Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh miền núi khi dạy tác phẩm vội vàng của tác giả xuân diệu ở nhà trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
***********

CAO DIỆP THANH

NHỮNG BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN
CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KHI DẠY TÁC PHẨM "VỘI VÀNG"
CỦA TÁC GIẢ XUÂN DIỆU Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Thái Nguyên, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
***********

CAO DIỆP THANH



NHỮNG BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN
CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KHI DẠY TÁC PHẨM "VỘI VÀNG"
CỦA TÁC GIẢ XUÂN DIỆU Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt
Mã số

: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thế Phiệt

Thái Nguyên, 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thể hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thế Phiệt
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông
tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Cao Diệp Thanh


i

XÁC NHẬN

XÁC NHẬN

CỦA TRƯỞNG KHOA CHUYÊN MÔN

CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thế Phiệt, người
đã tận tâm, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý sau đại học, các
thầy cô giáo khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Thái Nguyên, cùng toàn thể thầy
cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ tốt luận văn của mình.
Cuối cùng xin cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo của các
trường trên địa bàn Huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Thành phố
Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
khảo sát và làm thực nghiệm.
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 05 năm 2015
TÁC GIẢ

Cao Diệp Thanh


4

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề. ................................................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. ........................................... 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 9
7. Giả thuyết khoa học. ....................................................................................... 10

8. Cấu trúc luận văn. ........................................................................................... 10
NỘI DUNG ......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: ....................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÚT NGẮN.......................... 11
KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG CHO HỌC
SINH THPT MIỀN NÚI. .................................................................................... 11
1. Cơ sở lí luận. ................................................................................................... 11
1.1. Lý thuyết tiếp nhận văn học. ........................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm. ................................................................................................. 11
1.1.2. Đặc điểm của tiếp nhận văn học ............................................................... 12
1.2. Khoảng cách trong tiếp nhận. ...................................................................... 13
1.2.1. Khoảng cách thẩm mỹ trong tiếp nhận. .................................................... 13
1.3. Thơ Xuân Diệu và khoảng cách tiếp nhận trong bài thơ "Vội
vàng".................... 17
1.3.1. Thơ Xuân Diệu . ........................................................................................ 17


5

1.3.2. Khoảng cách tiếp nhận trong bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân
Diệu. ............................................................... ..................................................... 19
2. Cơ sở thực tiễn ........................................... ..................................................... 27
2.1. Thực trạng dạy văn, học văn ở nhà trường trung học phổ thông ......................
27
2.2. Khảo sát thực trạng ...................................................................................... 28
2.2.1. Mục đích khảo sát ..................................................................................... 28
2.2.2. Đối tượng điều tra ..................................................................................... 28
2.2.3. Thời gian khảo sát. .................................................................................... 28
2.2.4. Nội dung và hình thức khảo sát. ............................................................... 28
2.2.5. Kết quả khảo sát. ....................................................................................... 30

2.3. Đánh giá về khoảng cách tiếp nhận của học sinh THPT miền núi tại
Tuyên Quang khi học bài thơ "Vội vàng"........................................................... 34
2.3.1. Giữa học sinh và tác phẩm "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu có
khoảng cách và tính không trọn vẹn trong tiếp nhận. ......................................... 34
2.3.2. Khoảng cách về lịch sử và văn hóa. .......................................................... 34
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP
NHẬN CHO HỌC SINH MIỀN NÚI KHI DẠY TÁC PHẨM „VỘI VÀNG‟
CỦA TÁC GIẢ XUÂN DIỆU Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..... 36
2.1. Biện pháp 1: Thăm dò khả năng tiếp nhận, hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài ở nhà. ............................................................................................................. 36
2.2. Biện pháp 2: Tạo tâm thế văn học ở học sinh trong giờ học tác phẩm văn
chương. ................................................................................................................ 39
2.3. Biện pháp 3: Nuôi dưỡng và phát triển hứng thú của học sinh miền núi
đối với bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu. ........................................... 44
2.3.1. Hứng thú của học sinh miền núi với bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ
Xuân Diệu. .......................................................................................................... 45
2.3.2. Nuôi dưỡng, phát triển hứng thú đối với Thơ mới của học sinh miền
núi. ....................................................................................................................... 48


