Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Biến đổi cơ cấu lao động việc làm xã phú cát, huyện quốc oai, thành phố hà nội (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

HOÀNG THỊ PHƢỢNG

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
XÃ PHÚ CÁT, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(2000 - 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

HOÀNG THỊ PHƢỢNG

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
XÃ PHÚ CÁT, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(2000 - 2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê

Hà Nội – 2017




Hà Nội sau mở rộng năm 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm xã Phú
Cát, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội (2000 – 2015)” là công trình nghiên
cứu của tôi và của thầy giáo hướng dẫn là PGS.TS.Nguyễn Đình Lê. Các số liệu
trong đề tài được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn không sao chép của bất cứ nghiên cứu nào.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả Luận văn

Hoàng Thị Phượng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm xã Phú Cát, huyện Quốc Oai,
Thành phố Hà Nội (2000 – 2015)” được hoàn thành trên cơ sở kết quả khóa luận tốt
nghiệp của tôi và kết quả khảo sát thực địa tại địa bàn xã Phú Cát, huyện Quốc Oai,
Thành phố Hà Nội. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
ban Thường trực Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Phú Cát đã tạo mọi điều kiện cung
cấp tài liệu và cho tôi được khảo sát, nghiên cứu tại địa phương.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã tận
tình giúp đỡ và dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại khoa. Đặc biệt, qua đây
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng dẫn của tôi là PGS.TS.
Nguyễn Đình Lê, giảng viên Khoa Lịch sử - Trường Đại Học KHXH & NV đã tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính mong hội đồng đóng góp ý kiến để luận
văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên: Hoàng Thị Phƣợng
Khóa 2015-2017 - Lịch sử Việt Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................13
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 13
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 14
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 15
7. Bố cục luận văn................................................................................................... 15
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 16
CHƢƠNG 1.............................................................................................................. 16

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở XÃ PHÚ CÁT, HUYỆN
QUỐC OAI, HÀ NỘI (2000 – 2010) ...................................................................... 16
1.1. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở xã
Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội ................................................................16
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Cát ................................16
1.1.2. Tác động của chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội .............................22
1.1.3. Biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở xã Phú Cát trước năm 2000 .......32
1.2. Sự biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở xã Phú Cát (2000 – 2010) ...34
1.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động – việc làm của Phú Cát dưới ảnh hưởng
của đô thị hóa .....................................................................................................34
1.2.2. Về cơ cấu hộ nghề nghiệp........................................................................44
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .....................................................................................61
Chƣơng 2 .................................................................................................................. 63
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở XÃ PHÚ CÁT, HUYỆN
QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ HỘI (2010 - 2015) ............................................. 63
2.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra .............................................63
2.2. Sự biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở xã Phú Cát (2010 – 2015) ...67
1


2.2.1. Cơ cấu nghề nghiệp .................................................................................69
2.2.2. Sự thay đổi nghề nghiệp của đối tượng khảo sát .....................................73
2.2.3. Việc làm phân theo giới tính....................................................................76
2.2.4. Việc làm phân theo ngành kinh tế ...........................................................76
2.2.5. Việc làm phân theo vị thế ........................................................................78
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .....................................................................................79
Chƣơng 3 .................................................................................................................. 81
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ BIẾN ĐỔI LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM ĐẾN KINH TẾ,
VĂN HÓA, XÃ HỘI Ở XÃ PHÚ CÁT, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .................................................................................................................... 81

3.1. Tác động đến phát triển kinh tế .............................................................81
3.2. Tác động đến đời sống xã hội .................................................................85
3.3. Tác động đến đời sống văn hóa ..............................................................88
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3...........................................................................................104
KẾT LUẬN ..............................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................108
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 117

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

CÁC TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1

KCN

Khu công nghiệp

2

CNH

Công nghiệp hóa


3

HĐH

Hiện đại hóa

4

ĐTH

Đô thị hóa

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhu cầu việc làm ổn định của thanh niên theo độ tuổiError! Bookmark not defined.
Bảng 1.2. Hiện trạng dân số - lao động xã Phú Cát năm 2010Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.3. Thực trạng lao động, việc làm của các hộ thôn 5, 6 và 7 (xã Phú Cát) so
với xã Tuyết Nghĩa năm 2010 ....................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.4. Lao động - việc làm ở Phú Cát (2000 – 2010)Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.5. Cơ cấu lao động theo ngành xã Phú Cát (2001 – 2010)Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.6 . Biến đổi nghề của chủ hộ thôn 6 và 7.......... Error! Bookmark not defined.
(năm 2010 so sánh với 2000) ........................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.7. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm ........ Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.1. Tình trạng việc làm của xã Phú Cát giai đoạn 2010 – 2015Error! Bookmark not defin

Bảng 2.2. Mức độ yêu cầu trình độ tay nghề khi người lao động tham giaError! Bookmark not d
nghề nghiệp hiện tại của họ ........................................... Error! Bookmark not defined.


