SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ
MÔN SINH HỌC
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC THCS.
Người biên soạn: Hồ Văn Hải
Gia Lai, tháng 7 năm 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................................2
1. Một số vấn đề chung về trắc nghiệm và TNKQ....................................2
1.1. Khái niệm trắc nghiệm (Test)..................................................................................2
1.2. So sánh một số tiêu chí giữa TNTL và TNKQ :......................................................3
1.3. So sánh giữa bài kiểm tra TNTL và TNKQ............................................................3
1.4. Ưu nhược điểm của TNKQ.....................................................................................4
1.5. Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan:.....................................................5
1.6. Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi TNKQ theo mục tiêu, nội dung khảo sát :........7
1.7. Tiêu chí của câu hỏi trắc nghiệm khách quan.........................................................8
2. Kỹ thuật xây dựng câu trắc nghiệm khách quan..................................8
2.1. Câu trắc nghiệm Đúng - Sai :..................................................................................8
2.2. Câu trắc nghiệm ghép đôi:.....................................................................................13
2.3. Câu trắc nghiệm điền khuyết :...............................................................................16
2.4. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn............................................................................19
2.5. Một số dạng câu TNKQ khác:...............................................................................44
MỞ ĐẦU
Thực tế trong những năm gần đây đã có sự đổi mới về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá
(KTĐG). Song mức độ đổi mới và hoàn thiện chưa đáp ứng được mục tiêu đề
ra, đặc biệt là ở khâu KTĐG.
KTĐG là một khâu quan trọng của quá trình dạy học không những
cung cấp thông tin phản hồi ngược ngoài và ngược trong cho quá trình dạy
học mà điều quan trọng thông qua KTĐG nhằm phát hiện ra những lệch lạc,
khiếm khuyết từ quá trình dạy và học trên cơ sở đó, GV sẽ có kế hoạch điều
chỉnh uốn nắn kịp thời.
Có rất nhiều hình thức KTĐG khác nhau: quan sát, vấn đáp, tự luận,
trắc nghiệm khách quan (TNKQ), mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm
riêng và để nâng cao chất lượng KTĐG cũng như chất lượng dạy - học,
thường người ta kết hợp tất cả các phương pháp KTĐG này.
Riêng về vấn đề viết và sử dụng câu hỏi TNKQ, một số GV chưa thành
thạo, vẫn còn thiếu kinh nghiệm, lúng túng khi xây dựng câu hỏi TNKQ trong
hoạt động KTĐG.
Do vậy, trong dịp bồi dưỡng hè 2018, tôi sưu tầm, chọn lọc và biên
soạn tài liệu này cố gắng chỉ giới hạn trong chương trình sinh học THCS, hầu
mong muốn đổng nghiệp phần nào đó phát triển hơn nữa kỹ năng thiết kế và
xây dựng câu hỏi TNKQ trong chuyên môn nhằm phục vụ tốt cho công việc
giảng dạy của mình.
Sự hiểu biết của bản thân là có hạn, thời gian và công sức đầu tư cho tài
liệu này còn hạn chế, chắc chắn tài liệu còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong sự
đóng góp chân tình của các bạn đồng nghiệp.
Gia Lai ngày 01 tháng 7 năm 2018
1
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung về trắc nghiệm và TNKQ.
1.1. Khái niệm trắc nghiệm (Test)
Trắc nghiệm là công cụ hay một hệ thống các công cụ dùng đo lường
một hành vi nhằm trả lời cho câu hỏi: kết quả học tập của một cá nhân so với
các cá nhân khác hay so với nhiệm vụ học tập được qui định từ trước.
Theo giáo sư Trần Bá Hoành: “Test” có thể tạm dịch là phương pháp
trắc nghiệm, là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí
tuệ của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra
một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh thuộc chương trình nhất định.
Hiện nay, người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có
kèm theo câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng kí hiệu đơn giản
đã quy ước để trả lời.
Sơ đồ các phương pháp trắc nghiệm :
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM
QUAN SÁT
VIẾT
TNTL
VẤN ĐÁP
TNKQ
TỰ DO THEO CẤU TRÚC ĐÚNG/SAI ĐIỀN KHUYẾT GHÉP ĐÔI NHIỀU LỰA CHỌN
DIỄN GIẢI
TÓM TẮT
TIỂU LUẬN
2
LUẬN VĂN
LUẬN ÁN
1.2. So sánh một số tiêu chí giữa TNTL và TNKQ :
STT
NỘI DUNG SO SÁNH
TNTL
TNKQ
01
Độ tin cậy
Thấp hơn
Cao hơn
02
Độ giá trị
Thấp hơn
Cao hơn
03
Đo năng lực nhận thức
Như nhau
04
Đo năng lực tư duy
Như nhau
05
Đo kỹ năng, kỹ xảo
Như nhau
06
Đo phẩm chất
Tốt hơn
Yếu hơn
07
Đo năng lực sáng tạo
Tốt hơn
Yếu hơn
08
Ra đề thi
Dễ hơn
Khó hơn
09
Chấm điểm
Thiếu chính xác và
khách quan hơn
Chính xác và
khách quan hơn
10
Thích hợp với hình thức
kiểm tra
Quy mô nhỏ
Quy mô lớn
1.3. So sánh giữa bài kiểm tra TNTL và TNKQ.
Giống nhau:
- Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) hay trắc nghiệm tự luận (TNTL)
đều có thể đo lường kết quả học tập của HS.
- Dù trắc nghiệm hay tự luận, tất cả đều có thể sử dụng để khuyến
khích HS học tập nhằm đạt đến mục tiêu: Biết, Hiểu, Vận dụng các kiến
thức trong việc giải quyết các vấn đề.
