Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Ông gài và Biển cả soạn theo 5 hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.13 KB, 8 trang )

Họ và tên giáo viên: Ngọc Thị Minh Chang
Trường: THPT Lâm Bình.
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (tiết 1)
- Hê-minh-uê
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về tác giả Hê-minh-uê, tiểu thuyết Ông già và biển cả,
nguyên lí tảng băng trôi trong sáng tác văn học.
- Hiểu ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm
- Khám phá nghệ thuật kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn kể
chuyện và lời văn miêu tả cảnh vật, miêu tả đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Xây dựng những chi tiết giản dị, chân thực, mang ý nghĩa hàm ẩn lớn lao.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, tìm hiểu, cảm nhận tác phẩm tự sự.
- Vận dụng được nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê- minh –uê vào việc tìm hiểu đoạn
trích.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng ước mơ, khát vọng cho bản thân, đồng thời rèn lối sống có ý chí và nghị
lực.
4. Phẩm chất, năng lực: Năng lực đọc – hiểu văn bản tự sự; năng lực thẩm mĩ, năng
lực giao tiếp; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Phương tiện
a) GV: phiếu học tập, máy chiếu, bài soạn, sgk.
b) HS: SGK, vở ghi, vở soạn, bút dạ; Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
2. Phương pháp: Dạy học theo hình thức lớp học đảo ngược, dạy học theo nhóm; nêu
và giải quyết vấn đề...
TRƯỚC LỚP HỌC
- Nhiệm vụ học tập cho hoạt động hình thành kiến thức:
* Nhiệm vụ riêng cho từng nhóm.
Nhóm 1: Khái quát những nét chính về tác giả.


Nhóm 2: Tìm hiểu về nguyên lí tảng băng trôi.
Nhóm 3: Hoàn cảnh ra đời tác phẩm; Tóm tắt tác phẩm Ông già và biển cả; Xác định
vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
Nhóm 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
* Nhiệm vụ chung: Tìm các chi tiết nhà văn miêu tả con cá kiếm và nêu nhận xét,
đánh giá về con cá này? Phân tích hình tượng con cá kiếm ở nhiều góc độ khác nhau
(Thiên nhiên, cuộc sống, nghệ thuật).
- Nhiệm vụ học tập cho hoạt động khởi động, luyện tập, vận dung: HS chuẩn bị
các kiến thức về liên môn ( Môn Địa, Môn Sử, kiến thức xã hội); Các nhóm phác họa
1


hình ảnh con cá kiếm (Hoặc sơ đồ tư duy) và cảm nhận về hình tượng này; Thực hiện
bài tập 2 (sgk/tr35).
3. Hình thức: Theo lớp, theo nhóm.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
TRONG LỚP HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: ô chữ bí mật
a. Mục đích: thu hút sự tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm
thế; huy động kiến thức cũ, kiến thức liên môn, kiến thức liên quan làm hành trang để
tiếp nhận kiến thức mới.
b. Phương pháp: Trực quan, trải nghiệm
c. Thời gian: 5 phút.
d. Luật chơi: Gồm có 7 câu hỏi tương ứng với mỗi gợi ý để mở ô chữ bí mật. Thời
gian trả lời cho mỗi câu là 30 giây. Sau khi hết 3 câu hỏi, bạn nào tìm đúng từ khóa sẽ
nhận giải thưởng; Nếu không sẽ tiếp tục lật mở hết các ô chữ gợi ý.
 Lưu ý: HS có thể lựa chọn bất kì ô chữ nào để trả lời trước.
1
B
Ô

T
C
1
-

9
I
N
A
A
9

5
Ê
G
N
K
5

2
N
G
G
I
4

I
B
Ê


A
Ă
M

N

G

T

R

Ô

I

Ô CHỮ BÍ MẬT

Ô N G G I
A V A B I
Ê N C A
- Câu hỏi gợi ý:
Câu 1: Chiến dịch Tây Bắc được mở màn vào năm nào?
Câu 2: Điền tư còn thiếu vào dấu 3 chấm sau
“Chỉ có thuyền mới hiểu,…..mênh mông nhường nào
Chỉ có…mới biết, thuyền đi đâu về đâu”
Câu 3: Nhìn vào bức hình 1 để đoán từ khóa.
Câu 4: Khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước
tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các
khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi

mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên là gì?
Câu 5: Là một loài cá ăn thịt loại lớn có mũi như mũi kiếm. Đó là loài cá nào?
Câu 6: Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra năm nào?
Câu hỏi gợi ý cho ô chữ bí mật: Đây là tác phẩm nhận giải thưởng Nô-ben về văn học
1954, tiêu biểu cho kiểu sáng tác theo nguyên lí tảng băng trôi của nhà văn Hê – minh
–uê?
- GV dẫn dắt vào bài.
2


