Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Quản lý giáo dục văn hóa học đường ở trường THPT huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN HỮU TƯƠI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN HỮU TƯƠI

QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MẠC VĂN TRANG

THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý giáo dục văn hoá học đường ở trường THPT
huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc” được thực hiện từ tháng 9 năm 2013
đến tháng 8 năm 2014.
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông
tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn theo đúng
quy định.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Tác giả

Phan Hữu Tươi


Số hóa bởi
Trung tâm
Học liệu

i


-tnu.edu.vn/



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn
đến:
- Tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Cán bộ, giảng viên trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
- Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên và các em học sinh của các trường
THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc: trường THPT Đội Cấn, trường
THPT Lê Xoay, trường THPT Vĩnh Tường đã động viên, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình chuẩn bị tư liệu, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, tiến sĩ Mạc Văn
Trang, người Thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây
dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên, do trình độ, sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Tác giả mong nhận được
những ý kiến chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Phan Hữu Tươi


Số hóa bởi
Trung tâm
Học liệu

ii



-tnu.edu.vn/


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT..........................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................
3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
8. Cấu trúc của luận văn gồm .............................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA
HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT ..............................................6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................... 6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................... 6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước................................................................... 7
1.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường .................................................... 10
1.2.1. Quản lý..................................................................................................... 10
1.2.2. Quản lý giáo dục ......................................................................................
13
1.2.3. Quản lí nhà trường ...................................................................................

15
1.3. Văn hóa, văn hóa học đường và giáo dục VHHĐ ......................................
18
1.3.1. Khái niệm văn hóa ...................................................................................
18
1.3.2. Khái niệm văn hóa học đường................................................................. 20
1.3.3. Các biểu hiện đặc trưng VHHĐ ở trường THPT .................................... 22


1.3.4. Khái niệm giáo dục văn hóa học đường ..................................................
25


Số
hóa
bởi
Trung
tâm
Học
liệu

i

http://www
.lrctnu.edu.vn/


1.3.5. Tầm quan trọng của GDVHHĐ cho HS trường THPT ........................... 27
1.4. Quản lý giáo dục văn hóa học đường ......................................................... 28
1.4.1. Khái niệm quản lý giáo dục văn hóa học đường cho HS ........................ 28

1.4.2. Hoạt động quản lý GD VHHĐ cho HS trường THPT ............................ 29
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục văn hóa học đường ở
trường THPT ......................................................................................... 32
Kết luận chương 1.............................................................................................. 39
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA
HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN
VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚC ............................................... 40
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................................... 40
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục bậc THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh
Phúc.... 41
2.2. Thực trạng giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở trường THPT
huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................... 42
2.2.1. Thực trạng các biểu hiện văn hóa học đường của HS ở trường THPT
huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc ..................................................... 42
2.2.2. Thực trạng các hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho HS ở
trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc ..............................
49
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở trường
THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.......................................... 53
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực trạng quản lý giáo dục văn hóa học đường
cho học sinh ở trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc...........
53
2.3.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 54
2.3.3. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 54
2.4. Đánh giá chung về quản lý giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ở
trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc ..............................
61

Số hóa bởi Trung tâm Học

liệu

/>

2.4.1. Những mặt ưu điểm đã đạt được về giáo dục văn hoá học đường cho
học sinh ở trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc ............ 61
iv

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


2.4.2. Những hạn chế trong GDVHHĐ cho HS ở trường THPT huyện Vĩnh
Tường
- tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................... 62
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................. 64
Kết luận chương 2.............................................................................................. 67
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH TƯỜNG,
TỈNH VĨNH PHÚC ............................................................................. 68
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 68
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .......................................................... 68
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 68
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ ........................................... 68
3.2. Các biện pháp đề xuất................................................................................. 69
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV, NV, HS và các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của
công tác giáo dục văn hóa học đường cho học sinh ..............................

