Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phạm thị thảo nguyên các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.26 KB, 82 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ THẢO NGUYÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã ngành: 60.34.02.01

Đề tài:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Học viên: PHẠM THỊ THẢO NGUYÊN
Mã số học viên: 020117150121
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HOÀNG VINH



TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP.HCM, ngày

tháng

năm

Phạm Thị Thảo Nguyên

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến Sĩ- Thầy Lê Hoàng Vinh vì Thầy
đã quan tâm, giúp đỡ và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể
hoàn thành luận văn.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được sự đóng góp và phản hồi từ phía Thầy Cô.
Trân trọng cảm ơn.
TP.HCM, ngày


tháng

năm

Phạm Thị Thảo Nguyên

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ i
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................ 2
GIỚI THIỆU .......................................................................................................................................... 2
1.1.

Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 2

1.2.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu của đề tài .................................................................................................................... 4

1.3.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................................... 4
1.3.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................................... 4
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................... 4


1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................... 5
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................... 5
1.6.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5

1.6.1. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................................... 5
1.6.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 5
1.7.

Đóng góp của đề tài ................................................................................................................... 6

1.8.

Kết cấu luận văn ........................................................................................................................ 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ................................... 8
2.1.

Cơ sở lý thuyết về thu nhập lãi cận biên và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi

cận biên của NHTM ............................................................................................................................... 8
2.1.1. Bản chất và ý nghĩa của thu nhập lãi cận biên ....................................................................... 8
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của NHTM ............................................ 9
2.2.


Bằng chứng thực nghiệm .......................................................................................................... 9

2.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................................... 9
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................................... 14
2.2.3. Thảo luận các nghiên cứu trước có liên quan ...................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 23
3.1.

Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ........................................................................... 23

3.1.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................................................... 23

iiii


3.1.2. Thu thập dữ liệu ...................................................................................................................... 23
3.2.

Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................. 23

3.2.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................................ 23
3.2.2. Giải thích các biến ................................................................................................................... 25
3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................. 27
3.2.3.1. Quy mô vốn chủ sở hữu-CAP ................................................................................................ 27
3.2.3.2. Quy mô cho vay-LAR ............................................................................................................. 28
3.2.3.3. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động-LDR .................................................................................. 28
3.2.3.4. Tỷ trọng chi phí quản lý -CTI ................................................................................................ 29
3.2.3.5. Tỷ lệ lãi suất-IR ....................................................................................................................... 29
3.2.3.6. Quy mô ngân hàng-SIZE ........................................................................................................ 29

3.2.3.7. Rủi ro tín dụng-CR ................................................................................................................. 30
3.2.3.8. Tăng trưởng GDP ................................................................................................................... 30
3.3.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 33

3.4.

Quy trình nghiên cứu .............................................................................................................. 34

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 36
4.1.

Thống kê mô tả ........................................................................................................................ 36

4.1.1. Thu nhập lãi cận biên-NIM .................................................................................................... 37
4.1.2. Quy mô vốn chủ sở hữu-CAP ................................................................................................ 38
4.1.3. Quy mô cho vay LAR ............................................................................................................. 39
4.1.4. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động-LDR .................................................................................. 40
4.1.5. Tỷ trọng chi phí quản lý -CTI ................................................................................................ 41
4.1.6. Tỷ lệ lãi suất-IR ....................................................................................................................... 42
4.1.7. Quy mô ngân hàng-SIZE ........................................................................................................ 43
4.1.8. Rủi ro tín dụng CR ................................................................................................................. 44
4.2.

Phân tích mối tương quan giữa các biến ............................................................................... 45

4.3.

Phân tích hồi quy .................................................................................................................... 46


4.3.1. Kết quả hồi quy ....................................................................................................................... 46
4.3.2. Lựa chọn mô hình ................................................................................................................... 48
4.4.

Kiểm định khuyết tật .............................................................................................................. 49

iv
ii


4.5.

Kết quả hồi quy theo GLS ...................................................................................................... 50

4.6.

Kiểm định giả thuyết và thảo luận theo kết quả hồi quy GLS ........................................... 51

4.6.1. Giả thuyết H1 về quy mô vốn chủ sở hữu-CAP ...................................................................... 51
4.6.2. Giả thuyết H2 về quy mô cho vay-LAR ................................................................................... 52
4.6.3. Giả thuyết H3 về tỷ lệ cho vay trên vốn huy động-LDR ........................................................ 53
4.6.4. Giả thuyết H4 về tỷ trọng chi phí quản lý CTI ....................................................................... 53
4.6.5. Giả thuyết H5 về tỷ lệ lãi suất IR.............................................................................................. 54
4.6.6. Giả thuyết H6 về quy mô ngân hàng-SIZE ............................................................................. 54
4.6.7. Giả thuyết H7 về rủi ro tín dụng-CR ....................................................................................... 54
4.6.8. Giả thuyết H8 về tốc độ tăng trưởng kinh tế-GDP ................................................................. 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý ................................................................................................ 56
5.1.


