Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích về tố chất – kỹ năng của những nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.93 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH VỀ TỐ CHẤT – KỸ NĂNG CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO
THÀNH CÔNG
Thuật ngữ lãnh đạo thường gợi ra hình ảnh về những cá nhân đầy quyền
lực, năng động làm thủ lĩnh những đội quân thiện chiến, cả đế chế các công ty
tại những toà nhà cao chọc trời, hoặc thậm chí tạo dựng cả một đất nước. Thành
tích chói lọi của những nhà lãnh đạo thông minh dũng cảm đã trở thành chủ đề
của nhiều câu chuyện và giai thoại. Hầu hết những câu chuyện trong lịch sử đều
được tái hiện qua những câu chuyện về những người lãnh đạo, những vị thủ lĩnh
quân đội, chính trị, tôn giáo, mặc dù ai cũng hiểu rõ nguyên nhân thực sự của
những sự kiện đó là gì và mức độ ảnh hưởng thực sự của người lãnh đạo đối với
sự kiện đó là như thế nào.
Một khái niệm phổ biến về lãnh đạo đó là: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh
hưởng đối với người khác nhằm tạo ra sự hiểu biết và nhất trí về những việc cần
phải làm, cách thực hiện hiệu quả những việc đó và quá trình hỗ trợ nỗ lực tập
thể hoặc cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung.
Một trong những phương pháp nghiên cứu lãnh đạo đầu tiên là nghiên cứu
về tố chất lãnh đạo. Cơ sở của nghiên cứu này cho rằng một số người có phẩm
chất và kỹ năng giúp họ dễ dàng tìm kiếm và đạt được vị trí lãnh đạo và trở
thành những người lãnh đạo hiệu quả.
Thuật ngữ tố chất nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các
đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Cá tính là những đặc điểm
về tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ sự tự tin, sự hướng ngoại, sự chin
chắn và mức độ nhiệt tình. Các giá trị là thái độ của cá nhân đối với việc cái gì
là đúng, cái gì là sai, cái gì là có đạo đức và cái gì là không có đạo đức, cái gì là
đúng với lương tâm và cái gì là trái với lương tâm. Các ví dụ về giá trị là tính
công bằng, công lý, tính trung thực, sự tự do, tính nhân văn, sự trung thành, lòng
yêu nước, sự tiến bộ, sự tự mãn, sự xuất sắc, tính giáo điều, tính lịch sự, tính xã


giao và thái độ hợp tác. Các giá trị có ý nghĩa quan trọng vì chúng ảnh hưởng
đến thói quen, quan điểm về vấn đề và lựa chọn hành vi của một cá nhân.


Thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có
hiệu quả. Giống như tố chất, kỹ năng bị qui định bởi yếu tố học hỏi và di truyền.
Kỹ năng có thể được định nghĩa ở nhiều cấp độ trừu tượng khác nhau, từ rất
tổng quát (VD; sự thông minh, kỹ năng giao tiếp) cho đến các thuật ngữ thu hẹp
hơn về ý nghĩa (VD: tranh luận bằng lời nói, khả năng thuyết phục).
Phân loại ba nhóm kỹ năng lãnh đạo đó là Kỹ năng nghiệp vụ: kiến thức
về phương pháp, các quá trình, qui trình và kỹ thuật để thực hiện một hoạt động
mang tính chuyên môn, và khả năng sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt
động đó; Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi của con người, các quá trình
giao tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ
của người khác dựa trên những gì họ nói và làm (sự thấu cảm, tính nhạy cảm
trong giao tiếp); Kỹ năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả (sự lưu loát và tính
thuyết phục của lời nói), kỹ năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác
(sự tế nhị, kỹ năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận được); Các
kỹ năng nhận thức: khả năng phân tích chung, tư duy logic, sự thông hiểu về các
hình thành khái niệm, khái niệm hoá các mối quan hệ phức tạp và mập mờ, tính
sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các
sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội và các vấn đề
tiềm tang (cách tư duy quy nạp và suy diễn)
Theo Stogdill (1974, trang 81) cho rằng một số tố chất sau đây là đặc
trưng của những người lãnh đạo thành công: “Người lãnh đạo được miêu tả với
đặc trưng là người có mong muốn mạnh mẽ được gánh vác trách nhiệm, hoàn
thành nhiệm vụ, mạnh mẽ và kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu, quyết đoán
và sáng tạo trong giải quyết vấn đề, chủ động trong các tình huống, tự tin, mong
muốn tự khẳng định mình, sẵn sàng chấp nhận áp lực trong các mối quan hệ, sẵn
sàng chịu đựng sự thất bại và chậm chễ, khả năng gây ảnh hưởng đối với hành vi


của người khác, năng lực xây dựng hệ thống giao tiếp xã hội phục vụ mục đích
cấp bách.

