Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Đề tài nghiên cứu biển đảo việt nam, tiềm năng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.95 KB, 93 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Toàn bộ các biển và đại dương chiếm tới 361 triệu km 2 nghĩa là khoảng 71% diện
tích bề mặt Trái đất. Thực sự, nhân loại đang sống trên những hòn đảo không lồ
giữa các đại dương mênh mông của một quả cầu nước.
Được sinh ra và tiến hóa trên mặt các hòn đảo đó, từ lâu, con người vẫn sống nhờ
vào đất. Khoảng 5,7 tỷ người hiện nay đang dựa vào diện tích canh tác nhỏ hẹp, chừng
3% bề mặt. Hành tinh để sinh sống, đồng thời chỉ mới nhận nguồn thức ăn rất nhỏ bé
từ biển bà đại dương.
Giờ đây nguồn của cải ở trên cạn không còn là vô tận nữa, đặc biệt trong thời kỳ
mà nhân loại đang tạo nên những kỳ tích trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, con
người đòi hỏi không chỉ nguồn thực phẩm dồi dào mà cả các nguyền vật liệu, nguồn
năng lượng, thậm chí cả nguồn nước ngọt… từ đại dương. Nhân loại đang trong tư thế
chiếm các vùng nước mênh mông và giàu có mà trước đây chỉ mới khai thác một phần.
Biển và đại dương chứa đựng nguồn vật chất tiềm tàng. Sản lượng các loài thực
vật trong toàn bộ khối nước đạt tới 550,2 tỷ tấn, còn động vật -562 tỷ tấn. Những năm
gần đây nghề khai thác các đối tượng sinh vật biển thường đạt trên dưới 80 triệu
tấn/năm, trong đó cá chiềm 90% tổng sản lượng. Người ta tính rằng năng suất sinh học
hiện tại là 5,4-15,0 kg/km2 đối với tầng nước đaị dương và 620 -820 kg/km 2 đối với
vùng đáy thềm và dốc lục địa. Do đó, sản lượng hải sản có thể đạt 100 triệu tấn năm
trong những năm sắp tới.
Bên cạnh nguồn lợi sinh vật, biển còn là mỏ khoáng khổng lồ, trong thềm lục địa
là những túi dầu với trữ lượng rất lớn. Hầu hết các nguyên tố hoá học đều có mặt trong
khối nước biển. Song, muối ăn có hàm lượng cao nhất. Nếu như toàn bộ muối ăn trong
đại dương được kết tinh lại sẽ cho một khối lượng lớn đến mức mà có thể trải trên toàn
lục địa môt lớp dày 150 m. Người ta cũng biết rằng, khai thác được toàn bộ lượng
vàng hoà tan trong nước đại dương, khi chia đều cho nhân loại thì mỗi chúng ta sẽ
nhận chưng 2kg.
Biển và đại dương còn có nguồn năng lượng tiềm tàng sinh ra từ các dòng
chảy, hoạt động của thuỷ triều, gió biển… cùng với nhiều các tài nguyên khác
chưa được khai thác hay chưa phát hiện hết… Mai đây, con người coi biển là


môi trường hoạt động chính của mình, chẳng kém gì những vùng đât mới khai
phá.
Đã có những dự án táo bạo về xây dựng các “nông trường” biển, “thành phố”
dưới biển các ngành kinh tế biển hình thành và ngày càng phát triển. (Vậy các tiềm
năng của biển và đại dương).
Đối với Việt Nam, một đất nước có chiều dài, đường bờ biển dài 2360 km và một
diện tích thềm lục địa rộng lớn gần 1 triệu km 2 thì biển có nguồn lợi rất lớn để phát
triển nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, của đất nước bên cạnh
đó còn hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau.

1


Vậy tiềm năng của biển đảo Việt Nam của ta như thế nào? Tự nhiên và
kinh tế của chúng ra sao?
Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài “Biển Đảo Việt Nam: tự nhiên và kinh
tế xã hội”.
Thiết nghĩ, đây là một đề tài rất hay, có ý nghĩa rất lớn đối với việc nhìn nhận và
đánh giá lại tiềm năng của biển đảo nước ta. Vì thế, tôi đặt mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu vào đề tài này rất cao, nhằm tổng kết đánh giá lại điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội của biển đảo nước ta từ những tư liệu của nhiều nhà khoa học nghiên
cứu về vấn đề này. Từ đó đề ra định hướng chiến lược và chủ trương khoa học kỹ thuật
biển và kinh tế biển đối với nước ta.
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề về biển đảo Việt Nam là một đề tài rất hay. Nhưng có lẽ đây là một đề tài
tương đối mới hay do điều kiện tìm hiểu của tôi còn hạn hẹp mà chưa tìm thấy một
công trình của nhà nghiên cứu nào đi sâu về chúng.
Chủ yếu các nghiên cứu tìm thấy nói chung về Đại Dương và gần hơn là biển
đông, trong đó cũng có đề cập đến vùng biển nước ta. Bên cạnh đó cũng có nhiều hội
thảo đề cập đến “kinh tế miền biển” nhưng tôi chưa tìm thấy tài liệu ghi lại. Và gần

đây, trong một môi trường đại học vấn đề này chưa thấy ai tìm hiểu cho nên gây rất
nhiều khó khăn cho tôi thực hiện đề tài này.
Cũng như trên đã nói: đề tài này rất hay và có lẽ đây là đề tài mới cho nên tôi
nghĩ rằng hiện tại và tương lai sẽ có nhiều công trình tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn
về vấn đề này. Với những công trình nghiên cứu sau này tôi hy vọng sẽ giúp độc giả
hiểu sâu, hiểu rõ và giải quyết triệt để vấn đề “Biển Đảo Việt Nam: tự nhiên và kinh tế
xã hội”.
3. Giới hạn và tính cấp thiết của đề tài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này rất rộng cho nên trong quá trình thực
hiện tôi đã giới hạn lại trong phạm vi nhỏ hơn đó là:
Đánh giá các vấn đề tự nhiên, kinh tế một cách khái quát chứ chưa được chi tiết
lắm.
Các yếu tố tự nhiên được phân tích trong đề tài cũng khá khái quát chỉ nhằm giới
thiệu cho độc giả biết, hiểu một cách khái quát.
Các vấn đề kinh tế xã hội được giới hạn trong các ngành kinh tế biển như: kinh tế
cảng, kinh tế thủy sản, kinh tế dầu và khí, kinh tế du lịch biển...
Các số liệu được trình bày, mặc dù thực sự cố gắng tìm tòi nhưng vẫn không tìm
được số liệu mới nhất.
Tôi thiết nghĩ, đề tài này sẽ tốt hơn khi có thời gian và tài liệu nghiên cứu nhiều
hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu.

2


Bước đầu của đề tài là tổng hợp tư liệu liên quan đến biển đảo nói chung đặc biệt
là Biển Đảo Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó là các tư liệu các công trình nghiên cứu
xung quanh vấn đề này.
Tiếp đến là quá trình chọn lọc, phân loại chúng trên cơ sở thống kê có đánh giá.
Phân tích các vấn đề, sự kiện, số liệu có liên quan đến đề tài. Khẳng định lại tiềm năng

kinh tế biển đảo Việt Nam, các yếu tố tự nhiên của biển đảo.
5.Các thuật ngữ quan trọng của đề tài.
- Đại dương- Biển - Đảo- Sản lượng khai thác- Trữ lượng khai thácThủy triều- Nhật triều- Bán nhật triều- Nhật triều đều- Nhật triều không đềuHải lưu- Cảng- Du lịch

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN:
1.1. Đặc điểm chung:
Nước ta là một bán đảo nằm trên bờ biển Đông, vì vậy lãnh thổ nuớc ta
mở rộng vào đại dương tới hàng trăm hải lý. Cho nên đặc điểm biển đảo nước
ta cũng là một phần của đặc điểm biển Đông.
Biển Đông trông như một vịnh của Thái Bình Dương ăn sâu vào lục địa.
Diện tích của nó khá rộng khoảng 3.5 riệu km 2 đứng hàng thứ ba thế giới.
Biển đông có chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lý độ sâu trung bình
1060m, độ sâu lớn nhất đã đo được là 5.016m trải ra trên một vùng nước bao
la, từ vĩ độ 3 độ nam đến 16 độ vĩ bắc và từ kinh độ 100 đến 121 độ Đông.
Đường trục dài nhất của nó kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía
Bắc và phía Tây là bờ lục địa, bao gồm lãnh thổ nuớc ta, Trung Quốc,
Campuchi, Thái lan, Malaysia. Phía Đông và Nam là cung các đảo và quần
đảo tạo cho Biển Đông gần như khép kín lại. Đó là đảo Đài Loan, quần đảo
Philipin, Boocnêo và Sumatra. Hai vịnh lớn của Biển Đông là vịnh Bắc Bộ và
Vịnh Thái Lan ăn sâu vào đất liền. Trong Biển Đông có rất nhều đảo và quần
đảo nhỏ, nằm rải rác khắp nơi như quần đảo Hải nam (Trung quốc) quần đảo
Hoàng sa, trường sa, Côn đảo, Phú quốc (Việt Nam )…
Trên bản đồ toàn cầu, người ta thường dùng tên “ Biển Nam Trung
Hoa” để chỉ Biển Đông. Nhưng mọi người điều biết rằng tên đó đã được các
nhà hàng hải thời kỳ cổ đại đặt ra là để chỉ vị trí, hoàn toàn không phải là để


3


chỉ chủ quyền. Có 3 yếu tố đòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện về biển đông
như một khối thống nhất khi nghiên cứu vùng biển này, đó là: một hệ sinh táhi
đặc biệt, kho tài nguyên thiên nhiên quan trọng và một tuyến vận tải biển lớn
trong nền kinh tế thế giới, ở phần sau chúng ta sẽ phân tích rõ hơn.
Biển Đông nhận nước của hệ thống sông lớn: sông Tây Giang (Trung
Quốc), hệ thống sông Hồng Cửu Long (Việt Nam ) chaophaya (Thái Lan) …
Đồng thời gắn bó với các đại dương và biển lân cận bằng cắc eo biển. Eo
Malacca là một eo hẹp chỉ sâu chừng 30m, ở phía Tây Nam nối Biển Đông với
Ấn Độ Dương. Eo Kalimanta và Gaspa ở phía Nam sâu 40m thông với eo biển
Java. Eo Đài loan và bachi nằm ở Đông Bắc Biển Đông với độ sâu tương ứng
70m và 200m. Eo Bachi là một eo rộng có độ sâu lớn, nơi trao đổi nước quan
trọng nhất giữa Biển Đông và Thái Bình Dương. Phía Đông Nam biển ăn
thông với biển Sulu qua các eo Minđôro với độ sâu 450m, eo Balaba sâu
100m cũng là cửa ngõ để nước từ Thái Bình Dương xâm nhập vào.
Bởi sự cấu tạo của địa hình đáy biển, thành phàn các chất lắng đọng và
sự trao đổi nước trực tiếp với Thái Bình Dương nên Biển Đông tuy là một
biển lục địa song lại mang những nét của biển đại dưong.
Còn bờ biển Việt Nam ta cong như hình chữ S kéo dài trên 3260km từ
Móng cái đến Hà Tiên. Địa hình bờ biển đổi thay tạo nên vẽ đẹp của một thiên
nhiên hùng vĩ. Sự mở rộng diện tích ra xa gần 1 triệu km 2 là cơ sở quan trọng
đối với kinh tế biển nước ta.
1.2. Lịch sử kiến tạo:
Thềm lục địa Việt Nam (coi như tiếp tục phần đất nổi trên lục địa)
mang nhiều cấu trúc hình thái tàn dư, thừa hưởng từ những thời kỳ thềm:. Khi
thì bị chìm ngập, khi thì lại cạn khô do những đợt bỉên tiến và biển thoái. Chỉ
riêng giao đoạn gần đây nhất – giai đoạn Plêistoxen muộn và Holoxen tức là