Kết luận .................................................................................................................................... 56

5.2.

Khuyến nghị ............................................................................................................................ 57

5.2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu CAP ................................................................................................. 57
5.2.2. Quy mô cho vay LAR ............................................................................................................. 58
5.2.3. Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động LDR ....................................................................... 58
5.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý CTI của các ngân hàng ............................................................. 58
5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 61
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NHTM TRONG MẪU NGHIÊN CỨU .................................... 65
PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 66
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 68
PHỤ LỤC 3.1: BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ................................................................ 68
PHỤ LỤC 3.2: BẢNG KẾT QUẢ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ......................................... 68
PHỤ LỤC 3.3: BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG ĐA CỘNG TUYẾN ................. 69
PHỤ LỤC 3.4: BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ............................................................ 70
PHỤ LỤC 3.5: BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HAUSMAN TEST .............................................. 74
PHỤ LỤC 3.6: BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG TỰ TƯƠNG QUAN ................ 75
PHỤ LỤC 3.7: BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI CỦA SAI
SỐ THAY ĐỔI ..................................................................................................................................... 75

v
iii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
CAP

DIỄN GIẢI
Quy mô vốn chủ sở hữu

CR

Rủi ro tín dụng

CTI

Tỷ trọng chi phí quản lý

FEM

Mô hình tác động cố định

GDP

Tăng trưởng GDP

GLS

Mô hình hồi quy bình phương bé nhất tổng quát

HNX


Sàn chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

IR

Tỷ lệ lãi suất

LAR

Quy mô cho vay

LDR

Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động

NIM

Thu nhập lãi cận biên

NHTM

Ngân Hàng Thương Mại

OLS

Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường


REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

SIZE

Quy mô ngân hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

iv vi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.Đặt vấn đề
Ngày nay, việc hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất
yếu đối với nhiều quốc gia nhằm duy trì vị thế kinh tế và tìm môi trường để
vươn lên phát triển. Cùng với việc Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định
thương mại quốc tế như Hiệp định TPP, cộng đồng kinh tế ASEAN, WTO… đã
mang lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam.
Bên cạnh những cơ hội thì cũng phát sinh nhiều thách thức cho các NHTM Việt
Nam bởi vì các NHTM Việt Nam phải đối mặt với việc cạnh tranh ngày càng
gay gắt hơn không những với các ngân hàng trong nước mà với cả các ngân
hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy việc loại bỏ các ngân
hàng yếu kém để thay thế bởi các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn là hiện
tượng tất yếu sẽ xảy ra. Ngân hàng hoạt động hiệu quả, có thu nhập ổn định và

không ngừng gia tăng chính là điều kiện tiên quyết để tồn tại (Nguyễn Văn
Tiến, 2013). Như vậy, thu nhập đã trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá sự
tồn tại và phát triển của một ngân hàng.
Thu nhập của một ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của ngân hàng, bên cạnh đó cũng là nền tảng để thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế đất nước thông qua việc các ngân hàng đã cung cấp các quỹ
cho các nhà đầu tư cũng như cung cấp nguồn tài chính trong nước, là tổ chức
trung gian với vai trò luân chuyển vốn từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu
vốn, phát huy tối đa hiệu quả lưu thông của tiền tệ.
Theo Nguyễn Thị Loan (2017), thu nhập từ lãi của các ngân hàng chiếm
tỷ trọng khoảng 70% đến 90% trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng
trong giai đoạn 2004-2017. Con số này khá cao chứng tỏ hoạt động cho vay
đang là hoạt động chủ chốt để mang lại thu nhập cho ngân hàng.
1.2.Tính cấp thiết của đề tài

2


Mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung là để tối đa
hóa lợi nhuận, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp (Ngô Kim Phượng
và các cộng sự, 2016), làm tăng giá trị tài sản các chủ sở hữu (Glen Arnold,
2013). Vì vậy nếu hoạt động kinh doanh mà không có lợi nhuận thì không ai
chấp nhận bỏ vốn đầu tư, đó là nguyên lý chung trong kinh doanh. Trong lĩnh
vực ngân hàng cũng vậy, bên cạnh hoạt động vì mục đích chung là lưu thông
tiền tệ có hiệu quả trong nền kinh tế (Trần Huy Hoàng, 2010) thì vấn đề về thu
nhập luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng (Rose, 1999).
Hoạt động huy động vốn và cho vay là hai hoạt động truyền thống và là
hoạt động chủ yếu của các ngân hàng, trong đó hoạt động cho vay đang chiếm
tỷ trọng khá cao trên tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ cho vay trên huy động
(LDR) của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2017 là 87%, tăng 1,53%

