Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đảng bộ huyện thạch thất (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

KIỀU THỊ THỦY

ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT (THÀNH PHỐ HÀ
NỘI)LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

KIỀU THỊ THỦY

ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Quỳnh Nga



NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Quỳnh Nga.
Các số liệu, tài liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực, đảm
bảo tính khách quan, khoa học, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và nguồn tƣ liệu
lƣu trữ gốc của Văn phòng Huyện ủy Thạch Thất.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Kiều Thị Thủy


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê
Thị Quỳnh Nga – giáo viên hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, bộ
môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi tôi đã học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên kho lƣu trữ văn
phòng Huyện ủy, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê... của huyện Thạch
Thất đã giúp đỡ tôi trong quá trình khai thác và tìm kiếm tƣ liệu.
Trân trọng cảm ơn các thầy, cô, bạn bè, những ngƣời thân và gia đình đã
quan tâm đóng góp ý kiến, động viên khích lệ tôi. Do khả năng còn hạn chế,
luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong đƣợc sự góp ý của các

thầy cô, bạn bè, những ngƣời quan tâm đến vấn đề này để nội dung của luận
văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Kiều Thị Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠOCỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
THẠCH THẤTVỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2008
ĐẾN NĂM 2010 .............................................................................................. 11
1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện………………...11
1.1.1 Các yếu tố tác động ................................................................................ 11
1.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ ....................................................................... 29
1.2. Sự chỉ đạo thực hiện ................................................................................. 34
1.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển các
nguồn lực cho nông nghiệp ............................................................................. 34
1.2.2. Chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp...................................................... 39
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNHPHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2011 ĐẾN
NĂM 2015
2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Thạch Thất ............... 45
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu đặt ra...................................................... 45
2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ ...................................................................... 53
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất ............................................. 62
2.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển
các nguồn lực .................................................................................................. 62

2.2.2. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ............................................... 66
Chƣơng 3.NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM................................................. 75
3.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 75
3.1.1. Về ƣu điểm ............................................................................................ 75
3.1.2. Về hạn chế ............................................................................................. 88
3.2. Một số kinh nghiệm ................................................................................. 89
3.2.1. Luôn quán triệt sâu sắc chủ trƣơng của Đảng, tính đến yếu tố thực tiễn
để xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp với đặc điểm
của địa phƣơng và yêu cầu từng giai đoạn ...................................................... 90


3.2.2. Phải luôn kịp thời, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình đề ra chủ
trƣơng và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp. .......................... 91
3.2.3. Tăng cƣờng công tác đào tạo lao động nông thôn, nâng cao cán bộ
chuyên trách về nông nghiệp, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh
giá việc thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế nông nghiệp ở tất cả các
cấp…………………………………………………………………………...93
3.2.4. Đảng bộ huyện Thạch Thất cần chú trọng phát triển nông nghiệp gắn
với hiện đại hóa nông thôn và nâng cao đời sống nông dân ........................... 94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 100
MỤC LỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX

Hợp tác xã

HĐND


Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

KTNN

Kinh tế nông nghiệp


BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI

Nguồn: trang điện tử
ThachThat.gov.vn


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, dân cƣ phần lớn tập trung chủ yếu
ở nông thôn. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cần phải đẩy nhanh tốc
độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn một cách mạnh mẽ thì vấn đề chú
trọng phát triển kinh tế nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng
thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội.

Đây là một trong những nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng,
chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để nông nghiệp đƣợc phát triển. Chính
vì vậy đã xuất hiện ngày càng nhiều các ngành, vùng có bƣớc phát triển đáng
kể, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế ở địa phƣơng. Phát triển nông
nghiệp đã đạt đƣợc những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng
bộ mặt nông thôn, không chỉ phát triển kinh tế mà còn góp phần giữ gìn ổn
định chính trị, đảm bảo trật tự an ninh xã hội.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp trong cả nƣớc, nông nghiệp ở
huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội cũng luôn đƣợc các cấp chính quyền,
địa phƣơng quan tâm, tạo điều kiện để phát triển, mở rộng về quy mô và đa
dạng về các loại hình cơ cấu sản xuất. Song do tính chất thủ công, manh mún,
lạc hậu vốn tồn tại, sự phát triển của các ngành nông nghiệp ở huyện Thạch
Thất còn mang nặng tính chất tự phát, sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung, tự
cấp, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, kém phát triển, chƣa có những vùng
kinh tế trọng điểm, gần nhƣ chƣa tạo đƣợc thị trƣờng rộng lớn… gắn liền với
nó là đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở sản xuất còn thiếu và yếu, trình độ thấp.
Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nông nghiệp Thạch
Thất còn nhiều hạn chế trong hoạt động tổ chức sản xuất. Chính vì vậy nông
nghiệp chƣa phát huy hết vai trò của của mình trong việc thúc đẩy sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
1