Bảng 2.3. Cơ cấu nghề nghiệp thứ nhất đã làm của đối tượng khảo sátError! Bookmark not defi
Bảng 2.4. Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm ....... Error! Bookmark not defined.
chia theo giới tính của xã Phú Cát giai đoạn 2010 – 2015Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo ngành xã Phú Cát (2010 – 2015)Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.6. Lao động phân theo vị thế việc làm của xã Phú Cát (2010 – 2015)Error! Bookmark no
Bảng 3.1. Các loại tài sản trong gia đình xã Phú Cát .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Chuyển biến các kiểu gia đình trong xã Phú CátError! Bookmark not defined.
Bảng 3.3. Sự chuyển biến các loại gia đình xã Phú Cát Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.4. Chuyển biến về quy mô gia đình xã Phú Cát Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.5. Biến đổi nghề nghiệp ở xã Phú Cát trước và sau khi có dự án KCNError! Bookmark n

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1. Cơ cấu ngành nghề của đối tượng khảo sát ............................................... 68
Biểu 2.2. Địa bàn phân bố của đối tượng khảo sát ................................................... 69

Bảng 2.2. Mức độ yêu cầu trình độ tay nghề khi người lao động tham giaError! Bookmark not d
nghề nghiệp hiện tại của họ ........................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu 2.3. Những khó khăn của người lao động khi tìm kiếm việc làm .................... 71
Biểu 2.4. Thông tin về số lần chuyển đổi nghề nghiệp ............................................. 73

5


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi cơ cấu lao động và việc làm đang diễn ra không chỉ đối với mỗi
quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới, nó gián tiếp tạo thành những dòng di cư
và dịch chuyển lao động mạnh mẽ, gây ra những hệ quả xã hội to lớn đối với mọi
khu vực và quốc gia, bất kể đó là những khu vực và quốc gia đã phát triển hay đang
phát triển.
Bởi vậy, có thể nói quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đang
diễn ra mạnh mẽ và toàn diện trên phạm vi toàn thế giới hiện nay cũng chính là quá
trình toàn cầu hóa về thị trường lao động - việc làm. Do đó, đối với bất cứ một quốc
gia nào, vấn đề hội nhập vào thị trường lao động thế giới bao giờ cũng là một trong
những yếu tố quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Khi đề cập đến vấn
đề lao động - việc làm, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình, mỗi
quốc gia đều phải tính đến các bước phát triển thăng trầm của thị trường lao động
thế giới cũng như khu vực, điều đó tạo ra động lực vừa duy trì ổn định, bền vững
cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức và xã hội tương lai. Do đó, nghiên cứu sự
vận động nội tại của vấn đề việc làm là một yêu cầu cấp bách nhằm vạch ra chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.
Hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung, xã Phú Cát nói riêng, vấn đề quản
lý lao động, giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống con người đang là
vấn đề cấp bách. Bài toán thỏa mãn nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động nếu
không được giải quyết tốt sẽ dẫn đến những khó khăn về đời sống, xã hội khiến
những cố gắng tăng trưởng sẽ không còn ý nghĩa. Việt Nam là nước có xuất phát
điểm kinh tế thấp khi bước vào quá trình phát triển. Nguồn lực cơ bản và quan trọng
của chúng ta là đội ngũ lao động đông đảo, trẻ trung và năng động, bố trí lao động
việc làm cho họ là điều kiện đảm bảo thu nhập và đời sống, cũng như tăng trưởng
của nền kinh tế. Xã Phú Cát nằm trên chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai Miếu Môn, có đường Láng Hòa Lạc, đường Hồ Chí Minh đi qua, nằm sát khu công
nghệ cao, khu tái định cư Hòa Phú. Trên địa bàn xã có KCN lớn nhất của tỉnh là
6



KCN Bắc Phú Cát. Đồng thời đây cũng là địa bàn phát triển phía tây của Thủ đô Hà
Nội. Phú Cát nằm trên trục quốc lộ 21A, đại lộ Thăng Long gần các đô thị lớn rất có
tiềm năng phát triển kinh tế - văn hóa xã hội tạo ra những vận hội mới trong tiến
trình CNH, HĐH.
Vấn đề lao động - việc làm ở nước ta trong đó có xã Phú Cát - huyện Quốc
Oai, Thành phố Hà Nội đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Điều đó góp phần tích cực vào
việc hình thành nên một thị trường lao động vận động dưới nhiều hình thức hết sức
phong phú tồn tại ở khu vực này. Sự thay đổi cơ cấu lao động - việc làm, đến lượt
nó tác động trở lại cấu trúc xã hội, hệ thống tổ chức, đời sống và các quan hệ xã hội
một cách sâu rộng.
Tuy nhiên, khảo sát tài liệu nghiên cứu của tôi cho thấy còn có ít những nghiên
cứu lịch sử mang tính khái quát về vấn đề này. Chính vì thế, tôi chọn quá trình biến
đổi cơ cấu lao động - việc làm ở xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã từ lâu, vấn đề biến đổi cơ cấu lao động - việc làm ở nông thôn đã thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính
sách. Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức cả trong và ngoài nước đề cập đến sự thay
đổi cơ cấu lao động - việc làm với phát triển kinh tế.
Lao động - việc làm là một phạm trù tổng hợp được rất nhiều khoa học quan
tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau:
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “Chính sách giải quyết việc làm ở
Việt Nam” (1997) đã đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược để giải quyết
việc làm cho người lao động. Ông không đề cập đến cơ cấu lao động - việc làm, mà
chỉ nhấn mạnh đến chính sách xã hội trong giải quyết việc làm.
Cuốn sách “Thị trường lao động - thực trạng và giải pháp” (1995) của
Nguyễn Quang Hiển cũng như “Thị trường lao động Việt Nam - định hướng và phát
triển” của Nguyễn Thị Lan Hương (2000) chủ yếu nêu các khái niệm thị trường lao

