Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua TN396 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ HOA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CÀ CHUA
TN386
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ HOA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CÀ CHUA TN386
TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành
Mã số ngành

: Khoa học cây trồng
: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Mão

Thái Nguyên – 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để giúp tôi hoàn thành luận văn này
đã được cảm ơn và các trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

TRIỆU THỊ HOA


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Mão Khoa nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy cô
giáo trong Khoa nông học và Bộ môn Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cùng các cán bộ, công nhân trong trung tâm thực hành thực nghiệm
Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tôi
hoành thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè

đã ủng hộ tôi, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

TRIỆU THỊ HOA


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................
i

LỜI

CẢM

ƠN

.................................................................................................. ii MỤC LỤC
....................................................................................................... iii DANH
MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii DANH
MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................viii DANH
MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... x MỞ
ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề......................................................................................................
1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ......................................................................
2
2.1. Mục tiêu......................................................................................................

2
2.2. Yêu cầu....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa thực tễn ........................................................................................
3
3.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
1.2. Nhu cầu về dinh dưỡng cho cây cà chua....................................................
5
1.2.1. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng đa lượng của cây cà chua.........................
6
1.2.1.1. Nhu cầu sử dụng đạm...........................................................................
6


4

1.2.1.2. Nhu cần sử dụng lân.............................................................................
7
1.2.1.3. Nhu cầu sử dụng kali............................................................................ 7
1.2.2. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng trung lượng đối với cà chua.....................
8
1.2.3. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng vi lượng đối với cà chua ..........................
8
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới ............................
8
1.3.1. Sơ lược tình hình sản xuất cà chua trên thế giới .....................................
8



4

1.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới........................................... 10
1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ở Việt Nam ........................... 13
1.4.1. Sơ lược tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam.................................... 13
1.4.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam ........................................... 15
1.4.2.1. Nghiên cứu về giống .......................................................................... 15
1.4.2.2. Nghiên cứu về biện pháp bảo vệ thực vật cho cây cà chua ...................
17
1.4.3. Những hạn chế và giải pháp phát triển cà chua ở Việt Nam ................ 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................................................................................................ 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 26
2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 26
2.3.2.2. Các biện pháp kỹ thuật ....................................................................... 28
2.3.3. Các chỉ têu và phương pháp theo dõi................................................... 30
2.3.3.1. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển .......................................................
30
2.3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng ..................................................................... 30
2.3.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả ..............................
30
2.3.3.4. Các chỉ tiêu chất lượng quả ................................................................ 31
2.3.3.5. Tình hình sâu, bệnh hại ngoài đồng ruộng......................................... 31

2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32


5

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 33


6

3.1. Các kết quả nghiên cứu lựa chọn lượng đạm bón thích hợp trong tổ hợp
phân bón cho giống cà chua TN386 tại Thái Nguyên .................................... 33
3.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm bón đến các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 vụ Đông Xuân 2013 - 2014 tại
Thái Nguyên .................................................................................................... 33
3.1.1.1. Giai đoạn vườn ươm ..........................................................................
33
Thời gian từ gieo tới mọc ................................................................................
33
3.1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống cà chua TN386 ngoài
ruộng sản xuất .................................................................................................
34
3.1.2. Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao

cây

của

giống




chua

TN386

......................................................................... 35
3.1.3. Ảnh hưởng của các mức đạm bón khác nhau đến động thái ra lá
trên

thân

chính

của

giống



chua

TN386

.............................................................. 41
3.1.4. Ảnh hưởng các mức đạm bón đến tình hình sâu bệnh của giống cà
chua
TN386
44


..............................................................................................................

3.1.5. Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu
thành

năng

suất

của

giống



chua

TN386

............................................................... 47
3.1.6. Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến hiệu quả kinh tế của giống

chua TN386 .................................................................................................... 50


7

3.2. Các kết quả nghiên cứu lựa chọn biện pháp bảo vệ thực vật tốt nhất cho
giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên.............................. 51

3.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp BVTV khác nhau đến các thời kỳ sinh trưởng
và phát triển của giống cà chua TN386 trong vụ Xuân Hè 2014.................... 51
3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp BVTV khác nhau đến động thái tăng trưởng
chiều cao của giống TN386 trong vụ xuân hè 2014 ....................................... 53
3.2.3. Ảnh hưởng của biện pháp BVTV khác nhau đến khả năng ra lá trên
thân chính của giống cà chua TN386 ..............................................................
55


