Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT GIỜ VẬT LÝ CÓ THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.24 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THỊNH

CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề : “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT
GIỜ VẬT LÝ CÓ THÍ NGHIỆM ”
Tác giả chuyên đề : Vũ Thị Thu Thủy
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Thịnh, Sông Lô, Vĩnh Phúc

Đồng Thịnh, tháng11 năm 2018
CHUYÊN ĐỀ :
“ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1


MỘT GIỜ VẬT LÝ CÓ THÍ NGHIỆM”
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU:
Đảng và Nhà nước luôn quan trọng phát triển sự nghiệp giáo dục nghị quyết,
Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 12lần 2 đã xác định "Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến,
phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học". Để nâng cao giáo dục trung học cơ sở,
trước hết và quan trọng nhất phải đổi mới phương pháp dạy học, tại mục 2 điều 4
Luật Giáo dục đã ghi rõ "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên". Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy môn Vật lý THCS hiện
nay vẫn còn nhiều bất cập, chính vì môn vật lý là một trong những môn khoa học
thực nghiệm được Toán học hoá ở mức độ cao, nhất là hiện nay với yêu cầu đòi hỏi
chất lượng ngày càng cao. Vậy hơn lúc nào hết tất cả các thầy giáo, cô giáo càng phải


chủ động nâng cao tính tự lực và phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong
học tập các bộ môn nói chung và môn vật lý nói riêng.
Do vậy khi giảng dạy môn vật lý đối với người giáo viên phải dạy như thế nào
để phát huy ở mỗi đối tượng từ học sinh giỏi đến học sinh yếu kém, có thế mới theo
sát và bắt kịp với khoa học kỹ thuật của nhân loại trong thời kỳ đổi mới và phát triển.
Nhiệm vụ trọng tâm của công tác giảng dạy hiện nay đang đề cập sôi nổi và tích cực
phương pháp dạy học theo hướng đổi mới (lấy học sinh làm trung tâm). Mà trọng
tâm của nó là tính tích cực hoá học sinh trong quá trình học tập thì việc thực
hành thí nghiệm theo một quy trình nhất định là công cụ quan trọng để đạt được
thành công đó.
Trong trường THCS học sinh mới bắt đầu được học môn Vật Lý năng lực nhận
thức của các em chưa cao, do vậy càng cần phải thực hiện các thí nghiệm cho các bài
học để gây hứng thú học tập, tích cực hoá học tập của học sinh đúng như các nhà
khoa học đã đúc kết: nghe dễ quên, nhìn dễ nhớ, làm dễ hiểu. Chính vì vậy nếu giáo
viên phát huy tính tự lực tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học
cũng góp phần thiết thực nâng cao quá trình tiếp thu bài học của học sinh. Việc dạy
học môn vật lý trong trường THCS không những nhằm truyền thụ cho học sinh
những
kiến thức cơ bản về môn vật lý, mà còn là trang bị cho học sinh những công cụ
sắc bén để nghiên cứu thế giới tự nhiên.
2


Vậy vấn đề đổi mới phương pháp môn vật lý là hết sức cần thiết, đặc biệt là đổi
mới một giờ học có thí nghiệm thì giáo viên phải làm như thế nào để học sinh tập hợp
được các sự kiện quan sát và thực nghiệm vạch ra những dấu hiệu đặc trưng khám
phá mối quan hệ từ đó hệ thống hoá và dẫn dắt thành khái niệm định luật nói cách
khác giáo viên cần tổ chức những tình huống để học sinh định hướng hành động tự
chủ của mình từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất.
II-THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