7



động Việt Nam và sự phát triển thị trường lao động trong quá trình CNH, HĐH đất
nước.
Năm 1997, tạp chí Khoa học xã hội số 32 của Viện Khoa học xã hội tại thành
phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ), có đăng bài của tác
giả Trần Thị Đan Tâm: “Vấn đề chuyển dịch nghề nghiệp của phụ nữ ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa”. Bài viết có đề cập đến khía
cạnh dịch chuyển nghề nghiệp của phụ nữ ngoại thành và chỉ ra những nguyên nhân
của sự chuyển dịch này.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2002 do PGS.TS. Nguyễn
Quốc Tế chủ biên: “Phân bố và sử dụng nguồn lao động theo vùng và vấn đề giải
quyết việc làm trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường Việt Nam”, các
tác giả đề xuất việc phân bố lao động, sử dụng lao động theo vùng lãnh thổ và
những biện pháp kinh tế nhằm giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ năm 2000 của Lê Ngọc Lân: “Thực trạng cơ cấu lao động nghề nghiệp của hộ lao động gia đình nông thôn hiện nay và vai trò của phụ nữ (qua
nghiên cứu hai xã Cẩm Vũ - Mỹ Luông) có đề cập đến thực trạng cơ cấu lao động
nghề nghiệp nhưng không nói về sự biến đổi của nó. Hơn nữa, đề tài này chỉ nghiên
cứu mẫu ở hai xã nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Cuốn sách “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”
(2005) do Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng chủ biên cùng nhóm tác giả bàn về mối quan
hệ giữa thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và dự báo
cung cầu lao động đến năm 2010.
Cuốn sách “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà
Nội” (2014) do PGS.TS Nguyễn Văn Sửu chủ biên đã tập trung mô tả, phân tích và
lý giải về ĐTH và những tác động của nó đến biến đổi sinh kế của các hộ gia đình
nông dân ở khu vực ven đô Hà Nội trong hơn một thập kỷ qua. Trong nghiên cứu
này, tác giả không chỉ tìm hiểu về quá trình, cách thức và các động năng từ bên
trong và từ bên ngoài mà còn phân tích bối cảnh và hệ quả của sự chuyển đổi, lý
giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn vốn họ có thành sinh kế và

8


ứng phó với những chuyển đổi diễn ra với họ và xung quanh họ. Với cách tiếp cận
toàn diện, nghiên cứu này không chỉ mang lại những tri thức mới mà còn đưa ra
những gợi ý cho can thiệp chính sách trong lĩnh vực phát triển và giảm nghèo, đồng
thời góp phần gợi mở những ý tưởng và cách phân tích mới liên quan đến biến đổi
xã hội trong quá trình HĐH ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu và bài viết trên đây đã góp phần vào việc hoạch
định các chính sách kinh tế, xã hội nhằm phát triển nông thôn nước ta trong quá
trình CNH, HĐH, phát triển nông thôn làng xã. Tuy nhiên các công trình hướng đến
việc nhận thức và giải quyết vấn đề cơ cấu lao động - việc làm ở các làng xã nông
thôn ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là vấn đề về cơ cấu lao động - việc làm ở xã Phú
Cát còn vắng, ít. Bởi vậy, đề tài “Biến đổi cơ cấu lao động- việc làm xã Phú Cát,
huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội (2000-2015)” chính là nhằm góp phần giải
quyết những vấn đề trên.
* Một số khái niệm

Lao động
Theo Từ điển tiếng việt thông dụng:
“Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật
chất và tinh thần”. [15, 553]
Theo C. Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và
tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm
trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [40, 230].
Lao động là một khái niệm rộng dùng để chỉ hoạt động có mục đích của con
người nhằm sáng tạo ra sản phẩm (vật chất, tinh thần, văn hóa) để duy trì sự tồn tại
của mình và của xã hội.
Việc làm
Việc làm bao gồm ba khía cạnh:

 Là hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần.
 Là hoạt động có mục đích và có thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật).
 Không bị pháp luật cấm.
9


