Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá chính sách xây dựng Nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.56 KB, 65 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018
1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. VŨ TUẤN HƯNG

HÀ NỘI, năm 2018
2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là
một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã được xác định tại Nghị quyết
số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
và đã được Chính phủ cụ thể hóa thành Chương trình mục tiêu quốc gia triển

khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn
bền vững, nâng cao đời sống người dân nông thôn (chiếm 70% dân số cả
nước); đem lại lợi ích thực sự của người dân cả tinh thần lẫn vật chất, phát
huy vai trò làm chủ của người dân .
Thành phố Đà Nẵng, địa phương được xem là hạt nhân của vùng kinh tế
trọng điểm Miền trung – Tây nguyên với đặc trưng và lợi thế tốc độ tăng
trưởng kinh tế xã hội trong thời gian qua có sự ổn định. Thành phố Đà Nẵng
được Trung ương chọn là địa phương thí điểm thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 -2020 và là địa phương được
đầu tư để về trước thời hạn so với mục tiêu đã đề ra. Chính vì vậy, hệ thống
các chính sách về nông thôn, xây dựng NTM luôn được Thành ủy, Hội đồng
nhân dân, UBND thành phố và UBMTTQVN thành phố quan tâm và đặt thành
một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển, đã cụ thể hóa bằng các

chính sách cụ thể. Cụ thể, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho
từng giai đoạn cụ thể, tập trung huy động các nguồn lực và tâm huyết của cả hệ
thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền, các ngành và sự phấn của nhân dân,


công tác xây dựng Nông thôn mới đã đạt được những kết quả quan trọng góp
phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì chỉ có Hòa Vang là huyện nông

thôn. Khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai

3


đoạn 2010-2020 thì chỉ có huyện Hòa Vang tham gia vào xây dựng NTM .
Huyện Hòa Vang gồm có 11 xã, trong đó có 04 xã miền núi. Đến nay chính
sách xây dựng NTM đã đi được hơn nữa chặn đường của giai đoạn 2010 -

2020, huyện Hòa Vang đã hoàn thành về đích về xây dựng NTM vào năm
2016. Vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao, cơ sở hạ tầng được đảm bảo, truyền thống văn hóa dân tộc được
bảo tồn và phát triển, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
đảm bảo...Tuy nhiên, việc tổ chức xem xét, đánh giá chính sách xây dựng
NTM tại huyện Hòa Vang là cần thiết và phù hợp vào thời điểm hiện nay,
nhằm chỉ ra những kết quả đạt được để tiếp tục duy trì và phát triển. Đồng
thời, cũng phát hiện những bất cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị, đề xuất
để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách.
Vì lý do đó học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá chính sách xây dựng
Nông thôn mới tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn cao
học, chuyên ngành Chính sách công.
Xuất phát từ thực tiễn và tính nhân văn của một chính sách lớn, khi thực
hiện đề tài này góp phần không nhỏ cho việc tiếp tục triển khai thực hiện xây
dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà nẵng giai
đoạn 2016-2020 và những giai đoạn tiếp theo.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu điển hình là:
- Công trình “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các
nước và Việt Nam” của Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn
Ngọc và Đỗ Đức Định [6] sưu tầm và giới thiệu. Công trình đã nghiên cứu
những vấn đề về vai trò, đặc điểm của người nông dân; các thiết chế nông
thôn ở các nước trên thế giới. Đồng thời , nghiên cứu về làng truyền thống tại

4


Việt Nam. Công trình nghiên cứu này giúp ích cho chúng t a trong việc nghiên
cứu, thực hiện các chính sách phát triển về nông nghiệp, nông thôn của Việt

Nam hiện nay như về đất đai, cải tiến trong việc trồng lúa, mô hình chăn nuôi,
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh
tế cao.

- Bài viết “Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và
kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam” Lê Thế Cương [9] đã phân tích vấn đề về
thực tiễn nông nghiệp của Trung Quốc trong việc hiện đại hóa . Từ nghiên cứu
đó có giá trị tham khảo, làm bài học cho nước ta trong việc xây dựng nông
thôn phát triển bền vững và hiện đại . Bài học kinh nghiệm từ bài viết của tác
giả đó là: đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, cơ chế kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, thực hiện quyết liệt những chính sách, chương trình kế hoạch về
phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh phát triển chất lượng nguồn
nhân lực, kỹ thuật về nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn; đầu tư phát triển

khoa học ứng dụng; có cơ chế hỗ trợ, phát triển các tổ chức, cá nhân về phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thu hút nguồn vốn đầu tư vào nông
nghiệp.

