Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đảng bộ huyện ứng hòa (thành phố hà nội) lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN LĂNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN ỨNG HÒA (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO KINH TẾ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hµ néi - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------------

NGUYỄN VĂN LĂNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN ỨNG HÒA (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO KINH TẾ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã sô 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS,TS Hoàng Hồng

Hµ néi - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Lăng


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Hồng,
người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy giáo, cô giáo trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thư viện trường,
các thầy cô và các bạn trong tập thể lớp cao học Lịch sử Đảng QH-2014 đã
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên kho lưu
trữ Văn phòng Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Kinh tế, Phòng
Thống kê… của huyện Ứng Hòa đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình khai
thác và tìm kiếm tư liệu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, động
viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Lăng




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................
CHƢƠNG 1: CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN ỨNG HÒA TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 ...................................
1.1. Các yếu tố tác động và chi phối chủ trƣơng phát triển kinh tế của
Đảng bộ huyện Ứng Hoà ...................................................................................
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..........................................................
1.1.2. Thực trạng kinh tế Ứng Hòa trước năm 2008 ...........................................
1.1.3. Đường lối và chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Đảng bộ thành
phố Hà Nội ...........................................................................................................
1.2. Chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hòa .................
Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA
ĐẢNG BỘ HUYỆN ỨNG HÒA TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 ................
2.1. Chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ....................................................
2.1.1. Phát triển trồng trọt ...................................................................................
2.1.2. Phát triển chăn nuôi ...................................................................................
2.1.3. Thực hiện dồn điền đổi thửa và phát triển kinh tế trang trại........................
2.1.4 Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp ..
2.2. Chỉ đạo phát triển kinh tế công nghiệp .....................................................
2.2.1. Công tác đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng ..............................................
2.2.2. Phát triển công nghiệp-xây dựng ...............................................................
2.2.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp ..................................................................
2.3. Chỉ đạo phát triển kinh tế dịch vụ .............................................................
2.3.1. Phát triển hệ thống thương mại……………………………………………….
2.3.2. Phát triển tín dụng, ngân hàng ...............................................................
2.3.3. Phát triển dịch vụ giao thông vận tải ......................................................



2.3.4. Phát triển các ngành dịch vụ khác ..........................................................
2.4. Kết quả về phát triển kinh tế .....................................................................
Tiểu kết chƣơng 2 ...........................................................................................
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...........................
3.1. Một số nhận xét ...........................................................................................
3.1.1. Về ưu điểm..................................................................................................
3.1.2. Về hạn chế ..................................................................................................
3.2. Một số kinh nghiệm.....................................................................................
KẾT LUẬN .........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................


BẢNG VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Hội đồng nhân dân

HĐND

Hợp tác xã

HTX

Khu công nghiệp


KCN

Kinh tế nông nghiệp

KTNN

Nhà xuất bản

Nxb

Nuôi trồng thủy sản

NTTS

Tiểu thủ công nghiệp

TTCN

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Ủy ban nhân dân

UBND

Vườn - ao - chuồng

V.A.C


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới
đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Năm 1991 Đảng đã thông qua
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Tiếp đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng đề ra nhiệm vụ
“Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt
qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ,
tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn
đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế- xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền
vững”. Tại các kỳ Đại hội IX, X, XI Đảng tiếp tục bổ sung và hoàn thiện
đường lối phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trải
qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến
nay, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Ứng Hoà là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của Thành phố Hà Nội.
Hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế, Đảng bộ và nhân dân
huyện Ứng Hoà trong nhiều năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc
phục mọi khó khăn, thách thức, từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương
phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Trong những năm 20082015 kinh tế của huyện tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển
biến tích cực; bộ mặt huyện Ứng Hoà có nhiều thay đổi; đời sống của nhân
dân không ngừng nâng cao; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định.


