Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện lạc dương tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐẶNG THỊ THÚY AN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103

HỒ CHÍ MINH, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐẶNG THỊ THÚY AN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN
THÔNG



HỒ CHÍ MINH, năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN VĂN THÔNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí
Minh ngày 14 tháng 10 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
TS. Nguyễn Quyết Thắng
PGS. TS. Phan Đình Nguyên
TS. Hồ Ngọc Phương
PGS.TS. Lê Anh Tuấn
TS. Nguyễn Văn Hóa

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1

Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư kí

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
chỉnh sửa ( nếu có).
Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
Khoa Đào tạo sau Đại Học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2017.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

I.

Họ tên học viên: ĐẶNG THỊ THÚY AN

Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 08/5/1989

Nơi sinh: Nghệ An

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

MSHV: 1541890002

Tên đề tài:
Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

II.

Nhiệm vụ và nội dung:
- Nhiệm vụ:

-

Hệ thống hoá có chọn lọc và làm rõ thêm một số khái niệm về Du lịch cộng đồng,
hình thành cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài luận văn.

-

Đánh giá thực trạng tiềm năng Du lịch về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn,
nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng khác….

-

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Lạc
Dương, góp phần vào sự phát triển của tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.

- Nội dung:
Tổng quan về loại hình du lịch cộng đồng. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát
triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Định hướng và một số
giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

III.

Ngày giao nhiệm vụ: 19/01/2017.

IV.

Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/09/2017

V.

Cán bộ hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN THÔNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGHÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, có sự hỗ trợ từ
TS. Trần Văn Thông. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, các phân tích,

đánh giá là của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu có phát hiện có bất cứ gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
Hội đồng, cũng như nơi nhận kết quả luận văn của mình.

Học viên thực hiện luận văn

Đặng Thị Thúy An


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
động viên và hỗ trợ của gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi mong muốn gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến những người đã tham gia giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng Quý Thầy, Cô Trường Đại
học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý khoa học- Đào tạo sau đại
học đã tạo điều kiện và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá
trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Văn ThôngNgười đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình trong suốt thời gian nghiên
cứu để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn Phòng Văn hóa- Thông tin Ủy Ban
Nhân Dân huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, Ban quản lý vườn quốc gia Bi
Đoup Núi Bà, cộng đồng địa phương các xã Lát, Đạ Nhim, Đạ Chais, đã tạo
điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc tiếp cận tìm hiểu thực tiễn và
cung cấp số liệu thiết thực cho đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện luận văn


Đặng Thị Thúy An
.


3
TÓM TẮT
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch đảm bảo sự
phát triển kinh tế bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho dân cư bản địa. Du lịch
cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà
còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương...Theo
các chuyên gia du lịch, việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp
với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm
hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc.
Lạc Dương là huyện phụ cận thành phố Đà Lạt, có vị trí địa lý thuận lợi, thiên
nhiên ưu đãi, khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp, hệ động thực vật phong phú, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Dương có
nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, hứa hẹn nhiều tiềm năng du
lịch hấp dẫn. Nhận thấy việc phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Lạc
Dương đã và đang là một hướng đi mới góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhên, các
giá trị văn hóa bản địa. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát
triển du lịch cộng đồng huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng”.
Bằng những phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp khảo sát số liệu, luận
văn đã hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng. Luận văn cũng tập trung
đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện, kết hợp khảo sát ý kiến
của khách du lịch và cộng đồng địa phương bằng phương pháp định lượng thông
qua việc phát phiếu khảo sát. Sau khi tổng hợp phân tích kết quả, tác giả đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng huyện Lạc Dương đạt hiệu quả
cao hơn.



