Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------o0o---------

LÊ THỊ BẢO NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------o0o---------

LÊ THỊ BẢO NGỌC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚC SINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn “Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của chính tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Phúc Sinh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tất cả những tài liệu mà
tác giả tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn đầy đủ.

Tác giả

Lê Thị Bảo Ngọc


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................ 2

2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 4
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 5
7.1 Đóng góp về khoa học ............................................................................................... 5
7.2 Đóng góp về thực tiễn................................................................................................ 5
8. KẾT CẤU CHUNG CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ........................................................... 7
1.1 Những nghiên cứu liên quan đến HTTTKT .................................................................. 7
1.2 Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT ................... 10


1.2.1 Những nghiên cứu nƣớc ngoài về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
HTTTKT ........................................................................................................................ 10
1.2.2 Những nghiên cứu trong nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
HTTTKT ........................................................................................................................ 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................................. 22
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 23
2.1 Một số khái niệm về hệ thống thông tin kế toán ......................................................... 23
2.1.1 Hệ thống ................................................................................................................ 23
2.1.2 Hệ thống thông tin ................................................................................................ 24
2.1.3 Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) ................................................................ 25
2.1.3.1 Khái niệm ....................................................................................................... 25
2.1.3.2 Các thành phần của HTTTKT ........................................................................ 26
2.1.3.3 Vai trò của HTTTKT ...................................................................................... 26
2.2 Chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán ....................................................................... 27
2.3 Tổng quan về ngành dịch vụ và kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.... 29

2.3.1 Tổng quan về ngành dịch vụ ................................................................................. 29
2.3.1.1 Khái niệm ngành dịch vụ................................................................................ 29
2.3.1.2 Đặc điểm ngành dịch vụ ................................................................................. 30
2.3.2 Kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ................................................ 31
2.4 Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................................................................ 32
2.4.1 Mô hình hệ thống hoạt động ................................................................................. 32
2.4.1.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 32
2.4.1.2. Vận dụng lý thuyết ........................................................................................ 33
2.4.2 Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức – Môi trƣờng kinh doanh (TOE) ....................... 33


2.4.2.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 33
2.4.2.2 Vận dụng lý thuyết ......................................................................................... 35
2.4.3 Mô hình kim cƣơng Leavitt 1965 ......................................................................... 35
2.4.3.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 35
2.4.3.2 Vận dụng lý thuyết ......................................................................................... 36
2.4.4 Mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone và McLean 1992...................... 36
2.4.4.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 36
2.4.4.2 Vận dụng lý thuyết ......................................................................................... 37
2.5 Nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán ........... 38
2.5.1 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 38
2.5.2 Văn hóa tổ chức .................................................................................................... 40
2.5.3 Cam kết tổ chức .................................................................................................... 41
2.5.4 Huấn luyện và đào tạo ngƣời sử dụng HTTTKT.................................................. 43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................................. 45
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 46
3.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 46
3.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 46
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 47
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ............................................................................. 50

3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................. 50
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 51
3.2.3 Phƣơng trình hồi quy tổng quát ............................................................................ 51
3.2.4 Thiết kế thang đo, diễn giải và mã hóa thang đo .................................................. 52
3.2.4.1 Đo lƣờng ―Chất lƣợng HTTTKT‖.................................................................. 52


3.2.4.2 Đo lƣờng nhân tố ―Cơ cấu tổ chức‖ ............................................................... 53
3.2.4.3 Đo lƣờng nhân tố ―Văn hóa tổ chức‖ ............................................................. 54
3.2.4.4 Đo lƣờng nhân tố ―Cam kết tổ chức‖ ............................................................. 56
3.2.4.5 Đo lƣờng nhân tố ―Huấn luyện và đào tạo ngƣời sử dụng HTTTKT‖ ......... 56
3.2.5 Thiết kế bảng khảo sát .......................................................................................... 57
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .......................................................................... 58
3.3.1 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 58
3.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha ................................... 58
3.3.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................... 59
3.3.1.3 Phân tích tƣơng quan Pearson ........................................................................ 60
3.3.1.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội..................................................................... 60
3.3.1.5 Phân tích phƣơng sai một yếu tố ANOVA..................................................... 61
3.3.2 Xác định kích thƣớc mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .......................................... 61
3.3.2.1 Xác định kích thƣớc mẫu ............................................................................... 61
3.3.2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................................. 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.................................................................................................. 63
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................ 64
4.1 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................... 64
4.1.1

Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................... 64

4.1.2


Kết quả nghiên cứu định lƣợng ........................................................................ 65

4.1.2.1 Thống kê mô tả mẫu ...................................................................................... 65
4.1.2.2 Thống kê tần số thang đo .............................................................................. 67
4.1.2.3 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ...................................................... 71
4.1.2.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................. 74


4.1.2.5 Phân tích hệ số tƣơng quan Pearson ............................................................. 80
4.1.2.6 Phân tích hồi quy tuyến tính bội.................................................................... 82
4.1.2.7 Phân tích phƣơng sai một yếu tố ANOVA.................................................... 88
4.1.2.8 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình ............................................. 90
4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .................................................................................. 91
4.2.1 Bàn luận về kết quả nghiên cứu định tính ............................................................ 91
4.2.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu định lƣợng ......................................................... 92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.................................................................................................. 94
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................. 95
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 95
5.2 Hàm ý chính sách ........................................................................................................ 96
5.2.1 Văn hóa tổ chức .................................................................................................... 97
5.2.2 Cam kết tổ chức .................................................................................................... 99
5.2.3 Huấn luyện và đào tạo ngƣời sử dụng HTTTKT.................................................. 99
5.2.4 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 100
5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 100
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5................................................................................................ 102
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN

PHỤ LỤC III: BẢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC IV: DANH SÁCH CÔNG TY KHẢO SÁT
PHỤ LỤC V: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

EFA

Exploratory Factors Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

ERP

Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)

GDP

Gross domestic product (Tổng sản phẩm nội địa)

HTTTKT

Hệ thống thông tin kế toán

PCA

Principal Component Analysis (Phân tích thành phần chính)


TOE

Technology – Organization – Environment Theory (Lý thuyết công
nghệ - tổ chức – môi trƣờng kinh doanh)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TVE

Total Variance Explained (Tổng phƣơng sai trích)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thang đo ―Chất lƣợng HTTTKT‖
Bảng 3.2: Thang đo ―Cơ cấu tổ chức‖
Bảng 3.3: Thang đo ―Văn hóa tổ chức‖
Bảng 3.4: Thang đo ―Cam kết tổ chức‖
Bảng 3.5: Thang đo ―Huấn luyện và đào tạo ngƣời sử dụng HTTTKT‖
Bảng 4.1: Thống kê về giới tính
Bảng 4.2: Thống kê về nghề nghiệp
Bảng 4.3: Thống kê về loại hình doanh nghiệp
Bảng 4.4: Thống kê tần số thang đo biến ―Cơ cấu tổ chức‖
Bảng 4.5: Thống kê tần số thang đo biến ―Văn hóa tổ chức‖
Bảng 4.6: Thống kê tần số thang đo biến ―Cam kết tổ chức‖
Bảng 4.7: Thống kê tần số thang đo biến ―Huấn luyện và đào tạo ngƣời sử dụng
HTTTKT‖
Bảng 4.8: Thống kê tần số thang đo biến ―Chất lƣợng HTTTKT‖
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Bảng 4.10: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập
Bảng 4.11: Tổng phƣơng sai trích của các biến độc lập
Bảng 4.12: Bảng ma trận xoay nhân tố của các biến độc lập
Bảng 4.13: Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc
Bảng 4.14: Tổng phƣơng sai trích của biến phụ thuộc


Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố của biến phụ thuộc
Bảng 4.16: Bảng ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.17: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy
Bảng 4.18: Phân tích phƣơng sai ANOVA
Bảng 4.19: Hệ số hồi quy của mô hình nghiên cứu
Bảng 4.20: Hệ số tƣơng quan Spearman
Bảng 4.21: Kết quả thống kê phƣơng sai một yếu tố ANOVA
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Homogeneity
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phƣơng sai một yếu tố ANOVA


