Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn quận 9 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN QUỐC DŨNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN QUỐC DŨNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ TUÂN THỦ NGHĨA VỤ THUẾ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.HOÀNG TRUNG KIÊN


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. HOÀNG TRUNG KIÊN

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 15 tháng 04 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và Tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TS Võ Thanh Thu

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Ngọc Dương

Phản biện 1

3


TS. Phan Thị Minh Châu

Phản biện 2

4

TS. Cao Minh Trí

5

TS. Phạm Thị Phi Yên

Uỷ viên
Uỷ viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày


tháng

năm 2018

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN QUỐC DŨNG Giới tính : Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 29/01/1983 Nơi sinh : TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV : 1641820011
I- Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ
NGHĨA VỤ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ nghĩa
vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề
xuất hàm ý quản trị nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa
bàn Quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung đề tài gồm năm nội dung chính: tổng quan về đề tài, cơ sở lý thuyết,
phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị. Đề tài đã tìm ra mô
hình, các yếu tố tác động đến sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa
bàn Quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh và qua kết quả phân tích cũng đã cho ra được
phương trình hồi quy.
Hạn chế của đề tài là chưa nghiên cứu với lượng mẫu lớn, chưa nghiên cứu trên
phạm vi toàn Thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 09 tháng 10 năm 2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày

tháng

năm 2018


V- Cán bộ hướng dẫn: TS. HOÀNG TRUNG KIÊN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn quận 9, TpHồ Chí Minh” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa
được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong
quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức
nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát
của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được
trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình..
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Quốc Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân
thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn quận 9, Tp-Hồ Chí
Minh” này, đầu tiên tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô của Khoa

Quản trị kinh doanh thuộc Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về lĩnh vực quản lý kinh tế có tầm
quan trọng vĩ mô và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại
trường. Đó cũng là thành quả trong quá trình tích lũy kiến thức trong quá trình học
tại trường làm nền tảng quan trọng cho việc thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Trung Kiên là Giảng viên hướng dẫn
khoa học của tôi đã tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo, Đội trưởng các đội và các doanh nghiệp đang
hoạt động trên địa bàn quân 9 – Tp.HCM, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận
các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu và giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát,
làm nguồn dữ liệu quan trọng cho việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của
luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, hỗ trợ, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học Viên

Nguyễn Quốc Dũng


iii

TÓM TẮT
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, kết quả số thu ngân sách hàng năm tại
các CQT từ Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho đến các Chi
cục Thuế quận, huyện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của CQT. Nộp thuế
theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Tuy
nhiên trên thực tế, một số người nộp thuế vẫn có quan niệm xem việc nộp số tiền
thuế vào NSNN là sự mất đi một số tiền nhất định, thực hiện việc nộp thuế chỉ là

nghĩa vụ không thể tránh né được nếu có cơ hội không nộp thuế hoặc giảm bớt được
số tiền thuế phải nộp mà không bị xử lý thì họ có thể sẽ không thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế.
Hệ thống thuế Việt Nam đã chuyển đổi theo hướng tích cực là thực hiện cơ
chế tự khai, tự nộp. Theo cơ chế này, người nộp thuế có thể tự kê khai, tính toán
được số thuế mà mình phải nộp và tự nộp số tiền thuế này vào NSNN mà không cần
căn cứ vào thông báo nộp thuế của CQT. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác
nhau nên người nộp thuế không phải lúc nào cũng kê khai chính xác và nộp đầy đủ,
đúng hạn số thuế phải nộp. Do đó, CQT cần xem xét, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này. Một trong những cách giải quyết là tìm hiểu xem các nhân tố nào đã
tác động đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả đã nghiên cứu thực hiện luận văn tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ nghĩa vụ
thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn quận 9, Tp-Hồ Chí Minh” nhằm có thể
góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu là xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhóm nhân tố, xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế của
doanh nghiệp.
Luận văn được nghiên cứu bằng các phương pháp: Nghiên cứu khám phá, sử
dụng phương pháp định tính, trao đổi với các công chức thuế làm việc tại các bộ
phận khác nhau như bộ phận quản lý, bộ phận tuyên truyên hỗ trợ, bộ phận kiểm


iv

tra. Phát phiếu khảo sát thử một số doanh nghiệp có loại hình, ngành nghề, quy mô
và thời gian kinh doanh khác nhau.
Nghiên cứu chính thức định lượng: Từ kết quả phản hồi thông các qua phiếu
khảo sát. Dữ liệu được làm sạch, thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s

alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp bằng phương trình hồi quy tuyến tính bội.
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Số mẫu chọn khảo sát là n = 350 với
32 biến quan sát thông qua việc khảo sát thực tế, sau đó kết quả khảo sát được xử
lý và phân tích để đưa ra các kết quả đạt ý nghĩa thống kê, dựa trên việc kiểm định
các giả thuyết về mô hình nghiên cứu đã xây dựng. Mối quan hệ tương quan và hồi
quy tuyến tính bội cũng được xây dựng ban đầu với biến phụ thuộc là sự cam kết
chấp hành và tuân thủ nghĩa vụ thuế và 10 biến độc lập gồm: (1) Lắng nghe và giải
đáp thắc mắc của người nộp thuế; (2) Đồng hành và tháo gỡ những khó khăn trong
thực hiện chính sách thuế; (3) Thông báo tổ chức tập huấn chính sách Thuế; (4)
Tuyên truyền; (5)Thái độ phục vụ; (6) Tiếp nhận và xử lý; (7) Yêu cầu thay đổi và
bổ sung; (8) Sự tin tưởng của người nộp thuế; (9) Kê khai chứng từ thuế; (10) Kê
khai số tiền thuế. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố
khám phá EFA, kết quả mô hình không có loại biến nhân tố và biến quan sát nào
hết, vẫn giữ nguyên 10 nhân tố với 32 biến quan sát. Kết quả phân tích hồi quy
tuyến tính bội cho thấy 03 nhân tố có ảnh hướng tích cực đến sự cam kết tuân thủ
nghĩa vụ Thuế của các doanh nghiệp nộp thuế đối với cơ quan Thuế, đó là H2: Đồng
hành và tháo gỡ, H8: Tin tưởng và H9: Kê khai chứng từ.
Với kết quả nghiên cứu này, tác giả có đề xuất những giải pháp hoàn thiện
quản lý thu thuế nhằm tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp
đối với nhà nước tại Chi cục Thuế quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.


v

ABSTRACT
Tax revenue is mainly from the state budget, the result of budget revenues
annually in the Tax Departments from the Tax Departments of the provinces and
cities under central to the Tax Office district is one of the important tasks of the Tax
Departments. Pay taxes according to law is the obligation and the rights of all

organizations and individuals. But in fact, some taxpayers still have notions see the
payment of tax amounts into the state budget is losing a certain amount, to file tax is
only obligation can not be avoided if you have the Assembly does not pay taxes or
reduce the amount of tax payable, without treatment, they can not implement the tax
obligation.
Thesis was studied by methods: The study explored using qualitative
methods, exchange with tax officials working in different departments such as
department managers, the propaganda department support, inspection department.
Distribute the survey to try some business type, industry, size and different business
time.
Formal quantitative research: From the results of the feedback through the
survey. Data cleaning, the scale is calibrated using coefficient Cronbach's alpha,
factor analysis to discover EFA, assessing the impact of these factors on the tax
compliance of the business equation linear regression multiple. The data is
processed by software SPSS 20. Number of sampling survey was n = 350 with 32
observed variables through the actual survey, then the survey results are processed
and analyzed to give the achieved significant results, based on the verification of the
hypothesis of the research model was constructed. Relationship correlation and
linear regression multiples also built originally with the dependent variable is the
commitment to abide by and comply with tax obligations and 10 independent
variables are: (1) Listen and answer questions taxpayers; (2) Co-operate and remove
the difficulties in the implementation of tax policy; (3) Notify training tax policy;
(4) Propaganda; (5) The service attitude; (6) Receiving and processing; (7) Requires
changes and additions; (8) The trust of the taxpayer; (9) Declaring tax documents;


vi

(10) the amount of tax declarations. After testing the reliability of the scale, factor
analysis to discover EFA, model results with no type of variable factors and