so với so với năm 2016 (Nguyễn Minh Đức, 2017). Vì vậy thu nhập sinh ra từ
chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay chính là nguồn thu nhập chủ
yếu của các ngân hàng (Nguyễn Văn Thuận, 2017). Độ chênh lệch này được đo
bằng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM-Net Interest Margin), đây cũng là thang
đo tính hiệu quả sinh lời của ngân hàng (Rose, 1999). Hamadi & Awdeh (2012)
đã cho rằng thu nhập lãi cận biên là yếu tố rất có ý nghĩa trong việc đo lường xu
hướng về lãi suất và thu nhập từ lãi giữa các ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên còn phản ánh cả về quy mô và tỷ lệ giữa tài sản và nợ của ngân hàng, bên
cạnh đó còn bao gồm cả chi phí khi thực hiện chức năng trung gian của mình,
nên thu nhập lãi cận biên luôn là một trong những tiêu chí để phản ánh mức độ
hoạt động hiệu quả của một NHTM (Ugur & Erkus, 2010).
Như vậy câu hỏi đặt ra là các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập lãi
cận biên của các NHTM tại Việt Nam và mức độ ảnh hưởng đó như thế nào?
Trả lời được câu hỏi đó sẽ giúp các NHTM đưa ra các chính sách phù hợp, tăng
cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng chỉ số thu nhập lãi cận biên, đẩy
mạnh hoạt động luân chuyển vốn một cách hiệu quả hơn, từ đó làm bàn đạp để
kích thích sự phát triển của nền kinh tế.

3


Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu
lại có hướng nghiên cứu khác nhau. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước
đây cùng với nhu cầu trong việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
lãi cận biên và mức tác động của các yếu tố đó, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm
gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng nên tác giả lựa chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu. Ở đề tài này, tác giả sẽ tập
trung nghiên cứu lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên

của các ngân hàng niêm yết ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm gia
tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM.
1.3.Mục tiêu của đề tài
1.3.1.Mục tiêu tổng quát
Đề tài tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận
biên của các NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2016, từ đó đưa ra
các góp ý nhằm mục tiêu gia tăng thu nhập lãi cận biên của các NHTM
1.3.2.Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ làm rõ
được các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên
của các NHTM niêm yết tại Việt Nam.
Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập lãi cận biên của NHTM.
Thứ ba: Đưa ra một số góp ý nhằm làm tăng mức thu nhập lãi cận biên
của NHTM.
1.4.Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, cần phải trả lời được các câu hỏi
sau:
-Nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM tại
Việt Nam.

4


-Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến thu nhập lãi cận biên của
các NHTM tại Việt Nam như thế nào.
-Cần đưa ra những đóng góp gì từ đề tài để gia tăng thu nhập lãi cận
biên.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập lãi cận biên và các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM niêm yết tại Việt Nam.
1.5.2.Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: Đề tài nghiên cứu 9 NHTM niêm yết trên sàn HOSE và
sàn HNX tại Việt Nam
-Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi
cận biên trong khoảng thời gian 9 năm tính từ năm 2010 đến năm 2016
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập lãi cận biên của 9 NHTM niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX tại Việt
Nam giai đoạn 2010-2016, vì trong giai đoạn này hệ thống NHTM Việt Nam đã
trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đang từng bước ổn định lại và
chuẩn bị cho việc hội nhập kinh tế quốc tế (Nguyễn Minh Đức, 2017), đồng thời
các ngân hàng nghiên cứu đều có quy mô hoạt động rộng lớn, nguồn vốn lớn,
hiệu quả hoạt động cao và là những ngân hàng có thương hiệu tại thời điểm
xem xét nghiên cứu do đó kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa hơn trong việc đưa
ra các chính sách nhằm tăng thu nhập lãi cận biên, đảm bảo được nguồn thu
nhập từ lãi của các NHTM Việt Nam.
1.6.Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
1.6.1.Dữ liệu nghiên cứu
Số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là số liệu thứ cấp được thu
thập từ báo cáo của NHNN, các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo
bạch của các ngân hàng nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2016.
Bên cạnh đó một số số liệu vĩ mô được thu thập từ Tổng cục thống kê và IMF
để phục vụ cho việc nghiên cứu.
1.6.2.Phương pháp nghiên cứu

5



Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra và trả lời câu hỏi nghiên
cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau
Thứ nhất, phương pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics) được sử
dụng để nghiên cứu thực trạng về quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, tỷ
lệ cho vay trên vốn huy động, tỷ trọng chi phí quản lý, tỷ lệ lãi suất, quy mô
ngân hàng, rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập lãi cận biên của
NHTM thông qua việc kết hợp các quan sát của mẫu nghiên cứu.
Thứ hai, phân tích tự tương quan (Correlation Analysis) được sử dụng
để xác định mức độ tương quan cùng chiều hay ngược chiều, tương quan mạnh
hay yếu giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với
nhau.
Thứ ba, phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Regression) để xác định
mức độ tác động của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của NHTM thông qua
việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính thông thường Pooled Regression OLS, mô hình tác động cố định Fixed-effects - FEM và mô hình tác động ngẫu
nhiên Random-effects – REM. Để kết luận về mức tác động của các biến độc
lập lên biến phụ thuộc, đề tài sử dụng phương pháp kiểm định F hoặc kiểm định
t và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp.
Các phương pháp trên được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm
Stata.
1.7.Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần kiểm định, khẳng định các lý thuyết và đối sánh với các
nghiên cứu thực nghiệm trước về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập lãi cận biên của NHTM. Đề tài là nghiên cứu thực nghiệm cho trường hợp
các NHTM niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2016, vì vậy kết quả nghiên cứu là tài liệu hữu ích cho các nhà quản trị của
NHTM đưa ra định hướng, chính sách phù hợp trong việc cải thiện và gia tăng
thu nhập lãi cận biên.
1.8.Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương


6


-Chương 1-Chương này trình bày nội dung tổng quan về vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài. Từ đó có cái nhìn tổng
quát về bài nghiên cứu.
-Chương 2-Chương này tập trung trình bày về cơ sở lý thuyết và những
nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện trước đó về các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập lãi cận biên của NHTM.
-Chương 3- Trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm được nêu
ra ở trong chương 2, thì trong chương 3 này nêu lên phương pháp nghiên cứu,
tập trung xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập và mô tả dữ liệu, nêu lên các
giả thuyết trong mô hình.
-Chương 4- Trên cơ sở đưa ra mô hình nhiên cứu và phương pháp
nghiên cứu ở chương 3, chương 4 sẽ trình bày kết quả của việc phân tích dữ
liệu, kết quả phân tích ma trận tương quan của các biến giải thích, kiểm định
hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, kiểm định phương sai của
sai số không đổi. Từ đó chương này sẽ phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu để tìm ra biến độc lập nào có ý nghĩa trong mô hình
nghiên cứu và có mức độ tác động như thế nào đến biến phụ thuộc.
-Chương 5- Từ kết quả được trình bày và phân tích trong chương 4, tác
giả sẽ đưa ra kết luận chính trong chương 5 cũng như nêu ra những gợi ý, đóng
góp cũng như mặt còn hạn chế của bài nghiên cứu.

7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM

2.1.Cơ sở lý thuyết về thu nhập lãi cận biên và các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập lãi cận biên của NHTM
2.1.1.Bản chất và ý nghĩa của thu nhập lãi cận biên
Thu nhập lãi cận biên hay còn gọi là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
được đo bằng chênh lệch giữa thu thu nhập từ lãi cho vay và chi phí từ lãi tiền
gửi trên tổng tài sản (Rose, 1999). Nó thể hiện hiệu quả trong việc điều hành
của cấp quản trị trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (nguồn thu
chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và thu từ phí dịch vụ….) so với mức tăng
của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị
trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi…).
Thu nhập lãi - chi phí lãi
Thu nhập lãi cận biên =
Tài sản sinh lời bình quân
Nguồn: Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, 1999
Theo Rose (1999) thì thu nhập lãi cận biên được tính theo kỳ hạn 1 năm,
6 tháng hoặc quý, được đo bằng đơn vị phần trăm. Thu nhập từ lãi là tổng thu
nhập từ các khoản cho vay, đầu tư tài chính. Còn chi phí lãi chủ yếu là chi phí
phát sinh từ các khoản huy động vốn. Hiệu số của thu nhập từ lãi và chi phí trả
lãi là thu nhập lãi thuần.
Theo quy định số 06/2008/QĐ-NHNN quy định về việc xếp loại NHTM
cổ phần thì tài sản có sinh lời bình quân là tổng khoản mục tài sản “có” có khả
năng sinh lời của tổ chức tín dụng bao gồm các khoản mục sau đây trên bảng
cân đối kế toán hợp nhất đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của
NHTM cổ phần: Tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ
chức tín dụng khác, chứng khoáng kinh doanh, cho vay khách hàng, chứng
khoán đầu tư, góp vốn, đầu tư dài hạn, bất động sản đầu tư. Những tài sản nào
là tài sản có sinh lời trong kỳ sẽ được các NHTM quy ước tại bảng thuyết minh
báo cáo tài chính (Jeff Madura, 2011). Như vậy, thu nhập lãi cận biên là tỷ số