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình hệ thống hoạt động
Hình 2.2: Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức – Môi trƣờng kinh doanh (TOE)
Hình 2.3: Mô hình kim cƣơng Leavitt
Hình 2.4: Mô hình hệ thống thông tin thành công DeLone và McLean (1992)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 4.1: Đồ thị Histogram HE
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot HE
Hình 4.3: Đồ thị phân tán Scatterplot HE
Hình 4.4: Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là một thành phần không thể thiếu của hệ thống thông tin (Banerjee, 2010; đƣợc
trích trong nghiên cứu của Carolina, 2014), hệ thống thông tin kế toán ngày nay
không những đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin kế toán theo luật
định cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp mà còn có tầm ảnh hƣởng lớn đến
công tác quản trị doanh nghiệp (Francis và Olayemi, 2016). Với mục đích thu thập,
lƣu trữ, xử lý và cung cấp thông tin kế toán (Romney và Steinbart, 2014; Neogy,
2014), một hệ thống thông tin kế toán đƣợc tổ chức tốt sẽ mang đến những thông tin
hữu ích và kịp thời, giúp cho các quá trình ra quyết định hiệu quả hơn. Trên cơ sở
vai trò quan trọng đó của hệ thống thông tin kế toán, việc đảm bảo chất lƣợng của
hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp là một yêu cầu đặc biệt cần thiết nhằm
tạo ra những thông tin kế toán có chất lƣợng cho ngƣời dùng. Muốn làm đƣợc điều
này, ngƣời xây dựng và điều hành hệ thống cần biết đƣợc những nhân tố nào có thể
ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán để làm căn cứ cho việc thiết
kế và điều chỉnh hệ thống nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hệ thống thông
tin kế toán tại doanh nghiệp.
Vấn đề về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán
đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Các
nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây có thể kể đến nhƣ nghiên cứu của
Carolina (2014) ở các doanh nghiệp sản xuất tại Indonesia; Omar và cộng sự (2016)
tại các doanh nghiệp tƣ nhân ở Malaysia; Susanto (2017a) ở các bệnh viện tại
Indonesia hay nghiên cứu của Al-Ibbini (2017) tại các công ty hoạt động ở Jordan,...
Trong khi đó, các nghiên cứu tại Việt Nam về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng hệ thống thông tin kế toán cũng rất phong phú, nhƣ nghiên cứu của Nguyễn
Thị Thúy (2016) với bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp tại TP.HCM;
hay Dƣơng Thị Chín (2017) với nghiên cứu trên các doanh nghiệp sử dụng ERP



2

trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra còn có nghiên cứu của Tô Hồng Thiên (2017) ở các
trƣờng đại học công lập tại Việt Nam. Có thể thấy các tác giả đã thực hiện nghiên
cứu ở nhiều đối tƣợng khác nhau để xác định và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của
các nhân tố đến chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán nhƣng chƣa có nghiên cứu
nào tiến hành ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khi đó, ngành dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh là một ngành mũi nhọn,
đóng góp đáng kể vào cơ cấu GDP và chiếm tỷ trọng lớn về số lƣợng giấy phép
đăng ký kinh doanh cũng nhƣ nguồn vốn huy động đƣợc (Cục Thống kê TP.HCM,
2018). Chính vì vậy, việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống
thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh sẽ góp phần giúp các nhà quản lý doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực này trong việc nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán thông qua việc tổ
chức và phối hợp hài hòa giữa các yếu tố tác động với hệ thống thông tin kế toán tại
đơn vị mình. Điều này cũng là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý doanh
nghiệp và thu hút vốn từ các nhà đầu tƣ. Từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển của
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng nhƣ
nền kinh tế cả nƣớc nói chung.
Trên cơ sở tính quan trọng và cần thiết của vấn đề, đồng thời dựa trên mong
muốn khám phá vấn đề mới từ khoảng trống nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài
“CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG HỆ THỐNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhận diện, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hệ thống

thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lƣợng hệ
thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp này.


