Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích các kỹ năng và phong cách của nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.12 KB, 13 trang )

Phân tích các kỹ năng và phong cách của nhà lãnh đạo thành công

Lãnh đạo là vị trí không thể thiếu trong bất lỳ tổ chức nào. Yếu tố lãnh đạo ảnh
hưởng lớn đến kết quả hoạt động của tổ chức. Vì vậy lãnh đạo là chủ đề được rất
nhiều người quan tâm và là đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa
học. Có bao nhiều nhà nghiên cứu thì cũng có bấy nhiêu khái niệm và cách hiểu về
lãnh đạo. Tuy nhiên theo giáo trình chương trình MBA của Đại học Griggs thì lãnh
đạo là “ Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất
trí về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả, quá trình hỗ trợ nỗ
lực tập thể cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung”.
Giống như khái niệm về lãnh đạo, các khái niệm về lãnh đạo hiệu quả và tiêu chí
được lựa chọn để đánh giá lãnh đạo hiệu quả cũng tùy theo quan điểm của từng
nhà nghiên cứu. Nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá hiệu quả lãnh đạo
dựa trên kết quả hành động của người lãnh đạo đối với cấp dưới và những người
liên quan trong tổ chức. Ví dụ như hiệu quả hoạt động và sự tăng trưởng của tổ
chức, khả năng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tổ chức, sự quyết tâm
và cam kết của cấp dưới trong việc thực hiện mục tiêu chung, sự duy trì vị thế của
người lãnh đạo và khả năng thăng tiến lên vị trí quyền lực cao hơn của lãnh đạo
trong tổ chức.
Trong mỗi quan hệ giữa các loại biến số lãnh đạo thì tố chất và kỹ năng của người
lãnh đạo là nhân tố chính ảnh hưởng tới hành vi của người lãnh đạo từ đó ảnh
hưởng tới thành công của nhà lãnh đạo. Vì vậy một trong những nghiên cứu đầu
tiên về lãnh đạo đó là nghiên cứu về phẩm chất và kỹ năng của người lãnh đạo.
Vậy một người lãnh đạo muốn thành công cần có những phẩm chất và kỹ năng nào
sẽ là nội dung được phân tích trong bài tập này.


Nội dung bài tập sẽ bao gồm các phàn sau:
1. Phẩm chất và kỹ năng cần có của người lãnh đạo thành công
2. Phân tích những phẩm chất và kỹ năng của người lãnh đạo mà tôi cho là thành
công.



PHẦN 1: NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGƯỜI
LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG:
Nói đến phẩm chất hay tố chất của một con người thường là nói đến các đặc điểm,
bản chất của một con người.
Các đặc điểm cá nhân bao gồm cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Cá tính là
đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử ví dụ sự tự tin, sự hướng ngoại, sự
chín chắn và mức độ nhiệt tình. Nhu cầu hoặc động cơ là một mong muốn có được
một sự khuyến khích hoặc một sự trải nghiệm cụ thể nào đó. Còn giá trị lại là thái
độ của cá nhân đối với việc cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là có đạo đức và cái
gì là không có đạo đức, cái gì đúng với lương tâm, cái gì trái với lương tâm.
Còn thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu
quả. Giống như tố chất kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di truyền. Kỹ
năng có thể được định nghĩa ở nhiều cấp độ trìu tượng khác nhau từ rất tổng quát
đến chi tiết hơn về ý nghĩa. Nhưng hầu hết các nghiên cứu về mặt kỹ năng quản lý
đều được thảo luận trong mối quan hệ với các hành vi quản lý cụ thể. Theo tài liệu
của chương trình MBA đại học Griggs thì kỹ năng lãnh đạo được chia thành 3
nhóm chính (i) kỹ năng nghiệp vụ: kiến thức về phương pháp, các quá trình, quy
trình và kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn và khả năng
sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó (ii) Kỹ năng giao tiếp: Kiến
thức về hành vi của con người, các quá trình giao tiếp giữa con người với nhau,


khả năng biểu lộ cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác dựa trên những gì họ
nói và làm (iii) Các kỹ năng nhận thức: Khả năng phân tích chung, tư duy logic, sự
thông hiểu về các khái niệm, tính sáng tạo trong việc đưa ra các ý tưởng và giải
quyết vấn đề, khả năng phân tích cá sự kiện và xu hướng….
Từ những nội dung trên các nhà nghiên cứu đã đưa ra các phẩm chất và kỹ năng
mà các nhà lãnh đạo cần phải có như sau:
1. 8 phẩm chất tạo nên nhà lãnh đạo thành công :

