Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Thực trạng và triển vọng trong hợp tác năng lượng giữa việt nam với liên bang nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN KHÁNH LINH

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TRONG HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG
GIỮA VIỆT NAM VỚI LIÊN BANG NGA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội – 2014

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN KHÁNH LINH

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TRONG HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG GIỮA VIỆT
NAM VỚI LIÊN BANG NGA
Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT Mã
số: 603107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CẢNH TOÀN

Hà Nội – 2014


ii


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên đã tham gia giảng dạy,
hướng dẫn luận văn lớp Cao học K18 - Kinh tế đối ngoại, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả được học tập nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu đề tài;
Toàn thể bạn bè và đồng nghiệp, đã quan tâm và động viên tác
giả.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn TS. Nguyễn
Cảnh Toàn, đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để chỉ dẫn giúp đỡ
tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do điều kiện về thời gian cũng như hạn chế về trình độ của bản thân,
thêm vào đó vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các
thầy, Hội đồng chấm đề cương luận văn tốt nghiệp để đề tài được hoàn thiện
hơn./.
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Khánh Linh

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn………………………………………………………………… Danh mục các ký hiệu

và chữ viết tắt..............................................................i Danh mục các bảng số
liệu..............................................................................ii Danh mục các hình vẽ,
đồ thị.........................................................................iii MỞ
ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác kinh tế
về năng lượng trong bối cảnh toàn cầu hóa.....................................................7
1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................7
1.1.1 Hợp tác kinh tế quốc tế và nhu cầu hợp tác năng lượng
trong bối cảnh toàn cầu hóa ..................................................................7
1.1.2. Các hình thức hợp tác năng lượng................................................9
1.2. Cơ sở thực
tiễn..........................................................................................12
1.2.1. Tổng quan về lĩnh vực năng lượng của Việt Nam .....................12
1.2.2. Vị thế, tềm năng của Liên bang Nga trong lĩnh vực năng
lượng........20
1.2.3. Sự cần thiết phải tăng cường hợp tác năng lượng giữa
Việt Nam và Liên bang Nga …..............................................................29
1.3 Kinh nghiệm hợp tác kinh tế vê năng lương của Việt Nam
với một số nước …..........................................................................................31
Chương 2: Thực trạng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Liên bang Nga
…......35
2.1. Khái quát về quan hệ chính trị và kinh tế song
phương..............................35
2.2. Hợp tác năng lượng trong các lĩnh vực chủ chốt………………………….41
2.2.1 Hợp tác trong lĩnh vực thủy điện và nhiệt
điện.................................41
2.2.2 Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí……………………………….…49
2.2.3 Hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân...........................................56
Chương 3: Những đánh giá, triển vọng và một số giải pháp thúc đẩy quan



hệ hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - Liên bang Nga .................................67

ii


3.1 Đánh giá về thực trạng hợp tác hai nước trong lĩnh vực năng lượng…....67
3.2. Triển vọng hợp tác song phương..............................................................81
3.1.1. Vị trí và tầm quan trọng trong hợp tác năng lượng
giữa Việt Nam - Liên bang Nga .............................................................81
3.1.2. Một số dự báo về triển vọng hợp tác năng lượng
giữa Việt Nam - Liên bang Nga .............................................................82
3.3. Giải pháp thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Liên bang Nga …
84
3.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác năng lượng
giữa Việt Nam - Liên bang Nga .............................................................84
3.3.2. Các kiến nghị mang tính giải pháp..............................................85
KẾT LUẬN.....................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................89

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2

LB Nga

Liên bang Nga

3

NMĐHN

Nhà máy điện hạt nhân

4

PVN

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

5

SNG

Cộng đồng các quốc gia độc lập


i


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Số thứ tự

Số hiệu

1

Bảng 1.2

Nội dung bảng
Các nhà máy thuỷ điện lớn (>100MW)
của Việt Nam.

Trang
14

Kim ngạch và phần trăm tăng trưởng
2

Bảng 2.1

thương mại Việt Nam - LB Nga và giá

37

trị xuất nhập, khẩu của Việt Nam.