4
ABSTRACT
Nowadays, community tourism is considered a type of tourism that can assure
economic sustainable development and can bring a lot of interest to local people.
Community tourism does not only help people protect the natural resources,
ecological environment, but it also preserve and prove unique cultures of the
locality… According to tourism experts, the development of community tourism
products is suitable to the time trend, meeting the discovery demand of most of
tourists who intend to understand special national cultures.
Lac Duong is a contiguous district of Da Lat City. It has advantageous
geographical position with favors from nature, fresh atmosphere, year-round cool
air, with many beautiful natural landscape, and varieties of plants and animals.
People of ethnic groups at Lac Duong District have a culture of abundance,
uniqueness, full of national characters, promising attractive tourism potentiality.
Seeing that the development of community tourism at Lac Duong District has been /
is a new way that can protect natural resources and local cultural values, the author
of this thesis carry out the study with the topic "Solutions for development of
community tourism at Lac Duong District, Lam Dong Province".
With qualitative method of study, combining with data survey, the thesis has
systematized the reasoning foundations of community tourism. The thesis also
focuses on assessment in actual conditions of tourism development at the district,
combining the survey of opinion of tourists and local community by quantitative
method with giving and collecting survey note. After summing up and analyzing the
result, the author have presented solutions to develop community tourism, helping it
reach more efficient results.


5
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
TÓM TẮT............................................................................................................... iii
ABSTRACT............................................................................................................ iv
MỤC LỤC................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................... x
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ.............................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒN..................9
1.1. Tổng quan về cơ sở lý luận............................................................................. 9
1.1.1. Các quan điểm về du lịch cộng đồng....................................................... 9
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về du lịch cộng đồng........................................ 9
1.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng.................................................... 12
1.1.4. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng......................14
1.1.5. Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng........................... 16
1.1.6. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch...........17
1.2. Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay.......................................... 17
1.3. Tác động của du lịch đến cộng đồng............................................................ 18
1.3.1. Tích cực................................................................................................. 18
1.3.2. Tiêu cực................................................................................................. 20
1.4. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Châu Á và Việt Nam..........21
1.4.1. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Châu Á........................ 21
1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Malaysia.................. 21
1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch tại Bali (Indonesia).........................22
1.4.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam.....................23
1.4.2.1. Du lịch cộng đồng ở Hà Giang........................................................ 23
1.4.2.2. Mô hình du lịch cộng đồng tại làng quê Yên Đức- Quảng Ninh......25
1.4.3. Bài học kinh nghiệm.............................................................................. 26



6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................ 27
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG.................................. 28
2.1. Khái quát về huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng........................................... 28
2.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 31
2.2.1. Địa chất, địa mạo................................................................................... 31
2.2.2. Thổ nhưỡng............................................................................................ 32
2.2.3. Khí hậu.................................................................................................. 32
2.2.4. Khoáng sản............................................................................................ 33
2.2.5. Tài nguyên rừng..................................................................................... 33
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................... 33
2.3.1. Dân cư và lao động................................................................................ 33
2.3.1.1 Dân cư.............................................................................................. 33
2.3.1.2 Lao động........................................................................................... 34
2.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế.................................................................. 36
2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng kĩ thuật....................................................................... 37
2.3.2.2 Giáo dục........................................................................................... 38
2.3.2.3 Văn hóa nghệ thuật........................................................................... 39
2.4. Tài nguyên du lịch........................................................................................ 39
2.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên................................................................... 39
2.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.................................................................. 40
2.4.2.1 Di sản văn hóa.................................................................................. 41
2.4.2.2 Lễ hội văn hóa dân gian.................................................................... 41
2.4.2.3 Nghề thủ công truyền thống............................................................. 42
2.5. Thực trạng khai thác hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương.....44
2.5.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở huyện Lạc Dương................................. 44
2.5.1.1 Các loại hình du lịch hiện có tại huyện Lạc Dương..........................44
2.5.1.2 Thực trạng khai thác các tuyến, điểm tham quan.............................. 46
2.5.1.3 Cơ sở lưu trú du lịch......................................................................... 47