Ta thấy lao động và việc làm là khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau
nhưng không hoàn toàn giống nhau. Việc làm có giới hạn về số lượng nguồn lao
động, có giới hạn về số lượng và nhân khẩu nhưng sức lao động thì không. Việc
làm thể hiện mối quan hệ giữa con người với những chỗ làm cụ thể, là những giới
hạn cần thiết trong đó lao động diễn ra. Việc làm là điều kiện cần thiết để thỏa mãn
nhu cầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt động con người, trong đó có
biểu hiện cả vấn đề tổ chức văn hóa, ứng xử, về giác ngộ kinh tế. Việc làm thể hiện
mối tương quan giữa lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố
vật chất trong quá trình sản xuất. Như vậy việc làm là một phạm trù tổng hợp liên
kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu, nó thuộc loại những vấn đề chủ yếu
nhất của toàn bộ đời sống xã hội.
Cơ cấu lao động - việc làm
Cơ cấu lao động - việc làm là một bộ phận của cơ cấu xã hội, hơn thế nữa là
bộ phận có quan hệ mật thiết với phân tầng xã hội, vị trí, vai trò và các thiết chế xã
hội.
Cơ cấu lao động - việc làm là tổng thể kết cấu hình thức tổ chức hoạt động
lao động sản xuất - nghề nghiệp của một xã hội nhất định. Nó phản ánh không chỉ là
những dấu hiệu định hướng về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và hoạt
động nghề nghiệp xã hội mà còn phản ánh dấu hiệu định tính về thái độ, hành vi,
chuẩn mực văn hóa của cá nhân và nhóm xã hội.
Thị trường lao động - việc làm
Khái niệm thị trường được hiểu là tập hợp nhu cầu của người tiêu dùng về
một hàng hóa nào đó và đồng thời là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa bằng
tiền tệ.

Thị trường lao động chỉ có thể hình thành khi có đủ các yếu tố: có nền sản
xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, có định chế pháp luật cho phép tồn tại thị
trường lao động, người lao động thật sự có quyền sở hữu sức lao động của mình và
họ không sở hữu một loại tư liệu sản xuất nào có khả năng nuôi sống bản thân và

10


gia đình. Khi đó sức lao động mới có điều kiện trở thành hàng hóa, thị trường lao
động mới có cơ sở để hình thành và phát triển.
Từ các yếu tố này với thực trạng nền kinh tế xã hội từ năm 2000 trở lại đây
cho phép chúng ta khẳng định Việt Nam nói chung, Hà Nội, các huyện - xã nói
riêng đã hình thành và tồn tại thị trường lao động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài hướng tới làm sáng tỏ thực trạng và sự biển đổi cơ cấu lao động – việc
làm của các hộ gia đình ở xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội trong quá trình
CNH, HĐH.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này tác giả nhằm tìm hiểu Phú Cát trên phương diện sự thay đổi cơ
cấu lao động gắn với việc làm. Thông qua những dẫn chứng và số liệu cụ thể, người
viết mong muốn phục dựng lại diện mạo Phú Cát trong quá trình CNH – HĐH: tích
cực và hạn chế. Bên cạnh đó, luận văn nhằm làm sáng tỏ thêm một phần nhận thức
về bức tranh ĐTH vùng ven đô nói riêng và ở Việt Nam hiện nay nói chung.
Tìm hiểu những yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến quá trình biến đổi
cơ cấu lao động việc làm ở xã Phú Cát.
Thấy được tác động của chuyển đổi cơ cấu lao động – việc làm đến đời sống
kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn xã.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm ở xã Phú Cát - huyện Quốc Oai, Thành
phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình biến đổi cơ cấu lao động - việc làm ở xã
Phú Cát từ năm 2000 đến năm 2015.
- Về không gian: Nghiên cứu sự thay đổi về việc làm qua khảo sát địa bàn
của 7 thôn xã Phú Cát huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
11


- Nội dung luận văn tập trung vào tìm hiểu các vấn đề: các yếu tố tác động
đến biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở Phú Cát; sự biến chuyển cơ cấu lao động
– việc làm ở Phú Cát từ năm 2000 đến năm 2015; tác động của lao động – việc làm
đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xã Phú Cát.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các báo cáo, số liệu thống kê từ năm 2000 đến 2015 của xã
Phú Cát; các bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về chủ đề
lao động – việc làm ở Việt Nam nói chung và nông thôn ngoại thành Hà Nội nói
riêng.
Ngoài ra, luận văn sử dụng các số liệu khảo sát, thống kê, phỏng vấn người
dân trong xã trong các buổi đi điền rã của tác giả.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử và logic là chủ yếu.
Phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh lịch sử. Trong đó việc
phân tích các số liệu thống kê, các báo cáo được coi trọng.
Luận văn sử dụng phương pháp điền rã. Đặc thù của đề tài là sử dụng nguồn
tư liệu chính là các báo cáo và số liệu thống kê nên nhiều chỗ cần làm rõ. Vì vậy,

tôi tiến hành khảo sát thực địa một số nơi để sưu tầm tư liệu mà các báo cáo, các số
liệu thống kê không phản ánh đầy đủ.
Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu. Luận văn sử dụng phương
pháp phân tích, thống kê (phân nhóm, xử lý số liệu) được sử dụng nhằm phân tích
quá trình biến đổi cơ cấu lao động việc làm cho lao động.
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và phỏng vấn.
Phương pháp trưng cầu ý kiến: Đây là phương pháp quan trọng tôi sử dụng
trong đề tài nghiên cứu của mình. Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng cho khách
thể là các hộ làm nông nghiệp và các hộ tham gia hoạt động phi nông nghiệp ở xã
Phú Cát. Nội dung chính của phiếu hỏi chủ yếu tập trung hỏi về thực trạng biến đổi

