Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại ngân hàng chính sách xã hội huyện gia lộc, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 142 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN THỊ VY

QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CHO SINH VIÊN
VAY TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và
không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học của tác giả khác. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi khẳng định rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ, ngành chủ quản, cơ
sở đào tạo và Hội đồng đánh giá khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam về
công trình và kết quả nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Văn Song,
người hướng dẫn Khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức cũng như phương pháp
nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, bạn bè tôi, những người
thường xuyên hỏi thăm, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Có được kết quả nghiên cứu này tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp
của các thầy cô giáo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sự tận tình cung cấp thông tin
của các anh, chị ở các tổ chức chính trị - xã hội địa bàn nghiên cứu, các hộ vay vốn và
cán bộ nhân viên NH CSXH huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương. Tôi xin được ghi nhận và
cảm ơn những sự giúp đỡ này.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô
giáo và tất cả bạn bè.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis
abstract...............................................................................................................x Phần
1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính
cấp
...................................................................................1
1.2.
Mục
tiêu
........................................................................1

1.3.

thiết

nghiên

cứu

đề

của

đề

tài
tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2

Phần
2.

sở

luận
..............................................................................3
2.1.

của




thực

tiễn

Cơ sở lý luận ...................................................................................................3

2.1.1.
Một
số
khái
..................................................................................3

niệm



bản

2.1.2.

Quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay ..............................................................4

2.1.3.

Đặc điểm hoạt động của NH CSXH ...............................................................24

2.2.


sở
..............................................................................................25

thực

tễn

2.2.1.

Thực tiễn cho HSSV vay vốn của một số nước trên Thế giới .........................25

2.2.2.

Thực tiễn cho sinh viên vay vốn ở Việt Nam..................................................26

2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho nghiên cứu và thực tiễn .................................32

Phần
3.
Phương
pháp
.............................................................................34
3.1.
Đặc
điểm
.........................................................................34

nghiên

địa

bàn

3.1.1.
Đặc
nhiên..........................................................................................34
3.1.2.

cứu
nghiên

điểm

cứu
tự

Đặc điểm kinh tế và xã hội.............................................................................37
3


3.1.3.
Những thuận
hội..............................40
3.2.

lợi,

khó


khăn

trong

triển

kinh

tế-xã

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Gia Lộc..................................................42

3.2.1.
Quá
trình
hình
..................................................................42
3.2.2.

phát

thành



phát

triển

Cơ cấu tố chức bộ máy ..................................................................................44


3.3.
Phương
...............................................................................45
3.3.1.
Phương
pháp
.........................................................................45

4

pháp
thu

thập

nghiên

cứu

số

liệu


3.3.2.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................46

3.3.3.


Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong phân tích .................................................46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................47
4.1.

Thực trạng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH huyện
Gia Lộc..........................................................................................................47

4.1.1.

Về lập kế hoạch huy động vốn .......................................................................47

4.1.2.

Tổ chức thực hiện cho vay đối với sinh viên ..................................................51

4.1.3.

Tổ chức kiểm tra, giám sát .............................................................................57

4.1.4.

Tình hình thu hồi nợ và nợ quá hạn................................................................58

4.2.

Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH
huyện Gia Lộc ...............................................................................................59


4.2.1.

Đánh giá công tác huy động nguồn vốn và lập kế hoạch cho vay ...................60

4.2.2.

Đánh giá việc tổ chức thực hiện cho vay ........................................................61

4.2.3.

Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát vay vốn ................................................64

4.2.4.

Đánh giá về công tác thu hồi nợ .....................................................................66

4.2.5.

Một số tồn tại trong quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại NH CSXH
huyện Gia Lộc ...............................................................................................66

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay
tại NH CSXH huyện Gia Lộc.........................................................................68

4.3.1.

Cơ cấu vốn và việc huy động nguồn vốn ........................................................68


4.3.2.

Cán bộ thực thi chính sách .............................................................................68

4.3.3.

Đối tượng thụ hưởng chính sách ....................................................................70

4.3.4.

Công tác tuyên truyền ....................................................................................71

4.4.

Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại NH CSXH
huyện Gia Lộc ....................................................................................72

4.4.1.

Tăng cường huy động vốn địa phương và các nguồn vốn khác.......................72

4.4.2.

Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện cho vay ..............................................74

4.4.3.

Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện việc thu hồi nợ cũng
như phòng ngừa rủi ro....................................................................................74


4.4.4.

Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cho vay ........................................................76

4.4.5.

Nâng cao năng lực nhận thức, năng lực thực hiện đối với hộ vay trong sử
dụng vốn vay .................................................................................................77

4


4.4.6.

Tăng cường kiểm soát việc cho vay vốn.........................................................78

4.4.7.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, các tổ
chức đoàn thể xã hội với NH CSXH ..............................................................79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................80
5.1.

Kết luận .........................................................................................................80

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................81


Tài liệu tham
khảo.....................................................................................................84

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CTXH

Nghĩa Tiếng Việt
Chính trị xã hội ĐTN

Đoàn Thanh niên HCCB
Cựu chiến binh HND

Hội
Hội

Nông dân
HPN

Hội Phụ nữ

HSSV

Học sinh sinh viên

NH


Ngân hàng

NH CSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

UBND

Uỷ ban nhân dân

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lộc .........................................................37
Bảng 3.2. Tình hình về lao động, dân số của huyện Gia Lộc......................................38
Bảng 3.3. Số lao động và cơ cấu lao động giai đoạn 2012 -2014................................39
Bảng 3.4. Tổng giá trị sản xuất huyện Gia Lộc giai đoạn 2012-2014 .........................40
Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của NH CSXH huyện Gia Lộc......................................47
Bảng 4.2. Nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH Gia Lộc ...............................48
Bảng 4.3. Số hộ nghèo của huyện Gia Lộc qua các năm 2012 - 2014 ........................49
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn và cho vay giai

đoạn 2012-2014 ........................................................................................50
Bảng 4.5. Số sinh viên vay vốn theo đối tượng vay thời kỳ 2012 - 2014 ....................53
Bảng 4.6. Thời hạn cho vay theo các chương trình, mục đích vay..............................53
Bảng 4.7. Dư nợ cho vay theo tổ chức chính trị xã hội và chương trình của NH CSXH
thời kỳ 2012 – 2014. ......................................................................55
Bảng 4.8. So sánh dư nợ cho vay vốn đối với HSSV với dư nợ các chương trình khác .....56
Bảng 4.9. Kết quả công tác kiểm tra, giám sát vay vốn của NH CSXH thời kỳ
2012 – 2014 ..............................................................................................58
Bảng 4.10. Tình hình thu hồi nợ vay và nợ quá hạn thời kỳ 2012 - 2014 .....................59
Bảng 4.11. Ý kiến hộ vay vốn trả lời về các quy định cho vay.....................................63
Bảng 4.12. Mức độ ảnh hưởng của vốn vay đối với việc học tập của HSSV ................64
Bảng 4.13. Ý kiến hộ vay trả lời về mức độ yên tâm học tập sau khi vay vốn ..............64
Bảng 4.14. Ý kiến hộ vay điều tra về kiểm tra, giám sát vay vốn .................................65
Bảng 4.15. Ý kiến hộ vay về công tác thu hồi nợ thời kỳ 2012 - 2014 .........................66
Bảng 4.16. Trình độ cán bộ tín dụng NH CSXH huyện Gia lộc (2012-2014) ...............68
Bảng 4.17. Công tác kiểm tra giám sát cán bộ tín dụng (2012-2014) ...........................70
Bảng 4.18. Trình độ dân trí, thu nhập của người dân được điều tra ..............................71
Bảng 4.19. Ý kiến hộ vay đánh giá về công tác tuyên truyền .......................................71

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Vy
Tên luận văn: “Quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế.

Mã số: 60.34.04.10


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Nhằm đánh giá thực trạng việc quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay; phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay; đề xuất một số
giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Gia Lộc.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Cơ sở lý luận về quản lý
nguồn vốn cho học sinh sinh viên vay, thực tễn cho sinh viên vay vốn ở một số nước
trên thế giới, số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Chính
sách xã hội, các số liệu thống kê đã được công bố trên sách báo, tạp chí và
phương tện truyền thông.
Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu gồm: Số liệu được thu
thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình vay vốn bằng phiếu điều tra, phản ánh
những nội dung như: Tình hình vay vốn, thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá
của hộ gia đình và ý kiến của những người được hỏi có liên quan.
+ Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp so sánh, phương pháp thống
kê mô tả.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay và các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Gia Lộc.
8


+ Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay; phân tích các yếu tố
ảnh hướng đến quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay: Cơ chế chính sách, hồ sơ pháp lý,
Ngân hàng Chính sách xã hội, UBND cấp xã và các tổ chức nhận ủy thác, do hộ vay
vốn và học sinh sinh viên.