- Cả hai loại đều đòi hỏi vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan.
- Cả hai loại tùy thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng.
Khác nhau:
TNTL
TNKQ
- Một câu hỏi thuộc loại tự luận đòi
- Một câu trắc nghiệm buộc HS phải
hỏi HS phải tự mình soạn câu trả lời
lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong
và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của
một số câu đã cho sẵn.
chính mình.
- Một bài tự luận gồm một số câu hỏi - Một bài trắc nghiệm thường gồm
3
tương đối ít và có tính chất tổng quát
nhiều câu hỏi có tính chất chuyên
đòi hỏi HS phải triển khai câu trả lời biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời
bằng lời lẽ dài dòng.
ngắn gọn.
- Trong khi làm bài tự luận, HS phải
- Khi làm một bài trắc nghiệm HS
bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ
dùng nhiều thời gian để đọc và suy
và viết.
nghĩ.
- Chất lượng một bài tự luận tuỳ
- Chất lượng của một bài trắc nghiệm
thuộc vào kỹ năng của người chấm
được xác định phần lớn do kỹ năng
bài.
của người soạn thảo bài trắc nghiệm
ấy.
- Một bài thi theo lối tự luận tương
- Một bài thi trắc nghiệm khó soạn,
đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó
nhưng việc chấm và cho điểm dễ
cho điểm chính xác.
dàng và chính xác hơn.
- Với loại tự luận, HS có nhiều tự do
- Với một bài trắc nghiệm người
bộc lộ cá tính của mình trong câu trả
soạn thảo có nhiều tự do bộc lộ kiến
lời và chấm bài cũng có tự do cho
thức và các giá trị của mình qua việc
điểm các câu trả lời theo xu hướng
đặt câu hỏi, nhưng chỉ cho quyền tự
riêng của mình.
do chứng tỏ mức độ hiểu biết của
mình qua tỷ lệ câu trả lời đúng.
- Không có.
- Một bài trắc nghiệm cho phép và
đôi khi khuyến khích sự đoán mò, sự
phỏng đoán.
- Sự phân chia điểm của một bài tự
- Bài trắc nghiệm thường phân chia
luận có thể đựơc kiểm soát một phần
điểm số và điểm số của HS hoàn toàn
quyết định do bài trắc nghiệm.
lớn do người chấm.
1.4. Ưu nhược điểm của TNKQ.
1.4.1. Ưu điểm :
- Trong thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể,
nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức.
- Nội dung kiến thức kiểm tra rộng, chống lại khuynh hướng học tủ,
học lệch.
4
- Số lượng câu hỏi nhiều, đủ cơ sở tin cậy, đủ cơ sở đánh giá chinh xác
trình độ của học sinh.
- Việc chấm bài nhanh chóng, chính xác.
- Có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật để chấm bài rất nhanh và
chính xác.
- Gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- Giúp hoc sinh phát triển kĩ năng biết, hiểu, vận dụng và phân tích.
- Với phạm vi bao quát rộng của bài kiểm tra, học sinh không thể chuẩn
bị tài liệu để quay cóp. Việc áp dụng công nghệ mới vào việc soạn thảo đề thi
sẽ hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nhìn bài hay trao đổi bài.
1.4.2. Nhược điểm :
- Hạn chế việc đánh giá năng lực diễn đạt viết hoặc nói, năng lực sáng
tạo, khả năng lập luận.
- Không luyện tập cho học sinh cách hành văn, cách trình bày.
- Không đánh giá được khả năng tư duy, ý thức, thái độ của học sinh.
- Có yếu tố ngẫu nhiên, may rủi.
- Việc soạn câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
- Tốn kém trong việc soạn thảo, in vấn đề, học sinh mất nhiều thời gian
để đọc câu hỏi.
1.5. Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Có 2 dạng :
1.5.1. Quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan chuẩn hóa :
- Quy trình viết câu hỏi TNKQ chuẩn hóa là do các chuyên gia có tay
nghề chuyên môn cao, họ thiết kế và xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ một
cách công phu bài bản. Các câu hỏi THKQ này đã được thực nghiệm từ cơ sở
nên có độ tin cậy và độ chính xác cao nên có thể được dùng trong nhiều năm,
phản ảnh được yêu cầu chuẩn mực của chương trình, phù hợp với trình độ học
sinh.
- Các câu hỏi TNKQ chuẩn hóa thường được các hội đồng Quốc gia
chuẩn y, được đưa vào ngân hàng đề thi, được sử dụng trong các kỳ thi cuối
cấp, được phổ biến rộng rãi trong ngành giáo dục, giúp cho GV đối chiếu
trình độ HS của lớp mình với chuẩn chung.
- Người ta cũng biên soạn những câu TNKQ chuẩn hóa để sử dụng
trong đánh giá toàn phần và đánh giá chẩn đoán.
- Khi sử dụng TNKQ chuẩn hóa, GV cần phải đề cập đến đặc điểm của
HS ở từng địa phương trong từng thời gian.
5
Qui trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chuẩn hóa gồm các
bước sau :
Sơ đồ :
1.5.2. Quy trình viết câu hỏi TNKQ do GV tự thiết kế :
Trong quá trình dạy học, căn cứ vào nội dung chương trình, trình độ
nhận thức của HS, GV có thể tự mình biên soạn những câu hỏi TNKQ để
dùng vào những mục đích cụ thể như : dạy kiến thức mới, kiểm tra thường
xuyên hay định kỳ, củng cố… cho từng nhóm HS cụ thể, vào từng thời điểm
cụ thể. Đây là loại TNKQ có khối lượng nội dung vừa phải và trả lời trong
một thời gian ngắn.
