Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
*****

ĐỖ MINH LUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT,
DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HCM, tháng 03 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
*****

ĐỖ MINH LUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT,
DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Thái Văn Nam



TP. HCM, tháng 03 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Văn Nam

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 13 tháng 03 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS. Hoàng Hưng

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Quốc Bình


Phản biện 1

3

PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Xuân Trường

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Thị Phương

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi luận văn đã được sửa chữa
(nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 03 năm 2018


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đỗ Minh Luân

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 07/05/1979

Nơi sinh: TP. HCM

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

MSHV: 1641810003

I- Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
(1).

Tổng hợp các thông tin có liên quan

(2).

Đánh giá hiện trạng xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm
soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM.

(3).

Phân tích SWOT và hoạch định chiến lược.


(4).

Xây dựng phương pháp luận để thiết lập hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công
tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM.

(5).

Đề xuất giải pháp thiết lập nâng cấp, hoàn thiện CSDL phục vụ công tác kiểm
soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM.

III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 25 tháng 8 năm 2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 28 tháng 2 năm 2018
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Thái Văn Nam
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. Thái Văn Nam

PGS. TS. Thái Văn Nam


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Ngoài ra, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Minh Luân


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Trường
Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
luận văn này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Thầy PGS.TS. Thái Văn Nam đã trực tiếp
hướng dẫn và làm cố vấn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng,
tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ và động viên tôi,
giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện luận văn có hạn và những hạn chế về kinh
nghiệm, do đó các kết quả thực hiện luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý
thầy, cô để giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Học viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Minh Luân



iii

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá được hiện trạng CSDL phục vụ công
tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM từ đó xây dựng cơ sở khoa
học và đề xuất các giải pháp thiết lập; thành lập CSDL phục vụ công tác kiểm soát,
dự báo ô nhiễm môi trường . Thông qua các phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích
hệ thống, so sánh đánh giá và phân tích SWOT của hệ thống CSDL môi trường hiện
tại, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau: (1) Tổng quan các thông tin về CSDL,
các mô hình kiểm soát – tính toán – dự báo ô nhiễm môi trường, điều kiện tự nhiên –
kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu và tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan; (2) Đánh
giá hiện trạng CSDL môi trường tại TP.HCM kèm theo những kết quả phân tích
SWOT đã có được 04 điểm mạnh (S), 07 điểm yếu (W), 07 cơ hội (O) và 06 thách
thức (T) từ đó có được các nhóm phân tích chiến lược bao gồm: 04 nhóm S+0, 3
nhóm S-T, 04 nhóm O-W và 2 nhóm -W-T; (3) Xây dựng cơ sở khoa học cho việc
thiết lập hoàn thiện CSDL môi trường gồm 05 lớp CSDL cần thiết tối thiểu; (4) Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành đề xuất một số giải pháp: nâng cấp và hoàn thiện
mạng lưới quan trắc môi trường (không khí: 18 trạm tự động giai đoạn 2018 - 2020
và 02 trạm tự động giai đoạn 2021 - 2030; nước mặt: 12 trạm tự động giai đoạn 2018
- 2020 và 10 trạm tự động giai đoạn 2021 - 2030); bổ sung chỉ tiêu quan trắc; hoàn
thện cơ chế, chính sách pháp luật; chia sẻ dữ liệu; đào tạo nguồn nhân lực và ứng
dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng CSDL môi trường tại TP.HCM phục vụ
cho công tác kiểm soát và dự báo ô nhiễm môi trường.