1- Thực trạng :
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Vật lý ở trường THCS tôi đi
sâu vào nghiên cứu chương trình trong quá trình dạy và dự giờ của các đồng nghiệp,
tôi thấy:
- Học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động thiếu tích cực, thiếu chủ động, thiếu
sáng tạo.
- Học sinh chỉ biết ngoan ngoãn tiếp nhận những kiến thức trong sách giáo khoa
một cách hời hợt chung chung, không chịu tư duy độc lập mà nắm kiến thức như bị
gò ép và áp đặt. Do vậy việc nắm kiến thức của học sinh không phải là tự phát mà đó
là một quá trình có mục đích rõ ràng, có kế hoạch, có tổ chức chặt chẽ trong một quá
trình nổ lực tư duy, trong đó học sinh phải phát huy được tính tự lực, tính tích cực
sáng tạo của mình thì mới nắm được những kiến thức chắc chắn và sâu sắc.
Trên tinh thần đó tôi đã đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề cùng với ý kiến đóng
góp của đồng nghiệp, bản thân tôi đưa ra ý kiến nhỏ về vấn đề giúp học sinh tự nắm
kiến thức trong một giờ vật lý có thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực tự lực sáng
tạo của học sinh trong một giờ học vật lý, qua đó góp phần xây dựng phong phú dạy
học theo phương hướng lấy học sinh làm trung tâm.Từ đó đáp ứng được sự phát triển
của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.
2- Kết quả, hiệu quả của thực trạng :
Từ thực tế việc tiếp thu bài học cũng như tiếp nhận kiến thức của học sinh tôi
thấy còn hạn chế rất nhiều, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao.
Với thực trạng như vậy tôi đưa ra chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học một
giờ Vật lý có thí nghiệm nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức ngay trong giờ học
* Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A, 7B,7C Trường THCS Đồng Thịnh
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu thực chất việc tự lực nắm vững kiến thức Vật lý và phát huy tính
tích cực, tự lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong một giờ học Vật lý.
* Phạm vi nghiên cứu:Do những điều kiện khách quan và chủ quan, tôi chỉ tập
trung nghiên cứu một hoạt động có liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy bộ môn
Vật lý nói chung và một giờ Vật lý nói riêng trong trường THCS.

3


* Phương pháp nghiên cứu:
- Thực nghiệm.
- So sánh trò chuyện.
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Để đạt được kết quả tốt trong tất cả các môn học nói chung và môn Vật lý nói
riêng thì một trong các yếu tố quan trọng nhất là người học phải có hứng thú đặc biệt
là một Vật lý mà mỗi sự vật hiện tượng đều phải thực hiện một yếu tố, một bản chất
nào đó của một quy luật tự nhiên trong quá trình dạy học việc đổi mới phương pháp
là vô cùng cần thiết sao cho vận dụng các phương thức trong từng bài, từng thí
nghiệm, từng phần phải phù hợp với đối tượng học sinh mà mục đích cuối cùng là
học sinh chủ động làm việc tích cực hoạt động trong mỗi thao tác trong mỗi giờ học
đặc biệt đối với giờ học có tiết học Vật lý mà mục đích sử dụng các thí nghiệm vật lý
trong quá trình dạy học thí nghiệm Vật lý được sử dụng các mục đích sau:
1- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để xây dựng kiến thức mới.
2- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để rèn luyện cho học sinh khả năng thực
hành vận dụng kiến thức thực tế vào cuộc sống.
3- Thí nghiệm Vật lý là thí nghiệm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn
luyện tư bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh.
4- Thí nghiệm Vật lý dùng để đánh giá khả năng kiến thức của học sinh.
5- Thí nghiệm Vật lý được sử dụng để rèn luyện cho học sinh những đặc tính tốt
như tinh thần sáng tạo tính cẩn thận, kiên trì ...
* Phân loại thí nghiệm:
- Thí nghiệm khảo sát.
- Thí nghiệm chứng minh.
- Thí nghiệm đồng loạt.
II- BIỆN PHÁP VÀ VIỆC LÀM CỤ THỂ:

Bước đầu giúp học sinh nắm kiến thức Vật lý trong một giờ dạy có thí nghiệm
thực tế là điều kiện quyết định việc lựa chọn phương pháp tác động đến đối tượng
học sinh một cách phù hợp để một giờ dạy Vật lý có thí nghiệm ở trường THCS đạt
hiệu quả bản thân người giáo viên phải quan tâm đến hai vấn đề cơ bản sau.
- Xác định tiến trình hoạt động dạy học cụ thể.
- Tổ chức các tình huống học tập (Định hướng các hoạt động học tập của học
sinh).
1- Xác định tiến trình hoạt động cụ thể:
4