Sơ đồ :
6
1.6. Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi TNKQ theo mục tiêu, nội dung
khảo sát :
- Nguyên tắc 1: Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về
mặt lí luận và bám sát vào nội dung của chương trình cần KTĐG.
- Nguyên tắc 2: Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp.
- Nguyên tắc 3: Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm
mục đích đánh đố tư duy HS.
7
- Nguyên tắc 4: Tránh các hình thức câu phủ định.
- Nguyên tắc 5: Cần phải tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi
trong câu.
1.7. Tiêu chí của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.7.1. Tiêu chí định lượng : bao gồm
- Độ khó trong khoảng 25% đến 75%.
- Độ phân biệt từ 0,2 trở lên.
- Độ tin cậy từ 0,6 trở lên.
Các tiêu chí định lượng trên có được là do các chuyên gia, các nhà
nghiên cứu tiến hành các đề tại thực nghiệm câu hỏi TNKQ trong thực tế. Họ
đã thu thập số liệu cần thiết và sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử
lí. Nội dung các câu hỏi TNKQ mà họ thực nghiệm phải bao phủ 100% các
mục tiêu và nội dung cần đánh giá.
1.7.2. Tiêu chí định tính
- Tiêu chuẩn về nội dung khoa học : phải đảm bảo tính giá trị, tính tin
cậy, tính khả thi, tính định lượng, tính lý giải, tính chính xác, tính công bằng,
tính hệ thống, tính logic, tính kinh tế…
- Tiêu chuẩn về mặt sư phạm: phải đảm bảo tính giáo dục, tính phù hợp,
tính linh hoạt và mềm dẻo…
Phần lớn các câu TNKQ do GV tự biên soạn đều dựa trên các tiêu chí
định tính là chính.
2. Kỹ thuật xây dựng câu trắc nghiệm khách quan.
Các loại câu hỏi TNKQ thường sử dụng :
- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice questions - MCQ).
- Trắc nghiệm Đúng - Sai (True - fause items).
- Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items).
- Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items).
Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số câ TNKQ khác như :
- Câu hỏi trả lời ngắn.
- Câu hỏi bằng hình vẽ.
- Câu trắc nghiệm thái độ.
2.1. Câu trắc nghiệm Đúng - Sai :
Câu hỏi dạng Đúng – Sai là loại câu trắc nghiệm, trước một câu dẫn
xác định (thông thường không phải là câu hỏi) đòi hỏi học sinh phải lựa chọn
một trong hai phương án trả lời là đúng hoặc sai, đồng ý hay không đống ý.
8
Ví dụ : Chọn và khoanh tròn một trong hai phương án sau đây :
Trong tế bào, các nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước
thưởng đi đôi với nhau thành từng cặp gọi là cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
A. Đúng.
B. Sai.
Ví dụ : Điền dấu X vào ô thích hợp :
Stt
Các khẳng định
Đúng
01 Lá là một cơ quan sinh dưỡng ở thực vật.
X
02 Thường biến không di truyền do không liên quan gì
đến sự biến đổi của kiểu gen.
X
03 Mức phản ứng do kiểu hình quy định.
Sai
X
04 Tập hợp các sinh vật khác loài sống trong một sinh
cảnh nhất định gọi là quần xã.
05 Các mạch rây trong thân cây làm nhiệm vụ dẫn nước
và muối khoáng.
X
X
2.1.1. Ưu điểm:
Câu trắc nghiệm Đúng - Sai là loại câu đơn giản thích hợp dùng để
kiểm tra những kiến thức về những sự kiện, cũng có thể dùng để kiểm tra về
định nghĩa các khái niệm, nội dung các định luật. Vì vậy soạn loại câu hỏi này
tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm.
Ví dụ : Mức độ xoắn cực đại của NST xảy ra vào kỳ giữa của nguyên
phân.
A. Đúng. *
B. Sai.
Ví dụ : Nếu bố mẹ thuần chủng thì các cơ thể lai đời F1 đồng tính.
A. Đúng. *
B. Sai.
Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm GV cũng có thể soạn được những câu
đòi hỏi tư duy nhiều ở HS.
Ví dụ : Một gen có chiều dài là 1530Ao, khi gen sao mã tổng hợp
mARN sẽ cần môi trường nội bào huy động 900 nuclêôtit tự do.
A. Đúng.
B. Sai. *
Ví dụ : Trong cơ thể người, các động mạch đều chứa máu đỏ tươi
(nhiều O2, ít CO2) và các tĩnh mạch đều chứa máu đỏ thẫm (nhiều CO2, ít O2).
A. Đúng.
B. Sai. *
2.1.2. Nhược điểm:
9
- Loại câu này đòi hỏi chủ yếu là trí nhớ, ít có khả năng phân biệt HS
giỏi và HS kém, HS có thể đoán mò phương án trả lời vì khả năng chọn Đúng
và Sai là 50 : 50.
- Câu trắc nghiệm này thường có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho
học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu, ít phù hợp với đối tượng học sinh giỏi
cần nhiều thao tác tư duy. Như vậy, nếu trong bài kiểm tra nếu có quá nhiều
loại câu này sẽ khó phân loại được HS giỏi và HS yếu kém.
2.1.3. Những lưu ý khi xây dựng dạng câu Đúng - Sai.
- Cần đảm bảo tính Đúng hay Sai về kiến thức của câu là chắc chắn,
đúng cũng phải đúng hoàn toàn, sai cũng phải sai hoàn toàn, tránh đưa ra
các đáp án còn mơ hồ, không xác định rõ ràng.
Ví dụ : Nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp
độ phân tử.
A. Đúng.
B. Sai. *
Ví dụ : Trong quá trình tổng hợp mRNA, các nucleotit dược huy động
từ môi trường nội bào đến lắp ráp với các nucleotit trên mạch khuôn của ADN
theo nguyên tắc bổ sung : A – T, G – X.
