Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Chuyên đề gắn kết đào tạo nguồn nhân lực với nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển nông nghiệp kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tiễn của học viện nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.52 KB, 29 trang )

Chuyên đề : Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực với nghiên cứu khoa học phục
vụ phát triển nông nghiệp - kinh nghiệm quốc tế và bài học thực tiễn của Học viện
Nông nghiệp Việt Nam
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đang đứng
trước những cơ hội mới nhưng cũng đang phải đối mặt với những
thách thức không nhỏ bởi các yếu tố khách quan, đặc biệt là biến đổi
khí hậu, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cạnh tranh về nguồn
nhân lực chất lượng cao cũng như giao thương nông sản trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Nông nghiệp đã và đang là bệ đỡ quan trọng
trong nền kinh tế của Việt Nam nhưng đứng trước thách thức của bối
cảnh mới, Việt Nam cần phát triển một nền nông nghiệp thông minh,
nền nông nghiệp tri thức, ứng dụng công nghệ cao để sử dụng hiệu
quả tài nguyên, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
Nhiều nước và vùng lãnh thổ đã và đang phát triển nông nghiệp
thông minh: Isarel có chương trình nông nghiệp thông minh về giống,
vật liệu, chẩn đoán, dự báo, rôt bốt, nông nghiệp thông minh trên xa
mạc (giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 120.000-150.000 USD/năm/ha);
Mỹ đã phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano và công nghệ 3D
trong tạo giống, các trạm quản lý nông nghiệp thông minh, nông trại
thông minh; Hà Lan phát triển ngành sản xuất nông nghiệp tuần
hoàn, giảm đầu vào tăng giá trị đầu ra trong sản xuất rau hoa quả,
chăn nuôi, chế biến giá trị cao thương mại toàn cầu (GDP đóng góp do
lao động nông nghiệp có hiệu quả tương đương với các ngành nghề
khác). Thái Lan đã triển khai Chương trình hành động về nông nghiệp
thông minh: hình thành trung tâm cho 4 vùng nông nghiệp với các
nông trại thông minh để sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế;
Trung Quốc thực hiện chương trình Tầm nhìn phát triển nông nghiệp
thông minh với các hợp phần. Nền nông nghiệp mới, nông dân mới,
ruộng vườn nông thôn mới hài hòa với thành thị; Nhật Bản đã đi sâu


vào công nghệ robot tự động trong canh tác nông nghiệp, thiết bị bay
và không người lái; Đài Loan đã trở thành trung tâm cung cấp các


công nghệ cho nông nghiệp thông minh như công nghệ cảm biến, kết
nối vạn vật, tế bào năng lượng mặt trời, thiết bị không người lái và
đèn LED (Nguyễn Thị Lan và cs, 2017; Phạm S, 2017; Đỗ Kim Chung,
2017).
Tại Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X của
Đảng đã coi "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục
khẳng định: Phát triển nông-lâm-ngư nghiệp toàn diện theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân,
nông thôn. Chính phủ cũng đã ban hành các chủ trương tái cơ cấu
nông nghiệp theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững đi đôi với chủ trương xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để phát triển nông nghiệp hiện đại và nông thôn văn minh cần
có sự hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao là vấn đề tiên quyết ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua
đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm
2010 lên khoảng 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo đến năm
2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao
động qua đào tạo. Không những vậy, Lao động nông nghiệp Việt Nam
đang ở độ tuổi cao và thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân
kỹ thuật bậc cao. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp

thứ 11 trong số 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh
của nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng.
Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển
nền nông nghiệp hiện đại và nông thôn văn minh là yêu cầu cấp bách
và là thách thức lớn nhất đối với các cơ sở đào tạo nông nghiệp của
nước ta hiện nay. Sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay không những
phải có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có những


kỹ năng để không bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là
kỹ năng sáng tạo, hợp tác, kỹ năng tư duy phản biện... Sinh viên tốt
nghiệp đại học phải có năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường
làm việc thay đổi nhanh chóng, có ý thức trách nhiệm cao với bản
thân, với gia đình, cộng đồng và đất nước (Trích bài phát biểu của TBT
Nguyễn Phú Trọng ngày 30/9/2018 tại Học viện Nông nghiệp Việt
Nam). Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo nhất thiết phải
đi đôi với năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng lực nghiên cứu
và làm chủ công nghệ để theo kip xu hướng chung của thế giới.
1

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CHẤT
LƯỢNG CAO TRÊN THẾ GIỚI

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy giáo dục - nghiên cứu nông nghiệp
4.0 là một cuộc cách mạng để xây dựng các hệ sinh thái: đào tạo nghiên cứu, doanh nghiệp, người dân hợp tác chặt chẽ tạo ra hệ
thống nghiên cứu - đổi mới sáng tạo vận hành liên tục, biến các mảnh
ruộng và người nông dân trở thành các cơ sở và nhà nghiên cứu cung
cấp số liệu để các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp tạo ra sản phẩm
nông nghiệp 4.0. Xây dựng được hệ thống thu thập được số liệu lớn

(big data) một cách đồng bộ trên nhiều kênh, phân tích số liệu và tạo
ra các gói giải pháp để người dân sử dụng dễ dàng là yếu tố cốt lõi.
Để làm được điều này, chính sách giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan
trọng. Đồng thời mỗi quốc gia có định hướng phát triển nông nghiệp
khác nhau, cũng sẽ có các chiến lược giáo dục đào tạo nông nghiệp
riêng. Chính vì vậy, tại Việt Nam việc xây dựng được hệ thống giáo
dục nông nghiệp 4.0 có thể không triển khai ngay lập tức nhưng nhất
thiết phải nâng cao trình độ nhận thức, hướng tới một nền giáo dục
nông nghiệp đổi mới sáng tạo liên tục (Nguyễn Việt Long và cs, 2018).
Tại Hoa kỳ: Đạo luật Morill Act (Luật Cấp đất – Land Grant- xây
dựng trường nông nghiệp) từ những năm 1862, được đánh giá là đạo
luật quan trọng nhất tạo ra một nền tảng giáo dục nông nghiệp gắn
nghiên cứu của hàng trăm trường đại học Land Grant (các đại học này
hiện nay không chỉ là các đại học mạnh về nông nghiệp mà là các đại
học đa lĩnh vực hàng đầu thế giới như UC Davis, Cornell, Florida, ĐH
Bang Kansas trên toàn bộ nước Mỹ….) với các vùng sản xuất nông


nghiệp trọng yếu. Ngay từ những năm 1918, Whitman H. Jordan đã
phân tích về tương lai của giáo dục nông nghiệp của Mỹ và đăng trên
tạp chí uy tín nhất thế giới – Tạp chí Science. Trong đó nhấn mạnh vai
trò của nền giáo dục nông nghiệp đại chúng tạo ra từ luật cấp đất mà
mỗi đại học tạo ra là một trung tâm khuyến nông xuất sắc.
Ngoài việc nghiên cứu các lĩnh vực cơ bản, nghiên cứu phát triển
trong các cuộc cách mạng công nghệ nông nghiệp trước đây. Hiện nay
các nhóm nghiên cứu mới đã hình thành để đáp ứng nền nông nghiệp
4.0. Trong giai đoạn phát triển nông nghiệp 4.0 với việc số hoá nông
nghiệp trên chính các trang trại của người dân, vai trò nghiên cứu và
khuyến nông của các trường đại học Land- Grant tiếp tục là then chốt
tạo ra một nền giáo dục nông nghiệp đổi mới sáng tạo (innovation).