cách đây 17- 18 vạn năm mực nước đại dương thế giới nâng cao làm nước
tràn vào lục địa. Biển tiến đạt giá trị cực đại là 4-5m cách đây khoảng 4500
năm (trên mực nước biển hiện đại sau đó mới hạ thấp dần, có thời kỳ ngừng
lại ở mực như chúng ta thấy ngày nay).
Trong thời gian biển tràn qua đới ngoài của thềm lục địa, nước biển tiến
hoá nhanh nên không đủ thời gian để phá huỷ các địa hình cổ. Các đồi, các
bậc thềm, các thung lũng, các bồn địa, các lòng sông. Trái lại các mũi đất ven
bờ, các vách đá bị sóng công phá dữ dội, và khi nước biển rút, những vật liệu
phá huỷ được nước đựoc dàn ra và lắng đọng trên các dạng đại hình âm, các
vũng vịnh, các bồn địa cả ở trên đất liền lẫn trên thềm lục địa. Vì vậy, các
trầm tích hiện thấy trên thềm lục địa chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên, vật
liệu có nguồn gốc sinh vật chỉ chiếm 10-20%, trầm tích núi lửa hầu như
không đáng kể.
Đường bờ biển hiện tại của Việt Nam (và của các nước trong khu vực) mới
được hình thành cách đây khoảng 4 – 5 nghìn năm, sau thời kỳ biển Flandri. Đường bờ
biển trong thực tế là một đới bờ, trải ra trên chiều rộng hay hẹp, là tùy thuộc vào độ
chênh lệch của thủy triều cao và mức thủy triều thấp của từng địa phương.

4


Riêng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì việc nghiên cứu trầm tích trên đảo
cho thấy chúng đều có tuổi từ Plêistôxen muộn và được nâng cao lên trên mặt biển từ
cuối thời kỳ đó và lại Caestơ hóa sâu sắc
1.3. Giới hạn:
Hiện nay, tuy ta nói rằng diện tích vùng biển của ta rộng gần 1 triệu
km nhưng đường biên giới trên biển chưa xác định đầy đủ, do còn các vùng
nước lịch sử ở vùng biển Tây nam (vịnh Thái lan) và vịnh Bắc bộ cần đàm
phán với các nước láng giềng ven biển Đông. Tuy nhiên, căn cứ vào công ước
quốc tế và luật biển năm 1982 và các tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN

Việt Nam ta có thể khẳng định một số điểm cơ bản sau:
2

1.3.1. Đường cơ sở:
Phạm vi các vùng biển theo lụât biển năm 1982, tuyên bố ngày
12/11/1982 của Chỉnh phủ nước CHXHCN Việt Nam thì đường cơ sở giới hạn
nội thuỷ và dùng để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác của nước
ta là một đường gấp khúc gồm 10 đoạn thẳng nối liền các diểm từ 0 đến A1
có các toạ độ như sau:
Điểm Vị Trí Địa Lý

Vĩ độ (B)

Vĩ độ (D)

0

- Nằm trên ranh giới phía TâyNam của
vùng nước lịch sử của nước CHXHCN
Vieät nam và Campuchia.

9 0 15 ’

103 0 270 ’

A1

- Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu tỉnh
Kiên Giang


9 0 15 ’ 0

103 0 270 ’

A2

- Tại hòn đá lẽ ở Đông nam Hòn Khoai
tỉnh Minh haỉ (nay là Cà Mau).

8 0 22 ’ 8

104 0 52 ’ 4

A3

- Tại Hòn tài lớn, Côn đảo, đặc khu Vũng
Tàu – Côn đảo

8 0 37 ’ 8

106 0 37 ’ 5

A4

- Tại hònh Bông lan, Côn đảo.

8 0 38 ’ 9

106 0 40 ’ 3


A5

- Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

8 0 39 ’ 7

106 0 42 ’ 1

A6

- Tại Hòn Hỉa, (Nhóm Đảo Phú Quý) tỉnh
Thuận Hải.

9 0 580

109 0 05 ’ 5

A7

- Tại Hòn Đôi, tỉnh Phú Khánh

12 0 39 ’ 0

109 0 28 ’ 0

A8

- Tại mũi Đại lãnh, tỉnh phú Khánh

12 0 53 ’ 8


109 0 27 ’ 2

A9

- Tại Hòn Ông căn, tỉnh Nghĩa Bình

15 0 34 ’ 0

109 0 12 ’ 0

A10

- Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình

15 0 23 ’ 1

109 0 09 ’ 0

A11

- Tại đảo Cồn Cỏ tỉnh Bình Trị Thiên

17 0 10 ’ 0

107 0 20 ’ 0

Chú thích:

5



- Số lẻ cuối cùng tính theo thập phân của phút.
- Các tỉnh nói trên là các tỉnh tại thời điểm tháng.
Đặc khu Vũng Tàu – Côn đảo nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhóm đảo
Phú Quý nay thuộc tỉnh Bình Thuận; Hòn đôi nay thuộc tỉnh Khánh Hoà, Mũi
Đại Lãnh nay thuộc tỉnh Khánh Hào, Hòn Ông Căn nay thuộc tỉnh Bình Định,
đảo Lý Sơn nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi, dảo Cồn cỏ nay thuộc tỉnh Quảng Trị.
Điểm xuất phát (điểm O) của đường cơ sở nằm ở một điểm trên ranh giới
phía Tây Nam, phân cách vùng biển Việt Nam và Campuchia, từ đó nối liền với những
điểm khác nằm ở rìa ngoài của các đảo ven bờ hoặc mũi đất, hiểu là ở ranh giới nền
đất được lộ ra vào lúc triều xuống thấp nhất.
Ở bờ biển nước ta, những điểm của nền cơ sở nằm xa bờ nhất là Hòn Nhan
thuộc quần đảo Thổ Chu (cách khoảng 80 hải lý), Hòn Hải thuộc nhóm đảo Phú Quý
(Cách trên 70 hải lý), còn điểm gần nhất là mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Khánh Hòa, ngay
trên bờ biển.
Theo tuyên bố trên thì nước ta chưa công bố đường cơ sở của hai quần
đảo Hoàng sa và Trường Sa, mà mới công bố đường có sở ven bờ lục địa.
Ngay các điểm đầu và điểm kết thúc của đường cơ sở cũng chưa xác định. Vì
các điểm này còn phụ thuộc vào việc xác định đường biên giới trên biển giữa
nước ta và các nước láng giềng. Trung Quốc và Capuchia thông qua thương
lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia của mỗi
nước trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.
1.3.2. Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải:
Nước ta thực hiện chủ quyền dầy đủ, tuyệt đối và toàn vẹn trong nội
thuỷ cũng như trên lãnh thổ đất liền. Diện tích lãnh thổ đất liền của nước ta là
330991 km 2 (niên giám thống kê năm 1994). Nếu tính đến đường cơ sở thì
tổng diện tích và nội thuỷ khoảng 560000 km 2 . Nhà nước ta tuyên bố lãnh hải
rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1853 m) ở phía ngoài đường cơ sở. Ranh giới phía
ngoài của lãnh hải chính là biên giới trên biển của nước ta.

Vùng tiêp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí, hợp với lãnh hải thành vùng biển
24 hải lý.
1.3.3. Vùng đặc quyền kinh tế:
Đây là vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Chiếu theo Công
ước quốc tế về luật biển (1982, 1994), Việt Nam có chủ quyền trên một diện tích
khoảng 1.000.000km2, tính từ đường cơ sở ra đến 200 hải lý.ở vùng biển này, nước
ta có các quyền hoàn toàn riêng biệt về mặt kinh tế như: có chủ quyền hoàn
toàn thăm dò, khai thác, bảo vệ, sử dụng và quản lý tất cả các tài nguyên thiên
nhiên, quyền riêng biệt về thiết lập các công trình, đảo nhân tạo, quyền riêng
biệt về nghiên cứu khoa học và bảo vệ chống ô nhiễm môi trường biển. Bao
quanh Biển Đông là h àng loạt các nước như Việt Nam, Thái Lan, Xingapo, Malaixia,
Inđônêxia, Brunây, Philippin, Trung Quốc và Đài Loan, nên mỗi nước đều có chủ
quyền trên một bộ phận của vùng biển rộng lớn đó.
1.3.4. Thềm lục địa

6


Phần lục địa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Vi ệt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải
Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài rìa lục địa được
mở rộng ra cách đường cơ sở 200 hải lí nước ta có chủ quyền toàn vẹn về việc
thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm
lục địa Việt Nam.
Vùng ta gọi là thềm lục địa của Biển Đông rộng 1755 nghìn km 2, chiếm khoảng
50,2% diện tích của toàn đáy biển và tập trung chủ yếu ở phía Tây, đưa nước ta lên vị
trí hàng đầu trong những nước có thềm lục địa rộng lớn.
Dọc theo bờ biển nước ta suốt từ Bắc vào Nam có hàng nghìn đảo lớn
nhỏ (theo kết quả nghiên cứu đề tài KT – 03/12/1995, thì đường sơ bộ thống
kê được 2773 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1720 km 2 ), nhưng tập trung

nhiều nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng (vịnh Bắc Bộ),
và các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau thuộc vùng biển Tây Nam nuớc ta (trong
vịnh Thái lan). Có những đảo nằm một mình như đảo Bạch Long Vĩ (Hải
Phòng), đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi), hoặc cụm lại thành nhóm đảo như quần
đảo Cô Tô, quấn đảo Thổ Chu… nhiều huyện đảo có dân cư khá đông như
huyện đảo Phú Quý, huyện đảo Phú Quốc. Cách bờ tương đối xa từ 170 đến
250 hải lí là huyện Hoàng sa (TP Đà Nẵng) và huyện Trường Sa (tỉnh Khánh
Hoà). Việc khẳng định chủ quỳên của nước ta với các đảo và quần đảo này
còn là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển và
thềm lục địa quanh đảo.
2. Khái quát về kinh tế xã hội:
Nước ta có 329.000 km2 diện tích đất liền, có vùng lãnh hải và vùng đặc quyền
kinh tế ở Biển Đông với diện tích hơn 1 triệu km2. Mặc dù biển và đại dương chiếm ¾
diện tích bề mặt trái đất, song trên Thế giới không phải bất cứ quốc gia nào cũng có
biên giới là biển. Do đó, chỉ riêng Việt Nam là đất nước có biển đã là sự ưu đãi đặc
biệt của thiên nhiên đối với chúng ta. Hơn nữa với chiều ngang không rộng lắm, nước
ta có biển chạy dài từ Bắc vào Nam và hệ thống sông ngòi chạy từ phía Tây, Tây Bắc
Bộ đổ ra biển nên bất cứ địa phương nào trên lãnh thổ Việt Nam đi ra biển cũng không
mấy khó khăn.
Biển Đông có những nguồn tài nguyên tái tạo khá phong phú và những nguồn
tài nguyên không tái tạo quan trọng.
Nguồn tài nguyên tái tạo là hàng vạn loài sinh vật biển nhiệt đới có giá trị kinh
tế và khoa học. Có nhiều loài đặc sản quý có khả năng khai thác qua trọng về thực
phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Hàng trăm loài
cá, tôm có giá trị kinh tế đang được khai thác. Nhiều nguồn lợi đặc sản nhiệt đới trở
thành những đối tượng nuôi trồng có giá trị như: giáp xác, nhuyễn thể. Rong tảo, một
số loài động vật biển có giá trị đặc biệt về kinh tế và khoa học như san hô đỏ, sam, đồi
mồi, rắn biển, chim yến, thú biển….
Một số tài nguyên năng lượng có thể tái tạo là thủy triều, sóng biển, hải lưu và
đặc biệt là nhiệt năng biển. Biển Đông với thềm lục địa giàu có, phần lớn diện tích có

