Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Sự biến đổi nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THÀNH TRUNG

SỰ BIẾN ĐỔI NGHI LỄ HẦU ĐỒNG
TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HẢI DƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THÀNH TRUNG

SỰ BIẾN ĐỔI NGHI LỄ HẦU ĐỒNG
TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH HẢI DƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 60220309

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ HỮU THẢO

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “ Sự biến đổi nghi lễ hầu
đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp tỉnh
Hải Dương)” là công trìnhnghiên cứu của riêng cá nhân tôi và những kết quả
nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực.

Hà Nội, tháng 1, năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung


LỜI CẢM ƠN!
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trong
Bộ môn Tôn giáo học - Trường Đại Học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn,
ĐHQGHN đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt thời gian học vừa qua và đã
tạo điều kiện cho em được thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy
PGS. TS Ngô Hữu Thảo đã luôn động viên em để sửa chữa thiếu sót, khuyết
điểm và chỉ ra hướng giải quyết có hiệu quả nhất trong suốt quá trình em viết
luận văn.
Em xin cảm ơn gia đình và các bạn trong tập thể lớp đã giúp đỡ, động
viên em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng toàn thể các
bạn để đề tài của em được bổ sung và phát triển hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 1, năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................2

Chƣơng 1: QUAN NIỆM VỀ NGHI LỄ HẦU ĐỒNG VÀ NGHI LỄ HẦU
ĐỒNG TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở HẢI DƢƠNG HIỆN NAY..............8
1.1. Quan niệm về nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ...............................8
1.1.1. Khái niệm “Tín ngưỡng thờ Mẫu” và “nghi lễ hầu đồng” .....................8
1.1.2. Các quan niệm khác nhau về nghi lễ Hầu đồng................................... 16
1.2. Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Dương hiện nay ............ 21
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo ở Hải Dương........ 21
1.2.2. Khái quát về nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Hải Dương ............................................................................................ 30
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 48
Chƣơng 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NGHI LỄ HẦU ĐỒNG, NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM GÌN GIỮ GIÁ TRỊ TÍCH CỰC,
HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA NGHI LỄ HẦU ĐỒNG Ở HẢI DƢƠNG
HIỆN NAY ............................................................................................................... 50

2.1. Sự biến đổi của nghi lễ Hầu đồng ở Hải Dươngvà những vấn đề đặt ra
hiện nay ........................................................................................................... 50
2.1.1. Những biểu hiện biến đổi của nghi lễ Hầu đồng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Dương hiện nay ............................................. 50
2.1.2. Những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của nghi lễ Hầu đồng .................. 68
2.2. Khuyến nghị nhằm hạn chế mặt tiêu cực và giữ gìn, bảo tồn những
nét đẹp của nghi lễ Hầu đồng ở Hải Dương hiện nay.................................... 78
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 93

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 96

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam từng được ví như là một bảo tàng về tín ngưỡng, tôn giáo.
Bên cạnh những tôn giáo thế giới được du nhập vào, như: Đạo Phật, Đạo
Kitô, Đạo Islam…nước ta còn có những tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài,
Phật giáo Hòa Hảo,… đồng thời tồn tại rất nhiều hình thức tín ngưỡng dân
gian. Các hình thức tín ngưỡng dân gian, như tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên,
tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu… là sản phẩm văn hóa
của Việt Nam trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, mà nền tảng của nó là
chế độ nông nghiệp lúa nước, với gia đình tiểu nông, phụ quyền trong môi
trường làng xã khép kín.
Mấy thập kỷ gần đây, Việt Nam đổi mới và mở rộng giao lưu quốc tế
và cùng với sự tác động của kinh tế - xã hội, đã trở thành nhân tố quy định
cho sự hồi sinh của nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo. Bức tranh tín
ngưỡng, tôn giáo theo đó cũng trở nên đa dạng, với nhiều sắc thái và chiều
kích khác nhau, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu được
tích hợp bởi ba lớp thờ, là thờ nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Mẫu Tam phủ - Tứ
phủ. Nó thực sự là một hiện tượng văn hoá tín ngưỡng tâm linh độc đáo trong
hệ thống tín ngưỡng dân gian của Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp nhận sự ảnh
hưởng tích cực từ các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác, đặc biệt là từ Phật
giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Theo đó, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã
khẳng định vị trí “bề thế” của mình trong đời sống tín ngưỡng dân gian truyền
thống và trở thành bộ phận, một yếu tố không thể thiếu, cấu thành bản sắc văn

hóa dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nó cũngphản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa
của người Việt và của nhiều dân tộc thiểu số khác ở nước ta. Nó còn góp phần
bảo lưu, phát triển nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt, như: Đạo
2


lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống chống giặc ngoại xâm và tôn trọng
người phụ nữ… chứng tỏ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo
Việt Nam từ lịch sử đến hiện tại và tương lai.
Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có địa hình, địa
mạo đa dạng, phức tạp, gồm cả đồng bằng và đồi núi. Ở Hải Dương, tín
ngưỡng Thờ mẫu chiếm một vị trí quan trọng, được người dân theo tương đối
đông. Đa số các ngôi chùa,đền, phủ thờ Mẫu của Hải Dương đều có ban thờ
Mẫu với các vị thánh trong điện thờ Mẫu nói chung, cùng với các vị thánh
thần mang tính chất địa phương nói riêng, đặc biệt được biểu hiện cụ thể qua
nghi lễ hầu đồng.
Nghi lễ hầu đồng ở Hải Dương trong khi mang các đặc điểm tín
ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, thì còn có các đặc điểm riêng, đậm bản sắc người
Hải Dương. Người dân theo tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hải Dương đưa một số vị
thánh riêng của địa phương vào điện thờ và khi thực hành nghi lễ hầu đồng,
một số thanh đồng cho rằng đã thỉnh được các vị thánh này, cho dù số lần
thánh giáng là rất hiếm. Với người dân có tâm linh của xứ Đông, tín ngưỡng
thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, có
nhiều giá trị văn hóa. Vì thế, cùng với sự bùng phát mạnh mẽ của loại hình tín
ngưỡng dân gian này, nghi lễ Hầu đồng đã và đang thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của giới tôn giáo học.
Trong đó, không ít công trình khoa học công bố đã đề cập đến hoạt
động này như một nghi lễ thực hành tôn giáo, một dạng thức của Saman, một
sinh hoạt văn hoá tâm linh,…Điều đó đã gây nhiều tranh luận về nguồn gốc
và bản chất của nó.