iv

ABSTRACT
The gold of this study is to assess the current state of the database for
environmental pollution control and prediction in HCMC, thereby establishing a

scientific basis and propose solutions to build database for environmental pollution
control and forecasting. Through the methods of document synthesis, system
analysis, comparison and SWOT analysis of the system of environmental database
system, the research has achieved the following results: (1) Overview of information
on the database, control models - calculation and forecast of environmental pollution,
natural and socio-economic conditions of the study area and related studies; (2)
Evaluate the current status of the environmental database in Ho Chi Minh City with
the results of SWOT analysis including 4 strengths (S), 7 weaknesses (W), 07
opportunities (O) and 07 challenges (T) and strategic analysis groups including: 4
groups S + 0, 3 groups ST, 04 groups OW and 2 groups -WT; (3) Building the
scientific basis for the development of an environmental database consisting of 5
layers of database; (4) In addition, the study also proposed some solutions: upgrading
and improving environmental monitoring network (air environment: 18 automatic
stations in the period 2018 - 2020 and 02 automatic stations in the period of 2021 2030, surface water: 12 automatic stations in the period of 2018 - 2020 and 10 stations
automatically in the period of 2021 - 2030), addition of monitoring indicators,
completion of mechanisms and policies, share data, training human resources and
applying information technology to build environmental database in HCM city for
controlling and forecasting environmental pollution.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ..............................................................................................................iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xi

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
II. MỤC TIÊU......................................................................................................... 3
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 4
IV.1. Phương pháp biên tập, tổng hợp tài liệu ................................................... 4
IV.2. Phương pháp phân tích hệ thống ............................................................... 5
IV.3. Phương pháp so sánh, đánh giá ................................................................. 5
IV.4. Phương pháp phân tích các bên có liên quan (Stakeholder Analysis = SA)
............................................................................................................................ 5
IV.4.1. Các khái niệm cơ bản ..........................................................................5
IV.4.2. Nội dung trình tự phân tích các bên có liên quan ...............................5
IV.5. Phương pháp phân tích SWOT ................................................................. 6
IV.5.1. Cơ sở lựa chọn phân tích SWOT ........................................................6
IV.5.2. Giới thiệu phương pháp phân tích SWOT ..........................................6
IV.5.3. Cấu trúc của phương pháp phân tích SWOT ......................................6
IV.5.4. Nội dung phương pháp phân tích SWOT ...........................................7
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................... 9
VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 9


vi

VI.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 9
VI.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 10
1.1. Giới thiệu về CSDL ................................................................................... 10
1.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................10
1.1.2. Các nguyên tắc chính ứng dụng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu ...11

1.1.3. Hiện trạng thu thập, thiết lập CSDL môi trường tại Việt Nam ...........12
1.2. Các mô hình kiểm soát, tính toán, dự báo ô nhiễm môi trường ................ 14
1.2.1. Môi trường không khí .........................................................................14
1.2.2. Môi trường nước .................................................................................22
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường nước mặt và không
khí tại TP.HCM ................................................................................................ 30
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................30
1.3.2. Hiện trạng môi trường .........................................................................32
1.4. Các nghiên cứu liên quan .......................................................................... 34
1.4.1. Nghiên cứu về xây dựng CSDL ..........................................................34
1.4.2. Nghiên cứu xây dựng CSDL môi trường ............................................35
1.4.3. Nghiên cứu ứng dụng mô hình trong việc tính toán, dự báo ô nhiễm môi
trường ............................................................................................................36
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TẠI TP.HCM ........................................................................................ 40
2.1. Cơ sở dữ liệu về môi trường không khí tại Tp. HCM ............................... 40
2.1.1. Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường không khí tại TP.HCM .40
2.1.2. Kết quả quan trắc về môi trường không khí giai đoạn 2010 - 2015 ...43
2.1.3. Dự báo ô nhiễm môi trường không khí từ kết quả quan trắc tại Tp. HCM
.......................................................................................................................44
2.2. Cơ sở dữ liệu về nước mặt và thủy văn ..................................................... 48
2.2.1. Hiện trạng mạng lưới quan trắc về nước mặt và thủy văn tại Tp. HCM
.......................................................................................................................48


vii

2.2.2. Các dữ liệu quan trắc chất lượng nước mặt giai đoạn 2010 – 2015 tại
TP.HCM ........................................................................................................52
2.2.3. Dự báo ô nhiễm môi trường nước mặt tại TP.HCM từ kết quả quan trắc

