BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm
2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY NGHIÊN CỨU
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ
NGA
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm
2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TIẾN SĨ . PHẠM THỊ
NGA
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 9 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)
T
T
1 P
G
2 T
S.
3 T
S.
4 P
G
5 T
S.
C
ứ
Ủ
v
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ :
tên N
Ng :
ày, 04
Ch :
uy K
G
i
N
ơ
M
S
:
N
:
T
:
1
I- Tên đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của
các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chi phí thi công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ
: 23/01/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 30/06/2016.
V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. PHẠM THỊ NGA
: Tiến sĩ Phạm Thị Nga.
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Phương Thúy
ii
LỜI CÁM ƠN
Được sự phân công của Khoa Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học Trường
Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và sự đồng ý của Giáo viên hướng dẫn
TS. Phạm Thị Nga tôi đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh”.
Để hoàn thành khóa luận này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình
hướng dẫn và giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ở Trường Đại học
Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Nga đã tận tình,
chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế
cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định mà bản thân chưa đạt được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý
Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Phương Thúy
3
TÓM TẮT
Xây dựng là ngành công nghiệp sản xuất ra một khối lượng vật chất rất lớn
cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên do tính đặc thù của ngành xây
dựng, đặc biệt trong quá trình thi công công trình dân dụng luôn chịu ảnh hưởng của
các yếu tố như môi trường, nhân lực, thiết bị, vật tư, chính sách, tài chính, tiến độ
thi công, gian lận,… nên quá trình triển khai thực hiện các công trình thi công luôn
phải đương đầu với nhiều rủi ro. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu là xây dựng một mô
hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM”.
Nghiên cứu này đã nhận dạng được 33 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công
công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM. Thông qua việc thu thập dữ liệu từ 197
khảo sát am hiểu về chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh cùng với ứng dụng phương pháp nhân tố EFA và phân tích hồi quy tác
giả đã xác định được 33 yếu tố và chia thành 7 nhóm có tổng phương sai giải thích
63,623%.
Tác giả cũng đã phân tích, xây dựng một phương trinhg hàm hồi quy đa biến
thể hiện mối quan hệ giữa 7 nhóm yếu tố vừa nhận dạng.
Phương trình có dạng: CP = 0,295TC + 0,283KT + 0,196MT + 0,213GL +
2
0,321HD + 0,217KC + 0,190TN với R =56,1%.
Cuối cùng, tác giả thực hiện phân tích khái quát của các yếu tố ảnh hưởng
đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn
TP.HCM, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí thi công
nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn của các công trình thi công dân
dụng..
Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, chi phí thi công, công trình dân dụng.
4
ABSTRACT
Construction is the industrialist produces a huge quantity of materials for
society, it has leading role in national economy and effects to promote the
development of other economic sectors. However, because of the particular nature
of the construction industry, especially in the process of construction of civil
engineering are affected by factors such as the environment, human resources,
equipment, materials, policy, finance, construction progress, fraud, ... the
deployment process to perform construction works are faced to many risks. So the
goal of research is to build a model "Studying the factors affect to the cost of
construction of civil engineering at the construction company in HCM City”.
The research identified 33 factors that affect the cost of construction of civil
works in HCM City. Through the data collected from the 197 survey cost of civil
construction in Ho Chi Minh City with the application method EFA factor and
regression analysis. The author has identified 33 factors divided into 7 groups and
the total variance explained 63.623%.
The author also analyzed, build an equation the multivariate regression to
show the relationship between the 7 groups have identified factors.
The equation of the form: CP = 0,295TC + 0,283KT + 0,196MT + 0,213GL
2
+ 0,321HD + 0,217KC + 0,190TN with R =56,1%.
Finally, the author conducted an analysis overview of factors affect to the cost
of construction of civil engineering at the construction company in HCM City.
Therefrom, the author suggests a number of solutions to savings cost for
construction while ensuring the quality and safety of civil construction works …
Keywords: Factors affecting, the cost of construction, civil engineering.
5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC
LỤC
...................................................................................................................v
DANH
SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................2
1.5.