Mặt khác, bên cạnh những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hoá mà
nghi lễ hầu đồng đem lại, nghi lễ này cũng vấp phải sự phản đối của không ít
người, do nhiều nơi vẫn còn khá phổ biến những hiện tượng lạm dụng nghi lễ

3


này để phục vụ cho mục đích cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu và đó cũng
là vấn đề thực tiễn đặt ra cho nghiên cứu về nghi lễ ấy.
Trong năm vừa qua nước ta đã đón bằng Unesco ghi danh “ Thực hành
tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ” là Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại. Từ thực tế đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu
hơn nữa về nghi lễ Hầu đồng, nhằm phân định ở một mức độ có thể đâu là giá
trị tích cực cần phát huy, đâu là những hạn chế cần khắc phục của hiện tượng
văn hoá tín ngưỡng khá đặc biệt này góp phần vào công cuộc xây dựng và
phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, như Đảng ta đã
khẳng định trong Nghị quyết Trung ương Năm, khóa VIII.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài:“ Sự biến đổi nghi lễ hầu
đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp tỉnh
Hải Dương)”, làm đề tài luận văn thạc sĩ để góp thêm tiếng nói vào việc bảo
tồn văn hóa dân tộc nơi quê nhà.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu nghi lễ Hầu đồng của người Việt đã có nhiều học giả
nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ khác nhau. Đó là các công trình do GS.
Ngô Đức Thịnh chủ biên: “Đạo Mẫu ở Việt Nam” (Nxb Văn hoá Thông tin,
Hà Nội, 1996); “Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở
Việt Nam và Châu Á” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004); “Hát văn” (Nxb
văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1992); “Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt
nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); “Lên Đồng hành trình của thần
linh và thân phận” (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2008),…

Các tác phẩm này đã nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối toàn
diện, hệ thống về Đạo Mẫu ở Việt Nam, bao gồm các khía cạnh thần tích,
truyền thuyết, điện thần, nghi lễ thờ cúng và lễ hội; điều tra và trình bày các
hiện tượng thờ Mẫu tiêu biểu ở Việt Nam.

4


Ngoài ra còn nhiều các công trình khác cũng nghiên cứu về tín ngưỡng
Mẫu, như: “Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc
(Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1984); “Văn hoá Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung
(Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2004); “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt
Nam” của Nguyễn Minh San (Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994); “Góp
phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam ” do Nguyễn Đức Lữ chủ biên
(Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2000)…
Bên cạnh đó còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí: Nghiên cứu lý
luận, Triết học, Tôn giáo, Văn hoá dân gian, Văn học…cũng đã đề cập tới các
góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận tín ngưỡng
thờ Mẫu từ các góc độ khác nhau, là văn hoá, lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật,..
Trong đó, Hầu đồng được đề cập đến như là một trọng tâm, với nhiều phân
tích, tiếp cận nó ở nhiều góc độ khác nhau, với nhiều kết luận đáng chú ý như:
Lên đồng phần nào cũng đã đáp ứng được sự giải toả căng thẳng của cuộc
sống công nghiệp đang hằng ngày, hằng giờ đè nặng lên mỗi con người. Đến
với Thờ Mẫu, đặc biệt trong nghi lễ Hầu đồng với các trang phục đặc biệt của
mình, con người đã được hoá thân, thăng hoa trong vai các vị Thánh Thần có
quyền năng tối thượng, việc lên đồng mang lại một khoái cảm đặc biệt đối với
người tham dự, có tác động giải toả và thăng hoa.Người viết đánh giá chung
về các nghiên cứu trên:
- Các công trình đã tiếp cận nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu

trên nhiều góc độ khác nhau, mà căn bản là từ thần tích của các vị thần; từ góc
độ nghi lễ, diễn xướng, điện thần và từ công dụng trị liệu của nghi lễ…
- Song việc nghiên cứu sâu, có hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu ở Hải
Dương nói chung và sự biến đổi của nghi lễ Hầu đồng nói riêng, từ góc độ tôn
giáo học chưa có nhiều và ở tỉnh Hải Dương lại càng ít, hầu như là một vấn đề
còn bỏ ngỏ.
5


Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu này với hy vọng có
được những đóng góp mới về khoa học trong công trình đầu tay của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm hiểu với sự biến đổi của nghi lễ này trên địa bàn tỉnh Hải Dương
hiện nay.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp phát huy những giá trị tích cực
và hạn chế mặt tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng ở Hải Dương hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu sự biến đổi của nghi lễ Hầu đồng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương và kiến nghị giải pháp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi của nghi lễ Hầu đồng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu ở tỉnh Hải Dương và những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Sự biến đổi của nghi lễ Hầu đồng của người dân
trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay (từ 1986 trở lại đây).
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo học và các phương pháp

nghiên cứu liên ngành, như của sử học, triết học, văn hoá học, điều tra điền dã.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn khái quát hóa những nội dung cơ bản liên quan đến sự biến
đổi của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
- Luận văn rút ra những nét chuyển biến đặc thù,cũng như sự khác biệt
trong trong thực hành nghi lễ hầu đồng tại Hải Dương so với các tỉnhkhác ở
Bắc Bộ.
6


- Luận văn khuyến nghị việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hoá tín ngưỡng của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hải
Dương, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở
nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
có kết cấuchủ yếu gồm 2 chương, 4 tiết.