6

2.4. Biện pháp 4: Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp nhận bài thơ
"Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu..................................................................... 53
2.4.1. Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ............................................................ 53
2.4.2. Trang bị cho học sinh miền núi vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa. .......... 56
2.4.3. Cung cấp cho học sinh miền núi vốn hiểu biết về Thơ mới. ................... 61
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. ...................................................... 70
1. Định hướng thực nghiệm. ............................................................................... 70
1.1. Mục đích thực nghiệm. ................................................................................ 70

1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm. ................................................. 70
1.3. Quy trình thực nghiệm. ................................................................................ 70
2. Thiết kế bài dạy thực nghiệm. ......................................................................... 71
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ....................................................................... 94
3.1. Những nội dung đánh giá. ............................................................................ 94
3.2. Phương pháp đánh giá. ................................................................................. 95
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 101
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 103


1


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Thế kỉ XXI với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ,
với những bước nhảy vọt trong thời buổi hiện nay đã đưa thế giới chuyển từ
kỉ nguyên công nghệ sang kỉ nguyên thông tin và phát triển tri thức. Đứng
trước sự biến đổi mạnh mẽ của xã hội, người giáo viên thời hiện đại cần xác
định rõ cho mình một tư thế và tâm thế để hội nhập và phát triển. Từ việc xác
định được vai trò quan trọng của việc dạy văn trong nhà trường là một nghệ
thuật mà cái đích hướng tới là nghệ thuật cảm thụ cái đẹp, lắng đọng trong
tâm hồn, là khát vọng vươn tới chân, thiện, mĩ. Bằng tâm huyết, tri thức và
khả năng sư phạm của mình, người thầy sẽ đem đến cho học sinh những điều
mới mẻ, củng cố niềm tin, sự thích thú, khơi dậy tình yêu và niềm đam mê
trong văn học, giúp học sinh đến được với những giá trị đích thực của tác
phẩm văn chương. Để rồi văn học chiếm vị trí xứng đáng trong hành trang tri

thức của các em giúp các em thanh lọc tâm hồn con người, yêu đời, yêu người
và hoàn thiện mình hơn. Chính vì thế người giáo viên dạy Ngữ Văn không chỉ
truyền đạt tri thức mà chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu
nhập thông tin một cách có hệ thống, có tư duy và phân tích tổng hợp, phải
biết khơi nguồn sáng tạo là một việc làm cần thiết và quan trọng để nâng cao
chất lượng giờ giảng, đặc biệt là đối với học sinh THPT miền núi.
1.2. Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" Hoài Thanh đã nhận xét: "Xuân
Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt muốn
tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn đều nồng
nàn tha thiết". Quả đúng như vậy Xuân Diệu là một hồn thơ mãnh liệt luôn để
lòng mình rộng mở với cuộc đời, một tâm hồn đam mê được sống và yêu,
trong trái tim luôn có một khát khao dâng trào đó là khát khao được hòa mình
vào với đời, với cảnh vật và với con người. Và có lẽ tinh thần này được thể
hiện rõ nhất trong bài thơ "Vội vàng" của ông. Bài thơ được in trong tập


“Thơ thơ” năm 1938, đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân
Diệu trước cách mạng tháng Tám, được đưa vào giảng dạy trong chương trình
Ngữ văn lớp 11 hiện nay là tác phẩm có nhiều mới, lạ và độc đáo. Cả bài thơ
là một thể thống nhất thể hiện quan điểm tư tưởng sống của Xuân Diệu: trong
cuộc đời quý nhất là tuổi trẻ và đẹp nhất là tình yêu. Bài thơ tập trung cao
nhất niềm khát khao giao cảm với đời đến cuống quýt; là hồn thơ hăm hở, sôi
nổi, yêu đời yêu sống đến cuồng nhiệt; là cái khát vọng của mình giữa tuổi trẻ
và xuân tình; là một cảm xúc triết học một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Để
giúp học sinh hiểu, biết chiếm lĩnh và cảm nhận được cái mới mẻ xưa nay
chưa từng có, thì người giáo viên dạy Văn phải trăn trở, tìm ra hướng đi đúng
đắn nhất.
1.3. Tuy nhiên để nhận thức đúng và dạy đúng tác phẩm "Vội vàng"
của nhà thơ Xuân Diệu trong nhà trường phổ thông nói chung và ở các huyện
miền núi có học sinh là đồng bào dân tộc nói riêng không phải là công việc