variables observed at all, remains the same 10 factors with 32 observed variables.
Results of linear regression analysis showed that multiple factors influence 03
positive commitment to comply with tax obligations of businesses paying taxes to
the tax office. (7) Requires changes and additions; (8) The trust of the taxpayer; (9)
Declaring tax documents; (10) the amount of tax declarations. After testing the
reliability of the scale, factor analysis to discover EFA, model results with no type
of variable factors and variables observed at all, remains the same 10 factors with
32 observed variables. Results of linear regression analysis showed that multiple
factors influence 03 positive commitment to comply with tax obligations of
businesses paying taxes to the tax office. (7) Requires changes and additions; (8)
The trust of the taxpayer; (9) Declaring tax documents; (10) the amount of tax
declarations. After testing the reliability of the scale, factor analysis to discover
EFA, model results with no type of variable factors and variables observed at all,
remains the same 10 factors with 32 observed variables. Results of linear regression
analysis showed that multiple factors influence 03 positive commitment to comply
with tax obligations of businesses paying taxes to the tax office.
With the results this study, the authors have proposed the solution to improve
tax collection management to enhance compliance of tax obligations of businesses
to the state at the Tax Office District 9, Ho Chi Minh City .


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ..........................................................................................................................iii
ABSTRACT ........................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU PHÂN TÍCH ......................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................... x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
1.4 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu ................................................................. 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
1.6.1 Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 4
1.6.2 Nghiên cứu định tính.................................................................................. 4
1.7 Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 4
1.8 Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 5
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 6
2.1 Nguồn gốc của Thuế và khái niệm tuân thủ nghĩa vụ thuế. .................... 6
2.1.1 Nguồn gốc của Thuế. ................................................................................. 6
2.1.2 Tuân thủ nghĩa vụ thuế là gì ...................................................................... 7
2.1.3 Các cấp độ của tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế....................... 9
2.1.4 Một số cách tiếp cận giải thích về sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp ................................................................................................................ 10
2.2 Phân loại doanh nghiệp ......................................................................... 17
2.2.1 Về quy mô ................................................................................................. 17
2.2.2 Về ngành nghề kinh doanh ........................................................................ 18
2.2.3 Về loại hình doanh nghiệp......................................................................... 18
2.2.4 Về hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................................... 19
2.2.5 Thuế và các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp trên địa bàn Quận

9 ......................................................................................................................... 19


viii

2.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................. 21
2.4 Các nghiên cứu thực hiện trước đây ...................................................... 23
2.4.1 Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thuý (2009) .............................. 23
2.4.2 Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Mỹ Dung (2016) ................................. 23
2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 24
2.5 Xây dựng thang đo ................................................................................... 27
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 30
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 30
3.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 30
3.2 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 34
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 36
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu............................................................................. 36
4.2. Thống kê mô tả cho các biến quan sát ................................................... 37
4.3. Phân tích độ tin cậy và sự phù hợp của thang đo ................................. 42
4.4. Kiểm định mô hình .................................................................................. 49
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 55
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................... 56
HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................................................... 56
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..................................................................... 56
5.2 Một số hàm ý quản trị .............................................................................. 56
5.2.1 Yếu tố đồng hành và tháo gỡ ................................................................... 56
5.2.2 Yếu tố kê khai chứng từ thuế .................................................................. 57
5.2.3 Yếu tố tin tưởng ....................................................................................... 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................................. 59

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 61
PHỤ LỤC............................................................................................................................. a
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .................................................. d
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ............................. i
PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA...................................... l
PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ............................ q
PHỤ LỤC 6 : PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ................................................. x
PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI ......................... z


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỐ LIỆU PHÂN TÍCH
Bảng 3.1: Tình hình thu ngân sách nhà nước theo cơ sở số liệu tổng hợp dự toán
của Chi Cục thuế Quận 9 từ 2011 đến tháng 12/2016 ............................................... 33
Bảng 3.2 : Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước từ doanh nghiệp trên địa bàn Quận 9 qua
các năm từ 2011 đến 2016 ............................................................................................ 33
Bảng 3.3 : Tóm tắt cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu chính thức ........... 35
Bảng 3.4 : Bảng xây dựng thang đo .............................................................................. 39
Bảng 4.1 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Lắng nghe và giải đáp
của Chi Cục Thuế” ........................................................................................................ 44
Bảng 4.2 : Thống kê mô tả biến quan sát cho thang đo “Đồng hành và tháo gỡ” ........ 44
Bảng 4.3 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Thông báo và tổ chức
tập huấn” ....................................................................................................................... 45
Bảng 4.4 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Tuyên truyền và hỗ
trợ”.45
Bảng 4.5 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Thái độ phục vụ của Chi
Cục Thuế” ..................................................................................................................... 45
Bảng 4.6 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Tiếp nhận và xử lý yêu

cầu”................................................................................................................................ 46
Bảng 4.7 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Chi Cục Thuế yêu cầu
thay đổi” ........................................................................................................................ 46
Bảng 4.8 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Sự tin tưởng” ................. 47
Bảng 4.9 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Kê khai chứng từ thuế” . 47
Bảng 4.10 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Kê khai số thuế” .......... 47
Bảng 4.11 : Thống kê mô tả các biến quan sát cho thang đo “Chấp hành và tuân
thủ” ................................................................................................................................ 48