Mô hình thực tiễn: Hiệp hội cây trồng - cầu nối
đào tạo-nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh
Tại ĐH Bang Kansas (ĐH Land Grant đầu tiên của Hoa
kỳ), PGS. TS Ignacio Ciampitty vừa là trưởngLab nghiên cứu
về sinh lý, dinh dưỡng cây trồng (tập trung vào cây ngô,
đậu tương là hai cây trồng chính tại đây), đồng thời phụ
trách mảng khuyến nông cây trồng của trường. Mỗi tuần
TS. Ignacio sẽ làm việc tại trụ sở chính và dành thời gian 12 ngày/tuần làm công tác khuyến nông tại cơ sở khuyến
nông của trường được bố trí tại chính các vùng sản xuất
quan trọng trong toàn Bang Kansas (Bang Kansas có diện
tích gần bằng Việt Nam). Ngoài các nghiên cứu cơ bản về
sinh lý, dinh dưỡng đã được thiết lập trước đây, từ năm
2013 nhóm nghiên cứu của TS Ignacio bổ sung thêm hướng
nghiên cứu khai thác ảnh vệ tinh và máy bay không người
lái, thu thập số liệu từ các hiệp hội cây trồng, cuộc thi năng
suất cây trồng do Hiệp hội ngô, đậu tương tổ chức để
nghiên cứu mô hình nhằm đưa ra các số liệu và khuyến
nông cập nhật phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động khuyến nông của Hoa kỳ không thể thành
công nếu thiếu sự đóng góp của các hiệp hội. Hiệp hội Ngô


của Bang Kansas là tổ chức trung gian cầu nối giữa: cơ sở
nghiên cứu- người dân và doanh nghiệp. Hiệp hội Ngô có
vai trò quan trọng trong hỗ trợ đào tạo nông nghiệp thông
qua tổ chức các ngày trình diễn công nghệ, ngày STEM cho
học sinh phổ thông, ngày hướng nghiệp cho sinh viên đại
học theo tháng hay quý, tại đó trường đại học trình bày kết
quả nghiên cứu mới và doanh nghiệp trình bày các gói giải
pháp nông học, công nghệ nông nghiệp. Kinh phí cho hoạt

động của Hiệp hội thu từ nhiều nguồn nhưng phần lớn là do
đóng góp của người dân tình nguyện (theo TS. Ciampitty, ít
nhất 95% nông dân tình nguyện) đóng góp dựa trên sản
lượng cây trồng. Hiệp hội tài trợ trở lại cho nghiên cứu của
Trường đại học tạo ra mối liên kết chặt chẽ.
Tại Hà Lan: Khác với mô hình phát triển nông nghiệp của Hoa
kỳ dựa trên diện tích lớn, Hà Lan phát triển của một nền nông nghiệpthực phẩm phức hợp (food- agri complex) giá trị cao. Chiến lược của
Hà Lan là nhập khẩu các loại sản phẩm thông dụng như hạt lương
thực, đậu tương…. và xuất khẩu các sản phẩm giá trị cao và các sản
phẩm chế biến (từ sản xuất rau, hoa và sản phẩm chăn nuôi). Chính vì
vậy tại Hà Lan kiến thức chuyên sâu và công nghệ cao rất cần ở tất cả
các thành phần và khâu trong chuỗi sản xuất để các chuỗi sản xuất
này cạnh tranh toàn cầu. Xuất khẩu nông sản của Hà Lan đạt khoảng
100 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa kỳ. Trong nhiều năm
chính phủ Hà Lan hướng tới một nền giáo dục nông nghiệp tăng
cường kiến thức cho từng người nông dân và mỗi hộ nông dân hoạt
động như những doanh nghiệp, có khả năng sản xuất và đủ trình độ
quyết định đầu ra cho sản phẩm của mình.
Hệ thống giáo dục nông nghiệp của Hà Lan rất khác các nước
khác nơi mà giáo dục nông nghiệp ở phổ thông là môn lựa chọn. Ở Hà
Lan học sinh phổ thông có thể lựa chọn môn học nông nghiệp, nhưng
ở tuổi 15-18 Hà Lan có hệ thống trường đào tạo thực hành nông
nghiệp, ngoài ra còn có hệ thống các trường đào tạo giáo viên nông
nghiệp và các trường đào tạo bậc đại học hướng nghiệp về nông
nghiệp. Ở bậc cao đẳng, đại học, hệ thống giáo dục của Hà Lan tồn


tại rất rõ hai hình thức đào tạo đại học nông nghiệp hàn lâm
(university) và đào tạo nghề nghiệp (vocational training).
Các mô hình đào tạo đổi mới sáng tạo nông

nghiệp đẳng cấp thế giới tại Hà Lan:
Với định hướng rõ ràng là phát triển một nền nông
nghiệp xuất khẩu sản phẩm cây trồng và chế biến giá trị
cao, Hà Lan đã phát triển hệ thống giáo dục cho thế hệ trẻ
và hệ thống giáo dục hướng nghiệp, giáo dục đại học hàn
lâm có đặc thù riêng. Ngoài ra để tạo ra một nền nông
nghiệp dựa vào tri thức và có tính lan toả toàn cầu, Hà Lan
đã xây dựng các thung lũng hạt giống- seed valley, thung
lũng thực phẩm- food valley, trung tâm horticulture toàn
cầu, trung tâm thực phẩm toàn cầu phục vụ đào tạo đổi mới
sáng tạo. Đầu mối để xây dựng các trung tâm này là Đại học
Wageningen (www.wur.nl)- trường đại học được xếp hạng số
1 thế giới về nông nghiệp(a tiny country feeds the World,
National Geographic, 2018).
Tại Wageningen, chương trình nghiên cứu và đào tạo
được phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp. Các hướng nghiên
cứu và chương trình đào tạo mới hình thành được xây dựng
theo 3 trục gắn kết và tương tác (kỹ thuật, xã hội và theo
đặt hàng của doanh nghiệp). Ngoài các nhóm nghiên cứu
chuyên sâu thì đa số các nhóm nghiên cứu có sự phối hợp
với doanh nghiệp và các thung lũng công nghệ. Trưởng
nhóm nghiên cứu trong trường đại học có thể đồng thời phụ
trách các bộ phận kinh doanh thuộc trường đồng thời có thể
dễ dàng tham gia các doanh nghiệp công nghệ tại thung
lũng Thực phẩm đặt trong thành phố liền kề khuôn viên của
Trường.