thuận lợi mà đang là một thử thách đầy hấp dẫn đối với giáo viên dạy văn.
Tuyên Quang nơi người thực hiện đề tài này sinh sống là một Tỉnh
miền núi thuộc vùng Đông Bắc, có đặc trưng vùng miền, có nhiều dân tộc
thiểu số sinh sống như Pu Péo, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Mông,
Pà Thẻn.....Trong thực tế giảng dạy SGK Ngữ Văn lớp 11 - Tập 2 bài "Vội
vàng" (Tiết 79-80) đối với học sinh miền núi có sự khác biệt về không gian
bởi vậy sự tiếp nhận của học sinh còn mơ hồ, giáo viên còn nhiều cách lí giải
và soạn giảng khác nhau. Bởi vậy việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho
học sinh miền núi khi dạy học tác phẩm "Vội vàng" của Tác gia Xuân Diệu ở
nhà trường phổ thông là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Qua khảo sát việc giảng dạy ở các huyện trên địa bàn, tác giả luận văn
nhận thấy khả năng nhận thức và sự khác biệt về ngôn ngữ là rào cản thứ nhất
tạo nên khoảng cách trong tiếp nhận, thì cản thứ hai là trong chương trình
THPT giáo viên quen lối thuyết giảng không quan tâm tìm ra những biện


pháp tác động đến nhận thức của học sinh mà bản chất của việc dạy học là
làm cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức không chỉ thông qua kênh nghe
mà còn qua kênh nhìn, qua các dụng cụ trực quan như băng đĩa, tranh ảnh, bài
thơ ngâm trên nền nhạc, bài hát, ngoại khóa hoặc được vận dụng, trao đổi thể
hiện chính kiến của mình như người phương Đông đã có câu: "tôi nghe thì tôi
quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu" thì việc giảng dạy và tiếp thu
kiến thức sẽ hiệu quả hơn, đặc biệt sẽ rút ngắn khoảng cách tiếp nhận đối với
học sinh miền núi.
Bởi vậy việc đưa ra những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận
của học sinh miền núi trong dạy học tác phẩm "Vội vàng" của nhà thơ Xuân
Diệu ở trương trình trung học phổ thông là vô cùng quan trọng và cần thiết để
từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
1.4. Là một người con của tỉnh miền núi Tuyên Quang, cùng với sự
trân trọng tài năng nghệ thuật độc đáo của thi sĩ Xuân Diệu, đã thôi thúc

người viết chọn đề tài: “Những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp
nhận cho học sinh miền núi khi dạy tác phẩm "Vội vàng" của Tác giả Xuân
Diệu ở trường trung học phổ thông" để góp thêm một cách nhìn về tài năng
sáng tạo của Xuân Diệu và góp phần thiết thực cho việc đổi mới phương pháp
dạy học thực thi chương trình mới.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Những công trình nghiên cứu.
Bên cạnh tác giả xuất sắc nhất của văn học trung đại thì không thể nào
không nhắc đến hòn ngọc quý của văn học hiện đại có vị trí đứng đầu tao đàn
Thơ mới, Ông Hoàng của thơ tình yêu: Tác giả Xuân Diệu đã xuất bản được 17
tập thơ (còn khoảng 400 bài thơ tình chưa in), 7 tập truyện ngắn và bút ký, 19
tập phê bình tiểu luận về thơ, 6 tập thơ dịch của các thi hào trên thế giới: "Thi
hào Nadim Hitmet (1962), "V.I. Lênin" (1967), "Vây giữa tình yêu" (1968),
"Việt Nam hồn tôi" (1974), "Những nhà thơ Bungari" (1978), "Nhà thơ
Nicôla


Ghiđen" (1982). Ông cũng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về các
nhà thơ lớn Việt Nam như: "Ba thi hào dân tộc" (1959), "Hồ Xuân Hương bà
chúa thơ Nôm" (1961), "Thi hào dân tộc Nguyễn Du " (1966), "Thơ Trần Tế
Xương" (1970), "Đọc thơ Nguyễn Khuyến" (1971), Các nhà thơ cổ điển Việt
Nam (tập
1- 1981, tập 2 - 1982), Tìm hiểu Tản Đà (1982). Thơ và tác phẩm của Xuân
Diệu được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thế giới.
Là một nhà thơ luôn gắn bó với cuộc sống và hết mình cho cuộc sống
Xuân Diệu là một nhà thơ giàu sức sáng tạo, tâm hồn thơ luôn có sự tinh tế và
nhạy cảm, sức thanh xuân luôn tràn đầy trong tâm hồn thơ Xuân Diệu với sự
tươi trẻ cháy hết mình trong tình yêu, đã tạo cho thơ ông thêm giàu hương vị
với cuộc đời, tác động mãnh liệt với đối nhận thức của người đọc. Chính vì
vậy tác phẩm của Xuân Diệu đã được nhiều thế hệ bạn đọc nhiều thế hệ đón