Việc sở hữu một số tố chất, kỹ năng chỉ làm tăng khả năng thành công của
một người lãnh đạo chứ không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công đó. Một
người lãnh đạo có một số tố chất nhất định có thể thành công trong hoàn cảnh
này nhưng lại không thành công trong hoàn cảnh khác. Hơn nữa, hai người lãnh
đạo có các tố chất khác nhau nhưng có thể thành công trong cùng một hoàn
cảnh.
Người lãnh đạo thành công có định hướng hiệu quả rõ ràng, bao gồm
động cơ thành tích, các tiêu chuẩn và mối quan tâm đến các mục tiêu công việc.
Người quản lý thành công cũng có định hướng quyền lực hoà nhập xã hội rõ
rang. Điều này được minh chứng bằng yêu cầu cao về quyền lực, quan tâm đến
các biểu tượng quyền lực, hành vi, quyết đoán, nỗ lực gây ảnh hưởng lên người
khác và mối quan tâm đến danh tiếng của sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
Những người quản lý thành công thể hiện sự tự tin cao. Điều này thể hiện sự tin
tưởng vào chính quan điểm và năng lực của họ và thông qua các hành vi như có
hành động quyết đoán chứ không ngập ngừng và do dự, đưa ra đề xuất theo cách
dứt khoát và chắc chắn, có phong thái và cử chỉ đĩnh đạc. Cuối cùng, người quản
lý thành công cũng thể hiện sự tin tưởng chắc chắn vào hiệu quả của bản than và
khả năng chủ động. Điều này thể hiện bằng hành vi như khởi xướng hành động
(thay vì đợi mọi thứ xảy ra), có biện pháp để khắc phục khó khăn, tìm kiếm
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và chấp nhận trách nhiệm cho sự thành công
hoặc thất bại.
Người quản lý thành công thường có kỹ năng thuyết trình giỏi, bao gồm
khả năng sử dụng phi ngôn ngữ hay ngôn ngữ cử chỉ để giải thích và thuyết
phục người khác. Những người quản lý này thường có các kỹ năng giao tiếp,
quan hệ với người khác rất tốt, bao gồm khả năng xây dựng mạng lưới mối quan
hệ và liên minh, tranh thủ sự hợp tác với người khác, giải quyết xung đột theo


cách thức mang tính xây dựng, sử dụng mô hình vai trò (làm gương) để gây ảnh
hưởng lên người khác. Khả năng quản lý các quá trình của nhóm và củng cố sự

hoà đồng giữa các thành viên và tinh thần chung của nhóm. Các hành vi liên
quan bao gồm việc tạo ra các biểu tượng thể hiện tính đặc trưng của nhóm, chú
trọng đến lợi ích chung và yêu cầu phối hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để thực
hiện công việc chung của nhóm một cách thành công, đánh giá cao và khen
thưởng công khai những đóng góp của các thành viên.
Kỹ năng dựa trên khái niệm là khả năng xác định mô hình hoặc các mối
quan hệ trong thông tin và sự kiện, khả năng truyền đạt ý nghĩa bằng cách xây
dựng khái niệm, mô hình, chủ đề hoặc sử dụng các ngôn từ sự so sánh phù hợp,
và khả năng xây dựng các giải pháp sang tạo và cách hiểu mới về vấn đề. Một
khả năng khác dựa trên khái niệm (thường gọi là tư duy suy diễn) là khả năng sử
dụng một khái niệm hoặc mô hình để giải thích một sự kiện phân tích một tình
huống và phân biệt các thông tin nào liên quan và không liên quan phát hiện ra
những điểm sai lệch so với kế hoạch đề ra.
Trên thế giới có rất nhiều nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc, tài ba như các thủ
lĩnh (Egra Gandhi, Mohammed, Mao Trach Đông) đã khơi dậy lòng nhiệt huyết
và sự cống hiến; Như Oasinhtơn đã thắng trận Yorktown (1781), quyết định
thắng lợi của cách mạng Mỹ chống thực dân Anh, với những hậu quả làm thay
đổi cục diện Thế giới: Nước Mỹ ra đời, trong hai nhiệm kỳ tổng thống, ông đã
đặt nền nếp cho một nền dân chủ của Hoa Kỳ. Ông đã kết hợp quân sự, chính trị,
đối nội và đối ngoại để giành thắng lợi cuối cùng. Không có ông không có Hoa
Kỳ, quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất thế giới ngày nay. Hoàng đế Pháp
Napôlêông – bộ dân luật ảnh hưởng đến cả Châu Âu gián tiếp khiến cho các
quốc gia Đức và Ý hình thành, ảnh hưởng về tổ chức quân đội, chiến lược tác
chiến trên Thế giới, gieo giắc tư tưởng tự do. Đại đế Hy Lạp Alếch xanđrơ (Thế
kỷ III, IV trước công nguyên, có tài thao lược và tổ chức, dũng cảm xây dựng
một đế chế bao gồm cả Đông Tây trong hệ thống văn minh Hy Lạp, canh tân