2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
a. Mục đích: Hình thành cho học sinh những kĩ năng tiếp cận tác giả, tác phẩm.
b. Phương pháp: dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề; truyền đạt trực tiếp.
c. Thời gian: 25 phút
Họạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu chung
- Các nhóm tiến hành trình bày những
nội dung đã được chuẩn bị.
- Nhóm 1 trình bày những kiến thức cơ
bản về tác giả Hê – minh – uê

- Nhóm 2: Trình bày về nguyên lí tảng
băng trôi

- Nhóm 3: Trình bày về hoàn cảnh ra
đời, tóm tắt tác phẩm và vị trí đoạn
trích.

Nội dung cần đạt

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hê –minh –uê ( 1899-1961)
- Là nhà văn Mĩ đã để lại dáu ấn sâu sắc
trong văn xuôi hiện đại phương Tây, người
đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới
lối viết truyện và tiểu thuyết.
- Dù viết về bất kì đề tài nào, Hê – minh –
uê cũng kiên trì quan niệm nghệ thuật:
“Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung
thực về con người”
- Là người đề xướng nguyên lí “tảng băng
trôi”
- Là nhà văn đạt giải Nô – ben về văn học.
* Nguyên lí tảng băng trôi
- Tác phẩm là một “tảng băng trôi”: một
phần nổi và bẩy phần chìm.
- Ngôn từ, chi tiết, nhân vật, cốt truyện đều
hết sức cô đọng.
- Tạo mạch ngầm văn bản bằng hình ảnh
tượng trưng với nhiều tầng nghĩa (đa
nghĩa) -> người đọc tự rút ra ẩn ý.
- Biện pháp nghệ thuật thực hiện: Độc
thoại nội tâm, ẩn dụ, tượng trưng.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
– Viết 1952, tác phẩm tiêu biểu nhất trong
sự nghiệp của Hêminhuê, đăng nhiều trên
tạp chí “Đời sống” gây được tiếng vang
lớn.
– 1954: đạt giải Nôben văn học.

b.Tóm tắt: Tác phẩm kể việc ông lão
Xantiagô ra khơi với khát khao chinh phục
được con cá lớn, xứng đáng với tài nghệ
của mình. Suốt 84 ngày mà không bắt được
3


- Nhóm 4: trình bày về giá trị nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Mỗi nhóm sau khi trình bày xong,
các nhóm còn lại thảo luận, phản
biện.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh
đọc hiểu văn bản
- Gv tổ chức học sinh làm việc theo
nhóm ( 1 bàn/1 nhóm) và thi đua giữa
các nhóm; mỗi nhóm hãy thống kê thật
nhanh những chi tiết nhà văn miêu tả

con cá nào. Không tuyệt vọng ngày thứ 85,
ông đã đi thật xa và câu được con cá kiếm
khổng lồ. Dũng cảm chịu đựng, đương đầu
với con cá suốt 3 ngày 2 đêm, Xantiagô
cũng giết được con cá. Trên đường mang
con cá từ ngoài khơi về đất liền, ông phải
đường đầu với đàn cá mập kéo đến xâu xé
con cá kiếm. Dù rất kiên cường chống trả,
song khi về đến bờ ông lão chỉ còn lại bộ

xương khổng lồ của con cá kiếm. Ông lão
mệt mỏi và ngủ mơ về con sư tử.
c. Đoạn trích
- Nằm ở phần cuối truyện, kể lại sự việc
ông già Xantiagô đuổi theo và khuất phục
được con cá kiếm.
d. Giá trị tác phẩm:
*Nội dung:
– Hành trình đuổi theo con cá lớn hằng mơ
ước của ông lão Xantiagô .
– Hành trình nhọc nhằn, dũng cảm của
người lao động trong xã hội vô tình.
– Thể nghiệm về thành công thất bại của
người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước
mơ sáng tạo, rồi trình bày nó trước người
đời.
– Mối quan hệ con người và thiên nhiên
*Nghệ thuật: Hình thức đơn giản, lối viết
giản dị song chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa
biểu tượng và ẩn dụ (thử nghiệm của lối
viết theo nguyên lí “tảng băng trôi“).

