Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ đảng bộ huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.74 KB, 94 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hệ thống chính trị
Kinh tế - xã hội
Mặt trận Tổ quốc
Quy chế dân chủ

Chữ viết tắt
CNH, HĐH
HTCT
KT- XH
MTTQ
QCDC

Ủy ban Nhân dân

UBND


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ

3

HUYỆN XUÂN LỘC VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
(2005 - 2010)
1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ
huyện Xuân Lộc về công tác dân vận (2005 - 2010)



10
10

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Xuân Lộc về công tác
dân vận (2005 - 2010)
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN XUÂN LỘC LÃNH ĐẠO

25

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC DÂN VẬN (2011- 2015)
2.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Xuân

40

Lộc về đẩy mạnh công tác dân vận (2011 - 2015)
2.2. Đảng bộ huyện Xuân Lộc chỉ đạo đẩy mạnh công tác

40

dân vận (2011 - 2015)
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ huyện Xuân Lộc lãnh

49
66

đạo công tác dân vận (2005 - 2015)
3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ huyện


66

Xuân Lộc lãnh đạo công tác dân vận (2005 - 2015)
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

76
92
94
105


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác dân vận của Đảng luôn chiếm một vị trí quan trọng, tạo ra
nguồn sức mạnh to lớn góp phần trực tiếp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, trong bài “Dân vận” đăng trên
báo Sự thật ngày 15 -10 - 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “…Việc dân vận rất
quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng
thành công” [39, tr.234]. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi trọng công tác vận động quần chúng:
“Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ
chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh…) đều làm công tác dân vận” [39, tr.233].
Công tác dân vận vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT- XH
và được xem là nhiệm vụ chính trị của các tổ chức Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự
lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân trong thời kỳ mới.
Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong

điều kiện hội nhập quốc tế càng đòi hỏi phải phát huy cao độ khối đoàn kết và
sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, đưa đất nước thoát
khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, CNH,
HĐH đất nước. Đồng thời, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm
mưu chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng thường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo để kích động, lôi kéo, mua chuộc... nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; chia rẽ Đảng với nhân dân nhằm làm giảm sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Xuân Lộc là nơi tập trung của nhiều thành phần dân
tộc, tôn giáo. Ngoài dân tộc Kinh, huyện có 24 dân tộc cùng sinh sống, với
4.212 hộ/19.823 khẩu. Trong đó thành phần dân tộc chiếm số đông là: Chơro,
Hoa, Chăm, S’tiêng, Tày, Nùng và Khơme sinh sống chủ yếu ở xã Xuân Tâm,
Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Trường. Mặt khác, có 05 tôn giáo “với tổng số
tín đồ 112.814/210.324 người chiếm 53,63% dân số” [92, tr.7]. Chính vì thế,


vấn đề làm tốt công tác dân vận để phát huy và khơi dậy sức mạnh toàn dân
hiện nay đối với Đảng nói chung và các địa phương trên cả nước nói riêng,
trong đó có huyện Xuân Lộc càng có nghĩa cấp bách.
Là huyện mới thành lập (01/07/1991), nhưng trong quá trình lãnh đạo
nhiệm vụ phát triển KT - XH, Đảng bộ huyện Xuân Lộc đã chủ động quán
triệt sâu sắc chủ trương, chính sách công tác dân vận của Tỉnh ủy Đồng Nai,
của Đảng và Nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân
vận ở địa phương, tạo sự gắn bó tin tưởng giữa dân với Đảng và chính quyền,
động viên nhân dân ra sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ KTXH, quốc phòng và an ninh của huyện. Từ năm 2005 đến năm 2015, công tác
dân vận của Đảng bộ huyện Xuân Lộc đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình phát triển KT - XH, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và
tâm trạng của quần chúng nhân dân trên địa bàn đó là: Hiệu quả và hiệu lực
công tác dân vận của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính
trị - xã hội có mặt chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn; một số ít cán bộ

chuyên trách làm công tác dân vận trình độ, năng lực đặc biệt phương pháp
tiến hành công tác dân vận nơi đồng bào dân tộc, đồng báo có đạo còn hạn
chế, chưa linh hoạt; phối hơp tiến hành công tác dân vận giữa các lực lượng
có lúc hiệu quả chưa cao; một số chính sách chưa đáp ứng nguyện vọng, lợi
ích của nhân dân...
Từ thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cần phải tổng kết quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ huyện về công tác dân vận; đồng thời, đưa ra những nhận định, đánh
giá thành công, hạn chế, nguyên nhân, đúc rút kinh nghiệm, góp phần khẳng
định tính đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của Đảng bộ huyện về công tác
dân vận. Đồng thời thực tiễn đó đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu mang
tính tổng quát về quá trình lãnh đạo công tác dân vận của Đảng bộ huyện Xuân
Lộc.Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Đảng bộ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng


Nai lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2005 đến năm 2015 ” làm đề tài luận
văn Cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận, quán
triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân
vận, thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác dân
vận trên cả nước nói chung và trên các địa bàn của tỉnh, huyện nói riêng. Dưới
đây là một số nhóm công trình khoa học:
Nhóm công trình nghiên cứu về những vấn đề chung công tác dân
vận của Đảng trên phạm vi cả nước
Nguyễn Thị Ngọc Mai (2002), Công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1996), Luận văn Thạc
sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [73]. Luận
văn đã đề cập sâu sắc thực tiễn công tác dân vận của Đảng. Trên cơ sở đó xác
định cụ thể các giải pháp tiến hành công tác dân vận trong mười năm đầu thực
hiện đường lối đổi mới; Tác giả Nguyễn Văn Linh (2006) với bài báo “Đổi mới

nội dung, phương thức vận động quần chúng”, Tạp chí Dân vận, (số 8) [72]. Tác
giả đã phân tích làm rõ vị trí, vai trò của công tác dân vận và yêu cầu đổi mới nội
dung, hình thức tiến hành công tác dân vận cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu về công tác dân vận của
Đảng, như: Đỗ Mười (1991), Xây dựng Nhà nước của dân, thành tựu, kinh
nghiệm, đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội [74]; Vũ Oanh (1996), Đổi mới công
tác dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội [76]; PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc (2000), Tăng cường
đoàn kết dân tộc phát huy sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [77]; PGS, TS Đoàn Ngọc Hải (2003), “Quán
triệt quan điểm của Đảng về xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc trong giai đoạn mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, (số 4)
[36]; Vũ Hùng (2005), Dân và mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân


trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện
Chính trị quân sự, Hà Nội [42]; Nam Yên (2009), “Tư cách, cách ứng xử của
cán bộ làm công tác dân vận”, Tạp chí Dân vận, (số 4) [94]; Nguyễn Hồng
Quân (2010), Đảng lãnh đạo tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân
dân từ năm 1986 đến năm 1996, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện
Chính trị, Hà Nội [78]; Ban Biên tập (2015), “Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết và
các quyết định của Bộ Chính trị về công tác dân vận”, Tạp chí Dân vận, (số 3) [1].
Những công trình trên đã đề cập đến nội dung công tác dân vận của
Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể một cách khái quát. Đồng thời đã
chỉ ra sự cần thiết phải đổi mới công tác vận động nhân dân trong công cuộc
đổi mới hiện nay, làm rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp
tiến hành công tác dân vận. Trong đó, một số công trình bước đầu đã tổng kết,
đúc rút kinh nghiệm công tác dân vận đối với HTCT.
Nhóm công trình nghiên cứu về công tác dân vận ở các địa phương
Nguyễn Mậu Linh (2003), Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc lãnh đạo công tác

dân vận (1986 - 2002), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [71]; Nguyễn Văn Nhang (2003), Đảng bộ
tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1997 đến năm 2003,
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội [75]; Bế Văn Hữu (2008), Công tác vận động quần chúng của Đảng
bộ tỉnh Cao Bằng từ năm 1996 đến năm 2005, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử
Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [43]; Hoàng Xuân
Thắng (2015), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2005
đến năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội [80].
Những công trình nghiêu cứu trên, các tác giả đã làm rõ quan điểm
của Đảng, của địa phương về công tác dân vận trong khoảng thời gian cụ
thể, qua đó nhận xét và rút ra những kinh nghiệm quý để nghiên cứu, vận
dụng trong tiến hành công tác dân vận hiện nay đạt hiệu quả thiết thực.


Nhóm công trình nghiên cứu về công tác dân vận ở tỉnh Đồng
Nai và ở huyện Xuân Lộc
Văn phòng Huyện ủy Xuân Lộc (2012), "Một số kinh nghiệm bước đầu
trong xây dựng nông thôn mới ở Xuân Lộc", Cổng thông tin điện tử huyện Xuân
Lộc, Đồng Nai [93]; Nguyễn Văn Khang (2013), Công tác vận động giáo sĩ
Công giáo ở Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính
trị, Hà Nội [69]; Nguyễn Xuân Trường (2014), Triển khai kết quả bước đầu và
những kiến nghị, đề xuất đối với công tác xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng
Nai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [89]; Nguyễn Thị Cát Tiên (2014),
Giải pháp góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn
mới ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại
học Lâm nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh [83]; Nguyễn Văn Tuyền (2015);
Công tác dân vận của cơ quan quân sự cấp huyện ở tỉnh Đồng Nai hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước,
Hà Nội [90]; Nguyễn Ngọc Bình (2015), Đổi mới công tác dân vận của Bộ

đội địa phương tỉnh Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Trường sĩ quan Chính trị, Hà Nội [32];
Nguyễn Thị Hoàng Chinh (2015), Thực hiện quy chế dân chủ gắn với công
tác dân vận chính quyền, xây dựng đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức,
viên chức, giải quyết những vấn đề Nhân dân quan tâm trên địa bàn huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số
30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóaVIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về “Dân vận khéo” [33].
Tổng thể những công trình, đề tài, bài viết trên đã đề cập nhiều khía
cạnh khác nhau về công tác dân vận của một số địa phương ở tỉnh Đồng Nai
và huyện Xuân Lộc. Song, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng về đề tài “Đảng bộ huyện


Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lãnh đạo công tác dân vận từ năm 2005 đến
năm 2015”. Nhưng, những công trình trên của các tác giả là những tài liệu
quý có thể tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Xuân Lộc lãnh đạo công tác dân vận
(2005 - 2015); trên cơ sở đó đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào tiến
hành công tác dân vận trong thời kỳ mới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo công tác dân
vận của Đảng bộ huyện Xuân Lộc (2005 - 2015).
- Phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Xuân Lộc về
công tác dân vận (2005 - 2015) qua hai phân đoạn: 2005 - 2010 và 2010 - 2015.
- Nhận xét ưu điểm, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình
Đảng bộ huyện Xuân Lộc lãnh đạo công tác dân vận (2005 - 2015)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Xuân Lộc về công
tác dân vận.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Xuân Lộc
về công tác dân vận tập trung những nội dung như: Củng cố Ban Dân vận Huyện
ủy; Khối Dân vận xã, thị trấn; Tổ Dân vận khu,ấp. Bồi dưỡng cán bộ chuyên
trách làm công tác dân vận. Phong trào thi đua Dân vận khéo. Phối hợp với các
lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn làm công tác dân vận.
- Về thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2015. Tuy nhiên, Luận văn có đề cập
đến khoảng thời gian trước năm 2005, làm cơ sở luận giải rõ vấn đề nghiên cứu.
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Xuân Lộc.


5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận.
- Cơ sở thực tiễn: Luận văn dựa vào thực tiễn và kết quả quá trình lãnh
đạo công tác dân vận của Đảng bộ huyện Xuân Lộc và các cấp chính quyền, tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện. Các báo cáo tổng kết, đánh
giá của Đảng bộ, UBND huyện Xuân Lộc trong lãnh đạo công tác dân vận và
báo cáo, tổng kết Ban Dân vận Huyện ủy và các báo cáo của các tổ chức đoàn
thể (2005 - 2015).
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử. Trong
đó, sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ yếu. Ngoài ra, đề tài
còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, đồng đại, lịch đại… để làm rõ nội dung từng vấn đề nghiên cứu.

6. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo
của Đảng bộ huyện Xuân Lộc về công tác dân vận (2005 - 2015); Rút ra
những kinh nghiệm vận dụng vào tiến hành công tác dân vận tại địa phương
trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn.
- Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận từ cơ
sở; góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng chủ trương,
chỉ đạo của Đảng bộ huyện Xuân Lộc về công tác dân vận trong thời kỳ mới.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam ở các trường Đảng của các tỉnh. Đồng thời, Luận văn có thể là
tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể
chính trị - xã hội ở huyện Xuân Lộc trong lãnh đạo tiến hành công tác dân vận.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN XUÂN LỘC
VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN (2005 - 2010)

1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ huyện
Xuân Lộc về công tác dân vận (2005 - 2010)
1.1.1. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng bộ
huyện Xuân Lộc (2005 - 2010)
* Vị trí, vai trò của công tác dân vận
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Công tác dân vận là công việc của toàn bộ
HTCT dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm tập hợp vận động, đoàn kết nhân dân,
đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống,

góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi đường lối cách
mạng của Đảng.
Khẳng định vị trí, vai trò của công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì
việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [39, tr.234].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai
trò và khẳng định tầm quan trọng của công tác dân vận. Thực tiễn của công
cuộc đổi mới đất nước những năm gần đây ngày càng chứng minh vị trí, vai
trò quan trọng của công tác dân vận. Từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (số 8B-NQ/HNTW (khoá VI)) ngày 27/3/1990
về việc “Đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa đảng và
nhân dân”, đã khẳng định: “Quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân đã trở
thành nguồn sức mạnh và truyền thống vô cùng quý báu của cách mạng Việt
Nam”. Đường lối đổi mới của Đại hội VI, Nghị quyết 8B/NQ-HNTW đã đưa
ra bốn quan điểm chỉ đạo trong công tác dân vận: Một là, cách mạng là sự


nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Hai là, động lực thúc đẩy
phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp
hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; Ba là, các
hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; Bốn là, công tác dân vận là trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Tại Đại hội VIII, 1996, Đảng ta đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm
chủ yếu, trong đó có bài học liên quan đến việc mở rộng và tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh nhân dân. Đại hội đã xác
định phải xây dựng cơ chế để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đến Đại hội X, ngày 25/02/2010, Bộ Chính trị khóa X đã có Quyết
định số 290-QĐ/TW “Về việc ban hành quy chế công tác dân vận của hệ

thống chính trị”. Tiếp tục xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công
tác vận động quần chúng trong tình hình mới, ngày 03/6/2013 Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số
25 - NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết đã khẳng định lại một lần nữa:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận
là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước;
là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường
mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chủ trương
về công tác dân vận. Trên cơ sở đó, công tác dân vận đã đạt được những kết
quả quan trọng. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước đối với công tác vận động nhân dân được đổi mới; đã có nhiều chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm
nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy quyền làm chủ của


nhân dân. Hệ thống tổ chức MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội được kiện
toàn, củng cố, đổi mới phương thức hoạt động; giữ vai trò nòng cốt trong xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện QCDC ở cơ sở. Đã có nhiều
hình thức hoạt động vận động nhân dân, tích cực tham gia xây dựng Đảng,
xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh các phong trào thi đua
yêu nước, thúc đẩy các hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác vận động
người Việt Nam ở nước ngoài. Quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên, hội viên được chăm lo, bảo vệ; công tác tập hợp, phát triển đoàn
viên, hội viên được chú trọng; công tác giáo dục thế hệ trẻ được quan tâm.
Công tác dân vận thời gian qua đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc
đổi mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân.