7


Chƣơng 1
QUAN NIỆM VỀ NGHI LỄ HẦU ĐỒNG VÀ NGHI LỄ HẦU ĐỒNG
TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở HẢI DƢƠNG HIỆN NAY
1.1. Quan niệm về nghi lễ hầu đồng trong tín ngƣỡng thờ Mẫu
1.1.1. Khái niệm “Tín ngưỡng thờ Mẫu” và “nghi lễ hầu đồng”
1.1.1.1. Khái niệm “Tín ngưỡng thờ Mẫu”
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một khái niệm tương đối phức tạp, với nhiều
quan niệm khác nhau và tác giả tổng hợp một số quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất: Xét tín ngưỡng này trong quan hệ với đời sống

tinh thần, thì tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian (bản địa), hình thành
trên cái nền chung là thờ nữ thần, một đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng cư dân
nông nghiệp. Song tín ngưỡng thờ Mẫu không phải là một hình thức tín
ngưỡng đơn nhất, mà là một phức hợp của các tín ngưỡng suy tôn quyền năng
sinh tồn, sáng tạo của người mẹ, phát triển từ các hình thức sơ khai thờ nữ
thần đến thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Thờ Mẫu là hiện tượng phổ quát của các
dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Thông, tín ngưỡng thờ Mẫu tuy chịu nhiều
ảnh hưởng của các tôn giáo chính thống như Nho, Phật, Lão nhưng các giáo
này đều bị dân gian hóa rồi bồi đắp vào tòa điện Mẫu. Vậy: “Hình tượng Mẫu
hoàn toàn là sản phẩm của loại hình tín ngưỡng dân gian chứ không phải là
tôn giáo chính thống. Xu hướng biến Mẫu thành tôn giáo chính thống như
hiện nay của một số cá nhân là việc làm trái quy luật, không đúng với tiến
trình phát triển” [42, tr.53,54]. Cũng vậy theo GS.Đinh Gia Khánh: “Thờ Mẫu
là một tín ngưỡng có nguồn gốc dân gian, một tín ngưỡng bản địa, khác với
các tôn giáo phổ quát “ [20, tr.8].
Quan điểm thứ hai: Xét từ góc độ biện chứng phát triển, tínngưỡng thờ
Mẫu đang trong quá trình chuyển biến từ một hình thức tín ngưỡng bản địa có
8


tính sơ khai, tản mạn, đã và đang chuyển hóa để trở thành một tôn giáo sơ khai.
Nó tiếp thu ảnh hưởng của Đạo giáo, như vũ trụ luận, một số vị thần, nghi thức
thờ cúng… để dần dần hình thành một thứ Đạo Mẫu mang tính hệ thống hơn
như ngày nay. Bởi vậy, tác giả Đặng Văn Lung viết: “Đạo Mẫu là một thứ tôn
giáo chứ không còn là một tín ngưỡng, kiểu như thờ cúng tổ tiên trong gia đình
hay thờ cúng các anh hùng dân tộc tại một số đền riêng lẻ. Đạo Mẫu đã có
những hoạt động mang tính đặc trưng tôn giáo” [28, tr.88].
Cũng vậy, có nhiều tác giả cho rằng: “Về phương diện điện thần của
Đạo Mẫu ta thấy bước đầu đã được hệ thống hóa, tiến từ đa thần của tín

ngưỡng nguyên thủy đến thần điện của tôn giáo mà Mẫu giữ vị trí trung tâm
như Đức Phật hay Chúa Giêsu” [38, tr.22]. Đó là một hệ thống thần điện
tương đối hoàn chỉnh.Các vị thần được phân chia thành các Phủ, các hạng
(bậc) từ trên xuống dưới, nhưng đều quy về vị thần chủ cao nhất là Thánh
Mẫu.Qua hệ thống thờ cúng, truyền thuyết và thần tích, các bài cúng ta thấy
hé lộ ý niệm vũ trụ luận và ý thức nhân sinh. Đó là một vũ trụ luận nhất
nguyên - nguyên lý Mẹ (Mẫu), nhưng lưỡng cực (Âm - Dương, Mẹ - Cha)
được phân chia thành các Phủ (Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ, Nhạc phủ) do
các thánh Mẫu cai quản. Đó là một ý thức xã hội, nhân sinh hướng về cội
nguồn mà Mẫu (Mẹ) là biểu tượng trung tâm, một ý thức yêu nước, gắn bó
với dân tộc, ý thức về một đời sống thực thường nhật với các nhu cầu, mong
ước về sức khỏe và tài lộc…, bước đầu nó đã vượt lên trên tính phân tán, tùy
tiện mà hình thành một hệ thống cơ sở thờ tự và lễ hội, các nghi thức cúng lễ
được quy chuẩn khá chặt chẽ, trong đó tiêu biểu là nghi thức hầu bóng.
Một tín ngưỡng đã bước đầu hình thành một cộng đồng các tín đồ (đệ
tử) với các thứ bậc khác nhau: Đồng đền, ông đồng, bà đồng, con nhang, đệ
tử… phổ biến trong các tầng lớp xã hội khác nhau. Thậm chí ở Huế và Miền
Nam trước giải phóng năm 1975 nhiều địa phương đã hình thành một thứ tổ