nhận và yêu thích, một số tác phẩm được đưa vào chương trình sách giáo
khoa Ngữ Văn để giảng dạy ở trường THPT, xứng đáng là một trong những
nhà văn, nhà thơ lớn của giai đoạn, thời kì văn học, là một trong những gương
mặt quan trọng của nền văn học nước nhà.
Từ khi xuất hiện cho đến nay, tác phẩm của Xuân Diệu đã gây được
tiếng vang lớn, thực tế cho thấy các tác phẩm của Xuân Diệu ngay từ khi mới
ra đời đã gây xôn xao dư luận bởi trong thơ ông một phong cách mới, lạ, độc
đáo một phong cách rất Tây. Tác phẩm của ông được nhiều thế hệ đón nhận
với niềm say mê, yêu thích, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Những
tác phẩm ấy đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, có nhiều thành
tựu; xuất hiện nhiều bài báo, tạp chí và nhiều công trình nghiên cứu để phục
vụ cho việc dạy và học đối với học sinh miền núi trong nhà trường phổ thông.
2.1.1. Nghiên cứu của chuyên ngành văn học Việt Nam:
a. Trước cách mạng tháng Tám


- Thế Lữ giới thiệu tập "Thơ thơ" (1938) của Xuân Diệu: "Xuân Diệu là
một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây trên đất
của một tấm lòng trần gian..."
- Năm 1941, trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" Hoài Thanh đã ca ngợi
Xuân Diệu là một "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"
- Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong cuốn "Nhà văn hiện đại" (Hà Nội tân
dân, 1942) đã khẳng định: "Xuân Diệu mới nhất, đằm thắm và nồng nàn nhất
trong tất cả thơ mới"
b. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975
Phong trào Thơ mới nói chung, thơ ca Xuân Diệu nói riêng trở thàn h
đối tượng bị phê phán công kích, mãi đến cuối những năm 1970 và đầu
những năm 1980, các công trình nghiên cứu đề cập đến thơ ca Xuân Diệu
mới xuất hiện.
- Trong cuốn "Nhà thơ Việt Nam hiện đại" nhóm tác giả Mã Giang

Lân, Nguyễn Văn Long coi Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất ở giai đoạn
phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của phong trào Thơ mới
c. Giữa những năm 1975 đến nay
- Ở tác phẩm "Con mắt thơ", Đỗ Lai Thúy đã phản ánh những cố gắng
tìm tòi của các nhà nghiên cứu về phong cách và thi pháp thơ Xuân Diệu
- Trong cuốn "Thơ mới những bước thăng trầm", tác giả Lê Đình Kỵ đã
thể hiện tâm hồn nồng nàn, nồng nhiệt của Xuân Diệu và chỉ rõ đặc sắc nghệ
thuật của ông
- "Thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám – 1945" (Thơ thơ và gửi
hương cho gió) của tác giả Lý Hoài Thu, NXB Giáo dục (2003)
- Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có các công trình khác như:
"Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca" (tác giả Huy Cận và Hà Minh
Đức chủ biên); "Ba đỉnh cao thơ mới" của Chu Văn Sơn
2.1.2. Nghiên cứu của chuyên ngành phương pháp:
- "Dạy văn và học văn miền núi" (1991) của hai tác giả Trần Thế PhiệtVi Hồng; Công trình nghiên cứu cấp trường ĐHSP Việt Bắc.