độ sâu 40 – 60m tương đối thuận lợi cho khai thác. Đặc biệt quan trọng là chúng ta có
nguồn dầu khí ở thềm lục địa đã, đang tìm kiếm thăm dó và khai thác. Các sa khoáng
7


ven biển như Ilmenit – Zircon – menazit; các hóa chất hòa tan trong nước biển (muối
ăn, clo, brôm). Cát ven biển làm vật liệu xây dựng, cát thạch anh sản xuất thủy tinh
quang học…Đó là những tài nguyên quan trọng để phát triển nền kinh tế quốc dân.
Biển Đông là vùng biển đuợc bao bọc quanh bởi các quốc gia có tốc độ
CNH cao và án ngự trên một số tuyến vận tải đường biển tấp nập nhất thế
giới. Biển Đông đồng thời cũng là một hệ sinh thái độc nhất vô nhị, kho tài
nguyên thiên nhiên quý giá.
Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc
gia ven bờ, qua việc cung cấp thực phẩm và công ăn việc làm cho cư dân ven
bờ, phần đông lực luợng lao động sóng nhờ vào môi trường biển, trong đó bao
gồm: các ngành nghề: đánh bắt hải sản, vận tải dường biển, thăm dò và khai
thác các tài nguyên khoán sản và phi khoán sản xa bờ, nghỉ ngơi và du lịch.
Biển Đông có một nguồn dầu mỏ khí đốt quan trọng theo như đánh giá
từ nguồn thông tin của Trung Quốc thì Biển Đông như là kênh Persic thứ hai”
có trữ lượng đến 150 tỷ thùng dầu và khí thiên nhiên.
Vùng biển của ta có thềm lục địa giàu có và tương đối thuận lợi cho việc
khai thác các tài nguyên sinh vật, khoáng sản.
Tài nguyên biển nước ta gồm nguồn lợi hải sản phong phú (có thể cho
phép khai thác 1,5 – 2 triệu tấn cá, tôm hàng năm) và nguồn khoáng sản (dầu
khí) giàu có.
Dầu khí là tài nguyên, hàng đầu, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế,
hình thành ngành công nghiệp dầu khí non trẻ của nước nhà. Với trữ lượng 180 –330 tỉ
m3, dự kiến đến năm 2010 có thể khai thác khoảng 7,5 –8 tỉ m 3 khí. Dầu mỏ với trữ
lượng địa chất có thể đạt từ 5-6 tỉ tấn. Với hệ số khai thác trên dưới 30% thì trữ lượng
dự đoán có thể đạt tới 1,5 –2 tỉ tấn dầu quy đổi và khai thác hàng năm khoảng 23 –25

triệu tấn dầu thô.
Nguồn lợi hải sản của nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực.
Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như
tôm, cua, mực rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2000 loài khác nhau, trong
đó trên 100 loài có giá trị kinh tế. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng trong
đó có 12 bãi phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi.
Theo đánh giá sơ bộ, trữ lượng cá biển Việt Nam đạt khoảng 3 triệu tấn,
cho phép khai thác hàng năm từ 1,2 –1,4 triệu tấn, trong đó gần 50% sản
lượng phân bố ở vùng biển Nam Trung Bộ. Khả năng khai thác lớn nhất là
khu vực có độ sâu 21-50 m, chiếm 58% khả năng khai thác toàn vùng biển;
khu vực có độ sâu từ 51 –100 m chiếm 24% và khu vực ven bờ từ 20 m nước
trở vào chiếm 18%. mức khai thác hiện nay đối với hải sản ven bờ đã đến giới
hạn cho phép cần có biện pháp hạn chế. Nguồn lợi cá nổi đạidương lớn và có
nhiều triển vọng
Tôm là loại đặc sản có tiềm năng khai thác lớn và giá trị kinh tế cao, là nguồn
hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay. Tôm phân bố rộng khắp ở khu vực
gần bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Các khu vực tập trung là
ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, cửa Ba Lạt, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi,
8


Ninh Thuận và đặc biệt là vùng ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Rạch Giá. Khả
năng khai thác tôm biển khá lớn, trong đó trên 70% ở ven biển Nam Bộ.
Khả năng khai thác mực là 30-40 ngàn tấn/năm và tập trung nhiều ở vùng biển
Trung Bộ (45-50%). Các loại đặc sản khác như: cua, sò huyết, yến sào, bào ngư, trai
ngọc, rong biển… rất phong phú; dự tính có thể khai thác hàng trăm ngàn tấn/năm,
nhưng chưa được điều tra đầy đủ. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị, mở ra triển vọng
lớn cho việc khai thác và chế biến xuất khẩu trong tương lai.
Dọc ven biển có trên 37 vạn ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thủy
sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu…

Riêng diện tích có thể nuôi tôm nước lợ có tới 3 vạn ha. Ngoài ra còn hơn 50 vạn ha
các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, pha Tam
Giang, vịnh Văn Phong… Đây là môi trường rất thuận lợi để phát triển cá và đặc sản
biển. Với tiềm năng trên, trong tương lai có thể phát triển mạnh ngành nuôi trồng hải
sản ỏ biển và ven biển.
Vùng ven biển còn là địa bàn phân bố các khu công nghiệp, các hải cảng lớn,
phát triển vận tải biển liên vùng trong cả nước và viễn dương ra ngoài, là địa bàn thuận
lợi phát triển ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, cũng như ngành dịch vụ
vận tải biển
Từ lâu đời người dân sinh sống ven biển đã biết khai thác nguồn lợi hải
sản để phục vụ cho đời sống của mình cũng như tăng thu nhập kinh tế gia
đình. Hiện nay, nguồn tài nguyên của Biển Đông (bao gồm cả sinh vật và phi
sinh vật) đang bị cư dân ven biển trong khu vực khai thác bừa bãi, đe doạ đến
triển vọng phát triển kinh tế biển trong tương lai cũng như vấn đê ô nhiễm
biển.Cho nên việc khai thác kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ.
Vùng biển rộng lớn của nước ta thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng hải,
giao thông vận tải biển, các công trình ven biển, các ngành công nghiệp, du lịch, dịch
vụ và thương mại quốc tế. hải phận Việt Nam nằm sát các tuyến hàng hải quốc tế nối
liền Thái Bình Dương với Ấn Độ dương; Châu Á với Châu Úc và Trung Đông.
Tại Đại hội Đảng lần IX của ta đã đi sâu phân tích và đánh giá đầy đủ vai trò, vị
trí xứng đáng của kinh tế biển, từ đó đề ra đường lối kinh tế và chiến lược phát triển
kinh tế biển từ 2001 – 2010: “Phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược của kinh
tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển: hải sản, dầu khí, vận tải biển, du lịch dịch vụ,
phát triển dân cư trên biển và giữ vững an ninh vùng biển.”
Nghị quyết của Trung ương Đảng đã đề ra “định hướng phát triển khu vực biển và hải
đảo” bao gồm:
-

Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo


-

Đẩy mạnh nuôi trồng và khai thác chế biến hải sản, dầu khí, phát triển đóng tàu
thuyền, và vận tải biển, du lịc bảo vệ mội trường.

-

Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển tạo thành vùng phát triển cao, xây
dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để ra biển khơi.

-

Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ an ninh quốc phòng

9


CHƯƠNG 2

TỰ NHIÊN CỦA BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
1. Địa hình Biển Đông Việt Nam:
Bờ biển nước ta cong như một chữ s kéo dài trên 3260 km từ Móng cái
đến Hà Tiên. Bên cạnh đó, là hệ thống đảo bao gồm trên 4000 hòn đảo lớn
nhỏ được phân bố thành một vòng cung rộng lớn chạy suốt vùng biển và bờ
biển nước ta. Bờ biển nước ta có các xứ đồng bằng và các xứ núi xa sát biển
làm cho cảnh quan ven biển luôn thay đổi. Nếu phân chia chi tiết thì người ta
có thể nhận ra ít nhât đến 11 đoạn có những đặc điểm hình thái và động lực
khác nhau nhưng đại khái chỉ có hai kiểu bờ biển: kiểu đồng bằng và kiểu đá
gốc.
Các “ xứ” dồng bằng (các đồng bằng cửa sông, đồng bằng châu thổ)

những bờ biển bằng phẳng và thấp. Sóng thuỷ triều và các dòng phù sa ven bờ
hằng ngày vẫn làm chúng biến đổi tuy rằng để nhận thấy đựoc điều đó cần
phải có một thời gian dài đến vài chục năm.
Trên suốt chiều dài của bờ biển Việt Nam có hai đoạn thuộc “ xứ’ đồng
bằng: đoạn thứ nhất kéo dài từ nam Quảng Yên đến tận mũi chân mây ở dãy
núi Hải vân, đoạn thứ hai từ nam vũng Tàu đến mũi Cà Mau và ngược lên đến
bờ biển Kiên Giang thuộc vịnh Thái Lan.
Bờ biển của các xứ núi hay núi sa sát biển khúc khuỷ bị chia cắt bởi
nhiều vũng vịnh nhưng rất ít kiểu bờ vách đá gốc. Có hai đoạn bờ biển thuộc
xứ núi: đoạn từ Móng Cái về đến Yên Lập ở Bắc Bộ và đoạn từ Đà Nẵng
xuống đến mũi Dinh kéo dài cho đến Vũng Tàu.
Toàn bộ đoạn thứ nhất thuôc tỉnh Quảng Ninh bờ biển lỏm chỏm những
nuí đá do có nhiều sông nối ngắn từ nội địa chay ra cắt qua các dãy thềm biển
(hoặc sông biển). mặt bằng ven biển rất ít, người ta chỉ có thể thấy một không
gian tưong đối hẹp như vậy ở Tiên yên và ở Móng cái. Toàn bộ bờ biển này
nhìn ra vùng quần đảo Bái tử Long vịnh Hạ Long là vùng núi đồi bị chìm
ngập.
Đảo ven bờ lớn nhất là đảo Cái Bầu và xa hơn về phía Tây nam là đảo
Cát Bà, cả hai đảo này đều còn giữ được nhiều loài cây và thú quý hiếm.
Địa hình thềm lục địa có những điểm khác nhau giữa các khu vực
Bắc,Ttrung, Nam phần Biển Đông
Khu vực biển phía Bắc tính từ bắc Vinh Bắc Bộ xuống đến vĩ tuyến 16 0 b
tức là đến tận Phan Thiết. Khu vực biển phía Nam bao gồm phần còn lại đến
Vịnh Thái Lan.
Trong ba khu vực này thì địa hình đáy của khu vực phía Bắc từ Móng cái
đến Hải phòng là phức tạp hơn cả do sự tồn tại của hàng ngàn dảo lớn nhỏ
thụôc hai vịnh Bái Tử Long và Hạ Long vơi nhiều luồng lạch lớn nhỏ. Địa
10