8

3.2.4. Đánh giá tình hình nhiễm sâu hại của giống cà chua TN386 ở các công
thức BVTV khác nhau..................................................................................... 57
3.2.5. Đánh giá tình hình nhiễm bệnh hại của giống cà chua TN386 ở các
công thức BVTV khác nhau............................................................................ 59
3.2.6. Ảnh hưởng của biện pháp BVTV đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất..........................................................................................................
61
3.2.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế ......................................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 65
1. Kết luận ....................................................................................................... 65
2. Đề nghị ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CT

: Công thức

CV

: Coeff Var (Hệ số biến động)

Đ/C

: Đối chứng

FAO

: Food and Agricultura Org.
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

KLTB/quả

: Khối lượng trung bình/quả

LSD

: Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)


NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NLTT

: Năng suất thực thu

TB

: Trung bình

TLB

: Tỷ lệ bệnh

TLH

: Tỷ lệ hại

TL đậu quả
VTM

: Tỷ lệ đậu quả
: Vitamin



8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của cà chua ở các mức
năng suất khác
nhau....................................................................................6
Bảng 1.2: Sản lượng cà chua của 10 nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới
từ 2007 2011.............................................................................................9
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế giới
năm 2013
..................................................................................................10
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011 .................14
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 ở các
công thức khác nhau
.................................................................................34
Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây cà chua ở các công
thức khác nhau
..........................................................................................37
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính qua các kỳ theo dõi của cà chua
ở các công thức thí
nghiệm.......................................................................39
Bảng 3.4: Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của giống cà chua TN386 ở
các công thức bón đạm khác nhau
............................................................41
Bảng 3.5: Tốc độ ra lá trên thân chính của cà chua ở các công thức thí nghiệm......43
Bảng 3.6: Tình hình sâu bệnh hại cà chua ở các công thức thí nghiệm trong vụ Đông
Xuân năm 2013-2014 ...............................................................................45
Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua TN386 ở

các mức đạm bón khác
nhau.....................................................................47


9

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các mức đạm bón đến hiệu quả kinh tế của giống cà chua
TN386 .......................................................................................................51
Bảng 3.9: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống cà chua TN386 ở các
công thức khác nhau
.................................................................................52
Bảng 3.10: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây cà chua ở các công
thức khác nhau
..........................................................................................54
Bảng 3.11: Động thái tăng trưởng số lá của cây cà chua ở các công thức khác nhau
...... 56


9

Bảng 3.12: Tình hình sâu hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV trên giống cà
chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau .....................58
Bảng 3.13: Tình hình bệnh hại trước và sau khi sử dụng thuốc BVTV trên giống cà
chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 ở các công thức khác nhau .....................60
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của biện pháp BVTV đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua TN386 vụ Xuân Hè 2014 ...........................62
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các biện pháp BVTV khác nhau đến hiệu quả kinh tế
của giống cà chua TN386 trong vụ Xuân Hè 2014 ..................................63



10

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây ..............................38
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính qua các kỳ
theo dõi
.......................................................................................................40
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn động thái ra lá trên thân chính........................................42
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn tốc độ ra lá trên thân chính qua các kỳ theo dõi.............44
Hình 3.5: Biểu đồ năng suất của cà chua TN386 ở các công thức thí nghiệm .........50
Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây ..............................55
Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn động thái ra lá trên thân chính........................................57


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill) là cây rau quan trọng trên thế
giới và Việt Nam. Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả
chín có nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ con người như đường,
vitamin (A, B, B2, C, PP), acid amin và các khoáng chất, nên cà chua được sử dụng
cho nhiều mục đích như ăn tươi, nấu chín, làm nguyên liệu cho sản xuất nước sốt
cà chua, nước ép hoa quả, làm mắm chấm. Cà chua còn là loại rau có giá trị kinh
tế cao. Theo Tạ Thu Cúc (2004) [10] ở Mỹ, năm 1997, tổng giá trị sản xuất 1 ha cà
chua cao hơn gấp 4 lần so với trồng lúa nước, và 20 lần so với trồng lúa mỳ. Trên
thế giới, năm 2008 diện tích trồng cà chua là 4,734,356 ha, năng suất đạt là
355,892 tạ/ha, sản lượng là 159,023,383 tấn (FAO, 2014) [41].
Ở Việt Nam cây cà chua được trồng quanh năm, năm 2008 diện tích trồng
cà chua là 24.850 ha, năng suất đạt 216 tạ/ha, sản lượng là 535.438 tấn (FAO, 2014)

