Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn TP hạ long, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG ĐÌNH BIỀNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẠ LONG, T. QUẢNG
NINH, GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tnu.edu.vn/

-


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG ĐÌNH BIỀNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HẠ LONG, T. QUẢNG
NINH, GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
Ngành: Quản lý đất đai


Mã ngành: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tnu.edu.vn/

-


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực,
khách quan và không sử dụng để bảo vệ ở học vị nào khác.
2. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã có lời cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Người viết luận văn

Đặng Đình Biềng

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


tnu.edu.vn/


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình và ý kiến đóng góp quý báu của nhiều
tập thể, cá nhân.
Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc
Thái Sơn, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp
hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài
nguyên và Môi trường, phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Quảng Ninh, Thanh tra Sở và các Phòng ban chuyên môn Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND thành phố Hạ Long; phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hạ Long, Đội thanh tra xây dựng và trật tự đô thị thành phố Hạ
Long, UBND các phường thuộc thành phố Hạ Long và các đồng nghiệp đã
tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu và nghiên cứu thực
hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài./.
Người viết luận văn

Đặng Đình Biềng

Số hóa bởi Trung tâm Học

liệu

tnu.edu.vn/


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ....................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................... 7
1.1.3. Cơ sở pháp lí của đề tài ....................................................................... 8
1.2. Khái quát về vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai................ 10
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật ............................................................ 10
1.2.2. Khái niệm vi phạm hành chính ............................................................
12
1.2.3. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ................ 13
1.2.4. Một số quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai .................................................................................. 16

1.3. Khái quát tình hình vi phạm và xử lý vi phạm về đất đai cả nước và
tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 26
1.3.1. Khái quát tình hình sử dụng đất trên cả nước ................................... 26

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


4

1.3.2. Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở
tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................... 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................... . 36
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 36
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 36
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 36
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong 12
tháng, t
8 năm 2014. ................................... 36
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và được hoàn thiện tại Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.............................................................................. 36
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37
2.4.1.
............................................... 37

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp................................................. 37
2.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ...................................... 38
........................................................... 39
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40
3.1. Khái quát về tình hình cơ bản thành phố Hạ Long .................................. 40
3.1.1. Về điều kiện tự nhiên của thành phố Hạ Long ................................. 40
3.1.2. Về điều kiện Kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long ..................... 43
3.1.3. Về hiện trạng sử dụng đất và thực trạng công tác quản lý đất
đai của thành phố Hạ Long ......................................................................... 43
3.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và công
tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long ................................... 47
3.2. Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009 - 2013...................... 49
3.2.1. Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 theo thời gian ...............
49
3.2.2. Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

5

nghiệp tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 theo không gian ...........
53

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


tnu.edu.vn/


6

3.2.3. Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013
theo hình thức vi phạm................................................................................ 57
3.2.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về vi phạm hành chính
trong sử dụng đất nông nghiệp.................................................................... 59
3.2.5. Đánh giá chung về thực trạng vi phạm hành chính trong sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn
2009 -2013................................................................................................... 64
3.3. Đánh giá kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009 - 2013...................... 66
3.3.1. Đánh giá kết quả xử lý vi phạm theo thời gian ................................. 66
3.3.2. Đánh giá kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009 2013 theo không gian ................................................................................. 68
3.3.3. Đánh giá kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất
nông nghiệp tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 theo hình
thức vi phạm ................................................................................................ 71
3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về xử lý vi phạm hành
chính trong sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 72
3.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của vi phạm và xử lý vi phạm hành chính
trong sử dụng đất nông nghiệp đến công tác quản lý đất đai...................... 75
3.3.6. Đánh giá chung về kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn
2009 -2013................................................................................................... 77
3.4. Nguyên nhân vi phạm, khó khăn trong giải quyết, giải pháp hạn
chế và xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp tại

thành phố Hạ Long .......................................................................................... 80
3.4.1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm hành chính
trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long................ 80
3.4.2. Khó khăn, hạn chế trong việc xử lý vi phạm .................................... 82
3.4.3. Quan điểm về tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính
trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long................ 83
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


7

3.4.4. Một số giải pháp đẩy mạnh xử lý vi phạm hành chính trong sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long .............................. 83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
- HĐND

:

Hội đồng nhân dân

- UBND

:


Uỷ ban nhân dân

- TNMT

:

Tài nguyên và Môi trường

- GCNQSDĐ

:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Stt

:

Số thứ tự

- Đvt

:

Đơn vị tính

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



vi
i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

tnu.edu.vn/

-


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tình hình vi phạm hành chính trong sử dụng đất tại tỉnh
Quảng Ninh................................................................................ 30

Bảng 1.2.

