trong
tương lai.
Ngoài ra, có thể áp dụng các hình thức vận hành cơ giới, tự động hoá và
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý vận hành cho tất cả các điểm đỗ
xe trên toàn thành phố đến năm 2030.
* Vận hành thủ công
Theo hình thức này, người ta sử dụng các nhân viên từ việc chỉ dẫn vị trí
đỗ xe, thu phí… đến công tác đảm bảo trật tự, an ninh, phòng cháy. Loại này
thường sử dụng tại các điểm đỗ xe dọc đường phố, bãi đỗ xe ô tô hoặc gara có
sức chứa nhỏ. Đây là hình thức mà hầu hết các đô thị Việt Nam đang áp dụng
rất phổ biến. Tuy nhiên hiệu quả khai thác sử dụng không cao.
* Vận hành tự động
Điểm đỗ xe dọc đường: hệ thống thu phí tự động bằng đồng hồ đo thời
gian trong các điểm đỗ xe dọc đường hoặc các bãi đỗ xe có sức chứa nhỏ và
khống chế thời gian đỗ.



96

Bãi đỗ xe hoặc gara có sức chứa lớn: người ta sử dụng một vài nhân viên
sử dụng hệ thống máy tính điện tử điều khiển tự động toàn bộ hoạt động của
hệ thống từ khâu điều khiển cửa ra vào, thu phí bằng thẻ hàng ngày, đèn chiếu
sáng, đưa xe vào vị trí và trả xe tự động (sử dụng máy nâng xe theo phương
đứng) đến việc trả xe tự động cho khách, kết hợp dùng camera, quan sát an
ninh, phòng cháy, chữa cháy…

Hình 3.4 . Mô hình quản lý đỗ xe tự động[14]
Có thể đầu tư xây dựng các gara công cộng trên mặt đất hoặc ngầm dưới
đất tại các khu vực trung tâm thành phố để giải quyết nhu cầu đỗ xe tăng cao
tại thời điểm đó và trong tương lai.
Đối với các gara ô tô trong khách sạn, các cao ốc cho thuê văn phòng…
có thể áp dụng các hình thức vận hành tự động và hiện đại hoá ngay từ bây
giờ tuỳ thuộc vào các chủ đầu tư công trình.
Để có một giải pháp tối ưu, khi lập dự án các điểm đỗ xe cần căn cứ vào
tình hình kinh tế cụ thể, mức sống và thói quen sinh hoạt của người dân đô
thị, các tiến bộ khoa học kỹ thuật có khả năng áp dụng mới có thể chọn
phương án vận hành kinh tế thuận tiện và an toàn các điểm đỗ xe.
b) Mô hình quản lý


×