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................4
1.6. Kết cấu của luận văn......................................................................................4
1.7. Câu hỏi nghiên cứu: (đính k m Phụ lục 3: Phiếu khảo sát) ..........................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN L THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ
CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG...................................................5
2.1. Tổng quan về công trình dân dụng và chi phí thi công .................................5
2.1.1. Khái niệm công trình dân dụng ..............................................................5
2.1.2. Khái niệm về chi phí thi công .................................................................5
2.1.3. Phân loại chi phí thi công .......................................................................5
2.1.4. Cơ sở pháp lý thi công công trình dân dụng ảnh hưởng đến chi phí thi
công dân dụng ....................................................................................................10
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................11
2.2.1. Nghiên cứu trong nước .........................................................................11
2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài .........................................................................12
2.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
trong đề tài nghiên cứu ..........................................................................................13
6
2.4. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM ....................................................................13
2.4.1. Yếu tố năng lực bên thi công ................................................................13
2.4.2. Yếu tố đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công .........................14
2.4.3. Yếu tố năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư ........................................14
2.4.4. Yếu tố về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công...........15
2.4.5. Yếu tố môi trường kinh tế.....................................................................15
2.4.6. Chính sách pháp luật của nhà nước ......................................................16
2.4.7. Yếu tố tự nhiên .....................................................................................17
2.4.8. Kết cấu chi phí kế toán .........................................................................17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................19
3.1. Sơ đồ nghiên cứu .........................................................................................19
3.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................20
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................20
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính................................................................21
3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................21
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu: .....................................................................22
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................22
3.4. Các công cụ nghiên cứu...............................................................................23
3.5. Phân tích dữ liệu ..........................................................................................23
3.5.1. Phân tích thống kê mô tả.......................................................................23
3.5.2. Phân tích sâu dữ liệu bằng thang đo Cronbach’s Alpha .......................23
3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................24
3.5.4. Phân tích hồi quy ..................................................................................25
3.6. Quy trình khảo sát........................................................................................26
3.7. Mô hình nghiên cứu cho đề tài này như sau:...............................................29
3.8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
trên địa bàn TP.HCM. ...........................................................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................36
4.1. Thực trạng các yếu tố làm ảnh hưởng chi phí thi công công trình DD trên
địa bàn TP.HCM....................................................................................................36
vii
4.2. Kết quả của quá trình thu nhập dữ liệu khảo sát .........................................38
4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................39
4.4. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 1) ...........................................43
4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha (lần 2) như sau: ................................................49
4.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................50
4.7. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 3) ...........................................59
4.8. Phân tích hồi quy .........................................................................................60
4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................64
5.1. Kết luận........................................................................................................64
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................65
5.2.1. Tìm kiếm những bên hoạch định, các nhà đầu tư có năng lực .............65
5.2.2. Lựa chọn đơn vị thi công có năng lực ..................................................66
5.2.3. Nâng cao kiểm tra, giám sát quản lý chi phí thi công. .........................66
5.2.4. Chống gian lận, thất thoát, hạn chế các sai sót trong thiết kế và thi công
...............................................................................................................67
5.2.5. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế ....................................................68
5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo......................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................70
8
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
S C
T h
1A
N
2O
3V
A
4
C
5
Đ
6
T
7
N N
Ti h
P A
hâ na
n ly
tí si
ch s
p of
h va
ư ri
ơ an
n ce
g
8 C sa
i
9P
C
1N h
0
ủ
V đầ
1
1L u
tư
1T
E
2T C
9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các biến kỳ vọng đến vấn đề nghiên cứu .................................................27
Bảng 4.1: Quy mô và cơ cấu đối tượng khảo sát theo giới tính................................39
Bảng 4.2: Độ tuổi của đối tượng khảo sát .................................................................40
Bảng 4.3: Trình độ của đối tượng khảo sát ...............................................................41
Bảng 4.4: Chức vụ của đối tượng khảo sát ...............................................................42
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công ..........44
Bảng 4.6: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công ...................44
Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm đặc điểm công tác kế toán của