8



rất cần thiết để chúng ta tìm hiểu cách đo lường và các yếu tố ảnh hưởng bởi hai
quyết định bên trong và bên ngoài như thế nào (Golin, 2001).
Ý nghĩa của chỉ số thu nhập lãi cận biên
Thu nhập lãi cận biên là một trong những thước đo quan trọng để đo
lường hiệu quả tài chính, khả năng sinh lời của một ngân hàng. Chỉ số này cho
ta thấy năng lực của ngân hàng trong việc đảm bảo sự tăng trưởng của các
nguồn thu so với mức tăng của chi phí. Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng sẽ
kiểm soát được tài sản nào có khả năng sinh lời tốt nhất, từ đó phân bổ tài sản
vào các tài sản sinh lời đó, mang lại thu nhập từ lãi vay trong kỳ tốt nhất do
hoạt động huy động vốn và cho vay hiệu quả. Vì vậy thu nhập lãi cận biên là tỷ
số rất quan trọng để tìm hiểu những thay đổi và xu hướng trong biên độ lãi suất
và so sánh thu nhập giữa các ngân hàng.
2.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của NHTM
Nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) được thực hiện trước đây đã tạo
nên tiền đề và cơ sở cho rất nhiều cuộc nghiên cứu sau này về thu nhập lãi cận
biên. Kết quả nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) đã chỉ ra rằng thu nhập lãi
cận biên phụ thuộc vào bốn yếu tố đó là: quy mô trung bình của giao dịch, mức
ngại rủi ro, cấu trúc thị trường và chênh lệch giữa lãi suất cho vay-huy động. Kế
thừa mô hình nghiên cứu của Ho và Saunders (1981), nghiên cứu của Ugus &
Erkus (2010), Hamadi & Awdeh (2012), Gounder & Sharma (2012), nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của tác giả Nguyễn Thị
Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), thì tác giả đưa ra các nhân tố để
phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến thu nhập lãi
cận biên như sau: Quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, tỷ lệ cho vay trên
vốn huy động, tỷ trọng chi phí quản lý, tỷ lệ lãi suất, quy mô ngân hàng, rủi ro
tín dụng và tốc độ tăng trưởng GDP.
2.2.Bằng chứng thực nghiệm
2.2.1.Các nghiên cứu ngoài nước

Hamadi và Awded (2012) đã có bài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại ở Lebanon giai đoạn 19962009. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng và sử

9


dụng mô hình FEM để giải thích kết quả. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thu
nhập lãi cận biên khác nhau giữa các ngân hàng ngoài nước và trong nước. Các
yếu tố quy mô ngân hàng, khả năng thanh khoản và tỷ trọng chi phí quản lý của
ngân hàng, tăng trưởng GDP, rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều đến
thu nhập lãi cận biên. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các nhân
tố như tốc độ tăng trưởng tiền gửi, quy mô hoạt động cho vay, lạm phát, lãi suất
chiết khấu của ngân hàng trung ương, lãi suất liên ngân hàng có mối quan hệ
cùng chiều với thu nhập lãi cận biên, riêng yếu tố quy mô vốn chủ sở hữu
không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Bên cạnh đó kết quả cũng cho thấy
biên độ lãi suất giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài là khác
nhau.
Garza-Garcia (2010) có bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập lãi cận biên của 14 nước đã và đang phát triển trong giai đoạn từ năm
2001 đến năm 2008. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng
với phương pháp ước lượng GMM (Generalized Method of Moments) và kết
quả đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động,
thanh toán lãi suất ngầm có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên,
các yếu tố tỷ trọng chi phí quản lý, tỷ lệ lãi suất, tăng trường GDP có mối quan
hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên. Riêng các yếu tố chi phí cơ hội của dự
trữ, tỷ lệ lạm phát, thuế suất, quy mô ngân hàng không có ý nghĩa thống kê
trong mô hình.
Gounder và Sharma (2012) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở Fiji, một đảo nhỏ ở quốc gia đang
phát triển ở Nam Thái Bình Dương giai đoạn 2000-2010. Nghiên cứu chủ yếu

dựa trên mô hình nghiên cứu của Ho và Saunders (1981). Tác giả đã sử dụng
phân tích hồi quy dữ liệu bảng để kiểm định tính không đồng nhất và các giả
định với ba phương pháp OLS, mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác
động ngẫu nhiên REM, sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình
FEM và REM. Kết quả nghiên cứu cho thấy NIM có mối quan cùng chiều với
lãi suất, chi phí hoạt động, sức mạnh thị trường và rủi ro tín dụng và có mối
quan hệ ngược chiều với chất lượng quản lý và rủi ro thanh khoản, nguồn vốn

10


của ngân hàng và chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc không có ý nghĩa thống kê
trong mô hình nghiên cứu.
Kasman & cộng sự (2010) đã nghiên cứu tác động của cải cách tài chính
lên thu nhập lãi cận biên của NHTM của các nước thành viên EU giai đoạn từ
năm 1995 đến năm 2006. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng không cân đối với
phương pháp bình phương bé nhất tổng quát GLS và dùng mô hình FEM để
giải thích kết quả. Kết quả đã chỉ ra rằng quy mô ngân hàng, quy mô hoạt động
cho vay, tăng trường GDP và tỷ trọng chi phí quản lý có mối quan hệ ngược
chiều và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập lãi cận biên. Các yếu tố chi phí hoạt
động, rủi ro tín dụng, rủi ro mặc định, an toàn vốn, thanh toán lãi suất ngầm,
quy mô tiền gửi có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với thu nhập
lãi cận biên.
Urgur & Erkus (2010) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên của 22 ngân hàng thương mại ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1988
đến năm 2007. Mô hình sử dụng các biến độc lập gồm biến quy mô ngân hàng,
độ e ngại rủi ro, chất lượng tín dụng, rủi ro thanh khoản, thị phần ngân hàng, chi
phí hoạt động, chi phí nhân viên, chất lượng quản lý, biến động lãi suất, tỷ lệ
thâm hụt ngân sách so với GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và biến
phụ thuộc là thu nhập lãi cận biên. Mô hình sử dụng phương pháp phân tích hồi

