Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Một số biện pháp giáo dục tính trung thực cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.74 KB, 11 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1/ Lý do chọn đề tài:
Trong mục tiêu giáo dục - đào tạo nước ta là từng bước hình thành nên
những lớp người Việt Nam có đủ đức đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên, hồng thắm,
chuyên sâu. Để đạt được mục tiêu đó Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mỗi
công dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ phải được giáo dục một cách toàn diện
(trích trong Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo Nhà xuất bản Lao động - Xã
hội).
Nhìn vào thực tế lớp trẻ hiện nay nói chung, học sinh nói riêng, phần nào đó
chúng ta thấy rất tự hào về họ song bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ làm
chúng thấy xót xa bởi sự tha hóa về đạo đức, về nhân cách mà trong đó phải kể
đến là tình trạng gian dối, thiếu trung thực. Trong nhân cách, đạo đức truyền
thống tốt đẹp của con người Việt Nam có biết bao nhiêu đức tính tốt đẹp. Trung
thực là một trong những đức tính tốt đẹp và cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống. Trung thực là lòng ngay thẳng, thật thà, không gian dối, là một phẩm chất
tốt đẹp vốn có của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy. Nếu trung thực bản
thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả
là bản thân người có tính trung thực sẽ sống cảm thấy rất thoải mái, không cảm
thấy xấu hổ với lòng mình, với mọi người, tự gây dựng cho mình một hình ảnh,
một cái gì đó rất đáng tin cậy trong lòng mọi người chung quanh. Nếu đánh mất
nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
Nếu trong học tập không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa.
Trong kinh doanh làm ăn không trung thực thì sẽ mất đi những người bạn, những
đối tác không chỉ trong nước mà cả với nước ngoài và chất lượng sản xuất không
trung thực thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người. Trong làm việc nếu
số liệu báo cáo thiếu trung thực thì sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất
nước.
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiếp nối xây dựng đất
nước giàu đẹp đồng thời tôn vinh những truyền thống, những giá trị đạo đức tốt
đẹp của con người Việt Nam. Vậy mà các em hàng ngày đang bị ảnh hưởng bởi


sự gian dối, tính thiếu trung thực của người lớn. Hiện nay, xã hội đang ngày càng
phát triển, bên cạnh những mặt tích cực của nó còn kéo theo nhiều tệ nạn, nhiều
căn bệnh làm xuống cấp đạo đức xã hội trong đó sự thiếu trung thực ở mọi lĩnh
vực cuộc sống diễn ra hằng ngày.
Hiện nay hiện tượng nói dôi, thiếu trung thực ở trẻ em rất nhiều. Nếu bây giờ
các em gian dối, thiếu trung thực thì sau này lớn lên cũng trở thành người thiếu
trung thực. Tiểu học là bậc học làm người đầu tiên của các em, nếu các em được
giáo dục đến nơi đến chốn thì sẽ hình thành thói quen và rèn luyện cho mình tính
trung thực.
Theo Samuel Johnson: “Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng,
còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những
người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết lên lịch sử của chính mình”.
Trong "hỏi đáp tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn của Nhà xuất bản
Quân đội năm 2008" có viết: Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong sự thống
1


nhất của hai mặt đối lập: ưu điểm và khuyết điểm. Người thường cho rằng, con
người không phải là thần thánh, "Người ở đời ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu", cái
hay, cái dở,....Các mặt đối lập đó không đơn thuần xuất xứ từ nguồn gốc xã hội,
mà nó từ yếu tố sinh vật của con người. Điều đó đặt ra có thể cải tạo được con
người theo phương hướng làm cho mặt tốt, mặt ưu điểm ngày càng tăng lên và
mặt xấu, khuyết điểm ngày càng bớt đi.
Từ xưa đến nay không phải chúng ta không dạy cho các em biết trung thực
nhưng thực tế vẫn có nhiều em thiếu trung thực, gian dối. Vậy làm thế nào để các
em không còn gian dối, thiếu trung thực nữa. Đó cũng chính là lí do tôi chọn
nghiên cứu đề tài này.
I.2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Giáo dục học sinh nhận biết được mặt tiêu cực của sự thiếu trung thực và từ đó
có ý thức rèn luyện thực hành hành vi thói quen trung thực ở mọi lúc, mọi nơi.