[41]. Diện tích trồng cà chua chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và trung du phía
Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Diện tích trồng cà chua ngày càng mở rộng với giá trị dinh dưỡng và hiệu
quả kinh tế của cây cà chua cao so với nhiều cây trồng khác. Thái nguyên là vùng
đất có tềm năng phát triển sản xuất cà chua cả về diện tích đất canh tác, điều kiện
thời tết và thị trường têu thụ (Nguyễn Thị Mão, 2009) [21]. Tuy nhiên, việc phát
triển sản xuất ở đây chưa xứng với tềm năng là do chưa có biện pháp kỹ thuật
đồng bộ, nên chưa khuyến khích được người nông dân. Kinh nghiệm sản xuất chỉ
ra rằng để có năng suất và chất lượng tốt, cây cà chua cần được bón kết hợp cân
đối giữa phân chuồng và phân hóa học, nhưng lượng phân chuồng cung cấp cho
sản xuất rau mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu của cây cà chua. Theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Đức Toàn 2013 [33] cho thấy, có thể thay thế phân chuồng
hoai mục bằng phân hữu cơ sinh học NTT kết hợp với lượng phân khoáng theo qui
trình khuyến cáo. Tuy nhiên, do khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học NTT thân lá


2

cà chua phát triển mạnh mà nguyên nhân có thể do dư thừa lượng đạm bón nên
lại là


3

cơ hội cho sâu bệnh phát sinh phát triển, làm ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng cà chua.
Mặt khác, trong điều kiện nguồn phân chuồng hoai mục ngày càng thiếu do
đàn trâu bò ngày càng giảm, nên người dân đã lạm dụng nhiều phân khoáng dẫn
đến sâu bệnh hại nặng. Trước thực tế đó, để phòng trừ sâu bệnh hại cà chua, biện
pháp phổ biến nhất người nông dân thường dùng là hóa học. Hướng này chỉ phù

hợp với các cây cho thu hoạch một lần mới đảm bảo được thời gian cánh ly mà
không phù hợp với cây cà chua cho thu hoạch rải rác nhiều lần. Với việc sử dụng
lạm dụng hóa chất độc hại như vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản
phẩm, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên và góp phần hoàn thiện quy trình
sản xuất cây cà chua tổng hợp - Intergrated Crop Management (ICM), nhằm phát
triển sản xuất cà chua theo hướng an toàn đáp ứng nhu cầu ngày tăng của con
người cả về số lượng và chất lượng, chúng tôi tến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống cà chua TN386 tại Thái Nguyên”.
2. Mục têu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Xác định được tổ hợp phân bón và biện pháp bảo vệ thực vật hợp lý đối với
giống cà chua TN386 đạt năng suất cao, đảm bảo an toàn sản phẩm tại Thái
Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cà chua ở các lượng đạm
bón khác nhau trong vụ Đông Xuân 2013-2014.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón khác nhau đến tình hình sâu bệnh
hại cà chua trong vụ Đông Xuân 2013-2014.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng đạm bón khác nhau các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cà chua trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp bảo vệ thực vật đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng quả cà chua trong vụ Xuân Hè 2014.
- Hạch toán hiệu quả kinh tế.


4

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với cây cà chua tại
Thái Nguyên, góp phần tạo ra sản phẩm cà chua an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và bảo vệ môi trường.
Giới thiệu biện pháp canh tác phù hợp cho cây cà chua để sản xuất cà chua
vừa cho năng suất cao vừa đảm bảo chất lượng lượng tốt tại địa bàn thành phố
Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất cây
cà chua là cơ sở cho việc sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và an toàn sản phẩm đối
với giống cà chua mới tại Thái Nguyên.
Là cơ sở lý luận khoa học góp phần xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý
cây cà chua tổng hợp tại Thái Nguyên và các vùng có điều kiện tương tự.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, chỉ đạo sản xuất và biện pháp phòng trừ dịch hại.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Cà chua là cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao là cây trồng có thể
trồng trên vùng rau chuyên canh hoặc có thể trồng trong cơ cấu cây vụ đông trên
đất lúa mà không ảnh hưởng đến 2 vụ lúa.
Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây cà chua, với điều kiện đất đai và khí hậu
của tỉnh Thái Nguyên, những giống cà chua mới có thể sinh trưởng phát triển tốt và
cho năng suất cao.
Hiện nay một số giống cà chua mới cho năng suất chất lượng cao đã được
công nhận giống quốc gia đang được trồng trên một số vùng chuyên canh ở nước
ta như:. Công ty Hoa Sen có giống VL 2910, VL 2922, VL 2000, VL 2004, GS 1200.