đơn vị thi công...........................................................................................................44
Bảng 4.8: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm đặc điểm công tác kế toán của đơn
vị thi công ..................................................................................................................45
Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên hoạch định, chủ
đầu tư .........................................................................................................................45
Bảng 4.10: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên hoạch định, chủ đầu
tư................................................................................................................................45
Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố về gian lận, thất thoát,
sai sót trong thiết kế và thi công................................................................................46
Bảng 4.12: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố về gian lận, thất thoát, sai
sót trong thiết kế và thi công .....................................................................................46
Bảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế ..46
Bảng 4.14: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế ..........47
Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm chính sách pháp luật của Nhà
nước ...........................................................................................................................47
Bảng 4.16: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế ..........47
Bảng 4.17: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố tự nhiên...................47
Bảng 4.18: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố tự nhiên ...........................48
Bảng 4.19: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm kết cấu chi phí kế toán.......48
Bảng 4.20: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm kết cấu chi phí kế toán ...............48
Bảng 4.21: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm chi phí thi công tại công trình
dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM ......................................49
10
Bảng 4.22: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm chi phí thi công tại công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM .............................................49
Bảng 4.23: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công (lần 2)
...................................................................................................................................50
Bảng 4.24: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công (lần 2) .....50
Bảng 4.25: Kiểm định KMO & Bartest (lần 1) .........................................................51
Bảng 4.26: Phương sai giải thích (lần 1)...................................................................52
Bảng 4.27: Ma trận xoay nhân tố (lần 1) ..................................................................53
Bảng 4.28: Kiểm định KMO & Bartest (lần 2) .........................................................54
Bảng 4.29: Phương sai giải thích (lần 2)...................................................................54
Bảng 4.30: Ma trận xoay nhân tố (lần 2) ..................................................................55
Bảng 4.31: Tổng hợp các biến yếu tố sau khi đã được rút trích thành 07 nhóm ......57
Bảng 4.32: Kiểm định KMO & Bartest cho biến phụ thuộc .....................................58
Bảng 4.33: Phương sai giải thích cho biến phụ thuộc...............................................58
Bảng 4.34: Ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc ..............................................59
Bảng 4.35: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế
(lần 3) ........................................................................................................................59
Bảng 4.36: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế (lần 3)
...................................................................................................................................59
Bảng 4.37: Mô hình tóm tắt trong phân tích hồi quy ................................................60
Bảng 4.38: Kết quả phân tích ANOVA ....................................................................60
Bảng 4.39: Phân tích hồi quy tuyến tính ...................................................................60
11
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................19
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu cho đề tài..................................................................29
Hình 4.1: Cơ cấu đối tượng khảo sát theo giới tính ..................................................40
Hình 4.2: Tỷ lệ độ tuổi của đối tượng khảo sát .........................................................41
Hình 4.3: Tỷ lệ trình độ học vấn của đối tượng khảo sát ..........................................42
Hình 4.4: Thống kê chức vụ của đối tượng khảo sát ................................................43
Hình 4.5: Biểu đồ Histogram ....................................................................................62
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. T nh c p thiết của đề tài:
Xây dựng là ngành công nghiệp sản xuất ra một khối lượng vật chất rất lớn
cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên do tính đặc thù của ngành xây
dựng, đặc biệt trong quá trình thi công công trình dân dụng luôn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố như môi trường, nhân lực, thiết bị, vật tư, chính sách, tài chính, tiến
độ thi công, gian lận,… nên quá trình triển khai thực hiện các công trình thi công
luôn phải đương đầu với nhiều rủi ro. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu là xây dựng một
mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM”.Để ngành xây dựng đảm bảo
nhiệm vụ của mình trong nền kinh tế, việc cải thiện được các vấn đề xảy ra nêu
trong quá trình triển khai thực hiện thi công có vai trò quan trọng, đặc biệt là các
yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây
dựng hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua các cơ sở lý luận về chi phí thi công công trình dân dụng và sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM với 2 mục
tiêu:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng là
mục tiêu chủ yếu của quá trình nghiên cứu khảo sát, thu thập dữ liệu các yếu tố ảnh
hưởng quyết định tới chi phí thi công công trình dân dụng. Qua đó, có thể đo lường
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí thi công công trình dân
dụng trên địa bàn TP.HCM.
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp cơ bản hoàn thiện trong công tác
kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công của các công trình dân dụng
trên địa bàn TP.HCM nhằm đảm bảo chất lượng và quản lý hiệu quả chi phí từ lúc
bắt đầu lập dự toán đến lúc hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
2
1.3. Đ i tư ng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình dân dụng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: các công ty xây dựng công trình dân dụng trên địa bàn
TP.HCM.