A. Đúng.
B. Sai. *
Ví dụ : Nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền.
A. Đúng.
B. Sai.
Nhận xét : Ở câu trên không xác định rõ ràng, khá mơ hồ, đúng nhưng
chưa đủ. Nếu chọn phương án đúng thì NST là cơ sở vật chất của hiện tượng
di truyền nhưng ở cấp độ tế bào, còn ADN cũng là cơ sở vật chất của hiện
tượng di truyền nhưng ở cấp độ phân tử có ở tế bào nhân chuẩn và sinh vật
tiền nhân (chưa kể thể virus) gọi chung là axit nucleic. Do đó, nếu là cơ sở vật
chất của hiện tượng di truyền thì không phải chỉ có NST mà còn có ADN,
ARN.
Ví dụ : ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
A. Đúng.*
B. Sai.
Nhận xét : Tương tự câu trên, không xác định rõ ràng.
Có thể sửa lại là :
Ở sinh vật nhân chuẩn, ADN là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân
tử.
A. Đúng. *
B. Sai.
Hoặc :
Axit nucleic là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
A. Đúng. *
B. Sai.
10
- Mỗi câu chỉ nên diễn tả một ý độc nhất, tránh diễn tả quá nhiều ý
trong câu dẫn sẽ rườm rà gây khó hiểu cho HS.
Ví dụ : Trong cây, lá là một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng thực hiện
chức năng quang hợp, trao đổi khí, thoát hơi nước và các chức năng khác.
A. Đúng.*
B. Sai.
Có quá nhiều vấn đề trong câu này :
. Lá là một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng.
. Lá thực hiện chức năng quang hợp.
. Lá thực hiện chức năng trao đổi khí.
. Lá thực hiện chức năng thoát hơi nước.
. Lá thực hiện các chức năng khác như sinh sản, hô hấp, bắt mồi…
Ví dụ : Nguyên phân là phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở các tế bào
sinh dưỡng, đó là sự phân chia tế bào mà số lượng NST trong các tế bào con
vẫn giữ nguyên bộ NST lưỡng bội 2n của loài.
A. Đúng. *
B. Sai.
Có quá nhiều ý trong câu này :
. Nguyên phân là phân bào nguyên nhiễm.
. Nguyên phân xảy ra ở các tế bào sinh dưỡng.
. Nguyên phân là sự phân chia tế bào.
. Số lượng NST trong các tế bào con vẫn giữ nguyên bộ NST lưỡng bội
2n của loài.
. Bộ NST lưỡng bội 2n của loài.
- Nên chọn câu dẫn nào mà một HS trung bình hay kém khó nhận ra
là đúng hay sai.
Loại câu này đòi hỏi GV phải nhận định được mức độ của câu là dễ,
trung bình hay khó nhằm làm cơ sở phân loại đánh giá HS.
Ví dụ : Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên phân tử ADN quy định trình
tự sắp xếp các nuclêôtit của mARN mà nó tổng hợp.
A. Đúng. *
B. Sai.
Ví dụ : Muốn xác định kiểu gen của một cá thể sinh vật là đồng hợp
hay dị hợp, người ta tiến hành lai phân tích.
A. Đúng. *
B. Sai.
- Không nên trích dẫn nguyên mẫu câu trong SGK để tránh tình
trạng HS học thuộc lòng mà không có các thao tác tư duy cần thiết.
11
Ví dụ : DNA có hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt
thông tin di truyền. (Trích trong SGK lớp 9 – trang 50)
A. Đúng. *
B. Sai.
Có thể sửa lại là :
Một trong các chức năng quan trọng của ADN là truyền đạt thông tin di
truyền qua các thế hệ.
A. Đúng. *
B. Sai.
Ví dụ : Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện bằng số lượng loài và
cá thể của loài trong các môi trường sống tự nhiên. (Trích trong SGK lớp 6 –
trang 159)
A. Đúng. *
B. Sai.
Có thể sửa lại là :
Một khu rừng được đánh giá đa dạng dựa trên số lượng các loài sinh
vật và số lượng cá thể của các loài sống trong đó.
A. Đúng. *
B. Sai.
- Tránh viết những câu dẫn mà đáp án là sai chỉ phụ thuộc vào một
từ hoặc một cụm từ, một câu không quan trọng.
Ví dụ : Gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN chứa thông tin
quy định sự tổng hợp của nhiều loại protein.
A. Đúng.
B. Sai. *
Cần sửa lại là :
Gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN chứa thông tin quy
định sự tổng hợp của một loại protein nào đó.
A. Đúng. *
B. Sai.
Ví dụ : Một trong những chức năng chính của lá là quang hợp và thải
oxy.
A. Đúng.
B. Sai. *
Ở đây, câu “một trong những chức năng chính của lá là quang hợp” là
đúng, nhưng lại thừa cụm từ “và thải ra oxy” nên có thể nói là sai theo câu
dẫn, cụm từ này không quan trọng vì oxy là sản phẩm của quá trình quang
hợp ở cây xanh.
- Tránh sử dụng các cụm từ hạn định như : “luôn luôn”, “chưa bao
giờ”, “không một ai”, “tất cả”, “đôi khi”…
Ví dụ : Tất cả thực vật đều có khả năng quang hợp.
A. Đúng.
B. Sai.
12
Câu này là sai vì trường hợp dây Tơ hồng (Cuscuta europaea L.) chẳng
hạn, chúng hoàn toàn không có diệp lục nên không thể tự dưỡng được mà
phải ký sinh trên cây chủ. Tính đa dạng và phong phú là phổ biến ở sinh vật
nhưng cũng sẽ có những trường hợp cá biệt.