nghệ thuật quân sự). Thành Cát Tư Hãn (Thế kỷ XIII – đế chế Á –Âu, từ Ba Lan
đến Triều Tiên, cả Trung Quốc lẫn Nga, tài dùng binh, gieo khiếp sợ, là người

làm chiến thuật nhưng cũng giỏi cai trị). Hoàng đế La Mã XêĐa (thế kỷ I trước
Công nguyên –Đế chế La Mã tồn tại 5 Thế kỷ, ảnh hưởng văn hoá La Mã, bộ
luật La Mã, tổ chức hành chính các thành thị, tổ chức quân đội.
Và Việt Nam cũng có rất nhiều nhà lãnh đạo tiêu biểu như Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, các Tổng Bí thư như Trần Phú; Lê Hồng
Phong, Nguyễn Văn Cừ….Nhưng trong bài viết này tôi chỉ đề cập phân tích đến
một nhà lãnh đạo, một vị tướng đã đánh thắng 10 vị tướng của Pháp và Mỹ và
được cả thế giới biết đến với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm 1954 đó
là Tổng Tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông là bậc thầy về đánh du kích.
Chiến lược trường kỳ của ông có ảnh hưởng đến các dân tộc đấu tranh cho độc
lập. Những thắng lợi của ông tác động đến những quyết định chính trị, quân sự
ngày nay ở nhiều nước, đặc biệt ở Hoa Kỳ để tránh một cuộc chiến tranh Việt
Nam lần thứ hai.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã đánh thắng hai
đế quốc là Pháp và Mỹ giành thắng lợi trọn vẹn cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc đưa cả nước bước vào kỳ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập thống nhất và chủ
nghĩa xã hội. Trong các phong trào cách mạng chống giặc ngoại xâm giải phóng
dân tộc, sức mạnh Việt nam là sức mạnh của truyền thống yêu nước, bất khuất,
là nghệ thuật lãnh đạo cách mạng đưa cách mạng từ không đến có, từ yếu đến
mạnh và cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn. Trong các giai đoạn đó của cách
mạng không thể không nói đến vai trò của những lãnh tụ, những nhà lãnh đạo
cách mạng Việt Nam trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/ 1911 tại làng An Xá, huyện
Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình trung nông, bố là nhà giáo, mẹ là
cháu ngoại của một thủ lĩnh Cần Vương. Ngay từ nhỏ ông đã được giáo dục tinh


thần yêu nước qua bài hát về Thất Thực Kinh đô – nói về cuộc kháng chiến của
Tôn Thất Thuyết và được mẹ kể về gương hy sinh của chiến sĩ Cần Vương. Năm