Như vậy, công tác dân vận có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là một
hoạt động đặc trưng trong phương thức lãnh đạo quần chúng của Đảng, một
trong những yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Công tác dân vận nhằm tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giác
ngộ, phân tích cho mọi người dân, làm cho mọi người dân tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, đồng thời nhận thức đúng quyền lợi và trách nhiệm của mỗi
người dân trong nhiệm vụ chung của đất nước, từ đó tổ chức, đoàn kết toàn dân
lại, vạch đường chỉ lối cho nhân dân tiến tới mục tiêu đã được xác định.
* Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Xuân Lộc
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, được thành lập
ngày 01/07/1991. Đến đầu năm 2004, thực hiện Nghị định 97/2003/NĐ-CP
ngày 21/8/2003 của Chính phủ “V/v tái lập Thị xã Long Khánh và thành lập 2
huyện mới Cẩm Mỹ và Trảng Bom”, huyện Xuân Lộc tiếp tục được điều chỉnh
ranh giới hành chính, Huyện đã bàn giao 6 xã về huyện Cẩm Mỹ.


Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 14 xã và 01 thị
trấn với 91 khu, ấp; 1.241 tổ nhân dân. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện
là 72.719,48 ha, dân số 234.187 người chiếm 12,4% về diện tích và 9,6% về
dân số toàn tỉnh Đồng Nai, mật độ dân số 318 người/km 2, tọa độ địa lý và
ranh giới hành chính của huyện được xác định đó là: Phía Bắc giáp huyện
Định Quán, tỉnh Đồng Nai và huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Phía Nam
giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai và huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Phía Đông giáp huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Phía Tây giáp thị xã
Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy qua, trung tâm
huyện đóng tại ngã 3 Ông Đồn là đầu mối của các tuyến giao thông quan
trọng trong khu vực, cách thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Nam
và thành phố Phan Thiết 100 km về phía Đông. Vì thế, Xuân Lộc có lợi thế
về phát triển kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về nông nghiệp, công

nghiệp, thương mại và dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai và mở rộng mối giao lưu giữa Đồng Nai với các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ.
Tốc độ phát triển của các ngành kinh tế trong huyện từ năm 2005 đến
2010, đều đạt và vượt chỉ tiêu so với nghị quyết đề ra. Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp đạt mức xấp xỉ 20%, thương mại và dịch vụ trên 32,5%, nông
nghiệp trên 8,2%. Nhiều ngành nghề, mô hình kinh tế nông nghiệp, khu,
cụm công nghiệp mới được triển khai thực hiện. Toàn Huyện có 87 câu lạc
bộ năng suất cao, với 3.520 hộ tham gia và diện tích đăng ký là 3.826,8 ha;
trong đó đặc biệt có 14 câu lạc bộ năng suất cao cây bắp đạt từ 10 - 11 tấn/ha
(xã Lang Minh). Đời sống của nhân dân được cải thiện, số hộ nghèo từ
14,64% giảm xuống còn 2,1%; giá trị tổng sản phẩm GDP tăng bình quân
hằng năm 15,7%, mức thu nhập bình quân đầu người đạt gần 7 triệu
đồng/người/năm. Huyện đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.


Trong lịch sử, Xuân Lộc là huyện thuần nông, dân cư đa số là người
từ mọi miền trên cả nước đến sinh sống, lập nghiệp qua các thời kỳ lịch sử,
trong đó đa phần là trong giai đoạn di cư năm 1954 và những năm sau ngày
đất nước thống nhất năm 1975, với nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo, cơ
cấu thành phần dân cư đa dạng, từ nhiều tỉnh, thành khác nhau trong cả
nước về đây sinh sống, lập nghiệp; Huyện có đông đồng bào dân tộc, đồng
bào có đạo, có 05 tôn giáo trong đó: Thiên chúa giáo 77.358 tín đồ (36,80%
dân số) với 21 cơ sở thờ tự, 23 linh mục ; Phật giáo: 31.247 tín đồ (13,86%
dân số) với 49 cơ sở thờ tự, 208 tăng ni và 25 chức sắc trụ trì; Tin lành:
1888, Cao đài: 573, Hồi giáo: 1.730 tín đồ là dân tộc Chăm [92, tr.7].
Đồng bào có đạo nói chung cũng tập hợp từ nhiều nơi, trong đó số đông
là người Công giáo có nguồn gốc di cư từ ngoài Bắc vào năm 1954; còn tín đồ
Phật giáo đến từ các tỉnh miền Trung, nhất là tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ sau

