Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.04 KB, 69 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH ĐỨC THỌ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC
TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - năm 2018

1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HUỲNH ĐỨC THỌ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỪ THỰC
TIỄN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành

: Chính sách công


Mã số

: 834. 04. 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ VĂN ĐÍNH

HÀ NỘI - năm 2018

2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.Đánh giá về hoạt động cải cách hành chính trong quá trình đổi mới,
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Cải cách

hành chính tiếp tục được chú trọng và bước đầu đạt được kết quả tích cực…”,
tuy nhiên “Cải cách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu; thủ tục hành chính còn phức tạp, phiền hà, đang là rào cản lớn đối với
việc tạo lập môi trường xã hội, môi trường kinh doanh lãnh mạnh, minh bạch,
hiệu quả cho sự phát triển”. Do vậy cần “Đẩy mạnh thực hiện Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hành chính
dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ nhân dân, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả. Cải cách hành chính là vấn đề không mới nhưng nó sẽ
không bao giờ cũ vì cải cách hành chính luôn đi cùng sự phát triển của đất
nước, thể hiện qua các mặt như thủ tục hành chính nhanh gọn sẽ giảm thiều
thời gian và chi phí cho xã hội, cùng với đó là nâng cao hiệu quả quản lý nhà

nước và không ngừng củng cố niềm tìn của nhân dân đối với Đảng với Nhà
nước. Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương
trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức; đẩy nhanh việc áp
dụng chính phủ điện tử” [13, tr.172, 174, 178]
Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và văn hoá, CCHC là một
nhu cầu tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một
nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động, hiệu quả, giảm phiền hà, một
nền hành chính lấy đối tượng phục vụ làm tôn chỉ, mục đích chủ yếu, để từ đó
xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính. Lý do để thực hiện đề tài
vì:Thứ nhất: Ở Việt Nam hiện nay, công cuộc CCHC nhà nước đang là tâm
điểm trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới phát triển, hoàn

3


thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì
dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh” và là điều
kiện căn bản để góp phần đạt được các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh
tế -xã hội quốc gia. Thứ hai: trong quá trình thực hiện chính sách CCHC vẫn
bộc lộ một số nhược điểm: Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thực sự quan tâm và
coi việc thực hiện chính sách CCHC là một trong những giải pháp cơ bản
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ thực hiện chính sách
còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả thực hiện còn thấp so với mục tiêu đặt ra.
Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất, còn chồng chéo, nhiều về số
lượng nhưng chất lượng còn hạn chế. Có sự giảm đầu mối trực thuộc từ
Trung ương đến địa phương, nhưng bộ máy bên trong còn chưa giảm. Công
tác kiểm tra sau phân cấp còn buông lỏng. Chưa xây dựng cơ cấu cán bộ,
công chức trong các cơ quan hành chính và chưa thực hiện tốt việc đào tạo
trước khi bổ nhiệm; cơ chế quy định trách nhiệm của người đứng đầu chưa rõ

ràng và chưa đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; chính sách
cải cách tiền lương triển khai còn chậm, tiền lương chưa thực sự là động lực
thúc đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ. Chính sách cải cách tài chính
công thực hiện mới chỉ là bước đầu, kết quả đạt được còn hạn chế. Kết quả
đầu tư xây dựng trụ sở làm việc vẫn chưa thực hiện được như Kế hoạch đề ra.
Ứng dụng công nghệ thông tin không đạt. Thực tế cho thấy các hoạt động cải
cách hành chính tuy đã được triển khai nhưng vẫn còn mang tính hình thức
chưa mang lại hiệu quả. Thứ 3: Thực hiện các chính sách CCHC là nhiệm vụ
trọng tâm, thường xuyên và là một trong những khâu đột phá của TP Đà Nẵng
nói chung và Quận Ngũ Hành Sơn nói riêng.