a. Mức độ sinh lực và chịu đựng căng thẳng cao: Mức độ sinh lực và sức
chịu đựng áp lực giúp cho người quản lý bắt kịp được tốc độ làm việc
khẩn trương và kéo dài trong nhiều giờ. Sự dẻo dai về thể chất và sự ổn
định về mặt tâm lý giúp người lãnh đạo có thể đối mặt với những tình
huống căng thẳng. Người lãnh đạo thường phải đối mặt với mức độ căng
thẳng cao do áp lực phải đưa ra các quyết điịnh quan trọng trong khi
chưa có đầy đủ thông tin và yêu cầu giải quyết vấn đề cấp bách, đáp ứng
các yêu cầu không chính đáng của nhiều bên liên quan. Vì vậy để giải
quyết các vấn đề hiệu quả đòi hỏi phải có khả năng giữ binh tĩnh và luôn
chú tâm vào vấn đề mà không tỏ ra sợ hãi, phủ nhận sự tồn tại của vấn đề
hoặc cố gắng chuyển trách nhiệm ho người khác. Ngoài khả năng đưa ra
những quyết định sáng suốt hơn trong những hoàn cảnh như vậy người
quản lý có sức chịu đựng căng thẳng cao còn có thể giữ binh tĩnh, đưa ra
sự chỉ đạo tự tin, quyết đoán cho nhân viên cấp dưới trong bối cảnh biến
động.
b. Tự tin: Sự tự tin là tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo thành công. Những
người lãnh đạo tự tin thường cố gắng gánh vác những công việc khó
khăn và đề ra những mục tiêu mang tính thách thức cho mình. Những
người lãnh đạo có kỳ vọng cao đối với chính mình thường có kỳ vọng


cao đối với nhân viên cấp dưới. Những người lãnh đạo này thường kiên
trì hơn trong việc thực hiện mục tiêu khó khăn mặc dù gặp nhiều khó
khăn và cản trở. Sự lạc quan và tính kiên trì trong việc thực hiện mục
tiêu hoặc nhiệm vụ thường làm tăng sự quyết tâm và cam kết của cấp
dưới, đồng sự và cấp trên để hỗ trợ cho nỗ lực đó đặc biệt trong các tính
huống khủng hoảng.
Lợi thế của sự tự tin là rõ ràng nhưng nếu sự tự tin thái quá cũng làm cho
người lãnh đạo dễ chủ quan. Do quá tự tin về khả năng thành công họ có
thể ra những quyết định nóng vội và phủ nhận những bằng chứng rằng kế

hoạch đó là sai lầm. Một người quản lý có sự tự tin rất cao thường tỏ ra
ngạo mạn, chuyên quyền và không chấp nhận quan điểm không chính
thống. Một người quản lý kiêu ngạo sẽ gặp khó khăn trong trong việc
thiết lập các mối quan hệ hợp tác với người không phụ thuộc vào lĩnh
vực chuyên môn của người quản lý đó.
c. Luôn chú trọng vào vấn đề: Người lãnh đạo thành công phải luôn chú
trọng vào vấn đề vì họ tin rằng họ có trách nhiệm với hành động của
mình và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Vì vậy họ thường có định
hướng tương lai và chủ động lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
d. Ổn định và vững vàng về mặt tâm lý: Những nhà lãnh đạo thành công
thường ổn định về vứng vàng về mặt tâm lý thường cân bằng và không bị
rối loạn tâm lý, họ thường nhận thức đúng đắn về điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân, họ thường không quan tâm đến người khác, họ có khả năng
kiểm soát cảm xúc nóng vội và ít bảo thủ hơn nên họ có thể duy trì các
mối quan hệ hợp tác với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp.
e. Tính liêm chính: Tính liêm chính là hành vi của một cá nhân phù hợp với
các giá trị chung mà mọi người nhất trí và người đó được coi la trung


