Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Thái độ của học sinh trường THPT chợ đồn, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn về vấn đề bạo lực học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.05 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MÂY

THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT
CHỢ ĐỒN, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ MÂY

THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG THPT
CHỢ ĐỒN, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.04.01

Người hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM THỊ THU HOA

Hà Nội – 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, mọi kết quả đạt được trong đề tài nghiên cứu này
hoàn toàn mới, không có sự sao chép các nghiên cứu khác. Các kết quả
nghiên cứu chưa từng được công bố hoặc sử dụng trong bất kỳ hình thức
nào.
Lời cam đoan này là đúng sự thực và tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

Học viên

Nguyễn Thị Mây


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa
người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều tri thức kinh nghiệm và luôn theo sát,
hướng dẫn về mặt nội dung và phương pháp cho em trong suốt quá trình làm luận
văn. Trong quá trình làm luận văn em đã gặp phải rất nhiều khó khăn, cô đã ân cần
động viên để em có thể hoàn thành luận văn của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý học đã
giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô và cảm ơn các em học sinh
trường THPT Chợ Đồn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình điều tra.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành

luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý của các thầy cô
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Mây


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu..................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 4
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu ....................................................... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5
1.1.1. Những nghiên cứu về bạo lực học đường............................................................ 5
1.1.2. Những nghiên cứu về thái độ .............................................................................12
1.1.3. Những nghiên cứu về thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học
đường ..............................................................................................................................17
1.2. Một số vấn đề lý luận của đề tài ..................................................................... 18
1.2.1 Lý Luận về thái độ................................................................................... 18
1.2.2. Lý luận về bạo lực học đường ................................................................ 23

1.2.3. Khái niệm thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với bạo lực học
đường ...............................................................................................................................31
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường ... 35
1.3.1 Các yếu tố chủ quan ............................................................................................35
1.3.2 Yếu tố khách quan ................................................................................................37
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 40
Chƣơng 2: Tổ chức nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.............................. 41
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu .................................................... 41
2.2. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................ 42
2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu xác định đề tài ................................................................42


2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu xây dựng đề cương ........................................................42
2.2.3. Giai đoạn xây dựng cơ sở lý luận.......................................................................42
2.2.4. Nghiên cứu thực tiễn ............................................................................................43
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu ........................................................44
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................................45
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ..............................................................................49
2.3.4. Phương pháp quan sát.........................................................................................49
2.3.5. Phương pháp thống kê toán học bằng xử lý số liệu .........................................50
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................... 52
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 53
3.1. Thái độ của học sinh trường Trung học phổ thông chợ Đồn đối với vấn đề
bạo lực học đường ................................................................................................. 53
3.1.1. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt
nhận thức ............................................................................................... 53
3.1.2. Thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở
mặt cảm xúc .............................................................................................. 65
3.1.3. Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt hành vi .70

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học
đường ..................................................................................................................... 81
3.2.1 Yếu tố cá nhân học sinh ........................................................................................83
3.2.2 Yếu tố khách quan .................................................................................................86
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 97
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 102


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu khách thể .......................................................................... 44
Bảng 3.1. Nhận thức về hành vi bạo lực học đường của học sinh ............................ 54
Bảng 3.2 Sự đồng tình với các hành vi BLHĐ của học sinh .................................... 56
Bảng 3.3: Cảm xúc của học sinh khi chứng kiến hành vi BLHĐ ............................. 65
Bảng 3.4: Mức độ thực hiện các hành vi BLHĐ của học sinh ................................. 73
Bảng 3.5 Sự khác biệt nam nữ đối với việc thực hiện hành vi bạo lực thể chất. ...... 74
Bảng 3.6: Sự khác biệt về hành vi bạo lực tình dục giữa nam và nữ ........................ 77
Bảng 3.7: Sự khác biệt của học sinh ở các khối trong việc phải chịu các hành vi bạo
lực học đường ............................................................................................................ 79
Bảng 3.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi BLHĐ ................................................ 82
Bảng 3.9 Kỹ năng xử lý tình huống của học sinh ..................................................... 83
Bảng 3.10: Sự khác biệt nam nữ khi đánh giá sự ảnh hưởng do cha mẹ ly hôn ....... 87

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của A. Maslow ...................................................36
Biểu đồ 1: Nhận thức của học sinh về hình thức bạo lực thể chất ............................58
Biểu đồ 2: Nhận thức của học sinh về hình thức bạo lực vật chất ............................59
Biểu đồ 3: Nhận thức của học sinh về hình thức bạo lực tinh thần ..........................60
Biểu đồ 4: Nhận thức của học sinh về hình thức bạo lực tình dục ...........................62

Biểu đồ 5: Nhận thức về hậu quả của BLHĐ ...........................................................64
Biểu đồ 6: Nhóm cảm xúc tích cực khi chứng kiến hành vi BLHĐ .........................67
Biểu đồ 7: Cảm xúc của học sinh khi bị thầy cô giáo nhắc nhở nặng lời .................69
Biểu đồ 8: hành vi của học sinh khi chứng kiến BLHĐ ...........................................71
Biểu đồ 9: Hành vi của học sinh khi bị giáo viên nhắc nhở nặng lời .......................72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đều biết rằng trường học là nơi cung cấp cho các em học sinh
những tri thức khoa học cũng là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho các em, bồi
dưỡng cho các em tâm hồn trong sáng, dạy dỗ các em những quan niệm đúng đắn
về cuộc sống, về lòng nhân ái, bao dung. Ở lứa tuổi cắp sách đến trường, các em
thường không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người
xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi
nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm
ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Còn với hiện tại, những vấn đề này không
chỉ đơn thuần là tranh cãi để tranh luận mà đã tiến triển thành những mâu thuẫn,
xích mích và dẫn tới những hành vi bạo lực học đường.
Bởi vậy, thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) đang diễn
ra tràn lan. Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ
em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố trong những ngày cuối năm
2012, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần.
Bạo lực học đường hiện đang có xu hướng gia tăng, kể cả số lượng vụ việc lẫn tính
chất nghiêm trọng [48]. Còn theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong một
năm học xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học.
Trong đó cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000
học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Những vụ việc này trở thành
hồi chuông báo hiệu sự gia tăng bạo lực trong lứa tuổi học sinh. [49]. Mức độ
nghiêm trọng của các vụ bạo lực học đường được thể hiện rõ qua những đoạn video