.......................................................................................................................55
2.3. Phân tích SWOT hệ thống quản lý CSDL môi trường .............................. 59
2.3.1. Xác định mục tiêu ...............................................................................59
2.3.2. Phân tích các bên có liên quan ............................................................60
2.3.3. Phân tích SWOT .................................................................................60
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT, DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI TP.HCM .............................. 65
3.1. Các cơ sở xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu ........................ 65
3.1.1. Cơ sở pháp lý liên quan .......................................................................65
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................67
3.2. Đề xuất phương pháp luận để thiết lập CSDL phục vụ công tác kiểm soát,
dự báo ô nhiễm môi trường .............................................................................. 68
3.2.1. Yêu cầu của hệ thống CSDL môi trường ............................................68
3.2.2. Thiết kế nội dung và cấu trúc CSDL...................................................70
3.3. Đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống CSDL phục vụ công tác kiểm soát,
dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM ......................................................... 75
3.3.1. Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới quan trắc tự động môi trường
TP.HCM (chiến lược O1W2 và O4W2) ..........................................................75
3.3.2. Bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu quan trắc ô nhiễm môi trường (chiến
lược O1W3) ....................................................................................................88
3.3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật và quy định kỹ thuật xây dựng,
quản lý CSDL môi trường (chiến lược W7T4, S6T3 và S6T4) ........................89
3.3.4. Đề xuất công tác liên kết, phối hợp và chia sẻ thông tin dữ liệu ô nhiễm
môi trường (O7W5) ........................................................................................89
3.3.5. Giải pháp công nghệ (chiến lược S1O1, S1O4 và S5T5) .......................92


viii


3.3.6. Giải pháp đào tạo, tăng cường năng lực, truyền thông nâng cao nhận
thức cộng đồng (chiến lược S2O1).................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 94
1. KẾT LUẬN....................................................................................................... 94
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Biological Oxygen Demand

Nhu cầu oxy sinh học

1

BOD

2

BTNMT

3


CCN

Bộ Tài nguyên và Môi
trường
Cụm công nghiệp

4

CNTT

Công nghệ thông tin

5

COD

6

CP

Chính phủ

7

CSDL

Cơ sở dữ liệu

8


DMCS

Danh mục cơ sở

9

DO

10

EPA

11

GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lí

12

JICA

Japan International Cooperation
Agency

Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản


13

KCN

Khu công nghiệp

14

KCX

Khu chế xuất

15

KKT

Khu kinh tế

16

LVHTS

Lưu vực hệ thống sông

17



Nghị định


18

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

19



Quyết định

Chemical Oxygen Demand

Dissolved Oxygen
United States Environmental
Protection Agency

Nhu cầu oxy hóa học

Oxy hòa tan
Cục bảo vệ môi trường Mỹ


x

Standard Methods for the
Examination of Water and
Wastewater


Các phương pháp chuẩn
xét nghiệm nước và nước
thải

20

SMEWW

21

TCMT

Tổng cục Môi trường

22

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

23

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

24

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

25

TSS

26

TT

Thông tư

27

TTg

Thủ tướng

28

UBND

Ủy ban nhân dân

29

UNEP

United Nations Environment

Programme

Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc

30

WMO

World Meteorological
Organization

Tổ chức Khí tượng thế
giới

Total Suspended Solids

Tổng chất rắn lơ lửng


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình thực hiện phân tích SWOT ......................................................... 8
Hình 1.2: Hệ thống thông tin dữ liệu ........................................................................ 10
Hình 1.3: Sơ đồ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu. ................................................... 12
Hình 1.4: Số lượng sản phẩm CSDL do các đơ vị thuộc Tổng cục Môi trường thực
hiện tính đến 2015. .................................................................................................... 13
Hình 1.5: Mô hình lý luận (Conceptual Model) của CAR ........................................ 17
Hình 3.1: Quy trình xây dựng CSDL phục vụ công tác kiểm soát dự báo ô nhiễm môi