69
3.2.2. Xây dựng các quy định văn hóa học đường của trường THPT............... 70
3.2.3. Kiến tạo và gìn giữ cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp trong nhà trường
.. 74
3.2.4. Chỉ đạo thực hiện nền nếp các hoạt động trong nhà trường (dạy - học,
sinh hoạt, vệ sinh, trật tự...) ................................................................... 75
3.2.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia
giáo dục văn hóa học đường cho HS..................................................... 76
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỉ luật nghiêm túc, kịp thời nhằm duy trì
những nền nếp văn hóa đã được khẳng định một cách bền
vững................ 77
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............. 78
Kết luận chương 3.............................................................................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 80
1. Kết luận.......................................................................................................... 80
2. Khuyến nghị................................................................................................... 80
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82
PHỤ LỤC

v

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BGH

:

Ban Giám hiệu

BQC

:

Bình quân chung

CBGV

:

Cán bộ giáo viên

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CSVC

:


Cơ sở vật chất

GV, NV

:

Giáo viên, nhân viên

GD

:

Giáo dục

GD & ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GDVHHĐ

:

Giáo dục văn hóa học đường

HS

:


Học sinh

HT

:

Hiệu trưởng

NXB

:

Nhà xuất bản

QLGD

:

Quản lý giáo dục

THPT

:

Trung học phổ thông

VH

:


VHHĐ

:

Văn hóa học đường

XDVHHĐ

:

Xây dựng văn hóa học đường

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

4

tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số trường THPT trong huyện Vĩnh Tường năm học 2013 - 2014
............ 41
Bảng 2.2. Kết quả học tập khối THPT huyện Vĩnh Tường năm học 20132014...... 41
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của HS các trường
THPT Đội Cấn, Vĩnh Tường và Lê Xoay ......................................... 41
Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá biểu hiện VHHĐ của học sinh ........................... 42
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm
chuẩn mực VHHĐ của HS ................................................................ 45

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp đánh giá nguyên nhân đẫn đến các hành vi vi
phạm chuẩn mực VHHĐ của HS ...................................................... 48
Bảng 2.7. Bảng tổng hợp đánh giá vai trò của VHHĐ và GDVHHĐ cho HS ......
49
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp xác định những người có trách nhiệm GDVHHĐ
cho HS................................................................................................ 50
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp xác định mức độ trách nhiệm của CBQL, GV,
NV trong hoạt động GDVHHĐ cho HS ........................................... 51
Bảng 2.10. Bảng tổng hợp xác định nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
của việc thực hiện GD VHHĐ cho HS ............................................. 52
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cụ
thể hóa mục tiêu GDVHHĐ cho HS ................................................. 55
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản lý GDVHHĐ cho
HS thông qua dạy học nội khóa ........................................................ 56
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản lý GDVHHĐ cho
HS thông qua thực hiện nội quy, quy chế nhà trường....................... 57
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản lý GDVHHĐ cho
HS thông qua các hoạt động ngoại khóa ........................................... 58
Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản lý GDVHHĐ cho
HS thông qua hoạt động của các tổ chức của nhà trường ................. 59
Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản lý GDVHHĐ cho
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

5

/>

HS thông qua CSVC và cảnh quan trường lớp ................................. 60


Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

6

tnu.edu.vn/


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các chức năng Quản lý .................................................................... 13
Sơ đồ 1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường ........................................ 24
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quản lý GDVHHĐ cho HS trường THPT ............................. 38


Số hóa bởi
Trung tâm
Học liệu

vi


-tnu.edu.vn/


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoảng một thập niên trở lại đây, vấn đề VHHĐ và GDVHHĐ được
nhiều nước trên thế giới chú ý. Ở Việt Nam, từ khi chúng ta chính thức trở
thành thành viên của WTO, những cơ hội cùng thách thức vô cùng lớn đang đặt
ra trước mắt chúng ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có

