Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CHUYÊN HÓA HỌC QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHỨC CHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.58 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm
Tôi (hoặc chúng tôi) ghi tên dưới đây:
TT Họ và tên

Ngày thángNơi công tác
năm sinh

Chức Trình độ
vụ
chuyên
môn

Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc tạo
ra sáng kiến

1
I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Tên sáng kiến: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
CHUYÊN HÓA HỌC QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHỨC CHẤT”
Lĩnh vực áp dụng: Dạy và học môn Hóa học ở trường THPT Chuyên. Có thể áp
dụng tương tự ở các chuyên đề khác, các môn học khác ở các trường THPT.
II. Nội dung
II.1. Giải pháp cũ thường làm:
- Chi tiết giải pháp cũ:
Hiện nay rất nhiều công trình khoa học đang nghiên cứu về phức chất, ứng dụng
phức chất trong đời sống, công nghệ, y học...Những năm gần đây, trong các đề thi học
sinh giỏi các cấp, đặc biệt trong kỳ thi Olympic hóa học Quốc Tế ngày càng có nhiều câu


hỏi liên quan đến chuyên đề này. Trong đề thi Học sinh giỏi khu vực Duyên hải Bắc Bộ
từ năm 2010 đến nay luôn có một câu hỏi về chuyên đề Phức chất. Chương trình hóa học
THPT trước đây cũng đã có đề cập đến nhưng chưa nhiều. Theo dự thảo chương trình
mới (2018) phức chất được đề cập nhiều hơn, thành một chuyên đề trong chương trình
hóa học lớp 11 THPT. Như vậy kiến thức về phức chất là một trong các nội dung đang có
xu hướng được quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên, hiện nay trong tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học, nội dung kiến thức lí
thuyết về chuyên đề này còn sơ sài, lượng bài tập còn ít, chưa đủ để trang bị cho HS,
chưa đáp ứng được yêu cầu của các kì thi Học sinh giỏi các cấp và định hướng phát triển
năng lực của học sinh. Tài liệu tham khảo thường được sử dụng là các tài liệu ở bậc đại
học, cao đẳng. Khi áp dụng những tài liệu đó cho học sinh THPT thì lại quá rộng. Nếu
căn cứ vào các tài liệu như đề thi khu vực, HSG Quốc gia, Olympic Quốc tế thì có nhiều
bài tập đề cập đến nhưng kiến thức ngoài chương trình. Để khắc phục điều này, mỗi giáo
viên dạy trường chuyên phải tự vận động, mất rất nhiều thời gian và công sức bằng cách
cập nhật thông tin từ mạng internet, trao đổi với đồng nghiệp, tự nghiên cứu tài liệu…Từ


đó, giáo viên tự biên soạn nội dung chương trình dạy và xây dựng tài liệu dạy - học để
phục vụ cho công việc giảng dạy của mình.
Cho đến nay, chưa có tài liệu hoàn chỉnh nào dành riêng cho học sinh THPT nói
chung, học sinh chuyên Hóa học nói riêng về chuyên đề Phức chất. Cũng như chưa có tài
liệu nào công bố về phương pháp giảng dạy chuyên đề này theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh.
Trước đây, học sinh chuyên Hóa học thường làm bài tập nằm rải rác trong nhiều
tài liệu.
Ngoài ra: phương pháp dạy học cũ nặng về truyền thụ tri thức, chưa thiết kế giáo
án chi tiết cho dạy học chuyên đề này, hầu như chưa sử dụng các phương pháp và kĩ
thuật dạy học mới nhằm phát huy năng lực học tập của học sinh.
Cách đánh giá học sinh hầu như thông qua điểm số các bài kiểm tra.
Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