Để duy trì sự phát triển một nền nông nghiệp- thực phẩm phức
hợp với giá trị rất cao về kiến thức và công nghệ. Chính phủ Hà Lan

đã tập trung phát triển hệ thống giáo dục nông nghiệp đổi mới sáng
tạo, gắn giáo dục đào tạo trong nông nghiệp với các ngành nghề
khác. Trong nghiên cứu về tương lai giáo dục nông nghiệp của Hà Lan,
Mulder và Kupper 2006 chỉ ra rằng Chính phủ cần tiếp tục duy trì hệ
thống nghiên cứu – đào tạo - khuyến nông, tăng cường trang thiết bị
để hệ thống này tiếp tục gắn kết để tạo ra hệ thống giáo dục đổi mới
sáng tạo liên tục.
Tại Đức: Đức có thể coi là quốc gia được đánh giá cao về đào
tạo nguồn nhân lực có kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp
thành thạo với chất lượng số 1 thế giới. Đối với bậc đại học, sự phân
hóa thể hiện rõ ở hai loại hình trường đại học, đại học tổng hợp
(Universitäten) và đại học chuyên ngành (Fachhochschulen hay theo
tiếng Anh Universities of Applied Sciences. Trong lĩnh vực nông
nghiệp, các trường đại học hàng đầu phải kể đến như Hohenheim,
Munich, Bonn, Göttingen, Giessen, Kiel và Kassel. Tỉ lệ thực hành ngay
cả trong các trường đại học cũng rất lớn chiếm tỉ trọng tới hơn 40%.
Ngoài hệ thống trường đại học, các trường đào tạo nghề của Đức được
coi là tốt nhất trên thế giới vì phương châm đào tạo để làm nghề. Hệ
thống các trường đào tạo nghề được phân chia rất rõ ràng và khác
biệt giữa từng trường nhằm đào tạo nhân lực có tay nghề chuyên
sâu.Với cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ đồng thời gắn chặt với các
doanh nghiệp nên người học có cơ hội được tiếp xúc thực tế với các
máy móc, thiết bị nên khi tốt nghiệp người học có thể làm việc thành
thạo.
Tại Đức, mô hình đào tạo kép hay song song đã mang lại cho
quốc gia này nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao. Nước Đức đã
xây dựng môi trường học tập kết hợp hài hòa giữa đặc thù thực tế
doanh nghiệp và tính hàn lâm của nhà trường cho người học. Các
công ty tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tế, đặc
biệt là kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất của

doanh nghiệp trong khi đó cơ sở đào tạo cung cấp khối kiến thức lý
thuyết cơ bản và mang tính học thuật. Đến nay, hơn 65% người học
đã chọn hình thức đào tạo nghề kép này. Với nền tảng là nước có nền


công nghiệp phát triển, hầu như tất cả các ngành nghề và lĩnh vực
cần thiết cho phát triển nông nghiệp 4.0 của Đức đều thuộc nhóm dẫn
đầu thế giới. Trong bối cảnh nông nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực
phải có chất lượng cao và chuyên môn hóa, các ngành nghề đào tạo
như sinh học, công nghệ sinh học, khoa học sự sống, công nghệ thông
tin, công nghệ chế tạo máy, công nghệ tự động hóa và cơ điện tử đều
được Đức xếp vào nhóm những ngành nghề cơ bản và được ưu tiên
đào tạo. Chính vì vậy, nguồn nhân lực được đào tạo ra hoàn toàn phù
hợp và đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Tuy
nhiên, trong điều kiện hiện nay nguồn nhân lực ở Đức đang bị thiếu
hụt, do đó chính phủ đã có các chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ
đến từ nhiều nước trong cộng đồng Châu Âu (EU) và các nước khác.
Hầu hết các lực lượng lao động đều được đào tạo tại Đức sau đó tiếp
tục làm việc cho các công ty, doanh nghiệp Đức (Nguyễn Đức Bách,
2018).
Tại Thái Lan: Thái Lan có nền nông nghiệp tiên tiến, xuất khẩu
giống và sản phẩm nông sản chế biến đến nhiều thị trường giá trị cao
trên thế giới. Xác định rõ yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển
của nông nghiệp Thái Lan 4.0 là nhân tố con người. Chính phủ đặt
trọng tâm mục đích đào tạo người Thái thành những người có năng
lực mạnh trong thế kỷ 21 và hòa nhập thế giới thông qua các biện
pháp cải cách hệ thống giáo dục để tạo nguồn nhân lực mới giúp Thái
Lan trở thành quốc gia dẫn đầu trong khu vực, hội nhập thế giới và
chuyển đổi hệ sinh thái thành học tập có mục đích, học tập dựa trên
kết quả và vì tinh thần cá nhân cũng như quốc gia. Những thay đổi

này sẽ thay đổi trong mục tiêu và quản trị hệ thống giáo dục, kỹ năng
của giáo viên và mô hình giảng dạy, chương trình giảng dạy và
phương pháp dạy và học.
Thái Lan tập trung xây dựng chương trình phát triển kỹ năng cho
học viên, khả năng học tập linh hoạt và chuyển đổi trong chương
trình. Thái Lan xác định nông nghiệp 4.0 sẽ làm mũi nhọn trong tỉ
trọng kinh tế, do đó việc đào tạo nhân lực đã định hướng cụ thể vào
các lĩnh vực robot và tự động hóa. Chính phủ Thái đã thiết lập một hệ
thống tích hợp giáo dục, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho người
Thái để phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai của người học.


Các biện pháp hỗ trợ mạnh bao gồm đổi mới hệ thống và thể chế giáo
dục, tăng cường định hướng phát triển nghề nghiệp, phát triển các kỹ
năng đáp ứng nhu cầu của ngành nông nghiệp hoạt động theo định
dạng công nghiệp 4.0.
1

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông
thôn văn minh là nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trong những năm gần đây, công tác này đã đạt được những thành tựu
nhất định, thể hiện ở những điểm như sau:
Thứ nhất, các cơ sở đào tạo khối nông lâm ngư đã tích cực tham
gia xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, góp phần thực
hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Được sự chỉ đạo
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ sở đào tạo đã và

đang tích cực xây dựng, đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật, khối
lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực, và xây dựng cơ chế đặt
hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và NCKH gắn với giao kinh phí (thí điểm
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020) áp dụng
trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực để phát triển nông nghiệp.
Thứ hai, các cơ sở giáo dục đã chuyển đổi theo Luật Giáo dục
nghề nghiệp; thực hiện tự chủ, đổi mới quản trị nhà trường. Từ đầu
năm 2017 đến nay, đã kiện toàn và đổi tên 17 trường cao đẳng nghề,
01 trường trung cấp nghề, 03 trường trung học chuyên nghiệp thành
trường cao đẳng, trường trung cấp theo Luật Giáo dục nghề nghiệp
(được Quốc hội thông qua từ năm 2014) phù hợp với khung tham
chiếu ASEAN, tạo thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế. Mô hình thí
điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP đã được Thủ tướng Chính phủ
cho phép thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam2 (Quyết định
873/QĐ-TTg ngày 17/6/2015) nhằm chủ động khai thác, sử dụng hợp
lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo,
đảm bảo các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ
hội học tập.