Việc xác định phương pháp dạy học cụ thể đối với mỗi tiết học Vật lý là quan
trọng để đạt được mục đích của bài giáo viên phải đòi hỏi học sinh hành động yêu
cầu đặt ra đòi hỏi học sinh thu thập tái tạo theo cái sẵn có phải tham gia tìm tòi phát
hiện giải quyết vấn đề là tiết dạy thực nghiệm nên cần phải hiểu rõ nội dung của
phương pháp phải trực tiếp cho học sinh được tham gia thí nghiệm qua đó phải giải
quyết được những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Muốn vậy cần phải xác định rõ mục
tiêu của tiết dạy là gì, làm thế nào để giác ngộ vấn đề định hướng nhiệm vụ, nhận
thức của học sinh, kiến thức cần thiết của học sinh.Tóm lại xác định tiến trình hoạt
động cụ thể cần vạch rõ 3 nội dung chính sau:
- Mục tiêu của tiết dạy.
- Nhiệm vụ của học sinh.
- Kiến thức xuất phát cần thiết.
2- Tổ chức tình huống:
Đây là một vấn đề then chốt trong giờ Vật lý có thí nghiệm bởi vì khác với giờ
dạy, dùng thí nghiệm để chứng minh tiết dạy Vật lý có thí nghiệm yêu cầu học sinh
phải thao tác tư duy suy luận để giải quyết các vấn đề mà giáo viên nêu ra. Do vậy để
tiết học có hiệu quả cao, phát huy tính tối đa,tính tích cực của học sinh cần phải tiến
hành triệt để các bước sau.
- Kỹ năng quan sát: Bước đầu định hướng cho học sinh biết quan sát một cách

có mục đích, có kế hoạch trong một trường hợp có thể học sinh tự vạch ra kế hoạch
quan sát chứ không tuỳ tiện ngẫu nhiên giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi
kỹ trong nhóm về mục đích và kế hoạch quan sát rồi mới quan sát.
- Kỹ năng thu nhập và xử lý thông tin:
Thu được từ quan sát thí nghiệm nên luôn chú trọng việc thu được lập thành
bảng biểu một cách trung thực việc xử lý các thông tin dự liệu phải theo những
phương pháp xác định thực chất là phương pháp suy luận từ những dữ liệu, số liệu cụ
thể suy ra những kết luận chung hay từ những tích chất, quy luật chung mà suy ra
những biểu hiện cụ thể trong khi hình thành ở mỗi lớp phải chú trọng nhiều đến
phương pháp suy luận quy nạp chưa dùng phương pháp suy diễn dựa trên những kiến
thức toán học phức tạp trong giai đoạn vận dụng kiến thức có sử dụng phương pháp
suy luận, lôgíc chú trọng phương pháp ngôn ngữ của học sinh yêu cầu học sinh sử
dụng những ngôn ngữ, thuần ngữ khoa học để giải quyết các hiện tượng, các quá
trình rèn luyện kỹ năng, diễn dịch rõ ràng chính xác bằng ngôn ngữ Vật lý thông qua
việc thảo luận nhóm và việc trình bày các kết quả quan sát nghiên cứu tạo điều kiện
để học sinh được làm, được nói nhiều hơn. Tóm lại để dạy có hiệu quả cao phải phát
huy tính tích cực của học sinh cần tiến hành triệt để các bước sau:
Bước 1: Chia học sinh trong lớp theo nhóm.
5


Chỉ có chia lớp thành 5 - 6 nhóm, các học sinh trong nhóm được phân bổ học
sinh giỏi có, khá có, trung bình có và yếu kém có.
Bước 2: Cách bố trí thí nghiệm trong tiết dạy.
- Đối với những tiết dạy có thí nghiệm khó (phức tạp) thì người giáo viên phải
xác định vị trí đặt thí nghiệm như thế nào mà tất cả các học sinh giám sát được, sau
đó cho đại diện của từng nhóm thay nhau làm và ghi kết quả của các nhóm cách làm
của nhóm lên phiếu học tập của nhóm đó, từ đó cho đại diện của nhóm báo cáo hoặc
dùng máy chiếu để các nhóm so sánh.
Ví dụ: Như trong bài (cân bằng lực - quán tính) Vật lý 8. (ở thí nghiệm H5.3) thí