Một số tồn tại trong quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Gia Lộc như: Bố trí nguồn vốn còn bị động, phụ thuộc nhiều vào
nguồn vốn trung ương phân bổ; việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn; nguồn vốn
hỗ trợ từ Ngân sách địa phương còn rất hạn chế; tốc độ giải ngân chậm; trình độ của
cán bộ cơ sở còn yếu đặc biệt là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn; chưa có chế tài
xử lý nợ rủi ro; lực lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội còn
mỏng, số Tổ Tiết kiệm và Vay vốn tăng.
Để tăng cường quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Gia Lộc tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
+ Giải pháp bảo đảm nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo chương trình, tăng
cường việc huy động vốn địa phương và các nguồn vốn khác.
+ Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện cho vay.
+ Giải pháp tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện việc thu hồi
nợ cũng như phòng ngừa rủi ro.
+ Giải pháp củng cố, hoàn thiện mạng lưới cho vay.
+ Giải pháp nâng cao năng lực nhận thức, năng lực thực hiện đối với hộ vay
trong sử dụng vốn vay.
+ Giải pháp kiểm soát việc cho vay không đúng đối tượng.
+ Giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, các tổ
chức đoàn thể xã hội với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Việc quản lý nguồn vốn cho học sinh sinh viên vay phát huy được tác dụng như:
Cho vay đúng đối tượng, hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, việc xây dựng kế hoạch
huy động vốn và cho vay sát với thực tế, đảm bảo đúng quy trình cho vay, giải ngân và
kiểm tra, giám sát hiệu quả, việc xử lý nợ và rủi ro đảm bảo việc phát triển và bảo toàn
nguồn vốn cho vay từ đó nâng cao được chất lượng hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân
hàng Chính sách xã hội đối với học sinh sinh viên.

9



THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Vy
Thesis title: “Fund management for student loans at GiaLocBank for Social
Policies, Hai Duong Province”.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational instituton: Vietnam Agricultural Academy
- Research purposes:
Assessing the situaton; analyzing determinants effect on fund management for
student loans; proposing solutions to enhance that management at GiaLocBank for
Social Policies.
- Research methods:
+Data collection
Secondary data used in researching process included: The ratonale for fund
management for student loans, practce in some countries in the world, data in business
results report of Bank for Social Policies , and the statstics published in books,
magazines and media.
Primary data used in researching process included: Statstcs collected via direct
interview with households having loans by surveys, representng some contents such as:
Loan situaton, income, desire, evaluations of households and feedbacks of related
respondents.
+ Information analysis: Comparatve method, descriptive statstcs method.
- Findings:
+ The ratonale and practice, as well as determinants effects on fund
management for student loans of GiaLocBank for Social Policies.
+ Assessing the situaton, analyzing factors affect to fund management for
student loans: Policy mechanisms, legal documents, Bank for Social Policies, Commune
People's Commitee and the entrustedorganizations, households and students.

+ Some limitations in managing fund for student loans at GiaLocBank for Social
Policies: Passive fund allocaton, depending too much on central fund allocaton;
difficulties in capital mobilization; limitation in fund support from local budget; slow
disbursement; poor qualifications of local officers, especially Head of Savings and
Loans; having no regulation in non-performing loans settlement; the number of
credit
10


officers of Bank for Social Policies is small while that one of Savings and Loans
Department is increasing.
Recommendations to enhance fund management for student loans at
GiaLocBank for Social Policies:
+ Ensuring preferental credit sources according to the program, strengthening
capital mobilization from local fund and other sources.
+ Solutons to complete lending implementaton.
+ Solutons to strengthen directng, testng, monitoring and implementng
the debt recovery and risk prevention.
+ Solutons to improve, perfect lending network.
+ Solutons to enhance cognitive capacity, implementaton capacity of the
borrowers in using loans.
+ Solutons to control lending wrong objects.
+ Solutions to enhance the coordination between levels of government,
sectors, the social organizatons and Bank for Social Policies.
Fund management

for student

loans promotedsome


efectiveness

as:

Lending right objects, using loans for right purpose, building practical capital
mobilizaton and lending plan, ensuring lending process, disbursement and checking,
controlling efectvely,
development

debt

settlement

and

risk

management

ensuring

and conservation of lendingcapital, thus enhance the quality of

preferental credit activity of bank with students.