năm 1975 đến nay, nhất là từ khi bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, bên cạnh
đa số đồng bào có đạo hòa nhập vào cuộc sống mới của xã hội, góp phần tích
cực trong phong trào quần chúng, vẫn còn một bộ phận mặc cảm, định kiến,
một ít biểu hiện cực đoan, dễ bị kích động, lợi dụng. Tuyệt đại đa số tôn giáo ở
huyện Xuân Lộc đều có mối quan hệ với tôn giáo quốc tế, được các tôn giáo
quốc tế nuôi dưỡng, chỉ đạo tác động. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân của nhiều tồn tại lịch sử liên quan đến tôn giáo và tập hợp quần chúng là
tôn giáo đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng mới
Huyện có một trung tâm văn hóa, một Thư viện huyện, một nhà thi
đấu đa năng, một sân vận động, một khu du lịch cáp treo núi Chứa chan và
14 bưu điện xã. Có 14/14 xã có nhà văn hóa; thư viện có 22.313 đầu sách,
không ngừng được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân.
Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư, phát triển rộng khắp các xã,
thị trấn đạt 100%, số xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100%, tỷ lệ
số hộ được xem truyền hình đạt 100%.


Đảng bộ huyện Xuân Lộc có 52 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng
bộ huyện với 3.436 đảng viên và 213 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở (tính
đến tháng 4/2010), có trên 90,6% đảng viên được phân công nhiệm vụ công
tác, chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên ngày càng được nâng lên.
Từ năm 2005 đến năm 2010, Đảng bộ huyện Xuân Lộc được công nhận là
Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hoạt động của Hội Đồng Nhân dânUBND huyện và 14 xã, 01 thị trấn tiếp tục đổi mới theo hướng tiến bộ, chất
lượng các kỳ họp của Hội Đồng Nhân dân và chất lượng giám sát Hội Đồng
Nhân dân được nâng cao. Bộ máy chính quyền từ huyện đến xã, thị trấn
được kiện toàn theo hướng tinh gọn, thực hiện tốt vai trò quản lý điều hành
xã hội. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể được đổi mới theo phương
châm hướng về cơ sở, quan tâm chăm lo đời sống của đoàn viên, hội viên và
nhân dân. Tổng số đoàn viên, hội viên là 165.272 đảng viên, hội viên trên
tổng số 219.741 người trong độ tuổi, chiếm tỷ lệ 75,2%; tổng số đoàn viên,

hội viên nòng cốt là 74.368/165.272, đạt tỷ lệ 45%; các phong trào cách
mạng, thi đua yêu nước được thực hiện một cách mạnh mẽ, tạo nhiều chuyển
biến tích cực, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trên tất cả các lĩnh
vực. Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của chính quyền. Tình hình chính
trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường [58, tr.2].
Người dân huyện Xuân Lộc có tinh thần đoàn kết, yêu nước, siêng
năng, sáng tạo, khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất. Năm 1999,
cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Xuân Lộc được Nhà nước
phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân”;
đến năm 2011, huyện Xuân Lộc tiếp tục vinh dự đón nhận danh hiệu “Anh
hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới do Chủ tịch nước phong tặng. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Xuân Lộc
phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết thống nhất, nêu cao tinh thần tự


lực, tự cường, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước, tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị
quyết Đảng bộ huyện đề ra, tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng và an ninh.
Tóm lại, những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, KT - XH đã
tác động trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện của huyện, trong đó ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo, chỉ đạo công tác
dân vận. Vì thế, đòi hỏi Đảng bộ huyện phải có những chủ trương và sự chỉ
đạo phù hợp với công tác dân vận giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010
nhằm phát huy những thuận lợi, kịp thời khắc phục khó khăn hoàn thành các
nội dung chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội…mà Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện lần thứ IV, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã xác định.
* Thực trạng công tác dân vận ở huyện Xuân Lộc trước năm 2005
Huyện Xuân Lộc là một trong những huyện mới thành lập, các tổ

chức trong HTCT từng bước được củng cố, kiện toàn và đi vào hoạt động
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện các mục
tiêu phát triển KT - XH, trong đó Đảng bộ huyện lãnh đạo công tác dân vận
trước năm 2005 đã đạt được một số thành tựu đó là:
Một là, nhiều vấn đề bức xúc đặt ra đối với công tác dân vận cơ bản đã
được giải quyết. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân được tăng cường, khối
đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ công tác dân vận cho cán bộ, đảng viên được quan tâm,100% chủ tịch, bí
thư xã, thị trấn được tập huấn về công tác dân vận tại Tỉnh [44, tr.9 ].
Hai là, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể có nhiều chuyển biến tích
cực, đặc biệt là các phong trào thi đua yêu nước được quan tâm quán triệt và
tổ chức thực hiện, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia, công tác phát triển
đảng trong đoàn viên, hội viên được chú trọng, công tác phát triển đoàn viên,
hội viên của các đoàn thể đạt tỉ lệ cao, hầu hết đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị
quyết Đại hội lần thứ III của Đảng bộ huyện.