1


Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu
phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hoà, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, đúc rút kinh
nghiệm cho hiện tại là công việc cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ huyện Ứng Hoà (Thành
phố Hà Nội) lãnh đạo kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015” làm đề tài luận
văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế Việt
Nam thời kỳ đổi mới
Các công trình nghiên cứu đã được in thành sách gồm có: Trần Đình
Thiên (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phác thảo lộ trình,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trần Đình Giao (1996), Suy nghĩ về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thanh (2005) Phát triển nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb
Chính trị Quốc gia; Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp, thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia; PGS. TS
Nguyễn Điền (1994), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
ở các nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia; Trương Thị Tiến
(1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia; Nguyễn Xuân Thảo (2004) Góp phần phát triển bền vững nông
thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia… Các công trình này đã nêu ra được
một số yếu tố tác động đến sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Đồng
thời, các tác giả đã đưa một số biện pháp, giải pháp nhằm khắc phục hạn chế,
2



thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế trong đó chủ đạo là ngành công
nghiệp và dịch vụ.
Các bài báo cáo khoa học, bài viết đã được đăng lên một số tạp chí gồm
có: Võ Văn Kiệt (1996), Những giải pháp lớn nhằm phát huy sức mạnh của
toàn dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Cộng sản, (số 21);
Nguyễn Sinh Cúc (2000), Sản xuất công nghiệp ở nước ta thực trạng và giải
pháp, Tạp chí Cộng sản, (số 3); Hoàng Thị Bích Loan (2006), công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở một số nước Đông Nam Á bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 1); Nguyễn Tấn Dũng (2002), Để
nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững người dân giàu lên, Tạp chí Cộng
sản tháng 10, (số 28); Nguyễn Sinh Cúc (2002), Tổng quan nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam đầu thế kỳ XXI, Tạp chí Lao động và xã hội, (số 197);
Đặng Kim Oanh (2009), Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong
thời kỳ đổi mới, tạp chí Lịch sử Đảng, (số 8) … Các bài viết này đã nghiên
cứu sâu thực trạng của một số ngành kinh tế đồng thời đưa ra những giải pháp
nhằm phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các công trình đã làm rõ được chủ
trương của Đảng về phát triển các ngành kinh tế.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu có đề cập tới kinh tế huyện Ứng Hòa
Đã có một số công trình đề cập đến kinh tế huyện Ứng Hòa như: “Lịch sử
Đảng bộ huyện Ứng Hòa (1930 - 2010), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ứng
Hòa, Nxb Lao động, 2010; “Địa chí Ứng Hòa”, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
Ứng Hòa, Nxb Chính trị quốc gia, 2015: nội dung thể hiện của các công trình
tương đối toàn diện, hệ thống, tập trung làm sáng tỏ các mặt địa lý, lịch sử, kinh
tế, văn hóa và các mối liên hệ giữa chúng trên cái nền địa lý. Các công trình đã
thể hiện chân thực về địa - lịch sử, địa - kinh tế, địa - văn hóa, địa - xã hội của
vùng đất Ứng Hòa trải qua quá trình biến đổi phức tạp của lịch sử.
Luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Thị Cúc (2015), Đảng bộ huyện Ứng Hòa


3


(Hà Nội) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2008 đến năm 2014,
luận văn thạc sĩ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Đại học Quốc
gia Hà Nội: Luận văn đã hệ thống hóa quan điểm đường lối phát triển KTNN
của Đảng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Ứng Hòa vận dụng vào thực tiễn địa phương để lãnh đạo phát triển
KTNN; nêu lên những thành tựu và hạn chế của sự phát triển KTNN, đồng
thời đúc rút một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ huyện Ứng Hòa trong
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về Đảng bộ huyện
Ứng Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung trong những năm 2008 - 2015.
Song đây là những tài liệu tham khảo quan trọng, tiếp cận các sự kiện lịch sử,
là cơ sở để phân tích những thành tựu hạn chế của huyện Ứng Hòa trong quá
trình lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
- Khôi phục chân thực quá trình Đảng bộ huyện Ứng Hòa lãnh đạo phát
triển kinh tế từ năm 2008 đến năm 2015.
- Chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ huyện Ứng Hòa trong
lãnh đạo phát triển kinh tế và rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ phát
triển kinh tế của huyện hiện nay.
Nhiệm vụ
- Phân tích các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế của
Đảng bộ huyện Ứng Hòa.