quy bảng với mô hình FEM và mô hình REM, sử dụng kiểm định Hausman để
lựa chọn mô hình FEM hay REM là phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy thị
phần của các ngân hàng và chất lượng quản lý có mối quan hệ ngược chiều với
thu nhập lãi cận biên, còn chi phí hoạt động, mức ngại rủi ro, quy mô vốn chủ
sở hữu, tỷ lệ lãi suất và quy mô của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với
thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thanh khoản, chất lượng tín dụng, tăng trưởng
GDP và chi phí nhân viên không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy có một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân
hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ là quốc tịch các ngân hàng: ngân hàng nước ngoài có thu
nhập lãi cận biên cao hơn ngân hàng trong nước.
Fungacova và Poghosyan (2009) nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên ở
Nga giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2007 đã nhấn mạnh đặc biệt về cơ cấu sở

11


hữu ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng với
mô hình FEM và REM và sử dụng kiểm định Hausman để xác định tính phù
hợp của mô hình. Kết quả cho thấy những tác động của các yếu tố như cấu trúc
thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản là khác nhau giữa ngân hàng trong
nước và ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, ảnh hưởng của chi phí hoạt động và
mức ngại rủi ro là giống nhau giữa các nhóm sở hữu. Kết quả cũng cho thấy
quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản có mối quan hệ ngược
chiều với thu nhập lãi cận biên. Các yếu tố quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí
nhân viên có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên.
Zhou &.Wong (2008) nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên của các
NHTM ở Trung Quốc Đại Lục giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2003 đã chỉ ra
rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của NHTM ở Trung Quốc
gồm cấu trúc thị trường, chi phí hoạt động, mức ngại rủi ro, quy mô ngân hàng,
chi phí cơ hội và hiệu quả của sự quản lý. Nghiên cứu của hai tác giả đã ứng

dụng mô hình của Ho và Saunder (1981) để nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy bảng với việc dùng mô hình FEM để xác định
các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả cho thấy đa số các biến độc lập có ý nghĩa thống
kê ở mức 10%, chi phí hoạt động trung bình, thanh toán lãi suất ngầm, chi phí
cơ hội dự trữ có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên và các biến
mức độ ngại rủi ro, quy mô ngân hàng, quy mô hoạt động cho vay, quy mô vốn
chủ sở hữu và chất lượng quản lý có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi
cận biên.
Maudos & Guevara (2004) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
lãi cận biên của ngân hàng ở các nước Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha
trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2000. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng
của 1.826 ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí hoạt động trung bình,
mức độ e ngại rủi ro, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, thanh toán lãi suất ngầm,
chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc, quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô hoạt động
cho vay có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên, còn yếu tố chất
lượng quản lý và quy mô của ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với thu
nhập lãi cận biên của ngân hàng.

12


Maudos & Solis (2009) đã phân tích thu nhập lãi cận biên trong hệ thống
43 ngân hàng ở Mexico trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2005. Nghiên cứu
sử dụng mô hình FEM để phân tích. Kết quả đã chỉ ra rằng chi phí hoạt động và
sức mạnh thị trường có sự tác động lớn nhất đến thu nhập lãi cận biên của ngân
hàng. Yếu tố quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt
động, biến động của lãi suất thị trường, thanh toán lãi suất ngầm có mối quan hệ
cùng chiều với thu nhập lãi cận biên, còn các yếu tố chất lượng quản lý và thu
nhập ngoài lãi có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của ngân
hàng.

Doliente (2005) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NIM cả các ngân
hàng trong các nước Đông Nam Á gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và
Philippines trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2001. Tác giả sử dụng kế thừa
mô hình của Ho & Sauders (1981) để nghiên cứu và sử dụng mô hình hồi quy
bảng, dùng mô hình FEM được sử dụng để phân tích. Kết quả đã chỉ ra rằng
hiệu quả quản lý chi phí, thanh toán lãi suất ngầm, quy mô vốn chủ sở hữu và
quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên, còn các
yếu tố rủi ro thanh khoản, tỷ trọng chi phí quản lý có mối quan hệ ngược chiều
với thu nhập lãi cận biên. Các biến kinh tế vĩ mô như lạm phát và tổng sản
phẩm quốc nội có ảnh hưởng không đáng kể đến thu nhập lãi cận biên của các
NHTM.
Hawtrey & Liang (2008) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập lãi cận biên của ngân hàng ở một số nước tổ chức hợp tác phát triển kinh
tế OECD trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2001 đã sử dụng dữ liệu bảng
gồm mô hình hồi quy kết hợp PRM, mô hình FEM và REM với phương pháp
bình phương bé nhất tổng quát GLS. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô
vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, độ e ngại rủi ro, biến động lãi suất, rủi ro tín
dụng, các khoản thanh toán lãi suất ngầm có mối quan hệ cùng chiều với thu
nhập lãi cận biên của ngân hàng và các yếu tố quy mô khoản vay và chất lượng
quản lý có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.
Tarus & cộng sự (2012) nghiên cứu các tác động của các yếu tố đến thu
nhập lãi cận biên của các NHTM ở Keyna trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm

13


2009. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS và FEM để phân tích.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng và lạm phát có
mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên, còn yếu tố tăng trưởng kinh
tế và tập trung thị trường có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên.