nghiệm kiểm tra.
Đối với thí nghiệm này trước hết giáo viên đưa ra mục đích của việc thí nghiệm
cách lắp đặt thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm. Sau đó cho đại diện của
các nhóm thay nhau lên làm và ghi kết quả lên bảng và từ đó học sinh đưa ra nhận xét
của nội dung này.
Đối với những tiết dạy có thí nghiệm đơn giản và có nhiều bộ thí nghiệm giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh tiến hành làm thí nghiệm đồng loạt theo tổ nhóm.
Sau đó giáo viên dùng hệ thống câu hỏi lên bảng phụ được treo trên bảng, đồng thời
phát phiếu học tập cho từng nhóm: Sau khi các nhóm làm thí nghiệm đồng thời các
thành viên trong nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập, từ đó ta có thể thu
phiếu của các nhóm sau đó ta có thể đưa ra kết quả của một, hai nhóm để cho cả lớp
thảo luận và dưới sự điều hành của giáo viên.
Bước 3: Tổ chức học tập (thảo luận) để đạt được hiệu quả tốt phải phát huy, phát
triển được năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức
giáo viên cần hình thành 4 nội dung sau.
* Đặt vấn đề hay nêu giả thiết:
Vấn đề chứa đựng câu hỏi, nhưng đó là những câu hỏi về những cái gì chưa biết,
câu trả lời chứa có phải xuất hiện cái mới cái tìm tòi sáng tạo mới xây dựng được,
chứ không phải nhớ lại những gì đã có.
* Tiến hành thí nghiệm để tìm tòi hay kiểm tra giả thiết quan sát diễn biến của
hiện tượng ghi lại các kết quả thí nghiệm.
* Tổ chức các tái hiện quan sát, ghi chép được ở thí nghiệm sử dụng các thao tác
tư duy, các suy luận lôgíc đẻ vạch ra các nét bản chất.
* Củng cố sự lĩnh hội kiến thức của học sinh vận dụng kiến thức và thực tiễn,
tuy nhiên việc tổ chức hoạt động học tập đối với các tiết dạy cần phải kết hợp lồng
ghép 4 nội dung trên một cách hợp lý theo một trình tự nhất định, bởi hệ thống câu
hỏi nêu vấn đề mà giáo viên đã chuẩn bị.
Ví dụ: Khâu tổ chức học tập đối với tiết dạy:
6



Bài 19: Sự nổi vì nhiệt của chất lỏng (Vật lý lớp 6).
1- Câu hỏi có thể đưa ra: Khi đun nóng một ấm nước đầy liệu nước có tràn ra
ngoài không vì sao. Không yêu cầu học sinh trả lời.
Để giải quyết được vấn đề này: Bài hôm nay chúng cùng tìm hiểu.
? Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào
chậu nước nóng: H19.2 (SGK) Vật lý 6.
? Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì có hiện tượng gì xảy ra giáo viên
không yêu cầu học sinh trả lời mà học sinh dự đoán.
? Em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của ba chất lỏng: Nước, rượu và dầu
(H19.3).
2- Giáo viên cùng học sinh làm thí nghiệm giải quyết vấn đề đối với mỗi thí
nghiệm của nhóm học tập, cần phải làm thí nghiệm và quan sát, ghi chép các kết quả
thí nghiệm và chính từ các kết quả thí nghiệm bằng suy luận các thao tác tư duy, yêu
cầu học sinh phải vạch ra những nét bản chất của bài đó là:
* Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
* Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Và thông qua đó cho học sinh trả lời các câu hỏi ở phần vận dụng của bài và làm
các bài tập trắc nghiệm.
Dưới đây tôi xin được trình bày một bài học cụ thể.
III-BÀI SOẠN MỘT TIẾT DẠY VẬT LÝ CÓ THÍ NGHIỆM
Tên bài: GƯƠNG CẦU LỒI
1. Mục tiêu:
- Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được những tính chất của ảnh ảo bởi gương cầu lồi.
- Biết các bố trí thì nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng
có cùng kích thước.
- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
2. Chuẩn bị :

a) Học sinh : Học bài cũ, xem trước bài mới.
b) Giáo viên :
- 6 gương cầu lồi, 6 gương phẳng có cùng kích thước bằng với gương cầu lồi.
- 12 cây nến, giá đỡ
3. Tổ chức hoạt động dạy trên lớp:
a) Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
b) Giảng bài mới:
7


Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
- GV đa cho HS một số vật nhẵn bóng không phẳng, yêu cầu
HS quan sát và nhận xét xem hình ảnh quan sát đợc có giống
mình không?
- HS quan sát ảnh qua một số vật nhẵn bóng, không phẳng và
nhận xét.
- GV: Hình ảnh mà các em qua sát đợc là ảnh tạo bởi gơng cầu,
chúng có đặc điểm gì chúng ta cùng nghiên cứu. Trớc hết là gơng
cầu lồi.
- Giỏo viờn cho hc sinh quan sỏt gng cu li.Cỏc em cú nhn xột gỡ v b
mt ca loi gng ny?
- Vy nhng loi gng m cú b mt li hay mt phn x l mt ngoi ca
mt phn hỡnh cu ngi ta gi l gng cu li v cỏc tớnh cht to bi gng cu
li nh th no? Chỳng ta cựng nghiờn cu bi.