Để ngành nông nghiệp phát huy đƣợc vai trò và năng lực trong phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, vấn đề đặt ra là phải có phƣơng hƣớng
phát triển tốt, giải pháp phát triển kinh tế ngành nông nghiệp phù hợp với tình
hình thực tế ở địa phƣơng, phù hợp với yêu cầu phát triển và phù hợp với xu
hƣớng vận động và phát triển của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Đảng bộ huyện Thạch
Thất (Thành phố Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
2008 đến năm 2015” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trƣớc đến nay, kinh tế nông nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan
đến kinh tế nông nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu của mình các tác giả đã nghiên
cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu, khảo cứu,
chúng tôi chia thành hai nhóm sau:
Nhóm 1: Các công trình, bài viết về nông nghiệp, kinh tế nông
nghiệp,tiêu biểu nhƣ:
Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và nông nghiệp
ở vùng Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. Công trình đã khảo sát 4 địa phƣơng đại diện cho 4 loại hình phát
triển kinh tế của nông thôn châu thổ sông Hồng trƣớc và sau khoán 10. Đó là:
Mô Trạch - một làng thuần nông, chuyên canh cây trồng; Phụng Thƣợng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và Hoàng Liệt dƣới sự tác động của quá trình đô
thị hoá.Từ đó nêu tiềm năng và những biến đổi trong quan hệ ruộng đất cũng
nhƣ cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nông thôn đồng bằng sông Hồng; những
bài học kinh nghiệm và hƣớng phát triển.
Lê Quang Phi (2004), Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình nêu lên
tầm quan trọng của CNH-HĐH trong nông nghiệp của Việt Nam, qua đó đƣa
2


ra những biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng
CNH-HĐH trong thời gian tới.
Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn sau hai mươi năm
đổi mới qúa khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả với

cách nhìn khái quát, công trình nghiên cứu nhƣ một bản tổng kết về lĩnh vực
nông nghiệp nƣớc ta, phản ánh đầy đủ, toàn diện, thống kê số liệu qua các
thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp nƣớc ta dƣới sự lãnh đạo
của Đảng.
PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc: Nông nghiệp Việt Nam 1945 - 1995, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995, đã nghiên cứu về điều kiện sản xuất, quan
hệ sản xuất, lực lƣợng sản xuất; kết quả và hiệu quả kinh tế của cả nƣớc, từng
vùng, từng địa phƣơng từ năm 1945 đến năm 1995 trong lĩnh vực nông
nghiệp. Bên cạnh đó, Nguyễn Sinh Cúc còn nghiên cứu về nông nghiệp, nông
thôn qua công trình, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 19862002, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (năm 2003). Tác giả nghiên cứu về
thực trạng nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, các vấn đề đặt
ra và các giải pháp, đặc biệt tác gải đã thống kê đƣợc số liệu nông nghiệp
nông thôn Việt Nam hàng năm. Bùi Huy Đáp có công trình Nông nghiệp Việt
Nam từ cội nguồn đến đổi mới, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội,
1996, nghiên cứu về quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam qua các
giai đoạn lịch sử; nông nghiệp truyền thống và kinh nghiệm làm nông nghiệp;
sự đổi mới (công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền nông nghiệp Việt Nam).
Tác giả Đặng Phong (chủ biên) với cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam(1945 –
2000), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2002, tập 1, nghiên cứu tình hình phát
triển kinh tế Việt Nam nói chung, trong đó kinh tế nông nghiệp trong những
năm 1945 – 1954. Công trình nghiên cứu về Chính sách phát triển nông
nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, do GS.TS Lê Đình
Thắng (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. Tác giả đã phân tích và
xác định đƣợc tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế
nông thôn ở nƣớc ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau
3


Nghị quyết 10, từ đó có những kiến nghị, phƣơng hƣớng và những giải pháp
để đổi mới, phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn tiếp theo. Tác giả Kim