- "Về cách phô diễn của học sinh Tày, Nùng và vấn đề dạy học văn cho
học sinh dân tộc", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục tháng 12/1990, của tác giả
Trần Thế Phiệt.
- Luận án tiến sĩ Giáo dục học của tác giả Hoàng Hữu Bội với đề tài
"Con đường hướng dẫn học sinh THPT miền núi chiếm lĩnh thế giới hình tượng
trong tác phẩm văn chương " (1995) do GS. Phan Trọng Luận hướng dẫn.
- "Mấy suy nghĩ về người giáo viên văn học miền núi" của tác giả Trần
Thế Phiệt, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục tháng 11/1990.
- "Về trình độ tư duy của học sinh PTTH miền núi", Tạp chí Nghiên cứu
Giáo dục tháng 9/1991, của hai tác giả Phùng Đức Hải – Nguyễn Bá Dương.
- "Dạy học văn miền núi"(1992) của tác giả Vi Hồng, Tạp chí Văn học
số tháng 2/1992.
- "Văn học vùng" miền núi trong văn học nhà trường" (1994) của tác

giả Vi Hồng, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục tháng 9/1994
- "Giảng dạy tác phẩm theo loại thể ở trường phổ thông miền núi"
(1996) của tác giả Ngô Đức, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 6/1996.
- "Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT Miền núi" (1997)
của tác giả Hoàng Hữu Bội.
- "Xuân Diệu nhà nghiên cứu phê bình văn học của tác giả Lý Hoài
Thu, NXB Giáo dục (2003)
- "Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi" của tác giả Phạm
Hồng Quang, NXB Đại học sư phạm (2003)
2.2. Thiết kế dạy học tác phẩm "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu
Có những tác giả đề cập trong những cuốn sách sau:
2.2.1. Sách giáo viên.
- Sách giáo viên Ngữ văn lớp 11, chương trình chuẩn, do GS. Phan
Trọng Luận chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
- Sách giáo viên Ngữ văn lớp 11, chương trình nâng cao, do GS. Phan
Trọng Luận chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
2.2.2. Sách thiết kế.
- Thiết kế dạy học Ngữ Văn 11 (phần văn học) do tác giả Hoàng Hữu
Bội chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.


- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 do tác giả Nguyễn Văn Đường chủ biên,
nhà xuất bản Hà Nội, năm 2009.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 (nâng cao) do tác giả Trần Đình Chung
chủ biên, nhà xuất bản Hà Nội, năm 2009.
2.2.3. Sách tham khảo.
- "Xuân Diệu – Tuyển tập" (tập I), NXB Văn học – Hà Nội, năm 1983
- "Xuân Diệu, một đời người, một đời thơ" do Lê Tiến Dũng chủ biên,
nhà xuất bản Giáo dục, năm 1993.
- "Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 1945" do Lê Tiến Dũng chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1998.

- "Thơ tình Xuân Diệu", do Hà Minh Đức (giới thiệu và tuyển chọn),
nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, năm 1992.
- "Xuân Diệu trong sách Thơ mới những bước thăng trầm", do Lê Đình
Kỵ chủ biên, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993.
- "Xuân Diệu trong sách Nhà thơ Việt Nam hiện đại", do Mã Giang Lân
chủ biên, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1984.
- "Xuân Diệu, thơ và đời" do Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn) , nhà xuất
bản văn học, năm 1995.
- "Xuân Diệu con người và tác phẩm", do Hữu Nhuận chủ biên, nhà
xuất bản Tác phẩm mới, năm 1987.
- "Xuân Diệu trong sách thi nhân Việt Nam", do Hoài Thanh chủ biên,
nhà xuất bản Văn học (tái bản), năm 1988.
- Lời giới thiệu "Tuyển tập Xuân Diệu", do Hoàng Trung Thông viết,
nhà xuất bản Văn học, năm 1983.
2.3. Nhận xét rút ra từ các công trình bài viết.
Những công trình kể trên mới chỉ tìm hiểu, nghiên cứu trên phương
diện chuyên nghành lí luận văn học. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào đề
cập đến những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận của học sinh miền


núi trong dạy học tác phẩm 'Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu ở chương trình
trung học phổ thông. Tuy nhiên những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi
trước là tiền đề quý báu cho chúng tôi nghiên cứu, khai thác đề tài này.
Với đề tài "Những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho
học sinh miền núi khi dạy học tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu ở
trường trung học phổ thông" Ở chương trình SGK Ngữ Văn 11, chúng tôi
mong muốn đề xuất một hướng tiếp cận hiệu quả khi dạy tác phẩm "Vội
vàng" để làm sáng tỏ tiểu sử, những nhận định về nghệ thuật, phong cách
nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ đó. Mặt khác giúp học sinh nhận diện rõ hơn
phong cách của nhà văn, nhà thơ trung đại khác với phong cách của nhà thơ