Nội dung và kết quả đàm phán về Hiệp
3

Bảng 2.2

định xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1
giữa Việt Nam và Nga.

ii

57


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Số thứ
tự

Số hiệu

1

Hình 1.1

Nội dung bảng và đồ thị
Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam
từ năm 2003-2009

iii


Trang
13


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của loài người, năng lượng luôn đóng một vai
trò quan trọng. Từ xa xưa con người đã biết khai thác các nguồn tài nguyên
năng lượng để phục vụ các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống
hàng ngày. Ngày nay, năng lượng đang trở thành là vấn đề cấp thiết, toàn
cầu khi mà các nguồn tài nguyên năng lượng trên thế giới bị con người khai
thác đang dần trở nên cạn kiệt trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao. Chúng
ta có thể thấy rất rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác động
rất lớn tới các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới.
Do vậy nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt thành
vấn đề ―an ninh năng lượng‖ đối với sự phát triển của quốc gia trong đó có
Việt Nam.
Việt Nam có nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng đầy đủ các chủng
loại như than, dầu khí, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã tiến hành khai thác tích cực các
nguồn tài nguyên sẵn có và quan tâm phát triển ngành năng lượng nhưng
đến nay về cơ bản ta vẫn chưa thể tự cung ứng năng lượng, bên cạnh việc
xuất khẩu than và dầu thô, ta vẫn phải nhập khẩu các nguồn năng lượng từ
bên ngoài. Theo nghiên cứu của Phó viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách
tài nguyên và môi trường, Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thế Chinh [48], từ
năm 2025 đến năm 2030 khả năng thiếu hụt năng lượng đáp ứng nhu cầu
tăng trưởng kinh tế là không tránh khỏi, đòi hỏi ngay từ bây giờ chúng ta
phải có chiến lược đáp ứng tổng cầu năng lượng phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế, xã hội lâu dài, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội... Một trong những giải pháp quan trọng trong vấn đề năng lượng

1


của Việt Nam hiện nay đó là tăng cường hợp tác năng lượng với LB Nga. Bởi
Nga là một cường quốc năng

2


lượng, hàng đầu thế giới. Việt Nam có thể tận dụng được nguồn vốn lớn và
công nghệ tiên tiến của Nga để thúc đẩy phát triển ngành năng lượng
quốc gia. Hơn nữa tăng cường hợp tác năng lượng với Nga, không chỉ làm
sâu đậm thêm quan hệ chính trị hai nước mà việc tham gia khai thác của
Nga trong khu vực thềm lục địa tại Biển Đông đã gián tiếp khẳng định chủ
quyền biển đảo của Việt Nam tại biển này.
Trong thời gian qua, lĩnh vực hợp tác năng lượng luôn được chính phủ
Việt Nam, LB Nga thường xuyên quan tâm, ủng hộ và đã có một số những
thành tựu đáng kể, tuy nhiên mức độ hợp tác hai bên hiện nay chưa xứng
với tềm năng.
Những thực tế trên đã đặt ra nhiều câu hỏi: tại sao hợp tác
năng lượng với Nga là hiệu quả và phù hợp với lợi ích và định hướng phát
triển của hai nước? Những mặt hạn chế và thành công trong hợp tác năng
lượng với Nga? định hướng phát triển hợp tác năng lượng với Nga trong
tương lai?
Chính vì ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc hợp tác năng lượng
với LB Nga, việc nhìn nhận lại quan hệ hợp tác năng lượng Việt Nam - LB Nga
cũng như xem xét triển vọng của nó trong tương lai, tìm ra các phương
hướng biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa hai nước ngày
càng sâu rộng và có hiệu quả hơn đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích
của hai nước là hết sức thiết thực. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài:

―Thực trạng và triển vọng trong hợp tác năng lượng giữa Việt Nam với LB
Nga‖
2. Tình hình nghiên cứu

3


Hợp tác giữa Việt Nam - LB Nga là vấn đề được nhiều người quan tâm
và bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tuy nhiên tới nay chưa có một đề tài
nghiên