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Mô hình nghiên cứu sự tuân thủ nghĩa vụ Thuế của doanh nghiệp ............... 5
Hình 2.1 : Mô hình tuân thủ nghĩa vụ Thuế của doanh nghiệp theo cấp độ ................. 13
Hình 2.2 : Tác động của yếu tố tâm lý-xã hội đến tinh thần và đạo đức thuế ....... 19
Hình 3.1 : Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................. 38
Hình 4.1 : Biểu đồ Giới tính của người đại diện doanh nghiệp .................................... 42
Hình 4.2 : Biểu đồ Trình độ học vấn của đại diện doanh nghiệp ................................. 42
Hình 4.3 : Biểu đồ Chức danh hiện tại .......................................................................... 43
Hình 4.4 : Biểu đồ thâm niên công tác .......................................................................... 43


xi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

: Phân tích phương sai (Analysis of Variance).


CQT

: Cơ quan Thuế

CCT

: Chi Cục Thuế

EFA

: Phân tích nhân tố.

KMO

: Hệ số Kaise – Mayer – Olkin.

NNT

: Người nộp thuế

Sig

: Mức ý nghĩa quan sát.

VIF

: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai.


1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Thuế là bộ phận quan trọng nhất của Ngân sách nhà nước, góp phần to
lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Một hệ thống thuế có hiệu lực và
hiệu quả là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Điều này không chỉ phụ
thuộc vào những chính sách thuế hợp lý mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt
động quản lý thu thuế của nhà nước. Vì vậy, quản lý thu thuế đang là một vấn đề
được xã hội quan tâm.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Tuy nhiên, quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở các nước đang phát
triển hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức khác nhau tạo ra sức ép ngày
càng tăng đối với nhiệm vụ thu thuế của nhà nước. Một trong những thách thức
lớn đó là sự đa dạng hành vi tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Phức tạp
hơn khi hành vi tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp lại chịu ảnh hưởng của
nhiều các biến số khác nhau. Những yếu tố này tạo ra bài toán to lớn đối với cơ
quan thuế trong việc đảm bảo sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Trong
khi nguồn lực cho quản lý thu thuế ở các nước đang phát triển hiện nay là rất
hạn hẹp, sự phức tạp từ các doanh nghiệp ngày một tăng lên dẫn đến nhiều
khó khăn hơn đối với cơ quan thuế trước sức ép phải tăng thu ngân sách nhà nước
hàng năm để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho một xã hội đang phát triển. Đây là khó
khăn lớn mà ngành thuế như ở Việt Nam cần phải vượt qua. Từ những những
thách thức nói trên, cơ quan thuế ở nhiều quốc gia đang có những nỗ lực đổi mới
hệ thống quản lý thu thuế của mình dựa trên chính những điểm mạnh họ sẵn
có, xây dựng chiến lược quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp dựa trên quan
điểm doanh nghiệp hay đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) chính là khách
hàng của cơ quan thuế. Chiến lược quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nhiều
quốc gia vì vậy hướng vào những yếu tố thuộc đặc điểm tuân thủ của các nhóm
doanh nghiệp khác nhau. Lợi ích kỳ vọng rất nhiều từ chiến lược này là tăng
cường tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và làm thay đổi hành vi tuân