7
2.5.1.4 Khách du lịch và doanh thu.............................................................. 47
2.5.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch......................................... 49
2.5.2.1 Mức độ hài lòng về cảnh quan môi trường....................................... 49
2.5.2.2 Mức độ hài lòng về tài nguyên nhân văn.......................................... 50
2.5.2.3 Mức độ hài lòng về yếu tố con người............................................... 51
2.5.2.4 Mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng..................................................... 51
2.5.2.5 Loại hình cư trú nếu được xây dựng tại đây..................................... 53
2.5.2.6 Những mong đợi của du khách khi quay lại..................................... 53
2.5.3. Thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. 54
2.5.3.1 Hình thức tham gia phục vụ du lịch của CĐĐP................................ 54
2.5.3.2 Mức độ ảnh hưởng của du lịch tới cảnh quan môi trường địa phương
........................................................................................................................55
2.5.3.3 Mức độ ảnh hưởng của du lịch tới hoạt động nông nghiệp...............55
2.5.3.4 Mức độ ảnh hưởng của du lịch tới cộng đồng địa phương................56
2.6. Những hạn chế còn tồn tại ở huyện Lạc Dương........................................... 58
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................ 60
Chương 3: ÐỊNH HUỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ÐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG , TỈNH LÂM ĐỒNG................................61
3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng.............................................. 61
3.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Lạc Dương......................................... 61
3.2.1. Những cơ hội và thuận lợi...................................................................... 61
3.2.2. Những khó khăn và thách thức.............................................................. 62
3.3. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch huyện Lạc Dương...........................62
3.3.1. Các quan điểm phát triển....................................................................... 62
3.3.2. Mục tiêu phát triển................................................................................. 63
3.3.3. Các chỉ tiêu cụ thể.................................................................................. 64
3.4. Các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương................65

3.4.1. Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa
bàn

66


8
3.4.2. Huy động cộng đồng địa phương vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa và các giá trị liên quan đến du lịch............................................................ 67
3.4.3. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng........................................................................ 68
3.4.4. Giải pháp tạo sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo với lực hấp dẫn cao
đối với du khách.............................................................................................. 69
3.4.5. Tăng cường công tác tuyên truyền xúc tiến quảng bá về du lịch và mở
rộng tìm kiếm thị trường.................................................................................. 71
3.4.6. Đào tạo nguồn nhân lực......................................................................... 73
3.5. Kiến nghị...................................................................................................... 74
3.5.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Lâm Đồng.................................................... 74
3.5.2. Kiến nghị với sở Du lịch Lâm Đồng...................................................... 74
3.5.3. Kiến nghị với UBND huyện Lạc Dương................................................ 75
3.5.4. Kiến nghị với cộng đồng địa phương.................................................... 75
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................ 77
KẾT LUẬN............................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 80
PHỤ LỤC 1............................................................................................................ 83
PHỤ LỤC 2............................................................................................................ 89
PHỤ LỤC 3............................................................................................................ 92


9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CĐĐP

Cộng đồng địa phương

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DL

Du lịch

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

GTVT

Giao thông vận tải

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KDL


Khách du lịch

TNDgL

Tài nguyên du lịch

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

VH-TTDL

Văn hóa thể thao du lịch

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên


1
0

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các dân tộc ở Lạc Dương........................................................................ 34
Bảng 2.2: Điều kiện kinh tế xã hội- Phân loại giàu nghèo của các xã..................... 35
Bảng 2.4: Tóm tắt tài nguyên du lịch huyện Lạc Dương.........................................43
Bảng 2.5: Lượng khách đến Lạc Dương giai đoạn 2013-2016................................48
Bảng 2.6: Doanh thu du lịch huyện Lạc Dương giai đoạn 2013-2016.....................49
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của du khách về điều kiện về cảnh quan, môi trường
thiên nhiên và môi trường........................................................................................ 49
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của du khách về tài nguyên du lịch nhân văn...............50
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của du khách về cộng đồng dân cư............................... 51
Bảng 2.11: Mong muốn của du khách về loại hình cư trú nếu được xây dựng tại đây.
...................................................................................................................................53
Bảng 2.12: Các hoạt động cần được quan tâm, đầu tư, phát triển............................54
Bảng 2.13: Mức độ ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường địa phương....................55
Bảng 2.14: Mức độ ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp...................................... 56
Bảng 2.15: Tác động của hoạt động du lịch tới đời sống dân cư.............................57


1
1
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng.......................................................... 29
Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Lạc Dương...................................................... 30
Biểu đồ 2.1: Tình hình khách du lịch đến Lạc Dương............................................. 48


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài.

Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục
tăng trưởng, du lịch nội địa chiếm tỷ trọng lớn. Du lịch trở thành một trong những
ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện toàn cầu, góp
phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang
phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo
và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn có tính xu thế và thời đại mà Việt Nam
có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về
tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch
cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và
quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên, môi truờng tại
điểm du lịch vì sự phát triển du lịch bền vững, đồng thời khuyến khích, tăng cuờng
sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc tổ chức các hoạt động du lịch, từ đó
tạo sinh kế bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho họ; du lịch cộng đồng còn
đặc biệt tạo sự hấp dẫn tới khách quốc tế từ những sản phẩm du lịch bản địa của khu
du lịch. Với những lợi thế nổi bật đó, phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn
hiện nay được xem là công cụ hữu hiệu giải quyết những tác động tiêu cực mà du
lịch mang lại, hướng đến sự phát triển bền vững, dài hạn.
Lợi ích từ du lịch cộng đồng là không thể phủ nhận. Việc đẩy mạnh, nhân
rộng các mô hình du lịch cộng đồng sẽ làm phong phú thêm các tour, tuyến gắn với
thiên nhiên, gắn với cộng đồng, khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân
và du khách, tạo sự bền vững trong phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế - xã
hội cho địa phương.
Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc vào thành
phố Đà Lạt, có giao thông kết nối Nha Trang và nam Tây Nguyên với cảnh quan
thiên nhiên, khí hậu mát mẻ và hơn 40 cộng đồng thiểu số với một nền văn hóa độc
đáo, giàu bản sắc đặc biệt là văn hóa cồng chiêng, Lạc Dương đã và đang chứng


minh là một vùng đất với nhiều lợi thế để phát triển du lịch, tạo được sức hút mạnh

mẽ đối với du khách trong và ngoài nước…
Một số mô hình phát triển du lịch kết hợp với cộng đồng địa phương là một
hướng đi mới góp phần thúc đẩy và đa dạng hóa loại hình du lịch của tỉnh Lâm
Đồng, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên quốc gia, tạo sinh kế cho đời sống kinh
tế của cư dân địa phương, hướng đến sự phát triển du lịch bền vững. Là một nhà
hoạt động du lịch trong tương lai, tôi muốn góp một phần kiến thức của mình vào
công cuộc phát triển du lịch của nước nhà. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động
du lịch cũng như đời sống cư dân địa phương tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp phát
triển du lịch cộng đồng huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài luận văn
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá có chọn lọc và làm rõ thêm một số khái niệm về Du lịch cộng
đồng, hình thành cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài luận văn.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng Du lịch về tài nguyên thiên nhiên,
tài nguyên nhân văn, nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng khác, trên cơ sở đó xác
định giá trị du lịch của chúng.
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển loại hình
du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, góp phần vào sự phát triển của tỉnh Lâm
Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các điều kiện phù hợp cho loại hình du lịch cộng
đồng tại ba xã Lát, Đạ Nhim, Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch trên địa bàn
huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Do thời gian và kinh phí có hạn nên về mặt
không gian đề tài tập trung nghiên cứu và tiến hành điều tra xã hội tại ba xã: xã Lát,
xã Đạ Nhim và xã Đạ Chais.



Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2017.
+ Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo, kế hoạch các văn bản ban hành của
UBND Huyện Lạc Dương giai đoạn 2013-2017.
+ Dữ liệu sơ cấp: Điều tra thu thập từ khảo sát khách du lịch và cộng đồng
địa phương từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng một số
phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp
được thu thập từ phòng văn hóa- thông tin UBND huyện Lạc Dương, Sở VH-TT
DL tỉnh Lâm Đồng và các ban ngành liên quan. Với các nguồn dữ liệu này tác giả
đã sử dụng nhằm đánh giá phát triển du lịch, thông qua các thông tin, số liệu thành
hệ thống các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả.
- Phương pháp thu thập thông tin: Căn cứ vào các tài liệu đã nghiên cứu,
cũng như kế thừa các nghiên cứu trước đó về loại hình du lịch cộng đồng bước đầu
điều tra tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, xã hội, tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa
và đánh giá thực trạng hoạt động của du lịch cộng đồng tại địa phương thực trạng
hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Lạc Dương.
- Phương pháp phỏng vấn: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn khách du lịch và
cộng đồng địa phương. Bảng khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức
độ nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các yếu tố ảnh hưởng đến
du lịch cộng đồng. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tính trị trung bình
để xử lý số liệu và xác định mức độ hài lòng dựa vào giá trị khoảng cách.
Số lượng phiếu phỏng vấn cụ thể như sau:
+ Phiếu khách du lịch: 100 phiếu khách du lịch
+ Phiếu cộng đồng địa phương: 150 phiếu
Thời gian diễn ra phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn ở 2 thời điểm tháng 3 và
tháng 7/2017.
Phạm vi phỏng vấn: 3 xã thuộc huyện Lạc Dương là xã Lát, xã Đạ Nhim, xã Đạ



Chais.
5. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Du lịch cộng đồng được các ban ngành, tổ chức các nước quan tâm nên đã trở
thành lĩnh vực mới trong ngành du lịch. Đã có nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công
trình nghiên cứu khác nhau về du lịch cộng đồng. Do đó, để tiến hành thực hiện
nghiên cứu của mình, các nguồn tài liệu liên quan được tiến hành thu thập và tham
khảo để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá. Đề tài đã tham khảo các kết quả
nghiên cứu, các phương pháp thực hiện trước đây nhằm tạo nền tảng cho việc lựa
chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Những
nghiên cứu liên quan được trình bày tóm tắt như sau:
Tài liệu “Community Based Tourism for Conversation and Development” xuất
bản năm 2003 của học viện The Mountain Institute, Hoa Kỳ đã đưa ra các khái
niệm về du lịch cộng đồng, vai trò, yếu tố phát triển. Các tác giả cũng đưa ra các ví
dụ về mô hình du lịch cộng đồng ở vùng Nam Mỹ và Malaysia. Ngoài ra tài liệu
cũng đã đưa ra các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thu hút khách du lịch tham gia
du lịch cộng đồng. Ở Việt Nam, các lý thuyết về cộng đồng, lịch sử hình thành các
khái niệm cộng đồng và bản chất cộng đồng của Võ Quế (2016). Tác giả cũng đã
nêu lên mục tiêu, ý nghĩa phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, các điều kiện và
nguyên tắc để hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Không chỉ tiếp
cận về mặt lý thuyết tác giả còn rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá từ việc
nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong nước và của một số
nước phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới. Phạm Trung Lương (2002):
“Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng
góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”, đã hệ thống hóa
một cách có chọn lọc các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển
cộng đồng... Dựa trên các phân tích hiện trạng, đề tài phân tích sức ép tới môi
trường trong những năm tới đồng thời đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự
tham gia của các thành phần trong cộng đồng với các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể



và các giải pháp để áp dụng mô hình đã đề xuất tại đảo Cát Bà.
Nguyễn Thị Hải (2010): “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng cho các vườn quốc gia đặc thù ở miền Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp
vườn quốc gia Hoàng Liên và Xuân Thủy)”. Nghiên cứu đã phân tích cơ sở lý luận
về du lịch sinh thái cộng đồng và khả năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở
các vườn quốc gia. Tham khảo bài học kinh nghiệm du lịch cộng đồng ở một số khu
vực trên thế giới và Việt Nam. Dựa trên điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của 14
vườn quốc gia miền Bắc Việt Nam, đề tài đã phân tích đánh giá sơ bộ tiềm năng du
lịch sinh thái của các vườn quốc gia này. Dựa trên các điều kiện phát triển du lịch
sinh thái cộng đồng ở hai khu vực nghiên cứu là VQG Hoàng Liên và VQG Xuân
Thủy, đề tài đã đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng tại các điểm nghiên cứu.
Nguyễn Đức Hoa Cương, Bùi Thanh Hương (2007), “Nghiên cứu các mô hình
du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, đã hệ thống các khái niệm của du lịch cộng đồng,
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị Việt Nam tới các loại
hình du lịch cộng đồng; đánh giá về tính hiệu quả của phương pháp luận và quy
trình xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những
điểm lưu ý đặc biệt và hướng dẫn về việc chọn địa điểm, quá trình phát triển cộng
đồng và cách làm việc của các bên liên quan trong mỗi chương trình du lịch cộng
đồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ được những biện pháp để
giải quyết những thách thức đặt ra trong việc xây dựng và phát triển du lịch cộng
đồng.
Nguyễn Thị Hải và Bùi Cẩm Phượng (2015) nghiên cứu “Phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”. Nghiên cứu phân
tích về tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Lát như tiềm năng về tự nhiên, về
văn hóa nếp sống của cộng đồng địa phương. Đồng thời nêu lên thực trạng hoạt
động du lịch cộng đồng tại xã Lát, qua đó cho thấy sự tham gia của cộng đồng như
một đối tác của ngành du lịch, một yêu cầu phát triển mới nhằm đảm bảo sự cân
bằng về lợi ích giữa các bên tham gia. Xã Lát huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có



nhiều điều kiện để phát triển DLCĐ. Tuy nhiên, người dân ở đây hoàn toàn thụ
động khi tham gia vào hoạt động du lịch và không có vai trò quan trọng trong hoạch
định chiến lược phát triển du lịch chung trên địa bàn của họ. Từ đó đưa ra một số
giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã.
Nguyễn Thị Thanh Kiều (2012) “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng”. Nghiên cứu phân tích các điều kiện cần thiết
để phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bao gồm điều
kiện hấp dẫn của tài nguyên du lịch, điều kiện tiếp cận điểm đến, điều kiện về yếu
tố cộng đồng dân cư, điều kiện về thị trường khách và các điều kiện hỗ trợ. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định
tính để phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn
Dương dựa vào 04 bên liên quan bao gồm cộng đồng địa phương, khách du lịch,
chính quyền địa phương và thành phần tư nhân. Thêm vào đó, nghiên cứu đi vào
phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyện Đơn Dương trong
việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua công cụ SWOT (Phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức). Từ các chiến lược kết hợp của ma trận SWOT, xét ở
góc độ chính quyền địa phương, tác giả đưa ra 06 nhóm giải pháp phát triển du lịch
cộng đồng tại huyện Đơn Dương bao gồm giải pháp về cơ chế, chính sách; giải
pháp quy hoạch du lịch; giải pháp đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch; giải pháp hỗ trợ thông tin kĩ thuật cho người dân địa phương; đề xuất
mô hình điểm du lịch cộng đồng tại thôn Diom A, xã Lạc Xuân và giải pháp quảng
bá, liên kết với thành phần tư nhân giúp cho người dân địa phương bảo tồn, phát
huy giá trị văn hóa bản địa trong đó nhấn mạnh văn hóa của đồng bào dân tộc
Churu, cải thiện thu nhập thông qua hoạt động du lịch, tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc
với du khách, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội bền vững và xây dựng
hình ảnh điểm đến Đơn Dương.
Phần lớn các nghiên cứu đã đề cập trên đều đưa ra được hệ thống lý luận về du
lịch dựa vào cộng đồng và mô hình phát triển dựa vào cộng đồng. Đồng thời hệ

thống hóa các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng như điều kiện tự nhiên, điều