4



- Trình bày theo tiến trình lịch sử chủ trương và các biện pháp của
Đảng bộ huyện Ứng Hòa trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế từ năm
2008 đến năm 2015.
- Đánh giá vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hòa.
- Đúc rút bài học kinh nghiệm từ quá trình trên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và các biện pháp trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hòa từ năm 2008 đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế của huyện
Ứng Hòa gồm: chủ trương và các biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ, hoạt động
của các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
- Về thời gian và không gian: từ năm 2008 đến năm 2015 trên địa bàn
huyện Ứng Hòa. Năm 2008 là năm huyện Ứng Hòa (tỉnh Hà Tây) hợp nhất
với thủ đô Hà Nội. Năm 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XXII.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu
- Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ IX, X, XI, XII các nghị quyết của Hội nghị Trung ương và các
chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng liên quan đến phát triển kinh tế.
- Các nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế.

5


- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế của
Huyện ủy, UBND và một số ban ngành của huyện Ứng Hòa.
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử để mô tả, trình bày quá trình
Đảng bộ huyện Ứng Hòa lãnh đạo phát triển kinh tế trong những năm 2008 2015 và phương pháp logic để tổng hợp, khái quát và nhận xét, đánh giá quá
trình đó. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê để làm rõ các
sự kiện lịch sử.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần tái tạo lịch sử lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ
huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
- Khẳng định thành tựu, hạn chế và bước đầu rút ra những bài học kinh
nghiệm phục vụ quá trình lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hòa giai
đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo.
- Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương.
7. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Ứng Hoà
từ năm 2008 đến năm 2015.
Chƣơng 2: Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện
Ứng Hoà từ năm 2008 đến năm 2015.
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

6


CHƢƠNG 1: CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA
ĐẢNG BỘ HUYỆN ỨNG HÒA TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015
1.1. Các yếu tố tác động và chi phối chủ trƣơng phát triển kinh tế
của Đảng bộ huyện Ứng Hòa
1.1.1. Điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý
Ứng Hòa là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ, có vị trí là “cửa ngõ của Thủ
Đô”. Từ năm 2008 , theo Nghị quyết của Quốc Hội khóa XII, ngày 29 tháng 5
năm 2008 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, toàn bộ tỉnh Hà Tây
hợp nhất với Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, Ứng Hòa là một huyện thuộc Thành phố
Hà Nội. Với vị trí nằm ở phía nam của thành phố Hà Nội, phía bắc giáp huyện
Chương Mỹ và Thanh Oai, phía nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim
Bảng (Hà Nam), phía tây giáp huyện Mỹ Đức, phía đông giáp huyện Phú
Xuyên, Ứng Hòa có vai trò lớn về vị trí địa lý - chính trị, là địa bàn ngăn cách
giữa vùng bán sơn địa và vùng núi phía tây với vùng đồng bằng; có điều kiện
thuận lợi trong việc giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện và tỉnh
xung quanh, là cầu nối giao thông về đường bộ, đường sông với các vùng khác.
Về địa giới hành chính
Ứng Hòa gồm 01 thị trấn (Vân Đình) và 28 xã là Cao Thành, Đại
Cường, Đại Hùng, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hoa
Sơn, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù
Lưu, Phương Tú, Quảng Phú Cầu, Sơn Công, Hoà Phú, Đội Bình, Tảo Dương
Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.
Tài nguyên thiên nhiên
Địa hình Ứng Hoà tương đối bằng phẳng, là đồng bằng châu thổ, có độ
7


cao trung bình là 1,5m, cao nhất là 4m ở vùng Viên An, Viên Nội, thấp nhất
là 6m ở vùng Trầm Lộng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
Với đặc điểm đó, địa hình huyện Ứng Hòa có thể chia thành ba vùng: Vùng 1
(vùng ven sông Đáy) gồm 12 xã là Viên An, Viên Nội, Cao Thành, Sơn Công,
Đồng Tiến, Hòa Xá, Hòa Phú, Hòa Nam, Vạn Thái, Phù Lưu, Lưu Hoàng,
Hồng Quang. Vùng này là những xã nằm dọc sông Đáy, phía trong đồng chủ
yếu trồng lúa, phía ngoài bãi chủ yếu trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây

ăn quả, chăn nuôi đại gia súc. Vùng 2 (vùng cao ở phía Bắc) gồm Thị trấn
Vân Đình và 5 xã là Trường Thịnh, Quảng Phú Cầu, Hoa Sơn, Liên Bạt, và
Tảo Dương Văn. Vùng có địa hình tương đối cao so với các xã khác trong
huyện, chủ yếu là thâm canh lúa. Vùng 3 (vùng trũng) gồm 11 xã là Phương
Tú, Đội Bình, Trung Tú, Đồng Tân, Minh Đức, Kim Đường, Đại Hùng, Đại
Cường, Đông Lỗ, Hòa Lâm, Trầm Lộng. Đây được coi là vùng rốn nước của
cả tỉnh Hà Tây cũ, có độ cao thấp hơn mặt nước biển 0,5m, thường xuyên bị
ngập lụt trong mùa mưa bão. Do điều kiện địa hình trũng không được bồi đắp
phù sa hàng năm nên đất đai có độ chua cao, thường trồng trọt hai vụ lúa 1 vụ
đông (đậu tương, ngô hoặc rau). Đây cũng chính là vùng sinh thái nông
nghiệp của huyện, có sự khác biệt tương đối rõ rệt về điều kiện đất đai, cơ cấu
cây trồng và vật nuôi.... vì vậy đây là vùng chủ yếu trồng lúa và cây vụ đông,
chăn nuôi phát triển gia súc, gia cầm, thủy sản. Đây là cơ sở quan trọng mà
Đảng bộ huyện Ứng Hòa chỉ đạo quy hoạch sử dụng đất và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp. Như vậy, đặc điểm địa hình huyện Ứng Hòa rất
thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Cấu tạo đất ở các vùng cao có cường độ
cao, thuận lợi để bố trí các công trình công nghiệp.
Khí hậu Ứng Hòa mang đặc trưng của vùng khí hậu đồng bằng Bắc bộ,
nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của hai hướng gió chính là gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh,

8


chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khô xen lẫn gió biển nhiệt đới ẩm gây
nên những giao động mạnh trong chế độ nhiệt ẩm và cả chế độ mưa. Trong
mùa đông thường xuất hiện những ngày rét xen kẽ những ngày nắng ấm, có
những ngày hanh khô “nứt nẻ da chân” lại có những ngày nồm khiến nền nhà
“đổ mồ hôi”. Xen giữa mùa Đông và mùa Hè có hai mùa chuyển tiếp. Mùa
xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, nhiệt độ tăng dần, kèm theo mưa xuân,

cây trồng phát triển mạnh. Mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 7, thời tiết nóng nực,
kéo theo mưa rào và gió bão. Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, thời tiết mát
dịu, mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ xuống
thấp, giá rét, kéo theo mưa phùn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt.
Với những đặc trưng của khí hậu vùng châu thổ, khí hậu Ứng Hòa mang
những đặc điểm sau: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,50C, chênh lệch cao
giữa các mùa, trong đó cao nhất là 36 - 370C (tháng 6) và nhiệt độ thấp nhất là
9 - 100C (tháng 1). Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%, trong đó tháng cao
nhất (tháng 3 và tháng 4) là 88%, tháng thấp nhất (tháng 12) là 80%. Lượng
mưa trung bình hàng năm là 1.900mm, trong đó tập trung vào tháng 8, tháng
9 và thấp nhất là tháng 12 hàng năm. Tổng số giờ nắng trong năm là 4.350 giờ.
Với đặc điểm khí hậu có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều rất thuận lợi
cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và một số loại cây ôn đới chất lượng
cao. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Ứng Hòa vẫn chưa khắc phục được một
số những tồn tại do ảnh hưởng của khí hậu. Vì vậy, nhà nước cần có những
chính sách, biện pháp kịp thời khắc phục những hạn chế đó.
Mạng lưới sông, ngòi, hồ, ao của Ứng Hòa đa dạng và phong phú, có
hai hệ thống sông chủ yếu là sông Đáy ở phía Tây Nam và sông Nhuệ ở phía
Đông Nam là nguồn cung cấp nước chủ yếu. Trước đây sông Đáy có tên là
Hát Giang, một phân lưu của bên bờ phải của sông Hồng tại Hát Môn và cũng
là tụ điểm thứ hai sau ngã ba Hạc. Dòng sông Đáy chảy từ Việt Trì xuống đến