- Về mặt thời gian: nghiên cứu giai đoạn năm 2014 - 2015
1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
- Nghiên cứu thống kê mô tả:
Sau khi thu thập và tổng hợp dữ liệu thông qua quá trình phát phiếu khảo sát
từ các Công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp phân tích
nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, tính chất và mối quan hệ giữa các
biến số. Phương pháp phân tích này sử dụng phần mềm Excel để hỗ trợ.
- Nghiên cứu định lượng sử dụng phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi
quy bội:
Dùng mô hình hồi quy và phần mềm chuyên dụng SPSS để phân tích, đo
lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí công trình của các công ty xây
dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Áp dụng phương pháp phân tích bằng
mô hình hồi quy đa biến để chạy phương trình hồi quy của mình.
Trên các cơ sở lý thuyết, dựa trên các nghiên cứu trước đây, người viết đề
xuất mô hình hồi quy tác động đến chi phí công trình của các công ty xây dựng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + ε.
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
- Y: Chi phí thi công công trình DD của các công ty trên địa bàn TP.HCM.
Các biến độc lập có tên gọi cụ thể như sau:
- X1: Năng lực bên thi công, nhà thầu – mỗi nhà thầu xây dựng đều có các
thế mạnh riêng, chuyên môn riêng. Do đó việc lựa chọn các nhà thầu có năng lực và
3
kinh nghiệm dựa trên các giải pháp kỹ thuật, phương thức thực hiện, giá cả thi
công…Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp chi phí thi công của công trình.
- X2: Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công – phải đảm bảo sự
chính xác, trung thực, khách quan, tổ chức kế toán của đơn vị thi công phải nguyên
tắc tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao hiệu quả chi phí thi
công.
- X3: Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư – nhằm đảm bảo các giải pháp
kỹ thuật thi công hợp lý nhất và thực hiện tốt công việc quản lý rủi ro cũng như chi
phí công trình trong suốt thời gian triển khai thi công. Bên hoạch định cần nỗ lực
lập kế hoạch dự án ngay từ ban đầu, thống nhất phương án thực hiện, chi tiết vật tư,
giá cả … nhằm tạo ra khuôn khổ giám sát chất lượng của công trình thi công dân
dụng.
- X4: Yếu tố về gian lận, thất thoát trong thi công và sai sót trong thiết kế mức độ bảo vệ công trình khỏi nạn trộm cắp, thất thoát, sai sót, hối lộ tham
nhũng,… Sự kết cấu gian lận này càng tăng sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí thi công
công trình cũng sẽ tăng theo.
- X5: Yếu tố kinh tế - việc lạm phát, thay đổi tỉ giá tiền tệ, lãi suất, giá cả vật
tư, nguồn cung ứng nhân lực tăng theo làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình.
- X6: Chính sách pháp luật của Nhà nước – liên quan đến việc thay đổi các
chính sách về luật xây dựng, Luật lao động, luật thuế,…mang tính chất không ổn
định cụ thể như tình hình chính trị, thay đổi giá nhân công, thay đổi chính sách,
đình công, thay đổi chính sách thuế làm ảnh hưởng mối quan hệ giữa các cơ quan
chức năng với Nhà nước. Chính sách càng thay đổi thì mức độ ảnh hưởng đến chi
phí thi công càng cao.
- X7: Yếu tố tự nhiên – làm ảnh hưởng đến sự thiệt hại của công trình. Qua
đó cho thấy việc khảo sát địa chất và thủy văn cũng góp phần ảnh hưởng đến chi phí
thi công của công trình.
- X8: Kết cấu chi phí thi công công trình - chi phí tổng hợp tất cả các chi phí
hình thành lên giá thành công trình bao gồm các chi phí vật tư, chi phí nhân công,
4
chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý thi công
công trình.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên cứu
liên quan các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhưng chưa có một nghiên
cứu cụ thể nào về đo lường mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố đến chi phí thi công
công trình dân dụng của công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Do đó qua đề tài
nghiên cứu này, tôi mong muốn có những đóng góp sau:
Đề tài này góp phần trong việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi
công công trình dân dụng trong giai đoạn hình thành ý tưởng dự án.
Đề tài giúp các nhà quản lý dự án, công trình xây dựng quyết định nhanh
việc có nên đầu tư vào việc thực hiện công trình hay không và chọn quy mô xây
dựng phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí thi công nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất
lượng và an toàn của công trình thi công dân dụng.