kiện xã hội, tài nguyên du lịch. Các nghiên cứu trên đã cung cấp cho nhóm nghiên
cứu một số kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và các quốc gia trên thế
giới trong việc phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói
riêng.
Riêng về huyện Lạc Dương đã có nhiều bài báo khoa học, tài liệu, công trình
nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên có rất ít công trình đi sâu nghiên cứu các mô hình
phát triển du lịch tại huyện Lạc Dương, các công trình nghiên cứu chủ yếu mới chỉ
dừng lại ở việc xác nhận giá trị về lịch sử- văn hóa, giá trị về đa dạng sinh học của
huyện Lạc Dương. Nghiên cứu về tiềm năng và định hướng phát triên du lịch cộng
đồng ở huyện Lạc Dương là một vấn đề mới, chưa có công trình nào được nghiên
cứu. Chính vì vậy, trên cơ sở căn cứ vào những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
của huyện, đề tài sẽ giải quyết một số vấn đề sau:
1) Hệ thống hóa một số lí luận về du lịch cộng đồng
2) Phân tích và đánh giá hiện trạng, tiềm năng du lịch dựa vào cộng đồng huyện
Lạc Dương. Đánh giá hiện trạng và nhu cầu của khách du lịch.
3) Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
4) Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số mô hình du lịch cộng đồng phù
hợp.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
6.1 Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về loại
hình DLCĐ bởi đây là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Nghiên cứu đã tổng
hợp những định nghĩa, khái niệm của nhiều tác giả, các tổ chức du lịch trong nước
và trên thế giới. Từ đó, áp dụng vào nghiên cứu DLCĐ tại địa bàn nghiên cứu.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn đề tài nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích góp
phần xác lập căn cứ khoa học cho việc quy hoạch phát triển DLCĐ tại địa bàn

nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu này sẽ mang đến nguồn tư liệu đa dạng và
khả thi trong việc triển khai loại hình du lịch cộng đồng. Kết quả nghiên cứu và


những định hướng giải pháp có ý nghĩa đối với cộng đồng dân cư, chính quyền địa
phương, các công ty du lịch trong việc khai thác loại hình DLCĐ và được ứng dụng
cho các khu vực có điều kiện tương đồng.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về loại hình du lịch cộng đồng
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc
Dương tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc
Dương tỉnh Lâm Đồng.


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
Tổng quan về cơ sở lý luận
1.1.1. Các quan điểm về du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng (community based
tourism) đã và đang được hiểu như những quan điểm, giải pháp hay nguyên tắc để
phát triển du lịch bền vững mà thực chất là đối tượng nghiên cứu hay cách thức
triển khai các loại hình du lịch (Võ Văn Phong, 2012).
Du lịch cộng đồng là một phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng
dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường
cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm, khu du lịch và đồng thời được hưởng
quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại (Nguyễn Thanh Bình, 2006)
Ngày nay, du lịch cộng đồng được hiểu là cộng đồng địa phương tham gia
vào hoạt động kinh doanh du lịch mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại các địa

phương có phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, hoặc gần nơi phân bổ các nguồn
tài nguyên du lịch.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản về du lịch cộng đồng
Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, một số nhà nghiên cứu cũng như một số tổ chức
thế giới đưa ra các khái niệm về “du lịch cộng đồng”:
Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF: “DLCĐ là loại hình du lịch mà
ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển
và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du
lịch được giữ lại cho cộng đồng”
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều
tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo
tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về DLCĐ
như sau: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với
cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng
thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và


những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng
cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền
thống của địa phương”
Theo tổ chức Istituo Oikos- Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu,
huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và
nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý (1996) lại cho
rằng “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách bên ngoài đến và có lưu
trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các
cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó khách du lịch có cơ hội khám phá môi
trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn
trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi

ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự
nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”
Tổ chức mạng lưới CĐDL vì người nghèo đã nêu:” Du lịch cộng đồng là một
loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường
cộng đồng. Các sáng kiến của du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham
gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ
như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các
sáng kiến của du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và
văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”
Tại Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về DLCĐ đã được đưa ra.
Theo Võ Quế (2006) lại có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển
DLCĐ trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn khi cho rằng: “Du
lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư
tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về
vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.
Theo Trần Thị Mai (2005), “ Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa


×