I.3/ Đối tượng nhiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tính trung thực của học sinh.
I. 4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà đề tài này nghiên cứu là học sinh Trường Tiểu học …… thuộc
Phòng Giáo dục ……..
I.5/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp kể chuyện, giảng giải, nêu gương.
- Phương pháp kiểm tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Và cơ bản là qua những trải nghiệm từ thực tế của bản thân và rút ra bài học từ
nhiều năm làm công tác chủ nhiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1/ Cơ sở lí luận
Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay rất coi trọng vấn đề đạo đức và
truyền thống tốt đẹp đó được lưu truyền hết thế hệ này sang thế hệ khác, đi đầu
phải nói đến lòng trung thực. Trong cuộc sống tính trung thực thể hiện rõ ràng
nhất đó là thật thà, thẳng thắn khi mình mắc lỗi, không tham lam, gian dối lấy của
người khác làm của mình. Trong xã hội hiện nay, nhìn vào thực tế chúng ta thấy
ở bất kì lĩnh vực nào dù nhỏ nhất cũng đầy rẫy sự gian dối, sự thiếu trung thực.
Bề ngoài ai cũng luôn miệng nói mình thẳng thắn, trung thực nhưng thực tế có
như vậy thật không ? Vâng, có nhưng không phải là số nhiều. Trong thời đại hiện
nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn
cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì trung thực giúp
chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. Muốn như
vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải giáo dục các em tính trung thực để góp phần
đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một đẹp hơn.
II.2/Thực trạng
a/ Thuận lợi - khó khăn

* Thuận lợi:
2


Học sinh Tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Giáo viên chủ
nhiệm vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa giảng dạy lớp chủ nhiệm đó hầu hết các
môn học nên có thời gian gần gũi, tìm hiểu, giáo dục các em nhiều hơn các bậc
học khác. Ngoài môn đạo đức thì môn Tiếng Việt có chủ đề, chủ điểm dành
riêng cho nội dung giáo dục tính trung thực, bên cạnh đó kết hợp rèn kĩ năng
sống trong từng môn học. Do đó giáo viên dễ quan sát, nắm bắt được học sinh có
thể hiện tính trung thực qua từng môn học, hành động, cử chỉ, lời nói khi giao
tiếp không từ đó có biện pháp giáo dục.
* Khó khăn:
Trường nằm ở trung tâm địa bàn xã - một xã có nhiều thành phần dân tộc, nhiều
tầng lớp xã hội, tuy cách trung tâm huyện 9 km nhưng lại là nơi không ít tệ nạn
xã hội như rượu chè, cờ bạc,....và hiện nay đang nổi lên là trò chơi điện tử rất hấp
dẫn trẻ em.
Thời gian dành cho việc giáo dục các em không nhiều, chỉ đan xen trong các
tiết học trong chủ điểm, trong giờ sinh hoạt lớp, không có phương tiện thông tin
nghe, nhìn.
b/ Thành công - hạn chế:
*Thành công:
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện trong lớp chủ nhiệm năm trước của
mình và nhận được kết quả đáng khích lệ đó là:
- Các em không còn nói dối, không gian lân mà trung thực hơn,
- Biết nhận lỗi khi mình mắc lỗi,
- Trong lớp không còn mất trộm bất cứ thứ gì,
- Các em vui vẻ, cởi mở hơn làm cho không khí lớp học thoải mái hơn, thân
thiện hơn.
* Hạn chế:

Khi nghiên cứu đề tài này để giáo dục các em có hiệu quả, tôi phải tìm tòi
nhiều tư liệu như:
- Tâm lí học Tiểu học.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo.
- Kể chuyện đạo đức Bác Hồ.
- Và đặc biệt là những câu chuyện kể về tấm gương trung thực của người thật,
việc thật mà thư viện nhà trường không có.
Giáo dục các em còn đang có thói gian lận, không trung thực để trở thành một
người trung thực không phải một sớm một chiều mà cần phải kiên trì, bền bỉ
trong một thời gian dài.
c/ Mặt mạnh - mặt yếu:
* Mặt mạnh: Trong một thời gian dài giáo dục các em, tôi nhận được sự hợp
tác tốt từ phía các em, có như vậy biện pháp mà tôi sử dụng để giáo dục các em
mới có kết quả đáng khích lệ.
* Mặt yếu:
Được giáo dục là vậy nhưng có nhiều em do gia đình không quan tâm sâu sát
cứ phó mặc cho nhà trường, giáo viên cho nên các em bước chân ra khỏi cổng
trường phải tiếp xúc với những cái xấu xung quanh mình, bạn bè, kẻ xấu rủ rê có