9


chức gần như giáo hội như: Tiên Thiên Thánh Mẫu giáo ở Huế, Đắk Lắk… có
trụ sở, có quy định tổ chức sinh hoạt,…
Vậy theo quan điểm này, tín ngưỡng thờ Mẫu đến nay đã phát triển
không dừng lại ở mức đồng nhất người với tự nhiên, thần linh, ma quỷ trong
xã hội sơ khai, mà đã đạt tới sự chiêm tưởng, cầu nguyện thần linh đầy quyền
năng cứu giúp con người khỏi rủi ro, bệnh tật, đạt tới Phúc, Lộc, Thọ.
Quan điểm thứ ba: Xét tín ngưỡng Mẫu là văn hóa đạo đức, thì thờ
Mẫu là một “Đạo” nhưng “Đạo” là con đường, cách thức chứ không theo

nghĩa tôn giáo. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đăng Dung khẳng định: “Ở
đây cũng vẫn hiểu đạo thờ Mẫu chưa phải là tôn giáo vì nó không có tín điều
giáo lý, giáo chủ, đạo là con đường, là cách theo”
Một số người khác vẫn gọi đạo Mẫu, nhưng cũng không xem nó là một
tôn giáo như Đạo Kitô, Đạo Phật, Đạo Islam… mà hiểu như đạo làm con, đạo
làm người, đạo hiếu… Tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Trong công trình này,
đây đó chúng tôi sử dụng thuật ngữ “đạo” như Đạo Mẫu, Đạo tổ tiên… khái
niệm đạo ở đây theo ý nghĩa là con đường, cách thức đưa con người đạt tới
niềm tin vào cái thiêng liêng, siêu nhiên” [40, tr.17].Vậy quan điểm cũng xem
tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ là một loại hình tín ngưỡng dân gian.
Quan điểm thứ tư: Xét từ góc độ văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu là một
hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Tín ngưỡng thờ Mẫu với các thần tích,
điện thần, nghi lễ… là nhân tố hạt nhân, từ đó nảy sinh và tích hợp nhiều hiện
tượng văn hóa, tạo thành một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng tổng thể.Tín
ngưỡng này đã nảy sinh hệ thống huyền thoại, truyền thuyết, thần tích, các bài
chầu văn, các truyện thơ nôm về Mẫu, các bài giáng bút, các câu đối, đại tự là
nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ, nhà văn, tạo nên một hiện tượng
văn học trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu còn có kiến trúc thờ tự mang bản sắc dân tộc, các
hệ thống tranh và tượng thờ thấm đẫm phong cách dân gian, các quan niệm về
10


màu sắc tương ứng với các phủ, các hình thức trang trí, trang phục trong lễ
nghi và lễ hội…Nó còn nảy sinh các hình thức diễn xướng dân gian độc đáo là
âm nhạc và hát chầu văn, hình thức hát bóng, múa bóng… tạo nên một mảng
nghệ thuật tạo hình của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu còn có lễ hội với các nghi thức, tập tục mang sắc
thái trong bức tranh chung lễ hội “Xuân thu nhị kỳ” của Việt Nam. Nó cũng
hình thành nên ý thức cộng đồng, các sắc thái tâm lý mang tính đặc thù của

những con nhang, đệ tử, tín đồ; các chuẩn mực ứng xử, giao tiếp, hun đúc và
củng cố ý thức cội nguồn, làm bền vững khối đại đoàn kết dân tộc.
Quan điểm thứ năm: Xét dưới góc độ đời sống xã hội, tín ngưỡng thờ
Mẫu là một sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa mang tính cộng đồng cao. Bởi vì
theo quan niệm dân gian, Mẫu là biểu trưng cho sức mạnh, quyền năng sáng
tạo, che chở cho chúng sinh khỏi bệnh dịch, rủi ro, mưu cầu hạnh phúc, tài
lộc, sức khỏe cho mọi người. Biểu tượng và niềm tin vào biểu tượng đó từ lâu
đã tập hợp thành một cộng đồng đông đảo từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến
miền núi và đâu đâu cũng có đền phủ, điện thờ Mẫu. Vào ngày mùng một và
rằm người ta đến đó để khấn cầu; vào dịp “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ
Mẹ” người ta tập hợp đông đảo để mở hội.
Với các đền phủ có tiếng, như phủ Dầy, phủ Tây Hồ, điện Hòn Chén,
đền Bà Chúa Xứ… có hàng chục vạn người đến hành hương, cúng lễ, vượt
qua nhiều lần số ông đồng, bà đồng, con nhang, đệ tử. Sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng ấy không thua kém gì cộng đồng Đạo Phật, Đạo Kitô.
Những sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa đóăn sâu vào tâm thức quần chúng, trở
thành một nhu cầu không thể thiếu của đời sống văn hóa tâm linh.
Từ những quan điểm khác nhau như trên, tác giả bước đầu đưa ra
những nhận định về tín ngưỡng thờ Mẫu như sau:
Một là, Mẫu là danh từ được hiểu là mẹ, hay mụ, mế, mạ,... với nghĩa
chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó. Bởi vậy, Mẫu có thể
11


được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là sự tôn vinh, tôn xưng một nhân vật nữ
có, hoặc không có thật, như Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh,…Hoặc Mẫu còn
được dùng chỉ sự sinh sôi nảy nở không ngừng của vạn vật như những danh
xưng Mẹ cây, Mẹ lúa, Mẹ nước, Mẹ xứ sở, Mẹ đất…
Hai là, tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian được tích hợp
bởi các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần, thờ Tam phủ - Tứ phủ với
niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự

tồn tại và sinh thành của tự nhiên, xã hội và con người.
Ba là, trong tín ngưỡng này, thờ Nữ thần là lớp thờ xuất hiện sớm nhất,
với đối tượng thờ là các vị thần có tính nữ. Nữ thần được thờ có thể là thần tự
nhiên, như thần Mây, thần Mưa, Mẹ lúa, Mẹ cá;cũng có thể là nhân thần (có
thể là huyền thoại), như Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Ỷ Lan…
Bốn là, trong tín ngưỡng này, thờ Mẫu thần là lớp thờ xuất hiện muộn
hơn lớp nữ thần, với đối tượng thờ là các vị thần tính nữ, nhưng được dân
gian tôn xưng là Mẫu thần. Vậy thờ Mẫu thần được phát triển từ thờ Nữ thần.
Năm là, nếu thờ Mẫu thần được phát triển trên nền tảng thờ Nữ thần thì
tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ, ra đời vào thế kỷ XVI, có thể được coi là bước
phát triển cao hơn từ thờ Nữ thần.
Đến đây chúng ta lại cần phải hiểu thêm về khái niệm “Phủ”, từ đó hiểu
rõ hơn về “Tam phủ”, “Tứ phủ”.
“Phủ”, theo quan niệm dân gian của người Việt là lâu đài, cung điện,
nơi ở của Chúa (người có vị thế dưới vua). Còn theo Từ điển tiếng Việt,
“phủ” có thể hiểu là một đơn vị hành chính, như một vùng, miền hay một
không gian địa lý nào đó. Đối với lĩnh vực tự nhiên, người Việt cho rằng được
chia ra thành 04 vùng - tứ phủ, là: phủ Thượng Thiên (vùng trời), phủ Thượng
Ngàn (vùng rừng), phủ Thủy (vùng nước) và Địa phủ (vùng đất). Đứng đầu
và có quyền năng cai quản 04 vùng - phủ - Tứ phủ này là 04 vị thánh Mẫu:
Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải Phủ, Mẫu Địa. Tuy
12