thực, có đạo đức và đáng tin. Tính liêm trực là yếu tố quyết định sự tin
tưởng giữa các cá nhân, duy trì được sự trung thành của cấp dưới hoặc sự
hợp tác và hỗ trợ của đồng sự, cấp trên.Người quản lý thành công là
người trung thực có thể tin cậy được và được thể hiện qua nhận định của
McCall & Lombardo “ Tôi sẽ làm đúng những gì tôi nói, tôi sẽ làm khi
tôi đã nói rằng tôi sẽ làm điều đó. Nếu tôi thay đổi quyết định, tôi sẽ nói
cho các bạn biết trước vì vậy các bạn sẽ không bị ảnh hưởng những hành
động của tôi”
f. Có động cơ quyền lực hòa nhập xã hội: Người có nhu cầu quyền lực cao
thường muốn gây ảnh hưởng đối với người khác và những sự kiện họ
thường tìm kiếm những vị trí quyền lực cao. Người có nhu cầu quyền lực

cao tìm kiếm những vị trí quyền lực cao và họ thường hòa nhập với bộ
máy chéo lái quyền lực của tổ chức. Những người quản lý trong các tổ
chức lớn phải sử dụng quyền lực để gây ảnh hưởng đối với cấp dưới,
đồng sự và cấp trên. Người có nhu cầu quyền lực thấp thường có mong
muốn thấp và thiếu tính quyết đoán cần thiết để tổ chức và chỉ đạo hoạt
động, đàm phán các hợp đồng có lợi cho tổ chức. Nhu cầu quyền lực cao
là tích cực tuy nhiên hiệu quả lãnh đạo cũng tùy thuộc vào cách thức thể
hiện những nhu cầu này thế nào. Những người quản lý có định hướng
quyền lực cá nhân hóa thường sử dụng quyền lực của mình để tự phóng
đại bản thân và thỏa mãn nhu cầu tự trọng và vị thế được công nhận.
Những lãnh đạo có định hướng quyền lực cá nhân hóa thường không tác
động tích cực tới hoạt động của tổ chức vì họ thường tìm cách chế ngự
cấp dưới khiến họ yếu thế và phụ thuộc, tổ chưc bị chia sẻ bè cánh. Vì
vậy những nhà lãnh đạo thành công thường có xu hướng quyền lực hòa
nhập xã hội. Họ sử dụng quyền lực vì lợi ích của người khác là chủ yếu


họ do dự khi sử dụng quyền lực theo cách áp đặt, họ có tầm nhìn xa hơn
và sẵn sàng tiếp thu lời khuyên từ những người có trình độ chuyên môn.
Nhu cầu quyền lực mạnh mẽ của họ được thể hiện bằng việc sử dụng sự
ảnh hưởng để xây dựng tổ chức và lãnh đạo tổ chức đi đến thắng lợi.
g. Định hướng thành tích ở mức độ hợp lý: Định hướng thành tích bao gồm
tập hợp các thái độ, giá trị và nhu cầu liên quan như nhu cầu thành tích,
mong muốn nổi bật, động cơ thành công, sẵn sàng nhận trách nhiệm,
quan tâm đến công việc. Nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu
mối quan hệ giữa định hướng thành tích với hiệu quả của người lãnh đạo.
Nhưng nhìn chung người quản lý có động cơ thành tích ở mức độ hợp lý
thường thành công hơn nhứng người quản lý có động cơ thành tích ở
mức độ thấp hoặc cao. Vì một người lãnh đạo có nhu cầu định hướng
thành tích yếu thường không có động lực tìm kiếm các cơ hội liên quan

đến các mục tiêu mang tính thách thức, rủi ro và họ không thường chủ
động xác định vấn đề và nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề đó.
Trong khi một người lãnh đạo có nhu cầu định hướng thành tích quá cao
cũng có thể dẫn đến hành vi phá hoại hiệu quả quản lý vì họ có xu hướng
kiểm soát mang tính cá nhân và tìm mọi cách để đạt được thành công cho
riêng mình, thậm chí họ trở nên quá cạnh tranh đến mức từ chối hợp tác
với các đồng sự mà cho cho là đối thủ tiềm năng.
h. Nhu cầu phụ thuộc thấp hợp lý: Người có nhu cầu phụ thuộc thường
quan tâm đến các mối quan hệ hơn là kết quả công việc, họ thường tránh
các xung đột, tránh đưa ra các quyết định cần thiết nhưng không được
mọi người ủng hộ. Vì vậy người lãnh đạo thành công không thể là người
có nhu cầu phụ thuộc cao. Tuy nhiên người lãnh đạo có nhu cầu phụ
thuộc thấp lại là người đơn độc vì họ không muốn hòa nhập với người