9


cửa Đáy rồi đổ ra biển. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240km và lưu vực
(cùng với phụ lưu sông Nhuệ). Là một phân lưu của sông Hồng ở địa phận Hà
Nội giữa hai huyện Phúc Thọ và Đan Phượng. Xuôi đến Vân Đình thì lòng
sông rộng ra. Sông Đáy chảy qua huyện Ứng Hòa với tổng chiều dài là 31km.
Lượng nước để nuôi sông Đáy được cung cấp chủ yếu là do các sông nhánh,

quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông Đào, sông Nhuệ. Nguồn nước tự
nhiên của sông Đáy kết hợp với chế độ điều hòa của hệ thống thủy lợi đã phục
vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế như giao thông, thủy sản và
đặc biệt là ngành nông nghiệp. Sông Đáy còn là trục tiêu thoát chính trong
mùa lũ và hoàn toàn mang đặc thù của sông ở đồng bằng: lòng và bãi sông
biến đổi mạnh về chiều rộng. Sông Nhuệ là một con sông nhỏ dài khoảng 76
km, bề rộng trung bình từ 30 - 40m, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, bắt đầu từ cửa Hàm Rồng thuộc làng Hạ Mỗ huyện
Đan Phượng, chảy qua các cánh đồng phì nhiêu của các huyện Từ Liêm, quận
Hà Đông, huyện Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên và qua địa bàn huyện
Ứng Hòa 11km. Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng, là nguồn cung cấp nước
lớn cho nông nghiệp, đặc biệt còn là con sông tiêu nước cho thành phố Hà
Nội, quận Hà Đông. Cùng với hệ thống ao, hồ đã mang lại nguồn nước mặt
cho huyện Ứng Hòa tương đối lớn (1,488 ha). Nguồn nước của sông Đáy và
sông Nhuệ còn có chứa lượng phù sa, chất lượng tốt thích hợp cho việc cải
tạo đồng ruộng và các kênh tưới tiêu. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho
ngành nông nghiệp huyện Ứng Hòa phát triển. Tuy nhiên nguồn nước ngầm
chưa được thăm dò, đánh giá cụ thể, nhưng theo kết quả sơ bộ cho thấy mực
nước ngầm khoảng ở độ sâu 15m – 25m, chất lượng tốt, có thể khai thác và sử
dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Diện tích đất tự nhiên của huyện Ứng Hòa là 18.372,25ha, trong đó:
Đất nông nghiệp: 12.873,16ha, chiếm 70,07% diện tích đất tự nhiên. Đất

10


chuyên dùng: 3.160 ha, chiếm 17,20%. Đất ở: 1.313 ha, chiếm 7,15%. Hầu
hết toàn bộ diện tích đất của huyện đã được sử dụng vào mục đích kinh tế,
dân sinh. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người khoảng
650m2/người và 1.296m2/lao động nông nghiệp (cao hơn mức bình quân

chung của Tỉnh Hà Tây là 1.046m2/lao động. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp
của Ứng Hòa tương đối cao: 2,4 lần. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nhằm tăng sản xuất nông nghiệp cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa vào
sử dụng những loại giống cây trồng có giá trị cao và năng suất cao. Hầu hết
đất của Ứng Hòa là đất phù sa Sông Hồng, có độ phì nhiêu cao, thích hợp và
rất tốt cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực, rau, đậu thực phẩm
và cây ăn quả. Trong giai đoạn hiện nay, diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng giảm, đất chuyên dùng và đất ở có xu hướng tăng. Vì vậy cần có
những chính sách để cân đối và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Về khoáng sản, Ứng Hòa tuy không thuộc vào nhóm khu vực giàu
khoáng sản của vùng Đồng bằng sông Hồng, nhưng một số xã có vị trí thấp,
trũng cũng có một loại khoáng sản là than bùn như xã Trung Tú, Đồng Tân,
Hòa Lâm, Trầm Lộng, Minh Đức, Kim Đường, Đông Lỗ và Đại Hùng. Đây là
nguồn nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho trồng trọt. Ngoài ra,
một số xã có vị trí nằm ven sông Đáy từ Viên An đến Đội Bình kéo dài 31km
cũng khai thác được một lượng cát lớn nhằm phục vụ cho xây dựng.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Nằm ở vị trí khá thuận lợi để giao lưu với các vùng xung quanh, với hai
trục đường chính: Quốc lộ 21B nối Quốc lộ 6 từ quận Hà Đông đến huyện
Thanh Oai và qua Ứng Hòa với huyện Mỹ Đức và sang Hòa Bình. Tỉnh lộ 75
nối Quốc lộ 21B với huyện Phú Xuyên. Bên cạnh đó là các đường liên tỉnh,
liên huyện, liên xã, liên thôn đan chéo nhau rất thuận lợi cho việc giao lưu
hàng hóa trong huyện, đặc biệt cũng là một nơi cung cấp cho nội thành Hà Nội