3

2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Nhận diện và xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hệ
thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Đo lƣờng và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này tới chất
lƣợng của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào giải quyết hai câu hỏi nghiên
cứu:
(1) Những nhân tố nào có thể ảnh hƣởng tới chất lƣợng của hệ thống thông
tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM?
(2) Những nhân tố này ảnh hƣởng ở mức độ nào đến chất lƣợng của hệ thống
thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh?

4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tƣợng nghiên cứu: Các nhân tố bên trong tổ chức ảnh hƣởng tới chất
lƣợng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa
bàn TP.HCM, cụ thể là Cơ cấu tổ chức, Văn hóa tổ chức, Cam kết tổ chức, Huấn
luyện và đào tạo ngƣời sử dụng hệ thống thông tin kế toán.
- Đối tƣợng thu thập dữ liệu: Những ngƣời làm kế toán tại các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi đề tài: Xét đến các yếu tố thuộc về nội bộ của doanh nghiệp bao
gồm Cơ cấu tổ chức, Văn hóa tổ chức, Cam kết tổ chức, Huấn luyện và đào tạo
ngƣời sử dụng hệ thống thông tin kế toán để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các


4

nhân tố này đến chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán, trong đó chất lƣợng hệ thống
thông tin kế toán đƣợc đo lƣờng thông qua những tiêu chuẩn về chất lƣợng hệ thống
thông tin.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đƣợc khảo sát tại một số doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 03 năm 2018 đến
tháng 09 năm 2018.

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả vận dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu khác nhau, tùy theo từng mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết. Phƣơng pháp
nghiên cứu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lƣợng,
trong đó nghiên cứu định lƣợng đóng vai trò chủ đạo nhằm giúp tác giả trả lời đƣợc
hai câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.
Nghiên cứu định tính giúp nhận diện và đƣa ra câu trả lời giả định (giả thuyết

nghiên cứu) cùng với thang đo lƣờng cho những nhân tố có thể ảnh hƣởng đến chất
lƣợng hệ thống thông tin kế toán, làm cơ sở cho bƣớc kiểm định giả thuyết ở nghiên
cứu định lƣợng. Phƣơng pháp đƣợc thực hiện thông qua khái quát các lý thuyết về
chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán. Đồng thời, trên cơ sở tham khảo các bài báo,
nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài và tham khảo ý kiến chuyên gia, từ đó
tổng hợp, phân tích và đối chiếu nhằm tìm ra các nhân tố đồng thời điều chỉnh, bổ
sung và phát hiện các nhân tố mới có thể ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thông
tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.
Nghiên cứu định lƣợng giúp kiểm định lại các giả thuyết đặt ra ban đầu, từ
đó trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu của luận văn. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc
tiến hành bằng phƣơng pháp sử dụng các công cụ trong thống kê và vận dụng mô
hình hồi quy tuyến tính nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng của chúng
đến chất lƣợng của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch


5

vụ trên địa bàn TP.HCM. Kết quả hồi quy tuyến tính có ý nghĩa thống kê sẽ khẳng
định đƣợc nhân tố nào có ảnh hƣởng và mức độ tác động của từng nhân tố đến chất
lƣợng hệ thống thông tin kế toán thông qua các trọng số hồi quy của mô hình. Dữ
liệu thu thập thông qua phát bảng khảo sát bằng giấy hoặc gửi email các bảng câu
hỏi khảo sát đƣợc thiết kế thang đo Likert 5 điểm với tổng mẫu là 200 ngƣời làm kế
toán tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM. Tổng mẫu là 200 đƣợc xác
định dựa theo cách tiếp cận mô hình phân tích nhân tố khám phá, tỷ lệ k là 5/1 với
tổng số 26 biến quan sát. Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 kết hợp với các
công cụ thống kê nhƣ phân tích độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan Pearson và phân tích hồi
quy tuyến tính cho các dữ liệu đã đƣợc mã hóa để kiểm định giả thuyết đã đặt ra ban
đầu và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình đƣợc đề xuất.