14 tuổi, ông thi đậu vào trường Quốc học Huế và được cụ Phan Bội Châu giáo
dục tinh thần yêu nước qua những lần nghe cụ diễn thuyết.
Ông đã từ một người yêu nước ở tuổi học trò đến một người cộng sản
chân chính; đã từ một giáo sư sử học không qua một trường lớp quân sự, trưởng
thành từ thực tiễn chiến trường để trở thành một danh tướng, một vị tướng được
toàn quân kính trọng, toàn dân yêu mến, thế giới ngưỡng mộ. Thành công trong
cuộc đời cầm quân của Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự dìu dắt của Hồ Chí
Minh ngay từ buổi ban đầu và cũng bắt nguồn từ chính sự dìu dắt đó. Ngay từ
những ngày còn nằm gai nếm mật trên vùng rừng núi Cao - Lạng, Bác Hồ đã
nhẹ nhàng dạy Ông bốn từ “ Dĩ công vi thượng”. Lời dạy ngắn gọn đó không chỉ
theo Ông trong suốt cuộc đời cầm quân mà khi đã hoàn thành nhiệm vụ nhân
dân giao phó, trở về với không ít thử thách trong cuộc sống đời thường, trong tư
tưởng và hành động, Ông luôn tâm niệm một điều: Đặt lợi ích Tổ quốc lên trên
hết, lợi ích nhân dân lên trước hết. Ông là vị tướng quán triệt sâu sắc tư tưởng và
phương pháp luận Hồ Chí Minh, là người cầm quân tiếp thu và thể hiện đầy đủ
tư cách một người tướng gồm sáu đức tính Trí – Tín – Dũng – Nhân – Liêm –
Trung mà Bác Hồ đã dạy trong Hội nghị quân sự lần thứ 5 tháng 8/1948. Những
đức tính ấy nhất là Trí và Dũng bộc lộ rất sớm thể hiện trong cuộc đấu trí, đấu
lực qui mô lớn đầu tiên giữa hai quân đội rất chênh lệch về trang thiết bị kỹ
thuật và trình độ tác chiến trong chiến dịch Việt Bắc mùa khô năm 1947, để
khẳng định rằng tài cầm quân ở tầm chiến lược của ông xuất hiện ngay từ năm
đầu của kháng chiến toàn quốc.
Trận đánh 30 năm từ 1944 đến 1975 tổng chiều dài cầm quân của Tướng
Võ Nguyên Giáp trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 và trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đến nay cũng đã kết thúc một phần ba
thế kỷ. Nhiều sách báo đã nói nhiều đến cuộc kháng chiến thần thánh giành độc


lập thống nhất của dân tộc Việt Nam. Trong nhiều nhân tố dẫn đến thắng lợi của
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có một nhân tố đặc biệt đó là

bản lĩnh cầm quân – tài thao lược của vị tướng số một Việt Nam, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp là người đã trực tiếp dẫn dắt “đội quân thơ ấu” từ hai bàn tay
trắng, từ súng trường chân đất, lớn lên trong suốt cuộc trường chinh mười ngàn
ngày và đã đánh bại 10 đại tướng (7 Pháp và 3 Mỹ) của quân đội viễn chinh nhà
nghề của hai đế quốc lớn.
Trên hai lĩnh vực chính trị, quân sự và trên các lĩnh vực khác, Tướng Giáp
luôn biết lấy nhu trị cương, lấy nhược trị cường, biết lúc nào cần đi tới, biết lúc
nào cần dừng lại, biết im lặng, biết đợi chờ, biết nghiền ngẫm một thế cờ để rồi
đi một nước cờ quyết định, biết chiến trường cần gì và biết phải đem những gì
đến chiến trường, biết lùi một bước rồi bất chợt lao vút lên phía trước như một
con mãnh hổ vồ mồi làm cho giặc trở tay không kịp. Tướng Giáp chưa một lần
thua trận, có khoảng 20% là những trận hoà còn lại khoảng 80% là những trận
thắng. Đó thực sự là một Tổng Tư lệnh trăm trận trăm thắng. Trên phạm vi toàn
cầu trong thế kỷ XX, đó là trường hợp duy nhất.
Thế giới gọi ông là thiên tài, là huyền thoại, là vĩ đại, là kiệt xuất vì đã
lãnh đạo chỉ huy một quân đội như Quân đội nhân dân Việt Nam lập nên những
chiến công vĩ đại và kỳ diệu làm chấn động bốn biển năm châu như chiến dịch
Điên Biên Phủ. Ông biết chớp thời cơ, biết đón thời cơ, biết tạo thời cơ nhưng
cũng biết dự kiến cả những tình huống xấu xuất hiện bất ngờ để không rơi vào
thế bị động, để luôn giữ vững thế chủ động trong đấu tranh cách mạng nói chung
và đấu tranh vũ trang nói riêng nên đã tránh được sai lầm chủ quan, tránh được
sai lầm say sưa vì thắng lợi.
Bước vào mùa khô đầu tiên của cuộc kháng chiến toàn quốc, trước cuộc
tiến công qui mô của địch lên căn cứ địa Việt Bắc, do trước đó ta phán đoán
không đúng về hướng tiến công, về khả năng huy động binh lực và cách đánh
của chúng cho nên lúc đầu ta ở vào thế bị động. Nét đặc sắc trong bản lĩnh cầm