Sơn với cuốn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam – hôm nay và mai
sau, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2008, đã làm rõ thực trạng về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay, những thành tựu, những khó khăn còn
tồn tại. Và từ thực tiễn đó, tác giả Nguyễn Kim Sơn đã đề xuất, kiến nghị nhằm
đƣa nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển. Một số công trình nghiên cứu
về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Đảng bộ địa phƣơng trên
lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nhóm 2: các bài viết, công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ các cấp, sự quản lý của Nhà nước
về sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
- Đặng Kim Oanh (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2006), Luận án TS Lịch sử Đảng,
Trƣờng ĐHKHXH&NV. Luận án đã trình bày và phân tích quan điểm, chủ
trƣơng, đƣờng lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng từ năm
1996 đến năm 2006. Trình bày quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 gắn với những kết quả cụ thể trong
thời gian cụ thể. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của Đảng; bƣớc đầu đúc rút
một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
- Đào Thị Bích Hồng (2005), Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo phát
triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2003, Luận án Tiến sĩ
Lịch sử, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Luận án trình
bày quá trình Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu vận dụng chủ trƣơng của Đảng về phát
triển nông nghiệp, nông thôn vào thực tiễn địa phƣơng, từ đó đƣa ra những
đánh giá và bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế nhằm phát triển hơn
nữa về nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới
- Đào Thị Vân (2004), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH giai đoạn 1997-2003, Luận văn Thạc sĩ
4



Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày quá
trình Đảng bộ Hƣng Yên vận dụng đƣờng lối của Đảng để lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng từ 1997-2003, chỉ rõ thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của quá trình đó. Tổng kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hƣng Yên làm cơ sở cho việc hoạch
định công tác này trong thời gian tới.
Ngoài ra còn một số công trình khác nhƣ:
- Bùi Quang Thọ (2010), Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện
CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1995 – 2005, Luận văn Thạc sĩ
Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Năm (2009), Qúa trình thực hiện đường lối CNH – HĐH
nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996 – 2000), Luận văn
Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG
Hà Nội), Hà Nội.
- Đoàn Thị Minh Thuận (2010), Đảng bộ huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001-2010, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn (ĐHQG HN), Hà Nội.
Một số bài báo, công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa
học. Tiêu biểu các bài nghiên cứu của Vũ Văn Phúc, “Một số vấn đề về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản , số 7
(4/1999). Bạch Đình Ninh , Trƣơng Thị Tiến, “Đƣờng lối đổi mới của Đảng
đối với vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1/
1995. Đặng Kim Oanh, "Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong
thời kỳ đổi mới", Tạp chí Lịch sử Đảng số 8/2009. Vũ Thị Thoa, “Một số
quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2010. Nguyễn Văn Thông, “Quan điểm
của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời
kỳ mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 199, tháng 7/2013...

Nguyễn Thiện Luân, “Về đẩy nhanh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5


nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 5,
tháng 6/2002. Phan Diễn, “Tạo bƣớc chuyển biến hơn nữa tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (số 28)
tháng 10 /2002. Nguyễn Sinh Cúc, “Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 197, năm 2002. Trần
Văn Phòng, “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghiệp”, Tạp
chí giáo dục lý luận, số 11/2005.
Một số luận án, luận văn nghiên cứu về Đảng lãnh đạo phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Đáng chú ý là của tác giả Tạ Văn Thới, Quá trình thực
hiện đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng ở Ninh Bình (1981- 1995),
luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Trịnh Thị
Thủy, Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đông Sơn (Thanh
Hóa) nửa đầu thế kỷ XIX, luận án tiến sĩ Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội,
2002. Lê Thị Thu Hƣơng, Đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn của
Đảng trong những năm 1986-2006, luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học khoa
học xã hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội, 2008. Bùi Thanh Xuân, Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn (1996- 2006), luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, ĐHQGHN, 2009.Nguyễn Thị Năm (2008),Quá trình thực hiện
đường lối công nghiệp hóa ,hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở
tỉnh Hà Tây(1996- 2005),luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học khoa học xã hội và
Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội. Nguyễn Văn Vinh, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến 2005, Luận án Tiến
sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
2010.Lê Minh Tấn, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp 1986 - 2005, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện

Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2009. Tống Thị Nga,
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010, luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân
6