do chính các em quay lại và đưa lên mạng xã hội trong những năm gần đây. Những
hành vi này dẫn tới những hệ quả vô cùng nghiêm trọng về mặt thể chất như bầm
tím, gẫy xương, trầy xước, tổn thương ngoài da thậm chí là tử vong. Hơn nữa, nạn
nhân của hành vi bạo lực sẽ phải chịu tổn thương lớn về mặt tinh thần chẳng hạn
như nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái lo âu, buồn bã, chán nản, căng thẳng, mệt mỏi.
Bản thân những học sinh có hành vi bạo lực sẽ bị bạn bè xa lánh, phải chịu các hình
thức kỷ luật của nhà trường và sự khiển trách từ gia đình nạn nhân.

1


Đối với các em ở tuổi Trung học phổ thông (THPT), tính tự trọng đặc biệt
phát triển. Các em thường không chịu được sự xúc phạm của người khác đối với
mình. Một câu nói hay một hành động xúc phạm của người khác có thể là nguyên
cớ gây xung đột, thậm chí ẩu đả ở lứa tuổi này. Chính vì thế, mà không ít những vụ
BLHĐ xảy ra chỉ vì những lời nói tưởng chừng rất đơn giản, có lúc như vô tình hay
chỉ vì thoáng nghe bạn nói xấu mình ở đâu đó. Tính tự trọng phát triển cũng là một
trong những nhân tố tạo nên tâm lý bốc đồng ở học sinh lứa tuổi này. Tâm lý bốc
đồng là điểm yếu làm cho học sinh dễ bị kích động bởi người khác. Đó cũng là một
trong những nguyên nhân dễ dẫn đến hành vi bạo lực các em lứa tuổi này.
Xét riêng đối với trường THPT Chợ Đồn của huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
thì đây là một trường THPT ở miền núi cũng là trường THPT duy nhất của huyện
nên những học sinh trong trường là con em từ tất cả các xã khác nhau trong huyện
hội tụ về thị trấn để học tập. Việc xuất phát từ nhiều địa phương khác nhau làm nên
sự đa dạng về mặt tính cách cho những học sinh của trường. Với nền tảng gia đình
của các em là văn hóa làng xã, việc người dân dùng vũ lực để giải quyết các mâu
thuẫn là chuyện không hiếm thấy, điều đó phần nào ảnh hưởng tới quá trình phát
triển nhân cách của các em và hành vi ứng xử của các em khi gặp các tình huống
khác nhau. Vậy khi đứng trước tình huống xảy ra BLHĐ thì học sinh có suy nghĩ gì,
thái độ như thế nào, cảm xúc và hành động của các em ra sao? Đó là điều mà chúng

tôi băn khoăn. Mặc dù với diễn biến phức tạp của thực trạng BLHĐ như hiện nay có
nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã đi sâu tìm hiểu, phân tích nguyên nhân cũng
như tìm ra các giải pháp hạn chế BLHĐ nhưng hiện tại chưa có đề tài nào nghiên
cứu trên địa bàn huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thái độ của học sinh trường
Trung học phổ thông Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn về vấn đề bạo lực
học đường” nhằm tìm hiểu thái độ của học sinh đối với vấn đề BLHĐ, từ đó có thể
làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên. Chúng tôi hy vọng có thể đưa ra các giải pháp
nhằm giúp các em nâng cao nhận thức và có thái độ phù hợp với BLHĐ.

2


2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, làm rõ thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn đối với
BLHĐ.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm thay đổi thái độ của học sinh theo chiều
hướng tích cực về vấn đề này.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thái độ của học sinh THPT khi chứng kiến các hành vi BLHĐ.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh thuộc ba khối 10, 11 và 12 và một số cán bộ, giáo viên của trường
THPT Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận
- Xác định những quan điểm lý luận và phương pháp luận định hướng cho
quá trình nghiên cứu.
- Tổng quan tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứu
các vấn đề lý luận về thái độ, bạo lực, BLHĐ, thái độ của học sinh về BLHĐ, các

yếu tố ảnh hưởng đến BLHĐ.
4.2. Nghiên cứu thực trạng
- Đánh giá thực trạng thái độ của học sinh trường THPT Chợ Đồn về vấn đề
BLHĐ. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới thái độ của học sinh.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng BLHĐ, nâng
cao nhận thức, thái độ của các em học sinh về vấn đề này.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thái độ của học sinh THPT Chợ Đồn về vấn
đề BLHĐ trên ba mặt là nhận thức, cảm xúc và hành vi.
5.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Nhóm khách thể nghiên cứu của chúng tôi gồm 360 học sinh của trường
THPT Chợ Đồn, trong đó:

3


- 120 học sinh thuộc khối lớp 10
- 120 học sinh thuộc khối lớp 11
- 120 học sinh thuộc khối lớp 12
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 1 giáo viên phụ trách chung về
công tác Đoàn của trường, 3 giáo viên chủ nhiệm và 7 học sinh.
6. Giả thuyết khoa học
Nhận thức của học sinh trường THPT Chợ Đồn đối với BLHĐ còn nhiều hạn
chế, các em có thái độ phản đối, lên án những hành vi bạo lực song chưa có hành vi
can thiệp đúng mức.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

7.4. Phương pháp quan sát
7.5. Phương pháp thống kê toán học bằng xử lý số liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 2. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu

4


Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về bạo lực học đƣờng
1.1.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường ở nước ngoài
Ở nước ngoài, đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tiến hành nhiều công
trình nghiên cứu để làm rõ các vấn đề liên quan đến BLHĐ. Một cuộc khảo sát gần
đây của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy, số vụ bắt nạt ở cấp tiểu học và trung học
đạt đến mức kỷ lục là 224.540 trường hợp trong năm 2015, tăng hơn 36.400 trường
hợp so với năm trước [44].
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu, có thể chia theo các hướng nghiên
cứu chính sau:


Nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đường:

Ở các nước phương Tây, có một số công trình nghiên cứu về hành vi lệch
chuẩn của học sinh, về tình trạng bắt nạt học đường có thể kể đến như sau:
Glew MG và các cộng sự (2005) tiến hành nghiên cứu trên 3520 học sinh lớp

ba, lớp bốn và lớp 5 tại Mỹ nhằm xem xét tỷ lệ bắt nạt trong trường tiểu học và mối
liên quan của nó với nhà trường, thành tích học tập hành động kỷ luật và cảm giác
của bản thân bao gồm: cảm giác buồn, an toàn và phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu
cho thấy 23% trẻ em được khảo sát đã từng tham gia bắt nạt hoặc đã từng là kẻ bắt
nạn, là nạn nhân hoặc cả hai. Nạn nhân và kẻ bắt nạt có thành tích học tập thấp hơn
so với những người ngoài cuộc. Tất cả 3 nhóm trên đều có cảm giác không an toàn
khi ở trường học hơn so với những đứa trẻ ngoài cuộc. Nạn nhân và kẻ bắt nạt nạn
nhân cảm thấy rằng chúng không thuộc về trường học. Chúng thường cảm thấy
buồn bã nhiều hơn so với những đứa trẻ bình thường. Những kẻ bắt nạt và nạn nhân
của hành vi bắt nạt chủ yếu là các em trai.
Các tác giả này đã đưa ra kết luận: Tỷ lệ bắt nạt thường xuyên của các học
sinh tiểu học là đáng kể. Đồng thời, mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và BLHĐ cho
thấy đó là vấn đề nghiêm trọng ở trường tiểu học. Bởi vậy cần thiết phải có các
chương trình giảng dạy chống bạo lực dựa trên bằng chứng ở bậc tiểu học [29].

5


Bên cạnh đó, Liang H và cộng sự (2007) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bắt
nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi” tại nhằm kiểm tra
tỉ lệ của hành vi bắt nạt ở 5074 học sinh vị thành niên đang học lớp 8 và lớp 11
thuộc 72 trường học tại Cape và Durban, Nam Phi. Nghiên cứu làm rõ mối liên
quan giữa những hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm ở thanh
thiếu niên. Kết quả cho thấy: Hơn 1/3 (36,3%) học sinh đã tham gia vào hành vi bắt
nạt, 8,2% là kẻ bắt nạt, 19,3% là nạn nhân và 8,7% là kẻ bắt nạt người khác và bị
những người khác bắt nạt. Học sinh nam dễ trở thành thủ phạm và nạn nhân của
những hành vi bắt nạt. Bên cạnh đó, học sinh nam dễ trở thành nạn nhân của bắt nạt
học đường. Bạo lực và hành vi chống đối xã hội tăng lên trong hành vi bắt nạt.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những kẻ bắt nạt là nạn nhân thường thể hiện hành vi
bạo lực, chống đối xã hội và có những hành vi nguy hiểm hơn so với kẻ bắt nạt.

Nghiên cứu cho thấy hành vi bắt nạt là một vấn đề khá phổ biến của trẻ Nam Phi.
Hành vi bắt nạt được xem như là một chỉ báo của các hành vi bạo lực, chống đối xã
hội và hành vi nguy hiểm [31].
 Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường:
Năm 2008, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ đã
tiến hành một cuộc khảo sát với tên gọi “Hiểu biết về BLHĐ” (Understanding
school violence) trên quy mô lớn. Trung tâm đã sử dụng phương pháp khảo sát,
trưng cầu ý kiến và phân tích tài liệu để thực hiện đề tài này. Nghiên cứu đã chỉ ra
thực trạng và quy mô BLHĐ diễn ra tại các trường phổ thông trung học trong những
giai đoạn khác nhau ở Mỹ, trong đó đặc biệt là từ năm 2005 – 2007. Nghiên cứu đã
đưa ra những con số thống kê về tình trạng BLHĐ, về môi trường học đường,
những hành vi đe dọa, những trường hợp bạo lực không gây tử vong và những
trường hợp gây tử vong.
Qua những con số này, Trung tâm đã đưa ra kết luận tình trạng BLHĐ tại
Mỹ đang ngày càng gia tăng và mức độ nguy hiểm, tính trầm trọng của nó ngày
càng cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra những nhân tố nguy hại gây ra tình
trạng bạo lực ở giới trẻ như nhân tố cá nhân, các mối quan hệ thân cận và nhân tố xã