nhiên, trong điện thần chỉ có Tam tòa thánh Mẫu,gồm ba vị là Mẫu Thượng
Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải là thường xuyên xuất hiện, còn Mẫu
Địa rất ít gặp nơi điện thờ. Ở đây còn sự lý giải khác: Tam tòa - Tứ phủ là các
phủ Thượng Thiên, phủ Thượng Ngàn, Thủy phủ và một phủ thuộc về con
người với sự hiện diện Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Liễu Hạnh có lúc lại hóa thân
vào Mẫu Thượng Thiên nên trong điện thờ chỉ có Tam tòa, song thực chất lại

có sự hiện diện của Tứ Phủ. Do đó mà gọi là Tam tòa - Tứ phủ.
Tục thờ Mẫu chưa rõ ràng có từ khi nào, chỉ tin là bà mẹ thần linh này
đã xuất hiện từ buổi “hồng hoang”, từ khi con người khai phá đồng bằng sông
Hồng. Hơn nữa, Mẫu và quyền năng của Mẫu không chỉ gắn với thần tự
nhiên, bà mẹ có công sinh thành dân tộc Việt Nam, như Mẹ Âu Cơ của người
Việt, mẹ Pôn Inư Nưgar của người Chăm, mà còn là cácbà mẹ có công đánh
giặc ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ đất nước, như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà
Chúa kho, Bà Ỷ Lan…
Vậy đến đây, người viết khái quát và định nghĩa khái niệm “tín ngưỡng
thờ Mẫu” rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hình thức tín ngưỡng dân gian ở
Việt Nam với bản chất là mong cầu, đề cao vai trò xã hội của sự sinh sản và
nguồn gốc phát triển qua việc tôn sùng người phụ nữ trở thành đối tượng thờ
cúng là các nữ thần, các thánh Tam phủ, Tứ phủ.
Với định nghĩa trên, người viết đã có chủ ý xuất phát từ phương diện
bản thể của tín ngưỡng thờ Mẫu và dành quan tâm cho “nghi lễ Hầu đồng”
khi chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề của cuộc đời trần tục.
* Khái niệm “nghi lễ Hầu đồng”
Hầu đồng (Lên đồng, Hầu bóng) không đồng nhất với Tín ngưỡng
thờ Mẫu mà nó chỉ là một nghi thức, hay một yếu tố cấu thành tín ngưỡng
thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ không
thể thiếu nghi thức hầu bóng, lên đồng, cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu
không chỉ là hầu bóng và lên đồng. Bản chất của lên đồng là nghi thức
13


nhập hồn (hay thoát hồn) một lần hay nhiều lần, của các vị thần vào trong
thân xác của ông đồng, bà đồng nhằm phục vụ mục đích chữa bệnh, trừ tà,
cầu tài, cầu lộc.
Với mục đích của lên đồng như vậy, chúng ta thấy, khác với nhiều hình
thức tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu không hướng con người vào thế

giới sau khi chết, mà là một thế giới trần tục với mong ước sức khoẻ, tài lộc.
Để đạt tới ước vọng trần tục ấy, điểm tựa của người dân lại là thế giới siêu
nhiên, với các cuộc hành trình của thần linh từ cõi hư vô trở về tái sinh trên
thân xác của các ông Đồng - bà Đồng trong nghi lễ Lên đồng.
Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và
thờ Mẫu Liễu ở đồng bằng Bắc Bộ. Từ đây chia thành hai dòng: dòng Thánh
Cha: thờ Đức Thánh Trần, Vua Cha Bát Hải và dòng Đồng Cốt: thờ Thánh
Mẫu. Đệ tử của dòng thờ Đức Thánh Cha gọi là Thanh đồng.Thanh nghĩa là
màu xanh, chỉ thanh thiếu nhi vàở đây là “thanh tiên đồng tử” tức tiên đồng.
Thanh đồng còn được không ít người hiểu là thanh trừ tà ma quỷ quái.
Từ “Đồng” trong “Hầu đồng” có nghĩa là trẻ con. Con người thường bị
cuộc sống nhân tạo chi phối, kìm hãm khả năng tiếp cận với sự ẩn tàng của
thiên nhiên, vũ trụ. Và khi lên đồng bằng xuất thần, trở về với tâm hồn trẻ thơ
hồn nhiên, con người mới tạm gạt bỏ được sự ràng buộc nhân tạo. Người ta
tin có như vậy mới đồng cảm được với thần linh, hoà hợp với thiên nhiên, vũ
trụ và mới biết được sự dạy bảo của đấng thiêng liêng.
“Đồng” còn có nghĩa là cùng. Con người bằng xuất thần đẩy hồn ra
khỏi xác thân để tìm một tâm hồn đồng điệu trong hệ tứ phủ vạn linh, để vị
thần mượn xác thân con đồng tiếp cận với tín đồ. Một nghĩa khác,“Đồng” là
tiên đồng hầu hạ bên cạnh các vị đại Tiên, Thánh, nhận sự ủy thác nhờ cậy
của chúng sinh những nguyện cầu về đời sống trần gian mong được Thánh
thần giải thoát.