Ba là, thành tích nổi bật về công tác dân vận trong thời gian trước
năm 2005 là triển khai thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo, phong
trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, tuyên truyền giáo dục
chính trị tư tưởng, truyền thống yêu nước trong nhân dân. Đặc biệt đã tổ
chức triển khai thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, là đơn vị được báo cáo điển
hình tại Hội nghị của Trung ương về tổng kết 5 năm thực hiện QCDC cơ
sở. Công tác dân vận của các cấp bộ Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn
thể trước năm 2005 đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ góp phần đáp ứng
được nhiệm vụ phát triển KT - XH, QP - AN của huyện [44, tr.9].
Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế:
Thứ nhất, nhận thức về công tác dân vận của một số cấp uỷ đảng, chính
quyền, MTTQ và các đoàn thể xã hội chưa thực sự sâu sắc, có nơi còn coi công
tác dân vận là công tác vận động quần chúng.Tổ chức bộ máy của Mặt trận và

các đoàn thể nhất là ở cơ sở tuy đã được củng cố song vẫn chưa đáp ứng với
yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, đặc biệt là cán bộ các chi, tổ hội [44, tr.10].
Thứ hai, việc truyền tải đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước vào trong các tầng lớp dân cư còn hạn chế và chưa thường xuyên,
liên tục, chưa thấm sâu vào đời sống của nhân dân. Công tác tập hợp quần
chúng nhân dân vào các tổ chức, xây dựng lực lượng nòng cốt, giới thiệu
quần chúng ưu tú tạo nguồn cho công tác phát triển đảng viên còn hạn chế.
Trong 5 năm (2001 - 2005) “giới thiệu được 1.238 đoàn viên ưu tú vào trung
kiên, giới thiệu 435 trung kiên cho Đảng xem xét nhưng kết nạp vào Đảng
được 355 đồng chí” [44, tr.6]
Thứ ba, công tác vận động quần chúng về nội dung, hình thức có
lúc, có nơi chưa chắc, thiếu tính ổn định lâu dài, còn chủ quan, thoả mãn
với thành tích [44, tr.10].
Thực trạng công tác dân vận của Đảng bộ huyện Xuân Lộc trước năm
2005 là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến quá trình Đảng


bộ huyện lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận trong những năm tiếp theo, do đó
vấn đề cấp thiết đặt ra đòi hỏi Đảng bộ huyện Xuân Lộc phải có những chủ
trương đúng đối với công tác dân vận từ năm 2005 đến năm 2010 nhằm phát
huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đẩy mạnh phát triển KTXH, tạo lòng tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng bộ, giữ vững an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
* Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về công tác dân
vận (2005 - 2010)
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh mở rộng giao lưu,
hợp tác với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những
thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, vẫn còn một số
hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển KT - XH, làm mất lòng
tin của quần chúng nhân dân, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của đất
nước, trong đó có nguyên nhân giải quyết chưa kịp thời và hài hòa mối quan

hệ giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng. Chính vì thế, công tác
dân vận trong thời kỳ này luôn mang tính cấp thiết và đặt ra những yêu cầu
mới. Chủ trương của Đảng về công tác dân vận (2005 - 2010) được thể hiện
trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trong đó Nghị
quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định quan điểm về phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc đó là:
Đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh,
động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng
lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…Đại đoàn
kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả HTCT mà hạt nhân lãnh đạo
là các tổ chức Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức;
trong đó có chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu [34, tr.116 - 117].


Nghị quyết Đại hội xác định rõ phương hướng công tác dân vận đó là:
“làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân và có trách
nhiệm với dân” [34, tr.124]. Đồng thời, xác định rõ mục tiêu của công tác dân
vận tạo nên một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể
hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân” [34, tr.125].
Bộ Chính trị khóa X ra Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 về
việc ban hành “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”, một lần
nữa khẳng định: “Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến
lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng
bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố tăng cường mối quan hệ máu
thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân”, đồng thời xác định rõ trách nhiệm

lãnh đạo và thực hiện công tác dân vận của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ
và các đoàn thể nhân dân, của mọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên hội viên; cơ
chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác dân vận. Đây
là văn bản đầu tiên của Đảng quy định rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo
công tác dân vận trong HTCT ở nước ta.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tiến
hành công tác dân vận của Đảng, căn cứ vào thực tiễn của tỉnh Đồng Nai, Đại
hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã xác định
phương hướng cụ thể đối với công tác dân vận đó là: “Đổi mới nội dung,
phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể, phát
huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân” [86, tr.48].
Chỉ tiêu cụ thể:
Giữ vững tỷ lệ tập hợp trên 80% quần chúng trong độ tuổi vào tổ chức,
riêng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 40% và Hội liên hiệp thanh
niên 60%. Tỷ lệ đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt và công tác thường
xuyên từ 75% trở lên. Tỷ lệ cơ sở vững mạnh đạt trên 70%. Xây dựng lực


lượng nồng cốt trong các đoàn thể chính trị, xã hội đạt 35% tổng số đoàn
viên, hội viên. Phấn đấu hằng năm có trên 85% tổ chức cơ sở đảng trong sạch,
vững mạnh và có trên 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hằng năm kết
nạp đảng từ 7 - 8% so với tổng số đảng viên của Đảng bộ đầu năm. Đến năm
2010, 100% ấp (khu phố) đều có chi bộ đảng [86, tr.51].
Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai xác định
những nhiệm vụ và tiến hành đồng bộ các giải pháp công tác dân vận:
Một là, thực hiện tốt các chính sách đối với các giai cấp, các tầng lớp
nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vì mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bàng, văn minh”.
Hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các
đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH Tỉnh nhà.