12


lao động và việc làm của các hộ gia đình hiện nay và các yếu tố tác động đến sự
chuyển đổi đó.
Quy mô mẫu điều tra về lao động – việc làm năm 2015 của tác giả là 378 hộ,
trong đó có 204 hộ trùng với điều tra của năm 2010. Việc phân tích hành vi của 204
hộ này sẽ đưa ra kết quả của quá trình biến chuyển cơ cấu lao động – việc làm của
các hộ ở Phú Cát.
Phương pháp phỏng vấn: Số lượng phỏng vấn đã được tiến hành thực hiện
cho đề tài nghiên cứu là 10 cuộc phỏng vấn.
Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình làm nông nghiệp và các hộ kinh
doanh buôn bán.
Mục đích của các cuộc phỏng vấn: Tìm kiếm thêm những thông tin định tính
liên quan đến đề tài nghiên cứu mà trong bảng hỏi còn thiếu hay chưa đưa vào bảng
hỏi được.
Nội dung chính của các cuộc phỏng vấn chủ yếu hỏi về công việc chính hiện
tại của các hộ cũng như sự thay đổi về việc làm của các thành viên trong hộ so với
trước đây và những đánh giá của người dân về cơ hội và thách thức trong quá trình

xây dựng nông thôn mới. Thời lượng phỏng vấn từ 30 phút đến 40 phút.
6. Đóng góp của luận văn
Với nguồn tài liệu và những phân tích về biến đổi cơ cấu lao động – việc làm
của các hộ nông dân ở xã Phú Cát trong hơn một thập kỷ qua, luận văn mong muốn
đóng góp thêm những tri thức về thực tiễn biến đổi cơ cấu lao động – việc làm trong
không gian làng ven đô dưới tác động của quá trình CNH - HĐH.
7. Bố cục luận văn:
Chương1. Biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở xã Phú Cát, huyện Quốc
Oai, Thành phố Hà Nội (2000-2010)
Chương 2. Biến đổi cơ cấu lao động - việc làm ở xã Phú Cát, huyện Quốc
Oai, Thành phố Hà Nội (2010 - 2015).
Chương 3. Tác động của sự biến đổi lao động – việc làm đến kinh tế, văn
hóa, xã hội ở xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
13


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở XÃ PHÚ
CÁT, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI (2000 – 2010)
1.1. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở xã Phú
Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phú Cát
Ví trí địa lý, quá trình hình thành
Xã Phú Cát nằm ở phía Tây huyện Quốc Oai1, Hà Nội, diện tích tự nhiên là
1.050,15 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 536 ha. Dân số 7.279 người với
1.767 hộ, được phân bố ở 7 thôn2. Phú Cát cách trung tâm huyện khoảng 12km.
Phía Bắc xã Phú Cát giáp xã Thạch Hòa và xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất. Phía
Nam giáp xã Hòa Thạch, phía đông giáp xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai.
Phía tây giáp xã Phú Mãn và xã Đông Xuân huyện Quốc Oai.

Vùng đất Phú Cát xưa thuộc quận Giao Chỉ, quận Tân Hưng, Tân Xương
châu rồi sau thuộc đất Phong Châu. Cuối thế kỷ 15, tỉnh Sơn Tây được thành lập,
vùng đất này thuộc tỉnh Sơn Tây. Trước cách mạng tháng Tám (1945), xã Phú Cát
mang tên Giã Cát thuộc tổng Cấn Xá3 (tài liệu cũ ghi là tổng Giã Cát), phủ Quốc
Oai, tỉnh Sơn Tây. Tổng Cấn Xá bao gồm cả xã Hòa Thạch ngày nay. Xã Giã Cát
gồm năm xóm là: Đình, Giữa, Mô, Đồi, Bỗi và ba xóm ở xung quanh là: Phú Bình,
Khổng Mục, Đồng Vàng.
1

Quốc Oai trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên
Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ). Năm 1888, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn
Tây. Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây, đến 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978, một phần huyện nhập về
Hà Nội. Phần còn lại của huyện (trong đó có Phú Cát) vẫn thuộc Hà Sơn Bình. Từ 1991 huyện Quốc Oai lại
trở về với tỉnh Hà Tây. Từ tháng 8 năm 2008, cùng với toàn tỉnh Hà Tây, huyện Quốc Oai nhập về Thủ đô
Hà Nội.
2
Số liệu năm 2010.
4.Tổng Cấn Xá gồm các xã: Bạch Thạch, Cấn Xá, Cấn Xá Hạ, Đông La hạ, Đông La thượng, Giã Cát, Hoà
Mục, Phú Mãn, Yên Thái [5,13].