2.2.2.Các nghiên cứu trong nước
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên và
các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên, trong nước cũng đã có một số
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên như bài “Nghiên
cứu thu nhập lãi cận biên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
giai đoạn 2008-2013” của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương
(2015) bằng cách sử dụng dữ liệu bảng. Tác giả đã dùng mô hình FEM để giải
thích. Nghiên cứu đã dùng kết hợp giữa yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô để đánh
giá đến sự tác động đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM. Kết quả phân tích
của bài viết cho thấy ở Việt Nam, các biến có tác động cùng chiều với thu nhập
lãi cận biên của ngân hàng theo tác động giảm dần gồm: rủi ro tín dụng, tỷ lệ lãi
suất, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô hoạt động cho vay, quy mô ngân hàng,
đồng thời tăng trưởng GDP và tỷ trọng chi phí quản lý CTI của các ngân hàng
thương mại cổ phần có tác động ngược chiều đối với thu nhập lãi cận biên.
Nghiên cứu của Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013)
được nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố quyết định đến thu nhập lãi cận
biên của các NHTM ở Việt Nam với sự nhấn mạnh đặc biệt về loại hình sở hữu
của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của 30 NHTM với 150
quan sát trong giai đoạn 2008 – 2012, áp dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng
với phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least
Square – FGLS) để ước lượng các hệ số hồi quy. Kết quả thực nghiệm cho thấy
có sự tác động của loại hình sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, cụ
thể nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập lãi cận biên của NHTM nhà nước thấp
hơn NHTM cổ phần. Đồng thời, quy mô hoạt động cho vay, chi phí hoạt động,
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng
chiều và có ý nghĩa thống kê với thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.

14



Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền năm (2014) với
đề tài“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần của các ngân
hàng thương mại Việt Nam” đã sử dụng phương pháp định lượng để nghiên
cứu. Tác giả đã sử dụng mô hình FEM để giải thích kết quả và kết quả nghiên
cứu cho thấy mức ngại rủi ro của ngân hàng, rủi ro tín dụng và chi phí lãi suất
có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.
Trong khi đó, chất lượng quản lý có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa
thống kê với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và rủi
ro lãi suất không có quan hệ với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Kết quả cũng cho thấy
không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần giữa các
NHTM nhà nước và các NHTM cổ phần ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Đặng Thị Bích Ngọc năm 2016 “Ảnh hưởng của các
nhân tố nội sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại
Việt Nam giai đoạn 2005-2014” đã sử dụng mô hình tác động cố định-FEM để
phân tích kết. Kết quả cho thấy các nhân tố mức ngại rủi ro, chi phí trả lãi, quy
mô hoạt động cho vay có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên, trong khi đó chất lượng quản lý có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam. Nhân tố rủi ro tín dụng và sở hữu
nước ngoài không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Nghiên cứu của Trần Xuân Thọ năm 2016 với đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Bài
nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng với mô hình FEM, kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng như chi phí hoạt
động, chất lượng quản lý, biến thuộc nền kinh tế vĩ mô là biến tỷ lệ lạm phát có
mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên, biến tăng trưởng kinh tế có
mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên.
Nghiên cứu của Hoàng Vũ Chính (2017) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” đã sử dụng
dữ liệu của 27 NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 20062016 để nghiên cứu. Nghiên cứu chủ yếu dựa vào mô hình nghiên cứu của
Bektas (2014), Were và Wambua (2014), tác giả đã sử dụng phương pháp ước


15


lượng GMM để phân tích. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có mức độ tập
trung ngành và dư nợ cho vay có tác động ngược chiều với thu nhập lãi cận biên
của các NHTM, các biến còn lại là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro
vốn, chỉ số Lerner, hiệu quả chi phí, hiệu quả quản lý, chính sách dự trữ của
NHNN, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi
suất có tác động cùng chiều với thu nhập lãi cận biên.
Nghiên cứu của Đặng Trần Ánh Mai “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập lãi cận biên của 24 NHTMCP giai đoạn 2008-2015” đã sử dụng phương
pháp hồi quy bảng để nghiên cứu. Nghiên cứu đã chủ yếu dựa vào mô hình
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015). Kết
quả đã chỉ ra rằng các biến rủi ro tín dụng, tỷ lệ lãi suất, quy mô vốn chủ sở
hữu, quy mô cho vay và quy mô ngân hàng đều có mối quan hệ cùng chiều với
thu nhập lãi cận biên với mức ý nghĩa 1%. Biến tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy
động có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên nhưng lại không có ý
nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu của tác giả, biến tỷ trọng chi phí quản
lý có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên.
2.2.3.Thảo luận các nghiên cứu trước có liên quan
Trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập lãi cận biên của NHTM đã khẳng định được có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của NHTM. Sau đây là ảnh hưởng của
các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của NHTM trong các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây
Bảng 2.1. Tổng hợp một số nghiên cứu trước của các tác giả
trong và ngoài nước
STT