hình đáy biển Vinh Bắc Bộ vì vậy hơi nghiên về phía Đông Nam. độ sâu ở
trung tâm vịnh chỉ đạt 70-80 m, ở cửa vịnh là 90-100 m còn ở rìa thềm lục địa
là khoảng 200 m. Từ Nam Hải phòng đến Nghệ An – Hà Tĩnh, ứng với một bờ
biển phẳng địa hình thềm lục địa tương đối đơn giản với các dạng tích tụ tiền
châu thổ do đó thoải dần từ bờ ra khơi.
Từ nam Nghệ Tỉnh xuống đến Đà Nẵng (hay Vịnh Bắc Bộ) đã thấy xuất
hiện các dãy đê cát ngầm chạy ngang song song với đường bờ kể cả các thềm
đá gốc, trong khi ở phía ngoài khơi các dạng địa hình âm và dương xen kẻ với
nhau một cách phức tạp, có lẽ liên quan đến sự cắt chéo ngang nhau của hệ
thống đứt gãy sông Hồng và hệ thống đứt gãy chạy theo hướng kinh tuyến
109 0 Đ.
Ở thềm lục địa miền Trung đường đẳng sâu 100 m chạy rất gần bờ làm
chứng cho việc thềm lục địa rất dốc. Thật ra người ta có thể thấy có một sự
phân biệt rõ rệt: bậc thứ nhất đổ từ bờ ra tới độ sâu 40 – 80 m có địa hình chia
cắt mạnh mẽ, bậc thứ hai chạy thẳng ra rìa thềm lục địa đến độ sâu 800 – 100
m.
Thềm lục địa phía Nam rất rộng trong khu vực phía nam Biển Đông và
Vịnh Thái lan: địa hình tương đối bằng phẳng hoặc xen kẽ các địa hình âm có
đáy rộng. Ở trước cửa hệ thống sông Cửu Long và Đồng Nai, còn thấy có dấu
vết của các thung lũng cổ của các sông nói trên khi còn chảy ở ngoài trời,
trước khi bị biển tiến vào plêistoxen làm chìm ngập.
Ở rìa ngoài của thềm lục địa Việt Nam các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa rộng lớn. Ở quần đảo Hoàng Sa có những án san hô nổi tiếng nằm trong
các bậc thềm Pratas, Helen và Parxen.
Thềm lục địa được bao phủ bới các nguồn vật liệu chính các chất kết tủa,
các xác sinh vật và chủ yếu là các vật liệu của lục địa do nước dòng sông
mang ra.
Nhìn chung địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta tương đối đa dạng,
có nhiều sự thay đổi địa hình giữa các nơi tạo nên một thiên nhiên đặc sắc và
cơ sở phát triển kinh tế biển.

2. Đặc điểm khí tượng - hải văn biển đảo Việt Nam:
2.1. Các yếu tố khí tượng:
2.1.1. Các mùa gío trên Biển Đông:
Biển Đông nằm trọn trong vùng Đông Nam Châu Á gió mùa. nhịp điệu
mùa của hai mùa gío chính: gió mùa Đông Bắc và gío mùa Tây Nam là một
trong những yếu tố cơ bản chi phối mọi điều kiện về khí tượng, thuỷ văn, về
sự phân bố và đặc điểm sinh học của các ngành sinh vật sống ở đây.
Về mùa đông trên lục địa Châu Á hình thành một vùng áp cao, đó là áp
cao Xibêri. Trong khi đó ở bắc Thái Bình Dương và vùng đại lục Châu Á xuất
hiện một vùng áp thấp gây ra gió mùa đông hay gió mua đông bắc (gọi theo
hướng gió chính). Áp cao Xibêri tràn xuống vào mùa mưa từ tháng 10 đến

11


tháng 2 năm sau, với cường đọ mạnh nhất đến 1010 mb vào các tháng 12 và
tháng 1. áp cao này có xu thế giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Ngược lại, về mùa hạ mặt đất đại lục Châu Á đựơc mặt trời làm nóng
hình thành vùng áp thấp – áp thấp Ấn độ - Birma – Pakistăng có tâm ở Irăng.
Trong khi đó ở Nam bán cầu trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tồn tại
một dãy áp cao cận chí tuyến. Do vậy, vùng áp cao chuyển vào lục địa tạo nên
một xoáy thuận lớn với hướng gió Tây Nam trên Ấn Độ Dương và phần nam
Châu Á, đó là gió mùa hạ. áp thấp Ấn độ - Birma – tràn vào mùa khô từ tháng
5 đến tháng, có cường độ mạnh nhất vàp thàng 6 và tháng 7. Các vùng áp thấp
này có xu thế giảm dần từ Nam vào Bắc.
Cường độ của hai loại gió này thay đổi rất nhiều theo từng địa phương và
từng thời gian trong năm. Tốc độ gió tương đối ổn định vào giữa mùa gió: ở
các tháng giao thời (tháng 4,5,9,10) tốc độ và hướng gió hay dao động. cường
độ gió mùa Hè trung bình lớn hơn gió mùa Đông.
Về mùa Đông, gió hoạt động kéo dài từ tháng 10 đến tháng tư năm sau.

Ở Vịnh Bắc Bộ gió mạnh từ tháng 11 đến tháng 1. Hướng gió thịnh hành là
hướng Đông Bắc. Từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên gió thổi thẳng góc với bờ
biển gây nên các đợt sóng cồn đổ bộ vào bờ. Ở Trung Trung Bộ, gió đã đổi
chiều. Gió chính là gió Bắc và Tây Bắc. Từ Cực Nam trung Bộ và Nam Bộ
gió lại duy trì hướng Đông Bắc nhưng cường độ giảm đi rõ rệt và hoạt động
trong một thời gian ngắn hơn.
Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và do có nguồn gốc
đại dương, nên trong thời kỳ này gió cũng gây ra mưa lớn tập trung. Gió mùa
tây nam thổi rất đều trong vùng cực nam bán đảo Đông Dương, . ngược lại ở
phía Bắc chúng thường lại nhiễu loạn. sự nhiễu loạn xảy ra ở những vùng có
áp thấp ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Bắc Lào. Do vậy, ở đó thỉnh thoảng có
những cơn bảo kèm theo mưa nhiều hạt to.
Trong Vịnh Bắc Bộ gío xuất hiện từ tháng 6 đến 9 thường mạnh vào
tháng 7, 8, tốc độ trung bình vào khoảng 68 m/s. tại Vịnh Thái Lan, hướng gió
thay đổi do bờ bị khuất gió và sự có mặt của gío địa phương (gió đất và gió
biển) tháng 2 gío thổi theo hướng Tây Bắc và Đông Nam đôi khi ngừng đột
ngột. Trong tháng 3, gío hầu như tắt hẳn. Ở trung tâm của vịnh, gió thịnh
hành là gió Nam và gió Tây Nam, trong khi ở những vùng lân cận gió đất và
gió biển hoạt động kéo dài cho hết tháng 5 mới có gió nam thay thế.
Vùng duyên hải Trung Bộ, trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, ta còn gặp
các cơn gió mạnh thổi từ lưu vực sông Mekong qua những hành lan củ Trường
sơn cao khoảng 600 – 700 m, gọi là gió Lào. Gió này rất khô và nóng thổi
từng đợt với cường độ khá mạnh.
Hoạt động của gió mùa trên vùng biển nước ta trực tiếp ảnh hưởng đến
sản xuất, đặc biệt đối với các nghề lưới kéo thủ công. Ở vịnh Bắc Bộ, do sự
thay đổi của gío mà hình thành hai vụ khai thác: vụ cá nam và vụ cá bắc, ứng
với thờì kỳ gió mùa Tây Nam và gío mùa Đông Bắc.
2.1.2. Gió và sóng do gió:

12



Với hai hệ thống khí áp Xibê ri và Ấn độ - Birma tương ứng có hai
chế độ gío mùa luân phiên nhau thổi qua Biển Đông. Gió mùa Đông Bắc vào
mùa mưa và gió mùa Tây Nam vào mùa khô. Hướng gió thịnh hành của hai hệ
thống gió này trùng với trục chính của Biển Đông.
2.1.2.1.Gió và sóng trong mùa mưa:
Trong mùa mưa từ tháng 10 đến hết tháng hai năm sau, gió Đông Bắc
ngự trị trên toàn vùng biển. Phân bố mặt rộng của gió và chiều cao sóng được
đặc trưng bởi lưỡi gió mạnh và sóng lớn dọc theo trục chính của Biển Đông
và các vùng tương đối lặng gió, lặng sóng ở ven rìa trong đó Vịnh Bắc Bộ và
Vịnh Thái Lan. Dưới đây là một số nét chính về điều kiện sóng và gió trong
mùa mưa trên một số khu vực.
a.Khu vực trung tâm dọc theo trục đông bắc – tây nam của Biển Đông :
Trong mùa mưa lưỡi gió mạnh bao trùm toàn bộ vùng trung tâm của Biển
Đông,trãi dai theo hướng tây bắc – đông nam từ eo biển Bashi (vĩ tuyến 18 0 )
đến ranh giới phía bắc của thềm lục địa Nam Bộ Việt nam (vĩ tuyến 7 0 N).
Lưới gió mạnh này là một cấu trúc bền vững và độc đáo của hệ thống gió mùa
Á – Úc, ảnh hưởng đến toàn bộ điều kiện tự nhiên của toàn Biển Đông.
Trên khu vực vĩ tuyến 11 0 N vị trí ủa lưỡi gió mạnh phù hợp với vị trí
trung bình của Front khí áp. Đáng lưu ý là vùng gió mạnh tây Luzon với tốc
độ gió trung bình tháng trên 11 m/sec. Càng về phía nam vĩ tuyến 11 0 N lưỡi
gió mạnh càng có xu hướng tách dần về phía Đông Nam của front khí áp,tạo
thành một vùng gió mạnh thứ cấp. Đó là vùng gío mạnh Côn Đảo – Trường Sa
với tốc độ gió trung bình tháng trên 10 m/sec. Vùng lưỡi gió mạnh cũng là
vùng có tốc độ gió biến thiên mạnh nhất với phương sai tốc độ gió từ 3.6 –
4,4 m/ sec.
Phù hợp với trường sóng, lưỡi sóng lớn với chiều cao sóng trên 20 m bao
trùm toàn bộ vùng trung tâm Biển Đông, trãi dài theo hường Tây Bắc – Đông
Nam. Vùng gió mạnh Tây Luzon và vùng gió mạnh Côn Đảo Trường Sa cũng

là những nơi có sóng lớn nhất với phương sai chiều cao sóng trên 24 m và
biến thiên mạnh nhất với phương sai chiều cao sóng trên 12 m.
b. Khu vực Vịnh Bắc Bộ:
Vịnh Bắc Bộ thường nằm trong vùng hậu phương của front khí áp. Vì
vây, trong mùa mưa có gió khá mạnh, nhưng nhìn chung tốc độ gío trung bình
tháng thấp hơn đáng kể so với vùng lưỡi gió mạnh. Trong tháng 12 tốc độ gió
trung bình từ 6,0 đến 7,0 m/sec, phương sai 3,2 – 3,4 m/sec.
Do cửa Vịnh hướng về phía Đông Nam nên sóng lớn từ lưỡi gió mạnh
Đông Bắc không thể thâm nhập vào Vịnh. Vì vậy, trong mùa mưa tại vịnh Bắc
Bộ ngự trị sóng địa phương, được hình thành trong điều kiện là sóng hạn chế,
với chiều cao sóng trung bình tháng nhỏ hơn 1,2 m và phương sai nhỏ hơn 0,8
m. Phù hợp với kinh nghiệm hàng hải. Mũi Ròn có thể xem là ranh giới của
vùng sóng tương đối êm trong mùa mưa dọc theo bờ tây của Vịnh Bắc Bộ.