Viện nghiên cứu rau quả TW có giống PT18, Lai số 4, Lai số 9, Lai số 1, B 2M4, R518. Viện cây lương thực có giống C95, C155, VT3, Hồng lan. Trường ĐHNN I có
giống HT7, HT9. Công ty Trang Nông có giống TN129, TN386, TN148, TN 52,
TN54Trong đó giống TN129, TN386, TN148 được kết luận là giống triển vọng đã
được khảo nghiệm tại Thái Nguyên. Giống cà chua TN386 là dạng cây sinh trưởng
vô hạn, kháng bệnh tốt, trồng quanh năm. Trái tròn vuông, thịt dày cứng, chín đỏ
đẹp, chắc, thích hợp cho vận chuyển xa. Trái nặng 80 - 100 g. Năng suất có thể đạt
4 – 5 kg trái/cây.
Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua cũng có ý nghĩa quan trọng về mặt
luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau
được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa được phát triển
mạnh theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta dễ mắc
nhiều sâu bệnh hại, đáng kể như sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh héo xanh vi khuẩn,
bệnh xoăn lá do virus khó phòng trừ.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hóa học không phải lúc
nào cũng có kết quả hữu hiệu. Mặt khác, biện pháp này không những làm ô nhiễm
môi trường sống để lại dư lượng độc tố trong quả, ảnh hưởng không ít đến sức
khỏe của


con người, gia súc gia cầm và các loại sinh vật khác, mà còn tăng chi phí đầu vào và
tăng tính chống thuốc của dịch hại.
Xen canh cây trồng là biện pháp có thể đồng thời sử dụng tối ưu các điều
kiện đất, nước và ánh sáng góp phần làm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích cho
nhà nông.
Biện pháp BVTV đã được áp dụng nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật hóa học như các chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc và các loại cây trồng
xen có khả năng xua đuổi côn trùng hại cà chua.
1.2. Nhu cầu về dinh dưỡng cho cây cà chua
Trong sản xuất nông nghiệp, mục têu quan trọng hàng đầu là năng suất,
năng suất có cao hay không còn phụ thuộc và rất nhiều yếu tố. Cà chua là cây trồng

nông nghiệp bộ phận sử dụng là quả. Muốn quả cà chua to, nhiều, chất lượng tốt
thì phụ thuộc vào giống, điều kiện canh tác, mức độ đầu tư và tình hình sau bệnh
hại. Dinh dưỡng khoáng có mối quan hệ với sự sinh trưởng, phát triển của cây cà
chua. Vì vậy việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây cà chua là yếu tố có tính
chất quyết định năng suất và chất lượng quả cà chua.
Cây cà chua mẫn cảm với phân hữu cơ, phân khoáng, sử dụng phân bón
thích hợp sẽ nâng cao sản lượng và chất lượng quả. Trong các nguyên tố dinh
dưỡng đa lượng, cà chua cần nhiều kali hơn cả sau đó là đạm thứ đến là phân lân.
Ngoài ra các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cũng cần thiết để cây cà chua sinh
trưởng, phát triển tốt. Theo Nguyễn Thanh Minh, 2004 [24], cây cà chua cần ít nhất
12 nguyên tố dinh dưỡng là đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh, magie, sắt, mangan,
đồng, kẽm và molipden. Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cs thì trong điều kiện
Việt Nam lượng phân bón cho
1ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 150 kg N, 90 kg P2O5, 150 kg K2O. Theo More
(1978) thì để tạo ra 1 tấn quả cà chua cần 2,9 kg N; 0,4 kg P2O5, 4 kg K2O và 0,45 kg
Mg (Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân, 2000) [18]. Theo Kuo et al, 1998 [45] đối với
giống cà chua thuộc loại hình vô thời hạn nên bón với mức 180 kg N, 80 kg P2O5 và
180 kg K2O, còn đối với giống cà chua thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn nên
bón
với mức 120 kg N, 80 P2O5 và 150 kg K2O


Tuỳ theo mức tăng năng suất khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng cung
cấp cho cây cũng khác nhau, nhiều tác giả đã thấy rằng: để đạt năng suất cao cần
bón các mức dinh dưỡng tương xứng, thể hiện qua bảng 2.3.