Tình hình xử lí vi phạm hành chính trong sử dụng đất tại
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................ 32

Bảng 3.1.
45

Diện tích, cơ cấu một số loại đất chính tại thành phố Hạ Long .....


Bảng 3.2.

Tổng hợp số lượng cán bộ địa chính cấp phường ..................... 46

Bảng 3.3.

Số vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 theo
thời gian ..................................................................................... 49

Bảng 3.4.

Số vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp tại
thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 theo không gian ..........
53

Bảng 3.5.

Số vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp
tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 tính theo vùng..... 54

Bảng 3.6.

Số vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 theo
hình thức vi phạm ...................................................................... 57

Bảng 3.7.

Đánh giá sự hiểu biết về nguyên nhân vi phạm hành chính

trong sử dụng đất nông nghiệp .................................................. 60

Bảng 3.8.

Đánh giá sự hiểu biết về các hành vi vi phạm hành chính và
thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính trong sử
dụng đất nông nghiệp................................................................. 61

Bảng 3.9.

Đánh giá sự hiểu biết về mức độ hậu quả của hành vi vi
phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp...................... 62

Bảng 3.10. Đánh giá chung sự hiểu biết của người dân về vi phạm
hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp ............................... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


9

Bảng 3.11.

Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 20092013 theo thời gian .................................................................... 66

Bảng 3.12. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 20092013 theo không gian................................................................. 69

Bảng 3.13. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp trên địa thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013
theo Vùng................................................................................... 69
Bảng 3.14. Thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất
nông nghiệp giai đoạn 2009-2013 theo hình thức vi phạm............
71
Bảng 3.15. Đánh giá hiểu biết về các mức xử lý hành vi vi phạm hành
chính trong sử dụng đất nông nghiệp ........................................ 73
Bảng 3.16. Đánh giá sự hiểu biết về thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm
hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp ............................... 74
Bảng 3.17. Đánh giá về tình trạng và ảnh hưởng của vi phạm, xử lý vi
phạm đến công tác quản lý đất đai tại cơ sở .............................. 76
Bảng 3.18. Hình thức xử lý một số vụ vi phạm ........................................... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


10

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Bản đồ ranh giới các phường thành phố Hạ Long .................. 40

Hình 3.2.

Tổ chức cưỡng chế hoạt động khai thác than trái phép ở

phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long .................................. 51

Hình 3.3.

Xử lý vi phạm hành vi đổ đất lấn chiếm đất tại phường
Đại Yên, thành phố Hạ Long .................................................. 51

Hình 3.4.

Số vụ vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp tại thành
phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 tính theo thời gian ........... 52

Hình 3.5.

Diện tích đất vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013
tính theo thời gian.................................................................... 52

Hình 3.6.

Khai thác than trái phép trong ranh giới được giao đất
trồng rừng của hộ ông Nguyễn Thanh Quản (phường Hà
Khánh thành phố Hạ Long) .................................................................. 54

Hình 3.7.

Số vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 tính
theo vùng ................................................................................. 55


Hình 3.8.

Số diện tích vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013 tính
theo vùng ................................................................................. 55

Hình 3.9.

Số vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 20092013 theo
hình thức vi phạm (%) .............................................................. 58

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


11

Hình 3.10.

Tỷ lệ các loại hình vi phạm trong sử dụng đất nông
nghiệp trên địa thành phố Hạ Long giai đoạn 20092013 (theo
hình thức vi phạm %) ............................................................... 58

Hình 3.11.

Các vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2009 - 2013 bị

xử lý tính theo thời gian .......................................................... 67

Hình 3.12.

Diện tích đất vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp đã bị xử lý trên địa bàn thành phố Hạ Long giai
đoạn 2009 -2013 tính theo thời gian ....................................... 68

Hình 3.13.

Số các vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn
20092013 bị xử lý tính theo vùng ..................................................... 70

Hình 3.14.

Diện tích đất vi phạm hành chính trong sử dụng đất
nông nghiệp tại thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013
đã bị
xử lý tính theo vùng.................................................................. 70

Hình 3.15.

Số vụ vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp giai đoạn 2009-2013 bị xử lý tính theo hình thức
vi phạm .................................................................................... 72

Hình 3.16.

Số diện tích đất vi phạm hành chính trong sử dụng đất

nông nghiệp giai đoạn 2009-2013 bị xử lý tính theo hình
thức vi phạm ............................................................................ 72

Hình 3.17.

Tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái
phép đối với ông Phạm Duy Đông của các cơ quan chức
năng thành phố Hạ Long ......................................................... 79

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


1

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước; là nơi trên đó, con
người xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc; là nơi diễn ra các hoạt động

văn hóa; là nơi phân bổ các vùng kinh tế, các khu dân cư; là thành quả cách
mạng của cả dân tộc; là cơ sở để phát triển hệ sinh thái, tạo nên môi trường,
duy trì sự sống của con người và sinh vật. Đối với nước ta sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, hiện nay với đa số người dân sống bằng nghề làm nông
nghiệp, bên cạnh việc khai thác sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu
quả và bền vững, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực từ đất thì công tác đầu
tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đã, đang và tiếp tục là nhiệm vụ hết sức
cần thiết và cấp bách. Đất đai có vai trò quan trọng như vậy nên Đảng và Nhà
nước ta luôn luôn quan tâm, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai. Một
trong các biện pháp hữu hiệu được Nhà nước chú trọng để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai đó là xử lý các vi phạm hành chính về đất
đai, từng bước lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của
pháp luật.
Tuy nhiên, trong thời gian qua vi phạm hành chính về đất đai nói chung
và vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp nói riêng vẫn diễn biến
phức tạp hằng ngày, hằng giờ và ở nhiều nơi, không những gây khó khăn cho
quản lý nhà nước về đất đai, gây bức xúc cho số đông người sử dụng đất chấp
hành pháp luật đất đai mà còn là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội...
Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của tỉnh
Quảng Ninh, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Chính phủ ban hành quyết định số
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


1838/QĐ -TTg, công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh,

với diện tích đất tự nhiên 271,95 km², dân số 234.592 người (số liệu thống kê
năm 2011) là thành phố Du lịch có tỷ lệ phát triển dân số nhanh, nhất là tỷ lệ
tăng dân số cơ học. Trong những năm vừa qua Thành phố đã khai thác tương
đối tốt nguồn lực từ đất đai cho phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được, việc sử dụng tài nguyên đất đai theo quy hoạch
còn chưa hợp lý, hiệu quả và bền vững. Tình trạng lấn, chiếm đất đai, sử dụng
đất sai mục đích, nhất là chuyển sang làm nhà ở, công trình phục vụ kinh
doanh, dịch vụ trái phép diễn ra ở một số Phường trong Thành phố chưa được
xử lý dứt điểm. Một số cán bộ cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng
mức, thậm chí buông lỏng công tác quản lý đất đai dẫn đến tình trạng vi phạm
chưa được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Động lực thúc đẩy, phát huy nguồn lực từ đất đai còn nhiều hạn chế đã làm
chậm quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố.
Để nhìn nhận một cách khách quan dựa trên những cơ sở luận cứ khoa
học và nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên tác giả tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2009 - 2013”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng vi phạm và kết quả xử lý vi phạm hành chính
trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân nhằm chỉ ra được
những việc đã làm được, những việc chưa làm được; từ đó đề xuất một số giải
pháp góp phần hạn chế, từng bước đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về đất
đai trong sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai
trên địa bàn thành phố Hạ Long.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến vi phạm hành
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu


tnu.edu.vn/


chính trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai
đoạn 2009 - 2013.
- Đánh giá được kết quả xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009 - 2013.
- Đánh giá được ảnh hưởng của xử lý vi phạm hành chính đến công tác
quản lí và sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Hạ Long.
- Chỉ ra được những nguyên nhân vi phạm; những khó khăn, tồn tại
và giải pháp khắc phục trong công tác phát hiện và xử lý vi phạm hành chính
về sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 2009 2013.
3. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn đã khái quát, hệ thống hoá một số cơ sở lý luận và các quy
định của pháp luật về vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai nói chung và trong sử dụng đất nông nghiệp nói riêng; phân
tích đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp,
từ đó đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống, hạn
chế tiến tới đẩy lùi tình trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông
nghiệp, góp phần tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước về đất đai ở thành
phố Hạ Long.
Ngoài những đóng góp chung nêu trên, đề tài có những ý nghĩa mới cụ
thể sau: (1) Phân tích tình hình diễn biến phức tạp và khẳng định yêu cầu bức
xúc của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói chung và
trong sử dụng đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn thành phố Hạ Long. (2)
Đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp với thực tiễn của thành phố Hạ
Long mang tính kiến nghị để các nhà quản lý, những người trực tiếp thi hành
xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở thành phố Hạ Long nghiên cứu vận
dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Thành phố Hạ Long được xây dựng và phát triển trên nền thị xã Hồng
Gai, hình thành do công nghiệp khai thác than là chủ yếu. Trong quá trình
phát triển đến nay Thành phố đã thực sự thay đổi về chất, từ một Thành phố
than đã trở thành Thành phố Du lịch, Công nghiệp, Cảng biển và Thương mại
của vùng Đông Bắc Tổ quốc. Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cùng
với giá trị đa dạng sinh thái đã khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, mang lại
cho Thành phố nguồn lợi nhuận lớn về Du lịch, đồng thời tạo ra một thách
thức không nhỏ về bảo vệ môi trường tự nhiên. [29, tr.29]
Đất đai là tiền đề cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội và đời
sống Nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh. Vì vậy việc khai thác sử dụng
đất phải luôn phù hợp quy hoạch và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế
xã hội của Thành phố, phát huy được nguồn lực, lợi thế của các địa phương
trên cơ sở, điều kiện cụ thể của đất đai, đồng thời phải phù hợp với chiến lược
phát triển chung của Tỉnh.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, quan điểm sử dụng đất đai của Thành
phố như sau:
- Khai thác triệt để quỹ đất hiện có, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và
có hiệu quả cao, đặc biệt tập trung khai thác quỹ đất chưa sử dụng, xây dựng
đô thị gắn liền với phát triển các khu Du lịch sinh thái đảm bảo nguyên tắc sử