Hoạt động của GV-HS

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 2: Quan sát ảnh của 1. ảnh của một vật tạo bởi

một vật tạo bởi gơng cầu lồi
gơng cầu lồi
- GV:Hớng dẫn HS làm thí nghiệm
nh H7.1, phát dụng cụ,phiếu học
tập cho các nhóm và yêu cầu HS
quan sát, đa ra dự đoán của
C1:- ảnh ảo vì không hứng đnhóm mình.
-HS nhận dụng cụ, bố trí thí ợc trên màn chắn.
nghiệm, quan sát và trả lời câu
C1

- ảnh nhỏ hơn vật.

- GV:Yêu cầu HS nêu phơng án thí (Đặt 2 gơng vuông góc với
nghiệm kiểm tra dự đoán.
nhau, đặt quả pin trên đờng
- HS nêu phơng án và tiến hành phân giác của góc vuông đó).
thí nghiệm: So sánh ảnh tạo bởi 2
gơng theo phơng án nh SGK
- Tổ chức cho HS thảo luận theo
*Kết luận: ảnh của một vật
nhúm để thống nhất kết luận.
tạo bởi gơng cầu lồi là ảnh
-HS : Ghi kết luận vào phiếu học ảo, không hứng đợc trên
tập .
màn chắn và nhỏ hơn vật.
8


- GV thu phiếu học tập và chấm,

chữa, đa ra kết luận chung.
- HS ghi kết luận vào vở .

2. Vùng nhìn thấy của gơng
Hoạt đông 3: Xác định vùng cầu lồi
nhìn thấy của gơng cầu lồi
- GV:Yêu cầu HS nêu phơng án xác
định vùng nhìn thấy của gơng
cầu lồi.
- HS nêu phơng án xác định vùng
nhìn thấy của gơng cầu lồi (nh ở
gơng phẳng ).
- HS lựa chọn một trong 2 phơng
án làm thí nghiệm kiểm tra, từ
đó rút ra nhận xét và trả lời câu
C2: Vùng nhìn thấy của gơng
C2.
cầu lồi rộng hơn vùng nhìn
- GV gợi ý phơng án 2: Để gơng
thấy của gơng phẳng.
phẳng ở trớc mặt, cao hơn đầu,
quan sát các bạn trong gơng
(đếm số bạn). Tại vị trí đó đặt
gơng cầu lồi, đếm số bạn quan
sát đợc rồi so sánh.
- Tổ chức thảo luận chung cả lớp
*.Kết luận: Nhìn vào gơng
và yêu cầu HS rút ra kết luận.
cầu lồi, ta quan sát đợc một
-HS: Thảo luận để rút ra kết

vùng rộng hơn so với khi
luận.
nhìn vào gơng phẳng có
- GV: Nêu nội dung : Nơi đờng cùng kích thớc
hẹp và uốn lợn dung gơng cầu lồi
nhằm làm cho lái xe dễ quan sát.
3. Vận dụng:
Hoạt động 4: Vận dụng.
C3: Vùng nhìn thấy của gơng
- GV:Yêu cầu HS làm việc cá
cầu lồi rộng hơn vì vậy giúp
nhân: Quan sát H7.4 ,trả lời câu
ngời lái xe nhìn đợc khoảng
C3, C4 vào vở và giải thích
rộng hơn ở phía sau.
- HS làm việc cá nhân trả lời các
C4: Giúp ngời lái xe nhìn thấy
câu hỏi C3 & C4
ngời, xe,.......bị các vật cản bên
- Yêu cầu một số HS trả lời trớc lớp, đờng che khuất, tránh đợc tai
9


HS khác nhận xét để thống nhất nạn.
câu trả lời.
- HS:Thảo luận để thống nhất
câu trả lời.