Ví dụ : Sự lắp ghép các nuclêôtit trong quá trình sao mã tổng hợp
mRNA trên một mạch đơn của gen đôi khi không chính xác.
A. Đúng.
B. Sai.
Từ “đôi khi” ở đây làm cho HS phân tâm, nghi ngờ không biết chọn
phương án nào, nhiều HS đành phải chọn một trong hai đáp án một cách may
rủi, kết quả không giúp ích gì cho GV khi đánh giá HS.
- Trong một bài trắc nghiệm nhiều câu Đúng - Sai, không nên bố trí
số câu đúng bằng số câu sai, hoặc tất cả các câu đều là Đúng hoặc đều là
Sai.
Trong bài trắc nghiệp Đúng – Sai có 10 câu, nên bố trí có 7 câu Đúng,
3 câu Sai hoặc 7 Sai, 3 Đúng hoặc theo các tỉ lệ khác nhưng tỉ lệ câu Đúng và
Sai là không bằng nhau 5Đ : 5S. Các câu có phương án Đúng và Sai nên sắp
xếp ngẫu nhiên không theo một trật tự nào : Đ – Đ – S – Đ – Đ – Đ – Đ – S –
Đ – S.
2.2. Câu trắc nghiệm ghép đôi:
Loại câu này có hai dãy thông tin, một bên là các câu hỏi và bên kia là
câu trả lời tương ứng với hai cột : một cột xếp theo thứ tự các chữ cái, một cột
xếp theo thứ tự các chữ số. Yêu cầu HS chọn chữ cái và chữ số để ghép lại
sao cho hợp lý.
Ví dụ : Xác định loài tương ứng với lớp Động vật có xương sống sau
đây :
Loài
Đáp án
Lớp
1. Rắn hổ mang
C
A. Cá.
2. Cá voi xanh.
E
B. Lưỡng cư.
3. Dơi.
E
C. Bò sát.
4. Lươn.
A
D. Chim.
5. Đà điểu.
D
E. Thú.
6. Châu chấu
7. Cóc.
B
8. Kỳ đà.
C
9. Giun đất.
13
Hoặc :
Ghép mỗi ý ở cột 1 với một ý ở cột hai để được khẳng định đúng :
Cột 1
Đáp án
Cột 2
2. Quan hệ giữa Cáo và Thỏ là
F
A. Quan hệ cộng
sinh.
3. Quan hệ giữa Sư tử và Linh cẩu là
C
4. Quan hệ giữa Trâu và chim Sáo là
B
5. Quan hệ giữa dây Tơ hồng và cây chủ là
D
6. Quan hệ giữa cây Tầm gửi và cây chủ là
E
7. Quan hệ giữa Hải quỳ và Cua ký cư là
A
1. Quan hệ giữa các con sếu trong đàn là
8. Quan hệ giữa các cây thông trong rừng là
B. Quan hệ hội
sinh.
C. Quan hệ cạnh
tranh khác loài.
D. Quan hệ ký
sinh.
E. Quan hệ nửa
ký sinh.
F. Quan hệ Vật
ăn thịt – Con mồi.
2.2.1. Ưu điểm:
Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với học sinh cấp
THCS. Loại câu này đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết
kiến thức hay những mối tương quan chẳng hạn như : chức năng ứng với cơ
quan, tên khái niệm ứng với định nghĩa khái niệm, nội dung định luật ứng với
tên định luật…
Ví dụ : Xác định mối tương quan giữa các cơ quan trong cơ thể người
và chức năng của chúng theo bảng sau :
14
Cơ quan
Đáp án
Chức năng
1. Tim.
D
A. Chứa đựng và tiêu hóa thức ăn.
2. Phổi.
E
B. Lọc các chất cặn bã từ máu.
3. Thận.
B
C. Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
4. Ruột non.
C
D. Bơm máu đi nuôi cơ thể.
5. Tuyến tụy.
E. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.
6. Gan.
F. Tham gia vào quá trình sinh sản.
7. Buồng trứng.
F
8. Dạ dày.
A
2.2.2. Nhược điểm:
- Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định
các khả năng như diễn đạt, sắp đặt và vận dụng các kiến thức.
- Để soạn loại câu hỏi dạng này nhằm đo khả năng vận dụng cao cho
HS là rất khó, đòi hỏi GV phải tốn nhiều công sức.
- Học sinh tốn nhiều thời gian do phải đọc nội dung ở mỗi cột trước khi
ghép đôi.
2.2.3. Lưu ý khi viết câu trắc nghiệm ghép đôi :
- Hướng dẫn rõ ràng về cách thức trả lời để HS biết mỗi câu trả lời
có thể dùng được một lần hay nhiều lần.
Ví dụ :Ghép mỗi ý ở cột 1 với một ý ở cột hai để được khẳng định đúng
:
Cột 1
Đáp án
Cột 2
2. Quan hệ giữa Cáo và Thỏ là
F
A. Quan hệ cộng
sinh.
3. Quan hệ giữa Sư tử và Linh cẩu là
C
4. Quan hệ giữa Trâu và chim Sáo là
B
5. Quan hệ giữa dây Tơ hồng và cây chủ là
D
6. Quan hệ giữa cây Tầm gửi và cây chủ là
E
7. Quan hệ giữa Hải quỳ và Cua ký cư là
A
1. Quan hệ giữa các con sếu trong đàn là
8. Quan hệ giữa các cây thông trong rừng là
B. Quan hệ hội
sinh.
C. Quan hệ cạnh
tranh khác loài.
D. Quan hệ ký
sinh.
E. Quan hệ nửa
ký sinh.
F. Quan hệ Vật
ăn thịt – Con mồi.