7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
7.1 Đóng góp về khoa học
Dựa theo cơ sở tổng kết các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trƣớc đó có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, đề tài đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ
thống thông tin kế toán trong điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam, cụ thể là ở các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn TP.HCM. Từ kết quả nghiên cứu đó,
đề tài đề xuất những hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin
kế toán tại các doanh nghiệp này. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu tiếp theo liên quan đến đề tài này ở những môi trƣờng ứng dụng khác nhau tại
Việt Nam hay đƣa thêm vào các nhân tố mới để mở rộng mô hình nghiên cứu hiện
tại của đề tài này.
7.2 Đóng góp về thực tiễn
Thông qua việc đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ thống thông tin
kế toán, đề tài là kênh tham khảo cho các nhà quản lý doanh nghiệp mong muốn
nâng cao chất lƣợng hệ thống tin kế toán tại đơn vị mình. Việc tập trung kiểm soát
các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống thông tin kế toán sẽ giúp các nhà quản lý doanh


6

nghiệp nâng cao chất lƣợng thông tin mà hệ thống cung cấp, từ đó gia tăng hiệu quả
của các quyết định trong kinh doanh.

8. KẾT CẤU CHUNG CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đƣợc kết cấu theo các nội dung sau:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách



7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Nhằm có cái nhìn khái quát về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT,
chƣơng này sẽ trình bày một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã đƣợc thực hiện
gần đây có liên quan đến đề tài này. Thông qua đó, tác giả xác định khe hổng
nghiên cứu và đƣa ra định hƣớng nghiên cứu của luận văn. Đây cũng là cơ sở quan
trọng cho nội dung của các chƣơng tiếp theo.

1.1 Những nghiên cứu liên quan đến HTTTKT
HTTTKT là một vấn đề đã và đang nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ các nhà
nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Francis và Olayemi (2016) về mối quan hệ giữa
HTTTKT và thành quả quản lý của doanh nghiệp, các tác giả nhận định rằng kế
toán đóng vai trò quan trọng đối với một tổ chức khi đƣợc đo lƣờng ở cả khía cạnh
tài chính và phi tài chính. HTTTKT đƣợc cho là có hiệu quả khi thông tin đƣợc
cung cấp bởi chúng đáp ứng đa dạng cho các yêu cầu của ngƣời sử dụng hệ thống.
HTTTKT ảnh hƣởng đến hành vi và thành quả hoạt động của tất cả các bộ phận, tổ
chức và thậm chí cả các quốc gia. Lợi ích của HTTTKT có thể đƣợc đánh giá bởi
tác động của nó đến quá trình ra quyết định, chất lƣợng thông tin kế toán, đánh giá
thành quả, kiểm soát nội bộ và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của công
ty. Bằng dữ liệu khảo sát trên 60 tổ chức giáo dục tƣ nhân tại Nigeria, các tác giả đã
cho thấy có mối quan hệ giữa HTTTKT và các quyết định chiến lƣợc của tổ chức,
việc tăng cƣờng sử dụng HTTTKT sẽ giúp gia tăng hiệu quả ra quyết định bởi các
nhà quản lý. Nhƣ vậy nghiên cứu này đã góp phần khẳng định lại vai trò quan trọng
của việc sử dụng HTTTKT trong công tác quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên
cứu vẫn chƣa chỉ ra đƣợc những tiêu chuẩn để đánh giá một HTTTKT nhƣ thế nào
là có tác động tích cực lên hiệu quả quản lý mà mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định
có mối quan hệ giữa việc sử dụng HTTTKT và thành quả quản lý doanh nghiệp.