II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng Con cá kiếm
Đó là một con cá kiếm:
- Rất lớn và đẹp: Một cái bóng đen vượt
dài... cái đuôi lớn, màu tím hồng dựng trên
mặt đại dương, ... thân hình đồ sộ và
4



con cá kiếm và nêu nhận xét, đánh giá
về con cá này.
- HS làm việc theo nhóm, phát hiện
chi tiết
- Thời gian: 3 phút.

- Gv đặt câu hỏi: Nhưng sau đó , sau
khi bị khuất phục hoàn toàn – đó là
chết. Hình ảnh con cá kiếm được miêu
tả thế nào ? Có gì khác trước ?
GV: Qua các chi tiết về sự thay đổi của
cá kiếm trước và sau khi ông lão
chiếm lĩnh được nói lên điều gì, ý
nghĩa gì?
- GV nêu vấn đề: Tại sao nhà văn lại
dụng công miêu tả con cá kiếm như
vậy?
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm ra
câu trả lời.
- GV gợi mở: Hãy xem xét cá kiếm từ
các góc nhìn sau đây và phát hiện
những ý nghĩa biểu tượng của hình
tượng cá kiếm.
- GV chiếu slide.
- Hs thảo luận theo bàn, liên tưởng,
phán đoán.
- GV nhận xét, thống nhất ý kiến.

những sọc màu tím trên mình... cánh vi

trên lưng xếp lại, bộ vây sụ bên sườn xoè
rộng,...tiếp tục lượn vòng ... trông điềm
tĩnh và tuyệt đẹp”
- Đầy sức mạnh: Những vòng bơi của nó
khiến ông lão “hoa mắt, choáng váng,
chóng mặt...” Ông lão cảm nhận được “cú
quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây”
do con cá gây ra.
- Kiêu hùng, bất khuất: Ngay khi cái chết
đã cần kề, con cá vẫn không chịu buông
xuôi. Nó “Phóng vút lên khỏi mặt nước
phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức
lực”. Dường như với cá kiếm, chết là phải
chết một cách oai hùng, mạnh mẽ.
- Sau khi bị khuất phục hoàn toàn.
+ Nằm ngửa phơi bụng.
+ Thẳng đơ bồng bềnh
+ Màu sắc trắng bạc.
+ Mắt dửng dưng…
-> Đó là tư thế của thất bại, cái kiêu hùng
đó biến thành thảm bại.
-> Ước mơ thành hiện thực không cũn huy
hoàng nữa
- Hê – minh – uê dụng công miêu tả con cá
kiếm như vậy vì ông muốn cá kiếm là đối
thủ ngang tài ông lão, xứng đáng là con cá
mà ông lão đnahs cá Xan –ti –a-go đã chờ
đợi. Con cá càng mạnh mẽ, oai hùng, chiến
thắng của ông lão càng vinh quang. Tầm
vóc của con người cũng vì thế mà trở nên

lớn lao hơn.
- Con cá kiếm trở thành biểu tượng nghệ
thuật
Góc nhìn Hình tượng con cá
kiếm
Thiên
Vẻ đẹp kì vĩ và sức
nhiên
mạnh phi thường của tự
nhiên
5


Cuộc sống Những chông gai, thử
thách của cuộc đời
Nghệ
Ước mơ, khát vọng
thuật
chinh phục, sáng tạo