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


dụng đất đúng mục đích, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
- Dành quỹ đất thỏa đáng, đúng vị trí cần thiết để xây dựng và phát
triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, du lịch, dịch vụ, để sử
dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện nước và các
công trình phúc lợi xã hội. Phát triển công nghiệp trên cơ sở gắn kết sự hình
thành và phát triển các đô thị mới, các vùng kinh tế tập chung tạo thành sự
liên kết hài hòa giữa công nghiệp với nông nghiệp giữa khu vực nội thị với
khu vực ngoại thị, giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ.
- Quy hoạch bố trí lại các khu đô thị, khu dân cư nông thôn hiện có,
nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xứng đáng với nhu cầu phát triển
của Thành phố đô thị loại I, dành quỹ đất quy hoạch khu tái định cư đáp ứng
nhu cầu ăn ở sinh hoạt của nhân dân khi trưng dụng đất cho các dự án phát
triển. Chấm dứt tình trạng giao đất dân cư manh mún, không phù hợp quy
hoạch.
- Duy trì và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp hợp lý, xây dựng bố trí sử dụng
theo hướng phân vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa, gắn liền với
thị trường và công nghiệp chế biến. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý.
- Quản lý, bảo vệ chăm sóc vốn tài nguyên rừng, bảo tồn tài nguyên
biển hiện có. Tích cực khai thác đất chưa sử dụng để tái tạo, trồng rừng mới,
tăng độ che phủ của rừng. Bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, bảo vệ
nguồn nước, Di sản Thiên nhiên Thế giới và các Di tích, lịch sử văn hóa khác.
- Khai thác sử dụng đất đai cần phải coi trọng mục tiêu Quốc phòng - an
ninh. Dành phần đất đúng vị trí, địa điểm, thuận lợi đủ diện tích cho các lực
lượng vũ trang, Bộ đội biên phòng, Công an sử dụng vào mục đích an

ninh quốc gia theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. [29,
tr.75]

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

Do đặc thù riêng của Thành phố, đất đai để sản xuất cây hằng năm
không nhiều, tập trung chủ yếu ở ba phường Đại Yên, Việt Hưng và Hà
Phong, để đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khả năng

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


đất cho sản xuất nông nghiệp sẽ giảm đi để xây dựng đô thị, khu tái định cư,
các công trình công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật... Vì vậy hướng sử
dụng đất nông nghiệp của Thành phố đến năm 2020 là:
- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả
khai thác đất nông nghiệp, chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu
quả sang trồng rau, quả, hoa tươi phục vụ tiêu dùng của Thành phố. Tăng
cường chương trình nuôi trồng thủy sản và đánh bắt xa bờ, thâm canh tăng vụ,
nâng cao hệ số sử dụng đất. Lúa là loại cây lương thực có vị trí đặc
cao độ diện tích cây lương thực hiện có, đầu tư thâm canh tăng vụ, nâng cao
hệ số quay vòng sử dụng đất lên 2,5 lần/năm. Chuyển đổi diện tích đất trồng
lúa sang trồng hoa, rau là cần thiết, trong thời gian tới. Ổn định diện tích trồng
lúa khoảng 250 - 300 ha.