thủ nghĩa vụ thuế của những doanh nghiệp phản kháng với nghĩa vụ thuế theo


2

hướng tích cực hơn. Chiến lược quản lý thu thuế dựa trên sự tuân thủ của doanh
nghiệp giảm gánh nặng quản lý hành chính thuế, đặc biệt ở những thành phố lớn
có số lượng doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. Những chiến lược hướng về khách
hàng bắt đầu được xây dựng và thực thi ở các nước phát triển từ những năm 1970
và hiện nay đang thực hiện ở nhiều nước đang phát triển. Cùng với chiến lược
hướng tới khách hàng, nhiều quốc gia đã xây dựng cơ chế tự khai tự nộp thuế.
Lợi ích của cơ chế này đã được khẳng định, đó là giảm chi phí tuân thủ nghĩa vụ
thuế; giảm chi phí quản lý hành chính thuế và nâng cao hiệu lực quản lý thông
qua sự tuân thủ tự nguyện. Nhật Bản đã áp dụng hệ thống này từ năm 1974;
Australia năm 1994; Anh và Niudilân năm 1995. Tuy còn mới mẻ và nhiều
thách thức, hệ thống này cũng đã bắt đầu được áp dụng ở một số nước đang phát
triển như Bangladesh, Malayxia, Trung Quốc hay Việt nam. Sự đổi mới quản lý
thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp ở Việt nam cũng không thể nằm
ngoài xu hướng nói trên. Ở Việt nam, sự thay đổi cơ chế quản lý thu thuế theo cơ
chế Tự khai tự nộp là một tín hiệu tích cực thể hiện xu hướng mới trong quản lý
thu thuế là tạo sự chủ động và dân chủ hơn cho doanh nghiệp. Hệ thống quản lý
Tự khai tự nộp bắt đầu được thí điểm từ 1/2004 ở một số doanh nghiệp và thí
điểm với hai loại thuế cơ bản đó là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập
doanh nghiệp, đến nay đã được áp dụng trên toàn quốc. Tại Tp Hồ Chí Minh, cơ
chế này bắt đầu được thí điểm từ tháng 11/2005 với số lượng 1200 doanh
nghiệp và hiện tại được áp dụng đối với hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố. Tuy nhiên, sự đổi mới nói trên không thể đảm bảo rằng cơ quan quản lý thuế
có thể đạt được sự tuân thủ tự nguyện, đầy đủ của hầu hết các doanh nghiệp,
đảm bảo nguồn thu tiềm năng cho ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh hành vi
và đặc điểm của doanh nghiệp ngày càng phức tạp như ở các thành phố lớn Hà

Nội, thành phố Hồ Chí Minh, quản lý thu thuế cần phải đạt được mục tiêu tuân
thủ cao nhất đặc biệt là sự tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp. Mục tiêu này chỉ
có thể đạt được khi quản lý thu thuế ở các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh
có sự đổi mới hoàn toàn về quan điểm, chiến lược, chính sách quản lý thu thuế
đối với doanh nghiệp. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp trên địa bàn quận 9, Tp. Hồ Chí Minh”.


3

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các
doanh nghiệp trên địa bàn Quận 9- Tp. HCM, từ đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm
nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận 9Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân
thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
- Khảo sát, đánh giá và kiểm định mô hình.
- Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp.
1.4 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra của đề tài luận văn, câu hỏi nghiên cứu
chính là các nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và
khoa học. Trong phạm vi của đề tài luận án, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: Sự
tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có thể được xác định như thế nào? Sự
tuân thủ được thể hiện ở những cấp độ nào? Các chỉ số đặc trưng cho từng cấp độ
tuân thủ? Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp lựa chọn cấp độ tuân
thủ nghĩa vụ thuế?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh
nghiệp trên địa bàn Quận 9- Tp. HCM.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về mặt Không gian:
Nghiên cứu được thực hiện tại Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh.
* Phạm vi Thời gian:
Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2016.
Dữ liệu sơ cấp: phát phiếu khảo sát tiến hành từ ngày 01/09/2017 đến hết ngày
30/09/2017 hoàn tất việc thu hồi phiếu khảo sát về hết để tổng hợp.


4

* Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt
động thu thuế nội địa (như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
môn bài, thuế TNCN...), dưới sự quản lý của Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh, Chi Cục
Thuế Quận 9 và các chi cục thuế quận huyện, không bao gồm sự quản lý các
khoản thuế quan dưới sự quản lý của cơ quan hải quan.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định
tính.
1.6.1 Nghiên cứu định lượng
Tiến hành thu thập, mã hóa, xử lý dữ liệu nghiên cứu thông qua phỏng vấn
bằng phiếu phỏng vấn. Số liệu nghiên cứu là số liệu thu được từ phiếu phỏng vấn
trực tiếp được tổng hợp, nhập liệu trên phần mềm Microsoft Excel và xử lý chủ
yếu bằng phần mềm SPSS nhằm phân tích nhân tố khám phá (EFA) kiểm định
chất lượng thang đo, phân tích hồi qui đa biến, kiểm định ANOVA, t - Statistic, đa
cộng tuyến, hệ số tự tương quan...