6


hội, cộng đồng. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích những tác động trước mắt và
lâu dài của BLHĐ đến học sinh phổ thông trung học nói riêng và toàn xã hội nói
chung [46].
Đến năm 2012, các tác giả đã đưa ra những con số thống kê về tình trạng môi
trường học đường với những hành vi đe dọa, hành vi bạo lực gây tử vong và không
gây tử vong như sau: có 5,9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao)
vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba
lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7,8% học sinh trung học được thông báo
bị đe dọa hay bị thương tích bằng một loại vũ khí trong trường học ít nhất một lần,

với tỷ lệ nam cao gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12,4% học
sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ này ở
nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong 30 ngày trước cuộc điều tra, 5,5% học sinh
được cảnh báo những nguy cơ không an toàn nên họ đã không tới trường ít nhất một
ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau [51].
 Nghiên cứu về các hình thức biểu hiện bạo lực học đường
Công trình nghiên cứu của Wang.J và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại
Mỹ với đề tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng
lời nói, quan hệ và trên internet” đã xem xét 4 hình thức của hành vi bắt nạt trong
trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về mặt
nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ và bạn bè đã được khảo sát.
Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ hành vi bắt nạt người khác đã từng bị bắt nạt ở
trường học ít nhất 1 lần trong 2 tháng gần thời điểm khảo sát nhất là 20,8% về mặt
thể chất, 53,6% bằng lời nói, 51,4% về mặt xã hội hoặc 13,6% về các trò chơi trên
internet. Các bạn nam dính líu nhiều hơn đến các kiểu bắt nạt thể chất hoặc bằng lời
nói. Nam giới cũng có xu hướng là người đi bắt nạt qua mạng, trong khi các bạn gái
có xu hướng là nạn nhận của hiện tượng bắt nạt đó. Thanh thiếu niên người Mỹ gốc
Phi đã tham gia bắt nạt nhiều hơn (về mặt thân thể, lời nói hay qua mạng), nhưng lại
ít trở thành nạn nhân của hình thức bắt nạt (bằng lời nói hoặc quan hệ). Nghiên cứu
cho thấy sự hỗ trợ của cha mẹ có liên quan đến việc thanh thiếu niên ít dính líu đến

7


tất cả các hành vi bắt nạt nêu trên. Ngoài ra, việc thanh, thiếu niên có nhiều bạn
bè sẽ có liên quan đến các hành vi bắt nạt nhiều hơn và họ cũng ít bị bắt nạt hơn
về những hình thức như thể chất, bằng lời nói và quan hệ trừ hình thức bắt nạt
qua mạng.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra những kết luận quan trọng đó là:
sự hỗ trợ của cha mẹ có thể bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tất cả bốn hình thức bắt

nạt, liên kết bạn bè theo kiểu khác với bắt nạt truyền thống và bắt nạt mạng [29].
Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và
Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) (2015) công bố báo cáo về tình
trạng bạo lực trong các trường học ở châu Á. Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu
và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh ở lứa tuổi 12 đến 17, các giáo viên, hiệu
trưởng, phụ huynh... tại 5 quốc gia Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và
Nepal, thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014. Theo báo cáo này, tình trạng
bạo lực trong các trường học châu Á đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học
sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường. Quốc gia có số học sinh hứng
chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ
tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh
thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với
71% [45].
Nhìn chung các nghiên cứu đã phản ánh được một phần thực trạng BLHĐ
qua những hình thức cụ thể như bạo lực, bắt nạt học đường ở một số quốc gia trên
thế giới, các hình thức bạo lực, bắt nạt học đường điển hình. Nhiều nghiên cứu cho
thấy tỉ lệ BLHĐ ở nam cao hơn ở nữ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra được
ảnh hưởng của hành vi bạo lực tới thể chất, tâm lý của thanh thiếu niên và những
yếu tố giúp giảm thiểu hay gia tăng tình trạng BLHĐ.
1.1.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở Việt Nam
Hiện nay, do tình trạng BLHĐ được báo chí phản ánh nhiều nên đã có khá
nhiều tác giả nghiên cứu về BLHĐ tại Việt Nam. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu như sau.

8


 Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Tác giả Lê Thị Hồng Thắm và Tô Gia Kiên nghiên cứu về lĩnh vực y tế công
cộng đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân dẫn đến BLHĐ tại trường trung

học cơ sở Lê Lai – Quận 8 – Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”. Nghiên cứu này
được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng (điều tra bằng bảng hỏi,
áp dụng phương pháp chọn mẫu đa dạng và đồng nhất với mục đích kiểm tra chéo
các thông tin của các đối tượng cung cấp; nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm.
Kết quả nghiên cứu thu được như sau: Các đối tượng nghiên cứu đều cho
rằng hành vi BLHĐ là những hành vi như kết băng nhóm hăm dọa bạn bè, ăn hiếp
người nhỏ hoặc yếu thế, có thể là hành vi trấn lột đồ - tiền của bạn khác hoặc thậm
chí có thể do ghét nhau lâu ngày nên dẫn đến xô xát, đánh nhau (có hung khí hoặc
không có hung khí). Đa số các đối tượng cho rằng hành vi mắng chửi nhau và hành
vi hiếp dâm không phải là BLHĐ. Đa số các đối tượng nghiên cứu đều cho rằng
BLHĐ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và liên hệ xã hội của nạn nhân. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các em có hành vi bạo lực luôn muốn chứng tỏ
mình. Ba mẹ các em thường la rầy, đánh đập mỗi khi các em sai phạm và ba mẹ có
thái độ xúi giục các em thực hiện hành vi bạo lực khi bị người khác xúc phạm, anh
chị thì không quan tâm đúng cách đến các em. Nhà trường chưa tổ chức
được chương trình phòng chống bạo lực học đường và không đồng nhất trong cách
xử lý các hành vi sai phạm của các em, đôi khi nhà trường còn dùng hành vi bạo
lực đối với các em [19].
 Nghiên cứu khảo sát về thực trạng bạo lực học đường hiện nay:
Tác giả Phan Mai Hương đã có bài viết về “Thực trạng BLHĐ hiện nay”.
Chủ đề của bài viết là nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt
Nam. Tác giả đã trình bày khảo sát của tác giả về thực trạng BLHĐ bằng phương
pháp phân tích tài liệu và các số liệu thứ cấp được công bố trên diễn đàn. Nghiên
cứu đã đưa ra những vấn đề trọng điểm như: BLHĐ ngày một gia tăng về số lượng
và mở rộng địa bàn; BLHĐ ngày một nguy hiểm về mức độ và tính chất bạo lực;