trường tại TP.HCM. .................................................................................................. 69
Hình 3.2: Bản đồ các trạm quan trắc không khí đề xuất cho cả 02 giai đoạn ........... 81
Hình 3.3: Bản đồ các trạm quan trắc nước mặt đề xuất cho cả 02 giai đoạn ............ 87
Hình 3.4: Mô hình phối hợp chia sẻ CSDL môi trường TP.HCM ............................ 91
Hình 3.5: Hệ thống quan trắc nước di động, online – MobiLab3 ............................. 92


xii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân tích chiến lược ................................................................................... 9
Bảng 2.1. Vị trí các trạm quan trắc chất lượng không khí thành phố Hồ Chí Minh . 41
Bảng 2.2: Các thông số đầu vào của mô hình ISC3 và khả năng đáp ứng dữ liệu ... 45
Bảng 2.3: Dữ liệu yêu cầu đầu vào của phần mềm CAR và hiện trạng đáp ứng dữ liệu
của TP.HCM ............................................................................................................. 47
Bảng 2.4: Vị trí các điểm quan trắc nước mặt và thủy văn sông Sài Gòn - Đồng Nai
khu vực TP.HCM ...................................................................................................... 48
Bảng 2.5: Vị trí các điểm quan trắc kênh rạch nội thành thành phố Hồ Chí Minh .. 50
Bảng 2.6: Các thông số phân tích, phương pháp áp dụng......................................... 51
Bảng 2.7: Các thông số thuỷ văn/thuỷ lực ................................................................ 56
Bảng 2.8: Các thông số thời tiết khí hậu ................................................................... 56
Bảng 2.9: Các thông số chất lượng nước .................................................................. 57
Bảng 2.10: Các nhóm hệ số....................................................................................... 58
Bảng 2.11: Các nguồn xả thải ................................................................................... 58
Bảng 2.12: Phân tích SWOT hệ thống CSDL môi trường TP.HCM ........................ 61
Bảng 2.13: Phân tích chiến lược quản lý CSDL môi trường TP.HCM .................... 63
Bảng 3.1: Danh mục các lớp thông tin CSDL nền cơ bản ........................................ 71
Bảng 3.2: Danh mục các lớp thông tin về các hoạt động kinh tế - xã hội ................ 72
Bảng 3.3: Danh mục các lớp thông tin CSDL về chính sách, pháp luật ................... 72
Bảng 3.4: Danh mục các lớp thông tin CSDL về nguồn gây ô nhiễm ...................... 73

Bảng 3.5: Danh mục các lớp thông tin CSDL quan trắc môi trường ........................ 75
Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa mục tiêu giám sát và phạm vi vùng giám sát .............. 77
Bảng 3.7: Phương pháp chọn trạm mẫu theo từng thông số quan trắc ..................... 78
Bảng 3.8: Chọn vị trí lắp đặt máy đo ........................................................................ 78
Bảng 3.9: Carbon monoxide (CO) ............................................................................ 79
Bảng 3.10: Ozone (O3) .............................................................................................. 79
Bảng 3.11: Các Oxit Nitơ (NOx), Hydrocarbon (HC) .............................................. 79
Bảng 3.12: Danh sách các chỉ tiêu quan trắc ô nhiễm môi trường bổ sung .............. 88


1

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá
theo hướng hiện đại” là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
[8]. Trong đó, sự phát triển của các khu công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào sự phát
triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế [3], tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là địa phương đi đầu trong cả
nước về phát triển công nghiệp [22], với hệ thống 15 khu chế xuất - khu công nghiệp,
và theo quy hoạch đến năm 2020 thành phố sẽ có 24 khu chế xuất - khu công nghiệp
với tổng diện tích đất được duyệt là 6.156,62 ha. Sự phát triển công nghiệp kèm theo
quá trình đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh đã cải thiện được cuộc sống của
người dân Thành phố, với GDP bình quân đầu người ước tính đến cuối năm 2015 đạt
5.538 USD/người. Tuy nhiên, sự phát triển này đã tạo ra hàng loạt các vấn đề cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường trên diện rộng.
Chất lượng nước mặt tại TP.HCM đang có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng.
Hầu hết các con kênh rạch đều đối mặt với tình trạng nước đen ngòm, bốc mùi hôi
thối do quá trình phân hủy kỵ khí các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước. Nguyên nhân
một phần là do nhiều doanh nghiệp cố ý xả thải trực tiếp vào môi trường nước hay do