khác nên họ thiếu động cơ tham gia vào hoạt động xã hội, quan hệ công
chúng nên khó thiết lập được quan hệ hiệu quả với cấp trên, cấp dưới và
đồng nghiệp. Vì vậy người lãnh đạo hiệu quả phải là người có có mức độ
phụ thuộc ở mức thấp một cách hợp lý.
2. Các kỹ năng của người lãnh đạo thành công:
a. Kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ năng chuyên môn bao gồm kiến
thức về phương pháp, các quá trình và thiết bị để thực hiện các hoạt động
chuyên môn của đơn vị tổ chức. Kỹ năng chuyên môn cũng bao gồm sự
hiểu biết thực tế về tổ chức (các quy định, quy tắc, hệ thống quản lý, đặc
điểm của nhân viên), hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ của tổ chức (đặc
tính kỹ thuật, những ưu và nhược điểm). Kiến thức này có thể thu được
thông qua sự kết hợp giữa đào tạo chính quy và từ kinh nghiệm trong quá
trình làm việc.
Người lãnh đạo thành công phải có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ
tuy nhiên kiến thức này sẽ ít quan trọng hơn đối với những lãnh đạo cấp

cao hơn. Người lãnh đạo có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ sẽ có
khả năng thu thập thông tin và ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau, có khả
năng giám sát, lập kế hoạch và chỉ đạo công việc của cấp dưới, có tầm
nhìn về sản phẩm và dịch vụ mới cũng như sản phẩm dịch vụ của đối thủ
cạnh tranh, từ đó họ có thể lập và thực hiện kế hoạch chiến lược một
chách có hiệu quả.
b. Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng nhận thức hoặc tư duy bao gồm khả năng
phân tích, tư duy logic, xây dựng khái niệm, tư duy quy nạp, tư duy suy
diễn. Nhìn chung kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng đánh giá sáng
suốt, có tầm nhìn xa, có khả năng trực giác, có tính sáng tạo và khả năng
hiểu được ý nghĩa và trật tự trong các dữ liệu mập mờ, không chắc chắn.


Kỹ năng nhận thức là kỹ năng đặc biệt quan trọng cần có của nhà lãnh
đạo thành công. Vì kỹ năng nhận thức giúp nhà lãnh đạo có khả năng xác
định các mối quan hệ phức tạp và đưa ra các giải pháp sáng tạo để giải
quyết vấn đề. Các kỹ năng nhận thức là cần thiết trong việc lập kế hoạch,
tổ chức và giải quyết vấn đề vì việc lập kế hoạch chiến lược đòi hỏi lãnh
đạo phải có năng lực phân tích các sự kiện và xu hướng, dự kiến trước
các thay đổi, phát hiện cơ hội và vấn đề tiềm tàng. Ngoài ra người lãnh
đạo thành công cũng phải có khả năng hiểu những thay đổi môi trường
bên ngoài sẽ ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của tổ chức. Người lãnh
đạo thành công đòi phải phải kết hợp trực giác và tư duy phù hợp với
hoàn cảnh ra quyết định, việc ra quết định trực giác thành công đòi hỏi
nhà lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ và
môi trường kinh doanh.
c. Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp còn gọi là các kỹ năng xã hội bao
gồm kiến thức về hành vi con người và các quá trình của nhóm, khả năng
hiểu cảm xúc, thái độ động cơ của người khác, khả năng truyền đạt rõ
ràng và thuyết phục, Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trong cần thiết để

trở thành nhà lãnh đạo thành công. Kỹ năng giao tiếp như sự đồng cảm,
sự lôi cuốn… là yếu tố cần thiết để để phát triển và duy trì các mối quan
hệ hợp tác với cấp dưới, cấp trên, đồng nghiệp và đối tác. Kỹ năng giao
tiếp cúng là yếu tố quan trọng để gây ảnh hưởng tới người khác. Kỹ năng
giao tiếp còn giúp tăng tính hiệu quả của các hành vi định hướng mối
quan hệ.
3. Ngoài các tố chất và kỹ năng nêu trên đẻ trở thành một nhà lãnh đạo thành công
còn có một số tố chất và kỹ năng liên quan khác như:


a. Trí thông minh và cảm xúc: Trí thông minh cảm xúc là khả năng hòa
nhập về mặt cảm xúc và lý do để có thể sử dụng các trạng thái cảm xúc
đó. Trí thông minh cảm xúc giúp người lãnh đạo giải quyết các vấn đề
phức tạp, đưa ra quyết định sáng suốt hơn, lập kế hoạch sử dụng thời
gian hiệu quả hơn, điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với hoàn cảnh,
quản lý tốt hơn các khủng hoảng có thể xẩy ra.
b. Sự hiểu biết xã hội: Hiểu biết xã hội là nhận thức về xã hội và tính phức
tạp của hành vi. Người lãnh đạo có nhận thức xã hội cao sẽ biết phải làm
gì để nhóm hoặc tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn.
c. Khả năng học hỏi: Trong môi trường đầy biến động đòi hỏi tổ chức phải
liên tục thích ứng đổi mới chính mình thi người lãnh đạo thành công phải
linh hoạt trong việc học hỏi, thậm chí học hỏi từ chính những thất bại sai
lầm của mình. Người lãnh đạo có khả năng học hỏi sẽ có xu hướng đạt
thành tích cao, có tư duy mở, sáng tạo và thường xuyên thử nghiệm
những phương pháp mới và tự đánh giá về năng lực và điểm yếu của
mình.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI
LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG – ÔNG KIM NGỌC BÍ THƯ TỈNH ỦY VĨNH
PHÚ.

Ông Kim Ngọc sinh năm 1917 mất năm 1979, ông đã từng là Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh
Vĩnh Phú, Ông được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là
"khoán mười", "cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam.
Với tôi Ông là một trong những người lãnh đạo thành công, một nhà lãnh đạo cải
cách mà tôi từng được biết. Nhà cải cách tiên phong, ông Kim Ngọc một lần nữa


lại được vinh danh. Lễ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Cố Bí thư Tỉnh
uỷ Vĩnh Phúc (Vĩnh Phú) Kim Ngọc diễn ra trọng thể ngày 23 tháng 3 năm 2009.
Dù đã 30 năm nay ông không còn nữa trên cõi đời, nhà “khoán hộ” Kim Ngọc ấy
vẫn được Đảng, Nhà nước tôn vinh một lần nữa. Nghĩa cử cao đẹp và chu đáo của
thế hệ hiện tại đã nhận được sự đồng tình, sự tôn trọng, sự nhìn nhận của đông đảo
nhân dân trong cả nước.
Cuối năm 1959, đầu những năm 1960, phong trào hợp tác hóa miền Bắc diễn ra
rầm rộ. Đồng nhất hợp tác hóa với tập thể hóa, do đó khi công hữu hóa tư liệu sản
xuất đã không phân biệt cụ thể mà tiến hành công hữu hóa tràn lan, kể cả những tư
liệu sản xuất giản đơn như cày bừa, cây cối lưu niên, vườn tược của các hộ xã
viên. Thêm vào đó là áp dụng một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đối với hợp
tác xã, vì thế chẳng bao lâu những nhược điểm, khuyết điểm của hợp tác hóa dần
dần bộc lộ. Nông dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản xuất theo kiểu đối
phó, năng suất lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường xuyên.
Ông Kim Ngọc đã nhìn thấy những tồn tại của cơ chế làm ăn cũ là do “xã viên
không coi ruộng đất là của mình nên họ không thiết tha với đồng ruộng” và từ đó
ông đã đề ra một tư tưởng mới là “phải để nông dân làm chủ ruộng đất của mình”.
Như vậy Ông Kim Ngọc đã đề ra một tư tưởng quản lý phù hợp với mong muốn
của đông đảo người dân giai đoạn đó nên được dân nhất trí đi theo và ủng hộ.
Để biến ý tưởng thành hiện thực mặc dù gặp rất nhiều rào cản Ông vẫn kiên trì,
quyết tâm tổ chức thực hiện chiến lược của mình. Ông đã trực tiếp chỉ đạo và tham
gia khảo sát tình hình thực tế tại các xã trong tỉnh, tham gia soạn thảo nghị quyết
68 và kế hoạch “ tiến hành khoán việc cho lao động, cho hộ, cho nhóm trong hợp