3


tác dụng hơn lời dạy của cha mẹ, thầy cô. Các em không học mà đi chơi game, la
cà ngoài đường,...
d/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy rằng tại sao học sinh còn nhỏ mà đã có tính rất xấu
như vậy. Sau khi phân tích tôi tìm ra một số nguyên nhân sau:
-Các em có học nhưng chỉ là trên lý thuyết, trên lời giảng của cha me, thầy cô
không được thấy việc làm, hành động trung thực được nêu gương trong thực tế
hằng ngày.

- Những việc làm thiếu trung thực diễn ra hằng ngày của những người xung
quanh vô tình là cái gương xấu cho các em.
- Các em thấy nếu thật thà, trung thực không được lợi gì. Chưa thấy mặt tốt của
tính trung thực, mặt tác hại của sự thiếu trung thực.
- Vì sợ mà nói dối, không trung thực.
Ngay trong giáo dục, bệnh chạy theo thành tích, trường chuẩn, chống lưu
ban,… là gánh nặng cho giáo viên.
e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
Chúng ta đã biết, hiện nay trong mọi lĩnh vực, sự gian dối, thiếu trung thực
diễn ra hằng ngày ngay trước mắt chúng ta một cách rất thoải mái không hề có sự
ngay chặn nào, nếu có chỉ là con số rất nhỏ khi được báo chí phanh phui thì các
cơ quan chức năng mới vào cuộc.. Trong nhà mọi người không thật thà với nhau,
ngoài xã hội càng không. Người bán hàng cân điêu, đong gian, vì lợi mà pha trộn
thêm một số chất. Người sản xuất kinh doanh cũng vì lợi mà bất chấp luật pháp
cho vào sản phẩm những chất cấm, chất lượng các sản phẩm, thức ăn hằng ngày
ngày càng kém làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí gây
hậu quả nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người. Ngay cả rau củ quả là
những thứ mà cho là lành nhất cũng bị người trồng trọt tiêm nhiễm hóa chất độc.
Nạn hàng giả ngày càng hoành hành. Tại sao một số mặt hàng xuất khẩu của
chúng ta bị trả về, bị mua ép vì làm gian không đạt tiêu chuẩn. Ví dụ như cà phê
của địa phương chúng ta nhiều nơi thu hoạch khi còn non cũng thu gom mua và
trộn lẫn với cà phê đủ tiêu chuẩn để vận chuyển đi,....Nhiều vụ như bệnh dịch
cúm ở gà, vịt, thiệt hại do bão lũ, ... cán bộ khai khống lên để được lợi. Số tiền
ủng hộ Tết vì người nghèo bị bòn rút bớt,...Ngay trong giáo dục, bệnh chạy theo
thành tích, trường chuẩn, chống lưu ban, bỏ học,… là gánh nặng cho giáo viên,
bởi vì mọi trách nhiệm cứ đổ lên đầu giáo viên mà không xem xét là nguyên nhân
từ đâu. Vì vậy, giáo viên theo chỉ tiêu cứ đưa lên thế mới có học sinh “ngồi nhầm
lớp”,..., thời đại ngày nay vẫn có những vụ án oan do gian lận trong xử án. Ở đâu
đâu cũng có sự gian dối. Ngay ở cổng trường, những quán ăn vặt của học sinh,
người bán vì lợi nhuận mà mua những thứ rẻ mạt, phẩm màu,... mỡ nhập khẩu

trái phép từ Trung Quốc để mốc đen về pha chế cho vào bánh tráng, thức ăn bán
cho học sinh. Đó là nguồn gốc của các căn bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự
phát triển cơ thể, trí tuệ của các em.
Luật giao thông được đưa vào nhà trường để dạy cho các em, những công dân
tương lai, sống và làm việc đúng luật pháp. Thế nhưng khi ra đường các em luôn
phải chứng kiến những hành vi vi phạm an toàn giao thông của người lớn mà đôi
khi còn có cả cảnh sát giao thông. Do những tiêu cực mà các em hàng ngày phải
4