Ba là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự đồng
thuận trong xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước.
Bốn là, đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với
công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu.
Năm là, tăng cường công tác dân vận của các cấp ủy chính quyền và
của các cơ quan Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia
xây dựng và giám sát thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước
Sáu là, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao hơn nữa vai trò công
tác dân vận của Đảng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước [86, tr.81 - 87].
Các nhiệm vụ và giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quán
triệt và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp là vấn đề cấp thiết của các
cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
tỉnh nhằm phát huy mọi nguồn lực của nhân dân, động viên và khơi dậy sức mạnh
của toàn dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.


1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Xuân Lộc về công tác dân vận
(2005 - 2010)
Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai về công tác dân vận, căn cứ vào thực tiễn địa phương, nhiệm vụ
phát triển KT- XH và tình hình quần chúng trên địa bàn huyện. Đảng bộ
huyện Xuân Lộc đã xác định chủ trương về công tác dân vận như sau:
* Phương hướng, mục tiêu
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Xuân Lộc lần thứ IV,
nhiệm kỳ 2005 - 2010, xác định rõ phương hướng đó là: “Đổi mới nội
dung, phương thức nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các
đoàn thể hướng mạnh về cơ sở là nội dung quan trọng quyết định đến chất
lượng và hiệu quả công tác dân vận, đồng thời các hình thức tập hợp nhân

dân phải phong phú, đa dạng, thiết thực và hiệu quả, thường xuyên chăm lo
đến lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện góp
phần thực hiện tốt mục tiêu: “Động viên mọi tiềm năng, sáng tạo, phát huy
vai trò làm chủ của nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội
thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH những năm 2005 - 2010” [46, tr.73].
Như vậy, phương hướng và mục tiêu sát, đúng về công tác dân vận của
Đảng bộ huyện Xuân Lộc từ năm 2005 đến năm 2010 là cơ sở quan trọng để
Đảng bộ huyện xác định nhiệm vụ, giải pháp phù hợp tiến hành công tác dân
vận đạt hiệu quả thiết thực góp phần phát triển KT - XH trên địa bàn huyện,
tạo niềm tin vững chắc giữa nhân dân với Đảng bộ huyện.
* Nhiệm vụ, giải pháp
Công tác dân vận của Đảng bộ huyện Xuân Lộc những năm từ năm 2005
đến 2010 thể hiện tập trung trên các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
Thứ nhất, kiện toàn bộ máy, bổ sung đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng
hoạt động của Ban Dân vận huyện và Khối Dân vận xã, thị trấn. Tiếp tục xây
dựng đội ngũ đoàn viên, hội viên cốt cán ở từng địa bàn dân cư, nắm bắt tâm tư


nguyện vọng của nhân dân, tình hình về tôn giáo, dân tộc để tham mưu cho cấp
ủy, chính quyền, giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc trong nhân dân.
Thứ hai, công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể
hướng vào cuộc vận động sinh hoạt chính trị rộng rãi trong đoàn viên, hội viên
và các tầng lớp nhân dân tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng,
giám sát và xây dựng chính quyền, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, cụ
thể là các phong trào thi đua sản xuất giỏi, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư, xây dựng nhà tình thương, vận động quỹ người nghèo…
nhân rộng những mô hình tốt trong các mặt đời sống của nhân dân.
Thứ ba, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp
tục triển khai thực hiện tốt chỉ thị 30 của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị
10 của Ban Bí thư (khóa IX), Kế hoạch 141-KH/TU của Tỉnh ủy về thực

hiện QCDC ở cơ sở. Quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị 18/CT-TTG của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận đối với chính quyền,
định kỳ kiểm điểm việc thực hiện quy chế phối hợp giữa chính quyền với
MTTQ và các đoàn thể, Mặt trận và các đoàn thể quan tâm hơn nữa công
tác vận động đối với doanh nhân trên địa bàn, phối hợp giám sát thực hiện
tốt chính sách có liên quan đến công tác người Việt Nam định cư ở nước
ngoài. Tăng cường công tác vận động quần chúng trong các vùng tôn giáo,
dân tộc thiểu số, phát huy vai trò già làng, trưởng bản, những người có uy
tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo làm nòng cốt phối hợp cùng Mặt trận
và các đoàn thể vận động các chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo thực hiện
“tốt đời đẹp đạo”, quan tâm chăm lo đồng bào dân tộc, nâng cao dân trí,
phát triển kinh tế, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống
đoàn kết, thi đua yêu nước.
Thứ tư, MTTQ, các đoàn thể tiếp tục tập trung làm chuyển biến chất
lượng hiệu quả hoạt động, tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập
hợp nhân dân gắn liền với nâng cao chất lượng chính trị, chất lượng đoàn


viên, hội viên. Đẩy mạnh công tác tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn
thể, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng lực lượng nồng cốt, giới thiệu đoàn viên,
hội viên ưu tú xem xét kết nạp vào Đảng. Tiếp tục triển khai thực hiện 2 Nghị
quyết 62, 63-NQ/TU của Tỉnh ủy và Chương trình hành động của Đảng bộ
huyện về công tác thanh niên, về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức
công đoàn trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước đến năm 2010.
Thứ năm, thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ làm công tác mặt trận, đoàn thể, công tác dân tộc, tôn giáo. Chú trọng
phát triển đảng trong đoàn viên, hội viên, người có đạo, dân tộc ít người.
Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội: Hội Chữ thập đỏ; Câu
lạc bộ Hưu trí; Hội Người cao tuổi; Hội Khuyến học…hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình, đẩy mạnh phát triển hội viên, nâng cao đời sống kinh