rác thải do sinh hoạt của người dân lại gia tăng làm cho mức độ ô nhiễm ngày càng
trầm trọng. Bên cạnh đó, chất lượng nước mặt tại các bãi chôn lấp và khu liên hợp xử
lý chất thải rắn do Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP.HCM thực hiện
trong năm 2013, cho thấy một số khu vực xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải
rắn Tây Bắc - Củ Chi bị ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ, sắt và vi sinh phát hiện có nhiều
thông số vượt xa mức độ cho phép. Theo thống kê của UBND Thành phố, trên địa
bàn hiện có 3.300 nguồn thải của các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ nhưng mới
có 1.140 cơ sở xây dựng hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn. Hiện mới có khoảng
80% nguồn thải có lưu lượng từ 50 m3/ngày đêm được kiểm soát. Còn hơn 2.000 cơ


2

sở chưa có hệ thống xử lý môi trường hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn vẫn ngày đêm
thải ra môi trường hàng ngàn tấn chất thải, nước thải độc hại [2].
Chất lượng không khí tại TP.HCM hiện nay cũng đang có xu hướng giảm mạnh,
các loại bụi tổng hợp đều vượt xa tiêu chuẩn đến 2,2 lần và gây tác động cực kỳ nguy
hại đến sức khỏe của người dân. Nhất là những loại bụi được sản sinh trong quá trình
đốt nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp, hay từ hoạt động của các phương tiện
giao thông đường bộ... Năm 2015, nồng độ CO đo được đã vượt xa so với nồng độ
CO đo trong năm 2014. Điều này chứng tỏ chất lượng không khí ở TP.HCM đang
càng ngày càng xấu đi [20].
Do vậy, công tác quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững đóng vai trò
hết sức quan trọng, đòi hỏi sự tổng hợp, phân tích một lượng thông tin lớn, đa dạng
và toàn diện. Việc có được thông tin kịp thời, khai thác hiệu quả thông tin sẽ giúp các
cán bộ quản lý nắm bắt được mọi tình hình để từ đó đưa ra được những quyết định
kịp thời. Để đáp ứng được việc đó thì cần xây dựng một hệ thống thông tin tổng thể,
tích hợp tất cả những thông tin liên quan đến môi trường như: hiện trạng môi trường,
các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, các số liệu quan trắc môi trường, các thông tin
kinh tế - xã hội… xử lý thông tin kịp thời, phục vụ quá trình tra cứu và khai thác

thông tin của các các bộ quản lý môi trường.
Hiện tại và trong tương lai, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển và
khẳng định được ưu thế vượt trội trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần đây
công nghệ tin học bắt đầu được ứng dụng lĩnh vực môi trường nhưng vẫn còn hạn
chế, chỉ tập trung ở một số công đoạn tính toán số liệu, số hóa bản đồ mà chưa có giải
pháp đồng bộ về thiết lập và khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ công tác kiểm
soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM. Theo đánh giá của các chương trình
nghiên cứu môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới thì những khó khăn trong quan trắc
môi trường ở nước ta tập trung ở việc (1) Nhiều chương trình quan trắc mang nặng
tính mô tả dữ liệu được tạo ra, nhưng lại không gắn bó với quá trình đưa ra quyết
định; (2) Thiếu các kỹ thuật viên lành nghề do tính đặc thù của quan trắc môi trường
do phân tích hóa học đơn thuần và do kỹ thuật cũng như các thiết bị đo đổi mới rất