1.2.Tại quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng, CCHC trong những
năm qua luôn được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và đã đạt

4


được nhiều thành công, tuy nhiên CCHC nói chung còn chậm, TTHC còn
chưa đảm bảo nhu cầu của người dân do đó chưa đáp ứng được tình hình phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để đạt được những mục tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ngũ
hành Sơn khóa V đã đề ra thì một trong những vấn đề cấp thiết là phải thực
hiện các chính sách CCHC kịp thời trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy,
Tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách cải cách hành chính từ
thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” với hy vọng và mong
muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của nền hành chính quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đáp
ứng được yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


2.1.Tình hình nghiên cứu Chính sách CCHC trong những năm gần đây
đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu như:

- Sách chuyên khảo: “Thủ tục hành chính-Lý luận và thực tiễn” của
Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn biên soạn. Cuốn sách đã đề cập đến những
vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến TTHC, những vấn đề lý luận đó đã được
minh chứng bằng thực tiễn không chỉ ở nước ta mà cả ở một số nước khác trên
thế giới.

- Học viện Hành chính, Tài liệu bồi dưỡng về quản lý nhà nước,
chương trình chuyên viên cao cấp , Nxb KHKT, Hà Nội 2011. Chuyên đề cải
cách hành chính nhà nước chỉ rõ: Cải cách hành chính được hiểu là những
thay đổi có tính chất hệ thống, lâu dài, có mục đích nhằm làm cho hệ thống
hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, để thực hiện tốt hơn các chức năng,
nhiệm vụ quản lý xã hội.

- Sách chuyên khảo: PGS, TS Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Giáo trình
Hành chính nhà nước, Nxb Giáo dục Việt Nam 2012, Chuyên đề cải cách

5


hành chính nhà nước đã đề cập đến lý luận về hành chính nhà nước; khái
niệm, nội dung và phương hướng, giải pháp cải cách hành chính ở nước ta

- Sách chuyên khảo: "Chính sách công của Hoa Kỳ (giai đoạn 1935 2001)" của tác giả Lê Vinh Danh đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như:
Chính sách công và chính quyền; quy trình thiết kế chính sách công; chính

sách công Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2000; quy trình thiết kế chính sách trong
thực tế [6]


- Sách chuyên khảo: "Chính sách công - Những vấn đề cơ bản" của tác
giả Nguyễn Hữu Hải đã trình bày những nội dung cơ bản về Chính sách công
như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại chính sách công; cấu trúc nội
dung và chu trình chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực
thi chính sách công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích,
đánh giá chính sách công [19]

-“Giáo trình Đại cương về chính sách công” (2016) của tác giả PGS, TS
Nguyễn Hữu Hải, PGS, TS Lê Văn Đính, TS Đinh Trung Thành, Nxb CTQG,
Hà Nội, đã thể hiện các nội dung cơ bản về chính sách công như: Quan niệm,
đặc điểm, vai trò, phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trìn h
chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực thi chính sách
công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính

sách công [20]
- Phạm Minh Hùng - Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ,
Kết quả thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011 - 2020 và phương hướng đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước
trong thời gian tới, Tạp chí Tổ chức nhà nước Online 23/11/2015. Bài viết đã
trình bày kết quả, khó khăn trong việc thực hiện Nghị quyết 30c đã đạt được
những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội

6


và hội nhập quốc tế và phương hướng đẩy mạnh cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn tới

- Chế Viết Sơn ( Phó Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố Đà Nẵng) , Một

vài kinh nghiệm về cải cách hành chính tại Thành phố Đà Nẵng , Bộ Nội vụ,
Viện khoa học tổ chức nhà nước, Bản tin Oline 29/8/2018. Bài viết đã trình

bày những kết quả bước đầu và kinh nghiệm tốt mà Đà Nẵng rút ra trong quá
trình thực tiễn chỉ đạo, điều hành, theo dõi, tổng kết và đánh giá kết quả công
tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố, góp phần đưa Đà Nẵng vươn
lên đạt được thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng của các chỉ số cấp tỉnh [32]

- Bải viết của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó
Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính
Phủ), Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, tạo nền tảng thúc
đẩy phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới , Tạp
chí Cộng sản điện tử 18/5/2015. Bài viết đã khái quát kết quả đạt được, hạn
chế của hoạt động cải cách hành chính nhà nước ở nước ta thời gian qua và

phương hướng đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước thời gian tới. [28]
- GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm (Học viện Hành chính Quốc gia), Cải
cách hành chính ở Việt Nam: Thành tựu và rào cản, VNH3.TB7.756. Bài viết
đã khái quá thành tựu cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam thời gian qua
và nêu lên những rào cản là: Sức ỳ của bộ máy rất lớn. Nạn quan liêu, tham
nhũng quá nặng nề, đã bám rễ sâu vào nền hành chính Việt Nam, việc loại bỏ
nó cần phải rất kiên trì, phải có thời gian. Sự lạc hậu trong lý luận và trong tư
duy, phương pháp điều hành là quá lớn, cần có thời gian để điều chính từng
bước. Còn nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết vấn đề một cách tổng
thể do cơ chế còn chưa được thiết lập đồng bộ. Còn thiếu những kiến thức,
kinh nghiệm cần thiết cho cải cách hành chính. Trình độ cán bộ lạc hậu so với
yêu cầu chung. Những tồn tại trên chính là những rào cản mà công cuộc cải