quân của Tướng Giáp vào thời điểm này là dám nhìn thằng vào yếu kém của
mình và có quyết tâm sửa chữa. Mặt khác, trước sức tiến công ồ ạt bằng bộ binh

cơ giới và quân dù có pháo binh yểm trợ của hàng vạn tên địch, Tướng Giáp đã
nhạy bén phát hiện chỗ yếu chí tử của địch là quân đông nhưng rải ra trên một
diện rất rộng, mọi nhu cầu tiếp tế tăng viện đều phụ thuộc vào các chuyến vận
chuyển từ các căn cứ ở đồng bằng lên. Ông chủ động thay đổi kế hoạch, chuyển
sang dùng binh lực vừa và nhỏ, dùng phục kích là chủ yếu, đánh mạnh vào
đường vận chuyển tiếp tế của địch trên bộ và trên sông. Không chịu nổi cách
đánh hiểm của ta, địch phải lui quân, chiến dịch phản công của ta kết thúc thắng
lợi.
Trước tình huống hết sức khẩn trương khi địch đã đánh thẳng vào nơi
đứng chân của cơ quân lãnh đạo kháng chiến, chỉ với một kiến thức sâu rộng
nhưng không bảo thủ, một tinh thần quyết đoán và tự tin, Đại tướng đã bình tĩnh
kịp thời đánh giá cục diện chiến trường một cách nhạy bén, sắc sảo, để rồi dũng
cảm sửa chữa sai lầm, thay đổi cách đánh cho phù hợp nên đã lật ngược được
thế cờ, giành phần thắng. Có thể nói Đại tướng đã khẳng định bản lĩnh cầm quân
của mình ngay từ chiến dịch đầu tiên này. Sau chiến thắng ông đã thằng thắn chỉ
ra cho cơ quan tham mưu và đơn vị thấy những yếu kém tồn tại trong chiến đấu
vừa qua cả về kỹ thuật, chiến thuật và tổ chức chỉ huy để có phương hướng khắc
phục, đồng thời cảnh báo cán bộ các cấp không được vì thắng lợi ban đầu mà
chủ quan khinh địch. Để thiết thực bồi dưỡng cho cán bộ và bộ đội qua kinh
nghiệm rút ra từ cuộc thử thách đầu tiên, ông đã cho phát động một đợt học tập
trong toàn quân, bắt đầu bằng hội nghị tổng kết chiến dịch. Đây là một hình thức
bồi dưỡng cán bộ từ thực tế chiến đấu dần dần trở thành nền nếp cầm quân của
Võ Nguyên Giáp.
Rõ ràng là bản lĩnh cầm quân của ông bộc lộ ngay từ cuộc đấu trí, đấu lực
đầu tiên và ngày càng được thể hiện ở tầm cao hơn trong mỗi mùa luyện quân,
mỗi mùa chiến dịch. Chỉ với tác phong thực sự cầu thị và tinh thần dũng cảm


dám nhìn thằng vào sự thật ông mới “có gan” thay đổi kế hoạch tác chiến ngay
trước giờ nổ súng, đặc biệt là trong những chiến dịch có ý nghĩa bước ngoặt như