1.6. Kết c u của luận văn
Đề tài gồm có 5 chương nội dung chính:
Chương 1 : Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2 : Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu về chi phí thi công công
trình dân dụng.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
1.7. C u h i nghiên cứu: (đ nh kèm Phụ lục 3: Phiếu khảo sát)
-----------------∆∆∆-----------------
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC VỀ CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
2.1. Tổng quan về công trình d n dụng và chi ph thi công
2.1.1. Khái niệm công trình d n dụng
Công trình dân dụng là những công trình được xây dựng nhằm mục đích đảm
bảo việc ăn ở và làm việc của con người (trừ công trình công nghiệp dùng để sản
xuất)
như
nhà
riêng,
bệnh
viện,
trường
học,...
(trích:
)
Công trình dân dụng được phân làm 2 loại:
- Nhà ở: nhà chung cư, nhà riêng lẻ.
- Công trình công cộng: công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thể
thao, công trình văn hóa, công trình thương mại và dịch vụ, công trình thông tin
truyền thông, trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp,...
2.1.2. Khái niệm về chi ph thi công
Chi phí thi công (còn được gọi là chi phí sản xuất xây lắp) là quá trình chuyển
biến của vật liệu xây dựng thành sản phẩm dưới tác động của máy móc thiết bị cùng
sức lao động của công nhân. Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu lao động, đối
tượng lao động dưới sự tác động có mục đích của sức lao động qua quá trình thi
công sẽ trở thành sản phẩm xây dựng (trích />Những hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi phí sản
xuất.Chi phí thi công bao gồm nhiều loại khác nhau, công dụng và mục đích khác
nhau song chung quy gồm có chi phí về lao động sống như chi phí về tiền lương và
các khoản trích theo lương; chi phí về lao động, vật hoá như nguyên vật liệu, khấu
hao về TSCĐ…
Chi phí thi công là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận,
do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết. Để có thể giám
sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loai chi phí theo các tiêu thức thích hợp.
2.1.3. Ph n loại chi ph thi công
Xác định đối tượng tập hợp chi phí thi công là khâu đầu tiên cần thiết của công
tác kế toán tập hợp chi phí thi công. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí thi
6
công phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong thi
công. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý chi phí, yêu cầu
hạch toán kinh tế nội bộ của các công ty xây dựng mà đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công
nghệ riêng biệt. Tuỳ theo quy trình công nghệ thi công, đặc điểm, yêu cầu của từng
công trình mà công tác tính giá thành phải tập hợp các chi phí phát sinh một cách
chi tiết và đầy đủ.
Chi ph nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành
nên thực thể sản phẩm xây lắp (không kể vật liệu phục vụ cho máy móc thi công,
phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí sản xuất chung). Giá trị
vật liệu được hạch toán vào khoản mục này ngoài giá trị thực tế còn có cả chi phí
thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công
trình.
Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải được
tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng
thực tế đã sử dụng và theo giá xuất kho thực tế. Trường hợp nguyên vật liệu xuất
dùng có liên quan đến nhiều công trình, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì
kế toán phải phân bổ chi phí cho các công trình theo tiêu thức thích hợp như theo
định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện…
Tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
Vật liệu xây dựng: là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt,thép, ximăng…
Vật liệu khác: bột màu, dao, đinh, dây…
Nhiên liệu than củi dùng để nấu nhựa rải đường, oxy để hàn …
Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn…
Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió,
ánh sáng, thiết bị sưởi ấm…(kể cả công xi mạ ,bảo quản thiết bị).
Chi phí nh n công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình
hợp đồng xây dựng bao gồm cả khoản phải trả cho người lao động trong biên chế
7
của công ty xây dựng và cho người lao động thuê ngoài (không bao gồm các khoản
tính trích theo lương) (trích từ />Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham
gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, bao gồm:
Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân
phụ, công nhân chính như công nhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công nhân
uốn sắt, công nhân trộn bê tông…; công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy
móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đàn giáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ
sắt thép, nhúng gạch…
Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp
trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc
hại…
Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia
công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của công ty xây
dựng, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm khoản phải trả cho lao
động thuê ngoài theo từng loại công việc. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công
trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công
trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước
ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo
vệ, quản lý…).
Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả của công
nhân trực tiếp thi công xây lắp.
Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân
viên trực tiếp xây lắp. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất
chung.
