Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.49 KB, 63 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN NGỌC DƯƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018
1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN NGỌC DƯƠNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số
: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. TRỊNH THỊ THU

HÀ NỘI, năm 2018
2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta xác
định là một nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước. Qua 32
năm đổi mới, đường lối lãnh đạo của Đảng về xây dựng hệ thống chính sách

ASXH đã có những bước phát triển cả về tư duy và xây dựng chính sách;
quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện có nhiều đổi mới
theo hướng ngày càng toàn diện và hiệu quả hơn thể hiện rõ trong các văn

kiện, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng qua các kỳ Đại
hội.
Đại hội XI tiếp tục làm rõ những quan điểm, định hướng nội dung của

từng chính sách ASXH trong đó có chính sách BTXH: “Tiếp tục sửa đổi,
hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ
xã hội đa dạng, linh hoạt có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã
hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi
ro trong cuộc sống...chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ sang cung cấp dịch
vụ BTXH dựa vào cộng đồng; bảo đảm các đối tượng BTXH có cuộc sống ổn

định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế,

dịch vụ công thiết yếu".
Từ năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2000/NĐ-CP quy
định về chính sách cứu trợ xã hội và qua nhiều lần bổ sung sửa đổi, thay thế

bằng các Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP,…và hiện
nay thực hiện theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính
phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH và Thông tư
liên tịch số 29/2014 ngày 24/10/2014 của Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP.
3


Với những nguy cơ, rủi ro kinh tế và xã hội ngày càng có xu hướng tăng
như khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí

hậu tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn thách thức, tạo áp lực lớn lên hệ thống bảo
hiểm xã hội, bảo trợ xã hộ và các dịch vụ chăm sóc xã hội cho các cá nhân và
tổ chức. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống bảo trợ xã hội hiệu quả hơn,
phù hợp hơn với nhu cầu và đặc điểm của xã hội.
Tuy hiện nay, các quy định của Luật và các văn bản dưới Luật về chính
sách BTXH cơ bản đầy đủ, đối tượng thụ hưởng chính sách đã được mở rộng
gắn với phương thức thực hiện cũng được đa dạng hóa, nhưng chính sách
BTXH vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu và sự đòi hỏi của xã hội, chưa
bao phủ hết các tất cả các đối tượng thật sự cần trợ giúp, một số quy định, quy
trình thủ tục thực hiện chính sách BTXH chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đặt ra.
Từ thực tế thực hiện chính sách BTXH tại quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng, trung bình hàng năm có hơn 6.000 đối tượng được thụ hưởng các giá trị

mà chính sách BTXH mang lại với tổng kinh phí trên 27 tỷ đồng/năm đã góp
phần cải thiện đời sống của đối tượng liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình tổ
chức thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc đó là: bỏ sót đối tượng đủ điều
kiện hưởng, quy trình chưa đảm bảo về thời gian, các thủ tục có lúc còn chậm,
văn bản quy định đôi lúc chưa phù hợp với thực tế,…xuất phát từ thực tế đó

bản thân chọn đề tài "Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng" làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm vừa qua, vấn đề an sinh xã hội luôn được các học giả quan
tâm, nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học, báo chí, nhiều luận văn và các

công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu sau:
Trong các giáo trình: “Giáo trình nhập môn ASXH” của Nguyễn Hữu

4


Hải chủ biên (2007) [25]; “Xây dựng hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội
thường xuyên ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Toản (2011) [36]; “Phát
triển hệ thống ASXH đến năm 2020” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Lan
Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đặng
Thị Hà Thu (2013) [27] đã nêu những lý luận về ASXH; những chủ chương,
đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về chính sách ASXH nói chung
và chính sách BTXH nói riêng, phương pháp tiếp cận, hệ thống thực thi, điểm
mạnh, điểm hạn chế của chính sách BTXH hiện hành và đề xuất, kiến nghị
hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việ t Nam.

Các đề tài nghiên cứu nêu trên tuy đã chỉ ra những cơ sở lý luận mới về
chính sách ASXH, trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng, định hướng các

phương pháp giải quyết các vấn đề ASXH, BTXH trong xu thế toàn cầu hóa
nhưng chưa đi sâu nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách BTXH; kết quả
đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp thường xuyên chỉ dừng tại thời
điểm năm 2010 trở về trước. Riêng đối với quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng, đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá về kết
quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn
20 năm xây dựng và phát triển quận. Chính vì vậy, tôi lựa chọn hướng nghiên
cứu về những vấn đề lý luận về chính sách BTXH ở Việt Nam; kết quả thực
hiện chính sách bảo trợ xã hội trong 3 năm từ 2015 đến 2017; đưa ra giải pháp
hoàn thiện về thực hiện chính sách BTXH trong thời gian đến trên địa bàn
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách BTXH nói chung và phân

tích thực trạng thực hiện chính sách BTXH tại quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng trong thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng

5


cao nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn quận

Hải Châu trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của chính sách BTXH.
Đánh giá kết quả thực hiện chính sách BTXH từ thực tiễn quận Hải

Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính

sách BTXH trên địa bàn quận Hải Châu trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Chính sách bảo trợ xã hội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Tập trung 4 chính sách:
+ Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng (trợ cấp xã hội thường xuyên)
+ Chính sách trợ giúp về y tế
+ Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng
+ Chính sách trợ giúp đột xuất
- Phạm vi về khách thể: Người được trợ cấp xã hội hàng tháng theo
Nghị định 136/2013/NĐ-CP bao gồm: trẻ em dưới 16 không có nguồn nuôi
dưỡng; Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người bị nhiễm HIV thuộc hộ

nghèo không còn khả năng lao động; Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật
thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết
tật; Người đơn thân nghèo đang nuôi con, người cao tuổi cô đơn không nơi
nương tựa; Người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo

hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng …
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến nay.
- Phạm vi không gian: Tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

6


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước về vấn đề an sinh xã hội và chính sách
BTXH nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin liên quan từ các các văn bản Luật, văn bản dưới
Luật (Nghị định, Thông tư…), tài liệu chuyên ngành về BTXH; các công
trình nghiên cứu, các báo cáo thống kê, báo cáo tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận các chính sách về BTXH, làm rõ
vị trí, vai trò, đặc điểm chức năng các chế độ chính sách BTXH hiện hành đối
với các đối tượng yếu thế trong xã hội tại quận Hải Châu.
Qua đánh giá làm sáng tỏ cơ sở lý luận liên quan đến chính sách xã hội,

từ đó có cơ sở để đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách BTXH đạt hiệu
quả cao.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ thêm lý luận và thực tiễn trong
việc vận dụng cơ sở lý luận về vấn đề chính sách công để xem xét mối quan
hệ giữa lý thuyết và thực tiễn trong việc thực hiện chính sách BTXH trên địa
bàn quận Hải Châu.
Làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này hoàn
thiện các chính sách, thực hiện có hiệu quả bảo trợ xã hội ở quận Hải Châu
nói riêng và các quận, huyện khác của thành phố Đà Nẵng.
7. Kết cấu của luận văn

Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương, cụ

7


thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách BTXH.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách BTXH tại quận Hải Châu,

thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách BTXH tại quận

Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. Khái quát về chính sách bảo trợ xã hội
1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Chính sách công: Là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời
sống kinh tế xã hội là công cụ tập hợp các quyết định chính trị có liên quan
nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể gắn với giải quyết các công cụ thực hiện
giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng cầm
quyền. [22]

1.1.1.2. An sinh xã hội
Nguyễn Hải Hữu (2007) định nghĩa “ASXH là một hệ thống các cơ chế

chính sách các giải pháp của nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành
viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế, xã hội làm cho
cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn,
bệnh nghề nghiệp, già cả không còn khả năng lao động hoặc vì các nguyên
nhân khác rơi vào nghèo khổ, bần cùng và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và trợ giúp đặc biệt”. [42]

1.1.1.3. Chính sách xã hội
Là một hệ thống quan điểm, chủ trương, biện pháp dựa trên những tư
tưởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo, được cụ thể hóa và thể chế hóa bằng
pháp luật của nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội phù hợp với bản chất
chế độ xã hội (chính trị), phản ánh lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng nói
chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích thỏa mãn những nhu
cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp
phần ổn định an toàn xã hội, phát triển và tiến bộ xã hội. [15]
9


1.1.1.4. Trợ giúp xã hội

Là sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc hiện vật của nhà nước (lấy từ nguồn
thu thuế, không phải đóng góp của người nhận) nhằm đảm bảo mức sống tối
thiểu cho đối tượng được nhận. Hầu hết các khoản trợ cấp được dựa trên cơ sở
đánh giá gia cảnh hoặc thu nhập nhất định. Theo quan điểm hiện đại trợ giúp xã
hội bao gồm 3 loại hình: hỗ trợ thu nhập, trợ cấp gia đình, dịch vụ xã hội. [42]

1.1.1.5. Bảo trợ xã hội (social protection)
Bảo trợ xã hội ở Việt Nam thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. BTXH theo nghĩa rộng có khái niệm nội hàm và vai trò giống như


ASXH; còn BTXH theo nghĩa hẹp (truyền thống) là hệ thống cơ chế, chính
sách và các giải pháp của nhà nước và cộng đồng xã hội nhằm trợ giúp và bảo
vệ đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội (còn gọi là đối tượng xã hội) ổn
định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng như: người già, người tàn tật, trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, người bị nhiễm HIV/AIDS, những nạn nhân
của thiên tai và những người có hoàn cảnh đặc biệt khác. [36, tr.23]
BTXH theo nghĩa hẹp không có đầy đủ chức năng phòng ngừa, hạn chế
và khắc phục rủi ro cho tất cả các thành viên trong xã hội. Độ bao phủ của nó
chỉ giới hạn trong phạm vi các đối tượng BTXH chứ không phải hướng tới
các thành viên trong xã hội và hoạt động của nó cũng mang tính bị động đối
phó với rủi ro hơn là chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro. [36, tr.24]

1.1.1.6. Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội (CSBTXH)
CSBTXH bao gồm cả hệ thống chính sách của nhà nước như chính
sách trợ cấp xã hội, chính sách cứu đói, chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe,
chính sách hỗ trợ giáo dục cho bộ phận dân cư yếu thế. Vì vậy BTXH có vai

trò và là trách nhiệm của nhà nước, không những thế mà còn là hoạt động có
tính chất về công tác xã hội, không dành riêng cho một hoặc một số đối tượng
xã hội, đồng thời BTXH không phải là giải pháp toàn diện về ASXH mà là

10


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×