14


Còn từ “Cốt” có nghĩa là Bà cốt, được biến âm từ bà cô tí (cô gái nhỏ)
mà người nước ngoài gọi là “bacoti”, chuyển thành Bà cốt. “Cốt” còn được
hiểu là xương cốt, thân xác người trần và thần linh mượn nó mà nhập vào.
Từ thuật ngữ Thanh đồng và Đồng cốt có thể hiểu: Hầu đồng là một

dạng nghi lễ được thực hành bởi những chủ thể, cá nhân có tố chất ngây thơ,
trong sáng, thuần khiết, thanh sạch.Ban đầu, Hầu đồng chỉ được thực hiện
bởi những người nhỏ tuổi, sau mở rộng ra cả người trưởng thành nhưng phải
có “căn đồng”.
Ở đây còn thuật ngữ “Hầu bóng”. Theo tác giả Ngô Đức Thịnh, “bóng”
chỉ vị Thần linh nào đó chiếu nhập cái bóng (hồn) của mình vào ông Đồng
hay bà Đồng và ông bà Đồng chỉ là người hầu hạ cái bóng Thần linh ấy [38,
tr.50]. Với quan niệm này, trên thực tế khi ông Đồng (hay bà) đã trùm tấm
khăn phủ diện đỏ, cung văn mời thần linh, và ông bà Đồng giơ tay ra hiệu vị
Thánh nào giáng, thì lúc đó người ta tin họ là thần linh, hay chí ít cũng đồng
nhất với thần linh. Vậy nếu coi Hầu bóng là con đồng hầu hạ cái bóng của
thần linh là không thoả đáng. Nhưng nếu thấy các con nhang đệ tử, cung văn
ngồi dự, hát ngợi ca công tích Thánh Thần, dâng tiền, dâng lễ, tung hô, dâng
rượu trà cho Thánh khi nhập Đồng vàcác Đồng biểu diễn vũ đạo mua vui cho
Thần thì hoàn toàn có thể coi là hầu hạ Thánh.
Đồng bóng là một thuật ngữ song ngữ, hầu bóng và hầu đồng cùng có
nghĩa như nhau. Một cuộc Hầu đồng được gọi là một vấn hầu hay một canh
hầu. Một canh hầu có nhiều vị Thần giáng về “nhập” vào người ngồi đồng.
Mỗi lần một vị Thánh giáng, làm việc Thánh và thăng (ra đi) được gọi là một
ghế đồng1. Như vậy, ai ám thị tốt thì vào vai rất đạt (coi là Thánh nhập), ai ám
thị kém thì vào vai không đạt (gọi là đồng lì, đồng đá). Để tự ám thị được bản
1

Ghế ở đây được hiểu là con đồng, là nơi để Thần linh “ngự” vào (nhập vào). Điều này có thể hiểu là xuất
phát từ cách nói lịch sự, kính cẩn với Thánh (bề trên) người Việt dùng tiếng Hán “ngự”. Ngự có hai nghĩa:
ngự - ngồi và từ đây dẫn đến cách gọi một lần Thánh giáng xuống/ nhập xuống người con đồng là một “ghế”
đồng (cái để ngồi gọi là ghế); mặt khác ngự còn có nghĩa là ngự trị như cách nói hình ảnh “ai đó luôn ngự trị
trong đầu” thì đây là cách để các Đồng tự thôi miên chính mình (tự ám thị mình đồng nhất với Thánh thần).

15



thân, các Đồng phải qua tập luyện và có sự hỗ trợ của các Đồng thầy. Con
Đồng chỉ đóng vai trò là cái giá hay là cái ghế để Thần linh (nhiều vị) mượn
mà ngự vào, còn phần tinh thần là thuộc về Thánh thần.
Trong Hầu đồng, mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (giáng đồng), rồi
làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ, nhảy múa, ban lộc, phán
truyền) và xuất hồn (thăng đồng) được gọi là một giá đồng. Nghi lễ lên đồng
có tất cả 36 giá đồng, nhưng thường ở một buổi hầu đồng không thể lên hết
được tất cả các giá.
Tới đây, tác giả lại khái quát và định nghĩa rằng: Nghi lễ Hầu đồng là
một nghi lễ chính, một thành tố không thể thiếu của tín ngưỡng thờ Mẫu, diễn
tả sự nhập hồn nhiều lần của các vị Thánh Tam phủ, Tứ phủ vào thân xác các
ông Đồng, bà Đồng và là sự tái hiện hình ảnh các vị Thánh, nhằm phán
truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho tín đồ tín ngưỡng thờ Mẫu.
Với định nghĩa này, chúng tôi cũng đã chú trọng vào phương diện bản
thể của vấn đề, cũng như tính chất xã hội đích thực của nghi lễ Hầu đồng nói
riêng và của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung.
1.1.2. Các quan niệm khác nhau về nghi lễ Hầu đồng
Hầu đồng cổ xưa ở Việt Nam được một tài liệu nói tới sớm nhất, đó là
“Thượng Kinh Ký Sự” của Hải Thượng Lãn Ông, song cũng chỉ được đề cập
thoáng qua với cái tên “tiệc hát”. Đó là chưa kể đến “sự nhạy cảm” của hiện
tượng này khiến các nghiên cứu công phu về nó càng trở nên ít ỏi, vì vậy mà
việc hiểu tường tận về Hầu đồng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, từ các tài liệu
đã công bố, chúng tôi thấy có một sốquan niệm cơ bản về Hầu đồng, là:
1.1.2.1. Hầu đồng là nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh
Trần và Thánh Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ
Trong hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam hiện vẫn tồn tại khá
nhiều các tôn giáo khác nhau, cùng vớinhiều loại - dòng tín ngưỡng dân gian,
trong đó có dòng thờ Thánh.Thờ Thánh của người Việt luôn được đặt ngang