Thứ ba, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp
ngày càng đa dạng về cơ cấu đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng
cao phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hiện đại
và nông thôn mới. Mục tiêu cuối cùng của các trường trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học là người lao động có học vấn
trung bình nhưng có kỹ năng nghề nghiệp giỏi vẫn có thể được coi là
người lao động có chất lượng cao. Đến năm 2018, cả nước có 38 cơ sở
đào tạo trong ngành, phân bổ rộng khắp cả nước (Đồng bằng sông
Hồng: 20 trường; Trung du, miền núi phía Bắc: 4 trường; Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung: 4 trường; Tây nguyên: 2 trường; Đông Nam

Bộ: 6 trường; Đồng bằng sông Cửu Long: 2 trường), với 2 trường bồi
dưỡng nghiệp vụ, 4 trường trung cấp, 28 trường cao đẳng, 4 trường
đại học, học viện.
Cơ cấu ngành nghề, chương trình đào tạo đã được bổ sung, điều
chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đến nay, các CSĐT trong ngành
đã và đang đào tạo 259 ngành nghề, trong đó có 131 ngành nghề
nông nghiệp và PTNT (chiếm 51%), gồm: Khối đại học: 24/46 ngành
nghề (52%); Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: 50/88 ngành nghề
(52%); dạy nghề: 57/125 ngành nghề (46%).
Thứ tư, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Kết quả
đào tạo phụ thuộc vào quá trình đào tạo. Chất lượng của quá trình
đào tạo phụ thuộc vào chất lượng của cán bộ, giảng viên, vào nội
dung, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy.
Trong thời gian qua, các trường đã có rất nhiều biện pháp nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Nhờ đó, năng lực nhiều mặt của cán bộ, giảng viên được nâng cao
theo hướng chuẩn hóa. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên có
học vị và học hàm cao (thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư) trong các
cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đều tăng lên. Đến năm
2018, đội ngũ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư là 344
người, giảng viên có học vị tiến sĩ là 711 người, chiếm 13,8% tổng
giáo viên, giảng viên của các CSĐT trong ngành.
Cùng với việc nâng cao trình độ của cán bộ, giảng viên, các cơ
sở đào tạo cũng rất tích cực trong đổi mới nội dung, phương pháp


giảng dạy; tích cực đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Nội
dung giảng dạy không ngừng được bổ sung theo hướng hiện đại, có sự
cân đối giữa môn chung và môn chuyên ngành, giữa môn học tự chọn
và môn bắt buộc. Nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

cũng liên kết ngày càng chặt chẽ hơn với đơn vị sử dụng lao động;
tham vấn các doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo;
đồng thời các doanh nghiệp mời trường đến đào tạo tại chỗ. Bên cạnh
đó, các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
đã thực hiện nhiều Hiệp định hợp tác đào tạo, phái cử sinh viên tham
gia các chương trình thực hành kỹ thuật nông nghiệp tại Isael, Nhật
Bản,… nhằm tăng cường kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận công nghệ
hiện đại trong nông nghiệp. Việc làm này giúp các trường đào tạo
được đúng người, đúng việc và có hiệu quả. Phương pháp giảng dạy
cũng không ngừng được đổi mới theo hướng hiện đại. Các giảng viên
bước đầu đã biết kết hợp thành tựu của khoa học và công nghệ hiện
đại trong giảng dạy nhằm khơi dậy, phát huy tính tích cực của người
học. Với những nỗ lực nêu trên, nhiều trường (như Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp) đã đạt chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã kiểm định thành công 02 Chương trình tiên tiến
theo Bộ Tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á
(AUN-QA). Hiện tại, Học viện đang tiếp tục thực hiện tự đánh giá các
CTĐT và dự kiến sẽ kiểm định 10 chương trình đào tạo vào năm 2020.
Ngoài ra, để hỗ trợ các trường nâng cao chất lượng đào tạo, Đảng và
Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị và thể chế hóa bằng các
chính sách cụ thể như chính sách về đầu tư phát triển cơ sở vật chất,
cụ thể là Chủ tịch nước đã phê chuẩn Hiệp định tài trợ của dự án
"Nâng cao chất lượng giáo dục đại học" do Ngân hàng Thế giới tài trợ
cho các trường đại học tự chủ. Các trường đã tích cực trong đầu tư cơ
sở vật chất để đảm bảo cho giảng viên và sinh viên những điều kiện
tốt nhất.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
Nam gặp nhiều thách thức, có thể nêu ra một thách thức chính sau
đây:



Thứ nhất, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn
bất hợp lý, điều này thể hiện ở sự mất cân đối giữa các bậc đào tạo
với nhau, giữa các ngành nghề đào tạo với nhau, giữa quy mô đào tạo
với sự phân bố nguồn lực phục vụ đào tạo. Số lượng sinh viên được
đào tạo bậc đại học quá nhiều so với số lượng sinh viên được đào tạo
bậc trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng. Năm 2018, số lượng sinh
viên nhập học bậc đại học hệ chính quy của 4 trường đại học thuộc Bộ
NN&PTNT là 11.100 sinh viên (chiếm 60% tổng số sinh viên nhập học
của 3 bậc này), trong khi đó, số lượng sinh viên hệ cao đẳng là 4.979;
hệ trung cấp là 2.434 (chiếm 13,1%). Trong khi trên thế giới, cứ 1
người có trình độ đại học thì cần 4 người có trình độ trung học chuyên
nghiệp. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đều hướng
tới đào tạo đa ngành nhưng lại chưa cân đối giữa các lĩnh vực trong
nông lâm và ngư nghiệp. Trong các cơ sở đào tạo của Bộ NN&PTNT, tỷ
lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ giảng dạy trong lĩnh vực nông nghiệp
là 365 người (chiếm 53,1%), trong khi đó, tỷ lệ này giảng dạy trong
lâm nghiệp là 21,5%, thuỷ lợi 24,5%, và thuỷ sản 2,25%, đội ngũ
giảng viên có trình độ cao tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Như vậy,
sự phân bố giảng viên không đều như trên dẫn đến tình trạng thừa thiếu giảng viên có trình độ cao giữa các ngành đào tạo và các vùng
miền.
Thứ hai, quy mô đào tạo chưa ổn định, chưa cân đối trong cơ cấu
ngành đào tạo: Quy mô đào tạo một số lĩnh vực công nghệ, cơ điện
tăng, trong khi một số ngành thuộc lĩnh vực nông lâm ngư là quan
trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nhưng vị trí việc làm, chế độ đãi
ngộ thấp, không hấp dẫn người học, khó tuyển sinh như ngành sư
phạm kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công trình biển, kỹ thuật tài
nguyên nước,… Năm 2018, cả nước có 2.742.843 nguyện vọng xét
tuyển vào đại học hệ chính quy theo 292 ngành; trong đó tỷ lệ đăng

ký vào 10 ngành có nhiều nguyện vọng đăng ký nhất3 chiếm 43,02%.
Trong khi tổng số 19 ngành đào tạo khối nông lâm ngư4 chỉ chiếm
0,92% số nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Đây là nguyên nhân khách
quan của những khó khăn về công tác đào tạo nhân lực chất lượng
cao phục vụ phát triển nông nghiệp.