11


PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, mở cửa hội nhập kinh tế
quốc tế, phấn đấu trở thành một nước Công nghiệp phát triển theo hướng
hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Một trong những chính sách
quan trọng đó là chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) theo
Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình tín dụng
đối với HSSV có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao, liên quan đến
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ Trung ương đến địa
phương cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc
tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ (Đào Anh Tuấn, 2014).
Huyện Gia Lộc là một huyện thuần nông của tỉnh Hải Dương. Toàn huyện
có 22 xã và 01 thị trấn, dân số đông, lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Hoạt động tín
dụng, đặc biệt là tín dụng đối với HSSV đã góp phần không nhỏ trong công tác an
sinh xã hội trên địa bàn huyện. Trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội (NH
CSXH) là một tổ chức tín dụng chính thống có vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù
đã và đang nỗ lực rất lớn trong công tác quản lý nguồn vốn như: cơ chế ngày càng
hoàn thiện hơn, thủ tục vay vốn ngày càng đơn giản hơn, … bên cạnh đó vẫn còn
những hạn chế như: cho vay không đúng đối tượng, mức cho vay còn hạn chế, sử
dụng vốn vay sai mục đích, hiệu quả sử dụng vốn vay thấp,… Vì vậy, những kết
quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi và kỳ vọng của Nhà nước và
nhân dân, việc quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay chưa thực sự hiệu quả.
Với mong muốn việc quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay ngày càng hiệu
quả tôi tến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay tại
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay
của NH CSXH huyện Gia Lộc, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý
nguồn vốn cho sinh viên vay.

1


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn cho sinh
viên vay tại NH CSXH.
- Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc quản
lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH huyện Gia Lộc.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn cho sinh viên
vay tại NH CSXH huyện Gia Lộc.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý
nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH huyện Gia Lộc.
- Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, quản lý, tổ
chức quản lý.
- Chủ thể nghiên cứu: Là cán bộ quản lý ngân hàng (cán bộ quản lý, nhân
viên trực tiếp cho sinh viên vay vốn).
- Đối tượng cho vay: Là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về thực
trạng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay của NH CSXH huyện Gia Lộc và một số
giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay trong những năm tới.
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lộc tỉnh
Hải Dương.
- Về thời gian: Đề tài tến hành nghiên cứu từ tháng 04 năm 2015
đến tháng 04 năm 2016. Do đó các thông tn, số liệu phản ánh trong đề tài tập
trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ đầu năm 2012 đến hết năm 2014 và
đề xuất giải pháp cho các năm tếp theo.


2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về sinh viên
Có rất nhiều định nghĩa về sinh viên:
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này
của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình
học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải
qua bậc tểu học và trung học.
Theo Kamila (sinh viên Cộng hòa Séc), sinh viên là người đến trường để
học một cái gì đó. Có nhiều loại sinh viên: Họ đến trường vì họ phải đến, họ đến
trường vì họ chẳng còn gì khác để làm và một nhóm khác là đến trường vì
thực sự muốn học được một cái gì đó, vì họ biết sẽ không có tương lai nếu không
học.
Theo Manuel Benito (sinh viên Tây Ban Nha), sinh viên là tất cả những
người cần học cái gì đó và không bao giờ ngại bỏ công sức để theo đuổi tri thức.
Từ những quan điểm trên sinh viên là những người đã trải qua bậc
tểu học và trung học, họ tiếp tục học một ngành nghề nào đó tại các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề để chuẩn bị cho công
việc sau này của họ.
2.1.1.2. Khái niệm cho vay
Theo lý thuyết kinh tế tiền tệ: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo
đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc và lãi (Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001).