16


hàng với thờ Phật, do hai thế lực Phật - Thánh có tác động nhiều nhất đến đời
sống tâm linh của người Việt. Thánh của người Việt cùng nằm trong hệ thống
Thần linh nói chung, nhưng lại là những thần linh cá biệt, đặc biệt. Có ý kiến
cho rằng, Thần là có quyền năng vô bờ bến, còn Thánh là sự tích hợp của hai
yếu tố Thần và trí tuệ.
Thánh ở đồng bằng Bắc Bộ có một số đặc điểm: Nguồn gốc thường là
những vị nhân thần sinh thời có tư cách đạo đức tốt, có công lao hiển hách với
nước với dân (Trần Quốc Tuấn); là Thiên thần nhưng giáng trần sống cuộc
đời trần tục, hiển linh nhiều lần giúp dân, giúp nước (Liễu Hạnh). Thánh bao
giờ cũng là những nhân vật có tài năng đặc biệt, có phép thuật, có thể chữa
bệnh, bắt tà, cứu dân (Trần Quốc Tuấn), tài trị thuỷ (Tản Viên); phù cho việc
buôn bán giỏi giang (Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu). Thánh có phép thuật và trở
nên bất tử, thể hiện việc thường xuyên hiện hữu giữa đời thường dưới hình
thức giáng linh, giáng trần để có thể giải quyết mọi việc trần gian.
Trong vô số các Thần linh đất Việt, chỉ có một số được dân gian cũng
như triều đình phong Thánh, là Thánh Tản Viên, Thánh Mẫu Liễu Hạnh,
Thánh Trần, Thánh Chử Đạo Tổ, Thánh Gióng… và đây cũng là điều đặc
biệt. Trong số các vị Thánh này lại chỉ có hai vị Thánh Trần và Thánh Mẫu
Liễu Hạnh là có vị trí sâu đậm hơn trong tâm tưởng dân gian.Việc ốp đồng,
nhập đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay cũng chỉ xoay quanh thần điện
hai vị Thánh này.Còn việc tổ chức Hầu đồng dường như cũng tập trung nhiều
nhất ở những địa điểm di tích lịch sử thờ hai vị Thánh này.
Là nơi phát tích hai dòng Đồng: Thanh Đồng và Đồng Cốt, khu vực
đồng bằng Bắc Bộ trở thành cái nôi của Hầu đồng. “Tháng tám giỗ cha, tháng
ba giỗ mẹ”, câu ca dân gian như nhắc nhở các con nhang đệ tử của tín ngưỡng
này về nghĩa vụ của mình.Đây cũng là hai thời điểm mà Hầu đồng diễn ra
mạnh nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong suốt cuộc đời thực hành tín ngưỡng

của con nhang đệ tử, việc duy nhất của họ là tổ chức những cuộc Hầu đồng.
17


Trong các di tích thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần, nghi lễ Hầu
đồng luôn là nghi lễ phổ biến nhất. Vì vậy,từ góc độ văn hoá và tôn giáo học,
có thể nói Hầu đồng là nghi lễ chính thức thờ hai vị Thánh này nói riêng và
tín ngưỡng Tứ phủ nói chung.
Tuy nhiên cần thấy, sự tồn tại hai dòng Đồng gắn với hai thánh: Thánh
Trần và Thánh Mẫu, thìxưa kia việc Hầu đồng có được tách bạch thành hai
nghi thức khác nhau không, về điều nàychưa thấy tài liệu nào ghi chép, mà
chỉ viết về Hầu đồng của thờ Mẫu. Đây là điều “bỏ ngỏ” cho nghiên cứu.
1.1.2.2. Hầu đồng là hiện tượng nhập hồn của chính các thần linh
Đây là quan niệm phổ biến trong dân gian, đúng hơn là quan niệm của
những tín đồ thuộc cả hai dòng Thanh đồng và Đồng cốt. Với niềm tin tôn
giáo, tín ngưỡng, họ đều cho rằng khi các ông, bà Đồng lên đồng, là lúc thần
linh nhập vào, vì vậy, hoạt động của các Đồng lúc đó là hoạt động của Thần
linh. Với quan niệm này, khi tham gia Hầu đồng, dù ở vai trò đồng lính (đồng
mới), con nhang dự hầu, hay thậm chí là vợ, chồng của con Đồng, người ta
đều có thái độ ứng xử với con Đồng như ứng xử với Thần linh vậy.
Quan niệm này còn hướng tới mối liên hệ với Saman giáo, khi thấy từ
xa xưa Saman giáo dường như gắn chặt với nghi lễ của Thánh Mẫu.Quan
niệm này càng được thể hiện đậm nét khi nhiều học giả nói về nghi lễ Hầu
đồng. Rằng: “Hầu đồng hay Hầu bóng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của
nhiều vị thần linh. Trong đó, mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (ốp đồng,
giáng đồng), rồi làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ nhảy múa,
ban lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăng đồng) được gọi là một giá đồng” [38,
tr.49]. Hầu đồng do đó được quan niệm thuộc thể loại tín ngưỡng nhập hồn.
Năm 2004, Viện nghiên cứu văn hoá xuất bản cuốn “Đạo Mẫu và các
hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á".Trong đó, nghi

lễ lên đồng của người Việt được hiểu, được xếp là một dạng thức Saman của
nhiều dân tộc trên thế giới.Song chúng tôi thấy, hầu đồng với Saman giáo
18


