Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI 20 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.2 KB, 4 trang )

Tran Thi Diem Truc
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10
BÀI 20:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV
I. Mục tiêu bài học.
Sau khi hoc xong bài yêu cầu học sinh nắm vững:
1. Kiến thức:
- Trong những thế kỉ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực
xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc tiên tiến.
- Ở các thế kỉ X-XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán.
Đây cũng là giai đoạn hình thành văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng Long)
- Nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân
tộc.
2. Về tư tưởng tình cảm:
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa.
3. Về kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa.
II. Thiết bị dạy học.
- Một số tranh ảnh nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc thế kỉ X-XV:
+ Bia tiến sĩ trong Văn Miếu ( Hà Nội)
+ Chùa Một Cột (Hà Nội)
+ Tháp Phổ Minh (Nam Định)
- Một số bài thơ nổi tiếng:
+ Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
+ Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.


- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên?
3. Giảng bài mới.
- Mở bài: Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỉ lao động và chiến đấu, nhân
dân ta đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc.
Những thành tựu đó có tác dụng đặt nền móng lâu dài cho dân tộc. Để thấy được những
thành tựu văn hóa mà nhân dân ta dã xây dựng được trong các thế kỉ X-XV, chúng ta
cùng tìm hiểu bài 20.
- Hoạt động dạy và học:
Trang 1
Tran Thi Diem Truc
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm
GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy
được sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo
qua các thời Lý, Trần, Lê sơ.
Đặt câu hỏi:
- Em hãy cho biết sự phát triển của Đạo
Phật?
- Sự phát triển của Nho giáo?
GV: Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan
trọng trong đời sống tinh thần của nhân
dân và triều đình phong kiến. Được xem là
quốc đạo.
Trích dẫn một số đoạn trong SGK.
GV nêu các mốc sự kiện quan trọng.
Đặt câu hỏi: Những sự kiện đó nói lên điều
gì?
HS suy nghĩ trả lời.
GV chốt ý: Nhà nước quan tâm đến giáo
dục, dân trí được nâng cao.
GV cho HS quan sát hình 38, nhận xét.

GV cho HS gạch ý trong SGK
GV giải thích nội dung của giáo dục Nho
học.
Gv đặt câu hỏi: Sự phát triển của văn học
thời kì này biểu hiện như thế nào?
HS theo doic SGK trả lời.
GV nêu 2 câu thơ của Trần Nguyên Đán
(SGK) để cho HS thấy được sự phát triển
của văn học.
I/ Tư tưởng, tôn giáo:
- Thế kỉ X-XIV, đạo Phật phổ biến, giữ
vị trí đặc biệt.
- Từ cuối thế kỉ XIV, Nho giáo chiếm
địa vị độc tôn, trở thành ý thức hệ của
giai cấp thống trị.
II/ Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa
học-kĩ thuật:
1. Giáo dục:
- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập
Văn Miếu.
- Năm 1075, khoa thi Nho học đầu tiên
được tổ chức ở kinh thành.
- Từ thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban
hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi
Hội, chọn Tiến sĩ.
- Năm 1484, nhà nước cho dựng bia ghi
tên Tiến sĩ.
• Ý nghĩa:
- Giáo dục được quan tâm
- Khuyến khích học tập

- Coi trọng nhân tài
• Giáo dục Nho học không tạo điều
kiện cho phát triển kinh tế
2. Văn học:
- Thế kỉ XI-XIV: văn học chữ Hán phát
triển. Các tác phẩm tiêu biểu: Nam
Quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch
Đằng Giang phú, Bình Ngô đại cáo…
- Từ thế kỉ XV, văn học chữ Nôm cũng
phá triển. Thành lập Hội Tao Đàn.
Tác phẩm tiêu biểu: Quốc Âm thi tập,
Hồng Đức Quốc Âm thi tập…
Trang 2
Tran Thi Diem Truc
GV đặt câu hỏi: Đặc điểm của văn học
thời kì này?
HS suy nghĩ trả lời.
GV đặt câu hỏi: Nghệ thuật thời kì này có
những biểu hiện gì?
HS theo dõi SGK để trả lời.
GV cho HS quan sát hình 39, 40, 41
(SGK), nhận xét, phân tích nét độc đáo của
nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.
GV giới thiệu loại hình sân khấu múa rối
nước.
GV: Em có nhận xét gì về đời sống văn
hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê?
HS suy nghĩ trả lời.
GV: Khoa học- kĩ thuật có điều kiện phát
triển.

Đặt câu hỏi: Em hãy liệt kê các thành tựu
khoa học thế kỉ X-XV?
Em có nhận xét gì?
• Đặc điểm:
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Ca ngợi quê hương đát nước.

3. Nghệ thuật:
• Kiến trúc:
- Thế kỉ X-XIV, kiến trúc chùa phát
triển: chùa Một Cột, chùa Dâu, tháp
Báo Thiên, tháp Phổ Minh…
- Bên cạnh đó xuất hiện những công
trình ảnh hưởng của Nho giáo: thành
nhà Hồ.
 Sự giao thoa về tư tưởng
• Điêu khắc:
- Việc đúc chuông, tô tượng phổ biến.
- Nhiều tác phẩm độc đáo như hình rồng
mình trơn cuộn trong lá đề, hình bông
cúc nhiều cánh…
- Các loại hình nghệ thuật sân khấu, ca
nhạc đều phát triển như chèo, tuồng.
Đặc biệt: Xuất hiện múa rối nước.
• Nhận xét: Văn hóa nghệ thuật phát
triển phong phú đa dạng, đậm tính
dân tộc và dân gian.
4. Khoa học – kĩ thuật:
- Sử học: Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực
lục, Đại Việt sử kí toàn thư.

- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
- Quân sự: Binh thư yếu lược
- Toán học: Đại thành toán pháp, Lập
thành toán pháp.
- Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền
chiến có lầu.
* Nhận xét: Khoa học – kĩ thuật có sự
phát triển, tuy nhiên khoa học tự nhiên
kém phát triển.
4.Sơ kết bài học:
a. Củng cố:
- Vị trí của Phật giáo thế kỉ X-XV?
- Tình hình giáo giáo dục thế kỉ X-XV?
Trang 3
Tran Thi Diem Truc
- Đặc điểm của thơ văn thế kỉ XI-XIV?
- Nét mới trong lĩnh vực nghệ thuật thế kỉ X-XV?
b. Dặn dò:
- Học sinh học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài 21.
Trang 4

×