- Hiện nay, chưa có tài liệu riêng về chuyên đề cho học sinh THPT, bài tập ít đề cập đến
ứng dụng của phức chất vào thực tiễn... Giáo viên mất rất nhiều thời gian, công sức, kinh
phí biên soạn tài liệu.
- Học sinh khó nắm bắt kiến thức chuyên đề một cách hệ thống, khó áp dụng linh hoạt để
giải quyết nhiều câu hỏi trong các đề thi học sinh giỏi các cấp.
- Giáo viên mất nhiều thời gian để giảng dạy và học sinh mất nhiều thời gian để học tập
chuyên đề do chủ yếu dùng giáo trình đại học.
- Các phương pháp dạy học, các biện pháp dạy học chuyên đề chưa phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh. Chưa chú trọng phát triển năng lực cho người học.
- Hình thức đánh giá học sinh chưa phong phú, chưa đánh giá được kỹ hơn toàn bộ quá
trình học tập của học sinh.
II.2. Giải pháp mới cải tiến:
II.2.1- Mô tả bản chất của giải pháp mới:
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi
các cấp tác giả đã:
* Xây dựng tài liệu dạy - học về chuyên đề Phức chất dùng để giảng dạy, ôn luyện cho
Học sinh chuyên Hóa học, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp khá chi tiết, đầy đủ. Tôi chia
dạng theo từng chủ đề. Trong mỗi chủ đề có:
1 -Tóm tắt Lý thuyết.
2 -Ví dụ minh họa.
3 -Bài tập vận dụng. (có lời giải, phân tích theo từng bài của từng dạng bài)
(Phụ lục 1)


* Nghiên cứu đề xuất 6 biện pháp phù hợp khi dạy học chuyên đề nhằm phát huy năng
lực sáng tạo cho Học sinh. Mỗi biện pháp được phân tích kỹ, có ví dụ minh họa cụ thể
cho dạy học các nội dung của chuyên đề.
(Phụ lục 2)
* Thiết kế giáo án minh hoạ, tiến hành dạy thực nghiệm. Giáo án thiết kế có sử dụng
nhiều biện pháp và kỹ thuật dạy học nhằm phát huy, phát triển năng lực học tập, năng lực

sáng tạo của học sinh. Tác giả đã thiết kế 3 giáo án: dạy bài lý thuyết mới, giáo án dạy
dạng bài tập nghiên cứu, giáo án bài luyện tập tổng ôn chuyên đề.
(Phụ lục 3)
* Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của Học sinh phù hợp với chủ trương
đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục: Kết hợp nhiều hình thức đánh giá như thông
qua bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi, phiếu tự đánh giá sản phẩm học tập và bài kiểm tra.
Nhờ đó đánh giá được nhiều mặt, đánh giá được cả quá trình học tập của học sinh.
(Phụ lục 4)
* Thực nghiệm sư phạm: Chọn lớp thực nghiệm, cách thức tiến hành, kết quả thực
nghiệm phân tích kết quả thực nghiệm và trích dẫn một số sản phẩm học tập của của học
sinh.
(Phụ lục 5)
- Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
1- Tác giả tiến hành tóm tắt lý thuyết và xây dựng (sưu tầm, lựa chọn, biên soạn, phân
loại, chỉnh sửa, xây dựng) hệ thống các bài tập khá đầy đủ, có chia dạng chi tiết bao gồm
45 bài tập lí thuyết và nhiều bài tập tính toán tiêu biểu về Phức chất cho từng dạng bài.
Tất cả các bài tập đều có phân tích, hướng dẫn giải chi tiết, đầy đủ. Đây là nguồn bài tập
giáo viên có thể dễ dàng lựa chọn để sử dụng trong quá trình giảng dạy, ôn luyện học sinh
giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ra đề kiểm tra, đề thi; làm tài liệu học tập cho học
sinh đặc biệt cho học sinh chuyên Hóa học. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo mở rộng
và nâng cao cho giáo viên môn Hóa học và học sinh yêu thích môn Hóa học nói chung,
có thể làm tài liệu giảng dạy học tập cho sinh viên. Tài liệu đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu
của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp mà chưa có tài liệu nào công bố trước đó.
Cụ thể:
- Nội dung các chủ đề:
Chủ đề 1: Khái niệm, thành phần, đồng phân, danh pháp: 18 bài tập. Đặc biệt
phần đồng phân tôi đã lựa chọn nhiều bài mới, bài khó và hay rèn luyện cho học simnh tư
duy trừu tượng, nhiều bài có tính chất tổng quát có thể áp dụng cho nhiều trường hợp cụ
thể khác.
Chủ đề 2: Liên kết hóa học trong phức chất, từ tính, mầu sắc của phức chất: 8 bài

tập đại diện cho từng dạng nhỏ (Phần này tôi chỉ lựa chọn một số bài tập điển hình, ngoài


