Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.96 KB, 60 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ ANH TUẤN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Chính sách công
Mã số: 834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG XUÂN TRUNG

Hà Nội, 2018


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết việc làm và hỗ trợ lập nghiệp là một trong những yêu cầu
cấp thiết không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia. Tạo việc làm và lập nghiệp cho người lao động luôn gắn liền với ổn
định kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và tạo đà cho phát

triển kinh tế đất nước. Quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế thế giới đã và đang mở ra nhiều
cơ hội mới, song cũng đặt ra nhiều th ách thức nhất là vấn đề việc làm và lập
nghiệp cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng.
Việt Nam với hơn 90 triệu dân, nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm và hỗ


trợ lập nghiệp cho thanh niên sẽ là tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước bởi thanh niên là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội
hiện tại và là người chủ của đất nước trong tương lai. Trải qua hơn ba mươi
năm đổi mới, những biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế có tác động
mạnh mẽ đến thanh niên cả nước và mỗi địa phương. Thanh niên đang có

những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm lý, lối
sống... những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những yếu tố tích cực

là những hạn chế tiêu cực. Do đó, vấn đề tạo việc làm và hỗ trợ lập nghiệp, sử
dụng hợp lý nguồn nhân lực là một trong những vấn đề được Đảng, Nh à nước

và các địa phương đặc biệt quan tâm. Đối với Quận Thanh Xuân thì hỗ trợ lập
nghiệp, tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là mục tiêu quan

trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Thanh Xuân là một quận có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong những năm qua quận Thanh Xuân
đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và giải
quyết việc làm. Hiện nay, cũng như thanh niên cả nước, thanh niên trên địa
1


bàn quận Thanh Xuân cũng đang phải đối mặt với sức p to lớn về việc làm,
lập nghiệp cho chính mình. Do đó, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm đối với

thanh niên là vấn đề cần đặc biệt quan t âm. Thất nghiệp đối với thanh niên
không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, sức mua, g ây ra sự chán nản, suy giảm
lòng tin của người không có việc làm..., mà còn là một trong những nguyên

nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho
gia đình và xã hội.

Tất cả những vấn đề trên đang gây sức ép trong việc giải quyết việc
làm và hỗ trợ lập nghiệp cho người lao động, đặc biệt là thanh niên trên địa
bàn quận Thanh Xuân. Vì vậy, cần có sự quản lý của Nhà nước một cách hiệu
quả về thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho

thanh niên, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ kế thừa v à phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp x ây dựng xã hội chủ nghĩa trên
đất nước ta.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách hỗ
trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên là yếu tố cơ bản có tính

quyết định góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đạt được hiệu quả
cao trong thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho
thanh niên. Đồng thời phát huy tiềm năng nguồn lực lao động của thanh niên,

tạo ra sự ổn định về đời sống vật chất v à tinh thần của thanh niên, góp phần
giữ vững ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn quận. Đây là một việc làm cần
thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi trong cả nước nói

chung và ở quận Thanh Xuân nói riêng. Trên cơ sở những nhận định trên, học
viên lựa chọn nội dung: “Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập
nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận
văn cao học Chính sách công.

2



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp
trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” cho thấy đây là một vấn
đề cấp thiết, quan trọng trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước ta.
Một số nhà khoa học đã quan tâm, nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều cách với
những cấp độ khác nhau:

- “Thanh niên với việc làm và phát triển tài năng” , Nxb Thanh niên,
Hà Nội, 2008, tác giả Dương Tự Đam đã đề cập tới vai trò, trách nhiệm của
thanh niên trong việc phát triển kinh tế đất nước.

- “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên” ,
Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tác giả Nguyễn Hữu Dũng đã khái quát
về thị trường lao động của nước ta trong giai đoạn tới và một số nghề nghiệp
cần được tập trung nguồn lực đào tạo phục vụ đất nước.