13


c. Khu vực Vịnh Thái Lan::
Vịnh Thái Lan nằm trong vùng khí áp tương đối đồng nhất ở phía nam
Biển Đông. tại đây điều kiện về gió và sóng tương đối ôn hoà nhưng biến
động khá mạnh trên toàn vịnh. Trong tháng 12 tốc độ gió trung bình thnág
tăng dần từ 0,4 m/sec , tại vùng đỉnh vịnh và lên đên 7,0 m/sec ở của vịnh.
Đây là vùng có tốc độ gió ít biến thiên nhất trên toàn Biển Đông phương sai
tốc độ gió từ 3,0 m/sec.
Cũng như ở Vịnh Bắc Bộ do cửa vịnh hướng về phía Đông Nam nên sóng
lớn từ lưỡi gió mạnh đông bắc không thể thâm nhập vào Vịnh Thái Lan. Do
đó, mùa mưa trong vịnh ngự trị sóng địa phương, hình thành trong điều kiện
sóng hạn chế, với chiều cao sóng trung bình tháng từ 0,4 m đến 1,2 m và
phương sai nhỏ hơn 0,8 m. Mũi Cà Mau có thể xem là ranh giới của vùng
sóng tương đối êm trong mùa mưa ở Vịnh Thái Lan.

2.1.2.2. Gió và sóng trong mùa khô:
Mùa khô kéo dài từ giữa tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa này gió
Tây Nam ngự trị trên phần lớn Biển Đông. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá
trình tương tác biển - lục địa ở quy mô cục bộ, tại vùng ven bờ Tây gió có xu
thế bị lệch về hướng Nam - Đông Nam. Trường gió và trường sóng phân bố
tương đối đồng nhất. Tốc độ gió và chiều cao sóng nhỏ hơn đáng kể so với
thời kỳ mùa mưa. Dưới đây là những đặc trung tổng quát về điều kiện gió và
sóng trên một số khu vực Biển Đông.
a.Khu vực trung tâm dọc theo trục Đông Bắc –Ttây Nam của Biển
Đông:
Trong mùa khô, vùng gió mạnh tây Luzôn lại suy yếu, vì vậy trên khu
vực trung tâm Biển Đông chỉ còn lại vùng gió mạnh Côn Đảo - Trường Sa. Vị
trí của vùng gió mạnh này cũng bị dịch chuyển đáng kể về phía đông so với
trong mùa mưa. Trong tháng 7 tốc độ gió trung bình tháng dao động trong
khoảng từ 5,0 đến 7,4 m/sec, phương sai tốc độ gió từ 3,0 đến 4,0 m/sec phù
hợp với trường gió vùng gió mạnh Côn Đảo - Trường Sa cũng là nơi có sóng
lớn nhất. Độ cao sóng trung bình ở vùng này trong tháng 7 vượt quá 1,4 m,
với phương sai trên 0,9 m.
b. Khu vực Vịnh Bắc Bộ:
Do chiụ ảnh hưởng thường xuyên của áp thấp cục bộ Đông Dương nên
trên khu vực Vịnh Bắc Bộ gió mùa Tây Nam thường bị gián đoạn bởi các đợt
gió Lào. Vì vậy, tại đây hướng gió không ổn định như ở khu vực trung tâm
Biển Đông. Vào tháng 7 tốc độ gió trung bình tháng khoảng 6,0 m/sec và
phương sai từ 2,8 đến 3,2 m/sec.
Về điều kiện sóng, do cửa vịnh hướng về phía Đông Nam nên sóng lớn
Tây Nam từ Biển Đông không thể thâm nhập vào vịnh. Vì vậy, trong mùa khô
tại vịnh Bắc Bộ ngự trị sóng địa phương được hình thành trong điều kiện gió
hạn chế. Chiều cao sóng trung bình tháng từ 0,8 đến 0,9 m, phương sai từ 0,5
đến 0,7 m.


14


c. Khu vực vịnh Thái Lan:
Không những trong mùa mưa, vào mùa khô Vịnh Thái Lan cũng nằm
trong vùng khí áp tương đối đồng nhất ở Biển Đông. Điều kiện về gió tương
đối ôn hoà và đồng nhất trên toàn vịnh. Vào tháng 7 tốc độ gió trung bình
tháng khoảng 5,3 đến 6,0 m/sec và phương sai từ 2,6 đến 3,0 m/sec.
Tương tự như ở Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan cũng có cửa vịnh hướng về
phía đông nam nên sóng lớn hướng tây nam không thể thâm nhập từ Biển
Đông vào vịnh. Vì vậy trong mùa khô tại đây ngự trị sóng địa phương. Vào
tháng 7 chiều cao sóng trung bình tháng nhỏ hơn 1,0 m , phương sai từ 5,0
đến 0,7 m.
* Tóm lại:
Sóng trong Biển Đông có hai loại: sóng gió (hiểu là sóng phát sinh do
gió) và sóng lừng. chế đọ sóng phụ thuộc vào hai mùa gió và đặc tính của các
vịnh (vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan). Mùa đông hướng sóng chủ yếu là Đông
Bắc, có khi là Bắc và Đông, mùa hè hướng sóng gió lại có hướng Tây Nam.
Sóng lừng được hình thành cùng với sóng gió, thường xuyên xuất hiện khi gió
chuyển hưóng hoặc giảm tốc độ. Do điều kiện địa hình đáy biển và cửa các
vịnh, tầng suất gió đông bắc ở vùng biển phía Bắc cao hơn vùng biển phía
Nam vào mùa đông, còn về mùa hè thì ngược lại sóng gió và sóng lừng
thường đạt khoảng 2 –3 m về đọ cao (đủ để gây xoái mòn lỡ trên các bờ biển)
và 7 – 10 giây về 1 chu kỳ.
2.1.3. Bảo và áp thấp nhiệt đới;
Trên Biển Đông hằng năm trung bình có khoảng 10 cơn bảo và áp thấp
nhiệt đới hoạt động, chiếm gần một nữa tổng số bảo và áp thấp nhiệt đới hoạt
động ở tây Thái Bình Dương. Năm có nhiều bảo nhất: 3 cơn. Trong số các cơn
bảo và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông hằng năm có tháng từ 4
đến 5 cơn bảo hoặc áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên Biển Đông, chiếm

gần một nửa số bảo hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực này.
Mùa bảo hoặc áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông bắt đầu từ tháng 5 đến
hết tháng 10, có năm xuất hiện sớm từ tháng 2 (cơn bảo sarah đổ bọ vào vùng
khơi Minh Hải từ ngày 16/2/1995) năm muộn có thể kéo dài tới tháng 12 (cơn
bảo Gilda ngày 20/12/1959 và cơn bảo Manny ngày 14/12/1993 đều đổ bộ vào
Thái bình thuận).
Trong các tháng mùa Đông, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do chế độ
gió mùa Đông Bắc và không khí lạnh khống chế thường xuyên trên toàn bộ
Biển Đông, bảo và áp thấp nhiệt đới không có điều kiện thuận lợi để hình
thành.
Trên Biển Đông, bảo và áp thấp nhiệt đới hình thành chủ yếu từ vĩ độ 8 0
bắc trở lên, phù hợp với quy luật chung về sự hình thành của bảo theo vĩ độ.
Trong những tháng đầu năm, bảo xuất hiện ở những vĩ độ thấp, sau đó xuất
hiện dân lên các vĩ độ cao. Từ tháng 8 đến tháng 9 bảo cvó khả năng hình
thành ở các vĩ độ tương đối cao: 20-20 0 bắc. từ tháng 10 trở đi vị trí bảo hình
thành lại có xu hướng lùi dần về phía Nam, ở các vĩ độ thấp hơn .
15


So với các cơn bảo từ Thái Bình Dương đi vào Biển Đông, những cơn
bảo và áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông có đường đi đặc biệt phức
tạp, đang di chuyên và có kh dừng lại, đánh vòng và chuyển hướng nhiều lần.
Thời gian tồn tại trung bình của các cơn bảo vào khoảng 4 –5 ngày
nhưng khoảng giao động rất lớn, ngắn nhất là hai ngày, dài nhất tới 11 ngày,
khi di chuyển ngoằn nghoèo, đặc biệt là cơn bảo wayne tháng 9/1986 kéo dài
tới 22 ngày.
Dọc theo bờ biển Việt Nam, càng đi về phía Nam bảo càng xuất hiện
muộn dần. khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá mùa bảo thông thường từ
tháng 6 đến tháng 9, tháng 8 là tháng có nhiều bảo nhất. Khu vực từ Nghệ An
đến Thừa Thiên Huế bảo và áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào các tháng 8,9 và

10. trong khi đó ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quãng Ngãi là các tháng 9 và 10.
Ở khu vực Bình định đến Khánh Hoà là các tháng 10 và 11. còn ở khu vực
Ninh thuận – Bình thụân phần lớn các tháng 11 và 12, đây cũng là khu vực có
bảo muộn nhất và tầng suất hoạt động của bảo trong tháng 12 lớn nhất cả
nước (trong 40 năm có 4 cơn bảo đổ bộ vào Việt nam trong tháng 12 đều xuất
hiện ở khu vực này)
Bảo Biển Đông đi vào Việt Nam nhiều nhất vào các tháng 8, 9 và 10.
Dưới đây là bảng số liệu thống kê từ năm 1956 đến 1995 về bảo và áp thấp
nhiệt đới đổ bộ vào Vieät nam theo các tháng.
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Cả năm

số cơn

0

1

2

2

3

25

26

45

53

62

39


4

262

Số
cơn
trung bình0
mỗi năm

0,030,050,050,08 0,62 0,65 1,13 1,32 1,55 0,97 0,10 6,55

Số liệu thống kê cho thấy đường đi của bảo trên biển đông trong từng
tháng trong năm có xu hướng như sau:
- Tháng 5 đường đi của bảo có hai nhánh, môt đi theo hướng đông bắc ra
phía đảo Đài loan và một theo hướng bắc vào bờ biển miền nam Trung quốc.
- Tháng 6 bảo có nhánh đường đi khá tập trung vào bờ biển Vieät nam, từ
Móng cái đến Huế. Khi đi qua kinh tuý 113 0 Đông và ở phía Nam vĩ tuyến 20
0
bắc bảo thường di chuyển theo hướng tây tây bắc vào Việt Nam, một nhánh
phụ đi vào đường bờ biển tỉnh Quảng Tây, Trung quốc.
- Tháng 7 bảo thường đi theo hướng tây bắc vào khu vực từ Móng Cái
đến Thanh Hoá, và cả vùng biển miền nam Trung Quốc, từ biên giới Việt
Trung đến Hồng Kông, một nhánh phụ đi ra phía Đông Bắc.
- Tháng 8 đường đi của bảo ít tập trung, có hai nhánh chính và một
nhánh phụ. Một nhánh chính vào Vieät nam, chiếm 59 % tổng số, đi vào cùng
bờ biển Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Nhánh chính thứ hai đi vào vùng bờ biển