tế, văn hóa, tham gia hiệu quả các hoạt động xã hội.
Thứ sáu, thực hiện định kỳ các cấp ủy đảng làm việc với Khối Dân vận,
Mặt trận và các đoàn thể theo quy chế. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các
chương trình phối hợp giữa Mặt trận và các tổ chức chính quyền, cơ quan Nhà
nước và các đơn vị của tỉnh, Trung ương đứng chân trên địa bàn huyện về
công tác dân vận. Hằng năm, nhân dịp ngày Dân vận toàn quốc (15/10) các
chi bộ sinh hoạt với Dân để báo cáo với Dân về công tác dân vận, nghe nhân
dân góp ý kiến phê bình chi bộ, phê bình cán bộ, đảng viên [46, tr.73 - 76].
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện Xuân Lộc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2005 - 2010, hằng năm căn cứ điều
kiện cụ thể, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp lãnh đạo tiến hành công tác dân vận phù hợp với thực tiễn địa bàn
huyện. Từ việc đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận năm 2005,
Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa IV) về mục tiêu, nhiệm
vụ của Đảng bộ năm 2006 đã xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp tiến hành công
tác dân vận năm 2006 đó là:


Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác dân vận, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quán triệt công tác dân vận là trách
nhiệm của toàn bộ HTCT để có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tiếp
tục thực hiện tốt Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
trong thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ và Nghị quyết Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương 7, khoá IX “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân”; “Về vấn đề dân tộc”; “Về vấn đề tôn giáo [45, tr.8].
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với công tác dân
vận, Nghị quyết số 04-NQ/HU về mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ năm
2008 đã xác định cụ thể hơn, từ “Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của
Đảng bộ đối với công tác dân vận” [48, tr.8], xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, đến việc “xác định công tác dân vận là trách nhiệm của toàn

bộ hệ thống chính trị để có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện” [48, tr.8]
và tiếp tục thực hiện tốt Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện trong thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ và Nghị
quyết Trung ương 7 (phần 2) khoá IX “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân”; “Về vấn đề dân tộc”; “Về vấn đề tôn giáo” . Ra sức động viên
sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng của
quần chúng, đóng góp vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển KT - XH, giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các Chương trình hành động của Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện (khóa III) về thực hiện Nghị quyết 62-NQ/TU của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát huy đội ngũ công nhân viên chứclao động và tổ chức công đoàn”, Nghị quyết 63-NQ/TU của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về “Công tác thanh niên và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong thời kỳ CNH, HĐH đến năm 2010”. Tiếp tục tổ chức thực hiện
Nghị quyết 8B/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về “Đổi
mới công tác vận động quần chúng”, thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ chính


trị, Nghị Định 79,71,07/CP của Chính phủ về thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với
cuộc vận động xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 02 tháng 01 năm 2009 về mục tiêu,
nhiệm vụ của Đảng bộ năm 2009 tiếp tục xác định nhiệm vụ và giải pháp tiến
hành công tác dân vận đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác dân vận; tập trung
củng cố nâng chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể từ huyện
đến cơ sở nhất là ở địa bàn khu, ấp nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; xác định công tác dân vận là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị để nâng cao nhận thức và cùng thống nhất hành động trong lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trên lĩnh vực công tác này [50, tr.8].
1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Xuân Lộc về công tác dân vận
(2005 - 2010)

Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp về công tác dân vận
từ năm 2005 đến năm 2010, đây là những nội dung mang tính định hướng và
là cơ sở khoa học để Đảng bộ huyện Xuân Lộc có sự chỉ đạo sát, đúng và đạt
hiệu quả thiết thực trong suốt quá trình tiến hành công tác dân vận.
1.2.1. Chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban Dân vận Huyện ủy; Khối Dân
vận xã, thị trấn; Tổ Dân vận khu, ấp
Ban Dân vận Huyện ủy Xuân Lộc là một ban chuyên môn của Huyện ủy
Xuân Lộc. Tháng 2 năm 1997, Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc ra Quyết
định số 63-QĐ/HU ngày 18/2/1997 về việc thành lập Ban Dân vận Huyện ủy
gồm có 05 đồng chí, trong đó 04 đồng chí kiêm chức và 01 đồng chí chuyên
trách làm phó Ban; đồng chí Chủ tịch MTTQ Huyện kiêm Trưởng Ban.
Thực hiện Hướng dẫn số 01-HDLB/BTC-BDV.TW của Ban Dân vận, Ban
Tổ chức Trung ương và Hướng dẫn số 01 của Ban Dân vận- Ban Tổ chức Tỉnh ủy
về việc “Kiện toàn Ban Dân vận cấp huyện và Khối dân vận xã, phường, thị trấn”.
Năm 2001, Ban Thường vụ Huyện ủy đã có quyết định củng cố Ban Dân vận


×