7



cách hành chính nhà nước ở Việt Nam đang gặp hiện nay [33]

-

ThS. Phạm Đức Toàn , Mối quan hệ giữa cải cách hành chính và đổi mới
kinh tế là tất yếu trong tổng thể đổi mới đất nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước

Online, 11/9/2013. Bài viết chỉ rõ Để tạo động lực cho đổi mới kinh tế, cần
đẩy mạnh CCHC trên ba phương diện chủ yếu: (1) hoàn thiện hệ thống thể
chế, pháp luật nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, hội
nhập kinh tế quốc tế thành công; (2) xây dựng bộ máy hành chính năng động,
cởi mở, hiệu quả, nhạy bén với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và (3) nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

-TS. Hà Quang Trường, Cải cách hành chính, Tạp chí Tổ chức nhà
nước Online 04/04/2014. Bài viết tập trung bàn về khái niệm và nội dung cải

cách hành chính
- Luận văn thạc s của Nguyễn Văn Nam (Học viện Hành chính quốc
gia - năm 2006): “Xây dựng mô hình một c a liên thông và một số giải pháp
để tiếp tục cải cách hành chính về đầu tư theo mô hình một c a tại t nh Bình
Phước”; Luận văn thạc s của Phạm Xuân Cương (Học viện Hành chính quốc

gia - năm 2017): “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một c a liên thông
tại Ủy ban Nhân dân huyện Lệ Thủy, t nh Quảng Bình”; Luận văn thạc s
của Nguyễn Xuân Linh (Học viện Hành chính quốc gia - năm 2015): “Cải
cách hành chính theo mô hình một c a tại Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Quảng
Điền, t nh Thừa Thiên Huế”…Các luận văn nói trên đã trình bày: Hệ thống hóa
lý thuyết về cải cách hành chính Nhà nước theo mô hình một cửa. Đánh giá

thực trạng về tình hình cải cách hành chính Nhà nước ở tỉnh Bình Phước,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
nói chung và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc cải cách
hành chính theo mô hình một cửa

8


2.2.Những nghiên cứu đã nêu trên giúp cho tác giả phân tích lý luận và
thực tiễn về chính sách CCHC. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về Chính sách
CCHC ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng chưa có nghiên cứu

chuyên sâu về thực tiễn hoạt động mà mới chỉ dừng lại ở những báo cáo, sơ
kết, tổng kết của địa phương. Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu việc thực
hiện chính sách CCHC từ thực tiễn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
để đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCHC ở
quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới là vấn đề có tính cấp thiết
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách CCHC
ở quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên đề tài có nhiệm vụ

-Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về việc thực hiện chính
sách cải cách hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

-Thứ hai, Phân tích thực trạng thực hiện chính sách cải cách hành chính

giai đoạn 2012-2017 tại quận Ngũ Hành Sơn

-Thứ ba, Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách cải cách hành chính ở quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thực hiện cải cách hành chính ở quận Ngũ Hành Sơn , Thành
phố Đà Nẵng
4.2.Phạm vi nghiên cứu

-Không gian: Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
-Thời gian: Phân tích thực trạng thực hiện chính sách cải cách hành

9


chính từ năm 2012-2017, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách cải cách hành chính ở quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian tới

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách,

pháp luật của Đảng và nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và cải cách hành chính nhà nước nói riêng
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích và tổng hợp,
thống kê được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các
nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về việc thực hiện chính
sách cải cách hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hiện thực hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lí của bộ máy nhà nước (Nghị quyết số 17 - NQ/TW ngày
01 tháng 08 năm 2007); Nghị quyết 30C/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011
của Chính phủ (Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn

2011 – 2020); Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2013 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30C/NQ -CP ngày 08 tháng 11 năm
2011; Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị

10


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×