1.6.2 Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính: Dùng bảng câu hỏi phỏng vấn, điều tra,
thảo luận nhóm, kết hợp quan sát các doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cho
việc xác định mức độ quan tâm, cảm nhận của doanh nghiệp, xác định mức độ
đánh giá của doanh nghiệp về sự quản lý hiện tại của Chi Cục Thuế Quận 9.
♦ Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ kết quả khảo sát sẽ đánh giá, phân
tích thực trạng tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Quận 9,
TP.HCM.
♦ Phương pháp suy luận logic: Kết quả phân tích và các thông tin tổng hợp,
đánh giá nhằm đề ra các hàm ý quản trị hoàn thiện và phát triển công tác quản lý
thuế doanh nghiệp.
1.7 Những đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu có những đóng góp quan trọng cho cơ quan quản lý nhà
nước về góc nhìn toàn diện trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân
thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của Chi Cục Thuế Quận 9 nói riêng và phát triển của ngành thuế
nói chung.


5

1.8 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận



6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Nguồn gốc của Thuế và khái niệm tuân thủ nghĩa vụ thuế.
2.1.1 Nguồn gốc của Thuế.
Thuế, theo quy định của pháp luật, là khoản đóng góp mang tính bắt buộc
mà các tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước (ngân
sách nhà nước). Các tác giả giáo trình thuế của Học viện Tài chính viết : “Thuế là
một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo
mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công
cộng”. Do vậy, nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu của doanh nghiệp. Tính tất yếu này
xuất phát từ một số cơ sở như sau:
Thuế là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho sử dụng các tài sản
quốc gia như vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông,
hệ thống thông tin.v.v.). Vì vậy, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp một
phần thu nhập cho Nhà Nước để duy trì và phát triển tài sản quốc gia mà họ sử
dụng.
Thuế thu từ doanh nghiệp là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
nhằm phục vụ cho mục đích chi tiêu phát triển kinh tế xã hội như chi tiêu cho các
hoạt động cung ứng các dịch vụ công, chi cho điều tiết kinh tế vĩ mô.v.v. Vì
vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thu thuế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho
xã hội, đặc biệt ở những nước mà ngân sách nhà nước chủ yếu dựa vào nguồn thu
nội bộ. Thuế tồn tại trong môi trường chính trị kinh tế và xã hội, vì vậy nếu các
doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế thì đó chính là tín hiệu tích cực và
có lợi đối với ngân sách nhà nước.
Nộp thuế của doanh nghiệp đảm bảo cho Nhà nước thực hiện được các
mục tiêu điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua kiểm kê, kiểm soát, hướng dẫn,
khuyến khích, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh (sản xuất kinh

doanh), các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự
cân đối trong nền kinh tế và thực hiện các định hướng phát triển của Nhà nước.
Mặt khác, nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp là tất yếu bởi đây là công cụ mà


7

Nhà nước sử dụng để phân phối, điều hoà thu nhập giữa các tổ chức và cá nhân
trong nền kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng.
Tóm lại, nộp thuế phải được các doanh nghiệp nhận thức là một nghĩa vụ
tất yếu. Quản lý thu thuế của Nhà nước quan trọng nhất là phải làm cho các
doanh nghiệp nhận thức được điều này, đó là cơ sở của sự tuân thủ nghĩa vụ thuế
một cách đầy đủ và kịp thời.
2.1.2 Tuân thủ nghĩa vụ thuế là gì
“Tuân thủ nghĩa vụ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối
tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế”.
Theo cơ quan thuế Australia (ATO), “tuân thủ nghĩa vụ thuế là việc
doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các
quyết định của toà án” Mc Barnet nghiên cứu rằng dựa vào mục đích và lợi ích
của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 4 phương án sau:
(1) Tuân thủ mục đích của luật.
(2) Thoả hiệp bằng việc thương lượng cách mà luật thuế cụ thể nào đó
hoạt động trong những hoàn cảnh nhất định và tuân thủ luật theo cách mà các
mục tiêu được tuyên bố của luật có thể không thực hiện được.
(3) Chuyển đổi các quyết định luật theo cách cụ thể, tạo điều kiện tích
cực cho việc trốn thuế.
(4) P há vỡ hoặc không tuân thủ luật với hy vọng không bị phát hiện
bằng cách thiết lập hệ thống kế toán để che dấu bất kỳ sự kiểm tra nào.
Theo Mc Barnet, các doanh nghiệp lớn có xu hướng là “có học” trong
việc lựa chọn sự tuân thủ, họ có xu hướng chọn cách trốn thuế theo phương án