- Với công trình nghiên cứu về dự án MISPA 2006 về “Lý luận và thực
tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” do Cù Ngọc Hưởng [23] dịch.
Công trình đã tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc trên nhiều
góc độ. Trong quá trình nghiên cứu về dự án MISPA 2006, có nhiều ý kiến
khác nhau bàn về vấn đề này, và dự án cũng cần tìm hiểu, nghiên cứu những
vấn đề chưa rõ như: trong xây dựng nông thôn mới cần đến phương pháp nào,

các nguyên tắc hay lập kế hoạch để triển khai thực hiện; cần có sự đánh giá cụ
thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới về tính hiệu quả đạt được, huy
động nguồn lực, vốn, có giám sát cộng đồng, đảm bảo tính công bằng trong
quá trình triển khai xây dựng nông thôn mớ i.

5


Nhìn chung, những công trình trên có giá trị tham khảo hữu ích rất lớn
khi tiếp cận đến kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong quá trình
xây dựng Nông thôn mới ở nước ta.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề xây dựng Nông thôn mới là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước ta, phát huy nét truyền thống, bản sắc văn hóa của nông thôn Việt Nam.

Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề xây dựng nông
thôn mới. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu được biết đến như:
Cuốn sách “Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và thực tiễn”
của tác giả Vũ Văn Phúc [24] là sự kết hợp của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn

đề xây dựng nông thôn mới để tạo nên công trình. Nội dung cuốn sách nghiên
cứu về lý luận chung, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng
Nông thôn mới, nghiên cứu thực tiễn xây dựng Nông thôn mới ở nước ta về
công tác triển khai xây dựng NTM ở một số tỉnh tiêu biểu như: Phú Thọ, Ninh
Bình, Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Thái Nguyên...
Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới- Quá
khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích [5]. Nội dung cuốn sách nghiên
cứu về quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam từ đầu
thế kỷ XX đến nay, đặc biệt là sau 20 năm. Đồng thời cuốn sách cũng đã
nghiên cứu vấn đề về các mối quan hệ trong sản xuất, vấn đề điều hành quản

lý; từ lý luận đến thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn . Nêu được bối cảnh
về nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt

Nam nói chung.
Cuốn sách "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng
trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020" của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyê n

[25]. Nội dung cuốn sách nghiên cứu về những nội dung cơ bản về ảnh
hưởng của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế; nông

6


nghiệp và nông dân Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề

này. Cuốn sách đã phân tích các nội dung về nông nghiệp, nông thôn. Nội
dung cuốn sách cũng nêu lên vai trò chính của nông nghiệp. Trong quá trình
công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì nông nghiệp góp phần không nhỏ trong
quá trình này; giúp tiến đến quá trình công nghiệp nghiệp hóa đất nước. Tạo

nên mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp đô thị và nông nghiệp nông
thôn, góp phần tạo nên thành công trong quá trình phát triển đất nước ta
ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại theo mục tiêu đã đặt ra.
Bài viết “Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay” của tác
giả Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh [26] . Nội dung bài viết đã nghiên cứu, đi
sâu phân tích những vấn đề về mô hình nông thôn nước ta. Bài viết cũng nêu rõ
các tiêu chí ban đầu để xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển đất nước,
làm cơ sở lý luận trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Tạo nên
bước đệm để hình thành nên các mốc trong quá trình xây dựng nông thôn mới
trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng lâu dài của
Đảng và nhân dân ta” của tác giả Hồ Xuân Hùng [22], bài viết đã làm nổi bậc
nội dung nông thôn và Nông thôn mới của nước ta về sản xuất nông nghiệp,
gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời đảm môi trường sinh
thái. Bài viết đã nêu lên được một số biện pháp để thực hiện 19 tiêu chí Quốc
gia về xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay của nước ta.
Bài viết “Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: một số vấn
đề đặt ra và kiến nghị” của GS.TS Đỗ Kim Dung và PGS. TS Kim Thị Dung

[10], bài viết đã đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới và chỉ ra một số bất cập nổi lên đã làm giảm hiệu
lực, hiệu quả của các nổ lực đầu tư của nhà nước, của xã hội vào phát triển
nông thôn. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn

7


thiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
Những vấn đề đã được đề cập, nhắc đến trong các công trình nghiên cứu
đã công bố cụ thể như sau:

Các công trình nghiên cứu thế giới đã đưa ra những khía cạnh khác nhau
về phát triển nền nông nghiệp, vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông
thôn ở một số nước trên thế giới và Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu thế giới có giá trị tham khảo trong quá
trình thực hiện chính sách xây dựng mô hình phát triển nông thôn Việt Nam
theo hướng hiện đại, văn minh cụ thể như áp dụng khoa học vào trồng trọt,
chăn nuôi, xây dựng mô hình trang trại theo chuổi cung ứng, phát triển sản
xuất mang tính hàng hóa, có nét đặc trưng riêng của vùng, phù hợp với địa
phương. Để đạt được những mục tiêu, vấn đề đặt ra cần có những giải pháp cụ
thể như xây dựng chương trình kế hoạch để thực hiện một cách đồng bộ, đổi
mới cơ chế sản xuất trong nông nghiệp, có cơ chế chính sách hỗ trợ, đẩy
mạnh thu hút đầu tư trong lĩnh này, thực hiện tốt công tác tuyền truyền, vận
động đối với người dân trong quá trình thực hiện.
Các công trình nghiên cứu trong nước đã thể hiện rõ chủ trương của
Đảng và nhà nước ta trong quá trình phát triển khu vực nông thôn, đã khái
quát môt cách rõ nét về đặc điểm, tình hình khu vực nông thôn.
Những công trình nghiên cứu trong nước phản ánh toàn diện lịch sử xây
dựng, phát triển kinh tế nền nông nghiệp nước ta, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn, về quan hệ sản xuất, cơ chế
quản lý; phản ánh chân thật đời sống của người nông dân, những văn hóa
truyền thống của người dân Việt Nam. Đồng thời các công trình cũng nêu

những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện chính sách đối với nô ng
nghiệp, nông dân, nông thôn.
Từ những kết quả nghiên cứu trên đã gợi mở ban đầu giúp luận văn tiếp

8


cận đến bức tranh tổng thể về nông thôn Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Cho ta thấy được quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam một trong những yếu tố nhận diện nông thôn mới, phát triển nông thôn gắn
với đô thị hóa. Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần không nhỏ trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, thực hiện tốt chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Kết quả của các công trình nghiên cứu đã thể hiển rõ nét về nông nghiệp,
nông thôn, nông dân; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn , thực hiện xây
dựng nông thôn mới. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề được nghiên cứu còn
khá khiêm tốn, trong khi đó từ lý luận đến thực tiễn khi triển khai xây dựng

NTM cần phân tích rõ.
Do đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài, thì cần tác giả cần tiếp tục
nghiên cứu để làm sang tỏ them những nội dung sau:

- Thứ nhất, trên cơ sở 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng
NTM đánh giá 19 điểm nông thôn trước và sau khi thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM theo 19 tiêu chí.

- Thứ hai, những yếu tố tác động đến đánh giá chính sách xây dựng NTM.
- Thứ ba, từ thực tiễn xây dựng NTM ở huyện Hòa Vang, những kết quả
đạt được, những vấn đề tồn tại, và nguyên nhân của những tồn tại đó trong

quá trình xây dựng NTM. Đồng thời đề ra giải pháp hoàn thiện công tác đánh
giá chính sách xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Từ những phân tích trên cho ta thấy được đề tài luận văn này là một trong
những đề tài nghiên cứu mang tính bức thiết và phù hợp với nhu cầu hiện nay,
nhằm góp phần nhỏ trong quá trình nghiên cứu, phân tích, hoàn thiện công tác
đánh giá chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 và những năm tiệp theo.


9


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tiễn chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng để đánh giá và đề xuất một số phương hướng, giải pháp,
kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt mục đích nghiên cứu trên, luận văn đã xác định rõ những nhiệm
vụ cụ thể cần phải thực hiện như sau:

- Hệ thống hoá một số cơ sở lý luận về chính sách xây dựng NTM.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách xây dựng NTM trên
địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Qua đó, rút ra những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp phù hợp cho việc thực hiện
tốt hơn công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng cũng như của cả nước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách xây dựng NTM ở huyện

Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2011-2017
Về không gian được nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Hòa

Vang, thành phố Đà Nẵng.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận:

- Thứ nhất là nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng

10


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full
















×