Thứ ba, việc xây dựng cơ chế tự chủ, xã hội hoá cho đào tạo gặp
khó khăn, trở ngại do mức học phí thấp, điều kiện tài chính của người
học gặp nhiều khó khăn. Sinh viên theo học tại các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp nông nghiệp chủ yếu là con em nông dân, vùng
nghèo, vùng dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Năm
2017, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tỷ lệ sinh viên đến từ khu
vực 2 và khu vực 3 chỉ đạt 35,4%; còn lại 64,6% thuộc về khu vực 1
(25,1%) và khu vực 2 nông thôn (39,5%).
Thứ tư, lao động được đào tạo không về nông thôn do thu nhập,
lương thấp, điều kiện làm việc còn hạn chế.Tâm lý phổ biến của các
lao động đã được đào tạo có chất lượng cao không muốn về nông
thôn, họ bám trụ ở đô thị để có cơ hội việc làm và mức lương cao hơn,
dù phải làm việc trái ngành, trái nghề được đào tạo. Tâm lý đó được
tạo ra bởi thực tế khách quan là nông thôn, đa số các cơ sở hợp tác xã
chưa có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để sử dụng người lao động tay
nghề cao, các cá nhân ít có cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp cũng
như phát huy được tính năng động sáng tạo.
Như vậy, khả năng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng
cao gặp nhiều trở ngại. Theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011 – 20205, giai
đoạn 2016-2020, ngành nông nghiệp cần đào tạo mỗi năm 185 tiến
sĩ, 2.520 thạc sĩ, 18.000 kỹ sư. Tuy nhiên, đến năm 2018, ước tổng số
NCS tuyển được trong năm là 32, đạt 17,3% do thay đổi về điều kiện

dự tuyển6; 2.278 học viên cao học (đạt 90,4%), và 11.100 sinh viên
(đạt 61,7%). Đây là thách thức lớn cho đào tạo nhân lực chất lượng
cao để phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển
nông nghiệp còn gặp một số trở ngại khác như: Quy hoạch mạng lưới
cơ sở đào tạo chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số lượng, cơ
cấu giáo viên, giảng viên ở một số trường vẫn thiếu hụt, nhất là giáo
viên, giảng viên trình độ cao giảng dạy các ngành nghề mới; trình độ
ngoại ngữ của giáo viên, giảng viên của một số trường chưa đáp ứng
được chuẩn quy định,…


1

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI HỌC
VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Hiện tại Học viện NNVN có tổng số 1353 cán bộ (698 cán bộ
giảng dạy (51,6%) và 655 cán bộ quản lý và nhân viên (48,4%). Trong
số giảng viên có: 11 Giáo sư (1,6%); 101 Phó giáo sư (14,5%); 78
Giảng viên chính (11,2%); 508 Giảng viên (72,8%). Học viện có tổng
khoảng >500 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu được đào tạo sau đại
học tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. Đây là
nguồn lực quan trọng trong công tác đào tạo và nghiên cứu của Học
viện và ngành nông nghiệp.
Giai đoạn 2008-2018, công tác đào tạo đại học và sau đại học
của Học viện đã có bước phát triển vượt bậc về quy mô tuyển sinh, số
lượng sinh viên tăng hàng năm và chất lượng đào tạo được nâng cao.
Tổng số sinh viên tốt nghiệp trong 10 năm trở lại đây là 41.511 sinh

viên (>4000 sinh viên/năm). Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt
nghiệp ra trường 1 năm đạt 93%. Để đạt được kết quả trên, Học viện
coi chất lượng đào tạo và đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá, có
tính quyết định đến tương lai phát triển của Học viện. Cụ thể, Học
viện đã và đang triển khai các giải pháp:
Thứ nhất, đa dạng hóa chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu
xã hội:
Học viện đã tiến hành đa dạng hóa chương trình đào tạo. Đến
năm học 2017-2018, Học viện đã xây dựng 33 ngành đào tạo đại học
với 77 chương trình đào tạo đại học, 20 chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ và 20 chương trình đào tạo trình độ tiến sỹ nhằm đáp ứng nhu
cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động đa dạng ở
trong nước và quốc tế.
+ Trình độ đại học: Học viện đã hình thành rõ nét 3 hướng đào
tạo chính:
(1) Định hướng hàn lâm (academy), đào tạo bằng tiếng Anh chủ
yếu theo mô hình của các trường đại học nghiên cứu danh tiếng của


Hoa Kỳ như UC Davis, ĐH Wisconsin Medison (tăng từ 02 Chương trình
tiên tiến thành 05 Chương trình đào tạo chất lượng cao);
(2) Định hướng nghề nghiệp (profession - oriented higher education - POHE) đào tạo các cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý phù hợp
với thực tiễn sản xuất NN&PTNT của Việt Nam theo mô hình của Đại
học Khoa học Ứng dụng Saxion và Đại học Khoa học ứng dụng Van
Hall Larenstein của Hà Lan (tăng từ 01 Chương trình đào tạo POHE lên
09 Chương trình);
(3) Đào tạo theo các chương trình thường quy của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Đồng thời, cùng với các lớp đào tạo bằng tiếng Anh theo chương
trình tiên tiến, Học viện còn khuyến khích các khoa mở các lớp đào

tạo bằng tiếng Anh trên cơ sở chương trình và giáo trình nhập khẩu
của các trường đại học nghiên cứu của Mỹ và châu Âu. Hiện nay Học
viện đang thảo luận với nhiều trường trên thế giới như Emporia State
của Hoa kỳ, Kyungpook của Hàn Quốc, Tasmania của Úc….để xây
dựng các chương trình đồng cấp bằng theo xu thế hợp tác phát triển
đào tạo của Thế giới. Hiện nay Học viện có trên 200 lưu học sinh quốc
tế, nhiều LHS đã đến học viện tự túc kinh phí cho thấy vai trò của
ngành nông nghiệp của Việt Nam cũng như chất lượng đào tạo của
Học viện. Ngoài ra hàng năm Học viện tổ chức đào tạo ngắn hạn, trao
đổi tín chỉ cho hàng trăm học sinh quốc tế từ tất cả các châu lục.
+ Trình độ Thạc sĩ: Học viện đã tổ chức 02 chương trình liên kết
đào tạo với các trường Đại học thuộc Vương quốc Bỉ.
Thứ hai, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, thực hiện kiểm
định quốc tế:
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chuẩn đầu ra của
ngành trong đó đảm bảo về kiến thức, kỹ năng và tự chủ, trách
nhiệm, đảm bảo tính hội nhập cao và tiến tới kiểm định theo tiêu
chuẩn trong nước và khu vực. Hiện, 2 chương trình đã kiểm định
thành công theo tiêu chuẩn AUN. Dự kiến mỗi năm sẽ kiểm định 5-10
chương trình. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực
hiện cải tiến bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các


chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển
dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức
khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương hoặc cả nước. Ngoài ra, các chương trình đào tạo
được bổ sung các học phần ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quốc
tế. Học viện cũng thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học và trung
tâm đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.

