Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Tây Ninh hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.47 KB, 110 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ DUNG

VẤN ĐỀ DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM
TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ DUNG

VẤN ĐỀ DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM
TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY

Ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ THỊ HOA


HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn “Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho
sinh viên trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Tây Ninh hiện nay” là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thị Hoa.
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách

quan. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Luận văn này
không trùng với với bất cứ luận văn nào ở thời điểm hiện tại.
Hà Nội, Tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG .....................................................................8
1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về dạy học môn tư tưởng Hồ

Chí Minh .....................................................................................................................8
1.2. Tầm quan trọng của việc dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại
học, cao đẳng .............................................................................................................10
1.3. Những yêu cầu và nguyên tắc thực hiện dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở
trường đại học, cao đẳng ...........................................................................................14
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TÂY NINH

HIỆN NAY ...............................................................................................................23
2.1. Tổng quan về trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh...........................................23
2.2. Những nhân tố tác động đến dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh hiện nay ..........................................................30
2.3. Thực trạng dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Cao
đẳng sư phạm Tây Ninh hiện nay .............................................................................34
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
DẠY VÀ HỌC MÔN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TÂY NINH ..................................................57

3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn tư tưởng Hồ Chí
Minh ở trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh ............................................................57
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí
Minh cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Tây Ninh trong thời gian tới ...........58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


: Cao đẳng

CĐSP

: Cao đẳng sư phạm

CNXH


: Chủ nghĩa xã hội

ĐH

: Đại học

GV

: Giảng viên

GVLLCT

: Giảng viên Lý luận chính trị

GS.TS

: Giáo sư tiến sĩ

LLCT

: Lý luận chính trị

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS.TS

: Phó giáo sư tiến sĩ


SV

: Sinh viên

TS

: Tiến sĩ

TTHCM

: Tư tưởng Hồ Chí Minh

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Quy mô đào tạo của trường CĐSP Tây Ninh từ năm học 2013 - 2014 đến
năm học 2017 - 2018.................................................................................................26
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên
trường CĐSP Tây Ninh (từ năm 2013 đến 2018) .....................................................51
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh các ngành sư phạm
(SP) và ngoài sư phạm (NSP) từ năm 2013 đến 2018 ..............................................52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Đảng
và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ

nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” [20, tr.83] và
phấn đấu làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, TTHCM giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần của nhân dân. Để thực hiện được những mục tiêu đó, chúng ta phải
tiến hành mạnh mẽ công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, TTHCM cho thế hệ
trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, khẳng định niềm tin vào chủ nghĩa Mác -

Lênin, TTHCM và con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Thực tiễn ngày càng chứng minh, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, TTHCM

có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam tám mươi
tám năm qua. Nhìn lại chặng đường sau hơn ba mươi năm thực hiện đường lối đổi
mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, đất nước đã đạt được những thành quả to lớn và có ý nghĩa hết
sức quan trọng, diện mạo xã hội thay đổi nhanh chóng, đời sống nhân dân không
ngừng được cải thiện. Đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, phần lớn là do
Đảng ta biết vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người.

TTHCM là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ từ năm
học 2003 - 2004. Cùng với các môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, TTHCM có vai
trò đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo trình độ ĐH, CĐ ở Việt Nam.
Môn học không chỉ cung cấp cho người học những hiểu biết căn bản, hệ thống về
cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn trang bị cho người học thế
giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận để ở đời và làm người; bồi đắp,
củng cố, tăng cường lý tưởng, niềm tin và quyết tâm nỗ lực hành động nhằm góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, môn học còn cung cấp cơ sở khoa
học để người học có thể tiếp thu các môn học khác có liên quan trong chương trình
đào tạo, đặc biệt là đối với các ngành Khoa học xã hội và nhân văn. Chính vì thế,