3

nhanh, quá trình đào tạo rất mất thời gian và tốn kém; (3) Thiếu rất nhiều tiêu chuẩn
quốc gia về môi trường đặc thù cho từng ngành nghề, từng khu vực; (4) Việc đo đạc,
xử lý, lưu trữ số liệu chưa được tự động hóa; (5) Sự chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan
với nhau và với người dân nhằm cung cấp các thông tin hữu ích về chất lượng môi
trường còn hạn chế… Muốn có các hoạt động bảo vệ môi trường và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên hiệu quả, cần phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ và được xây dựng
trong một hệ thống thông tin hiện đại, đáp ứng được các nhu cầu diễn biến mạnh mẽ
trong thời đại hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một nghiên cứu nào
đánh giá tổng thể về hệ thống dữ liệu quan trắc môi trường, tính phù hợp, tin cậy
trong công tác kiểm soát và dự báo ô nhiễm ở TP.HCM.
Vì vậy, việc “Đánh giá hiện trạng và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM” là vấn đề cần thiết hiện
nay, bởi việc nghiên cứu này sẽ giúp đánh giá được tình hình cơ sở dữ liệu môi trường
tại Thành phố cũng xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận nhằm đề xuất xây

dựng CSDL nhằm phục vụ công tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại
TP.HCM. Qua đó, giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phù hợp cho công tác
quản lý chất lượng môi trường.
II. MỤC TIÊU
 Đánh giá được hiện trạng CSDL phục vụ công tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm
môi trường tại TP.HCM.
 Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp xây dựng CSDL phục vụ
công tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Nội dung 1: Tổng quan tài liệu:
o Tổng hợp các thông tin về khu vực nghiên cứu;
o Hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu;
o Hiện trạng dữ liệu, số liệu và chia sẻ dữ liệu về môi trường tại TP.HCM;
o Các nghiên cứu về xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm soát,
dự báo ô nhiễm môi trường tại Việt Nam và TP.HCM.


4

 Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng xây dựng, sử dụng CSDL phục vụ công
tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM:
o Hiện trạng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí, chất lượng nước
mặt và thủy văn;
o Hiện trạng hoạt động, lắp đặt, bảo trì, thay thế của các trang thiết bị
quan trắc;
o Kết quả quan trắc chất lượng không khí, chất lượng nước mặt và thủy
văn giai đoạn 2010 - 2015.
 Nội dung 3: Cơ sở khoa học xây dựng CSDL phục vụ công tác kiểm soát,
dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM:
o Phân tích các cơ sở pháp lý liên quan;

o Xây dựng cơ sở khoa học cho việc thu thập, sử dụng, ứng dụng CSDL
quan trắc môi trường trong kiểm soát và dự báo ô nhiễm môi trường tại
TP.HCM.
 Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng CSDL phục vụ công
tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM:
o Nhóm các giải pháp nâng cấp và hoàn thiện
o Nhóm các giải pháp xây dựng mới
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
IV.1. Phương pháp biên tập, tổng hợp tài liệu
Việc sử dụng phương pháp thu thập thông tin là rất cần thiết và đem lại nhiều
hiệu quả. Thông tin sẽ được thu thập từ hai nguồn chính là:
 Những thông tin thứ cấp: thu thập từ các cơ quan quản lý liên quan, các quy
hoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển đất… và các thông
tin khác do các cơ quan chuyên môn đã thực hiện.
 Thông tin sơ cấp: được thu thập thông qua những tài liệu khoa học đã được
công bố, các thông tin đã được đăng tải qua phương tiện thông tin liên quan
đến quan trắc môi trường.


5

IV.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Nhằm phân tích, xem xét các yếu tố đầu vào, đầu ra và sự tương tác giữa các
yếu tố bên trong hệ thống quản lý chất lượng môi trường nhằm kiểm soát và dự báo
ô nhiễm môi trường nước và không khí ở TP.HCM.
IV.3. Phương pháp so sánh, đánh giá
Phương pháp được sử dụng trong so sánh giữa hiện trạng CSDL môi trường với
những yêu cầu về mặt pháp lý (Luật, Nghị định, Thông tư, Quy định, Văn bản – Chủ
trương...) nhằm đánh giá hiện trạng CSDL đang tồn tại những mặt hạn chế gì từ đó
có những đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện CSDL phục vụ công tác

kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM.
IV.4. Phương pháp phân tích các bên có liên quan (Stakeholder Analysis = SA)
[15]
SA là công cụ vận dụng tư duy hệ thống và phân tích hệ thống trong việc chuẩn
bị các dự án/chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường hay các lĩnh vực khác.
IV.4.1. Các khái niệm cơ bản
Các bên có liên quan: là bất kỳ cá nhân, nhóm hay tổ chức có lợi ích gắn liền
với mục tiêu của dự án/chương trình/chính sách và ai có tiềm năng tác động đến các
hoạt động của dự án và có được, hay mất, hay không đổi... Nếu các thay đổi của dự
án/chương trình/chính sách được thực hiện.
Phân tích các bên có liên quan: là một phương pháp luận có tính hệ thống, sử
dụng các dữ liệu định lượng nhằm xác định lợi ích và ảnh hưởng của các nhóm khác
nhau trong sự liên hệ đến một sự thay đổi trong dự án, chương trình và chính sách.
IV.4.2. Nội dung trình tự phân tích các bên có liên quan
-

Bước 1: Xác định mục tiêu dự án, phạm vi dự án

-

Bước 2: Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ (tích cực hay
tiêu cực trong dự án)

-

Bước 3: Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan
cũng như tác động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan

-


Bước 4: Xác định cách nào phối hợp các bên có liên quan tốt nhất


6

IV.5. Phương pháp phân tích SWOT [15]
IV.5.1. Cơ sở lựa chọn phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT vẫn được coi là một phương pháp chuẩn mực, là
cơ sở để xây dựng chiến lược và đề xuất các giải pháp cải tiến cho hoạt động của tổ
chức. Việc sử dụng phương pháp phân tích SWOT sẽ giúp đánh giá được những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hồi và thách thức của hiện trạng CSDL môi trường tại TP.HCM
từ đó đề xuất những chiến lược nhằm thiết lập, hoàn thiện CSDL phục vụ công tác
kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại TP.HCM.
IV.5.2. Giới thiệu phương pháp phân tích SWOT
Mô hình phân tích SWOT được cho rằng do Albert Humphrey phát triển vào
những năm 1960- 1970. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và giới thiệu đến công
chúng vào năm 1966 dựa trên công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological.
Năm 1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd và thực sự phát triển từ đây. Đầu
năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng hữu hiệu trong việc đưa
ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ thuộc vào tư vấn
hay các nguồn lực tốn kém khác.
IV.5.3. Cấu trúc của phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên
nguyên lý hệ thống, trong đó:
-

Phân tích điểm mạnh (S = Strength), điểm yếu (W = Weakness) là sự đánh giá
từ bên trong, tự đánh giá về năng lực của hệ thống (đối tượng) trong việc thực
hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặt trưng nào đó là điểm
mạnh (hỗ trợ mục tiêu) hay điểm yếu (cản trở mục tiêu).


-

Phân tích cơ hội (O = Opportunities), thách thức (T = Threats) là sự đánh giá
các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng),
lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặt trưng nào đó của môi trường bên ngoài
là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu).


7

IV.5.4. Nội dung phương pháp phân tích SWOT
Việc thực hiện phương pháp phân tích SWOT được thực hiện qua 06 giai đoạn
như sau:
IV.5.4.1. Xác định mục tiêu của hệ thống
Việc đầu tiên trong phân tích SWOT là xác định mục tiêu của hệ thống để làm
chuẩn cho phân tích SWOT. Xác định mục tiêu rất quan trọng trong việc phân tích vì
một đặc trưng của hệ thống có thể là điểm mạnh đối với mục tiêu này nhưng là điểm
yếu của mục tiêu khác. Tương tự như vậy, một yếu tố của môi trường bên ngoài có
thể là cơ hội đối với mục tiêu này nhưng là thách thức của mục tiêu khác. Vì vậy, xác
định mục tiêu là điểm tực để phân tích SWOT.
Các mục tiêu trong các hệ thống có thể là đa mục tiêu hoặc một mục tiêu chính
và các mục tiêu kết hợp hay đơn mục tiêu.
IV.5.4.2. Xác định ranh giới hệ thống
Mục tiêu của việc xác định ranh giới hệ thống nhằm xác định và không nhầm
lẫn giữa điểm mạnh và cơ hội, điểm yếu và thách thức, cần làm rõ ranh giới hệ thống.
Cần chú ý có 02 loại ranh giới: ranh giới cụ thể và ranh giới trừu tượng.
IV.5.4.3. Phân tích các bên có liên quan và phân tích hệ thống, khung làm việc cho
phân tích SWOT
a. Phân tích các bên có liên quan