Hạ Long có điều kiện về đất đai và khí hậu thuận lợi để phát triển trồng
cây ăn quả. Diện tích trồng cây lâu năm chủ yếu là các loại cây trồng ăn quả
như cây na, vải, nhãn, hồng, bưởi…Định hướng đến năm 2020 diện tích đất
trồng cây lâu năm trong giai đoạn 20 năm tới khoảng 250 - 300 ha.
Sử dụng hợp lý đất đồi núi chưa sử dụng, có khả năng để trồng rừng,
đầu tư xây dựng vườn rừng, trại rừng theo phương thức Nông - Lâm kết hợp,
tăng cường bảo vệ vốn rừng hiện có. Thực hiện tốt dự án trồng rừng phòng hộ
theo Quyết định 661/TTg của Chính phủ, dự án Việt - Nhật trồng rừng bảo vệ
môi trường, giảm thiểu khí CO2, dự án trồng rừng phòng hộ ven biển ở các
bãi triều ven biển và dự án hoàn nguyên môi trường, trồng mới những khu
vực hết thời hạn khai thác than trên địa bàn Thành phố. Định hướng giai đoạn
20 năm tới sẽ đưa 1.500 - 2.000 ha đất trống vào trồng rừng đưa diện tích đất
có rừng nên trên 7.000 ha.
Phát triển đa dạng các hình thức chăn nuôi thủy sản, khai thác các
Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


khu vực đất ven biển để quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, phát triển
chăn nuôi một số loại thủy sản phù hợp với các điều kiện của Thành phố.
Định hướng giai đoạn 20 năm tới đất nuôi trồng thuỷ sản sẽ vào khoảng
400 - 500 ha. [29, tr.76]
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay Thành phố đang trong quá trình đô
thị hoá, nhiều diện tích đất nông nghiệp trồng cây hằng năm xen kẹp trong các
khu dân cư, ven các tuyến đường liên Phường, tình trạng lấn chiếm mở rộng
diện tích đất ở, chuyển mục đích trái phép thường xuyên diễn ra. Diện tích đất
trồng cây lâu năm trong các khu dân cư, đất lâm nghiệp ven các tuyến đường
Quốc lộ bị đào bới nham nhở tạo mặt bằng xây dựng các công trình kinh

doanh, xây dựng nhà ở không phù hợp với quy hoạch, tình trạng khai thác
than trái phép diễn ra thường xuyên, khi mà công tác quản lý Nhà nước về đất
đai ở các Phương còn chưa được kiểm soát chặt chẽ; chính sách pháp luật về
đất đai có nhiều điểm còn bất cập, chồng chéo, thiếu đồng bộ; việc phát hiện,
xử lý các vi phạm về đất đai nhiều trường hợp còn chậm, thiếu cương quyết,
thậm chí vi phạm pháp luật về đất đai còn có dấu hiệu hình sự; công tác phổ
biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai trong nhân dân ở nhiều
Phường trong Thành phố chưa được làm tốt, ý thức chấp hành pháp luật của
người sử dụng đất chưa nghiệm…thì vi phạm hành chính trong quản lý sử
dụng đất đai nói chung và vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp
nói riêng trên địa bàn Thành phố Hạ Long đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Để
từng bước hạn chế tiến tới đẩy lùi tình trạng này, góp phần đưa công tác quản
lý, sử dụng đất đai đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định của pháp luật thì việc
“Đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là vấn đề rất cần được nghiên
cứu.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

/>

Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng tình trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/



tự ý chuyển đổi sang sử dụng vào các mục đích khác như: Làm nhà ở, xây
dựng các công trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác than trái phép,
đào ao thả cá trên đất chuyên trồng lúa, chuyển nhượng đất trái phép…chưa
được địa phương phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật đã gây nhiều khó
khăn cho công tác quản lý đất đai sau này, làm mất công bằng trong sử dụng
đất đai, có nhiều trường hợp là nguyên nhân gây lên tình trạng tranh chấp,
khiếu kiện về đất đai, làm mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội tại cơ sở. Vì vậy việc nghiên cứu “Đánh giá thực trạng vi phạm
hành chính trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh” từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hạn chế, tiến tới đẩy
lùi tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trong sử dụng đất nông nghiệp là
hết sức cần thiết và cấp bách.
1.1.3. Cơ sở pháp lí của đề tài
Cơ sở pháp lí của đề tài là các văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền liên quan đến công tác xác định và xử lý vi phạm luật đất đai, bao gồm
những văn bản chính sau:
1- Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 [20]
2 - Luật Đất đai năm 2003 [21]
3 - Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 [22]
4 - Nghị định số 181/2004 NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai [5]
5 - Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính
phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính [7]
6 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính
phủ quy định bổ sung về cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai [8]

Số hóa bởi Trung tâm Học
liệu

tnu.edu.vn/


×