14


Trên địa bàn ở Phú Cát còn có các xóm Phú Cao và Phú Bàn, trước đây
thuộc xã Cấn Xá, thuộc tổng cùng tên Cấn Xá. Trước cách mạng Tháng Tám năm
1945, xã Cấn Xá có 2.744 người. Ruộng đất, theo bài chỉ có 930 mẫu ruộng cấy lúa
và 650 mẫu đất thổ cư, thổ canh.
Nhân dân trên địa bàn xã gồm hai dân tộc chính là Kinh, Mường. Dân tộc
Mường cư trú tập trung ở xóm Đồng Vàng, những năm trước cách mạng tháng Tám
có 30 hộ với hơn 100 người.4

Năm 1955, hai xóm Phú Cao và Phú Bàn được sáp nhập vào xã Phú Cát.
Cũng trong năm 1955, một số hộ gia đình ở Phú Bình sang sinh sống ở khu đồi bãi,
khai hóa đất đai, lập thêm một xóm mới, đặt tên là Phú Sơn.
Phú Cát có tiềm năng để phát triển nền kinh tế toàn diện, nhất là về nông
nghiệp, công nghiệp. Đặc điểm đất đai vùng bán sơn địa, bao gồm chủ yếu là đất
phù sa cổ trên phiến thạch, đất phù sa sông suối và dốc tụ.
Phú Cát nằm trên miền đất có lịch sử lâu đời, là nơi quần cư của người Việt
cổ sinh sống lâu đời trên mảnh đất này. Trải qua quá trình khai phá đất đai, xây
dựng cuộc sống, các thế hệ người dân nơi đây đã kề vai sát cánh trong lao động sản
xuất và bảo vệ xóm làng, hình thành những đức tính tốt đẹp, trở thành nét truyền
thống riêng biệt của địa phương.
Phú Cát là nơi sớm hình thành các giá trị văn hóa truyền thống bản địa. Với
vị trí địa lý và địa hình, địa thế thuận lợi, Phú Cát đã trở thành một địa bàn sớm
được con người chọn định cư và cư dân tăng nhanh. Nằm cách huyện lỵ không xa,
lại có cả chợ, cả bến đò. Những tên đất, tên làng như làng Bát, bến đò Bát đã nói lên
khái niệm đó. Trong quá trình sản xuất, nhân dân đã phát hiện được hai chiếc trống
đồng5. Những trống đồng phát lộ ở Phú Cát được xếp loại Hêgơ…
Nhân dân Phú Cát vốn thuần túy sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp,
không có nghề thủ công truyền thống, chỉ biết đánh đá ong và nung đốt gạch ngói.
Con người Phú Cát chất phác, chân thật, đôn hậu, chịu thương chịu khó, hay lam

5.Hiện một chiếc được trưng bày tại nhà truyền thống đấu tranh vũ trang cách mạng của Ban chỉ huy quân sự
huyện còn một chiếc được giữ lại thành phố.

15


hay làm. Các thế hệ người dân tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, đấu tranh
chống giặc giã và giàu tình thương đối với mọi người, nhất là những lúc gặp hoạn
nạn, khó khăn - kể cả đối với dân trong xã và người nơi khác6. Tiêu biểu cho nét

truyền thống tốt đẹp đó là truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng làng xã bền chặt.
Trong thời kỳ đổi mới, diện mạo Phú Cát đổi thay nhanh chóng, đặc biệt sau
khi đường cao tốc Láng - Hòa Lạc hoàn thành và sau đó được nâng cấp thành đại lộ
Thăng Long (khánh thành nhân dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội), xã còn có
đường 21A (đầu tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua).
Với quy hoạch phát triển của trung ương và thủ đô Hà Nội, Phú Cát nằm
trên chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn; là địa bàn phát triển
phía Tây của Thủ đô, Phú Cát có những khu quy hoạch lớn của chính phủ, đang tạo
ra những vận hội mới trong tiến trình CNH, HĐH phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội.
Lịch sử hình thành của xã Phú Cát là quá trình phát triển trải qua nhiều biến
đổi về hành chính cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đó là một quá
trình phát triển liên tục nhưng hay bị đứt quãng, lúc thăng lúc trầm giữa các giai
đoạn, điều này không chỉ thấy có ở Phú Cát, mà là bức tranh phát triển chung của
làng quê Việt Nam.
Địa hình - khoáng sản:
Phú Cát có địa hình tương đối phức tạp, chênh lệch độ cao khá lớn giữa các
xứ đồng. Trên địa bàn xã có nhiều đồi gò, ao hồ hầu hết diện tích đất trồng lúa là
vàn thấp và chân vàn. Địa hình xã Phú Cát thuận lợi cho sự phát triển hệ thống hạ
tầng, các khu công nghiệp, các cơ sở dịch vụ thương mại.
Phú Cát là một trong bốn xã thuộc vùng phía Tây của huyện Quốc Oai, giáp
với huyện Lương Sơn (Hòa Bình), tựa lưng vào dãy núi Vua Bà, có dòng sông Tích
chảy qua địa phận xã.
Xã Phú Cát nằm trên vùng chuyển tiếp, một trong những cửa ngõ giữa miền
núi với đồng bằng, giữa vùng bán sơn địa với các xã vùng ngoài của huyện.
6

. Năm 1945 bị đói, nhiều người nơi khác qua đây được nhân dân trong xã cưu mang, có người không may bị
chết được chôn cất tử tế.