tác xã nông nghiệp”. Nghị quyết 68 đề ra nhiều cách khoán như: a) Khoán cho hộ
làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài. b) Khoán cho hộ
các khâu dài ngày hoặc suốt vụ. c) Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm. d) Khoán


trắng ruộng đất cho hộ. Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được
nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi
trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc.Thực tế áp dụng khoán hộ trong ở tỉnh Vĩnh Phúc năm
1968 đã mang lại cho các xã của Vĩnh Phúc một kết quả cao hơn hẳn so với các
khu vực khác như “Năm 1967 tuy chiến tranh ác liệt, hạn hán kéo dài nhưng toàn
tỉnh đã có hai huyện, 46 xã và 160 hợp tác xã (hơn 70% số hợp tác xã) đạt năng
suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha. Trong đó có bảy xã, 23 hợp tác xã đạt
trên 6 tấn, bốn hợp tác xã đạt trên 7 tấn. Tổng sản lượng quy thóc năm 1967 toàn
tỉnh đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm 1966 là 4.000 tấn. Tổng đàn lợn có 307.000
con, tăng 20% so với năm 1966 và 38% so với năm 1965”
Mặc dù chính sách “ khoán hộ” triển khai thành công ở Vĩnh Phúc nhưng do chính
sách này không đồng quan điểm với một số lãnh đạo cấp trung ương, nên Ông đã
bị thanh tra kiểm tra. Tuy vậy trong hoàn cảnh khó khăn Ông Kim Ngọc vẫn thể
hiện phẩm chất của người lãnh đạo liêm chính. Khi bị kiểm tra ông đã từng tuyên
bố “Làm cho dân no ấm chứ có phản dân hại nước gì mà kiểm điểm?” Khi ông
biết chính sách khoán hộ có thể bị cấm triển khai ông vẫn không lo lăng cho bản
thân mà chỉ lo “Trước sau gì khoán hộ cũng bị cấm. Nông dân lại trở về cảnh ngửa
nón nhận mấy lạng thóc một ngày công. Quanh năm lo cái đói giáp hạt”. Từ việc
chỉ lo cho cộng đồng cho an sinh xã hội mà Ông vẫn kiên quyết“Không thể bỏ
khoán hộ. Phải tìm mọi cách duy trì dưới mọi hình thức khác nhau”. Như vậy Ông
là một người lãnh đạo không vì lợi ích của cá nhân mà vì lợi ích của chung, của xã
hội.
Ngoài ra Ông còn là một người ham học hỏi vì 1/3 thời gian làm việc của ông
được dùng để nghiên cứu các loại sách báo văn bản, có kiến thức trong lĩnh vực
chuyên môn vì đã trải qua nhiều vị trí công tác từ thấp đến cao, có khả năng nhận

thức xã hội, có tâm huyết với sự nghiệp và vì lợi ích của toàn thể nhân dân.


Từ những cống hiến của mình, ông đã được trao nhiều danh hiệu khác nhau cụ thể:
(i) Năm 1995 Nhà nước Việt Nam đã tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho
Kim Ngọc. (ii) Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện
Yên Lạc được đặt tên ông. (iv) Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất
của thành phố Vĩnh Yên cũng được mang tên ông. (v)Năm 2004, Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc của Đảng Cộng sản Việt Nam tặng gia đình ông bức tượng tạc bằng đồng
nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng Kim Ngọc. (vi)Năm 2009, ông được
Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. (vii)Năm 2009, Hãng phim Đài
Truyền hình Việt Nam sản xuất bộ phim truyền hình 50 tập "Bí thư Tỉnh ủy" lấy
nguyên mẫu cuộc đời ông
Tôn vinh nhà lãnh đạo cải cách Kim Ngọc cũng có nghĩa là khẳng định vai trò to
lớn của lớp người đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới. Chính sáng kiến "khoán
hộ" (hay"Cải tiến công tác quản lý lao động hợp tác xã") của Kim Ngọc và các
đồng chí của ông năm 1966, đã dẫn đến "khoán 10" (hay "Nghị quyết 10 của Bộ
Chính trị 1988), tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, đưa
một đất nước bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình môn phát triển khả năng lãnh đạo của chương trình MBA- Đại học
Griggs.
2. Tài

liệu

tham

khảo


trên

Internet

bao

gồm:

/> />
-




×