11


những nông sản thiết yếu. Ngoài ra, Ứng Hòa có hai con sông chảy qua, đó là
sông Đáy và sông Nhuệ, không chỉ tạo điều kiện cho bà con phát triển một số
ngành đánh bắt mà cũng thuận lợi cho việc đi lại bằng đường sông trong quá

trình giao lưu, trao đổi với các vùng phụ cận, nhất là đối với huyện Mỹ Đức.
Nhân dân Ứng Hòa vốn hay lam hay làm nên từ xa xưa đã nổi tiếng với
một số nghề thủ công. Tiêu biểu là làng nghề may Trạch Xá, làng bún Bặt,
làng đàn Đào Xá, làng khảm trai Cao Xá... Ngày nay, huyện Ứng Hòa còn
phát triển thêm một số nghề thủ công như mây tre đan Trường Thịnh, Tăm
hương Quảng Phú Cầu, rèn Vũ Ngoại....đã làm cho quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp có những bước đột phá mới.
Dân số đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngành nông
nghiệp. Năm 2010, dân số của huyện Ứng Hòa là 183.898 người. Ứng Hòa đã
thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ đồng thời thực hiện tốt sự chỉ đạo của các
cấp, ngành địa phương, trong thời gian qua tỷ suất sinh của huyện có xu
hướng giảm dần, bình quân/ năm thời kỳ 2000 – 2005 là 0,5 – 0,6%. Tỷ lệ
tăng tự nhiên của dân số giảm xuống 0,79%. Theo mức đó thì đến năm 2020,
dân số huyện Ứng Hòa khoảng 209.200 người, trong đó qui mô dân số đô thị
là 58.500 người chiếm 28% dân số huyện; dân số nông thôn là 150.700 người,
chiếm 72% dân số huyện. Mật độ dân số trung bình của huyện Ứng Hòa là
1.066 người/km2, trong đó mật độ dân số khu vực đô thị là 2.519 người/km2
và mật độ dân số khu vực nông thôn là 1.022 người/km2. Là khu vực đồng
bằng thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên cư dân ở đây 100% là
người kinh, bởi vậy rất thuận tiện trong quá trình chỉ đạo và thực hiện các
chính sách của Đảng bộ huyện Ứng Hòa.
Nguồn nhân lực
Với đặc trưng là cư dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cần cù
chịu khó, những người con của quê hương Ứng Hòa có truyền thống hiếu học,

12


tích cực trong lao động sản xuất. Bởi vậy đã tạo nên cho huyện nhà một
nguồn lao động dồi dào và có trình độ, tiếp thu, học hỏi, thích ứng với những

tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Theo thống kê năm 2010, dân số của huyện
Ứng Hòa là 183.898 người, số dân trong độ tuổi lao động là 94.865 người,
51,6% tổng dân số huyện. Hàng năm nguồn lao động này không ngừng tăng,
ước tính đến năm 2020 số dân trong độ tuổi lao động là 142.200 người. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo ước đạt 45,2%. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển
nền kinh tế của Ứng Hòa.
Mảnh đất Ứng Hòa được biết đến với truyền thống hiếu học, đất khoa cử
của xứ Bắc Hà xưa. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng Nho học (với
trên 30 tiến sĩ) và những nhân tài kiệt xuất như: Mai Danh Tông, Nguyễn
Thượng Hiền, Bùi Bằng Đoàn... Thời hiện đại, Ứng Hòa có những người con
ưu tú, kiên trung đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc như:
Trần Đăng Ninh, Trịnh Tố Tâm... Gần đây, các thế hệ con em Ứng Hòa tiếp tục
ghi danh trong những trang vàng về thành tích học tập và cống hiến như: Giáo
sư Ngô Bảo Châu đạt giải toán học FIELDS và nhiều tấm gương học sinh
nghèo vượt khó, học giỏi, đạt thành tích cao trong các kỳ thi đại học, cao đẳng.
Ứng Hòa cũng là nơi vẫn bảo tồn được những công trình văn hóa nghệ
thuật đặc sắc, có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và tâm linh,
được xếp hạng và công nhận là di tích lịch sử như: Đền Đức Thánh Cả (thôn
Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang), đình Viên Đình (Đông Lỗ), đình Hoàng Xá (Vân
Đình), chùa Chòng (Trầm Lộng), đình - chùa - văn chỉ thôn Tử Dương, nhà
thờ danh nhân Nguyễn Thượng Hiền... Ngoài ra, những giá trị văn hóa phi vật
thể, phong tục tập quán, hương ước, hội làng, kết chạ, các loại hình nghệ thuật
truyền thống, võ cổ truyền, thể thao truyền thống, trò chơi dân gian,... vẫn
luôn được gìn giữ, thấm đẫm trong đời sống người dân Ứng Hoà. Từ rất sớm,
người Ứng Hòa gây dựng nên nhiều nghề thủ công truyền thống như áo dài

13


(Trạch Xá), dệt (Hoà Xá), sản xuất nhạc cụ (Đào Xá), hương đen (Xà Cầu),

khảm trai (Cao Xá),...
Mảnh đất Ứng Hòa không chỉ cần cù, sáng tạo trong lao động, giỏi
đánh giặc, hiếu học, mà còn có nét ẩm thực tinh tế. Từ hạt gạo, người Ứng
Hòa làm ra bánh cuốn Vân Đình, bánh dày (Nội Xá - Vạn Thái), bánh gai
(Hòa Phú), bánh đa (Thanh Ấm - Vân Đình), bún làng Bặt (Liên Bạt). Món
vịt cỏ Vân Đình, thịt chó Vân Đình, thịt chó Đông Lỗ, ốc nhồi hấp, lươn om
củ chuối... được chế biến tài hoa, tạo nên nét ẩm thực khác biệt so với các
vùng quê khác trong cả nước.
Những điều kiện về tự nhiên cũng có phần ưu ái đó, mang đặc trưng
của vùng khí hậu của vùng châu thổ Sông Hồng, mưa thuận gió hòa; lại thêm
đất đai tương đối màu mỡ. Cùng với những điều kiện về con người, kiên
cường, bất khuất trong đấu tranh, cần cù trong lao động sản xuất, về truyền
thống lịch sử, văn hóa...đã tạo nên cho Ứng Hòa những điều kiện thuận lợi
nhất để phát triển một nền kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Tuy nhiên, Ứng Hòa vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, đó là: Trên một nửa số
xã của huyện nằm ở khu vực chiêm trũng. Bởi vậy, nếu vào mùa mưa, sẽ rất
dễ bị ngập ũng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của bà con nông dân. Bên
cạnh đó, tuy là có vị trí gần với nội đô, nhưng Ứng Hòa cũng chưa được đầu
tư cho phù hợp. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng còn thấp, số lao
động chưa qua đào tạo và không có việc làm ổn định chiếm tỉ lệ cao, chưa thu
hút được lao động dẫn đến tình trạng lạo động bỏ đi làm ăn theo thời vụ ngày
càng nhiều. Số cán bộ có trình độ chuyên môn sâu nhiều, cán bộ quản lý chưa
năng động đã dẫn đến nhiều yếu kém.
1.1.2. Thực trạng kinh tế Ứng Hòa trước năm 2008
Trong những năm đầu thực hiện đường lối CNH, HĐH, nền kinh tế của
huyện Ứng Hòa đã có những bước tiến bộ mới. Cơ cấu kinh tế đã có sự