16



Nam Trung Quốc, từ bán đảo Lôi châu đến Hồng Kông. Nhánh phụ đi theo
hướng đông bắc ra phía đảo Đài Loan.
- Tháng 9 bảo và áp thấp nhiệt đới cũng, có hai nhánh chính và một
nhánh phụ. nhánh thứ nhất vào vùng bờ biển từ Quảng Ninh đến Bình Định
của Việt Nam, chiếm tỷ lệ 63 %. Nhánh chính thứ hai đi vào vùng bờ biển
nam Trung Quốc, nhánh phụ đi theo hướng Đông Bắc ra phía đảo Đài Loan.
- Tháng 10 bảo chủ yếu vào bờ biển Việt Nam từ Quảng Ninh đến Bình
định chiếm 67% tổng số bảo. Khi vượt qua kinh tuyến 113 0 đông bảo thường
đi theo hướng tây.
Theo số liệu thống kê hằng năm trung bình có khoảng 6,55 cơn bảo và áp
thấp nhiệt đới đi vào Việt Nam. Trong đó, năm có nhiều bảo đổ bộ nhất là 11
cơn (năm 1964, 1973) hoặc đến 12 cơn (năm 1978, 1959). Năm có ít nhất
không có cơn bảo nào (1976) hoặc 2 cơn (năm 1957, 1966).
Bảo đổ bộ vào bờ biển Việt Nam tập trung chủ yếu từ vĩ tuyến 52 0 đến
16 bắc, chiếm tới gần 70 % tần suất bảo đổ bộ vào Việt Nam . Phía nam vĩ
tuyến 16 bắc khu vực có bảo đổ bộ nhiều nhất là đoạn từ vĩ tuyến 13 0 bắc đến
12 0 bắc, chiếm hơn 6,7% tần suất.
0

Tần suất phân bố bảo và áp thấp nhiệt đới theo vĩ độ dọc bờ biển Việt
Nam.
TT

Vĩ độ

số cơn số cơn trung bình

P (%)


1

21 0 Bắc – 22 0 Bắc

34

0,85

12,98

2

20 0 Bắc – 21 0 Bắc

33

0,83

12,59

3

19 0 Bắc – 20 0 Bắc

30

0,75

11,45


4

18 0 Bắc – 19 0 Bắc

22

0,55

8,40

5

17 0 Bắc – 18 0 Bắc

32

0,80

12,21

6

16 0 Bắc – 17 0 Bắc

21

0,53

8,01


7

15 0 Bắc – 16 0 Bắc

15

0,38

5,73

8

14 0 Bắc – 15 0 Bắc

13

0,32

4,96

9

13 0 Bắc – 14 0 Bắc

15

0,38

5,73


10

12 0 Bắc – 11 0 Bắc

17

0,43

6,94

11

11 0 Bắc – 12 0 Bắc

14

0,35

5,34

12

10 0 Bắc – 11 0 Bắc

2

0,05

0,76


13

9 0 Bắc – 10 0 Bắc

5

0,12

1,91

14

8 0 Bắc – 9 0 Bắc

9

0,22

3,44

Tổng số

262

6,55

100,00

17



2.2. Các yếu tố hải văn:
Sự chi phối lớn nhất của gió thể hiện trong sự hình thành các dòng hoàn
lưu trong biển đông và sựu trao đổi nước của Biển Đông với Thái Bình Dương
và các biển lân cận. Chế độ dòng chảy nước biển đông chịu ảnh hưởng rất lớn
của chế độ gió mùa luân chuyển theo hướng Đông Bắc và Tây Nam trùng với
trục chính của vùng biển .
- Dòng chảy trong mùa gió Tây Nam:
Xu thế chung của dòng chảy trong thời ký này là chảy theo chiều kim
đồng hồ. nước từ vùng biển Java và nam Biển Đông chảy dọc theo bờ biển
Việt Nam. Dòng chính nằm gần bờ biển nước ta chảy theo hướng Tây Nam –
Đông Bắc. Khối nước chủ yếu cuả dòng chảy qua eo biển Bashi đổ vào gốc
của dòng Koroshivo ở Thái Bình Dương, một phần nhỏ chảy qua eo Đài Loan,
mang nước vào Biển Đông Trung Hoa. Tốc độ trao đổi nước càng mạnh khi
gió thổi ổn định. Vùng ven biển miền Trung Việt Nam đặc biệt là phần lồi của
lục địa, vận tốc dòng chảy có thể do gió lên tới 50 m/sec.
Dòng ngược chiều chảy men theo bờ tây bắc đảo Boxneo theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam đến phía Tây Nam lại đổ vào dòng chính ở phía tây.
nước của dòng này đựơc cung cấp bởi nước của biển sulu và dòng ngược
chiều xuất phát từ trung tâm Biển Đông. Trong tháng 8 hoạt động của hệ
thống dòng càng mạnh. Dòng chính ở vào khoảng vĩ độ 11 0 Bắc, hầu như chảy
về phía đông. Dòng ngược chiều khi đến bờ tây Boxneo thì chệch hướng, tạo
ra dòng chảy dọc theo bờ Boxneo, ParaWan lên phía Đông Bắc. Từ tháng 6
dòng chảy có hướng từ giữa Bắc và Đông. vận tốc dòng chảy tăng ở ven biển
phía nam Việt nam.
- Dòng chảy trong thời kỳ gió Đông Bắc:
Trong mùa gió Đông Bắc, khối nước của dòng bắc Xích Đạo khi lên phía
Bắc đã tách ra một nhánh qua eo bashi chảy vào Biển Đông Trung Hoa rồi đổ
vào Biển Đông, tạo thành dòng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam xuống
tận biển Java, biển Flores. Một nhánh khác tách khỏi dòng chính ở gần Xích

Đạo chảy ngược lên theo hướng Đông Bắc rồi chệch hướng, cuối cùng lại đổ
vào dòng chính. Dòng chính chảy men theo bờ phía tây còn đựoc mạnh thêm
bởi một nhánh khác từ biển sulu đến bờ Việt Nam thì nhập vào dòng chủ yếu,
có hướng song song với bờ. Ngoài ra còn một dòng nước lạnh từ biển Hoa
Đông chảy qua eo biển Đài Loan, men theo bờ biển nước ta xuống phía nam.
Cũng trong thời kỳ này, tại bờ biển nam trung bộ dòng nước lạnh chảy sâu
phía dưới dòng nước ấm bắc Xích Đạo va phải các thềm sườn lục địa, buộc
phải trồi lên , tạo nên ở đây một vùng nước nổi sông lớn, giáu có nguồn muôi
dinh dưỡng. đến tháng 4 tất cả các dòng gây ra bởi gió mùa đông đều giảm và
dòng chính của biển hoà thành hai xoáy rộng, một ở phần bắc, còn một ở phần
nam.
Như vậy, tronG thời kỳ này các dòng chảy trong Biển Đông vận động
ngược với chiều kim đồng hồ. Nguyên nhân là do dòng chảy trôi phát triển,
phía nam Biển Đông tích nước, mặt biển dâng cao, trong khi đó phía bắc Biển

18


Đông mặt nước mực nước hạ thấp. Vì thế xuất hiện dòng nước bù trừ chảy
theo hướng đông bắc, tạo ra một hoàn lưu ngược chiều kim đồng hồ.
Hoàn lưu chảy ven bờ biển Việt Nam chịu sự chi phối của 4 dòng chảy
cơ bản: dòng chảy do gió, dòng triều, dòng chảy sông và hoàn lưu đại dương.
Những đặc điểm chung nhất của hoàn lưu ven biển Việt Nam có thể xem xét
theo bốn khu vực với sự tương đồng nhất định về chế độ dòng chảy trong mỗi
khu vực.
2.2.1.1. Đặc điểm hoàn lưu khu vực Vịnh Bắc Bộ:
Do vị trí địa lý và những đặc điểm khác nhau của điều kiện tự nhiên,
vịnh bắc bộ có những đặc điểm riêng biệt của chế độ dòng chảy trong các
vùng từ bắc xuống nam. Nhưng xu thế chung của dòng trong Biển Đông. Đặc
điểm hoàn lưu khu vực vịnh bắc bộ đựoc mô tả theo 3 vùng bắc vịnh, giữa

vịnh và nam vịnh.
Vào mùa đông ở vùng biển thoáng Bắc Bộ (vùng Quảng Ninh - Hải
Phòng) chủ yếu quan sát thấy dòng chảy hướng Nam- Tây Nam, hướng Nam
và hướng Nam- Đông Nam, tốc độ khoảng 50 – 80 m/sec. Đôi khi quan sát
thấy dòng chảy mạnh hơn khoảng 220 m/sec, nhưng tầng suất nhỏ, khoảng 4 –
5 %. Ngoài ra, vào tháng 1 cũng xuất hiện dòng chảy hướng Bắc- Tây Bắc.
Vào mùa hè, nước từ các sông đổ ra ảnh hưởng đến hoàn lưu nước vùng
bắc vịnh, do đó dòng chảy khác mùa đôn. hướng thịnh hành của dòng chảy là
Nam Tây Nam và Nam, còn có hướng ngược với nó là Bắc – Đông Bắc , trong
đó thành phần chảy theo hướng Đông Nam chiếm ưu thế hơn. Chế độ dòng
chảy về mùa hè cũng xấp xỉ như mùa đông. Tuy nhiên, đặc điểm đáng lưu ý
hơn là các hướng dòng chảy ở mùa hè vuông góc với bờ biển được thể hiện rõ
hơn vào mùa đông. Song tầng suất các hướng này rất nhỏ so với các hướng
thịnh hành nêu trên.
Vùng ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng có chế độ dòng triều phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện địa hình. Biển bị chia cắt phức tạp bởi các đảo, tạo
thành những eo, luồng lớn nhỏ chằng chịt. Tại một số của hẹp có thể quan trắc
thấy dòng triều mạnh với tốc độ đến 90 –100 m/sec. Tai luồng của ông dòng
triều chảy khá mạnh hơn sau những trận mưa lớn .
Dòng chảy khu vực giữa Vịnh Bắc Bộ là một bộ phận liên hoàn của hệ
thống dòng chảy chung trong vịnh. Dòng chảy vùng giữa vịnh cũng có những
đặc điểm riêng có điều kiện địa hình chi phối. Dòng chảy ở đây là sự pha trộn
của dòng chảy do gió dòng triều và dòng chảy từ sông ra.
Dòng chảy khu vực nam Vịnh Bắc Bộ về mùa đông thường có hướng
Đông Nam và Nam, trong đó hướng Nam có tầng suất lớn hơn (bằng 15 – 20
% ). đối lập với hai hướng đó là : hưóng Tây Bắc và Bắc- Tây Bắc. Dòng chảy
hướng Tây Bắc có tầng suất 20 –25% lớn gấp đôi hưóng Tây Nam. Hướng
dòng chảy vuông góc với bờ có tầng suất rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5 – 7 %.
Về mùa hè, chế độ dòng chảy có những nét giống mùa đông. Dòng chảy
hưóng Đông Nam có tầng suất hiện gần bằng nhau, khoảng 20% mỗi hướng.