hiện đại để nhận ra sự phong phú, đa dạng mà độc đáo của sự phát triển một
nền văn học. Đồng thời góp phần nhỏ bé của mình vào nhu cầu đổi mới
phương pháp dạy học của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục tỉnh
Tuyên Quang nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Khảo sát thực trạng dạy và học tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu ở
trường phổ thông thấy một số vướng mắc cần tháo gỡ: dung lượng kiến thức
lớn, học sinh chưa thực sự tích cực chủ động trong học tập, phương pháp giảng
dạy của giáo viên còn lúng túng, đôi khi chưa phát huy hết tính chủ động, tích
cực và sáng tạo của học sinh. Do đó cần phải đưa ra một số giải pháp nhằm
đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách kiểm tra, đánh giá.
Tìm ra hướng dạy và học bài tác giả văn học nói chung và bài dạy tác
giả Xuân Diệu nói riêng, góp phần vào việc rút ngắn khoảng cách tiếp nhận
của học sinh miền núi trong dạy học tác phẩm "Vội vàng" ở chương trình
trung học phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.


3.2.1. Khảo sát thực trạng dạy và học tác phẩm "Vội vàng" của tác giả
Xuân Diệu ở chương trình SGK Ngữ văn lớp 11 trương trình THPT.
3.2.2. Nghiên cứu những tiền đề lí luận cần thiết và khả năng nhận thức
của học sinh trung học phổ thông trong việc chiếm lĩnh các tác phẩm thơ mới
nói chung và các tác phẩm thơ của tác gia Xuân Diệu nói riêng.
3.2.3. Đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục khoảng cách, rút ngắn
khoảng cách dạy và học tác phẩm Vội vàng của tác giả Xuân Diệu ở chương
trình Ngữ văn lớp 11 trương trình THPT.
3.2.4. Thiết kế thể nghiệm bài dạy về tác phẩm Vội vàng của nhà thơ
Xuân Diệu ở chương trình Ngữ văn lớp 11 chương trình THPT. Kiểm tra hiệu
quả và đánh giá tính khả thi của biện pháp dạy học mới bằng cách đối chiếu

với lối dạy học thông thường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận tác phẩm văn chương ở học sinh lớp
11 THPT miền núi tại tỉnh Tuyên Quang trong quá trình tiếp nhận bài thơ
"Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu – Ngữ Văn 11, tập 2.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu đặc điểm thơ của Xuân Diệu qua hai giai đoạn: trước và sau
cách mạng tháng 8/1945.
- Điều tra khoảng cách tiếp nhận cho học sinh lớp 11, THPT miền núi
tại tỉnh Tuyên Quang khi học bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu.
- Đề xuất một số biện pháp rút ngắn khảng cách tiếp nhận cho học sinh
miền núi trong quá trình tiếp nhận bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu, các
công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề đang
tìm hiểu.


6.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực trạng dạy học bài thơ "Vội
vàng" tác giả ở trường phổ thông qua chương trình SGK, dự giờ dạy học trên
lớp, nghiên cứu bài soạn của giáo viên, nghiên cứu bài soạn của học sinh
nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu bài của học sinh, giờ dạy và bài soạn của
giáo viên, nghiên cứu bài soạn của học sinh nhằm đánh giá chất lượng tiếp thu
bài của học sinh, giờ dạy và bài soạn của giáo viên.
6.3. Phương pháp so sánh tổng hợp nhằm đưa ra những kết luận khoa
học, kết luận sư phạm. Trên cơ sở đó đề xuất phương pháp dạy học tích cực.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: hiện thực hóa phương hướng
dạy học mới qua việc thiết kế bài soạn và giờ dạy thực nghiệm nhằm kiểm tra
hiệu quả, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý và khả thi của các biện pháp trong
thực tế dạy học ở nhà trường THPT.

7. Giả thuyết khoa học.
Những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học sinh miền
núi khi dạy học tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu ở trường THPT là
một đề xuất khoa học vô cùng quan trọng và cần thiết khi dạy học về tác
phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu ở nhà trường trung học phổ thông. Nếu tổ
chức dạy học theo đề xuất của luận văn thì sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách
tiếp nhận cho học sinh miền núi để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
8. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rút ngắn khoảng cách tiếp
nhận tác phẩm văn chương cho học sinh THPT miền núi.
Chương 2: Những biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận cho học
sinh miền núi khi dạy học tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÚT NGẮN
KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG CHO
HỌC SINH THPT MIỀN NÚI.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Lý thuyết tiếp nhận văn học.
1.1.1. Khái niệm.
Tiếp nhận văn học là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và cùng với nó là sự xuất hiện một số quan niệm về sự tiếp nhận văn học.
- Bàn về tiếp nhận văn học, Từ điển thuật ngữ văn học, nhà xuất bản
Giáo dục, 1992 viết: "Về nội hàm của thuật ngữ, tiếp nhận văn học là quá
trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu

từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ
thuật, tài nghệ nhà văn... đến sản phẩm sau khi đọc cách hiểu, ấn tượng, trí
nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch" (tr.221)
- Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), nhà xuất bản Thế giới, 2004
viết: "Tiếp nhận (thưởng thức, cảm thụ tác phẩm) không phải là sự tái hiện
giản đơn tác phẩm nghệ thuật trong ý thức, mà là một quá trình phức tạp; quá
trình cùng tham dự và cùng sáng tạo của chủ thể tiếp nhận.
Việc thâm nhập vào hàm nghĩa của tác phẩm nghệ thuật còn phụ thuộc
vào năng lực thẩm mỹ của chủ thể, vào trình độ phát triển về tình cảm thẩm
mỹ ở chủ thể tiếp nhận. Tính chọn lọc và chiều sâu của tiếp nhận thẩm mỹ bị
quy định bởi trạng thái văn hóa của xã hội, bởi tiềm năng văn hóa chung của
cá nhân và hệ thống những định hướng giá trị của cá nhân.
- Theo SGK Ngữ Văn 12, tập II (chương trình chuẩn) nhà xuất bản
Giáo dục, năm 2008 viết: " Tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc
hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật


được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái
hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo" (tr.184)
- Còn SGK Ngữ Văn lớp 12, tập 2 (chương trình nâng cao), nhà xuất
bản Giáo dục, 2008 đưa ra khái niệm tiếp nhận như sau: "Tiếp nhận là một
hoạt động nắm bắt thông tin trong quá trình giao tiếp" (tr. 173)
Về bản chất có thể xem tiếp nhận văn học là một quá trình tác động
thẩm mỹ, người đọc tiếp nối và tham gia mục đích sáng tạo của nhà văn, hiện
thực hóa ý đồ nghệ thuật của nhà văn qua sự đồng điệu nhân lên cảm xúc, qua
sự lay thức tâm hồn mở ra những hiểu biết mới mẻ về cuộc đời.
1.1.2. Đặc điểm của tiếp nhận văn học
- Sách giáo khoa Văn lớp 12 – NXB Giáo dục do GS Trần Đình Sử chủ
biên cho rằng: "Đặc điểm nổi bật của tiếp nhận văn học là tính đa dạng và
không thống nhất của nó, tính chất này bộc lộ ở chỗ cùng một tác phẩm

những cảm thụ và đánh giá của công chúng có thể rất khác nhau"
Sự khác nhau trước hết "bắt nguồn từ tính phong phú của nội dung tác
phẩm cũng như tính đa nghĩa là một trong những đặc điểm vốn có của hình
tượng nghệ thuật "
Thứ hai, sự khác nhau còn phụ thuộc vào "tuổi tác, kinh nghiệm
sống, học vấn hay tâm trạng người đọc, người nghe lúc t iếp xúc với tác
phẩm văn chương"
Ngoài ra, còn phụ thuộc "vào môi trường văn hóa - xã hội trong đó cá
nhân đang sống"
Cũng nói về đặc điểm của tiếp nhận văn học, trong cuốn Sách giáo
khoa lớp 12 (tập hai) – NXB 1992 viết: "Tác phẩm văn học thường được tiếp
nhận theo nhiều kiểu khác nhau vì:
+ Tính chất đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật và tính chất nhiều lớp,
nhiều tầng của nội dung tác phẩm


+ Đặc điểm của các kiểu, loại độc giả trong xã hội: tùy thuộc vào sự
hiểu biết, kinh nghiệm sống, quan niệm, thế giới quan và thị hiếu của mình
mà mức độ cảm thụ và đánh giá tác phẩm văn học sẽ khác nhau"
- Trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), nhà xuất bản Thế giới, 2004
viết: khác với họat động thẩm mỹ của nghệ sỹ - người sáng tạo tác phẩm nghệ
thuật, tiếp nhận thẩm mỹ không mang tính công nghệ và nó vận hành theo
hướng ngược: từ việc tiếp nhận kết quả (tác phẩm nghệ thuật nói chung) đi
đến tiếp nhận các ý tưởng chứa đựng trong đó. Giữa tác phẩm và chủ thể tiếp
nhận bao giờ cũng có một sự gián cách thẩm mỹ.
Bên cạnh đó cũng trên một tác phẩm văn học ở mỗi thời đại lịch sử
cũng có những cách đánh giá khác nhau về tác phẩm. Rõ ràng hiện tượng tiếp
nhận văn học là một hoạt động phức tạp có nhiều mức độ.
1.2. Khoảng cách trong tiếp nhận.
1.2.1. Khoảng cách thẩm mỹ trong tiếp nhận.