chiến dịch Biên Giới hay Điện Biên Phủ. Chỉ với tầm nhìn bao quát toàn diện và
với lòng tự tin mãnh liệt ông mới không bị động đưa quân về cứu Thái Nguyên
trong mùa khô năm 1950 khi quân ta đang chiến đấu trên đường số 4 hay cứu
trung du khi bộ đội đang chuẩn bị bước sang đợt hai của chiến dịch Tây Bắc.
Chỉ với tầm nhìn xa trông rộng, dự kiến đúng qui luật phát triển của cuộc chiến
tranh xâm lược của Mỹ ông mới đề nghị sớm xúc tiến con đường chiến lược 559
và ngày thông đường ông đích thân vào tận Tà Lê để kiểm tra tình hình, và cũng
chỉ với tầm nhìn xa đó, ông mới kịp thời chỉ thị cho bộ đội phòng không tìm
hiểu tính năng, kỹ thuật, chiến thuật của từng loại máy bay Mỹ, để chủ động
triển khai lực lượng cả 3 thứ quân kịp thời đánh trả không quân Mỹ. Chỉ với sự
quán triệt sâu sắc quan điêể chiến tranh nhân dân của Đảng, tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh, ông mới chú trọng việc chỉ đạo cả ba thứ quân phát huy các tầm
hoả lực để đánh trả máy bay địch, vừa coi trọng vai trò của các đơn vị tên lửa và
máy bay Mig trong chiến đấu đánh trả không quân Mỹ, vừa khuyến khích động
viên dân quân tự vệ lập công bắn máy bay tầm thấp của địch bằng các loại vũ
khí có trong tay. Khi đại đội tự vệ cao xạ 14.5mm của Hà Nội, chỉ bằng một
điểm xạ ngắn – 19 viên đạn - bắn rơi được F111, ông đã ra tận trận địa phòng
không để khen ngợi và cùng các chiến sĩ tự vệ phâ tích và rút kinh nghiệm
nguyên nhân lập được chiến công đó.
Đến Đông Xuân năm 1953 – 1954 mưu kế chiến lược của Đại tướng được
thể hiện rất tài tình. Ông đã thành công trong việc phân tán lực lượng cơ động
của địch và đánh địch trên khắp chiến trường Đông Dương bằng các biện pháp
nghi binh, lừa địch mà chính tướng NAVA cũng phải thú nhận rằng có đến hơn
80% lực lượng cơ động của quân Pháp đã bị phân chia ra các chiến trường. Đến
khi ta tiến công Điện Biên Phủ thì lực lượng cơ động của địch không thể tập
trung lớn để đối phó được nữa.


Về mặt chỉ đạo chiến tranh và tổ chức chỉ huy chiến đấu, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp có những nét độc đáo như: Trường kỳ kháng chiến, lấy dài chọi

ngắn là đường lối lãnh đạo chiến tranh đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vận dụng đường lối đó, Đại tướng đã trực tiếp tham mưu cho Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Bộ Chính trị về chiến lược thì phải trường kỳ, nhưng về tổ chức thực hiện
thì phải tích cực chủ động nắm, tạo, sử dụng thời cơ để từng bước thay đổi
tương quan lực lượng trên chiến trường, giảm thời gian kéo dài chiến tranh.
Một trong những nghệ thuật độc đáo mà Tướng Giáp tham mưu cho Bộ
Chính trị là hàng năm mở các chiến dịch với các loại qui mô kết hợp, các vùng
kết hợp, các loại hình kết hợp, các bước kết hợp, từ thấp đến cao, tạo bước bứt
phá, lan toả rộng,kích thích mạnh, thúc đẩy phát triển bước sau cao hơn bước
trước. Tạo cho địch mất ổn định, phân tán, giam giữ địch lại nhiều nơi, để ta
đánh vào nơi ta muốn. Nghệ thuật này nằm trong thế kháng chiến toàn dân, toàn
diện, nằm trong sức mạnh chiến tranh nhân dân. Một mũi tên đạt hai mục đích:
địch thì liên tục phải xáo trộn, ta thì liên tục sử dụng được sơ hở của địch để diệt
địch, giành dân, mổ rộng căn cứ, làm cho quân lính địch mỏi mệt, tướng lĩnh,
chính phủ địch luôn bị xáo trộn. Khi Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch
Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại tham mưu sử dụng nghệ thuật
khác: mở nhiều chiến dịch, đánh địch ở phạm vi rộng cả Đông Dương để phối
hợp giữ chủ lực địch co cụm ở Điện Biên Phủ nhằm thực hiện trận quyết chiến
cuối cùng. Đặc biệt trong chiến dịch này, Đại tướng đã quyết đoán thay đổi
phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến
chắc”. Lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là rất hiếm ở trên Thế giới cho kéo
pháo lên núi cao, từ hầm trú ẩn chĩa pháo thẳng xuống đầu kẻ địch mà chế áp.
Với cách đánh này vừa bảo vệ được pháo tránh được sát thương do pháo và máy
bay địch gây ra, vừa nâng cao được uy lực và mức chính xác cao, khiến cho
ngay viên chỉ huy pháo binh của Pháp là Pirốt phải tự sát vì hoảng loạn và quá
bất ngờ. Buộc tướng Đờ Catxtơri cùng một vạn sáu nghìn quân tại tập đoàn cứ