15
(Trường hợp này, mỗi ý ở cột 1 chỉ được ghép với một ý ở cột 2)
Ví dụ :
Xác định mối tương quan thích hợp giữa một số bộ phận của các loài
thực vật với các dạng biến thái của thân theo bảng sau :
Bộ phận thực vật (Cột 1)
Đáp án
Dạng thân biến thái (Cột 2)
1. Củ Nghệ.
C
A. Thân mọng nước.
2. Cây Xương rồng.
A
B. Thân củ.
3. Củ Su hào.
B
C. Thân rễ.
4. Cây Quỳnh.
E
D. Thân hành.
5. Củ Khoai tây.
B
E. Cành hình lá.
6. Thân ngầm cây cỏ Tranh.
C
F. Giò thân.
7. Phong lan pháo.
F
8. Củ Tỏi.
D
(Trường hợp này, mỗi ý ở cột 2 có thể được ghép với nhiều ý ở cột 1).
- Khi viết cần sắp xếp các danh mục rõ ràng trong từng cột.
- Dãy câu hỏi và dãy câu trả lời không nên bằng nhau, nên có những
câu trả lời dư để tăng sự cân nhắc của HS khi lựa chọn.
- Nên tạo sự ghép đôi đúng một cách ngẫu nhiên không theo một trật
tự nào, có nghĩa là thứ tự câu trả lời không ăn khớp với thứ tự câu hỏi để
gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn.
- Danh mục ở hai cột không nên quá nhiều, nhiều nhất là 8 mục /
cột.
- Các câu ở mỗi cột nên diễn đạt ngắn gọn và logic.
- Số câu ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng thấp, do đó
càng tăng phần ghép so với phần được ghép thì chất lượng trắc nghiệm
càng cao.
- Tất cả các phần tử ghép đôi nên nằm cùng một trang để HS không
bỏ sót hay phải lật trang.
2.3. Câu trắc nghiệm điền khuyết :
Câu hỏi dạng điền khuyết là câu hỏi đòi hỏi HS phải điền giá trị, ký
hiệu, từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống để được một câu khẳng định
hay được một mệnh đề đúng.
Có 2 cách xây dựng dạng câu này.
16
a. Cho trước giá trị, ký hiệu, từ hoặc cụm từ để học sinh chọn.
Ví dụ :
Chọn một cụm từ thích hợp trong những cụm từ sau điền vào trong chỗ
trống để được những câu khẳng định đúng : Lai phân tích, lai kinh tế, lai xa,
lai hữu tính.
- Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp …………. để sử
dụng ưu thế lai của cơ thể lai F1.
- Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa xác định kiểu gen với
cá thể mang tính trạng lặn được gọi là ……………..
- Phép lai giữa hai sinh vật khác loài được gọi là ……………
b. Không cho trước giá trị, ký hiệu, từ hoặc cụm từ mà để học sinh
phải tự tìm.
Ví dụ : Hãy điền vào chỗ trống để được một câu khẳng định đúng :
- Loài có số lượng các thể lớn đóng vai trò quan trọng trong quần xã
gọi là ……………..
- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ………….
cần xác định …………… với cơ thể mang tính trạng lặn.
- Chiều dài một vòng xoắn trên phân tử ADN là ………………A o, kích
thước của một nucleotit trên mạch là …………Ao.
2.3.1. Ưu điểm:
Học sinh không có cơ sở học đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra
câu trả lời.
2.3.2. Nhược điểm :
Loại câu trắc nghiệm này dễ biên soạn nhưng khó chấm trong trường
hợp câu trắc nghiệm không cho trước các đáp án (từ, cụm từ), HS suy nghĩ và
điền những từ đồng nghĩa khác thay thế có vẻ hợp lý ngoài dự kiến của đáp
án.
Ví dụ :
- Ở các ………….., sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của
loài qua các thế hệ nhờ quá trình ……………….
(Đáp án : cơ thể đa bào, nguyên phân)
HS có thể làm :
- Ở các sinh vật đa bào, sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng
của loài qua các thế hệ nhờ quá trình phân bào nguyên nhiễm.
Hai cụm từ này vẫn hợp lý mặc dù khác đáp án.
Ví dụ :
17
- Sự tương tác giữa …………. và môi trường hình thành nên …………
ở sinh vật. (Đáp án : kiểu gen, kiểu hình)
HS có thể làm :
- Sự tương tác giữa kiểu di truyền và môi trường hình thành nên tính
trạng ở sinh vật.
Hai từ này khác đáp án nhưng vẫn hợp lý.
2.3.3. Lưu ý khi soạn thảo dạng câu điền khuyết :
- Mỗi câu chỉ nên có một hoặc hai chỗ trống, không nên để quá
nhiều khoảng trống trong một câu vì sẽ làm cho HS khó hiểu.
Ví dụ : Thường biến là những biến đổi của ………………….. phát
sinh trong quá trình phát triển của….……………….. dưới tác động của
……………………….. Thường biến không liên quan gì đến……………….
nên không …………………… được.
Ví dụ : Biến dị là đặc tính chung của mọi ……………….. thể hiện sự
sai khác về đặc điểm ………… của một vài …………………… so với các
cá thể cùng ……………………. và những cá thể khác trong cùng một loài.
- Hạn chế dùng những câu trích nguyên văn từ trong SGK, vì sẽ
khuyến khích HS học thuộc lòng.
Ví dụ : Thường biến là sự biến đổi của ………… phát sinh trong đời
sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của …………... (Đáp án : kiểu hình, môi
trường)
Câu này trích nguyên văn trong SGK 9 – trang 73.
Ví dụ : Tài nguyên ....................... dạng tài nguyên sau một thời gian sử
dụng sẽ bị ………………...