chứng kiến. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải
biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại
chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt".
Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội,
gây bại hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang
chung tay xây đắp.
Người lớn vì lợi mà thiếu trung thực nhưng trẻ em tại sao cũng gian dối,
thiếu trung thực? Năm trước lớp tôi chủ nhiệm có 04 em không trung thực trong
học tập, trong đó có một em mà chắc tôi không bao giờ quên. Đó là khi kiểm tra
bài cũ em không thuộc đã đứng khóc, tôi hỏi em trả lời là hằng ngày ngoài giờ
học ra em còn phải chăn 400 con vịt cho ba mẹ. Tôi đã rất thông cảm cho hoàn
cảnh của em và tạo điều kiện để em làm bài tập trên lớp, còn về nhà em tranh thủ
vừa trông vịt vừa ôn bài được ít nào thì tốt. Nhưng khi điều tra ra tôi mới biết em
nói dối. Thực ra tối nào gia đình em cũng có mấy sòng bài, cả ba mẹ đều tham
gia đánh bài, em không thể học được nên nói dối (đây lại là một học sinh yếu).
Cũng năm trước ở trong trường có một em học sinh lớp 2 thôi, nhà ở xa đi nhờ xe
một người để đến trường, ngồi sau thừa dịp đã thò tay móc tiền trong túi áo của
người đó hơn một trăm nghìn đồng. Có những em ham chơi trò chơi điện tử đã
không học, nói dối để đi chơi, nói dối để xin tiền,....rồi trộm bút, thước, tiền của
bạn cũng không ít, hay ăn hàng thừa dịp thầy cô, bạn bè không để ý liền xả rác.

Và hầu hết ở lớp nào cũng có một vài đối tượng. Chỉ như vậy thôi chúng ta thấy
được tầm quan trọng trong việc cần thiết phải giáo dục tính trung thực cho học
sinh như thế nào? Nếu lúc nhỏ các em đã như vậy thì lớn lên các em không phải
là những người đấu tranh chống gian lận nữa mà sẽ là thế hệ tiếp nối những gian
lận, không trung thực kể trên.
Phần lớn gia đình các em đều làm nông, cha mẹ nhiều khi lo làm ăn nên
không để ý đến việc giáo dục con mà chỉ lo cho con đủ quần áo, sách vở đến
trường, cơm ăn hằng ngày là nghĩ mình đã chăm sóc con tốt rồi. Nhiều gia đình
chưa thực sự quan tâm dạy dỗ các em phải thật thà, trung thực. Ở trường, nhiều
khi giáo viên cũng chỉ dạy các em hầu như theo chương trình, theo chủ điểm, nhà
trường chưa thực sự đề cao tính trung thực cho học sinh, chưa có một hình thức
khen thưởng nào cho một việc làm, hành động thể hiện tính trung thực, hay phê
bình, nhắc nhở một trường hợp học sinh gian lận nào để làm gương cho học sinh,
chưa có phong trào hay chương trình gì nói về tính trung thực để giáo dục tuyên
truyền sâu rộng đến các em cho nên vẫn có nhiều em chưa thật thà trong học tập,
trong cuộc sống.
Thiết nghĩ đây là một vấn đề bức thiết trong xã hội mà chúng ta cần phải quan
tâm, phải có biện pháp mới giáo dục các em để các em lớn lên trở thành những
công dân có ích cho xã hội, là người có đức, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự gian
lận, thiếu trung thực đang diễn ra hằng ngày trong mọi lĩnh vực của xã hội.
II.3/ Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Có biện pháp giáo dục, ngăn chặn và rèn luyện cho học sinh tính trung thực từ
khi còn nhỏ. Rèn các kĩ năng cơ bản cho học sinh về tính trung thực:
- Kĩ năng tự nhân thức về tính trung thực (biết xác định và đánh giá bản thân).
5


- Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực.
- Kĩ năng làm chủ bản thân.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Trong tâm lí học Tiểu học chỉ ra rằng nhân cách của con người có khả năng tự
điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh từ phía xã hội. Khả năng này sẽ khác nhau tùy
theo lứa tuổi. Phát triển khả năng điều chỉnh cho học sinh là công việc thực sự
quan trọng. Người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp điều chỉnh nhân
cách từ phía xã hội, tất cả đều phải mang tính nghệ thuật. Muốn giáo dục học sinh
thì phải hiểu học sinh và phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tính trung
thực. Vì vậy, để giáo dục tính trung thực cho học sinh có hiệu quả, tôi sử dụng
một số giải pháp, biện pháp sau:
* Tập kích não: Tôi cho các em trao đổi, thảo luận với nhau về tính trung thực
và ý nghĩa của sự trung thực, đó là:
+ Trung thực là luôn nói thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. Sống ngay thẳng, thật
thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
+ Sống trung thực giúp nâng cao phẩm giá, là đức tính cần thiết, quý báu của
mỗi người. Trung thực làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
Trước khi trung thực với người khác thì phải trung thực với chính lòng mình.
Người trung thực thật thà là người đáng tin cậy.
Đồng thời tôi cho các em trao đổi, thảo luận với nhau về những biểu hiện
thiếu trung thực:
+ Trong nhà trường: Nói dối thầy cô, không làm bài tập, trốn học đi chơi, sử
dụng bằng cấp giả,……
+ Trong gia đình: Nói dối bố mẹ để đi chơi, trốn học, trốn làm,…
+ Trong các mối quan hệ xã hội : Gian dối trong sản xuất kinh doanh, trong an
toàn thực phẩm,…….
+ Trong quản lí: Tham ô của công, tài sản của nhà nước, ăn bớt thời gian, kê
khai khống,...
Từ đó, học sinh nhận thấy thiếu trung thực từ những việc làm trên sẽ gây họa
quả nghiêm trọng như thế nào để giáo dục học sinh rèn luyện tính trung thực.
*Kể chuyện: Tôi thường xuyên kể cho học sinh nghe các câu chuyện trong
sách, câu chuyện sưu tầm được, chuyện kể đạo đức Bác Hồ về tính trung thực.

Ví dụ câu chuyện "Có ăn bớt phần cơm của con không ?",...Qua mỗi câu chuyện
như vậy tôi thường đặt câu hỏi để các em trả lời như: Trung thực để làm gì? vì
sao phải trung thực? từ đó các em học tập được gì ở nhân vật trong câu chuyện.
Ngoài ra, hàng tháng tôi cho các em sưu tầm những câu chuyện kể về tấm gương
trung thực trong sách, báo hoặc ngoài thực tế càng tốt để kể cho các bạn nghe
trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần.
* Phương pháp nêu gương: Tôi đưa ra những gương người tốt, việc tốt và
những câu chuyện về người thật, việc thật sống trung thực trong thực tế tại
trường, ở địa phương mà tôi tìm hiểu được và ngay cả việc làm của bản thân tôi
trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vì, giáo viên cũng phải là một tấm gương về lòng
trung thực thì giáo dục học sinh mới có hiệu quả, học sinh nhỏ thường nghe theo
thầy cô hơn, thầy cô nhiều khi hơn cả cha mẹ. Những gương trung thực trong lớp,
ngoài nhận xét, tuyên dương tôi còn làm một giấy khen nhỏ viết bằng tay ghi
6


những lời khen ngợi em đó đã trung thực như thế nào, ở lĩnh vực gì về cho gia
đình. Như vậy khi các em khác nhìn vào thấy bạn được vinh dự, muốn mình cũng
được như vậy sẽ học tập theo. (Ở đây cũng xin lưu ý: đối với những em không
chịu làm bài, học bài mà tự nhận lỗi thì không nêu gương mà cần phải nhắc nhở).
Đồng thời bên cạnh đó cần lên án sự thiếu trung thực ngay trong lớp học, trong
trường và ngoài thực tế đang diễn ra hằng ngày.
* Phương pháp giảng giải: Giáo viên nêu những tác hại của sự không trung
thực, gian lận đang diễn ra hằng ngày gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì đến
sức khỏe cho chính bản thân các em và gia đình các em từ đó học sinh mới nhận
thấy được sự cần thiết phải trung thực, rèn luyện tính trung thực. Giáo viên chỉ
cho học sinh thấy rằng gian lận nó còn để lại tiếng xấu muôn năm, thậm chí
truyền từ đời này sang đời khác, đi đâu cũng bị mọi người cảnh giác, đề phòng,
đánh mất niềm tin, đánh mất lương tâm, đánh mất danh dự và lòng tự trọng.
Giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu trung thực không phải chỉ là