Cho vay là một hoạt động thường xuyên và chủ yếu của những tổ chức tín
dụng, nghiệp vụ cho vay đem lại phần lớn thu lãi cho tổ chức tín dụng.
3


Cho vay thể hiện ba mặt cơ bản:

4


- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang
người khác.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi.
Đối tượng cho vay rất đa dạng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ
chức.
Cho sinh viên vay vốn là loại hình cho vay đặc biệt. NH CSXH sử dụng
các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và học
nghề vay nhằm mua sắm phương tện học tập và các chi phí khác phục vụ cho
việc học tập tại trường (Nguyễn Trung Hiếu, 2014).
2.1.2. Quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay
2.1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay
a. Khái quát chung về quản lý
Xã hội loài người hình thành và biến đổi qua nhiều giai đoạn. Trước nhu
cầu sinh tồn và phát triển con người đã có sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, có sự
phân công một cách hợp lý nhằm làm cho lao động ngày một tăng năng suất cao
hơn, hiệu quả hơn.
Từ đó hình thành hoạt động đặc biệt, đó là sự chỉ huy, tổ chức, điều hành,
kiểm tra, chỉnh lý dành cho người đứng đầu, để tập hợp mọi sự nỗ lực của

các thành viên trong nhóm, một tổ chức đạt được mục têu đề ra. Hoạt động
đặc biệt đó chính là hoạt động quản lý.
Khái niệm về quản lý
Theo Harold và cs (2002) quan điểm kinh tế học cho rằng: "Quản lý là
nghệ thuật biết rõ ràng cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp
tốt nhất và rẻ tền nhất".
C.Mác nhận định: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tếp hay lao động
chung nào, tến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một
sự chỉ đạo đề điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, sản xuất khác với sự vận
5


động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng".

6


Các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng có những khái niệm khác nhau:
Theo Đặng Vũ Hoạt (1996): "Quản lý là một quá trình định hướng quản lý
một hệ thống nhằm đạt một mục tiêu nhất định những mục têu này đặc trưng
cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn".
Theo Nguyễn Minh Đạo (1997): "Quản lý là một quá trình tác động liên
tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể, quản lý đến khách thể quản lý về các
mặt chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá bằng một hệ thống các nguyên tắc
pháp luật, chính sách, phương pháp và giải pháp quản lý tạo ra những điều kiện
cho sự phát triển của khách thể và tạo ra uy tín".
Từ những định nghĩa trên, đề tài xác định: Quản lý là một quá trình
tác động có định hướng của chủ thể, quản lý đến khách thể quản lý, nhằm tạo

ra sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức để tổ chức có hiệu quả các tềm
năng để đạt được các mục têu đề ra.
Mục tiêu của quản lý: Là cần tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi
người có thể hoàn thành được mục đích của mình, của nhóm với thời gian,
tền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất.
Đối tượng quản lý: Là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa người và
người trong quản lý, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Những quan hệ
này có thể là quan hệ của con người với môi trường, của tổ chức với môi trường.
Quản lý nghiên cứu các mối quan hệ này nhằm tìm ra quy luật và cỏ chế vận
dụng những quy luật đó trong quá trình tác động lên con người, thông qua đó tác
động lên các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư, trang thiết
bị công nghệ thông tin một cách có hiệu quả.
Chức năng của quản lý
Chức năng của quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của
chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hoá trong hoạt động
quản lý nhằm thực hiện mục têu chung của quản lý.
Henry Fayol, một trong những người khởi đầu khoa học quản lý cho rằng
quản lý có 04 chức năng cơ bản và là 04 khâu có sự liên kết chặt chẽ với nhau, đó
là:

7


- Chức năng lập kế hoạch: Trong đó bao gồm dự báo, vạch mục têu. Đây
là chức năng đầu tiên, đó là bản hướng dẫn xác định mục tiêu, mục đích đối
với