Uyar và cộng sự (2017) đã chỉ ra tác động của HTTTKT lên quản trị doanh
nghiệp với bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp chƣa niêm yết ở Thổ Nhĩ
Kỳ. Trong nghiên cứu này, HTTTKT đƣợc đo lƣờng thông qua 4 yếu tố là: việc sử


8

dụng hiệu quả hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, áp dụng chuẩn mực kế
toán/chuẩn mực báo cáo tài chính Thổ Nhĩ Kỳ, hiệu quả của hệ thống ngân sách.
Theo đó, các tác giả đƣa ra 4 giả thuyết nghiên cứu tƣơng ứng là 4 yếu tố kể trên sẽ
có tác động tích cực lên công tác quản trị doanh nghiệp. Với 35.5% phản hồi từ 142
đối tƣợng là các nhà quản lý, trợ lý giám đốc, giám đốc tài chính và các vị trí tƣơng
tự từ 400 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Istanbul, các tác giả sử dụng phƣơng pháp
PLS-SEM để kiểm định lại những giả thuyết đặt ra ban đầu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 3 giả thuyết đƣợc chấp nhận là việc sử dụng hiệu quả hệ thống sổ sách kế
toán, báo cáo tài chính và hiệu quả của hệ thống ngân sách có tác động tích cực đến
quản trị doanh nghiệp. Nhƣ vậy, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Francis và
Olayemi (2016) cùng với những nghiên cứu liên quan đƣợc thực hiện trƣớc đó,
nghiên cứu này đã cho thấy ảnh hƣởng và tầm quan trọng của HTTTKT đối với
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cung cấp cơ sở cho việc đo lƣờng
HTTTKT thông qua các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các báo cáo
kế toán.
Cũng liên quan đến HTTTKT, tác giả Al-Ibbini (2017) cũng công bố kết quả
nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa các yếu tố thành công quan trọng, chất
lƣợng HTTTKT và thành quả kỳ vọng của doanh nghiệp. Biến các yếu tố thành
công quan trọng gồm 7 thang đo là sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao, đào tạo và
huấn luyện, cải tiến liên tục, sự tham gia của ngƣời sử dụng và quản trị rủi ro. Trong
khi đó, tính chính xác, khả năng có thể kiểm toán, độ tin cậy, độ an toàn, tính kịp
thời, tính linh hoạt và sự hài lòng của ngƣời sử dụng là các thang đo dùng để đo
lƣờng biến chất lƣợng HTTTKT. Thành quả kỳ vọng của doanh nghiệp đƣợc đo

lƣờng bởi sự hữu hiệu, sự hiệu quả và và tính toàn vẹn. Các dữ liệu chính cần thiết
cho các mục tiêu nghiên cứu đƣợc thu thập từ các công ty ở Jordan. Bảng câu hỏi
với thang đo Likert 5 điểm đã đƣợc thiết kế và gửi cho các nhân viên và các cấp
quản lý khác nhau làm việc tại những công ty này vào tháng 5 năm 2015. Với 150
bảng câu hỏi đƣợc phân phát cho ngƣời trả lời nhƣng chỉ có 104 bảng hợp lệ (69%)
và phân tích. Các dữ liệu khác đƣợc thu thập từ các nguồn thứ cấp nhƣ tạp chí định


9

kỳ, sách và luận án. Dữ liệu đƣợc xử lý và phân tích bằng chƣơng trình thống kê
Smart PLS. Kết quả thu đƣợc cho thấy mối quan hệ giữa ba biến số có ý nghĩa
thống kê. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã thay đổi cách thức
mà các hệ thống kế toán truyền thống hoạt động. Sự phức tạp ngày càng tăng và
những thách thức trong môi trƣờng tài chính và kế toán ngày nay đòi hỏi doanh
nghiệp phải tổ chức các HTTTKT chất lƣợng cao (Al-Ibbini, 2017). Nhƣ vậy, so
với hai nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu này đã phát triển một khuôn khổ khái niệm để
khám phá các yếu tố thành công quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng của các
HTTTKT và thành quả kỳ vọng của doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng cung cấp
một cơ sở nghiên cứu bao gồm mô hình và các thang đo cho các nghiên cứu tiếp sau
này.
Một nghiên cứu có liên quan đến HTTTKT đƣợc Aldegis thực hiện vào năm
2018 đã chỉ vai trò trung gian của chất lƣợng HTTTKT trong mối quan hệ giữa Văn
hóa tổ chức và Thông tin kế toán tại các công ty cổ phần công nghiệp ở Jordan. Tác
giả nhận định rằng hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng và có thể giúp
các nhà quản lý của tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Đồng
thời, sự phát triển của hệ thống thông tin kế toán có tác động đáng kể đến hiệu suất
và hiệu quả của các hoạt động trong tổ chức. Trên cơ sở nghiên cứu của Al-Sibaei
vào năm 2010, tác giả đã sử dụng các tiêu chuẩn để đo lƣờng chất lƣợng của
HTTTKT trong doanh nghiệp bao gồm tính liên kết, tính tích hợp, tính phân biệt,