thứ hai và thứ ba, còn doanh nghiệp nhỏ lựa chọn phương án trốn thuế theo cách
thứ tư.
Do vậy, tuân thủ nghĩa vụ thuế nghĩa là tuân thủ mục đích của luật trong
khi đảm bảo tăng cường tính chắc chắn mà mục đích đó có thể được thực hiện
trên thực tế.
Tuy nhiên, cần phát triển khái niệm này và đưa yếu tố thời gian vào như
là một tiêu chí thể hiện sự tuân thủ tự nguyện. Một doanh nghiệp cuối cùng cũng
thanh toán đầy đủ nghĩa vụ thuế nhưng nếu nghĩa vụ thuế đó được thanh toán


8

muộn thì cũng không phải sự tuân thủ hoàn toàn. Hơn nữa, nếu lãi suất nộp muộn
bị tính thì khoản thu đó cũng không phải là sự tuân thủ hoàn toàn tự nguyện.
Từ đó có thể định nghĩa sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp là
hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ,
tự nguyện và đúng thời gian.
Như vậy khái niệm tuân thủ trên được đo bằng 3 yếu tố
(1) Tính đầy đủ.
(2) Tính tự nguyện
(3) Yếu tố thời gian.
Tuy nhiên để đạt được 3 tiêu chí trên, quản lý thu thuế của nhà nước cần
xem xét sự tuân thủ dự tính và sự không tuân thủ không dự tính. Nhiều khi
doanh nghiệp tự nguyện có thể không đáp ứng nghĩa vụ thuế một cách không
tính toán bởi vì họ không thể hoàn thành các tờ khai thuế chính xác hoặc họ
không nhận thức được hoặc hiểu sai về luật hay do những lý do tương tự.
Những nỗ lực của các cơ quan thuế để cải thiện quản lý thu thuế ở khía cạnh này
là tìm ra các giải pháp giúp đỡ người nộp thuế để họ không rơi vào tình trạng
không tuân thủ không dự tính.
Hành vi tuân thủ nghĩa vụ thuế không dự tính bao gồm trốn thuế và tránh

thuế:
1) Xét theo quan điểm kinh tế vĩ mô: tránh thuế và trốn thuế có những
ảnh hưởng tiêu cực như nhau đối với ngân sách nhà nước. Vì vậy các nhà
kinh tế học thường phân tích những ảnh hưởng này một cách đồng thời, không
phân biệt giữa chúng.
2) Từ cơ sở pháp lý: trốn thuế và tránh thuế là hai phạm trù không tuân
thủ mục đích của luật nhưng hoàn toàn khác nhau. Trốn thuế là hình thức
không tuân thủ mục đích của luật, đó là việc giảm gánh nặng thuế vi phạm cơ
sở pháp lý. Ví dụ, khi doanh nghiệp cố gắng kê khai thấp thu nhập chịu thuế, kê
khai chi phí kinh doanh lớn hơn thực tế hay tránh việc kê khai thu nhập chịu thuế
từ vốn, lao động và các yếu tố khác theo nguyên tắc kế toán thuế thì doanh
nghiệp đó đã vi phạm luật. Các chỉ số ngân sách thất thoát do trốn thuế là
khoảng 3,5 đến 13,4 % GDP ở các nước phát triển và khoảng 50% ở các
nước đang phát triển. Tránh thuế là hình thức không tuân thủ mục đích của luật


9

nhưng hình thức này không vi phạm luật. Tránh thuế là nỗ lực giảm gánh nặng
thuế dựa trên cơ sở pháp lý liên quan đến:
(1) Khai thác những kẽ hở của luật hay các thủ thuật trì hoãn, kéo dài thời
gian quá mức để giảm gánh nặng thuế.
(2) Phân bố lại hoạt động kinh doanh để “tiết kiệm thuế”, chuyển thu
nhập từ lao động sang thu nhập từ vốn để được chịu tỷ lệ thuế thấp hơn hay khai
thác thiên đường thuế của các quốc gia khác.
3) Xét theo quan điểm đạo đức: sự phân biệt giữa hai khái niệm này đối với
nhiều người là không có sự khác nhau. “Không có sự khác nhau giữa một nhà
kinh doanh nhỏ hoạt động trong một nền kinh tế ngầm (vi phạm luật) với một nhà
đầu tư lớn sử dụng những luật sư giỏi để tìm kiếm “thiên đường thuế””.
4) Nghiên cứu theo giác độ tâm lý hành vi của doanh nghiệp : do sự khác