(Đáp án : Không tái sinh, cạn kiệt)
Câu này trích nguyên văn trong SGK 9 – trang 177.
- Khi soạn thảo dạng câu hỏi này phải như thế nào để phương án
điền là duy nhất, bảo đảm mỗi chỗ trống chỉ có thể điền một đáp án thích
hợp.
Ví dụ :
…………….
Cơ sở vật chất của tính di truyền ở mức độ tế bào là
(Đáp án : nhiễm sắc thể là chắc chắn đúng và duy nhất)
Ví dụ : Kích thước của một nucleotit trên mạch là …………Ao.
(Đáp án : 3,4 là chắc chắn đúng và duy nhất)
- Phần điền khuyết không nên để ở vị trí đầu câu vì gây khó hiểu cho
HS, nên bố trí ở phần giữa câu hoặc cuối câu.
18
Ví dụ : ..…………………. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội
cần xác định …………… với cơ thể mang tính trạng lặn.
(Đáp án : Lai phân tích, kiểu gen).
..……………. là nhiễm sắc thể quy định sự phát triển giới tính đực, cái
ở đa số các loài sinh vật.
(Đáp án : nhiễm sắc thể giới tính).
- Trong một câu có hai khoảng trống cần điền thì độ dài của hai
khoảng trống này trong câu hỏi phải bằng nhau để HS không đoán được
từ phải điền là dài hay ngắn.
Ví dụ : Hãy điền các từ cho trước vào các khoảng trống của câu sau :
(quang hợp, cơ quan sinh dưỡng)
Lá là ………………………….. ……..ở thực vật, lá làm nhiệm vụ
…………… chế tạo chất hữu cơ cho cây.
Hai khoảng trống ở câu trên là không bằng nhau vô tình giúp HS đoán
được các đáp án cần điền.
Ví dụ : Hãy điền các từ cho trước vào các khoảng trống của câu sau :
(gen cấu trúc, phân tử deoxiribonucleic)
Gen là một đoạn của ………………………………… có chức năng di
truyền xác định, trong đó ……………… mang thông tin quy định cấu trúc
của một loại protein.
Hai khoảng trống ở câu trên là không bằng nhau vô tình giúp HS đoán
được các đáp án cần điền.
- Khi yêu cầu HS điền số đo, cần ghi rõ đơn vị.
Ví dụ : Chiều dài một vòng xoắn trên phân tử ADN là ………………
A , kích thước của một nucleotit trên mạch là …………Ao.
o
2.4. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
2.4.1. Các vấn đề chung :
2.4.1.1. Khái niệm :
- Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều
lựa chọn) là loại câu được dùng nhiều nhất và có hiệu quả nhất trong KTĐG
hiện nay.
- Một câu hỏi (câu dẫn) gồm nhiều câu trả lời (3 đến 5) đòi hỏi học sinh
tìm ra câu trả lời đúng nhất, trong các phương án trả lời có sẵn gồm các
phương án trả lời khác nhau nhưng đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là câu
nhiễu).
19
Ví dụ : Chọn phương án đúng cho câu sau :
Mức độ co xoắn cực đại của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy
ra ở
a. kỳ đầu.
b. kỳ giữa.
c. kỳ sau.
d. kỳ cuối.
Ví dụ : Chọn phương án đúng cho câu sau :
Trong chu kỳ tế bào, các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở
a. kỳ trung gian.
b. kỳ đầu.
c. kỳ giữa.
d. kỳ sau.
e. kỳ cuối.
2.4.1.2. Cấu trúc câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn :
Câu trắc nghiệm có nhiều phương án lựa chọn là câu hỏi gồm hai phần
: phần dẫn và phần lựa chọn.
- Phần dẫn có thể là một câu lệnh hay một câu hỏi hoặc một câu
chưa hoàn chỉnh (câu lửng).
Ví dụ : Hãy chọn câu đúng :
a. Vòng tuần hoàn của cá thuộc hệ tuần hoàn hở.
b. Cá có hai vòng tuần hoàn thuộc hệ tuần hoàn hở.
c. Cá có một vòng tuần hoàn thuộc hệ tuần hoàn kín.*
d. Cá có tim hai ngăn và có hai vòng tuần hoàn.
(Ở đây, phần dẫn in nghiêng là một câu lệnh).
Ví dụ : Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền ?
a. tARN.
b. mARN.
c. rARN.
d. Cả 3 loại trên.
(Ở đây, phần dẫn in nghiêng là một câu hỏi).
Ví dụ : Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật mà có lợi cho cả hai bên được
gọi là mối quan hệ
a. hội sinh.
b. cạnh tranh.
c. cộng sinh.
d. kí sinh.
(Ở đây, phần dẫn in nghiêng là một câu chưa hoàn chỉnh hay còn
gọi là câu lửng).
- Phần lựa chọn là các phương án trả lời cho câu hỏi hoặc ghép
thêm vào để câu chưa hoàn chỉnh ở phần dẫn thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ : (như ví dụ trên)
20
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật mà có lợi cho cả hai bên được gọi là
mối quan hệ cộng sinh. (Đây là câu hoàn chỉnh)
2.4.1.3. Những kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn: gồm các loại sau
a. Câu lựa chọn câu trả lời đúng.
b. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
c. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng.
d. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu.
e. Câu theo cấu trúc phủ định.
f. Câu kết hợp các phương án.
2.4.1.3.1. Câu lựa chọn câu trả lời đúng.
Trong câu này có nhiều phương án lựa chọn, nhưng chỉ có một phương
án đúng còn các phương án khác là sai hay chỉ đúng một phần mang tính chất
gây nhiễu đối với HS.