4


cứu nào thực sự đi sâu vào vấn đề hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - LB
Nga, có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu đã được công bố như:
Tác giả Nguyễn Công Khang và Nguyễn Quốc Minh (2010) trong
nghiên cứu về ―Triển vọng quan hệ hợp tác Việt - Nga về lĩnh vực dầu khí
trong khuôn khổ Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro‖ đã đề cập khá sâu
sắc về vấn đề hợp tác năng lượng Việt Nam và LB Nga trong lĩnh vực dầu
khí tuy nhiên nghiên cứu lại bị gói gọn trong hợp tác hai nước trong lĩnh vực
dầu khí và chỉ trong khuôn khổ xí nghiệp Vietsopetro.
Bên cạnh đó còn có bài viết như: Nhìn lại 10 năm chính sách đối ngoại
của LB Nga và quan hệ Việt Nam - LB Nga những năm đầu thế kỷ XXI của tến
sỹ Nguyễn An Hà (2010); ―Thử phân tích chiến lược mới của Nga đối với
ASEAN và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam sau Thông điệp Liên bang
ngày 12/11/2009 của Tổng thống D.Medvedev‖ của tiến sỹ Nguyễn Cảnh
Toàn; bài ―Quan hệ Việt - Nga: Một mô hình của quan hệ truyền thống và đối
tác chiến lược‖ của tác giả Lê Quỳnh Nga (2010); bài Quan hệ đối tác chiến
lược Việt - Nga của tác giả Đinh Công Tuấn (2010); Sách ―Quan hệ kinh tế

Việt Nam - LB Nga, hiện trạng và triển vọng‖ của tác giả Bùi Huy Khoát,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995; Sách ―Quan hệ Việt - Nga
trong bối cảnh quốc tế mới‖ của tác giả Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh, Nhà xuất
bản Thế giới (2005). Bài ―Quan hệ kinh tế Việt Nam - LB Nga (2001 - 2010)‖
của Nguyễn Sinh Cúc. Ngoài ra còn có nhiều bài viết có liên quan được đăng
trên các báo, tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Kinh tế
đối ngoại, mạng Internet, các báo Dân trí, báo Nhân dân, báo Tuổi trẻ. Dù
phong phú về số lượng và chủng loại song các công trình trên trên chỉ đưa ra
một cách khái quát về tình hình hợp tác năng lượng giữa hai nước như là

5


một phần trong cả một bức tranh tổng thể quan hệ hợp tác Việt Nam - LB
Nga

6


hoặc đi sâu vào một trong những lĩnh vực hợp tác năng lượng nào đó giữa
hai nước, chứ chưa có bài nào đánh giá một cách tổng thể và đầy đủ về thực
trạng và triển vọng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - LB Nga.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam - LB Nga.
Trên cơ sở đó đánh giá, dự báo triển vọng hợp tác năng lượng giữa hai
nước và đưa ra một số giải pháp mang tính chất tham khảo nhằm thúc đẩy
mối quan hệ hợp tác này trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng và triển vọng hợp tác năng lượng Việt

Nam - LB Nga.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác năng
lượng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và LB Nga.
- Phạm vi nghiên cứu: Do mục têu và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu,
luận văn định hướng nghiên cứu vào thực trạng và triển vọng trong hợp tác
năng lượng giữa Việt Nam - LB Nga theo các lĩnh vực hợp tác như: thủy điện,
nhiệt điện, dầu khí, điện hạt nhân từ năm 2001 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
đồng thời kết hợp so sánh, phân tch đánh giá, tổng hợp, thống kê cùng với
7


sử dụng các nguồn tài liệu thu thập được trong sách báo, các tạp chí, trên
cơ sở

8


thế giới quan và phương pháp luận Macxit, chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic kết hợp với việc phân tích, tổng
hợp, hệ thống lại các vấn đề...để có thể đưa ra bức tranh khái quát về đề tài
nghiên cứu, góp phần làm cho bài viết thêm mạch lạc và đầy đủ.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trong bối cảnh hiện tại khi mà trữ lượng tài nguyên dầu mỏ, than
đá trên thế giới đang ngày trở nên cạn kiệt, năng lượng đã và sẽ là vấn đề
cấp thiết và nỏng bỏng đối với các nước, đặc biệt là đối với những nước đang
trên đà phát triển như Việt Nam.