16


Phú Cát có địa hình của vùng trung du, diện tích đất đai rộng xen lẫn đất gò
và ruộng thấp, nhiều đồi gò, trước đây có các chằm lầy hoang vu, cây cỏ rậm rạp, có
nhiều thú dữ sinh sống. Hoa màu lương thực (sắn, khoai) và các loại nông sản khác
hoặc cây công nghiệp (đậu tương, lạc, chè). Phú Cát cũng có một số loại tài nguyên
như nước khoáng, than bùn, là nơi có nhiều đá ong để khai thác làm vật liệu xây
dựng rất thuận tiện (lẫn trong đất, đá còn có cả sa khoáng). Dưới chân các đồi, gò là
vùng vàn, vùng trũng thuận lợi cho việc canh tác lúa nước.
Khí hậu thời tiết
Phú Cát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa hình thành hai mùa khá
rõ rệt: mùa hè (từ tháng tư đến tháng mười) nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông (từ
tháng mười một đến tháng ba năm sau) khô, lạnh, ít mưa. Nhiệt độ không khí bình
quân hàng năm 24oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 16 độ (vào tháng 1).
Nhiệt độ cao nhất trung bình 28,6 độ. Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.490
giờ.
Lượng mưa bình quân năm là 1.700mm, phân bố trong năm không đều: mưa
tập trung từ tháng tư đến tháng mười. Mùa khô từ cuối tháng mười đầu tháng mười
một đến tháng ba năm sau, những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng mười hai,
tháng một và tháng hai.
Nguồn nƣớc
Phú Cát có diện tích mặt nước khá lớn, với dòng sông Tích bắt nguồn từ Đầm
Long (Ba Vì) chảy qua và các hồ ao, đầm vàn, đáp ứng tốt cho nhu cầu nước sản
xuất và đời sống, đồng thời là điều kiện để phát triển thủy sản, thủy cầm. Trong lịch
sử, Cấn Xá còn là nơi có đặc sản nổi tiếng Sơn Tây đó là cá chép: “Cấn Xá chi lý
ngư” (Cấn Xá có cá chép). Tuy vậy, do dòng sông Tích có độ dốc cao nên cũng dễ
gây úng ngập trong mùa mưa, nhanh cạn kiệt trong mùa khô.
Mặc dù có tiềm năng phong phú nhưng trước năm 1986, đời sống nhân dân
trong vùng phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Nhân dân chủ yếu sống về nghề

nông và nghề rừng. Hàng năm, vùng đất cao thì khô hạn, vùng đồng vàn, ruộng thấp
thì chìm trong cảnh ngập lụt. Ruộng đồng chỉ cấy được một vụ lúa.
17


Điều kiện kinh tế
Trồng trọt
Trong đời sống kinh tế của người dân Phú Cát từ khi hình thành cho đến
trước thời điểm năm 2000, trồng trọt là ngành kinh tế chính, có vai trò quan trọng
trong việc cân bằng nguồn lao động của người nông dân, đó vừa là nguồn sống,
nguồn thu nhập, vừa là nhân tố góp phần hình thành những giá trị văn hoá nông
nghiệp của nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và người dân Phú Cát nói
riêng.
Các loại cây trồng chủ yếu gồm:
Cây lúa: là cây trồng chính trong mọi thời kỳ phát triển của xã. Từ năm
1960, xã Phú Cát bắt đầu tổ chức hợp tác xã với quy mô đến từng đội sản xuất, từ
đây việc canh tác trồng trọt của người nông dân có sự đổi mới rõ rệt. Nếu trước kia
chỉ cấy vụ đông, các vụ khác trồng rau màu, cây lúa và các cây hoa màu đều trông
chờ vào nước trời thì bây giờ cấy 1 năm 2 vụ lúa, các loại cây hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày khác đều có nước tưới chủ động.
Cây khoai (khoai lang và khoai sọ): cây khoai lang là loại cây trồng quan
trọng sau cây lúa. Đây lại là cây hợp với chất đất của làng nên dễ trồng, cho năng
suất cao, 1 năm trồng 2 vụ.
Đậu: người dân Phú Cát thường trồng nhiều loại đậu, đậu đen, đậu xanh, đậu
trắng, đậu quốc, trồng xen canh với các loại cây khác (khoai, ngô v.v...). Người dân
thường xem các cây họ đậu là 1 loại hàng hoá nên khi thu hoạch xong, mỗi gia đình
chỉ để 1 ít ăn, còn lại bán đi để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày.
Ngô: trồng ở những khu đồng gần, ở chân ruộng tốt.
Trên đây là các loại cây trồng chính của người dân Phú Cát trong lịch sử
cũng như ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ngoài các cây trồng cũ thì nhiều loại cây

trồng mới cho năng suất cao (cà chua, dưa leo, dưa hấu…) được bà con nông dân
gieo trồng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hàng hoá ở địa phương.
Chăn nuôi
Trước kia, việc chăn nuôi ở Phú Cát không mang tính chất kinh doanh, chủ
18


yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng trong gia đình, “đồng bãi rộng
mà không có ai chăn nuôi trâu bò đàn, trâu bò nuôi chỉ để cày”. Lợn được nuôi ở
hầu hết các gia đình, trung bình nuôi từ 1 đến 2 con, mục đích nuôi lấy phân bón
ruộng nên thường nuôi cầm chừng, chủ yếu nuôi để dùng trong dịp ma chay, khao
cử, cưới xin, giỗ chạp, chung đụng nhau ăn tết. Các loại gia cầm cũng được nuôi ở
quy mô gia đình, có tính chất tự cung tự cấp.
Buôn bán, dịch vụ
Từ xưa Phú Cát không có ai xuất thân từ buôn bán, đại bộ phận dân cư sống
bằng nông nghiệp, chỉ có khoảng 50 gia đình làm nghề đan dành, làm hàng xáo
nhưng chỉ làm vào những lúc nông nhàn. Từ sau năm 2000 đến nay, nhất là sau khi
có các khu công nghiệp thì buôn bán, dịch vụ trở thành “nghề” đối với nhiều người,
số lượng lao động làm nghề buôn bán, dịch vụ không ngừng tăng lên. Nếu như năm
2001 có 10 người thì 2007 là 65 người. Nhìn vào đường địa giới mà tìm hiểu thì
kinh tế buôn bán dịch vụ của người dân Phú Cát chủ yếu tập trung ở thôn 4, 5, 7 nơi
có vị trí thuận lợi, gần đường cao tốc, gần KCN và các trung tâm thương mại lớn.
Nhìn vào bức tranh kinh tế của xã Phú Cát trong lịch sử thì nông nghiệp là
nghề chính. Kinh tế nông nghiệp là nguồn thu nhập của làng, nhiều việc lớn như
cưới vợ cưới chồng đều trông vào nông nghiệp, muốn ma to cỗ lớn cũng trông vào
nông nghiệp, sinh cơ lập nghiệp cũng dựa vào nông nghiệp v.v... Tuy nhiên, nông
nghiệp của xã chưa mang tính chất sản xuất hàng hoá mà chủ yếu là tự cung tự cấp.
Theo truyền thuyết và phả ký của các họ, từ xưa tình trạng kinh tế trong làng
đại bộ phận là thiếu ăn, số nhà giàu có, đủ ăn ít. Cách mạng tháng Tám thành công,
Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm bảo đảm cuộc sống trước mắt cho

người nông dân như chính sách tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, thực hiện
giảm tô, giảm nợ, hoãn nợ… cho nông dân cả nước, trong đó có người dân Phú Cát.
Sau năm 1975 khi người dân làng đang vui niềm vui thống nhất, hy vọng vào những
vụ mùa bội thu thì lại gặp thiên tai làm mất trắng gần như toàn bộ sản lượng lương
thực làm cho nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh đói ăn. Với phong trào khai hoang
phục hoá của Đảng, Nhà nước giúp cho đời sống người dân làng trở nên no đủ. Sau
khi dân làng vào làm ăn theo mô hình hợp tác xã, do nhiều vấn đề nảy sinh, đời
sống xã viên sút kém, xã viên chán nản sản xuất, nhiều người dân bỏ ruộng đi chạy
19


chợ hay làm nghề khác.
Chủ trương khoán sản phẩm cho người lao động (1981) làm cho đời sống
người nông dân Phú Cát khá hơn, thóc lúa, hoa màu, lợn gà của các gia đình không
những nhiều nhất xã mà còn nhiều nhất so với các làng trong vùng. Do có thóc, có
tiền, nên việc kiến thiết và mua sắm tăng, các loại nhà ngói mọc lên thay thế cho
nhà tranh, đồ tiện nghi sang trọng.
Ngày nay, bộ mặt kinh tế xã hội và đời sống người dân cả nước đã thay đổi
và phát triển rất nhiều, đời sống người dân Phú Cát cũng không phải là ngoại lệ.
Đặc biệt, với quá trình CNH, HĐH, việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp, xây
dựng hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở… làm đổi đời hầu hết các hộ gia đình nông
dân vốn lam lũ, nghèo khổ trước đây. Nhưng, một vấn đề nghiêm trọng lại diễn ra là
người nghèo đột nhiên có tiền, trở nên giàu có, song chỉ là “giàu xổi”, tiềm ẩn trong
đó sự không bền vững. Lúc này, đất đai không còn, hoặc còn rất ít, buộc người nông
dân phải chuyển đổi việc làm, ngành nghề nên họ phải thực sự đối mặt với vấn đề
lao động việc làm, thu nhập.
1.1.2. Tác động của chủ trƣơng, chính sách kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Sự thay đổi về chiến lƣợc tìm việc
Chiến lược việc làm xét về tổng thể có hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Một mặt,
nó phản ánh định hướng chủ trương, chính sách của nhà nước, mặt khác nó phản

ánh ý thức, nguyện vọng của cá nhân và cộng đồng. Trong phần này, tôi cố gắng
mô tả ở cấp độ vi mô của chiến lược việc làm với tư cách là nguyện vọng của người
lao động qua khảo sát xã hội học với đối tượng thanh niên địa phương xã Phú Cát
tháng 12/2010.
Khi được hỏi về phương thức tìm việc (việc làm phi nông nghiệp), đa số
thanh niên ở địa phương đều cho là quen biết, do tự mình tìm việc và do giới thiệu
của người khác mà có được việc làm.
Yếu tố cần thiết để có việc làm:
1- Do quen biết: 41,2%
2- Qua giới thiệu của người khác: 19 %

20


×