1


việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học môn TTHCM là một yêu cầu quan
trọng và cấp bách.
Thực trạng dạy học môn TTHCM ở các trường ĐH, CĐ nước ta hiện nay,
bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Một
bộ phận không nhỏ SV chưa thấy được ý nghĩa và giá trị mang lại từ tri thức của
môn học, chưa thực sự hứng thú, tích cực tham gia học tập dẫn đến hiệu quả dạy
học bộ môn chưa cao. Thực tế đó đặt ra yêu cầu quan trọng và cấp bách là phải đổi
mới và nâng cao chất lượng dạy học môn TTHCM trong các trường ĐH, CĐ. Trong
đó có trường CĐSP Tây Ninh cũng không nằm ngoài tình hình chung của cả nước.
Để dạy học các môn LLCT nói chung, TTHCM nói riêng ở trường CĐSP
Tây Ninh ngang tầm vị trí của nó thì vẫn còn đứng trước những hạn chế, khó khăn
cần khắc phục đòi hỏi phải cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao
trình độ dân trí ở địa phương, còn phải giải quyết những vấn đề về đội ngũ GV, về
đổi mới phương pháp dạy và học các môn LLCT, TTHCM, về cơ sở vật chất, tài
liệu, phương tiện cũng như cần phải có những hình thức, nội dung dạy và học các
môn LLCT, TTHCM phù hợp hơn.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi nhận thấy việc giảng dạy,
học tập môn TTHCM cho SV trường CĐSP Tây Ninh là vô cùng cần thiết và hữu
ích, liên quan trực tiếp đến việc kiên định con đường và nền tảng tư tưởng của
Đảng, cách mạng nước ta. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Vấn đề dạy học môn tư
tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Tây Ninh hiện
nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học cao học chính trị học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học các môn lý luận Mác - Lênin
nói chung và TTHCM nói riêng ở các trường ĐH, CĐ hiện nay đang được nhiều
người quan tâm cho nên trong thời gian mấy năm gần đây xuất hiện nhiều bài báo,
bài viết, công trình nghiên cứu khoa học xung quanh vấn đề này ở nhiều góc độ

nghiên cứu khác nhau.

2


Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu dưới
dạng những đánh giá và định hướng tổng quát. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa

VIII) về “Định hướng chiến lược giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”, Thông báo số 214 - TB/TW ngày
03/5/1999 của Thường vụ Bộ chính trị (Khóa VIII) về “Đề án nâng cao chất lượng
và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong các trường ĐH, CĐ”, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “Nhiệm
vụ chủ yếu của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới”, Quyết định số
494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn
chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”. Cùng các chỉ thị
về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh như: Chỉ thị
số 23 - CT/TW ngày 27 tháng 3 năm 2003, Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 07 tháng 11
năm 2006 của Bộ chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011, Chỉ
thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc “Đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…
Ngoài ra còn có một số các công trình đã bước đầu chú ý phân tích, đánh giá
thực trạng giảng dạy học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, TTHCM và đề xuất
giải pháp nhằm đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập
các bộ môn khoa học Mác - Lênin, TTHCM trong các trường ĐH, CĐ như: Đề tài

Khoa học - công nghệ cấp nhà nước (giai đoạn 1991 - 1995) KX10 - 08 “Đổi mới

phương pháp giảng dạy các bộ môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam” do GS.TS
Nguyễn Hữu Vui làm chủ nhiệm, Đề tài khoa học cấp bộ có công trình nghiên cứu
(Năm 2002 - 2003): “Vấn đề dạy và học các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở Hà Nội, thực trạng và giải pháp, do

TS. Nguyễn Duy Bắc của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ nhiệm.
Công trình “Phát triển con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công

3


nghiệp hóa, hiện đại hóa” của GS.TS Phạm Minh Hạc (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001). Ngoài ra còn có những công trình tập thể khác: “Quán triệt, vận dụng
Nghị quyết Đại hội IX, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh”, của Trung tâm bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại học quốc gia Hà Nội do PGS.TS. Vũ Văn
Hiền (Chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 2002); “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về dạy và học môn học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong
trường đại học” do TS. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2004); “Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về
Hồ Chí Minh”, do PGS Song Thành (Chủ biên), (Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 1997), “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương
trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, do TS. Lương Gia
Ban (chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002)…
Nhìn chung, các công trình trên cho thấy Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục Đào tạo và các trường Học viện, ĐH, CĐ đã luôn quan tâm và có đóng góp to lớn
đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, TTHCM trong các trường Học viện, ĐH, CĐ ở nước ta hiện nay.
Riêng về bộ môn TTHCM có những bài viết, tạp chí và công trình khoa học có đề
cập đến một vài khía cạnh giảng dạy và học tập môn TTHCM như: “Nghiên cứu kết
quả học tập học phần tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên trường đại học sư phạm,
đại học Huế” của tác giả Lê Hồ Sơn, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 9 - 2017,

“Bồi dưỡng ý thức và phương pháp tự học cho sinh viên trường đại học sư phạm Hà
Nội 2 theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Phạm Thị
Thúy Vân, Tạp chí Giáo dục, số 413 - 2017. Công trình nghiên cứu “Phương pháp
giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên dân tộc trường Cao đẳng sư
phạm” của Âu Thị Hồng Thắm (Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, năm 2007), Nghiên
cứu ở trình độ luận văn thạc sĩ có công trình nghiên cứu: “Phương pháp giáo dục

môn tư tưởng Hồ chí Minh cho sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội trong điều kiện

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×