Thứ ba, đổi mới phương thức đào tạo:
Để hội nhập với khu vực và thế giới, Học viện đã chuyển đổi toàn
diện phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ, thực hiện
từ năm học 2008-2009 với trình độ đại học và bắt đầu từ năm học
2009-2010 với bậc đào tạo trình độ thạc sĩ. Đồng thời, Học viện đã áp
dụng quy trình CDIO để thiết kế chương trình đào tạo trên cơ sở xác
định nhu cầu nhân lực và chuẩn đầu ra phù hợp với từng học phần,
từng chương trình đào tạo. Nhiều học phần được chuyển sang phương
thức giảng dạy project, E-learning.
Thứ tư, tăng cường kỹ năng thực hành thực tập cho sinh viên:
Học viện đã tăng lượng thời gian thực hành của các học phần,
đặc biệt là các học phần thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, nhiều học phần được tăng từ 10 tín chỉ lên 20 tín chỉ/học
phần. Các sinh viên được cử đi thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh. Điều này sẽ giúp sinh viên sẽ tiếp cận và làm chủ các trang
thiết bị, công nghệ, kỹ thuật hiện đại và tăng khả năng thích ứng sau
khi ra trường.
Thứ năm, tăng cường trao đổi sinh viên trong và ngoài nước:
Các chương trình trao đổi sinh viên cũng ngày càng phát triển.
Nếu như trước giai đoạn 2010, trao đổi sinh viên chỉ dừng lại ở một số
chương trình nhỏ thì từ sau 2011, các chương trình ngày càng tăng về
số lượng và chất lượng. Tổng số các chương trình trao đổi sinh viên từ
năm 2011 đến nay là 45 chương trình được triển khai, tạo cơ hội cho
gần 500 sinh viên, học viên tham gia. Học viện cũng đang tích cực
xúc tiến việc cử sinh viên đi học tập, thực tập ngắn hạn (thời gian dưới
1 năm) ở nước ngoài. Những năm gần đây, Học viện đã xây dựng và


tổ chức tốt các chương trình trao đổi sinh viên, chương trình tình
nguyện viên với Trường Đại học Quốc gia Kangwon (KNU) - Hàn Quốc,

chương trình trao đổi ngắn hạn và giảng dạy tiếng Nhật tình nguyện
với trường Đại học Yamagata - Nhật Bản, tổ chức thực hiện chương
trình khóa học hè "Summer School" với các trường Đại học Khoa học
Sự sống Prague - CH Séc, trường Đại học Tây Úc - Úc và Đại học
Kyushu - Nhật Bản, chương trình thực tập ngắn hạn với Isarel… Việc
trao đổi sinh viên đã tạo được một lực lượng lao động có kiến thức
hiện đại, trình độ tay nghề cao, đặc biệt là cách tiếp cận về tổ chức
sản xuất, kinh doanh.
Thứ sáu, tăng cường cơ sở vật chất:
Học viện đầu tư trang bị cơ sở vật chất, giảng đường, 82 mô hình
khoa học công nghệ (đồng ruộng, nhà kính, nhà lưới, trang trại chăn
nuôi có điều khiển tự động hoặc bán tự động, sơ chế, chế biến và bảo
quản…) và 52 phòng thí nghiệm (40 phục vụ công tác đào tạo, 12
PTN phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu: PTN Trọng điểm CNSH Thú
y (ISO 17025:2005), PTN JICA - Khoa học đất; PTN Môi trường; PTN
Sinh học phân tử và bệnh lý thực vật; PTN sâu bệnh hại; PTN Trung
tâm khoa CN; PTN Công nghệ sinh học thực phẩm; PTN JICA Khoa học
cây trồng (JICA-SATREPS); PTN Công nghệ sinh học; PTN Nghiên cứu
đa hệ quỹ gen vật nuôi; PTN Công nghệ sinh học thực vật; PTN Công
nghệ tế bào thực vật ... với tổng số trên 500 chỉ tiêu phân tích. Hiện
Học viện đang tiếp tục triển khai đề án xây dựng phòng thí nghiệm:
PTN Bảo quản & Chế biến, PTN dinh dưỡng vật nuôi, PTN Đất và Phân
bón; PTN Vệ sinh an toàn thực phẩm; PTN Môi trường, Trung tâm
nghiên cứu Vắc xin thủy sản, Bệnh viện Cây trồng.
Học viện đã triển khai các dự án tăng cường cơ sở vật chất: 02
dự án thuộc Chương trình giống cây trồng vật nuôi, giống cây lâm
nghiệp (Dự án nhân giống lợn chất lượng cao; Dự án Tăng cường năng
lực chọn tạo, sản xuất giống lúa thuần khu vực Miền Bắc và Miền
Trung giai đoạn 2009-2012); 01 dự án TCNL nghiên cứu Phòng Thí
nghiệm trọng điểm CNSH khoa Thú y (2012-2013); 01 dự án TCNL

nghiên cứu Phòng Thí nghiệm công nghệ thực phẩm khoa CNTP
(2014-2017); 01 dự án thủy sản nước ngọt; Dự án xây dựng bệnh viện


thú y. Hiện, Học viện tiếp tục triển khai nhiều dự án phục vụ công tác
đào tạo và nghiên cứu: Dự án khai thác Vườn Thực vật; trang trại giáo
dục nông nghiệp; Dự án "Tăng cường năng lực đào tạo và NCKH" bằng
nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới; Dự án "Đầu tư cở sở hạ tầng,
trang thiết bị phục vụ kiểm soát bệnh truyền lây giữa động vật và
người"; Dự án "Tăng cường năng lực nghiên cứu ứng dụng, sử dụng
hiệu quả tài nguyên trong lĩnh vực nông nghiệp"; Dự án "Tăng trưởng
xanh"; Dự án "Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao; Dự án Nâng
cấp trung tâm thông tin thư viện nhằm mục đích trở thành trung tâm
thông tin Khoa học công nghệ của khối các trường Đại học nông, lâm,
ngư Việt Nam"; Dự án Bảo tàng Nông nghiệp nhằm tạo ra các cơ sở
vật chất đa dạng theo mô hình của đại học nghiên cứu quốc tế phục
vụ phát triển trí tuệ và sáng tạo của sinh viên....
Thứ bảy, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước nhằm nâng
cao kỹ năng nghề nghiệp:
Học viện đã hợp tác với trên 200 doanh nghiệp và hầu hết các
tỉnh, thành trong cả nước nhằm tạo điều kiện thực thành thực tập
thực tế cho sinh viên. Việc hợp tác chặt chẽ với khối các doanh
nghiệp, nhà tuyển dụng trong công tác đào tạo sẽ tạo thêm cơ hội
cho người học thực hành nghề nghiệp, cọ sát với thực tế, tiếp cận
được các hệ thống máy móc hiện đại, quy trình sản xuất tiên tiến nhất
hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể kết hợp được lý
thuyết với thực tiễn sản xuất. Hàng năm, Học viện tổ chức các chương
trình đào tạo kĩ năng mềm, tăng cường khả năng tiếng Anh, tổ chức
các buổi giao lưu doanh nghiệp, ngày hội việc làm, chương trình khởi
nghiệp, đưa sinh viên đi thực tế ở các địa phương, doanh nghiệp, cơ

quan… nhiều dự án khởi nghiệp của sinh viên được hiện thực hóa
thành các doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính vì thế, sinh viên Học viện
được phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng
động, sáng tạo, tự tin hội nhập khu vực và quốc tế, đảm nhận xuất
sắc nhiệm vụ ở nhiều công việc, vị trí khác nhau. Số sinh viên có việc
làm sau tốt nghiệp tăng (84% có việc làm sau 6 tháng và 93% có việc
làm sau 12 tháng).