8



các thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức
để đạt được mục tiêu đó.
- Chức năng tổ chức: Tổ chức công việc, sắp xếp con người.
Người quản lý sau khi lập kế hoạch cần phải chuyển hoá những ý tưởng
đó thành hiện thực, đó là tổ chức thực hiện.
Tổ chức là quá trình sắp xếp, xác lập và liên kết các bộ phận các chức
năng riêng lẻ thành một hệ thống hoàn thiện, thống nhất tạo nên sức mạnh
tổng hợp để đạt được mục têu quản lý.
Nhờ chức năng tổ chức mà con người quản lý có thể kết hợp, điều phối tốt
hơn các nguồn vật lực và nhân lực một cách có hiệu quả, cho phép mọi hoạt
động trong đơn vị có điều kiện góp phần tốt nhất vào mục têu chung.
- Chức năng điều hành: Tác động đến con người bằng các quyết định
để con người hoạt động, đưa bộ máy đạt tới mục têu, trong đó bao gồm cả việc
khuyến khích, động viên.
Sau khi lập kế hoạch và xác định được cơ cấu tổ chức và nhân sự thì phải
làm cho hệ thống quản lý hoạt động, phải có ai đứng ra lãnh đạo dẫn dắt tổ
chức đó là chức năng điều hành, điều khiển.
Mục đích của điều hành là đưa tổ chức vào hoạt động để thực hiện
mục tiêu. Đây là những tác động từ phía chủ thể quản lý, điều hành trong quản
lý, là quá trình khởi động và duy trì sự hoạt động của hệ thống quản lý theo kế
hoạch đề ra.
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhằm kịp
thời điều chỉnh sai sót, đưa bộ máy hoạt động theo mục têu xác định.
Thông qua chức năng này, người quản lý theo dõi, giám sát các thành quả
hoạt động và tến hành những hoạt động sửa chữa, điều chỉnh sai sót, lệch
lạc nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.
Như vậy có thể nói, các chức năng quản lý tạo thành một hệ
thống thống nhất với một trình tự nhất định, trong đó từng chức năng vừa
có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ phụ thuộc với chức năng khác.


9


Việc bỏ qua hoặc coi nhẹ bất cứ một chức năng nào trong chuỗi các chức
năng đều ảnh

1
0


hưởng xấu tới kết quả quản lý. Các chức năng tạo thành một chu trình quản
lý của một hệ thống.
b. Quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay
Mục têu nói chung của tín dụng HSSV là cung cấp vốn cần thiết nhằm đáp
ứng các nhu cầu vay vốn của sinh viên và các đối tượng chính sách. Đối với cho
vay học sinh sinh viên, nhu cầu này được bắt nguồn từ sự thiếu kinh phí để
học tập. Khi vay được vốn tín dụng sinh viên phải có trách nhiệm với món tền
vay và như vậy gia đình và bản thân sinh viên sẽ phải vận động chứ không ỷ lại
như khi nhận được một sự bao cấp.
Nguồn vốn cho sinh viên vay chủ yếu được huy động từ nguồn ngân sách là
chính do vậy việc quản lý vốn cho vay đòi hỏi NH CSXH phải đảm bảo tối đa nguồn
vốn, tránh gây thất thoát, lãng phí tền của của Nhà nước; đồng thời giúp cho
sinh viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Phương thức cho vay theo
hướng cho vay thông qua hộ gia đình học sinh sinh viên. Chủ hộ gia đình là người
trực tiếp nhận nợ và trả nợ, trả lãi cho ngân hàng.
Đây là một loại vốn đặc biệt được nhà nước đầu tư tài trợ thông qua kênh
NH CSXH sau đó các tổ chức này sẽ giúp nhà nước trong việc cho sinh viên vay.
Nguồn vốn này được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ ngân
sách nhà nước cấp, từ ngân sách tỉnh hỗ trợ, từ các tổ chức và cá nhân ở
trong và ngoài nước, vốn đi vay từ các Ngân hàng, vốn tết kiệm từ các tổ chức

kinh tế - xã hội.
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay là
một hoạt động của chủ thể là NH CSXH tác động vào đối tượng là sinh viên vay
vốn thông qua các hoạt động cụ thể như: Kế hoạch huy động nguồn vốn và cho
vay; tổ chức thực hiện cho vay; kiểm tra giám sát và thu hồi nợ cũng như các
biện pháp xử lý đối với sinh viên vay vốn nhằm đảm bảo việc bảo toàn, quay
vòng và phát huy tối đa tác dụng của vốn vay.
2.1.2.2. Mục tiêu của quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay
Do đặc thù của nguồn vốn cho sinh viên vay cũng như vai trò của nguồn
vốn cho sinh viên vay trong việc giúp sinh viên có cơ hội đến trường, đảm bảo
không còn sinh viên nào vì thiếu tiền mà không được đến trường; vì vậy, để việc
1
1


quản lý nguồn vốn cho sinh viên vay có hiệu quả phải đảm bảo cơ bản các mục
tiêu sau:

1
2


×