nhặt được của rơi đem trả lại mới là trung thực mà cần thể hiện bằng những việc
làm, hành động nhỏ nhặt nhất như: ăn hàng xong không được xả rác bừa bãi mặc
dù không có cờ đỏ theo dõi cũng là thể hiện tính trung thực,....
* Phối kết hợp với gia đình học sinh:
Gia đình là môi trường đầu tiên để giáo dục các em. Tôi gặp riêng gia đình các
em còn chưa trung thực, trao đổi với họ những mặt tiêu cực của việc không trung
thực trong hiện tại và sau này để họ thấy được hậu quả không tốt sẽ xảy ra nếu
các em không trung thực từ đó kết hợp với giáo viên để giáo dục các em.
* Phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường đặc biệt là Đoàn TNCS, Đội
TNTP Hồ Chí Minh trong giáo dục các em như: lồng ghép trong những buổi sinh
hoạt Đội, chào cờ, chương trình “Phát thanh Măng non”,…
* Phối kết hợp với các tổ chức địa phương: Hiện nay chúng ta đang thực hiện
xã hội hóa giáo dục. Để giáo dục các em bất kì vấn đề gì cần có sự phối hợp của
tất cả mọi tầng lớp, tổ chức xã hội thì mới đạt được kết quả như mong đợi. Chính
vì thế, hàng ngày, thông qua bản tin, phát thanh của xã tuyên truyền giáo dục cho
các em tính trung thực, cùng với đó là nêu gương những tấm gương trung thực
trong thực tế tại địa phương. Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp những thông tin về những người sống trung thực để các em học tập theo.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
Mỗi giáo viên cần xác định nhiệm vụ chủ yếu của mình không chỉ dạy học
sinh kiến thức mà còn giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là tính trung thực vì
trong xã hội ngày nay sự gian lận đang là vấn đề gây bức xúc. Giáo viên chủ
nhiệm phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội. Cuối mỗi tuần, tháng giáo viên
cho lớp tổng kết bình bầu gương người tốt, việc tốt để khen thưởng trong lớp và
đề nghị lên Đội tuyên dương, động viên, khuyến khích trong buổi chào cờ đầu
tuần. Đội xây dựng chương trình "Phát thanh Măng non", hằng tuần, tháng phát
đi những câu chuyện nói về tính trung thực của học sinh trong trường. Nhà
trường, Đội xây dựng "Hòm của rơi" đặt dưới cột cờ để học sinh mỗi khi nhặt
được của rơi đều đem bỏ vào thùng này. Bởi vì có những em nhiều khi nhặt được
một nghìn, hai nghìn thậm chí năm nghìn chẳng biết đưa cho ai, đưa cho giáo

viên cũng chỉ biết bỏ vào quỹ lớp. Đó là những em thật thà, còn những em lượm
7


được không biết đưa cho ai thế là bỏ vào túi làm của riêng. Nhưng nếu có "Hòm
của rơi" đặt trước mặt thì có khi các em sẽ phải suy nghĩ lại.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Để thực hiện giáo dục các em tốt, ngoài sự nỗ lực của giáo viên ra thì cần sự
hỗ trợ của Ban Giám hiệu nhà trường, Đội như nêu trên thì còn cần sự quan tâm
của gia đình các em. Mỗi lần họp phụ huynh, nhà trường sẽ xét những gương học
sinh thực hiện việc làm thể hiện tính trung thực nổi trội (nếu có) để đưa ra cuộc
họp cho phụ huynh thấy được, người có con nêu gương thì đó là nguồn động
viên, khích lệ để họ giáo dục con tốt hơn, người không có con được nêu gương
thì nhìn vào đó có thể suy xét và học tập.
Giáo viên rèn cho học sinh hiểu và nhận biết được giá trị đạo đức của tính trung
thực, nhìn thấy được việc làm cụ thể của những gương người sống trung thực
xung quanh mình. Qua đó giáo dục sâu rộng đến các em mỗi ngày một ít như vậy
trong một thời gian dài được các em tiếp thu.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Qua thời gian dài giáo dục các em, tôi nhận được kết quả đáng khích lệ đó là
các em không còn nói dối mà trung thực hơn, biết nhận lỗi khi mình mắc lỗi,
không gian lận, trong lớp không còn mất trộm bất cứ thứ gì, các em vui vẻ, cởi
mở hơn làm cho không khí lớp học thoải mái hơn, thân thiện hơn. Giờ đây chính
bản thân các em lại là những tấm gương người tốt, việc tốt.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu:
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, vận dụng những kinh nghiệm và thực
tế việc làm của bản thân, tôi đã giáo dục thành công những em chưa trung thực
của từng lớp chủ nhiệm. Tôi nhận thấy các em ngoan hơn, không nói dối nữa, nếu
có sai trái tự nhận lỗi và sửa lỗi. Có những em tôi chấm bài nhầm ghi điểm 10