Hợp tác năng lượng Việt Nam - LB Nga đã có truyền thống từ thời
Liên Xô và ngày càng phát triển cho đến ngày nay, không chỉ giúp ta đáp ứng
được yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng, tận dụng được những công nghệ
mới hiện đại của Nga trong lĩnh vực này mà còn củng cố, tăng cường đảm bảo
an ninh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp biển đảo giữa ta và
Trung Quốc chở nên ngày càng diễn biến phức tạp.
Tuy vậy hiện nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu và đầy đủ
toàn cảnh về thực trạng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và LB Nga. Do
vậy, đề tài nghiên cứu về ―Thực trạng và triển hợp tác năng lượng Việt Nam LB Nga‖ không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Luận văn đã tập hợp, lựa chọn và xử lý một khối lượng tư liệu lớn, rời
rạc để dựng thành một bức tranh tổng thể về thực trạng và triển vọng
trong hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và LB Nga. Trên cơ sở những khó
khăn, hạn chế trong quá trình hợp tác giữa hai nước, tác giả đã đưa ra những
kiến nghị, giải pháp có thể khắc phục và thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa
Việt Nam - LB Nga.
9


7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, bảng chữ các viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo
và phần phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác kinh tế về năng lượng
trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Chương 2. Thực trạng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và LB Nga.
Chương 3. Những đánh giá, triển vọng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam LB Nga.

10


Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác kinh tế

về năng lượng trong bối cảnh toàn cầu hóa
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Hợp tác kinh tế quốc tế và nhu cầu hợp tác năng lượng trong
bối cảnh hiện nay
Quan hệ kinh quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của
các quốc gia hay nói cách khác đó là tổng thể các mối quan hệ vật chất và tài
chính, các mối quan hệ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa các quốc gia.
Liên kết kinh tế quốc tế Nhà Nước là những liên kết kinh tế được hình
thành trên cơ sở các hiệp định được ký kết giữa hai hay nhiều chính phủ nhằm
lập ra các liên minh kinh tế khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh tế đối ngoại phát triển.
Một cách tổng thể, hợp tác kinh tế quốc tế là một hình thức trong
đó diễn ra quá trình xã hội hoá có tnh chất quốc tế đối với quá trình tái sản
xuất giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Đó là sự thành lập một tổ hợp kinh tế
quốc tế của một nhóm thành viên nhằm tăng cường phối hợp và điều
chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát
triển giữa các bên và thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu. Liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế được xem là mối quan hệ
kinh tế vượt ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia, được hình thành dựa vào
sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển. Quá
trình liên kết kinh tế quốc tế đưa tới việc hình thành một thực thể kinh tế
mới ở cấp độ cao hơn với các mối quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp và đa
dạng. Các bên tham gia liên kết
11


kinh tế quốc tế có thể là các quốc gia hoặc các tổ chức, doanh nghiệp
thuộc
các nước khác nhau.

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan của nhân loại mà không một
quốc gia nào có thể đứng ngoài. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn
ra trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và lĩnh vực năng lượng cũng không
nằm ngoài quy luật này. Thật vậy, sự ràng buộc giữa các quốc gia về năng
lượng ngày càng trở nên rõ ràng hơn khi mà hiện này mọi biến động (tăng,
giảm giá sản phẩm hay sản lượng hàng năm, hay tình hình chính trị...) trên
thị trường năng lượng đều tác động tới các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế
giới, không chỉ tới các nước nhập khẩu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc...mà còn tới các nước xuất khẩu như Nga, Iran... Chính vì vậy nhu
cầu hợp tác trên thế giới để đảm bảo sự thống nhất giữa các quốc gia về
chính sách trong lĩnh vực này nhằm tạo sự ổn định thị trường năng lượng thế
giới là nhu cầu tất yếu, không thể thiếu trong thời đại hiện nay. Một số tổ
chức quốc tế được lập ra đang điều hành và chi phối các hoạt động trong lĩnh
vực năng lượng như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC); IEA (Cơ
quan Năng lượng Quốc tế); Hội đồng Năng lượng thế giới (WEC)...
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay nhu cầu về năng lượng của xã hội
ngày càng tăng trong khi các nguồn năng lượng tự nhiên sẵn có đang dần cạn
kiệt; việc nghiên cứu, tm kiếm các nguồn năng lượng mới vẫn còn nhiều khó
khăn, hạn chế đòi hỏi sự đầu tư tích cực về vốn, lao động, công nghệ của xã
hội; việc tranh giành các nguồn năng lượng trên thế giới ngày càng nghiêm
trọng, đe dọa tới an ninh, hòa bình quốc tế.... đã cho thấy năng lượng đang
trở thành vấn đề có tnh chất toàn cầu, nóng bỏng mà không quốc gia đơn lẻ
nào - ngay cả đối với những nước được cho là cường quốc năng lượng thế
12


giới, có thể tự giải quyết được nó đòi hỏi sự liên kết, phối hợp giữa các
nước, khu