Học viện đã xây dựng được các hợp tác chặt chẽ với các đối tác
Nhật bản, Israel, Hàn quốc… trong đào tạo ngắn hạn cho sinh viên và
các thành phần trong chuỗi sản xuất nông nghiệp tại nước ngoài.
Trong những năm gần đây mỗi năm 400-500 sinh viên của Học viện
được cử đi đào tạo và rèn nghề tại Nhật bản, Israel…. Học viện tham
gia triển khai đưa cán bộ của 100 HTX sang Nhật Bản đào tạo. Hợp
tác quốc tế sâu và rộng đang góp phần đa dạng hoá chương trình đào
tạo, giúp Học viện hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho nhiều thành phần và cấp độ cho ngành nông
nghiệp.
Thứ tám, xây dựng các trung tâm hỗ trợ sinh viên:
Học viện đã thành lập nhiều trung tâm hỗ trợ sinh viên như:
Trung tâm Ươm tạo công nghệ, Trung tâm Cung ứng việc làm và CLB
Khởi nghiệp trong sinh viên; Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm; Trung
tâm ngoại ngữ và đào tạo quốc tế; Trung tâm thực nghiệm và đào tạo
nghề; Xây dựng Chương trình khuyến nông điện tử… Các chương trình
này giúp Học viện hình thành mô hình của một công viên khoa học
công nghệ với các thành phần của một hệ sinh thái thúc đẩy sinh viên
khởi nghiệp.
Thứ chín, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên, gắn đào tạo đại học với nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ:
Trong chiến lược phát triển, Học viện xác định nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ là thành phần quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây
dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, Học viện đã tập trung nguồn lực
để nghiên cứu các công nghệ mới, tạo ra nghiều sản phẩm, một mặt
phục vụ đắc lực cho tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn
mới, mặt khác giúp cho sinh viên từng bước nâng cao năng lực nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Học viện đã thành lập 49
nhóm nghiên cứu mạnh, ưu tiên nghiên cứu 10 sản phẩm nông nghiệp
chủ lực. Đặc biệt, các nhóm nghiên cứu đang tập trung giải quyết các
vấn đề cấp bách của nền nông nghiệp như: bệnh khảm lá sắn, bệnh


dịch tả lợn Châu Phi, vắc xin thủy sản, xây dựng thương hiệu và chỉ
dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp…
Giai đoạn 2008-2018, Học viện đã triển khai 1102 đề tài/dự án
(cấp quốc gia:172; Cấp Bộ: 501; Hợp tác quốc tế:121; cấp tỉnh: 308
đề tài/dự án) với tổng kinh phí trên 560 tỷ đồng . Ngoài ra hàng năm,
Học viên cấp kinh phí triển khai các đề tài cơ sở trên 200 đề tài/năm
phục vụ cho sinh viên nghiên cứu khoa học.Tổng số sinh viên tham
gia các đề tài dự án các cấp khoảng 23.000 lượt, chiếm 56% tổng số
sinh viên. Kinh nghiệm đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học của sinh
viên của Học viện cho thấy những sinh viên tích cực tham gia nghiên
cứu khoa học rất vững về lý luận và giỏi tay nghề, khích lệ tinh thần
khởi nghiệp của sinh viên và có cơ hội thu nhập cao. Trong hoạt động
học tập và nghiên cứu, sinh viên đã được tiếp cận, học tập và làm chủ
nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như:



Công nghệ phân tử trong chọn tạo giống cây trồng vật nuôi
năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh hại và thích
nghi với biến đổi khí hậu;



Công nghệ sản xuất vi tảo;



Công nghệ sản xuất khoai tây giống sạch bệnh bằng công
nghệ khí canh



Công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu (hiện Học viện
lưu giữ và cung cấp >200 giống nấm: nấm đông trùng hạ
thảo, linh chi, đầu khỉ…);



Công nghệ sản xuất măng tây tại Phú Xuyên - Hà Nội...



Công nghệ sản xuất phân viên nén nhả chậm



Quy trình xử lý rơm tươi bằng urê làm thức ăn cho trâu, bò




Công nghệ lên men vi sinh phụ phẩm nông nghiệp làm thức
ăn gia súc;



Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học;



Công nghệ cây truyền phôi tươi trên gia súc...;



Công nghệ nuôi tôm trên cát;




Công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng nuôi trong nước ngọt;



Công nghệ Aquaponic quy mô lớn công nghiệp;



Công nghệ sản xuất vắc xin: vắc xin đa giá, thế hệ mới; kit

chẩn đoán bệnh; Học viện đã thành lập ngân hàng chủng
giống vi sinh vật phục vụ phát triển vắc xin (bệnh tai xanh,
bệnh PED;



Công nghệ thụ tinh nhân tạo ong và chế biến các sản phẩm từ
ong;



Công nghệ sau thu hoạch và chế biến quả đặc sản (quả hồng,
quả thanh long, quả vải, nhãn….); Phát triển TP chức năng từ
thực vật bản địa (sim, mướp đắng, sen, tía tô, gấc, táo mèo,
trà xanh…; Công nghệ chế biến các loại hạt (sữa chua đậu
nành, sữa gạo lức, sữa diêm mạch, cháo dưỡng sinh, bột dinh
dưỡng …)



Công nghệ tự động hóa trong nông nghiệp: Robot chuyên
dụng hỗ trợ con người trong hoạt động chăm sóc trong nhà
kính công nghệ cao;



Công nghệ IoT, Big data, trí tuệ nhân tạo, iCloud nhằm để
tạo ngân hàng dữ liệu nông nghiệp và mở các cổng thông tin
điện tử phục vụ cho hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học,
sản xuất và thương mại…


Các công nghệ, kỹ thuật trên đều tạo ra các sản phẩm giống cây
trồng vật nuôi, chế phẩm sinh học, vắc xin và thuốc, sản phẩm chức
năng...phục vụ đắc lực cho tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới, hầu hết các công nghệ đã được chuyển giao tại các địa
phương trong cả nước. Có thể nêu ra một số sản phẩm/công nghệ tiêu
biểu như sau:


09 giống lúa thuần (NV1, NV2, N91, ĐH6, Hương cốm, Hương
Cốm 3, Hương Cốm 4, T65, Bắc Thơm số 7 kháng bệnh bạc lá)
và 13 giống lúa lai (VL20, VL24, VL50; TH3-3, TH3-4, TH3-5,
TH3-7, TH8-3, TH7-2, TH7-5, TH17, CT16, HQ19).




07 giống cà chua: HT7, HT21, HT42, HT160, HT144, HT102,
HT109.



01 giống đậu tương: D140



02 giống đu đủ: VNĐĐ9 và VNĐĐ10




02 giống hoa: Hồng Hạc và Hồng Ngọc



Các giống cây trồng mới: diêm mạch, kê, cà chua không hạt,
dưa lưới, sacha inchi....