điểm Điện Biên Phủ phải đầu hàng vô điều kiện, Chính phủ Pháp phải ký vào
hiệp định Giơnevơ 1954 thừa nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của 3

nước Đông Dương.
Khi chiến cục đông xuân 1975 bước vào giai đoạn quyết định, thấm
nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị là
giải phóng miền Nam trong năm 1975 và 1976, trước hết là giải phóng Tây
Nguyên, ông dùng mưu kế chiến lược thật tuyệt vời. Bằng cách giăng địch ra 2
đầu Nam - Bắc chiến tuyến và kìm địch ở Huế - Đà nẵng và Sài Gòn, Quân đoàn
2 kìm giữ địch ở Huế - Đà Nẵng, Quân đoàn 4 đứng chân ở Đồng Nai - bắc Sài
Gòn, kìm giữ địch ở Sài Gòn và để địch sơ hở ở Tây Nguyên. Chiến dịch Tây
Nguyên được mở màn với trận then chốt quyết định giải phóng Buôn Ma Thuột.
Ngay khi chuẩn bị giải phóng Tây Nguyên Tướng Giáp đã phán đoán đến khả
năng: Nếu địch bị thua ở Tây Nguyên, chúng có thể sẽ rút chạy về co cụm ở
đồng bằng. Quả đúng vậy, từ đó ông đã chỉ đạo gối đầu chiến dịch Huế - Đà
Nẵng và kế tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh với thế đánh địch như chẻ tre.
Thời cơ lịch sử đã đến, với sự nhạy bén và quyết đoán của nhà chiến lược
quân sự, ông đã chỉ huy các mũi tiến công của đại quân ta bằng mệnh
lệnh:”Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ
từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.
Mệnh lệnh của Ông vừa là tiếng kèn xung trận vừa là kết tinh của một tư duy
quân sự thiên tài trước thời khắc hệ trọng lịch sử của Dân tộc tiến tới giải phóng
hoàn toàn miền Nam ngày 30/04/1975. Ông là người đứng đầu quân đội Việt
Nam từ ngày đầu thành lập đến ngày chiến thắng cuối cùng.
Tên tuổi của Tướng Giáp được ghi đậm nét trong các từ điển Bách khoa
của cả hai nước đã từng đem quân xâm lược Việt Nam, với những lời đánh giá
không thiên vị. Đại bách khoa toàn thư Pháp (xuất bản năm 1987) viết: Là người
tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Võ Nguyên Giáp đã thực hiện thành
công một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mác xít kết hợp nhuần


nhuyễn với truyền thống kháng chiến chống ngoại xâm của Dân tộc và vận dụng
khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia tương đối hẹp. Trong con

người Ông Giáp, nhà chính trị đi trước nhà quân sự. Tư tưởng và hành động của
ông không chỉ thu hẹp trong phạm vi nguyên tắc thuần tuý quân sự mà dựa vững
chắc vào tiền đề chính trị là sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân vào
nỗ lực kháng chiến, một điều không thể thiếu của chiến tranh du kích. Võ
Nguyên Giáp là một ví dụ về cách sử dụng tư tưởng quân sự để đạt những mục
đích chính trị, chứ không đơn thuần là một vị tướng chỉ có vai trò quan trọng
trong chiến đấu trong một thời kỳ ngắn trong lịch sử. Ông Giáp đã chứng minh
một cách rõ ràng tính thực tế và những phương thức cụ thể để cho những phong
trào kháng chiến trông bề ngoài có vẻ là yếu kém mà vẫn có thể thắng các “đại
cường quốc” có sức mạnh áp đảo.
Theo Bách khoa toàn thư quân sự - quốc phòng Mỹ (1993), tài thao lược
của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết
hợp nhuần nhuyễn và uyển chuyển với chính trị và ngoại giao đã giúp cho
những người dân Châu Á (Việt Nam – Đông Dương) đánh bại được các tướng
lĩnh phương Tây cùng các học thuyết của họ và trở thành người chiến thắng
trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Quyết tâm chiến đấu và sự sẵn
sàng hy sinh trong quân sỹ của Tướng Giáp đã tạo điều kiện cho lực lượng xã
hội chủ nghĩa của thế giới thứ 3 đánh bại ý chí của các cường quốc phương Tây
và đồng minh của họ. Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ
cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hoả lực khổng lồ của các quốc gia
phương Tây cũng đã chịu khuất phục tài thao lược của một vị tướng đã một thời
làm thầy giáo dạy sử. Một số nhà bình luận tìm cách làm lu mờ tài thao l ược và
những ý tưởng về “ chiến tranh nhân dân” của ông bằng cách nêu bật những tổn
thất to lớn mà dân tộc ông đã phải chịu đựng. Song những thành tựu về quân sự
và chính trị của Tướng Giáp gắn chặt với những thành tựu mà dân tộc ông đã
giành được, đang và sẽ mãi mãi vô cùng vĩ đại.