9



Đối tượng gây BLHĐ ngày một đa dạng; BLHĐ ngày một đa dạng về kiểu loại và
phong phú về biểu hiện; BLHĐ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân vô cớ và vô
cùng đơn giản [13].
Từ khảo sát này tác đã đưa ra kết luận rằng tình trạng BLHĐ cần được
nghiên cứu, tìm hiểu sâu và cần sự góp sức của các chuyên gia tâm lý học đường.
Tác giả Lê Vân Anh và các cộng sự của Viện Khoa học giáo dục Việt nam
đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học
sinh trung học phổ thông”. Đề tài giới hạn nghiên cứu các biểu hiện hành vi bạo lực,
xác định nguyên nhân và một số giải pháp ngăn ngừa hành vi bạo lực trong học sinh
trung học phổ thông tại các địa bàn Quảng Ninh, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh và Gia
Lai. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tiễn,
phương pháp chuyên gia, điều tra xã hội học và phương pháp thống kê. Đề tài đã
chỉ ra những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi hiện nay đã bộc lộ
tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng và nguyên nhân hành vi BLHĐ hiện nay xuất
phát từ nhiều yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân học sinh. Đề
tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng, cung cấp bức tranh mô tả đầy đủ các biểu
hiện, nguyên nhân, hậu quả của hành vi BLHĐ trong học sinh THPT. Từ nghiên
cứu lý luận, đánh giá thực trạng, các tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp ngăn ngừa
hành vi bạo lực ở học sinh trung học phổ thông [36].


Nghiên cứu về nhận thức của học sinh trung học phổ thông dẫn tới bạo
lực học đường

Tác giả Ông Thị Mai Thương đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Hành vi bạo
lực trong nữ sinh trung học phổ thông”, tác giả khảo sát trên 200 khách thể tại 2
trường trung học phổ thông thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) và đã đưa ra một số vấn
đề quan trọng trong thực trạng hành vi bạo lực của nhóm nữ sinh trung học phổ
thông như mức độ xảy ra hiện tượng bạo lực trong nhà trường, phương thức, công
cụ, phương tiện tiến hành hành vi bạo lực. Đề tài cũng tìm hiểu về nhận thức của

học sinh về hành vi bạo lực và nguyên nhân xuất hiện bạo lực. Trong đề tài, tác giả
cũng chỉ ra một số yếu tố tác động đến hành vi bạo lực của học sinh như sự thiếu

10


quan tâm của cha mẹ, bạo hành gia đình, ảnh hưởng của phương tiện truyền thông
đại chúng, sức ép tâm lý và bất mãn xã hội… Từ đó, tác giả đưa ra một sô kết luận,
kiến nghị nhằm giúp giảm thiểu, ngăn chặn hành vi bạo lực trong nhóm nữ sinh
trung học phổ thông [22].
Tác giả Trần Thị Minh Đức đã tiến hành nghiên cứu về “Gây hấn học đường
ở học sinh trung học phổ thông”. Tác giả nghiên cứu về một trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn tới BLHĐ là gây hấn. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu định tính như phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm; phương pháp nghiên cứu định lượng gồm trưng cầu ý kiến trên 771 học sinh
trung học phổ thông ở 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào phân tích hai nội dung chính:
Nội dung thứ nhất là tình trạng gây hấn ở học sinh (trong đó có cả mức độ gây hấn
và bị gây hấn). Nội dung này còn được tác giả phân tích dựa trên cơ sở về giới. Nội
dung thứ hai là nhận thức của học sinh về hành vi gây hấn. Từ đó tác giả đưa ra kết
luận như sau: Gây hấn học đường là hiện tượng phổ biến và ngày càng trở nên nguy
hiểm, tình trạng này có nguyên nhân tác động từ nhiều phía như bản thân học sinh,
gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nhận thức còn yếu về bản chất của gây hấn,
nhiều học sinh đã không nhận biết được đâu là hành vi gây hấn. Những hành vi gây
hấn là mầm mống dẫn tới BLHĐ. Do đó, việc học sinh nhận thức còn yếu về bản
chất của gây hấn đã khiến cho tình trạng BLHĐ diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.
Nhà trường, gia đình và xã hội vẫn chưa có biện pháp mang tính hệ thống và tích
cực nhằm hạn chế vấn đề này [7, tr.42-52].
Như vậy, chỉ trong một vài năm gần đây, nhiều tác giả trong nước đã quan
tâm nghiên cứu sâu hơn về vấn đề BLHĐ ở những góc độ khác nhau. Các nghiên

cứu đều cho thấy tình trạng BLHĐ có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng trở
nên nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích thực trạng
BLHĐ, nguyên nhân dẫn tới thực trạng này cũng như đề xuất các giải pháp tích cực
nhằm hạn chế mặt tiêu cực của BLHĐ.