11 quy trình kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật và bằng bảo hộ độc
quyền giải pháp hữu ích:



03 giống vật nuôi (lợn Piesterain kháng stress, Tổ hợp lai ½ và
¾ giữa gà Hồ và Lương Phượng)



Tinh lợn giống Pietrain kháng stress, bò đực BBB, Brahman



01chế phẩm sinh học: Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA
xử lý môi trường chăn nuôi



Vắc xin: Vắc xin tai xanh, Vắc xin care, Vắc xin dịch tả vịt, vắc
xin THT….




Máy cắt và xếp hom sắn giống theo trật tự đầu đuôi.



Hệ thống máy cơ giới hóa canh tác sắn (Sản phẩm đạt cúp
vàng Techmart 2009):



Hệ thống máy gặt đập liên hợp đa năng (Sản phẩm đạt cúp
vàng Techmart 2012).



Hệ thống máy, thiết bị phục vụ cơ giới hóa đồng bộ các khâu
canh tác cây đậu tương;



Máy ấp trứng gia cầm sử dụng phối hợp năng lượng mặt trời
và khí sinh học (biogas); Máy sấy cá biển dùng năng lượng
mặt trời;



Hệ thống giám sát tự động sự phát triển của cây trồng ứng
dụng trong sản xuất hoa công nghệ cao





Việc được học tập, nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ,
kỹ thuật giúp sinh viên vừa nắm chắc được lý thuyết, vừa
nâng cao kỹ năng thực hành, làm chủ công nghệ, vừa nắm
bắt và giải quyết các nhu cầu thực tế sản xuất. Điều này giúp
sinh viên thích ứng nhanh được với nhu cầu của nhà tuyền
dụng ngay sau khi ra trường.

Thứ mười, đào tạo kỹ năng ươm tạo, thương mại hóa công nghệ
và hỗ trợ khởi nghiệp
Ngay từ những năm 2014, Học viện đã triển khai các cuộc thi
khởi nghiệp Ngành nông nghiệp cho sinh viên nhằm nâng cao nhận
thức của giảng viên và người học về vai trò của khởi nghiệp trong đào
tạo đại học. Đồng thời thông qua các cuộc thi này Học viện lựa chọn
các ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc của sinh viên. Chương trình khởi
nghiệp Ngành nông nghiệp của Học viện tổ chức hàng năm có số
lượng sinh viên tham gia tăng từ 168 (năm 2014) đến 840 (năm 2018)
thu hút 9 đơn vị (năm 2014) lên 45 đơn vị (năm 2018) trong cả nước
tham gia. Học viện đã giành các học bổng để thu hút sinh viên tham
gia các cuộc thi, dự án khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp.
Không dừng lại ở các ý tưởng dự án tham gia các cuộc thi, mục
đích cuối cùng của các dự án tham gia cuộc thi Khởi nghiệp nông
nghiệp là các em có cơ hội được học hỏi, giao lưu, nhận được những
góp ý hết sức ý nghĩa và thực tế của các Doanh nhân thành đạt, các
chuyên gia Khởi nghiệp, từ đó có những chuẩn bị tốt nhất trước khi
bắt đầu vào Khởi nghiệp thực tế.
Học viện thành lập trung tâm ươm tạo công nghệ nông nghiệp

và hỗ trợ phát triển kỹ năng thương mại hóa, hình thành doanh
nghiệp KHCN. Học viện đã xây dựng nguồn 120 công nghệ có tiềm
năng thương mại hoá để ươm tạo được thực hiện bởi các thầy cô giáo,
sinh viên và hợp tác với doanh nghiệp. Trong 3 năm gần đây, Học viện
xây dựng thu hút đầu tư trong và ngoài nước và phát triển được 30 dự
án ươm tạo, trong đó tạo ra thành công 20 sản phẩm công nghệ được
bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký kinh doanh thành công. Các công nghệ
này được tiếp tục hỗ trợ trong các dự án thương mại hoá thông qua


kết nối cung cầu, hội trợ trình diễn, khuyến nông điện tử và siêu thị
khoa học công nghệ.
Một số dự án khởi nghiệp sinh viên tiêu biểu của Học viện:


Dự án Hợp tác xã sản xuất và phân phối chè Shan Tuyết Bó
Đướt.



Dự án Công Ty TNHH MTV Rau Việt



Dự án Siêu thị Khởi nghiệp



Dự án D-Green phát triển công nghệ và thiết bị nông nghiệp
thông minh




Dự án Trang trại Gà H'Mông Yên Bái
Một số dự án ươm tạo công nghệ và thương mại hoá tiêu biểu:



Phát triển hệ thống nhà lưới năng lượng thông minh (thuỷ dương năng)



Khai thác ảnh vệ tinh xây dựng gói giải pháp quản lý sản xuất
cây trồng



Chế phẩm sinh học dùng để tái tạo thảm thực vật ứng phó với
biến đổi khí hậu



Sản phẩm Nước tăng lực linh chi và Nấm đông trùng hạ thảo



Sản phẩm bột ăn liền giàu canxi và vitamin D từ hạt Diêm
Mạch (Chenopodium quinoa)




Giống hoa lan Huệ cánh kép Việt Nam phục vụ thị trường
trong nước hướng tới xuất khẩu



Giống ngô nếp tím lai NT141 giàu Anthocyanin đầu tiên chọn
tạo tại Việt Nam



Các dòng sản phẩm trà chất lượng cao: trà sachi; trà táo mèo;
trà táo mèo - trà xanh



Chế phẩm NN1-Proyme sử dụng trong phòng và trị bệnh cho
vật nuôi và Chế phẩm NN1-Vitamin Plus tăng sức đề kháng
cho vật nuôi




Hệ thống máy, thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất bầu
đất ươm cây (không dùng túi, khay vỉ chứa) kết hợp gieo hạt
tự động

Các hoạt động này góp phần hình thành tại Học viện một Hệ sinh
thái đào tạo cho sinh viên ý thức học tập-nghiên cứu gắn với nhu cầu
thực tiễn, rèn luyện tinh thần khởi nghiệp và phát triển nghề nghiệp,

kinh doanh dựa vào hợp tác và tri thức. Thông qua các chương trình
này, Học viện tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình mỗi làng quê một sản phẩm
(OCOP); đưa sinh viên, tri thức trẻ về HTX, phát triển HTX thông qua
phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
1

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP CHẤT
LƯỢNG CAO
I

Quan điểm tiếp cận

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đảm bảo an toàn xã hội, an
ninh quốc gia. Việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong nông nghiệp là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh,
quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực nông
nghiệp chất lượng cao phải gắn với đổi mới chương trình đào tạo theo
hướng bám sát nhu cầu xã hội, đổi mới nội dung và phương thức đào
tạo, thực hiện đào tạo đa ngành và tăng cường tính liên kết. Nội dung
và chương trình đào tạo phải gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn, gắn với cơ chế thị trường, phải ứng
dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới
để phát triển nền nông nghiệp thông minh, đảm bảo sử dụng hiệu quả
tài nguyên, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và phát
triển bền vững.


1

Đề xuất


×