Văn, ĐHQG Hà Nội, 2014. Nguyễn Thị Tuyết (2014), Đảng bộ huyện Hoài
Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến 2008, luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam,Trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội. Nguyễn Thị Thoa (2014),
Đảng bộ huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây) lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm
1996 đến 2008, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội.Nguyễn
thị Cúc (2015)Đảng bộ huyện Ứng Hòa (Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch
sử Đảng cộng sản Việt Nam, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn,
ĐHQG Hà Nội.Nguyễn Thị Thanh Vân (2015) Đảng bộ huyện Thạch Thất
(Hà Nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014, luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam,Trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQG Hà Nội…Các công triǹ h trên đã đề câ ̣p
đến sự lãnh đạo của Đảng, của Đảng bộ một số địa phƣơng trong phát triể n
KTNN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thựchiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Những luận văn, luận án trên đã nêu lên đƣợc sự lãnh đạo của Đảng đối
với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phƣơng nhƣ: Thái Bình, Hà
Tây (cũ), Thái Nguyên... nhƣng chƣa có công trình nào đề cập đến sự lãnh
đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội) đối với việc phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015.
Mặc dù vậy nhƣng tất cả những công trình nghiên cứu trên đã là nguồn

tài liệu tham khảo vô cùng quý báu để phục vụ cho tác giả nghiên cứu đề tài.
Cho đến nay, tƣ liệu viết về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
Thạch Thất không nhiều: Lịch sử Đảng bộ huyện, những Báo cáo tổng kết hàng
năm của Uỷ bannhân dân huyện và các Báo cáo Chính trị của Đảng bộ huyện.
Các công trình này chỉ đề cập một cách tổng quát về tình hình phát triển kinh tế
nông nghiệp mà không đƣa ra một cách có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015.
7


Các công trình trong hai nhóm kể trên đã để lại cho tác giả nhiều tƣ liệu
cần thiết để tác giả có thể tham khảo, kế thừa... Song riêng về sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội) trong phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015 vẫn là chƣa đƣợc làm rõ, hy vọng với sự
nỗ lực của tác giả sẽ bổ cứu đƣợc khoảng trống này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội) từ năm 2008 đến năm 2015,
đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn về vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch
Thất (Thành phố Hà Nội) đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa
phƣơng.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trƣơng, giải pháp và sự chỉ đạo của Đảng
bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội) đối với việc phát triển kinh tế nông
nghiệp ở địa phƣơng từ năm 2008 đến năm 2015.
- Dựng lại bức tranh phát triển của kinh tế nông nghiệp dƣới sự lãnh đạo

của của Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội) qua các giai đoạn:
2008-2010, 2011-2015.
- Đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm từ
quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội) đối
với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phƣơng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các chủ trƣơng và sự chỉ đạo của
Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội) trong việc phát triển kinh tế
nông nghiệp ở địa phƣơng từ năm 2008 đến năm 2015.
8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu sự lãnh đạo (bao gồm chủ trƣơng và sự chỉ
đạo thực hiện) của Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội) trong việc
phát triển kinh tế nông nghiệp, cụ thể là: về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và phát triển các nguồn lực phục vụ cho kinh tế nông nghiệp; về phát
triển sản xuất nông nghiệp theo ngành: trồng trọt và chăn nuôi.
Về không gian: địa bàn nghiên cứu là huyện Thạch Thất (Thành phố Hà
Nội).
Về thời gian: Luận văn lấy mốc thời gian từ năm 2008 là năm tỉnh Hà Tây
sáp nhập về Hà Nội, là năm tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Thạch
Thất lần thứ XXII và đến năm 2015, chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện
Thạch Thất lần thứ XXIII. Ngoài ra để làm rõ vấn đề nghiên cứu, luận văn có
xem xét trƣớc mốc năm 2008.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển

kinh tế, kinh tế nông nghiệp.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu cơ bản sau để nghiên cứu:
- Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam có liên quan đến vấn đề kinh
tế nông nghiệp;
- Các văn kiện, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thất lần thứ XXI,
XXII, Nghị quyết chuyên đề về kinh tế nông nghiệp huyện, các Chỉ thị của
Thành ủy Hà Nội và Thƣờng vụ Huyện ủy Thạch Thất. Các báo cáo tổng kết
từng thời kỳ, hàng năm của UBND huyện, phòng nông nghiệp, phòng phát triển
kinh tế hạ tầng nông thôn, Huyện đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân…
- Các tài liệu của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, Phòng Thống kê của
huyện Thạch Thất về vấn đề này từ năm 2008 đến năm 2015;
- Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo những công trình, bài viết có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
9