lĩnh vực giáo dục - đào tạo mà trước hết là giáo dục học đường. Tuy tính chất
và mức độ có khác nhau nhưng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời đại nào, nhà
trường cũng đều là một trung tâm văn hoá của xã hội. Bởi vậy, vấn đề VHHĐ
và GDVHHĐ được xem là một tiêu chí quan trọng để mỗi nhà trường hướng
đến trong quá trình thực hiện chức năng của mình.
Về thực trạng vấn đề VHHĐ và GDVHHĐ ở Việt Nam, chúng ta không
thể phủ nhận những thành tựu to lớn đã đạt được thể hiện ở nhiều tấm gương
nhà trường, nhà giáo với những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục
của đất nước, nhiều tấm gương học sinh với những hành động thể hiện giá trị
văn hoá cao quý. Song bên cạnh đó còn có những biểu hiện đáng lo ngại của
VHHĐ và GDVHHĐ trong thời gian gần đây. Hàng ngày, các phương tiện
truyền thông đại chúng vẫn dẫn các tin tức về sự giảm sút các giá trị văn hóa
trong nhà trường; các hành vi lệch chuẩn của những nhà quản lý giáo dục với
người giảng dạy; của thầy, cô giáo với học sinh (như đánh đập, ngược đãi, xâm
hại tình dục, bạo lực tinh thần…) và ở chiều ngược lại (học sinh xúc phạm
người dạy dỗ chính quy của mình, bỏ học, đánh nhau, trộm cắp,…); môi trường
giáo dục đang bị thương mại hóa; giáo viên đến lớp chỉ để giảng bài và học
sinh giống như các cỗ máy thi cử… Đối với một đất nước mà giá trị truyền
thống, đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu thì những hiện tượng xã hội trên là
đáng báo động khẩn cấp. Ngoài ra, bản sắc văn hoá riêng của VHHĐ chưa
được thể hiện rõ nét trong mỗi nhà trường Việt Nam. Đây là điều cần hết sức
quan tâm trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay để nhà trường thực
sự là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng, phát triển, truyền tải những giá trị văn hoá
tinh thần tinh tuý của nhân loại và của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

1

tnu.edu.vn/



Ở các trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề VHHĐ
và GD VHHĐ đã được các nhà trường quan tâm ở một số khía cạnh như xây
dựng cảnh quan, môi trường, thiết lập các quy tắc ứng xử trong giao tiếp giữa
thầy với thầy, thầy với trò; giữa các học sinh… Tuy nhiên, hầu như các nhà
trường chưa có sự quan tâm và đầu tư đầy đủ; chưa thực sự chú trọng và xem
GDVHHĐ như một yếu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường.
Vấn đề VHHĐ và GDVHHĐ rõ ràng rất cấp thiết. Tuy nhiên, về mặt lý
luận quản lý mới có một vài công trình nghiên cứu về xây dựng VHHĐ. Đã có
một số luận văn nghiên cứu về quản lý xây dựng VHHĐ ở các trường phổ
thông nhưng nghiên cứu về vấn đề Quản lý GDVHHĐ cho học sinh THPT thì
hầu như chưa có.
Từ những lí do trên cùng với thực tiễn nhiều năm công tác tại huyện
Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý giáo
dục văn hoá học đường ở trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh
Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, phân tích các hoạt động
quản lý và đề xuất một số biện pháp quản lý GDVHHĐ cho HS trường THPT
huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Văn hóa học đường ở trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí của Hiệu trưởng đối với việc giáo dục VHHĐ cho HS trường
THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác GDVHHĐ cho HS ở trường THPT huyện Vĩnh Tường

- tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chưa đạt được
kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó chính là do hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

2

/>

trưởng quản lý GDVHHĐ còn chung chung, chưa có những hoạt động, những
biện pháp cụ thể và đồng bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

3

tnu.edu.vn/


Vì vậy, nếu hiệu trưởng nêu ra được những hoạt động quản lý cụ thể và
đề xuất được hệ thống các biện pháp quản lý đồng bộ, phù hợp thì hoạt động
GDVHHĐ cho HS sẽ có kết quả khả quan, góp phần xây dựng VHHĐ ở các
trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc tiến bộ hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận GDVHHĐ ở trường THPT;
5.2. Đánh giá thực trạng quản lí GDVHHĐ ở trường THPT huyện Vĩnh
Tường - tỉnh Vĩnh Phúc;
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí GDVHHĐ cho các trường THPT huyện
Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tại ba trường THPT của huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh
Phúc:
trường THPT Đội Cấn; trường THPT Lê Xoay và trường THPT Vĩnh Tường.
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
- 12 Hiệu trưởng và cán bộ quản lí 03 trường (THPT Đội Cấn; THPT Lê
Xoay và THPT Vĩnh Tường);
- 70 giáo viên 03 trường THPT nói trên;
- 200 học sinh 03 trường THPT nói trên;
- 30 cha mẹ học sinh đang học tại 03 trường nói trên.
6.3. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những hoạt động và những biện pháp quản lý
GD VHHĐ cho HS của Hiệu trưởng trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh
Vĩnh Phúc.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu, đó là:
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề lý luận trong các công
trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài; các văn kiện của Đảng, pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