nhau về cơ sở pháp lý, vì vậy đối với doanh nghiệp thì trốn thuế và tránh thuế là
hoàn toàn khác nhau và tác động đến việc lựa chọn hành vi tuân thủ nghĩa vụ
thuế của họ. Tránh thuế được đánh giá là tích cực hơn trốn thuế. Kiến thức về
thuế của người nộp thuế càng tốt thì tránh thuế được nhận thức là công bằng
hơn được lựa chọn nhiều hơn. Ngược lại, kiến thức về thuế càng hẹp thì người
nộp thuế có xu hướng lựa chọn hình thức trốn thuế nhiều hơn.
Một số cơ quan thuế hiện dành sự quan tâm đến việc tại sao một số doanh nghiệp
trốn thuế và tránh thuế hơn là tại sao họ lại tuân thủ nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên,
theo chuẩn mực thì đối tượng tuân thủ hơn là không tuân thủ. Vì vậy, để hệ
thống quản lý thu thuế có hiệu lực, cơ quan quản lý thu thuế cần đạt được sự
vui lòng hợp tác của đa số doanh nghiệp đảm bảo sự tuân thủ ở mức cao nhất, tối
thiểu hoá các hành vi không tuân thủ mục đích của luật đặc biệt là tránh thuế.
2.1.3 Các cấp độ của tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
Bảng đo lường nghiên cứu cấp độ tuân thủ của doanh nghiệp thể hiện mức
độ chấp nhận hoặc từ chối nghĩa vụ thuế hay thái độ tuân thủ nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp. Đây chính là các cấp độ bày tỏ mối quan hệ và thái độ của doanh
nghiệp với cơ quan thuế, nghĩa là mức độ chấp nhận hay từ chối các quy định của
luật thuế, các kế hoạch và công cụ quản lý thuế. Tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp hiện nay được thể hiện dưới 4 mức độ:


10

(1) Mức độ cam kết: Ở mức độ này, đối tượng sẵn sàng tuân thủ, doanh
nghiệp cảm thấy “thoải mái” với hoạt động quản lý thuế, hợp tác với cơ quan thuế
theo các kế hoạch quản lý thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có thể thay
mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ.
(2) Mức độ chấp nhận: doanh nghiệp chấp nhận những yêu cầu quản lý
thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế. Ở mức độ này, doanh nghiệp cố gắng tuân thủ
nhưng đôi khi không thành công.

(3) Mức độ miễn cưỡng: Đây là cách tiếp cận chống đối, doanh nghiệp có
xu hướng không muốn tuân thủ nhưng nếu cơ quan thuế quan tâm, sát sao thì
doanh nghiệp sẽ tuân thủ mặc dù rất miễn cưỡng.
(4) Mức độ từ chối: doanh nghiệp quyết định không tuân thủ, hoàn toàn
tách ra khỏi sự quản lý của cơ quan thuế.
Áp dụng toàn
bộ các quyền
lực theo luật
pháp

Quyết tâm
không tuân thủ

Không muốn tuân
thủ, nhưng sẽ tuân
thủ nếu cơ quan thuế
quan tâm
Doanh nghiệp

Ngăn chặn thông
qua các biện pháp
phát hiện vi phạm

Ngành nghề
Cố gắng tuân thủ
nhưng không phải
lúc nào cũng thành
công

Người

nộp thuế
Xã hội

CQT là tạo áp lực

Hỗ trợ để tuân thủ

để giảm số NNT
Kinh tế

không tuân thủ

học
Tâm lý

Chiến lược của

Tạo điều kiện
thuận lợi

Sẵn sàng tuân
thủ

Hành vi NNT

Biện pháp đối xử của
CQT

Hình 2.1 : Mô hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp theo cấp độ
Nguồn : Ths Trần Huy Trường- tạp chí tài chính ngày 03/10/2015.

2.1.4 Một số cách tiếp cận giải thích về sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp
Việc nghiên cứu tại sao doanh nghiệp tuân thủ hay không tuân thủ nghĩa
vụ thuế được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện trong ba thập kỷ qua. “Nếu cơ
quan thuế có khả năng hiểu được tại sao doanh nghiệp tuân thủ hoặc không
tuân thủ, cơ quan thuế sẽ đặt mình vào vị trí tốt hơn để nhận được mức độ tuân


×