13



vực, thế giới.
Chính vì những lý do trên mà xu hướng hợp tác kinh tế quốc về năng
lượng trở thành là xu hướng tất yếu hiện nay. Hợp tác giúp các nước có thể
đảm bảo được nguồn cung năng lượng để phát triển, phát huy hết lợi thế so
sánh và tận dụng được các nguồn lực bên ngoài để đầu tư, thúc đẩy nội
lực bên trong; giảm chi phí khai thác và đầu tư công nghệ, nâng cao hiệu quả
khai thác và sản xuất. Ngoài ra, hợp tác giữa các nước trên thế giới về năng
lượng cũng tạo ra những cơ chế giúp đảm bảo sự ổn định, thống nhất trên
thị trường năng lượng cũng như việc hoạch định các chính sách năng lượng
hợp lý từ đó góp phần giảm nguy cơ xung đột, mâu thuẫn toàn cầu; tạo động
lực hợp tác khoa học kỹ thuật, tìm kiếm các tìm kiếm các nguồn năng lượng
thay thế.
1.1.2. Các hình thức hợp tác năng lượng.
Theo lý thuyết thì có 6 hình thức kinh tế đối ngoại là hình thức hợp tác
trong lĩnh vực sản xuất; hình thức hợp tác khoa học kỹ thuật; ngoại
thương hay thương mại quốc tế; hình thức đầu tư quốc tế; hình thức tín
dụng quốc tế; hình thức thu ngoại tệ và du lịch quốc tế. Hợp tác kinh tế
trong lĩnh vực năng lượng về cơ bản cũng gói gọn trong 6 hình thức trên.
- Hình thức hợp tác trong lĩnh vực sản xuất: Là hình thức hợp tác trong
lĩnh vực sản xuất bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp chung, chuyên môn
hoá và hợp tác hoá sản xuất quốc tế các sản phẩm năng lượng.
Nhận gia công các bộ phận, máy móc thiết bị năng lượng là một hình
thức hợp tác hiệu quả, tận dụng được nguồn lao động, tạo nhiều việc làm và
tận dụng công suất máy móc hiện có. Muốn mở rộng việc nhận gia công cho
nước ngoài phải nắm bắt tốt những nhu cầu sản xuất hàng hóa của thế giới.
14



Về mặt pháp lý, xí nghiệp chung thường được tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần với trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số vốn góp của các
thành viên. Các xí nghiệp này thường được ưu tiên xây dựng ở những ngành
nghề kinh tế quốc dân hướng vào xuất khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu
và trở thành nguồn thu ngoại tệ chuyển đổi hay tạo điều kiện cho Nhà nước
tiết kiệm ngoại tệ. Do phân công lao động quốc tế tất yếu dẫn đến hợp tác
quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá, có thể là chuyên môn hoá giữa những
ngành khác nhau hay chuyên môn hoá trong cùng một ngành. Hình thức này
làm cho cơ cấu kinh tế ngành của các nước tham gia đan kết, phụ thuộc lẫn
nhau.
- Hình thức hợp tác khoa học kỹ thuật: Hình thức này được thực hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như phối hợp nghiên cứu khoa học kỹ thuật,
hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân, chuyển giao công nghệ...
Đối với những nước lạc hậu về kỹ thuật, phương tiện vật chất kỹ thuật
còn thiếu, đội ngũ cán bộ mỏng, vốn đầu tư nghiên cứu ít thì việc hợp
tác khoa học kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các nước này nhanh
chóng rút ngắn khoảng cách lạc hậu về khoa học kỹ thuật với các nước phát
triển.
- Hình thức ngoại thương hay thương mại quốc tế trong lĩnh vực năng
lượng là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ (các sản phẩm, thiết bị năng lượng
như dầu mỏ, ga, than đá, các thiết bị trong các công trình năng lượng;
dịch vụ thẩm định, thiết kế, xây dựng...) giữa các quốc gia.
Ngoại thương có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là
đối với những quốc gia đang phát triển nhằm góp phần làm tăng của cải
và sức mạnh tổng hợp của mỗi nước. Nó là một động lực của sự tăng trưởng
15


kinh tế quốc dân, nâng cao trình độ công nghệ và ngành nghề trong nước,
―điều tiết thừa, thiếu‖ của mỗi quốc gia, tạo điều kiện giao dịch việc làm

cho người lao

16


×