8
Trong trường hợp các công ty xây dựng có các hoạt động khác mang tính
chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ thì vẫn được tính vào khoản mục chi phí
nhân công trực tiếp.
Chi ph sử dụng máy thi công
Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi
công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá
thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công gồm hai loại chi phí là chi phí thường xuyên và
chi phí tạm thời.
Chi phí thường xuyên gồm: các chi phí xảy ra hàng ngày một cách thường
xuyên cho quá trình sử dụng máy thi công như chi phí về nhiên liệu, dầu mỡ, các
chi phí vật liệu phụ khác; tiền lương của công nhân điều khiển và công nhân phục
vụ máy thi công; tiền khấu hao TSCĐ là xe máy thi công; các chi phí về thuê
máy,chi phí sửa chữa thường xuyên xe máy thi công.
Chi phí tạm thời là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc
lắp, tháo, vận chuyển, di chuyển máy và các khoản chi phí về những công trình tạm
phục vụ cho việc sử dụng máy thi công như lán che máy ở công trường, bệ để máy
ở khu vực thi công.
Các chi thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy
thi công trong kỳ còn chi phí tạm thời không hạch toán một lần vào chi phí sử dụng
máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm
hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn
làm tiêu thức để phân bổ). Chi phí tạm thời cũng có thể được tiến hành trích trước
vào chi phí sử dụng máy thi công. Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệch
giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí trích trước được xử lý theo quy định.
Do đặc điểm của hoạt động xây lắp và của sản phẩm xây lắp, một máy thi
công có thể sử dụng cho nhiều công trình trong kỳ hạch toán. Vì vậy, cần phân bổ
chi phí máy thi công cho từng công trình. Theo chế độ quy định hiện nay, có ba tiêu
thức phân bổ là: theo khối lượng công việc hoàn thành của ca máy, theo ca máy làm
việc, theo dự toán chi phí sử dụng máy thi công. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí sử dụng
= Tổng chi phí máy thi công
x Tổng tiêu thức phân
9
máy thi công phân
Tổng tiêu thức phân bổ của
bổ cho đối tượng
tất cả đối tượng
bổ cho đối tượng
(Trích từ: cong/439aac7f/8a9ed4ad)
Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công –
khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công cũng
không bao gồm các khoản sau: lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho
máy; vật liệu là đối tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình máy
ngừng sản xuất, các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy móc thi công, chi phí sử dụng
máy móc thiết bị khác và các chi phí có tính chất quản lý, phục vụ chung.
Trường hợp công ty xây dựng thi công toàn bằng thủ công hoặc thi công
toàn bằng máy, các chi phí phát sinh không đưa vào khoản mục chi phí sử dụng
máy thi công mà được tập hợp vào các khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
Chi ph sản xu t chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khác (ngoài chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công) và các
chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất
chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công
trường thi công.
Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí như sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp
lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa
ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải
trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên
quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp.
Ngoài khoản chi phí của nhân viên quản lý công trường, kế toán, thống kê,
kho, vệ sinh…của công trường, chi phí nhân viên phân xưởng còn bao gồm tiền
công vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công chật hẹp, công
tát nước vét bùn khi trời mưa hoặc gặp mạch nước ngầm…
Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để
sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử
dụng, chi phí lán trại tạm thời.
Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho đội xây dựng, nếu doanh
nghiệp được khấu trừ thuế thì chi phí vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng
(GTGT) đầu vào.
Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng
cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các
loại công cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lý của đội xây dựng. Chi
phí dụng cụ sản xuất xây lắp không bao gồm thuế GTGT đầu vào nếu doanh nghiệp
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt
động của đội xây dựng.
Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công
vừa bằng máy, khoản chi phí khấu hao máy móc thi công được tính vào chi phí sử
dụng máy thi công chứ không tính vào chi phí sản xuất chung.
2.1.4. Cơ sở pháp lý thi công công trình d n dụng ảnh hưởng đến chi ph
thi công d n dụng
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/6/2014 và hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/11/2014 và hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015.
Luật Lao động số 10/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/6/2012 và hiệu lực kể từ ngày 01/5/2013.
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và có
hiệu lực kể từ ngày 10/5/2015
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 12/1/2015 về việc Quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành một số nội dung của Bộ luật Lao động và có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2015.