5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu chính là phƣơng pháp lịch
sử và phƣơng pháp logic, ngoài ra luận văn còn sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp khác nhƣ phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điền dã... Các phƣơng
pháp cụ thể đƣợc vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận văn.
6. Đóng góp của Luận văn
Luận văn có những đóng góp chính sau:
- Khái quát các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ huyện Thạch Thất trƣớc năm 2008.
- Hệ thống hóa những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp mà Đảng bộ
huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội)đã thực hiện để lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp trong huyện từ năm 2008 đến năm 2015.
- Dựng lại bức tranh phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất

(Thành phố Hà Nội)qua các giai đoạn: 2008-2010; 2011-2015.
- Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm, nêu nguyên nhân và rút những kinh nghiệm từ
quá trình Đảng bộ huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội)lãnh đạo thực hiện
phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2015.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ
và chính quyền huyện Thạch Thất (Thành phố Hà Nội)tại các trƣờng Đảng,
các trung tâm chính trị, các trƣờng phổ thông tại địa phƣơng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn
đƣợc chia làm làm 3 chƣơng:
Chương 1. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thạch
Thất về phát triển kinh tế nông nghiệptừ năm 2008 đến năm 2010
Chương 2. Đảng bộ huyện Thạch Thất lãnh đạo đẩy mạnh phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2015
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

10


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO
CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010

1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ huyện
1.1.1 Các yếu tố tác động
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Về điều kiện tự nhiên
Thạch Thất vốn là vùng đất cổ, là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và

đồng bằng nên có lịch sử dân cƣ và tổ chức hành chính từ rất sớm. Trải qua
hàng ngàn năm, cùng với sự biến đổi địa giới hành chính, tên huyện cũng
nhiều lần thay đổi. Theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII
ngày 29-5-2008, từ ngày 1-8-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội.
Huyện Thạch Thất là một huyện thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 1-8-2008,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ký quyết định số 19-QĐ/UBND
về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xãTiến Xuân, Yên
Bình, Yên Trung (trƣớc đây thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình) về
huyện Thạch Thất quản lý. Ngày 8-5-2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19NQ/CP về việc xác lập địa giới hành chính các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên
Trung thuộc huyện Thạch Thất. Sau khi xác lập địa giới hành chính huyện
Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Liên Quan và 22

Thạch Thất là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành
phố Hà Nội, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Phúc Thọ và huyện Ba Vì,
phía Đông Nam giáp huyện Quốc Oai, phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Hòa
Bình, phía Tây giáp thị xã Sơn Tây. Huyện có 22 xã và 01 thị trấn. Hệ thống
giao thông chính có quốc lộ 32 ở phía bắc, quốc lộ 21A ở phía Tây, đƣờng
cao tốc Láng - Hòa Lạc ở phía Nam, tỉnh lộ 419, 420, 446 chạy qua huyện đã

11


tạo ra mạng lƣới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thạch Thất là : “18.459,05 ha,
trong đó đất nông nghiệp chiếm 9.016,17 ha tƣơng đƣơng với 48,8%; đất phi
nông nghiệp chiếm 8.473,35 ha tƣơng đƣơng với 45,9%; đất chƣa sử dụng
chiếm 969,53 ha tƣơng đƣơng với 5,25%. Huyện Thạch Thất có ba dạng địa
hình: địa hình đồi núi, địa hình đồi gò bán sơn địa và địa hình đồng bằng”
[66;6].

Huyện Thạch Thất mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng, một năm chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu,
đông rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm là 23,5oc lƣợng mƣa trung bình đạt
1400- 1600 mm/năm, mƣa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm; hƣớng
gió thịnh là gió Đông Nam và gió Đông Bắc.
Về tài nguyên đất: “tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 18.459,05
ha chủ yếu là vùng bán sơn địa và đồng bằng, tính chất đất cũng đƣợc phân
chia vùng rõ rệt, vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không bồi đắp hàng
năm chiếm 36, 92% diện tích đất tự nhiên” [66; 17]. Tuy nhiên đất có độ phì
khá cao, địa hình tƣơng đối bằng phẳng phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu
và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng bán sơn địa chủ yếu là đất hình thành
trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong, gồm các loại đất: đất đỏ vàng trên
đá phiến sét, đất đỏ vàng trên đá trung tính, đất thung lũng do sản phẩm dốc
tụ, tầng đất canh tác mỏng nên đƣợc sử dụng trồng luân canh lúa và hoa màu,
cây công nghiệp ngắn ngày, những nơi ở đồi cao sử dụng đất trồng cây lâm
nghiệp.
Về tài nguyên nước, ở Thạch Thất khá phong phú, đƣợc chia làm ba
loại: nƣớc mặt, nƣớc ngầm và nƣớc mƣa. Nƣớc mặt chủ yếu đƣợc cung cấp
bởi sông Tích, kênh dẫn nƣớc Đồng Mô - Ngải Sơn, Phù Sa, bên cạnh đó còn
có các nguồn từ vùng núi Lƣơng Sơn- Hòa Bình nhƣ suối Linh Kiêu, suối
Quan, suối Trắng, nguồn nƣớc này ngắn chủ yếu cung cấp nƣớc vào mùa
mƣa, đƣợc lƣu trữ trong các ao hồ vừa và nhỏ. Nƣớc ngầm khá dồi dào, độ
12