11


1.1.2. Những nghiên cứu về thái độ
1.1.2.1. Nghiên cứu về thái độ ở nước ngoài
Trong lĩnh vực tâm lý học xã hội ở phương Tây, vấn đề thái độ luôn là vấn
đề được nhiều các nhà khoa học chú ý và nghiên cứu. Đặc biệt là các công trình
nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học người ở Nga (Liên Xô) và Đức. Khi
nghiên cứu thái độ các nhà Tâm lý học Liên Xô đã vận dụng cách tiếp cận hoạt
động và nhân cách đối với thái độ và nhu cầu trong điều kiện hoạt động của cá
nhân, coi thái độ như là một hệ thống từ đó lý giải hợp lý và khoa học về sự hình
thành thái độ, vị trí, chức năng của thái độ trong quá trình điều chỉnh hành vi hoạt
động của cá nhân. Có thể nhắc đến các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
thái độ và hành vi của con người. Đó là thuyết “Tự nhận thức” của Daryl Bem và
Leon Fertinger. Học thuyết của Leon Festinger và Daryl Bem đã có ảnh hưởng khá
lớn tới các nghiên cứu sau này. Không những thế các nhà nghiên cứu cũng đưa ra
phương pháp nghiên cứu hình thành, thay đổi thái độ như phương pháp “đường ống
giả vờ” cho phép đo các thái độ của con người do Edward Jones và Harold Sigall
(1971) đề ra cùng “kỹ thuật lấn từng bước một” của Janathan Freedman và Scott
Fraer (1966). Bên cạnh những đạt được nó cũng tồn tại những hạn chế nhất định.
Theo Shikiew P.M hạn chế đó là sự bế tắc trong phương pháp luận trong việc lý giải
các số liệu thực nghiệm, không lý giải được các mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi,
tách rời hai thái độ với hoàn cảnh xã hội và với hoạt động [27, tr.45].
Như vậy qua nghiên cứu của tác giả Shikhirev P.M, chúng ta có thể nhận
thấy: Lịch sử nghiên cứu thái độ nói riêng và khoa học tâm lý nói chung, cũng trải

qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển của con người. Nghiên cứu của
Shikhirev P.M có thể được xem là nghiên cứu vạch đường cho chúng ta khi muốn
đi sâu vào nghiên cứu thái độ ở một thời kì cụ thể nào đó. Cũng ở Liên Xô trước
đây, ngoài Shikhirev P.M còn có hai tác giả được coi là có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của tâm lý học hơn cả. Đó là D.N Uzantze với công trình nghiên cứu về
“Thuyết tâm thế”, và V.A Iadov với nghiên cứu về “Thuyết định vị”. Tuy còn nhiều
những hạn chế nhưng nghiên cứu của D.N Uzantze đã đóng vai trò quan trọng, đó là

12


phương pháp luận khoa học cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của tâm lý học
hiện đại. Dựa trên thuyết tâm thế của D.N Uzantze, V.A Iadov đã phát triển thành
khái niệm tâm thế nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động xã hội của cá nhân. V.A
Iadov cho rằng con người là một hệ thống các định vị khác nhau rất phức tạp, và
hành vi của con người được điều khiển bởi các tổ chức định vị này. V.A Iadov đã
nghiên cứu thái độ ở một góc nhìn hoàn toàn mới. Nó đã thiết lập được mối quan hệ
giữa cách tiếp cận hành vi cá nhân từ các góc độ khác nhau như trong nghiên cứu ở
Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội…Tuy nhiên, thiếu sót của V.A Iadov là
đã không làm rõ được khái niệm “định vị là gì?”. Đồng thời cũng chưa chỉ ra được
cơ chế điều chỉnh hành vi bằng các định vị trong các tình huống xã hội.
Ở Đức những công trình nghiên cứu về thái độ tiêu biểu là các công trình
nghiên cứu của các nhà Tâm lý học xã hội như: Vnâyzơ, V. đorxtơ… ngoài những
vấn đề truyền thống, các nhà Tâm lý học Đức còn đề cập tới kiểu định hình thái độ,
cơ chế của thái độ, coi thái độ như là một thành tố của năng suất lao động tập thể
[27; tr. 50].
Một số nghiên cứu về thái độ cụ thể:
Theo tác giả G.Witzlack, về cơ bản thái độ học tập và thái độ làm việc thống
nhất với nhau. Ông cũng phân tích thái độ học tập trong các hình thức học tập khác
nhau như thái độ học tập trên lớp, thái độ tự học...Trong các hình thức học tập ấy

tác giả lại đưa ra những “điểm tựa”cho sự đánh giá thái độ học tập như: sự nỗ lực
nhận thức, sự sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ học tập, tự đặt ra những yêu cầu
cao về thành tích học tập của bản thân, sự phản ứng với những thể nghiệm thành
công hay thất bại trong học tập, tinh thần vận dụng kiến thức.
N.P.Lêvitốp cho rằng thái độ học tập tích cực của người học thể hiện ở chỗ:
người học chú ý, hứng thú và sẵn sàng gắng sức vượt khó khăn .Tác giả đã phân
tích tỉ mỉ những mặt biểu hiện này trên hành vi học tập của sinh viên trong giờ học
trên lớp cũng như tự học. Những nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với những
nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên.