4. Củng cố-luyện tập:
- Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gơng cầu lồi ? So

sánh với ảnh của vật tạo bởi gơng phẳng? So sánh vùng nhìn thấy
của hai gơng?
- GV thông báo: Gơng cầu lồi có thể coi nh gồm nhiều gơng
phẳng nhỏ ghép lại. Vì thế có thể xác định tia phản xạ bằng
định luật phản xạ ánh sáng cho gơng phẳng nhỏ tại mỗi vị trí đó.
5. Hớng dẫn về nhà:
- Học bài, trả lời lại các câu C1- C4 và làm bài tập 7.1- 7.10
(SBT).
- Đọc trớc bài 8: Gơng cầu lõm.
C. KT LUN:
I-KT QU NGHIấN CU:
1.Vi phng phỏp ging dy nh trờn, bng mt s kinh nghim trong quỏ
trỡnh nghiờn cu ging dy tụi ó thu c kt qu c th nh sau:
Lp 7A; S hc sinh hng thỳ hc tp mụn Vt lý l: 100%.
Trong ú: 95% hc sinh nm c bi ti lp.
Lp 7B: S hc sinh hng thỳ hc tp mụn Vt lý l: 90%.
Trong ú: 80% hc sinh nm c bi ti lp.
Lp 7C: S hc sinh hng thỳ hc tp mụn Vt lý l: 80%.
Trong ú: 60% hc sinh nm c bi ti lp.
Nu so sỏnh vi nm hc 2016-2017 thỡ nm hc ny s hc sinh yờu thớch hc
mụn Vt lý cú tng ỏng k, t l hc sinh nm bt c ni dung tng lờn nhiu t l
hc sinh khỏ gii tng lờn vt bc.
10


Qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi nhận thấy rằng nguyên nhân chính của việc học
sinh chưa chăm học ,chất lượng đại trà còn thấp là vì:
+ Chất lượng trang thiết bị chưa đảm bảo.
+Phương pháp dạy những giờ Vật lý có thí nghiệm thường giáo viên chỉ sử dụng
1-2 bộ để chứng minh.

Chính vì lẽ đó năm học 2017-2018 được sự chỉ đạo của Phòng GD đặc biệt chỉ
đạo sát sao của nhà trường và tôi đã mạnh dạn đẩy mạnh vấn đề đổi mới phương
pháp khá là triệt để thì thấy đem lại hiệu quả cao.
2- Đánh giá chung:
Áp dụng kinh nghiệm biện pháp trên tôi đã gặt hái được kết quả sau:
- Tỷ lệ học sinh ý thức học tập tăng từ 70-100%.
- Tỷ lệ học sinh nắm được bài trên lớp tăng 60-95%.
- Tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 5-50%.
- Tỷ lệ học sinh trung bình tăng từ 30-50%.
- Tỷ lệ học sinh yếu kém không còn đáng kể.
3- Những ưu, nhược: (tính tích cực cần phát huy hạn chế khắc phục)
Bằng những phương pháp và kinh nghiệm trên tôi đã thu được kết quả rất đắng
khích lệ tôi mong rằng với phương pháp này có thể nhân rộng ra cho các đồng nghiệp
hưởng ứng với tham vọng của tôi để dạy một giờ Vật lý có thí nghiệm đạt hiệu quả
cao nhất.
II- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Bằng phương pháp dạy học một giờ Vật lý có thí nghiệm như trên bản thân tôi
thấy rằng kết quả học tập của học sinh được nâng lên môt cách rõ rệt bởi vì tiết dạy
gây được sự chú ý và hứng thú học tập của học sinh, khả năng ghi nhận và lĩnh hội
kiến thức của học sinh nhanh hơn, đồng thời rèn luyện và phát huy tính tích cực, các
kỹ năng thao tác thí nghiệm, quan sát và giải thích sự vật hiện tượng. Đồng thời việc
giảng dạy không phải chỉ là truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn tạo ra cho học
sinh thông qua thực hành thí nghiệm để phát triển năng lực, nhận thức, phát triển tư
duy, học sinh từng bước có khả năng tự lập trong mọi tình huống Vật lý.
Bản thân tôi chỉ xin trình bày ý kiến trong phạm vi hẹp, chỉ là kinh nghiệm nhỏ
được rút ra từ những kinh nghiệm thực tế giảng dạy. Do đó không tránh khỏi những
thiếu sót, thiếu tính khách quan, rất mong được lĩnh hội các thông tin đánh giá để tôi
tiếp tục nghiên cứu hơn nữa, để cùng đồng nghiệp đạt được mục đích nâng cao chất
lượng và hiệu quả trong công tác giảng dạy.


11


Đồng Thịnh, ngày 22 tháng 11 năm 2018
Người thực hiện

Vũ Thị Thu Thủy

12



×