Hai hưóng dòng chảy đối lập với hai hướng nêu trên có tổng tầng suất nhơ

19


hơn một ít. Dòng chảy theo hướng vuông góc hoặc gần vuông gốc với bờ có
tầng suất rất nhỏ. Tốc độ dòng chảy mạnh nhất cả hai mùa chỉ khoảng
15m/sec. hướng vuông góc với bờ có tốc độ nhỏ hơn trung bình khoảng 15
m/sec.
Nhìn chung lại, trong Vịnh Bắc Bộ, vào mùa đông vịnh tồn tại một hoàn
lưu ngược với chiều kim đồng hồ. Vào mùa hè, khối nước ngoài khơi biển
đông xâm nhập vào vịnh theo hướng Đông Nam còn hoàn lưu trong lúc này
chảy thuận theo chiều kim đồng hồ nhưng tộc độ yếu hơn so vớí mùa đông.
2.2.1.2.Đặc điểm hoàn lưu khu vực miền Trung :
Nằm trong hệ thống hoàn lưu phía Biển Đông chịu ảnh hưởng của gió
mùa đông bắc, dòng chảy ven bờ biển miền Trung là một nhánh phía tây của
hoàn lưu Biển Đông. Hướng chủ đạo của dòng chảy là hướng Nam và Tây
Nam, với tầng suất khoảng 70- 80 % và tốc độ khoảng 90 –100 cm/sec, các
hướng khác tầng suất nhỏ không đáng kể.
Về mùa hè, đường dòng chảy trên khu vực này phức tap hơn mùa đông.
Vùng Phú Yên – Khánh Hoà có dòng chảy ven từ bắc xuống Nam với tốc độ
khoảng 25 – 40 cm/ sec. Dòng chảy ven này hoà nhập với luồng dòng chảy từ
phía Tây Nam xuống về Đông Bắc ở gần đảo Phú Quý, tạo thành xoáy thuận ở
vực nước nữa phần phía bắc. Trong thời kỳ chuyển tiếp từ đông sang hè, chế
độ dòng chảy có thiên hướng về Nam, vừa có hướng lên Bắc, đồng thời vừa
có hưóng từ biển vào bờ và từ bờ ra biển. Tần suất các hướng dòng chảy nhỏ,
trừ hướng Nam và Bắc- Đông Bắc có tầng suất khoảng 20% mỗi hướng.
Trong thời kỳ chuyển tiếp từ hè sang đông phần phía bắc khu vực miền
Trung chế độ dòng chảy có nhiều nét tương tự như mùa đông. Còn ở nữa phần
phía nam, gần đảo Phú Quý chế độ dòng chảy tương tự mùa hè.

2.2.1.3. Đặc điểm hoàn lưu khu vực Đông Nam Bộ:
Bờ biển khu vực nào có nhiều sông chảy ra, đặc biệt là các sônh lớn
thuộc hệ thống sông Cửu Long - Đồng nai. Hệ thống dòng chảy vùng này là
kếtquả tác động của các hệ thống gió mùa, chế độ dòng triều và của dòng
chảy sông.
Vào mùa đông, dòng chảy thịnh hành ở vùng này có hướmg tây nam.vận
tốc trung bình 50 –60 cm/sec, lớn nhất khoảng 7,5 cm/sec, tần suất trên dưới
60 %. Dòng chảy hướng tay có tần suất khoảng 20%. Ngoài ra còn quan sát
thây dòng chảy vuông góc với bờ, theo cả hai hưóng: từ biển vào bờ và từ bờ
ra biển, với tấng suất nhỏ và xấp xỉ bằng nhau giữa hai hướng. Nhưng dòng
hướng từ biển vào bờ có vận tốc lớn hơn dòng từ bờ ra biển.
Về mùa hè, dòng chảy có hướng từ tây nam lên tây bắc, vận tốc trung
bình 50 –60 cm/sec, lớn nhất khoảng 70 cm/ sec. Dòng chảy hướng đông bắc
và Đông Đông Bắc có tầng suất xâp xỉ bằng nhau, khoảng 30 % cho mỗi
hướng. Dòng chảy hướng đông có tần suất nhỏ hơn khoảng 25 %.
Trong thời kỳ chuyển tiếp từ Đông sang Hè, dòng chảy có hướng rất
phân tán, vừa có dòng chảy về hướng Bắc - Đông Bắc với tốc độ khoảng 12 –

20


15 cm/sec, vừa tồn tại dòng chảy hướng Nam-Tây Nam. tầng suất các dòng
chảy nêu trên xâp xỉ bằng nhau, khoảng 15 – 18 %.
Trong thời kỳ chuyển tiếp từ Đông sang Hè, dòng chảy có hướng rất
phân tán, nhưng dòng chảy hướng Tây Nam có tấng suất lớn hơn các hướng
khác bằng khoảng 20%. Dòng chảy hưóng từ bờ ra biển có tầng suất và tốc độ
lớn gấp đôi tầng suất và tốc độ của dòng chảy theo hưóng từ biển vào bờ.
2.2.1.2. . Đặc điểm hoàn lưu khu vực Tây Nam Bộ:
Khu vực biển Tây Nam Bộ là khu vực biển rộng, bờ biển bằng phẳng,
không có những con sông lớn chảy ra. Hoàn lưu khu vực này bị chi phối chủ

yếu bởi dòng chảy do gío và dòng triều.
Về mà đông dòng chảy thường có đoạn nối tiếp với dòng chảy từ vùng
phía đông vòng qua mũi Cà Mau rồi hướng về đảo Phú Quốc. Đến gần đảo
Thổ Chu dòng chảy uón khúc vòng về phía Vịnh Thái Lan. Tốc độ dòng chảy
thịnh hành về muà này khoảng 70 – 80 cm/sec. Tốc độ dòng chảy lớn nhất
được đo ở vùng bãi cạn Cà Mau là 108 cm/sec.
Về mùa Hè, dòng chảy có hướng ngược lại với mùa Đông. Dòng chảy có
hướng Tây Bắc - Đông Nam. từ đảo Phú Quốc chảy về mũi Cà Mau rồi hoà
nhập với dòng chảy từ phía nam lên tạo thành dòng đi về phía Vũng Tàu –
Côn Đảo. Tốc độ dòng chảy mùa Hè nhỏ hơn so với mùa Đông, trung bình
khoảng 20 –30 cm/ sec.
Đối với Vịnh Thái Lan, vận động của nươc tương đối yếu. Trong thời kỳ
từ tháng 9 đến tháng 4 có dòng chảy vòng tròn cùng chiều với kim đồng hồ.
Nguợc lại vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 1 lại tồn tại một dòng chảy
vòng tròn ngược chiều với kim đồng hồ. Trong thời gian ngắn từ tháng 2 đén
tháng 4 thuờng thấy nước bề mặt chảy ra khỏi vịnh. mặc dầu vậy, do có hệ
thống dòng chảy thuận và ngược chiều kim đồng hồ, sự trao đổi nước của
vịnh với Biển Đông rất khó khăn và vì thế mà vịnh Thái Lan giống như một
biển kín.
* Nhìn chung lại : nhờ sự vận động của hệ thống dòng mà khối nước của
Biển Đông luôn đuợc đổi mới. Điều quan trọng hơn nữa là các dòng chảy
trong biển đông tạo nên một vùng thềm lục địa nước ta. Những vùng nước
nổi, nước hỗn hợp của các dòng nước có nguồn gốc khác nhau rất rộng lớn.
Tại những nơi như thế, sinh vật làm thức ăn rất phong phú, lôi cuốn vào đây
nhiều đàn cá nổi có giá trị. Bản thân các dòng còn tạo nen các nguồn di cư lớn
của các sinh vật, trong đó cả cá từ các vùng biển ấm ôn đới và đặc biệt từ
vùng nước ấm ngoài khơi Thái Bình Dương xâm nhập và quần tụ tại vùng
biển thuộc thềm lục điạ nước ta.
2.2.2. Nhiệt độ nước biển:
Tại Biển Đông nhiệt độ nước biển có xu hướng tăng dần từ Bắc xuống

Nam. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gío
mùa và điều kiện địa hình. Vào mùa đông xu thế này thể hiện rất rõ, còn và
mùa hè nhiệt độ nước biển đầy mặt gần như đồng nhất từ bắc vào nam trung

21


bình28 –30 0 . chế độ nhiệt có ảnh hưởng trực tiếp đến mùa hải dương và nhịp
điệu mùa trong đời sống của thủy sinh vật.
Do ảnh hưởng của gío mùa Đông Bắc, nước bỉên ở vùng biển phía Bắc
có nhiệt độ trung bình tầng mặt thấp hơn so với vùng biển phía Nam và có sự
phân hoá lớn về nhiệt độ theo phương kinh tuyến. Trong tháng 2 nhiệt độ
không khí trên mặt biển thuộc bắc Biển Đông là 15 0 c. Còn ở phía nam là
25 0 c giữa các vùng biển có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ khoảng 5 – 10 0 c.
nhiệt độ nước biển thấp nhất vào tháng 2 ở phía bắc, còn ở phía nam lại vào
tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Ngoài ra do có dòng chảy lạnh từ Bắc xuống
Nam doc theo bờ biển Việt Nam nên nhiệt độ nước biển ở vùng ven bờ
thường thấp hơn nhiều so với vùng ngoài khơi có cùng vĩ độ. nhiệt độ không
khí cực đại được quan trắc trên các trạm gần bờ thường thay đổi khá lớn, tuỳ
thuộc vào điều kiện của vùng và dao động từ 28 0 c đến 42,2 0 c. hiệt độ không
khí cực tiểu thì ngược lại ở sông Trenganu (Malaixia) là 17 0 c và ở Hải Phòng
5,9 0 c.
Chế độ nhiệt của Biển Đông được quýêt định bởi nguồn năng lượng bức
xạ mặt trời. Song sự phân bố nhiệt trên các lớp nước tầng mặt còn bị chi phối
bởi chế độ gió mùa thịnh hành ở đây. Mùa gió tạo nên các dòng chảy chính,
mang những khối nước có nguồn gốc khác nhau vào biển làm cho cơ sở phân
bố nhiệt trên các lớp nước tầng mặt thay đổi một cách đáng kể.
Vào mùa đông nhiệt độ nước tầng mặt thường hạ thấp dao động trong
khoảng 19 – 27 0 c, xu thế chung là càng dịch xuống phía Nam, nhiệt độ nước
biển càng tăng dần. ở khu vực bắc Biển Đông nhiệt độ trung bình tầng mặt 18

– 20 0 c, có nơi nhiệt độ khoảng 15 – 17 0 c. tại vùng biển rộng nhiệt độ khá
đồng đều theo độ sâu, còn ở vùng nước sâu nhiệt độ nứơc biển thay đổi đáng
kể.
Trên bản đồ phân bố nhiệt độ các đường vùng nhiệt độ có chiều hướng
chuyển dịch phương của mình từ Đông- Tây sang Đông Bắc- Tây Nam. Càng
dịch chuyển xuống phía Nam chúng càng lại uốn cong lại, tạo nên một lưỡi
nước có nhịêt độ thấp hơn xâm nhập xuống phía nam thềm lục địa Sunda. Từ
vĩ độ 15 0 bắc trở lên, càng đường cùng nhiệt chênh lệch nhau 1 0 c xếp xít
nhau, chỉ cách nhau một khoảng gần bằng 1 vĩ độ. ở những vĩ độ thấp hơn các
đừờng cùng nhiệt độ lại thưa dần, trung bình cách nhau 5 vĩ độ lệch nhau 1 0 c.
Khí gió mùa Đông Bắc đạt đến cực đại các đường cùng nhiệt độ ở phía Bắc
càng sít nhau hơn. Đồng thời gió mùa còn mang theo dòng nước lạnh phương
bắc chảy men theo bờ biển Việt nam hợp với dòng nước ấm bờ mặt ven bờ đổ
vào biển Java tạo nên sự uốn khúc đáng kể của các đường cùng nhiệt độ.
Vào mùa hè, nhiệt độ nước tầng mặt của Biển Đông phân bố tương đối
không đều. nhiệt độ trung bình nước biển giữa các vùng chênh lệch khoảng 13 0 c. Nhiệt độ nước biển cao nhất ở vùng biển phía bắc xảy ra vào tháng 8,
trong khi nhiệt độ không khí cao nhất lại quan sát thấy vào tháng 7. Đó là sự
khác biệt giữa các đặc trưng nhiệt và các mối tương tác động lực giữa đại
dương và khí quyển. Khi nhiệt độ nước biển đang trong quá trinh tăng thì
nhiệt độ không khí lại giảm. Nhưng ở vùng biển phía nam nhiệt độ không khí