Bảng 1.1: Nhu cầu hấp thu dinh dưỡng của cà chua ở các mức
năng suất khác nhau
Nguyên tố dinh dưỡng


Năng suất
(tấn/ha)

(Kg/ha)
N

P

K

Mg

Ca

5

14,5

2,0

2,0

20,0

11,75

10

29,0


4,0

4,40

4,50

23,50

25

72,5

10,0

100,0

11,25

58,75

100

290,0

40,0

40,00

45,00


235,00

200

580,0

80,0

90,00

90,00

470,00

Nguồn: Robert Cowell, 1979
Ở các nước nhiệt đới, nếu bón quá nhiều (đặc biệt là N) trong một số
trường hợp xuất hiện các nhân tố khác có thể làm giảm năng suất.
1.2.1. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng đa lượng của cây cà chua
1.2.1.1. Nhu cầu sử dụng
đạm
Đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng và cho năng suất của cây. Đạm chiếm 2,5 4,8% trọng lượng khô của cây. Là thành phần chủ yếu của các axit amin, protein,
chlorophyl ankaloit, amid và các chất khoáng trong cây. Đạm thúc đẩy tăng trưởng,
ra hoa, đậu quả. Thiếu đạm hoa cà chua dễ bị rụng, quả nhỏ trong điều kiện nhiệt
độ cao. Nếu thừa đạm thì cỡ quả, thời gian bảo quản, màu sắc và mùi vị quả sẽ bị
giảm. Thừa đạm dễ làm rối loạn quá trình chín của quả do cây bị khô mạch dẫn,
làm giảm lượng vật chất khô trong dịch quả và tăng nồng độ axit. Khi sử dụng lượng
đạm hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng sản lượng.
Giai đoạn đầu cây cà chua hút rất ít đạm. Nhưng sau khi và thời kỳ cây ra
hoa kết quả thì cây cà chua yêu cầu lượng đạm lớn nhất. Khi cây hút 80 - 100 kg

N cây cà chua có thể cho 25 tấn quả, trong tháng đầu cây chỉ hút 3,4 - 4,5 kg N.
Tháng thứ hai hút chừng 23 – 28 kg N, cho nên khi bón cho cà chua người ta
không bón một lần mà bón thành nhiều lần, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn sinh
trưởng nhất định của cây.


Đối với cà chua trong nhiều trường hợp đạm nitrate phù hợp hơn đạm
amon. Pill và Lambeth đã phát hiện thấy dạng đạm amon làm giảm sự tập trung
lượng Ca, Mg, K, P và NO3 ở mầm của rễ.trong trường hợp quá ít hoặc quá nhiều
canxi đều có khả năng tạo ra độc tố cuỉa dạng đạm amon. Một số nghiên cứu ở Đài
Loan cho thấy, trong số nhiều loại đạm giải phóng chậm thì đạm dạng ure là cho kết
quả tốt nhất.
1.2.1.2. Nhu cần sử dụng lân
Lân có vai trò then chốt trong việc cung cấp năng lượng cho sự trao đổi chất
và cần cho sự phát triển của hệ rễ, nhất là ở giai đoạn cây con. Thời kỳ đầu sinh
trưởng, cây cà chua rất mẫn cảm khi thiếu lân ở trong đất. Do vậy, ở giai đoạn
đầu ta bón lân ở dạng dễ tiêu để xúc tến việc ra rễ đồng thời tăng khả năng hút
nước và chất dinh dưỡng. Bón đủ lân cây sẽ nở hoa và chín sớm hơn, chất lượng
quả tốt hơn vì lân tăng cường hoạt động của Cytokinin.
Tác dụng tốt nhất của lân là xúc tến sự hình thành chùm hoa sớm, hoa nở
sớm, quả lớn nhanh (khi cung cấp đạm đầy đủ) và chín sớm, rút ngắn thời gian sinh
trưởng. Theo Su,N.R., (1974) [50], nếu bón đầy đủ đạm, kali và lân giúp tăng
trưởng quả, làm tăng chất lượng quả đặc biệt là hàm lượng vật chất khô, đường
Saccaroza, quả cứng, thịt dày, nhiều Vitamin C và có màu đẹp.
Nếu thiếu lân, cây đồng hoá đạm kém nên khi trồng cà chua cần chú ý bón
đầy đủ lân dễ têu để hiệu lực của lân tốt khi bón đạm đầy đủ.
Đối với cà chua nên hoà lân tưới cho cây vì cây cà chua có thời gian sinh
trưởng ngắn, mẫn cảm với pH thấp. Trong các loại lân thì lân nitrophosphate và
superphosphate là nhữnh dạng lân tốt nhất cho cà chua (Kuo et al, 1998) [45].
1.2.1.3. Nhu cầu sử dụng kali

Kali cần thiết cho quá trình đồng hoá CO2 trong không khí để tạo thành
Gluxit, là yếu tố quan trọng trong quá trình tổng hợp Protein, các axit hữu cơ và
làm hoạt động của các men. Kali có tác dụng tốt với hình thái quả, đất bón đủ kali
quả nhẵn, bóng, thịt quả chắc. Ngoài ra kali còn ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả,


×