- Tạp chí Nhà nước và pháp luật, năm 2006, tác giả Nguyễn Hữu Chí
đã đưa ra một số góc nhìn về vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết
việc làm.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc làm, thanh niên
như: tác giả Đặng Thị Phương Thảo với luận văn Thạc sỹ kinh tế: Việc làm
cho thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
(2010); Bộ nội vụ (Chủ trì) Đề án xây dựng Bộ chỉ số đánh giá phát triển
thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước (2005); tác giả Phạm Hồng Tung với báo cáo tổng hợp, đề tài khoa
học cấp Nhà nước: “Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên
Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” (2009).
Các công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu các chính sách về
thanh niên, việc làm, tuy nhiên chưa có tài liệu nào nghiên cứu về thực hiện

chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội. Do đó, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh
3


niên lập nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” nhằm
nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình
thực tế và chủ trương của quận trong thời gian tới.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc
thực hiện chính sách về hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh
niên trên địa bàn quận Thanh Xuân đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn địa
phương trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ
thể sau đây:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách về hỗ trợ lập
nghiệp cho thanh niên;

- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách về hỗ trợ lập nghiệp và giải
quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Thanh Xuân, qua đó nêu ra
những vấn đề tồn tại cần khắc phục cũng như phân tích các nguyên nhân hạn
chế ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách về hỗ trợ lập nghiệp và giải
quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Thanh Xuân.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách về hỗ trợ
lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Thanh


Xuân nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu việc thực
hiện chính sách về hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên trên địa bàn quận Thanh

Xuân.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn giới hạn việc nghiên
cứu các chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc
4


làm cho thanh niên, từ đó, tiến hành nghiên cứu việc thực hiện chính sách về
hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận

Thanh Xuân gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Các số liệu thu thập và phân
tích về đối tượng nghiên cứu được lấy trong giai đoạn 2010 – 2017.
Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên
cứu về việc thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên trên địa bàn
quận Thanh Xuân nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương đến năm 2020
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa nghành, liên nghành khoa học xã
hội và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm
chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện
và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thu thập, nghiên cứu, hệ thống

hóa, khái quát hóa các lý luận về lao động, việc làm, công tác thanh niên, hỗ
trợ lập nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên, quản lý nhà nước về giải
quyết việc làm… thông qua các giáo trình, bài giảng, đề án, văn bản luật...

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trong nghiên cứu này, tác giả
chỉ tiến hành thu thập và phân tích các số liệu thống kê thứ cấp thông qua các

báo cáo và tư liệu hoạt động của các phòng ban, bộ phận trực thuộc quận
Thanh Xuân. Từ đó sử dụng phương pháp thống kê, so sánh… để phân tích và
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận

- Đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận, học viên nghiên cứu và vận dụng các
lý thuyết về chính sách công.
5


- Kết quả nghiên cứu minh chứng cho cho lý thuyết liên quan đến chính
sách công, từ đó hình thành các đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hàn h.
Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, việc
làm và hỗ trợ vay vốn cho thanh niên lập nghiệp trên địa bàn quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội.

- Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan,
phòng, ban quận và thành phố trong quá trình hoạch định và thực thi chính
sách hỗ trợ thanh niên một cách hiệu quả.


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập
nghiệp cho thanh niên.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập
nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ

thanh niên lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận
Thanh Xuân.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ THANH NIÊN LẬP NGHIỆP

CHO THANH NIÊN
1.1 Quan niệm về thanh niên và hỗ trợ lập nghiệp cho thanh niên
1.1.1. Quan niệm về thanh niên và vai trò của thanh niên trong xây
dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội đất nước

1.1.1.1. Quan niệm về thanh niên
Theo Điều 1 Luật Thanh niên năm 2005 quy định: “Thanh niên là công
dân Việt Nam từ đủ mười sáu đến ba mươi tuổi”. Như vậy, độ tuổi là tiêu chí
chính để xác định cá nhân nào được coi là thanh niên. Tùy thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân


v.v. mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau. Nhưng hầu
hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặc
16. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì có sự khác biệt .
Ở Việt Nam, Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí đều xác định
phù hợp với Luật Thanh niên, quy định cụ thể “Thanh niên Việt Nam tuổi từ
16 đến 30”.
Để nhìn nhận đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện, có thể
bao hàm được các nội dung về giải quyết việc làm cho thanh niên, phạm vi đề
tài này thanh niên được hiểu là một nhóm xã hội có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến
30 tuổi, có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Từ những cơ
sở trên, có thể quan niệm thanh niên Việt Nam như sau: Thanh niên Việt Nam
là những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Thanh niên bao gồm những người
có sức khỏe thể chất đạt đến đỉnh cao, có năng lực lao động. Thanh niên là
một lực lượng quan trọng của xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.
Khái niệm thanh niên có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phạm vi tuổi của thanh niên khá rộng (từ 16 đến 30). Vì vậy,
7


x t từ góc độ nghề nghiệp của họ, trong thanh niên có nhiều nhóm nhỏ khác
nhau. Nhóm trẻ tuổi nhất đang chuẩn bị kết thúc những năm học phổ thông,
mối quan tâm lớn nhất của họ là lựa chọn nghề, chọn trường để tiếp tục học
cao hơn, hoặc bước vào nghề; một bộ phận khác đang ngồi trên ghế các
trường cao đẳng, đại học, tiếp thu kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở trình
độ cao để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, một bộ phận
khác mới bước vào hoạt động nghề nghiệp, đang ứng phó với những khó
khăn, thử thách ban đầu của hoạt động này; bên cạnh đó, một bộ phận thanh
niên đã khẳng định được vị trí nghề nghiệp của mình, có những cống hiến
nhất định cho xã hội.
Thứ hai, Thanh niên có những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, có tâm tư

nguyện vọng; có nhu cầu và hoài bão, khát vọng theo lứa tuổi và giới. Ngày
nay, nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ - một lĩnh vực có rất nhiều đặc
điểm phù hợp với tâm lý thanh niên, được thanh niên ưa thích và tích cực vận
dụng vào chuyên môn, không ít thanh niên đã sớm đạt được thành tựu lớ n,
nhanh chóng khẳng định bản thân. Với sự nhanh nhạy, nhiệt huyết của tính
trẻ, dám nghĩ, dám làm và sức khỏe tốt, thanh niên được xem là lực lượng lao
động chủ chốt của xã hội.
Thứ ba, Thanh niên là một lực lượng giữ vai trò trọng yếu trong tất cả

các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
1.1.1.2. Vai trò của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh
tế - xã hội đất nước
Bác Hồ cho rằng, thanh niên là động lực chủ yếu của các hoạt động
cách mạng, là người chủ tương lai của đất nước. Hơn nửa thế kỷ hoạt động,
Bác luôn quan tâm đến lớp trẻ của dân tộc, luôn đánh giá cao tiềm năng to
lớn, vai trò, vị trí trọng yếu của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Vì
vậy, Người đã dành nhiều thời gian, dồn tâm lực để gieo mầm cách mạng vào

lớp người trẻ tuổi Việt Nam, không ngừng đào tạo và bồi dưỡng hết thế hệ
8


thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác. Việc thành lập tổ chức “Hội Việt
Nam thanh niên cách mạng” (với hạt nhân là cộng sản đoàn) để chuẩn bị cho
việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam và việc sáng lập tờ báo cách mạng
mang tên “Thanh niên” đã chứng tỏ Hồ Chủ Tịch có một tầm nhìn chiến lược,
khi Người biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể “nắm vai trò là những người
châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng nước ta”. Trong toàn bộ tiến trình của
cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ Tịch luôn coi thanh niên là động lực chủ yếu
của cách mạng “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên

già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”, “thanh
niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa”,
“thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ”
và trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần
thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Gắn thanh niên với vận mệnh của
dân tộc, Hồ Chủ Tịch, trong nhiều bài nói và viết của mình đã luận giải một
cách giản dị, thuyết phục rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước

nhà”. “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh
niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại
phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho
cái tương lai đó” (Hồ Chí Minh, 1980).
Tư tưởng bao trùm của Bác đối với thanh niên và đó cũng là lời dăn
của Người đối với Đảng, với dân trước lúc đi xa: “Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”.
Hiện nay công cuộc đổi mới đất nước đang bước vào thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người là nguồn lực chủ yếu và quyết định cho
sự nghiệp cách mạng này thành công. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban
Chấp hành Trung ương khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng
định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước,
9


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×