22


và nhiệt độ nước biển tầng mặt biến thiên theo thời gian khá phù hợp với
nhau, nhiệt độ cao nhất của nước tầng mặt và của không khí đều xuất hiện vào
tháng 4.
Nhiệt độ nước biển tầng mặt trong toàn Biển Đông trung bình từ 27 –
29 c. Riêng ở miền đông của đảo Hải Nam và miền Trung Việt Nam tồn tại
một khu vực nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của gío mùa tây nam tạo ra vùng

nước trồi. biển đổi theo mùa của nhiệt độ tương đối nhỏ.
0

Phân tích số liệu đo đạc trên những mặt cắt khác nhau ở 3 vùng biển :
Vịnh Bắc Bộ, bờ biển miền Trung và Nam Bộ cho thấy vào mùa Đông nhiệt
độ nước biển có xu hướng giảm dần từ ngoài khơi vào bờ, còn về mùa Hè thì
ngược laị.
Sự phân nhiệt thuộc các lớp nước khác nhau thay đổi theo hướng giảm
dần khi độ sâu tăng lên. Ở tầng hoạt động nhiệt độ gần như đồng nhất đạt đền
khoảng 25 0 C thì tại lớp nước sâu 100 m thì trị số đó chỉ còn 16 0 c.
dưới lớp nước sâu 500m nhiệt đọ nước giảm đến 8,6 0 c, còn ở độ sâu 100m
nước đã khá lạnh, nhiệt độ đo đựoc khoảng 5 0 . Ở độ sâu tận cùng đo được
nhiệt độ nuớc chỉ còn 2,93 0 c.
Quan sát biến thiên nhiệt độ trong ngày ở vùng biển có độ sâu lớn (vùng
biển miền Trung) cho thấy có sự lệch pha rõ rệt. Nếu ở tầng mặt nhiệt độ cao
nhất quan trắc được vào lúc 11h30 đến 14h thì ở độ sâu 50m vào lúc 15h30. Ở
độ sâu 200m vào lưc 17h, đến độ sâu 500m thì nhiệt độ không còn thay đổi
theo thời gian trong ngày nữa và bằng 9 0 c. sự thay đổi nhanh chóng của nhiệt
độ nước theo độ sâu đã tạo nên trong mỗi lứop nước những nhóm sinh thái
khác nhau. Nhóm sinh vật ưu ấm, nhóm sinh vật ưu lạnh và nhóm sinh vật
rộng nhiệt. Những giao động lớn của nhiệt độ nước tring Vịnh Bắc Bộ tạo nên
quy luật di cư theo mùa của các đàn cá đại dương xâm nhập vào Vịnh. Điều
quan trọng hơn là chế độ nhiệt của thủy vực quyết định đến tốc độ vận động
của vật chất. Nhiệt độ nước càng cao, các chất hữu cơ hình thành càng nhanh,
đồng thời quá trình huỷ hoại của chúng cũng mạnh. Người ta tính rằng, nhiệt
độ nước vùng vực và vùng nhiệt đới chênh lệch nhau đến 25 0 c, quá trình huỷ
hoại các chất hữu cơ thuộc vùng nước ở cực nhỏ hơn ở vùng nước nhiệt đới
đến 10 lần. Nên năng suất sinh học của các vùng nước này cũng lớn hơn năng
suất sinh học của vùng nước nhiệt đới đến 10 lần.
2.2.3. Độ mặn của nước biển:

Khối nước của Biển Đông mang những đặc tính đại dương rõ rệt so với
nhiều vùng biển khác trên thế giới. điều này được phản ảnh trong sự giáo
động không lớn của nồng độ muối.
Độ muối của nước biển đông ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau và
chế độ gió mùa, sự trao đổi nước giữa Biển Đông với Thái Bình Dương và các
biển lân cận, ảnh hưởng của mưa của nước từ các con sông như Châu Giang,
Hồng Hà, Cửu Long đổ vào Biển Đông.
Do ảnh hưởng của các nhân tố trên, độ muối nước Biển Đông diễn biến
theo mùa và không gian(độ sâu, gần hay xa bờ).
23


Vùng gần bờ do tác động của nước sông, độ muối tường đối thấp, biến
đổi mùa tương đối rõ rệt khoảng 2-3 %. Vùng biển khơi do ảnh hưởng của
hoàn lưu gió mùa, độ muối khá cao, gadient nằm ngang nhỏ, biên độ năm
khoảng 1 –2 %.
Về mùa Đông, lượng bốc hơi lớn. lượng mưa nhỏ và đặc biệt dòng bắc
xích đạo đan xen nước có nồng độ muối cao vào làm cho nước ở phần bắc
Biển Đông mặn hơn lên đến 0.7% so với gió mùa tây nam.
Xa xuống phía Nam nước lại nhạt dần. Đầu mùa mưa khoảng tháng 5 do hoạt
động của hệ thống dòng mới thiết lập cùng với lượng nước lớn, nước có nồng
độ muối cao bị đẩy lên phía Bắc và nhìn chung lớp nước bề mặt có chiều dày
40m nhạt hơn so với thời kỳ trước. Ngoài khơi trung tâm Biển Đông, nồng độ
muối thay đổi mạnh hơn so với phần nam và bắc của nó. Vào mùa khô, tại đây
có lưỡi nước nhạt xâm nhập lên phía bắc trong khi ở gần bờ biển nước ta có
lưới nước mặn hơn, kéo dài xuống phía Nam. Ngược lại vào mùa mưa, khối
nước nhạt do dòng chảy xát bờ Việt Nam đi lên phía Bắc, còn lưỡi nước mặn
ở trung tâm lại xâm nhập xuống phía Nam. Ở phần nam Biển Đông, sự giao
động của nồng độ muối liên quan trực tiếp với lượng mưa và nước của các hệ
thống sông trên các đảo Boocnê, Sumatra.

Vùng biển Việt Nam có 3 khối nước với nồng độ muối khác nhau:
a. Độ muối tầng mặt ở vùng ven biển:
Vào mùa đông độ muối nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc có trị số
trung bình 28 –30 % cao nhất là 32 – 34 %, thấp nhất là 15 – 20% ở một số
vùng cửa sông độ muối xuống thấp dưới 10%.
Tại vùng biển phía nam, độ muối trung bình tầng mặt khoảng 30 – 30%
và khá đồng nhất giữa các khu vực. độ muối cao nhất tầng mặt 33 – 34 %,
thấp nhất 27 –29 % và cũng một số vùng ven biển độ muối xuống thấp dưới
20%.
Vào mùa hạ, ở vùng biển phía bắc độ muối nước biển tầng mặt thấp hơn
so với mùa đông từ 1 – 3 %. độ muối trung bình của nước biển khoảng 27 –
29 %, cao nhất 31 – 33%, thấp nhất 12 – 15%. Trong một số ngày mùa lũ độ
muối xuống 5%. Trên vùng biển phía Nam độ muối tầng mặt trung bình 29 –
31 %, cao nhất 33 – 34 %, thấp nhất 26 – 28 %.
b. Độ muối tầng mặt nước biển ở vùng biển khơi:
Ngoài khơi, nhìn chung độ muối ít thay đổi hơn. tại vịnh Bắc Bộ độ muối
tầng mặt trung bình 31 – 33 %, cao nhát 32 – 34 % , thấp nhất 28 –30%.
Tại vùng biển khơi miền Trung và nam, độ mưối tầng mặt trung bình 32
– 34 %, cao nhất 33 – 35 % , thấp nhất 28 –30%.
c. Độ muối nước biển ở vịnh Thái Lan:
Độ muối nước biển trên toàn vịnh tương đối thuần nhất giữa các mùa độ
mưối trung bình 31 – 33 %, cao nhất 33 – 35 % , thấp nhất 28 –30%, có nơi
xuống đến 25%.

24


2.2.4. Nước trổi và nước chìm:
Gió là nguyên nhân chính làm xuất hiện dòng chảy tầng mặt, đồng thời
gió cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên chuyển động thẳng đứng của nước

từ dưới lên (nước trổi) và từ trên mặt xuống dưới sâu (nước chìm).
Tại vùng biển nước ta, trong các năm không có El – nino (hiện tượng
nóng lên của nước biển xuất phát từ Pêru và Ecudo – Nam Thái Bnhf Dương,
đã gây nên sự hạ thấp đáng kể của mực nước biển. Hiện tượng này xảy ra 4 –
5 năm một lần) đều tồn tại tại hai vùng nước trồi, ngoài khơi Quy Nhơn – Nha
Trang và phía đông Côn Sơn và một vùng nước chìm ngoài khơi Ninh Thuận.
Khi El – nino xuất hiện vùng nuớc chìm này hoạt động mạnh lên, phạm vi mở
rộng ra.
Vào mùa Đông, toàn khu vực biển Đông Nam Bộ vào các năm bình
thường đều xuất hiện ba vùng nước trồi và một vùng nước chìm. Trong các
năm có El –nino hoạt động, vị trí và phạm vi của các vùng này thay đổi. Vùng
nước trồi ngang Nha trang dịch chuyển xuống nam, thu hẹp lại có khi không
thấy xuất hiện. tâm nước trồi đông nam Côn sơn và nước chìm ngang Nha
Trang có khi không tháy xuất hiện các tâm nước chìm ở ngang Đà Nẵng –
Quy Nhơn và ngoài khơi Nha Trang – Ninh Thuận.
Tốc độ chuyển động thẳng đứng ở cả hai mùa ít thay đổi, thường có gía
trị khoảng 10 – 30 cm/sec.
2.2.5. Nước Dâng Do Bảo:
Nước dâng do bảo là hiện tượng mực nước biển dâng cao hơn mực nước
thuỷ triều bình thừơng cùng thời điểm, do bảo gây ra.
Nước dâng do bảo vẫn thường xảy ra trên bờ biển Việt Nam nhiều lần
gây tổn thất nghiêm trọng về người và của.
Ở Hải Phòng nước dâng do bảo lớn năm 1881 làm thiệt hại nhiều sinh
mạng, năm 1955 nước dâng đã làm 20.000 hecta lúa bị ngập mặn.
Các cơn bảo lớn đổ bộ vào Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong
các năm 1965, 1968, 1971, 1980, 1981, 1982, 1983, 1985 cũng đã gây ra nước
dâng lớn gây thiệt hại nặng nề về người và của.
Cơn bảo số 5 – 1991 đổ bộ vào vùng biển Kỳ Anh –Hà Tĩnh với sức gió
45m/sec làm nước biển dâng cao trên 3,9m đã phá vỡ hầu như toàn bộ hệ
thống đê ngăn mặn, làm hư hại nhiều nhà cửa, mất trăng mùa màng ở 16 xã.

Theo số liệu quan trắc, trên vùng bờ biển Vieät Nam nước dâng do bảo
có tốc độ giảm dần từ Bắc xuống Nam. Nước dâng từ khu vực tại vĩ tuyến
16 0 N trở lên phía bắc thuộc loại lớn, với chiều cao có thể vượt 2 – 2,5 m, và
có khả năng xảy ra vào bất cứ pha triều nào. từ vĩ tuyến 15 0 N trở vào nước
dâng có giá trị không lớn cao nhất chỉ đạt 1,0 – 1,5m.
Tầng suất nước dâng trên một số đoạn bờ biển Vieät Nam:
Đoạn

vị trí

tần suất (%) ứng với độ cao nước dâng (m)
25


×