ra Giáo viên còn có thể tham khảo rất nhiều bài khác trong đề đề xuất thi khu vực các
năm trước)
- Thuyết liên kết hóa trị (VB)
- Thuyết trường tinh thể
Hiệu ứng Jan-teller
Chủ đề 3: Các phản ứng của phức chất: 10 bài. Đây là một nội dung khá hay, đang
dần được khai thác, mở rộng trong các kỳ thi Học sinh giỏi các cấp, cần đặc biệt lưu ý
đến quy tắc phản ứng thế phối tử; nâng cao hơn đó là những phần liên quan đến cơ chế
phản ứng thế phối tử trong phức chất.
- Bài tập tổng hợp: Tác giả đã lựa chọn 9 bài tập tổng hợp, trong đó có bài tự dịch từ đề
Olympic quốc Tế, nhiều bài khá lớn, kiểm tra tổng hợp được hệ thống các kiến thức của
chuyên đề.
- Xây dựng một số bài tập gắn với thực tiễn, bài tập mở nhằm phát triển năng lực học tập
của học sinh.
2- Tác giả đề xuất 6 biện pháp phù hợp khi dạy học chuyên đề nhằm phát huy năng lực
sáng tạo cho HS chuyên Hóa học nói riêng và học sinh THPT nói chung.
+ Biện pháp 1: Dạy lý thuyết và sử dụng bài tập lý thuyết
+ Biện pháp 2: Hướng dẫn “Thảo luận nhóm”
+ Biện pháp 3: Hướng dẫn “Tự Nghiên cứu”
+ Biện pháp 4: Hướng dẫn “Từng bước khám phá”
+ Biện pháp 5: Hướng dẫn các nội dung khó
+ Biện pháp 6: Tổng kết và đánh giá
Với mỗi nội dung dạy học, mỗi đối tượng học sinh... Giáo viên có thể linh hoạt sử
dụng các phương pháp, biện pháp và các kĩ thuật dạy học khác nhau cho phù hợp.
3- Vận dụng các biện pháp trên để soạn giáo án sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy
học như thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy, phiếu hỗ trợ học sinh... Gồm giáo án dạy bài mới,
giáo án khi tổng ôn tập chuyên đề, giáo án hướng dẫn học sinh tìm hiểu ứng dụng của

phức chất. Sau đó áp dụng vào thực tiễn dạy học chuyên đề Phức chất cho học sinh
THPT chuyên để đánh giá và cải tiến phương pháp dạy học.
4- Thiết kế bộ công cụ đánh giá học sinh khi dạy học chuyên đề. Bộ công cụ này có thể là
cơ sở để Giáo viên làm tài liệu tham khảo, khi sử dụng vào dạy học các nội dung khác,
các đối tượng học sinh khác, các môn khác có thể biến đổi cho phù hợp.
III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
III.1. Hiệu quả kinh tế:


Qua nhiều ý kiến nhận xét của học sinh, của đồng nghiệp đã sử dụng sáng kiến
này làm tài liệu tham khảo học tập và nghiên cứu, hiệu quả kinh tế mà sáng kiến mang lại
là rất lớn cụ thể là:
- Tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức tìm tòi tài liệu của giáo viên và học sinh
trong giảng dạy và học tập môn Hóa học.
- Tiết kiệm được nhiều chi phí mua tài liệu, sưu tầm tài liệu.
- Tiết kiệm được tiền mời thầy tập huấn chuyên đề cho đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia.
Cụ thể: Nếu phổ biến đề tài này, giáo viên cần nghiên cứu về phức chất không mất chi
phí mua sách hoặc download những tài liệu cần bản quyền. Không những thế các tài liệu
đó lại không phù hợp với trình độ học sinh cấp THPT, chưa đầy đủ hệ thống lý thuyết và
phân dạng bài tập.
Ước tính: Chi phí in và đóng bìa 1 cuốn tài liệu (40 trang A 4) là 8.000 đồng. Chi phí
mua các giáo trình để có nội dung kiến thức về phần này khá cao (gồm giáo trình hóa học
Vô cơ - Tác giả Hoàng Nhâm hoặc các tài liệu hóa vơ cơ phần lý thuyết và bài tập khác
cần ít nhất 200000 đồng cho một bộ tài liệu. Như vậy chi phí tiết kiệm được cho mỗi học
sinh là khoảng vài trăm nghìn đồng. Tài liệu sử dụng cho các học sinh và giáo viên
chuyên hóa. Nếu tất cả giáo viên chuyên và học sinh chuyên cả nước đều sử dụng thì chi
phí tiết kiệm được cho mỗi khóa học sẽ còn lớn hơn nhiều.
Có thể sử dụng đề tài để giảng dạy ở trường THPT chuyên, giảng dạy cho sinh viên
ngành hóa học mà không mất chi phí bản quyền cho người viết giáo trình.
III.2. Hiệu quả xã hội:

Sáng kiến đã được tác giả triển khai:
- Sử dụng bài tập cho học sinh đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia môn Hóa tỉnh Ninh
Bình năm học 2014- 2015 (khóa 54, 55)
- Tiến hành thực nghiệm trong năm học 2015-2016 ở 04 lớp chuyên Hóa học tại 02
trường: Chuyên Lương Văn Tụy - Tỉnh Ninh Bình; Chuyên Thái Bình-Tỉnh Thái Bình.
Đây là 2 trường trong khu vực Đồng Bằng Duyên Hải Bắc Bộ. Về bộ môn Hóa học,
trong các năm học vừa qua, 2 trường tương đối tương đồng về trình độ giáo viên, học
sinh; số lượng và chất lượng giải HSG Quốc Gia hàng năm gần như nhau, kết quả học tập
của các lớp có tỉ lệ HS khá, giỏi tương tự như nhau.
- Sử dụng giảng dạy cho các lớp chuyên Hóa, các đội tuyển Học sinh giỏi Quốc Gia môn
Hóa tỉnh Ninh Bình từ năm 2015 đến nay.
- Việc sử dụng các phương pháp đề xuất, các giáo án biên soạn góp phần đổi mới phương
pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Từ đó phát triển tư duy
sáng tạo, khả năng suy luận logic để quá trình học tập đạt kết quả cao, đồng thời rèn
luyện, phát triển cho học sinh phương pháp học tập và phương phương pháp nghiên cứu
trong tương lai.


- Bộ công cụ đánh giá học sinh có thể là cơ sở để xây dựng các bộ công cụ đánh giá học
sinh, sinh viên phù hợp với các chuyên đề dạy học của môn Hóa học cũng như nhiều bộ
môn khác theo xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh của Bộ Giáo Dục
Kết quả thi học sinh giỏi
a. Thi HSG THPT cấp tỉnh
- Năm học 2016 – 2017: Học sinh lớp 11 Hóa K57: 01 nhất, 09 nhì, 07 ba, 01 kk
05/9 học sinh đội dự tuyển Quốc Gia. 3/6 học sinh đội tuyển HSG Quốc Gia chính
thức của Tỉnh.
- Năm 2017- 2018: Lớp 12 Hóa có 11/18 học sinh đội dự tuyển HSG Quốc Gia, 3/6
học sinh đội tuyển HSG Quốc Gia chính thức của Tỉnh.
b. Thi HSG Khu vực Duyên Hải đồng bằng Bắc Bộ:
- Năm học 2015 – 2016: 3/3 giải (Huy chương: 1 bạc, 2 đồng thuộc lớp tác giả chủ

nhiệm)
- Năm học 2016 – 2017: 3/3 giải (Huy chương: 1 vàng, 1 bạc, 1 đồng thuộc lớp tác giả
chủ nhiệm)
c. Thi HSG Trại hè Hùng Vương:
- Năm học 2016 – 2017: 3/3 giải ( lần đầu tiên Học sinh của Tỉnh tham dự - 3 học sinh
thuộc lớp tác giả chủ nhiệm)
c. Thi HSG quốc gia:
- Năm học 2014 – 2015: 6/6 em đạt giải (tác giả có tham gia dạy học sinh trên lớp và
dạy chuyên đề cho đội tuyển Quốc Gia).
- Năm học 2015 – 2016: 3 giải (tác giả có tham gia dạy học sinh trên lớp và dạy chuyên
đề cho đội tuyển Quốc Gia).
- Năm học 2016 – 2017: 3 giải (trong đó có 2 HS thuộc lớp tác giả chủ nhiệm).
- Năm học 2017 – 2018: 3 giải (trong đó có 2 HS thuộc lớp tác giả chủ nhiệm).
e. Thi HSG Casio
Năm học 2016-2017:
Cấp Tỉnh: 1 nhất, 2 nhì, 1 ba
Cấp Quốc Gia: 2 học sinh tham dự đều đạt giải: 1 nhì, 1 ba
f. Hội thảo khoa học
- Hội thảo các trường THPT Chuyên khu vực Đồng bằng Bắc bộ mở rộng (34 trường,
tổ chức tháng 11/2017, tại Huế): Sáng kiến được xếp loại A (điểm cao thứ 2 trong 12
trường chuyên viết chuyên đề Phức chất).