13


Để chương trình phòng chống bạo lực cho thanh thiếu niên ở New York hiệu
quả hơn, năm 1992, Sở Y tế New York, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh cùng các trường công lập ở thành phố New York đã tiến hành điều tra mối liên
hệ giữa thái độ và hành vi bạo lực ở học sinh THPT. Trong năm học 1991-1992,
36,1% học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 của các trường công lập tại Thành phố New
York được khảo sát cho thấy bị đe dọa tổn hại về thể chất, và 24,7% có tham gia
đánh nhau ở bất cứ nơi nào (tại nhà, trường học và khu dân cư). Nhìn chung, 21%
học sinh cho biết có mang theo vũ khí như súng, dao hoặc côn, có thể mang đi 1
hoặc nhiều ngày trong 30 ngày trước cuộc điều tra; 16,1% học sinh mang theo một
con dao hoặc dao cạo và 7,0% mang theo một khẩu súng ngắn. Nếu so sánh thì tỷ lệ
các hành vi bạo lực và nguy hiểm có thể thấp hơn đáng kể trong trường học (trong
đó: tỷ lệ bị đe dọa cao nhất chiếm tới 14,4%; tỷ lệ mang vũ khí chiếm 12,5%; tỷ lệ
cầm dao hoặc dao cạo là 10,0%; tham gia đánh nhau là 7,7%; và mang theo một
khẩu súng lục là 3,7%) so với khi đi đến trường hoặc từ trường về nhà. Những học
sinh tham gia đánh nhau ở trường học ít tin tưởng rằng việc xin lỗi, tránh mặt hoặc
tránh xa người muốn đánh nhau với mình là cách hiệu quả để tránh các cuộc ẩu đả,
những học sinh này tin rằng gia đình các em muốn các em đánh trả nếu có ai đó

đánh các em trước. Những học sinh đem theo vũ khí tới trường học cho rằng việc
đem theo vũ khí là cách phòng tránh các cuộc ẩu đả hiệu quả; chúng cũng tin rằng
gia đình mong muốn các em có thể tự bảo vệ bản thân khỏi các cuộc tấn công cho
dù là đem theo vũ khí. Những học sinh này cũng cảm thấy an toàn hơn trong các
cuộc ẩu đả nếu có mang theo dao hay súng ngắn.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hành vi bạo lực và mang theo vũ khí trong
thanh niên diễn ra cả trong trường học và ngoài cộng đồng. Các tác giả đã đưa ra kết
luận thái độ của học sinh có ảnh hưởng từ gia đình của họ. Để giảm sự xuất hiện
của bạo lực trong các trường học cần đòi hỏi sự phối hợp từ các chương trình với
các tổ chức cộng đồng, các nhóm phụ huynh, giáo viên, nhà nước, y tế địa phương
và các cơ quan khác phục vụ cho thanh thiếu niên nằm phòng chống bạo lực học
đường [52].

14


1.1.2.2. Nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, vấn đề thái độ được quan tâm, nghiên cứu nhiều.
Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu thực tiễn như sau:
(1) Những điều kiện tâm lý – sư phạm của việc hình thành thái độ trách
nhiệm ở học sinh, thiếu niên trong hoạt động học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp
– Nghiêm Thị phiến (Luận án Tiến sỹ Tâm lý học; 2002). Qua luận án này, tác giả
đã có những phân tích vể điều kiện tâm lý, các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình
thành thái độ trách nhiệm ở học sinh, thiếu niên trong hoạt động học tập và hoạt
động ngoài giờ lên lớp của học sinh.
(2) Thái độ đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Học viện
ngân hàng TP HCM – Lê Thị Linh Trang (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2002). Đây
là vấn đề được xã hội quan tâm và hầu như phổ biến trong giới trẻ, việc tìm hiểu
thực tế và đưa ra các giải pháp phần nào đã có được cái nhìn tổng thể về vấn đề
nghiên cứu và giảm các tệ nạn xã hội.

(3) Thái độ của thanh niên trước tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia
đình – Lý Minh Hằng (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2003). Đây cũng là vấn đề
được xã hội quan tâm, qua luận văn, tác giả đã nêu bật được tình trạng bạo lực đối
với phụ nữ hiện nay, thực trạng, nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra
giải pháp hạn chế bạo lực đối với phụ nữ.
(4) Thái độ của thanh niên sinh viên với vấn đề phòng chống ma túy hiện nay
– Lê Thu Hà (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2004). Trong luận văn này, tác giả đã
nêu bật được vấn đề tệ nạn ma túy, cơ sở lý luận có liên quan đề tài, thực trạng tệ
nạn ma túy và vấn đề phòng chống hiện nay, qua đó tác giả cũng đã đề xuất các
biện pháp phòng chống ma túy cũng như kiến nghị với các cấp lãnh đạo trong công
tác phòng chống ma túy nhằm giảm tệ nạn này đến mức thấp nhất có thể.
(5) Thái độ kỳ thị của cán bộ làm công tác tuyên truyền đối với những người
nhiễm HIV/AIDS – Đỗ Thị Thanh Hà (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2005). Đề tài
đã nêu bật được thực trạng hiện nay trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết liên quan, từ đó
đề xuất các biện pháp nhằm hướng thái độ của cán bộ làm công tác tuyên truyền đối
với những người nhiễm HIV/AIDS theo hướng tích cực, phù hợp nghề nghiệp.