không phải là một, mà hầu đồng chỉ ít nhiều mang tính chất Saman giáo. Bởi
vì, hiện tượng xuất thần của Saman gồm hai cách, hoặc thần linh nhập vào
người thầy pháp, hoặc là hồn thầy pháp chu du lên xứ sở thần linh; còn Hầu
đồng Việt là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủ vào thân xác các ông
Đồng, bà Đồng.
1.1.2.3. Hầu đồng là hiện tượng tâm lý học tôn giáo
Đây là một cách tiếp cận mới về Hầu đồng, mà tiêu biểu là nhà nghiên
cứu Nguyễn Duy Hinh. Theo ông, “Lên đồng là một hiện tượng cổ xưa về sau
được các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau hấp thụ, phát triển thành một bộ
phận cấu thành các tín ngưỡng, tôn giáo như thờ cúng tổ tiên, Đạo giáo,
Shaman giáo” [13,tr. 872]. Từ đó, tác giả Nguyễn Duy Hinh cho rằng: lên
đồng cổ sơ có nguồn gốc từ một dạng cổ tục có tên gọi là Thi công hí (Sư
công hí) là một dạng nghi lễ tế tự vong hồn người chết từ thời cổ đại, trong đó
có vai trò của Sư công (pháp sư, vũ sư) và lấy cháu của người chết làm Đồng.
Về sau cổ tục này chấm dứt vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thế kỷ VIII III Tr. CN) và chỉ còn lưu lại trong dân gian các dân tộc ít người với những
tên gọi như: Tiên bà, Tiên công (nam) và Tiên Đồng,…
Những cổ thuật này có đặc điểm: Đồng là đối tượng trung gian giữa
thần và người; khi lên đồng, chủ thể (Đồng) ở vào trạng thái tâm sinh lý rối
loạn hốt hoảng một cách thần bí, gọi đó là trạng thái xuất thần, mê man mất
tri giác. Để có thể rơi vào trạng thái đó, các Đồng đều có sự trợ giúp của các
sư công dưới các hình thức thôi miên, múa biểu diễn… Khi lên đồng, con
Đồng ở vào trạng thái tâm sinh lý đặc biệt mà chỉ có thể dựa vào lý thuyết của
phân tâm học mới có thể hiểu được bản chất của lên đồng.Theo đó, nhà
nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh kết luận: “Hiện tượng lên đồng là một hiện
tượng bệnh lý xuất phát từ tiềm thức” đó là “hiện tượng bất bình thường của

con người bình thường trong trạng thái ý thức không kiểm soát được hành vi

19


(hành vi, ngôn ngữ do tiềm thức điều khiển). Cơ chế đó chỉ có ở một số người
đặc biệt mà người ta gọi là căn Đồng” [13,tr.871].
Vậy, lên đồng là hiện tượng phân tâm học thuộc lĩnh vực mà
S.M.Freud nghiên cứu, nên “không có trong/ ngoài, Đồng/ Thần, tất cả diễn ra
trong tiềm thức của chủ thể (Đồng) và thể hiện ra bên ngoài. Đó là hiện tượng
tiềm ẩn trong tiềm thức lúc nào đó đột nhiên lên, tức xuất hiện” [16,tr.874].Từ
lập luận này có thể hiểu khi chủ thể bắt đầu “lên đồng” là lúc đột khởi trạng
thái tâm lý đặc biệt xuất phát từ tiềm thức, đượctác giả Nguyễn Duy Hinh gọi
là: “Hiện tượng bất bình thường trong trạng thái ý thức không kiểm soát được
hành vi”.
Nhưng đáng lưu ý ở đây là, khi lên đồng, nhiều Đồng ở vào trạng thái
đặc biệt của tâm lý và ý thức mà năng lượng từ vô thức được bột phát trỗi
dậy, phát huy được một số tính năng/ công năng, nhờ đó họ có khả năng làm
được những việc phi thường, như xiên lình, rạch lưỡi, tiên tri…
1.1.2.4. Hầu đồng là hiện tượng tà giáo
Hầu đồng là hiện tượng tín ngưỡng dân gian khá nhạy cảm, xưa cũng
như nay, nên số phận của nó cũng lao đao không kém tình hình của Saman
giáo dưới thời Nga Sa Hoàng. Do tính chất khó lý giải của Hầu đồng, trong
một thời gian rất dài, Hầu đồng bị coi là hiện tượng mê tín dị đoan và bị đặt ra
ngoài lề hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc. Hầu như các thể chế chính trị,
các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống rất ngại nhắc đến hiện tượng Hầu đồng,
thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi và nhiều giai đoạn nó còn bị coi như một hiện
tượng tà giáo.
Điển hình cho sự công khai công kích Hầu đồng là những tờ báo xuất
bản những năm thực dân Pháp đô hộ Việt Nam.Các tờ báo, tạp chí lúc bấy

giờ, như Nam Phong, Đông Dương tạp chí, Tri Tân,… trong đó, tạp chí Nam
Phong phản ánh nhiều về phong hoá Việt Nam đương thời và có đề cập đến
tục Hầu đồng. Hầu đồng cùng phong thuỷ, bốc phệ bị báo chí phê bình là hủ
20


tục nước Nam, là những điển hình về dị tục, hay trò mê tín, là tà giáo cần
phải dẹp bỏ. Quan niệm này về sau vẫn còn phổ biến trong giới báo chí.
Nguồn cơn của “sự ngược đãi” này, một phần là do “tính bí hiểm” của
Hầu đồng; mặt khác là do tín ngưỡng dân gian không có giáo lý, giáo hội nên
khó nắm bắt và khó kiểm soát; trong nghi thức Hầu đồng, tính thực dụng lại
nổi lên như một thế ứng xử với thần linh. Trải qua bao thăng trầm, sóng gió,
nghi lễ này vẫn tồn tại, cho thấy tất yếu phải có lý do tự thân. Hoặc phải
chăng, Hầu đồng đã “may mắn” tồn tại trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Đức
Thánh Trần, Thánh Mẫu, vốn là hai hình thức tín ngưỡng có vai trò, ảnh
hưởng rất lớn và nhiều mặt trong đời sống nhân dân Việt Nam thời hiện đại.
Các quan điểm khác nhau về nghi lễ Hầu đồngnhư trên cũng đang tồn
tại ở Hải Dương, và để hiểu rõ hơn về nghi lễ này tại đây, trước hết cần tìm
hiểu cơ sở kinh tế - xã hội của nó.
1.2. Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Hải Dƣơng
hiện nay
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo ở Hải Dương
1.2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá ở Hải Dương
Về tự nhiên: Hải Dương thuộc đồng bằng sông Hồng, với diện tích 1.662
km2, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính
của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía
Đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây. Hải Dương phía Tây
Bắc giáptỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp
tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp
tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên.

Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã
thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn. Vùng đồng bằng còn
21


×