- GV Mở rộng: Chiếc thuyền ngoài xa,
tuỳ bút Người lái đò sông đà: TN đẹp
nhưng cũng đầy những khắc nghiệt mà
cuộc sống con người phải đối mặt.
-> Hêminhuê đã viết áng văn chân thực
về cuộc sống con người
* Liên hệ: Qua hình tượng cá kiếm
em cảm nhận gì về môi trường sống
quanh ta, đặc biệt là thiên
- Bài học rút ra:

nhiên ? Hãy rút ra bài học cho bản
+ TN đẹp đẽ -> Nguồn cảm hứng sáng tạo
thân?
nghệ thuật.
+ TN môi trường sống -> Cần bảo vệ.
- Học sinh suy nghĩ, thảo luận theo
+ Tình yêu TN = Tình yêu cuộc sống.
bàn, rút ra bài học.
+ Sống phải có ước mơ hoài bão, cần có
- GV nhận xét, bổ sung.
nghị lực, lòng tin để theo đuổi ước mơ biến
nó thành hiện thực.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục đích: Củng cố kiến thức vừa hình thành, rèn kĩ năng khái quát lại vấn đề; kĩ
năng cảm nhận hình tượng văn học; rèn sự tự tin trước đám đông cho học sinh.
b. Phương pháp: Thực hành, nêu vấn đề.
c. Thời gian: 10 phút.
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bài tập 1 : Nhân vật trong văn bản( đoạn III. Luyện tập
trích) sách giáo khoa là:
1. Bài tập 1:
A. Ông lão Xantiagô.
- Đáp án đúng: D. Cá kiếm và ông lão
B. Cá mập.
Xantiago.
C. Cá kiếm.
2. Bài tập 2:
D. Cá kiếm và ông lão Xantiagô.
- Điền lần lượt các từ: Tài năng, Tảng

Bài tập 2: Chọn và điền các từ sau vào
băng trôi, tự nhiên, gay gắt, chống trả.
chỗ trống để có nhận xét khái quát đúng
về tác phẩm.
“ Hêminhuê là nhà văn ………….., bản
lĩnh, say mê tìm tòi, khám phá, sáng tạo
nghệ thuật. Với nguyên lí sáng tác
………….. tác phẩm Ông già và biển cả,
đặc biệt là đoạn trích không chỉ là chuyện
của ông già đơn độc đương đầu với con
6


cá lớn ở đại dương mà còn thể hiện vẻ đẹp
của ……………. Đồng thời đoạn trích
miêu tả cuộc vận lộn……………… của
con người với thiên nhiên đầy chân thực.
Từ đây đã nâng tác phẩm lên với ý nghĩa
thứ hai, nêu bật cái quyết liệt tàn bạo của
đời sống và khả năng ……………… của
con người”
Bài tập 3. Tên tác phẩm(nguyên văn tiếng 3. Bài tập 3:
Anh: The old man and the sea) trong các Bài thuyết trình của nhóm.
bản dịch ở Việt Nam Nam đều được bổ
sung thêm một định ngữ: Ông già và biển
cả. Nếu dịch đúng nguyên văn, chỉ còn:
Ông già và biển. Anh /chị thích cách dịch
nào hơn? Vì sao
KHÁI QUÁT NỘI DUNG TIẾT 2
2. Nhân vật ông lão Xantiago

3. Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống
thực tiễn; Năng lực tư học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo; tăng cường tính thực tiễn
cho bài học.
b. Phương pháp: Tự học, thuyết trình.
c. Thời gian: 5 phút.
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Cảm nhận về hình tượng con cá
Bài thuyết trình của nhóm.
kiếm ( thông qua tranh vẽ hoặc sơ đồ tư
duy)
- HS: thuyết trình
SAU LỚP HỌC
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG, NÂNG CAO.
a. Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn.
b. Phương pháp: Tự học, thực hành
c. Thời gian: Làm ở nhà.
Nội dung yêu cầu:
- Tìm hiểu thêm về nguyên lí tảng băng trôi qua các tài liệu nghiên cứu.
- Khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về ý chí, nghị lực của con người trong cuộc
sống.
- Vẽ phác họa hình ảnh con cá kiếm và ông lão xantiago.
- Học sinh xem phim về Ông già và biển cả.
7


- Nhiệm vụ nối tiếp: Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu làm bài tập tại nhà.

*Lưu ý: Phần phân chia thời gian chỉ có tính chất gợi ý, GV sẽ linh hoạt theo từng
đối tượng học sinh.
****************************

8



×