15


(6) Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình –
Trịnh Thị Vân Anh (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2006). Tình trạng bao lực gia
đình hiện nay đang được xã hội quan tâm, đề tài là một trong những vấn đề cấp
thiết. Trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã tìm hiểu thực tế và từ đó đề xuất các giải pháp
cũng như các kiến nghị đối với ngành chức năng, xã hội về vấn đề bạo lực đối với
phụ nữ.
(7) Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học
Quốc gia Hà Nội – Chu Thị Thu Trang; 2011). Tác giả đã trình bày, phân tích thực
trạng trên cơ sở lý thuyết liên quan, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giúp sinh
viên có thái độ đúng đắn với việc phòng ngừa nghiện ma túy ờ trường đại học Quốc

gia Hà Nội
(8) Thái độ của phạm nhân đối với việc chấp hành chế độ lao động trong trại
giam – Dương Thị Như Nguyệt (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học; 2014). Qua thời gian
nghiên cứu cơ sở lý luận va thực tế, tác giả đã trình bày và phân tích thực trạng, từ
đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức cũng như thái độ của
phạm nhân đối với việc chấp hành chế độ lao động trong trại giam
(9) Nghiên cứu thái độ tình dục của sinh viên có tiếp xúc với nội dung khiêu
dâm trên INTERNET – Đặng Thị Thu Mai (Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học; 2014).
Đề tài là một hiện thực xã hội, qua đề tài tác giả đã trình bày, phân tích được các
thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của sinh
viên về vấn đề tình dục khi tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên INTERNET...
Như vậy có thể thấy, vấn đề thái độ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và nghiên cứu thực tiễn trên nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Điều này cho
thấy, thái độ là một vấn đề có tầm quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên,
nghiên cứu cụ thể về thái độ với hành vi BLHĐ hiện tại còn rất ít ỏi. Có thể kể đến
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan về vấn đề “Thái độ và hành động đối
với hành vi BLHĐ ở nước ta hiện nay” [25]. Cụ thể với đối tượng học sinh THPT
thì hiện tại chưa có đề tài nghiên cứu về thái độ của học sinh THPT về vấn đề
BLHĐ. Bởi vậy, đây một vấn đề còn nhiều điều cần phân tích, mổ xẻ.

16


1.1.3. Những nghiên cứu về thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực
học đường
Nhìn chung trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề bạo lực học đường, nhất là về bạo lực giữa các em học sinh. Những
nghiên cứu này đã thống kê về thực trạng bạo lực bằng những số liệu cụ thể, mô tả
hiện trạng về tính chất hoặc hành vi bạo lực học đường, xem xét nguyên nhân và
hậu quả của nó. Những nghiên cứu trên góc độ tâm lý học cũng chỉ ra rằng sự thờ ơ

của học sinh, thái độ bàng quan, sự nhận thức còn hạn chế của các em là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng hiện
nay. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về thái độ của các
em học sinh về vấn đề này mặc dù đây là vấn đề quan trọng.
Bên cạnh đó, có thể nhắc đến một số đề tài:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010) với đề tài “ Thái
độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề
bạo lực học đường”. Trong đề tài, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về
thái độ, bạo lực, bạo lực học đường, thái độ của học sinh về bạo lực học đường. Bên
cạnh đó tác giả tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi
Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường, nâng cao nhận thức,
thái độ của các em học sinh về vấn đề này.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung (2012) với đề tài “Nhận
thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP. Vinh – Nghệ An) về vấn đề
bạo lực học đường” . Trong đó, tác giả đã tìm hiểu nhận thức về vấn đề bạo lực học
đường của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An), tìm hiểu
mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học sinh đối với bạo lực học
đường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường để hướng tới
môi trường học đường lành mạnh, an toàn.
Về thái độ của học sinh đối với BLHĐ được nghiên cứu chủ yếu trên các bài
báo, như một số bài viết trên các trang báo. Có thể nhắc đến:

17


(1) Minh Luân với bài “ Dửng dưng với bạo lực học đường” được đăng trên
Báo thanh niên (25/12/2014) đã chỉ ra thái độ thờ ơ của đại bộ phận giới trẻ hiện
nay với bạo lực học đường.
(2) Mỹ Dung, Hà Thanh với bài “ Tại sao giới trẻ thờ ơ trước bạo lực học

đường” được đăng trên báo Giao thông (22/3/2015), các tác giả đã tìm hiểu nguyên
nhân và có bài phân tích về nguyên nhân khiến giới trẻ hiện nay thờ ơ trước bạo lực
học đường.
Tóm lại, BLHĐ được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, về thái độ của học sinh đối với bạo lực học đường vẫn chưa
được nhiều tác giả nghiên cứu một cách cụ thể.
1.2. Một số vấn đề lý luận của đề tài
1.2.1 Lý Luận về thái độ
1.2.1.1. Khái niệm thái độ
Từ khi khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, cùng với
rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ thì đồng thời cũng xuất hiện những định
nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ. Mỗi định nghĩa lại bàn tới một
khía cạnh của thái độ.
Trong từ điển Anh - Việt, “Attitude” được dịch là thái độ, quan điểm và
được hiểu nghĩa là cách ứng xử, quan điểm của cá nhân.
Trong lịch sử nghiên cứu thái độ ở phương Tây, hai nhà tâm lý học người
Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki là những người đầu tiên đưa ra khái niệm thái độ
vào năm 1918. Hai ông cho rằng: “thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối
với một giá trị” [35]. Định nghĩa này chú trọng đến yếu tố chủ quan của cá nhân đối
với một giá trị khác, làm cho cá nhân có hành động này hay hành động khác mà
được xã hội chấp nhận”. Như vậy, hai ông đã đồng nhất thái độ với định hướng giá
trị của cá nhân.
Năm 1935, nhà tâm lý học người Mỹ G. W.Allport đã đưa ra định nghĩa về
thái độ như sau: “thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được
tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hay ảnh hưởng năng động

18



×