Ví dụ : Chọn câu trả lời đúng sau :
Một đơn vị chức năng của thận bao gồm các thành phần nào sau đây ?
a. Quản cầu Malpighi, nang Baoman, ống góp.
b. Quản cầu Malpighi, nang Baoman, ống lượn xa.
c. Quản cầu Malpighi, nang Baoman, tiểu niệu quản.
d. Cầu thận, tiểu niệu quản.
Ví dụ : Chọn phương án đúng sau cho câu sau :
Người ta sử dụng ong mắt đỏ trong đấu tranh sinh học là biện pháp
a. sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật.
b. sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng
sâu hại.
c. sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm để diệt sinh vật gây hại.
d. gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.
2.4.1.3.2. Câu lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Trong câu này, các phương án gây nhiễu đều đúng nhưng chưa đầy đủ,
chỉ có một phương án là đúng nhất, đầy đủ nhất đòi hỏi HS phải suy nghĩ và
lựa chọn.
Ví dụ : Hãy chọn phương án đúng nhất của câu sau :
Tính đa dạng của protein phụ thuộc vào :
a. Thành phần của 20 loại axitamin có trên chuỗi polypeptit.
b. Số lượng các axitamin có trên chuỗi polypeptit.
21
c. Trình tự sắp xếp các axitamin trên chuỗi polypeptit.
d. Cả a, b, c.
Ở câu trên, phương án a, b, c đều đúng thể hiện tính đa dạng của
protein nhưng chưa đủ, HS sẽ chọn phương án đúng nhất là d.
Ví dụ : Hãy chọn phương án đúng nhất của câu sau :
Trong quá trình tổng hợp protein của tế bào :
a. Trình tự sắp xếp các nucleotit trên một mạch của gen cấu trúc sẽ quy
định trình tự sắp xếp các nucleotit trên mARN.
b. Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mARN sẽ quy định trình tự sắp
xếp các axitamin trên chuỗi polypeptit.
c. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong mã kết thúc của gen cấu trúc sẽ
quy định trình tự sắp xếp các nucleotit trong mã kết thúc trên mRNA và chỉ có
chức năng như dấu chầm kết thúc câu.
d. Trình tự sắp xếp các nucleotit trên một mạch của gen cấu trúc thông
qua mARN sẽ quy định trình tự sắp xếp các axitamin trên chuỗi polypeptit mà
nó tổng hợp.
Ở câu trên, các phương án a, b, c, d đều đúng nhưng đúng và đầy đủ
nhất mà HS lựa chọn là phương án d.
2.4.1.3.3. Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng.
Trong câu này gồm có nhiều phương án đúng, có thể tất cả đều đúng
hoặc có cả các phương án đúng và các phương án sai đòi hỏi HS phải chọn
được các phương án đúng hoặc các phương án sai.
Ví dụ : Hãy chọn và khoanh tròn các phương án đúng của câu sau :
Tính đa dạng và đặc thù của protein phụ thuộc vào :
a. Thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axitamin trên một chuỗi
polypeptit được tổng hợp từ gen cấu trúc.
b. Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các axitamin trên một chuỗi
polypeptit và cấu trúc không gian của nó.
c. Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các axitamin và cấu trúc
không gian ba chiều của phân tử protein.
d. Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các axitamin và số lượng các
chuỗi polypeptit tham gia cấu thành phân tử protein đó.
Ở câu trên, tất cả các phương án đều đúng nên HS sẽ khoanh tròn tất cả
các phương án a, b, c, d.
Ví dụ : Hãy chọn và khoanh tròn các câu khẳng định đúng :
a. ADN là vật chất di truyền ở mức độ phân tử.
22
b. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở mức độ tế bào.
c. Gen là một đoạn ADN chứa thông tin di truyền.
d. Axit nucleic là vật chất di truyền ở mức độ phân tử.
e. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở mức độ phân tử.
Ở câu trên, HS sẽ chọn và khoanh tròn 3 phương án đúng là b, c, d.
2.4.1.3.4. Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu.
Ở câu này là câu hỏi gồm hai phần : phần dẫn và phần lựa chọn, phần
dẫn là một câu chưa hoàn chỉnh (câu lửng) để khi ghép với phương án đúng
sẽ thành một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ : Mối quan hệ giữa dây Tơ hồng và cây chủ là quan hệ :
a. cộng sinh.
b. hội sinh.
c. cạnh tranh.
d. kí sinh. *
Phương án d là đúng, khi chọn và ghép phương án này vào câu dẫn ta
sẽ được một câu hoàn chỉnh, câu khẳng định đúng :
Mối quan hệ giữa dây Tơ hồng và cây chủ là quan hệ kí sinh.
Ví dụ : Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật mà có lợi cho cả hai bên được
gọi là mối quan hệ:
a. hội sinh.
b. cạnh tranh.
c. cộng sinh. *
d. kí sinh.
(Ở đây, phần dẫn in nghiêng là một câu chưa hoàn chỉnh hay còn gọi là
câu lửng).
Phương án c là đúng, khi chọn và ghép phương án này vào câu dẫn ta
sẽ được một câu hoàn chỉnh, câu khẳng định đúng :
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật mà có lợi cho cả hai bên được gọi là
mối quan hệ cộng sinh.
2.4.1.3.5. Câu theo cấu trúc phủ định.
Loại câu này theo cấu trúc phủ định, câu dẫn thay vì yêu cầu HS chọn
phương án đúng hoặc những phương án đúng lại yêu cầu HS phải suy nghĩ và
loại trừ các phương án đúng để chọn ra một phương án sai hoặc những
phương án sai.
Ví dụ : Hãy chọn những câu không đúng trong những câu sau :
a. Mạch rây là loại mạch vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên
thân, lá.
b. Mạch gỗ là loại mạch vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên
thân, lá.
23