Yếu tố

Dấu ảnh hưởng

Tác giả nghiên cứu
Hamadi và Awded (2012)

1

Quy mô ngân hàng

-

Không có ý nghĩa

Maudos & Guevara (2004)
Kasman & cộng sự (2010)
Fungacova & Poghosyan (2009)
Zhou & Wong (2008)
Garza-Garcia (2010)

16


+

2

Tỷ trọng chi phí quản lý


-

Urgur & Erkus (2010)
Doliente (2005)
Hamadi và Awded (2012)
Garza-Garcia (2010)
Gounder và Sharma (2012)
Kasman & cộng sự (2010)
Urgur & Erkus (2010)
Zhou & Wong (2008)
Maudos & Solis (2009)
Doliente (2005)
Hawtrey & Liang (2008)
Maudos & Guevara (2004)

3

4

Tốc độ tăng trưởng tiền
gửi
Tỷ lệ lạm phát

+

Hamadi và Awded (2012)

+

Hamadi và Awded (2012)

Tarus & cộng sự (2012)

Không có ý nghĩa
Không có ý nghĩa
5

Rủi ro tín dụng
+

Garza-Garcia (2010)
Hamadi và Awded (2012)
Fungacova & Poghosyan (2009)
Urgur & Erkus (2010)
Garza-Garcia (2010)
Gounder và Sharma (2012)
Kasman & cộng sự (2010)
Hawtrey & Liang (2008)
Tarus & cộng sự (2012)
Maudos & Guevara (2004)
Garza-Garcia (2010)
Doliente (2005)
Hawtrey & Liang (2008)

+
6

Quy mô vốn chủ sở hữu

Maudos & Solis (2009)
Urgur & Erkus (2010)

Maudos & Guevara (2004)
Fungacova & Poghosyan (2009)

Không có ý nghĩa
-

Hamadi và Awded (2012)
Zhou &.Wong (2008)
Garza-Garcia (2010)
Gounder và Sharma (2012)
Kasman & cộng sự (2010)

7

Chi phí hoạt động

+

Zhou & Wong (2008)
Urgur & Erkus (2010)
Maudos & Solis (2009)
Doliente (2005)
Hawtrey & Liang (2008)
Tarus & cộng sự (2012)

17


Maudos & Guevara (2004)


8

Thanh toán lãi suất
ngầm

+

9

Tỷ lệ lãi suất
+

Garza-Garcia (2010)
Zhou & Wong (2008)
Kasman & cộng sự (2010)
Maudos & Solis (2009)
Doliente (2005)
Hawtrey & Liang (2008)
Garza-Garcia (2010)
Hamadi và Awded (2012)
Gounder và Sharma (2012)
Maudos & Solis (2009)
Hawtrey & Liang (2008)
Urgur & Erkus (2010)
Maudos & Guevara (2004)

10

Tăng trường GDP


Không có ý nghĩa

11

Chi phí cơ hội của dự
trữ

12

Thuế suất

13

Rủi ro thanh khoản

15

Nguồn vốn của ngân
hàng
Thị phần

16

Chi phí nhân viên

14

Garza-Garcia (2010)
Tarus & cộng sự (2012)
Kasman & cộng sự (2010)

Hamadi và Awded (2012)
Urgur & Erkus (2010)

Không có ý nghĩa
-

Garza-Garcia (2010)
Gounder và Sharma (2012)
Zhou & Wong (2008)
Maudos & Guevara (2004)
Garza-Garcia (2010)
Gounder và Sharma (2012)

Không có ý nghĩa

Urgur & Erkus (2010)

Không có ý nghĩa
+

-

Fungacova & Poghosyan (2009)
Hamadi và Awded (2012)
Doliente (2005

-

Gounder và Sharma (2012)


-

Urgur & Erkus (2010)

Không có ý nghĩa

Urgur & Erkus (2010)

+

Fungacova & Poghosyan (2009)
Hawtrey & Liang (2008)

17

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy
động
+

18

Quy mô hoạt động cho
vay

+
-

Zhou &.Wong (2008)
Kasman & cộng sự (2010)
Maudos & Guevara (2004)

Maudos & Solis (2009)
Hamadi và Awded (2012)
Hamadi và Awded (2012)
Maudos & Guevara (2004)
Maudos & Solis (2009)
Kasman & cộng sự (2010)

18


×