cho em, đáng lẽ điểm 10 đó được ghi vào thành tích để xét thi đua cuối tuần của
em trong tổ nhưng em đã mang bài đó lên cho tôi xem và ghi điểm lại. Em nào
nhặt được tiền, hoặc đồ dùng học tập rơi đều đem nộp lại. Có em nhặt được số
tiền khá lớn đem nộp lên xã và được tuyên dương trên đài phát thanh của xã, đó
cũng là tấm gương cho các em khác noi theo. Các em tự nhận thức được về sự
trung thực của bản thân và đã biết bình luận, phê phán những hành vi không
trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
Để giáo dục thành công tính trung thực cho học sinh không chỉ là ở một lớp,
do một giáo viên mà mỗi người chúng ta cần nhìn nhận về vấn đề gian lận, thiếu
trung thực hiện nay như thế nào từ đó phải có những hành động, việc làm cụ thể
để giáo dục các em. Tính trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người.
Đối với các em, chúng ta cần xây dựng cho các em ý thức trung thực, thật thà
trong từng việc nhỏ nhặt nhất. Bên cạnh đó chúng ta cần lên án những hành vi
gian lận, thiếu trung thực. Xây dựng cho các trở thành những tuyên truyền viên
nhỏ trong việc tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực của người
lớn. Bác Hồ từng nói “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà
8


nên” Vì vây, tất cả chúng ta hãy góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ học sinh vừa
"hồng", vừa "chuyên", chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các
dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu.
III.2. Kiến nghị:
Nhà trường cần biểu dương những gương người tốt, việc tốt và nhắc nhở riêng
những em thiếu trung thực. Đội xây dựng chương trình "Phát thanh Măng non"
lồng ghép để tuyên truyền giáo dục học sinh tính trung thực và triển khai "Hòm
của rơi" để học sinh thực hiện bằng hành động, tạo một thói quen rèn tính thật
thà. Có như vậy hiệu quả giáo dục mới cao.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục tính trung
thực cho học sinh Tiểu học. Do khả năng, điều kiện cũng như kinh nghiệm còn
hạn chế, biện pháp mà tôi đưa ra chưa phải là tối ưu. Vì vây, tôi rất mong được sự
đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, tổ khối và bạn bè đồng nghiệp để
tôi thực hiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

9


*TÀI LIÊU THAM KHẢO
1/ Mục tiêu giáo dục Tiểu học của Bộ Giáo dục và đào tạo
2/ Tâm lí học Tiểu học (tài liệu của Đại từ xa - Đại học Huế)
3/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo (Từ điển Bách
khoa Hà Nội)
4/ Tài liệu hướng dẫn rèn kĩ năng sống cho HSTH
5/ Kể chuyện đạo đức Bác Hồ (Nhà xuất bản Giáo dục)

10


STT

01

PHẦN MỞ ĐẦU

02

PHẦN NỘI DUNG


03

PHẦN KẾT
LUẬN, KIẾN
NGHỊ

MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
a. Thuận lợi-khó khăn
b. Thành công-hạn chế
c. Mặt mạnh-mặt yếu
d. Các nguyên nhân,
2. Thực trạng yếu tố tác động
e. Phân tích, đánh giá
các vấn đề về thực
trạng mà đề tài đặt ra.
3. Giải pháp, a. Mục tiêu của giải
biện pháp
pháp, biện pháp
b. Nội dung và cách
thức thực hiện giải
pháp, biện pháp.
c. Điều kiện thực hiện
giải pháp, biện pháp.

d. Mối quan hệ giữa
các giải pháp, biện
pháp
e. Kết quả khảo nghiệm
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm
1. Kết luận

TRANG
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4

2. Kiến nghị

Trang 9

11

Trang 4,
trang 5
Trang 6
Trang 6,
trang 7

Trang 7,
trang 8
Trang 8

Trang 8
Trang 8
Trang 8



×