- Nghiên cứu khoa học sau đại học trường Đại Học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà
Nội 2015: giải nhất; được giấy khen của hiệu trưởng nhà trường.
- Đạt 8,9/9,0 điểm luận văn thạc sỹ tại trường Đại Học Giáo Dục, Đại học Quốc Gia Hà
Nội (khóa 9) tháng 1 năm 2016 về đề tài này.
g. Thành tích cá nhân:
- Năm học 2016-2017 là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Được giấy khen của Giám đốc sở
về thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi.

- Năm học 2017-2018 là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Được giấy khen của công đoàn
ngành.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Điều kiện áp dụng: Dễ dàng sử dụng tài liệu cho các thày cô giáo, cho nhiều đối
tượng học sinh, sinh viên. Hiện nay có thể áp dụng ngay tại các trường THPT chuyên cho
học sinh lớp chuyên Hóa hoặc tại các trường THPT ở các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi dự
thi các cấp. Khi áp dụng tài liệu để dạy học có sử dụng các phương pháp dạy học mới chỉ
cần sử dụng thêm các phương tiện dạy học khá đơn giản như phiếu học tập, bảng nhóm,
máy chiếu.
- Khả năng áp dụng:
Đây là tài liệu đầy đủ, chi tiết, có phân dạng cụ thể, có hướng dẫn chi tiết
- Áp dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và cho học sinh chuyên Hóa học để có
thể sử dụng trong quá trình giảng dạy- học tập: Sử dụng trong quá trình hướng dẫn học
sinh học bài mới, luyện tập, ôn tập củng cố kiến thức, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Rút ngắn khoảng cách giữa chương trình Hóa học ở trường THPT chuyên với nội dung
thi học sinh giỏi Quốc Gia, Quốc Tế.
- Áp dụng làm tài liệu cho sinh viên, học viên chuyên ngành Hóa học.
- Làm tài liệu tham khảo mở rộng và nâng cao cho giáo viên môn hóa học và học sinh
yêu thích môn hóa học nói chung: là 1 chuyên đề trong chương trình hóa học 11 theo dự
thảo chương trình mới 2018.
Từ năm 2017, chuyên đề là nguồn tài liệu cần thiết, được sử dụng ở nhiều trường
THPT chuyên trong cả nước.
Đề tài vẫn đang thường xuyên được cập nhật, mở rộng, phát triển và tiếp tục sử
dụng trong các năm học tiếp theo.


Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có):
TT Họ và tên


Ngày
Trình độ
Nơi
Chức
tháng
chuyên
công tác danh
năm sinh
môn

1 Phạm Quang Hiệu

02/9/1977 THPT

2

3

Hồ Thị Khuê Đào

Đinh Xuân Quang

Giáo
chuyên viên
Thái
Bình

Thạc sỹ

GiáoThạc sỹ

chuyên viên
Lương
Văn Tụy
Giáo
chuyên viên
Lương
Văn Tụy

- Triển khai sử dụng
dạy-học chuyên đề.
- Kiểm tra, đánh giá
học sinh theo mẫu

01/9/1977 THPT

27/11/1982 THPT

Nội dung công việc
hỗ trợ

Thạc sỹ

- Triển khai sử dụng
dạy-học chuyên đề.
- Kiểm tra, đánh giá
học sinh theo mẫu.
- Triển khai sử dụng
dạy-học chuyên đề.
- Kiểm tra, đánh giá
học sinh theo mẫu


Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Ninh Bình, ngày tháng năm 2018
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Liên



×