+ Các bên có liên quan bên trong hệ thống: liên hệ đến mục tiêu để đưa ra đầy
đủ các thành phần của hệ thống.
+ Các bên có liên quan bên ngoài hệ thống:
o Liên hệ đến mục tiêu để đưa ra đầy đủ các thành phần của môi trường
bên ngoài hệ thống có ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu hệ thống.
o Không đưa các thành phần không có ý nghĩa hay không có liên quan gì
đối với việc đạt mục tiêu của hệ thống.
b. Phân tích hệ thống, xây dựng khung làm việc
Xây dựng hình ảnh nhận thực về hệ thống và vẽ ra sơ đồ cấu trúc hệ thống tương
đối chi tiết:


8

1. Hệ thống bao gồm những thành phần nào?
2. Những thành phần nào bên ngoài môi trường có tác động quan trọng đến
việc thực hiện mục tiêu hệ thống?
3. Những hoạt động nào hiện có trong quá trình hoạt động của hệ thống?
4. Sự biến đổi của hệ thống có gì đáng quan tâm đối với mục tiêu phát triển?
5. Cơ cấu cấp bậc của hệ thống có liên quan đến mục tiêu phát triển?
6. Tính trội, tính ưu việc của hệ thống có liên quan đến mục tiêu phát triển?
IV.5.4.4. Phân tích SWOT
Việc phân tích SWOT cần căn cứ vào sơ đồ hệ thống để xác định:
+ Điểm mạnh – Ưu thế (Strengths) từ biên trong hệ thống
+ Điểm yếu (Weaknesses) từ bên trong hệ thống
+ Phân tích cơ hội (Opportunities) từ bên ngoài
+ Các thách thức (Threats) từ bên ngoài
Đưa ra sơ đồ hệ thống
– môi trường


Xác định các yếu tố bên trong
hệ thống

Xác định mục tiêu hệ thống
cần đạt

Nhận dạng các yếu tố bên ngoài
môi trường

Điểm mạnh
Điểm yếu

Cơ hội
Thách thức

Ma trận SWOT
Hình 1.1: Quy trình thực hiện phân tích SWOT
IV.5.4.5. Giai đoạn vạch ra chiến lược hay giải pháp
Sau khi phân tích SWOT, cần thực hiện việc ra ra 4 chiến lược:
+ Chiến lược S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ;


9

+ Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội;
+ Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách thách;
+ Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu.
Bảng 1.1: Phân tích chiến lược
S


W

O

S+O

O-W

T

S-T

-W-T

IV.5.4.6. Giai đoạn xử lý xung đột mục tiêu và xếp thứ tự các chiến lược
Sau khi đã vạch ra các chiến lược thực hiện mục tiêu, người phân tích cần sắp
xếp thứ tự ưu tiên các chiến lược và giải quyết xung đột giữa các mục tiêu trong
trường hợp đa mục tiêu theo các quy tắc thứ tự ưu tiên.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: gồm các yếu tố ô nhiễm môi trường không khí và môi
trường nước mặt.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài tại khu vực TP.HCM.
 Thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong 06 tháng.
VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
VI.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận trong việc xuất xây
dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường tại
TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
VI.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cơ sở dữ liệu và hệ thống chia sẻ dữ liệu được xây dựng có ý nghĩa quan trọng

trong công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị để thực hiện các mục tiêu như nâng
cao chất lượng quản lý, hiệu quả các công tác kiểm soát, dự báo ô nhiễm môi trường
tại TP.HCM.


×