1.2.1.1. Khái niệm khoảng cách thẩm mỹ trong tiếp nhận.
Khoảng cách tiếp nhận có nhiều tên gọi khác nhau:
Theo PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Hương "Khoảng cách thẩm mĩ"
được hiểu là sự chênh lệch, sự xa cách giữa tiếp nhận thẩm mĩ của bạn đọc
trước một văn bản văn học. Nói cách khác đó là "Sự chênh lệch, sự cách xa
giữa ý động, tác động của tác giả (chủ thể thẫm mĩ) gởi vào văn bản (bản
thể thẩm mĩ) và sự tiếp nhận những tác động thực tế ở văn bản của người
đọc (chủ thể tiếp nhận).
Còn GS. Phan Trọng Luận viết trong "Công trình nghiên cứu văn
chương - bạn đọc sáng tạo", bàn về tính chủ quan trong tiếp nhận văn học gọi
đó là hiện tượng thị sai. Thị sai là biểu lộ ở những chủ thể khác nhau trước
một hiện tượng văn học. Độ thị sai có thể ở những độc giả khác nhau nhưng
cũng có thể ở ngay trong chính bản thân chủ thể.


Cũng bàn về vấn đề này GS. Nguyễn Thanh Hùng đã phân tích tính
khách quan của hiện tượng khoảng cách tiếp nhận trong văn học là: "giữa
cộng đồng lí giải thì tác phẩm văn chương tồn tại những khoảng cách thẩm
mỹ. Trước hết đó là khoảng cách thẩm mỹ giữa những người tiếp nhận và tác
phẩm. Đó là điều hiển nhiên bởi vì người đọc tác phẩm chính là người tiếp
xúc với bất cứ hiện tượng và quá trình thực tế của hiện thực" (tr,74).
Bên cạnh đó GS cũng lí giải về nguyên nhân tiêu biểu làm xuất hiện
những khoảng cách tiếp nhận và khoảng cách thẩm mỹ:"Có nhiều nguyên
nhân dẫn tới khoảng cách tiếp nhận và khoảng cách thẩm mỹ, về cơ bản có
thể kể đến sự hiểu biết về phương thức trình bày nghệ thuật, mã nghệ thuật,
những nhu cầu, thị hiếu, thói quen và lý tưởng thẩm mỹ của người tiếp nhận
văn chương" (Tr74). Khoảng cách thẩm mỹ nảy sinh trên cơ sở những khác
biệt về lý tưởng, thời đại, những đặc điểm và nhu cầu, khát vọng cá nhân của
các chủ thể tiếp nhận, đồng thời nó còn biểu thị "độ chênh" nhất định giữa kết
quả cảm, hiểu với giá trị đích thực của tác phẩm, giữa ý đồ sáng tạo của nhà

văn với thực tế thẩm mỹ được tác động trong tâm hồn người đọc.
Qua các ý kiến trên ta thấy: khoảng cách thẩm mỹ trong tiếp nhận văn
học có thể được hiểu là:
- Khoảng cách giữa các ý định tác động của tác giả với sự tiếp nhận tác
động đó ở bạn đọc – nghĩa là ý định tác giả thế này nhưng người đọc lại tiếp
nhận tác động ấy khác nhau
- Khoảng cách ở sự lí giải tác phẩm trong cộng đồng bạn đọc. Nghĩa là
giữa các bạn đọc có sự lý giải khác nhau về tác phẩm
1.2.1.2. Khoảng cách trong tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Quá trình tiếp nhận là một quá trình tâm lý phức tạp vừa mang tính chủ
quan vừa mang tính khách quan. Chính tính chủ quan trong tiếp nhận tạo nên
tính "dị biệt" trong tiếp nhận của độc giả bởi vì quá trình tiếp nhận là quá


×