4

tnu.edu.vn/


luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục, sách, báo, tạp
chí… nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trong nghiên cứu này, sử dụng các phương pháp định tính và định lượng
nhằm thu thập thông tin và dữ liệu nghiên cứu. Do vậy, tôi sẽ vận dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
7.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp này nhằm ghi chép lại về việc tổ chức xây dựng VHHĐ ở
các trường THPT, quan sát biểu hiện VHHĐ của HS, CBGV cũng như cảnh
quan, môi trường các trường THPT của huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng bao gồm: Cán bộ quản lí, giáo
viên, học sinh ở trường THPT và một số CMHS.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Tác giả sử dụng ba bộ phiếu điều tra bằng bảng các câu hỏi cho ba nhóm
đối tượng.
- Nhóm 1: Nhóm các cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường ;
- Nhóm 2: Nhóm cha mẹ học sinh;
- Nhóm 3: Nhóm các em học sinh.
Thông qua phiếu điều tra để khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh
và cha mẹ học sinh về GDVHHĐ cho HS của nhà trường THPT.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Tham khảo các tài liệu báo cáo hằng năm, qua trao đổi, phỏng vấn nhằm
thu thập kinh nghiệm của cán bộ quản lý các trường THPT Đội Cấn, Lê Xoay,
Vĩnh Tường về biện pháp quản lí GDVHHĐ cho HS mà các trường đã có kinh
nghiệm nhất định.
7.2.5. Phương pháp khảo nghiệm, thăm dò
Sau khi đề xuất một số biện pháp quản lý GDVHHĐ cho học sinh, đề tài
lấy ý kiến của chuyên gia (một số CBQL, giáo viên có kinh nghiệm...) về mức
độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


5

tnu.edu.vn/


8. Cấu trúc của luận văn gồm
- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý giáo dục văn hoá học đường ở trường
THPT;
- Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục văn hoá học đường cho HS ở
trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc;
- Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục văn hoá học đường cho HS
trường THPT huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc;
- Kết luận và khuyến nghị.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

6

tnu.edu.vn/


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN
HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Về khái niệm gốc Văn hoá, hiện nay, theo thống kê trên thế giới có tới

hơn 300 quan niệm khác nhau; mỗi quan niệm là chính kiến từ một góc nhìn.
Tuy nhiên, có thể thấy điểm chung cốt lõi và khá nhất quán thể hiện một cách
phổ biến qua hầu hết các khái niệm văn hoá, đó là sự nhấn mạnh tới yếu tố
con người. Văn hoá là những gì gắn với con người, thuộc con người và đời
sống của con người. Tôi xin lựa chọn một quan niệm được thừa nhận rộng rãi:
“Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người
sáng tạo ra”[32, tr.177].
Theo Craig Jerald (2006) từ những năm 1930, xã hội học đã công nhận
vai trò quan trọng của văn hóa nhà trường nhưng phải đến những năm 1970,
các nghiên cứu về giáo dục mới bắt đầu đưa ra những mối liên hệ trực tiếp giữa
không khí nhà trường với kết quả giáo dục của nhà trường đó [1, tr.10].
Khái niệm “Văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần
đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 và chính thức trở thành
một khái niệm trong Khoa học tổ chức - Quản lí, xuất hiện ở Âu Mỹ từ
những năm 80 của thế kỷ XX, hiện nay là một khái niệm tiêu biểu và được
phổ biến rộng rãi.
Thuật ngữ “Văn hóa nhà trường” (School culture) là một khái niệm mới
xuất hiện gần đây. Nội dung của “Văn hóa học đường” bao hàm nội dung của
“Trường học thân thiện” do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng
từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX.
Nghiên cứu của GS. Peter Smith trường Đại học Sunderlands, Anh quốc
đã khẳng định văn hóa nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất
lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

7

tnu.edu.vn/



×