sâu trung bình các giếng khoan từ 5 m đến 25 m. Nƣớc mƣa, có lƣợng nƣớc
mƣa trung bình 1.628 mm trong năm, đây là nguồn nƣớc bổ sung cho các ao
hồ, đầm và trong sinh hoạt của nhân dân.
Về tài nguyên khoáng sản, Thạch Thất có nguồn tài nguyên khoáng sản
không nhiều, đặc biệt là các tài nguyên khoáng sản quý hiếm, chủ yếu các

khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhƣ đá bazan ở các xã Yên Trung, Yên
Bình, Tiến Xuân, ngoài ra còn có đá ong ở xã Bình Yên là sản phẩm phong
hóa tại chỗ của cuội, dăm và dung nham núi lửa hình thành, nhƣng cũng đang
dần cạn kiệt do ngƣời dân khai thác sử dụng vào các công trình dân dụng.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có nhiều đƣờng giao thông quan trọng,
đƣờng 11A Sơn Tây - Hà Nội chạy qua phía Bắc huyện. Đƣờng 21B từ ngã
ba Trò đi Quốc Oai chạy qua huyện lỵ. Đƣờng 84 từ ngã ba phố huyện nối với
đƣờng 21A đi xuyên qua Hòa Lạc, Mó Chén. Phía Tây của huyện là đƣờng
21A, một con đƣờng chiến lƣợc quan trọng nối liền thị xã Sơn Tây với Xuân
Mai. Những con đƣờng lớn đó giữ vai trò quan trọng cả về kinh tế và quân sự,
cả trong thời chiến cũng nhƣ trong thời bình, trƣớc đây con sông Tích cũng
giữ vị trí quan trọng về mặt vận tải đƣờng thủy.
Với vị trí quan trọng của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô,
huyện Thạch Thất đƣợc Chính phủ quy hoạch một số dự án trọng điểm nhƣ:
khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội và đô thị vệ
tinh Hòa Lạc. Không những vậy, Thạch Thất còn là huyện có nhiều làng nghề
truyền thống, tiềm năng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp rất lớn
tạo đà cho sự phát triển kinh tế- xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo của
một vùng kinh tế tiềm năng và năng động.
Nhìn chung, với những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhƣ
trên đã tạo điều kiện để huyện Thạch Thất đƣợc xác định là vùng kinh tế
trọng điểm, địa bàn quân sự chiến lƣợc ở phía Tây thủ đô Hà Nội.
* Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp
Huyện Thạch Thất có 22 xã và 01 thị trấn với 196 thôn dân cƣ, dân số
toàn huyện đến năm 2015 là khoảng hơn 196 nghìn ngƣời, trong đó đồng bào
13


dân tộc Mƣờng chiếm khoảng 6% dân số, tập trung chủ yếu ở 3 xã Tiến Xuân,
Yên Bình, Yên Trung. Theo dự báo tốc độ tăng dân số cơ học của huyện