14



chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng của ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành
nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch còn diễn ra chậm, tốc độ phát
triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bước vào thời kỳ CNH,
HĐH, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã chú trọng phát triển các ngành công
nghiệp và coi đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh
tế của địa phương trong thời kỳ CNH, HĐH. Do tài nguyên khoáng sản trên
địa bàn huyện không nhiều nên ngành công nghiệp khai thác còn gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên, Ứng Hòa là huyện có nguồn lao động dồi dào nên đã
từng bước hình thành và đáp ứng được các ngành công nghiệp nhẹ, gia công
như: may mặc, giày da, dệt sợi… Bên cạnh đó, Huyện đã hình thành các làng
nghề thủ công truyền thống: nghề làm tăm hương (xã Quảng Phú Cầu); nghề
may áo dài (Thôn Trạch Xá- Hòa Lâm); nghề làm giầy da (thôn Thần – Minh
Đức)... Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã thu hút nguồn
nhân lực khá lớn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, các ngành công nghiệp, TTCN cũng
gặp phải một số vấn đề khó khăn: Đảng bộ huyện Ứng Hòa chưa xác định
được mặt hàng chủ lực, các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, chưa tập trung.
Trang thiết bị sản xuất còn lạc hậu, yếu kém dẫn đến năng suất lao động thấp,
thu nhập của người lao động chưa cao, đời sống của công nhân được cải thiện
nhưng không đáng kể.
Huyện Ứng Hòa đã tập trung lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn,
tận dụng tối đa các nguồn lực phát triển ngành nông nghiệp. Nhờ áp dụng các
biện pháp khoa học - kỹ thuật, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên
ngành nông nghiệp của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực cả về năng suất
và sản lượng. Bước đầu huyện đã tổ chức triển khai quy hoạch các vùng

15



chuyên canh trồng lúa, hoa màu. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện Ứng Hòa cũng
tạo điều kiện thuận lợi về giống, vốn nhằm phát triển chăn nuôi, từng bước
đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Mô hình kinh tế V.A.C
ngày càng phát huy hiệu quả mang lại nguồn thu lớn cho nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, kết quả tích cực đã đạt được thì
ngành nông nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn: Cơ giới hóa được đưa
vào sản xuất nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Tại nhiều địa phương trong
huyện, nhân dân vẫn sử dụng phương thức canh tác truyền thống, sửa dụng
sức lao động của con người, vật nuôi là chính. Mặt khác, chất lượng sản phẩm
nông sản chưa được nâng cao qua đó đã ảnh hưởng đến giá trị của một số mặt
hàng đặc biệt là lúa gạo. Ngành chăn nuôi đã bước đầu chuyển biến tích cực
tuy nhiên tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Số
lượng các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại
chưa nhiều, chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là khi đường lối CNH,
HĐH, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành thương mại, dịch vụ của huyện
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã phát
huy được thế mạnh về vị trí địa lý để phát triển ngành thương mại. Hệ thống
các chợ được xây dựng và phân bố rộng khắp đã thúc đẩy các hoạt động buôn,
bán phát triển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Ứng Hòa có khá nhiều các di tích
lịch sử, lễ hội truyền thống như: khu di tích cách mạng ATK Chùa Chòng,
Bảo tàng chiếc gậy Trường Sơn, Đền Đức thánh Cả… đã thu hút hàng nghìn
du khách thập phương về tham quan và dự lễ.
Xuất phát từ thực tế trên đã đòi hỏi Đảng bộ huyện Ứng Hòa phải
nhanh chóng đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu xót,
phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương.

16



1.1.3. Đường lối và chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Đảng
bộ thành phố Hà Nội
1.1.3.1. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng (2006 - 2010) đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “Đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về
nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh
thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [22, tr 19].
Một số nhiệm vụ: Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu
hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh,
tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước
đang phát triển có thu nhập thấp. Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực
hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và
hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
đặc điểm của nước ta. Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế,
mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền
kinh tế. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức [22, tr 20].
Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, định hướng phát
triển kinh tế của Đảng được thể hiện rõ rệt nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng,
cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH - HĐH, phát triển nhanh, bền vững.

17



×