Với 30 năm làm Tổng Tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao
nhất, Ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường. Trong mọi lĩnh vực chiến

tranh, khó có một tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp giữa
chiến tranh du kích và chiến tranh chính qui ở một trình độ cao. Sự kết hợp này
xưa nay chưa từng có. Về chiến lược, ông có nhãn quan sâu rộng và biết nắm
những vấn đề mấu chốt. Về chiến thuật, ông là bậc thầy của chiến tranh du kích.
Trong lĩnh vực chiến tranh chính qui, hơn ai hết, ông biết làm cho bộ đội hiểu
được những nguyên tắc của việc nắm thời cơ, hiệu quả của nhân tố bất ngờ,
nguỵ trang và nghi binh lừa địch. Về lĩnh vực hậu cần, ông tỏ ra xuất sắc trong
suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, từ tuyến tiếp tế Điện Biên Phủ đến đường
mòn Hồ Chí Minh.
Nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam có quyền tự hào vì
đã sản sinh ra một ông Tổng Tư lệnh như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Có thể
nói rằng ông là một nhà chiến lược lớn, một nhà chính trị có đức độ cao siêu,
một con người có óc sang tạo, một con người đạo đức, một con người luôn luôn
có thái độ đạo đức, một vị Tổng Tư lệnh trăm trận trăm thắng, một con người có
tri thức siêu việt, một bậc thầy về nghệ thuật quân sự. Là tấm gương sáng về ý
thức tôn trọng tổ chức, kỷ cương, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị và liêm khiết, là
hiện thân nhân cách nhân văn, hết lòng thương yêu cán bộ, binh sĩ, nhân dân.
Các tướng lĩnh, sĩ quan và binh sĩ cũng như các tầng lớp nhân dân hết sức tin
tưởng, quý mến và biết ơn Đại tướng, coi Đại tướng là vị Tổng Tư lệnh xuất
chúng và mãi mãi là người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người
công bộc thật sự vì Dân, vì Nước.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ
còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất Thế kỷ XX và là một trong những
thiên tài lớn nhất của tất cả các thời đại. Điều này không phải vì các chiến lược
của ông quá cừ khôi hay siêu phàm, cũng không vì ông đã lãnh đạo và khích lệ
những đội quân chiến đấu của mình đạt đến đỉnh cao của lòng dũng cảm trong


một số trận đánh lẫy lừng mà chính vì những kết quả ông đã đạt được. Trong
hơn 30 năm từ con số không ông đã xây dựng một bộ máy chiến tranh nông dân

bách thắng và ông đã làm điều đó ở một nước nghèo. Ông là động lực đằng sau
mọi thắng lợi. Thành tích của ông là vô song và kết quả ông thu được là phi
thường. Đó chính là thiên tài quân sự.
Tài liệu tham khảo:
- Bộ giáo trình Phát triển khả năng Lãnh đạo – Chương trình Đào tạo
thạc sĩ Quản trị kinh doanh – 6/2009
- Những nhà Lãnh đạo xuất sắc của Cách mạng Việt Nam – Nhà xuất
bản Văn hoá Thông tin
- Tổng Tư lệnh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp- Người Anh CẢ của Quân
đội nhân dân Việt Nam – Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam.



×