Thạch Thất giai đoạn 2011- 2020 là rất nhanh, đặc biệt là giai đoạn 20152020 khi các cụm công nghiệp của huyện đƣợc lấp đầy và chuỗi đô thị vệ tinh
Hòa Lạc hình thành.
Dân số trong độ tuổi lao động xấp xỉ 60%, cơ cấu lao động nông thôn
trong những năm gần đây chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao động
ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại- dịch vụ. Chất lƣợng nguồn lao
động tƣơng đối khá, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các trƣờng đại học cao
đẳng, trung cấp nghề, sơ cấp nghề ngày càng tăng lên.
Nhân dân huyện Thạch Thất có truyền thống yêu nƣớc, chống giặc ngoại
xâm, kiên cƣờng bất khuất. Trong suốt hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ
nƣớc, vùng đất nơi đây đã cùng nhân dân cả nƣớc chống giặc ngoại xâm,
chống lại các triều đại phong kiến phƣơng Bắc. Từ khi Đảng cộng sảnViệt
Nam ra đời nhân dân Thạch Thất tiếp thu ánh sáng của Đảng soi đƣờng, tích
cực đấu tranh và phát triển lực lƣợng cùng nhân dân cả nƣớc giành chính
quyền, làm nên Cách mạng tháng Tám thành công. Bƣớc vào cuộc kháng
chiến 9 năm chống Pháp, nhân dân Thạch Thất đã anh dũng chiến đấu, không
ngại hy sinh, khó khăn gian khổ và giành đƣợc những thắng lợi vẻ vang.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, hàng vạn lƣợt ngƣời con quê
hƣơng Thạch Thất lên đƣờng, tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho thắng lợi.
Nhân dân Thạch Thất tự hào là vùng đất của khoa cử, nơi đây có truyền
thống hiếu học, nổi tiếng có nhiều ngƣời đỗ cao, học giỏi của xứ Đoài, tiêu
biểu nhƣ: Hƣơng Ngải (làng Ngái) dân gian còn lƣu truyền lại câu ca “Kẻ
Ngái ông Nghè như trẻ tre”; Phùng Xá với “Trạng Bùng”- Phùng Khắc
Khoan, Đại Đồng, Phú Kim… là những địa phƣơng có con em đạt tỷ lệ đỗ đạt
và thành tài cao của Huyện.
Nhân dân Thạch Thất có tinh thần đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái cùng
nhau xây dựng làng xóm, tƣơng trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và
trong cuộc sống.
14



Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tếxã hội nêu trên cho thấy huyện Thạch Thất vừa có thuận lợi và có những khó
khăn trong quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng của Đảng về phát triển
kinh tế nông nghiệp.
Xu thế đô thị hóa trên địa bàn huyện với khu vực trung tâm là Hòa LạcThạch Thất sẽ là đô thị vệ tinh lớn nhất trong 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội,
theo quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2030 định hƣớng đến 2050 Hòa
Lạc sẽ trở thành,thành phố khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên
tiến của đất nƣớc và là trung tâm đào tạo nhân lực, đây là điều kiện thuận lợi
để huyện Thạch Thất có đầy đủ cơ hội trong tiếp cận và ứng dụng các thành
tựu khoa học- công nghệ trong sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội. Thạch Thất
là nơi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng và giao lƣu thƣơng mại ở cửa
ngõ phía Tây thành phố Hà Nội, có hệ thống giao thông hết sức quan trọng
chạy qua, đại lộ Thăng Long ở phía Nam, phía Tây là quốc lộ 21A, điểm khởi
đầu đƣờng Hồ Chí Minh nối huyện với các tỉnh Tây Bắc, quốc lộ 32 ở phía
Bắc, tỉnh lộ 419,420, 446 chạy qua huyện tạo thành mạng lƣới giao thông
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện tạo điều kiện cho Thạch
Thất mở rộng quan hệ giao lƣu kinh tế, thƣơng mại, văn hóa, xã hội với vùng
kinh tế Tây Bắc, hành lang phát triển đƣờng Hồ Chí Minh và các vùng khác
trong cả nƣớc.
Thạch Thất có tiềm năng thế mạnh về quỹ đất đai, với sự điều chỉnh địa
giới hành chính, diện tích đất tự nhiên của huyện đƣợc mở rộng với tổng diện
tích là 18.459,05 ha trong đó diện tích đất có thể chuyển đổi để xây dựng các
khu đô thị mới còn khá lớn. Bên cạnh đó, Thạch Thất có khí hậu ôn hòa, có
thảm thực vật phong phú, phù hợp phát triển nông nghiệp đa dạng hóa. Thạch
Thất là vùng đất giao thoa các nền văn hóa: văn hóa xứ Đoài, văn hóa Hòa
Bình, văn hóa Thăng Long- Hà Nội, do vậy Thạch Thất có điều kiện kế thừa
tinh hoa văn hóa dân tộc và kế thừa có chọn lọc văn hóa các nƣớc trên thế
giới… tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng cho huyện
15



Trên địa bàn huyện có nhiều khu du lịch: khu du lịch Thác Bạc Suối Sao
ở xã Yên Trung, khu du lịch suối Ngọc Vua Bà xã Tiến Xuân; nhiều di tích
lịch sử văn hóa, cách mạng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch.
Trong đời sống cộng đồng nhân dân còn lƣu giữ đƣợc nhiều lễ hội văn hóa
truyền thống, cùng với sự phát triển của các làng nghề có nhiều tiềm năng có
thể khai thác để phát triển dịch vụ, du lịch. Hiện nay nhu cầu du lịch nghỉ
dƣỡng, du lịch giải trí, du lịch sinh thái của ngƣời dân địa phƣợng cũng nhƣ
ngƣời dân nội thành ngày càng cao, đây là lợi thế rất lớn đối với khu vực
nông thôn huyện Thạch Thất trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp
trang trại sinh thái kết hợp du lịch.
Thạch Thất có nguồn lao động dồi dào, phần lớn có truyền thống cần cù,
ham học hỏi, có tinh thần cộng đồng cao, rất thuận lợi trong việc đào tạo phát
triển chất lƣợng nguồn nhân lực cho việc phát triển các ngành nghề mới.
Bên cạnh những thuận lợi huyện Thạch Thất cũng còn nhiều những khó
khăn, thách thức, nhƣ: quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến cho một
phần khá lớn diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi, sẽ gây khó khăn cho một
bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp là chính, quá trình đô thị hóa cũng tạo
tâm lý thiếu ổn định cho ngƣời dân trong việc sử dụng đất đai và đầu tƣ cho
sản xuất, nhiều nơi nhiều ngƣời có tâm lý trông chờ vào bồi thƣờng khi nhà
nƣớc thu hồi đất nên không đầu tƣ sản xuất và cũng không muốn chuyển đổi,
chuyển nhƣợng để làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tình trạng này kéo dài gây
khó khăn lớn trong công tác quản lý, điều hành và định hƣớng đối với các
hoạt động kinh tế xã hội của địa phƣơng. Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội tuy
đang từng bƣớc xây dựng hoàn thiện song vẫn còn có khó khăn về cơ sở hạ
tầng, nhất là các xã miền núi, các xã nghèo nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Lao động trong ngành
nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, trình độ kỹ thuật hạn chế nên việc
ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông
nghiệp gặp nhiều khó khăn.
16



Nhận thức đúng đắn những thuận lợi, khó khăn là một trong những cơ sở
để Đảng bộ huyện Thạch Thất quán triệt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp xây phát triển kinhn tế nông
nghiệp phù hợp với địa phƣơng.
 Thực trạng kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trƣớc
năm 2008.
Thực hiện chỉ thị 80-CT/TW, ngày 11 - 3 - 1986 của Trung ƣơng về tổ
chức đại hội Đảng các cấp và quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng, từ ngày
21- 9 đến ngày 25 - 9 - 1986, đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ huyện
Thạch Thất đƣợc tổ chức tại UBND huyện. Đại hội xác định nhiệm vụ trọng
tâm là: phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, để không ngừng
nâng cao năng suất lƣơng thực, thực phẩm, đảm bảo đời sống của nhân dân
trong huyện đủ ăn, mặc ấm, phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, giải quyết
các nhu cầu bức xúc về tiêu dùng của nhân dân.
Thực hiện hƣớng dẫn của hội đồng bộ trƣởng, ngày 25 - 9 - 1992, về
“tiếp tục đổi mới nội dung hoạt động của HTX nông nghiệp”, nghị quyết số
07 của tỉnh ủy Hà Tây về “tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn” và đề án “đổi mới tổ chức và phƣơng thức quản lý của HTX nông
nghiệp”, huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất xác định: coi sản xuất nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, lƣơng thực giữ vị trí quan trọng đảm bảo nhu cầu
và ổn định xã hội trên địa bàn huyện. Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và
phát triển, huyện ủy đã có nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, tiếp tục đổi
mới cơ chế khoán 10 trong HTX nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp của
huyện phát triển.
Thực hiện chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 22/05/2000 và chỉ thị số 75-CT/
TW, ngày 03/ 07/ 2000, của ban thƣờng vụ tỉnh ủy Hà Tây về tổ chức đại hội
Đảng các cấp, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trong ba ngày từ 16
đến 18-10-2000, tại hội trƣờng UBND huyện, Đảng bộ huyện Thạch Thất tổ

chức đại hội đại biểu lần thứ XX, nhiệm kỳ 2000 – 2005. Đại hội đề ra
phƣơng hƣớng phát triển: “tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, củng cố khối
17


×