tính linh hoạt và khả năng phản hồi. Tác giả đã kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
dựa trên dữ liệu thu thập bằng cách gửi 5 bảng câu hỏi khảo sát đến mỗi công ty cho
các nhà quản lý tài chính và đại diện của họ, ngƣời quản lý kiểm toán nội bộ, ngƣời
quản lý công nghệ thông tin, trƣởng phòng kế toán và kế toán tại 63 công ty cổ phần
công nghiệp tại Jordan. Sau quá trình thu thập và sàng lọc dữ liệu, có 297 bảng trả
lời hợp lệ đƣợc đƣa vào phân tích. Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu cho thấy các
giả thuyết về mối liên hệ giữa các nhân tố đều đƣợc chấp nhận, cho thấy có sự tác
động rõ ràng của chất lƣợng HTTTKT nhƣ một biến trung gian trong mối quan hệ
giữa văn hóa tổ chức và thông tin kế toán trong công ty cổ phần công nghiệp tại


10

Jordan, điều này cũng phù hợp với phát hiện của Rapina (2015). Bên cạnh đó,
nghiên cứu này đã góp phần làm rõ sự tác động của chất lƣợng HTTTKT lên sản
phẩm đầu ra của hệ thống là các thông tin kế toán. Đồng thời, tác giả cũng đã đƣa ra
đƣợc các thang đo lƣờng để đánh giá chất lƣợng của một HTTTKT thông qua các
tiêu chuẩn về chất lƣợng hệ thống thông tin.
Nhƣ vậy, các nghiên cứu đã góp phần khẳng định đƣợc vai trò và sự ảnh hƣởng
tích cực của HTTTKT lên hiệu quả điều hành và quản lý doanh nghiệp. Điều này
cho thấy việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng HTTTKT là có ý nghĩa thiết thực đối
với các doanh nghiệp. Để làm cơ sở cho những giải pháp hoàn thiện và gia tăng chất
lƣợng HTTTKT, việc tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT là rất
cần thiết.

1.2 Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
HTTTKT
1.2.1 Những nghiên cứu nƣớc ngoài về các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
HTTTKT
Một nghiên cứu tiêu biểu của Carolina (2014) trên các doanh nghiệp sản xuất tại

Bangdung Indonesia cho thấy sự tác động của các nhân tố bên trong doanh nghiệp
tới chất lƣợng HTTTKT. Nghiên cứu này nhằm ba mục tiêu là đo lƣờng sự ảnh
hƣởng của (1) văn hóa tổ chức, (2) cam kết tổ chức và (3) cơ cấu tổ chức tới chất
lƣợng của HTTTKT. Dữ liệu cho nghiên cứu đƣợc thu thập từ các nhà quản lý và
nhân viên kế toán thuộc 32 doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Thang
đo văn hóa tổ chức trong nghiên cứu này dựa theo các thang đo đề xuất bởi các
nghiên cứu có liên quan trƣớc đó bao gồm Chú ý đến chi tiết; Định hƣớng kết quả;
Định hƣớng con ngƣời; Định hƣớng nhóm; Sự xung đột; Tính ổn định; Đổi mới và
rủi ro. Trong khi đó, nhân tố cam kết tổ chức đƣợc đo lƣờng bởi cam kết tình cảm,
cam kết tiêu chuẩn và cam kết tiếp tục. Để đo lƣờng nhân tố cơ cấu tổ chức tác giả
dựa theo thang đo tiêu chuẩn hóa, ủy quyền, phân chia bộ phận và phạm vi kiểm
soát. Đồng thời, tính tích hợp, linh hoạt, đáng tin cậy và hữu hiệu là thang đo để đo


11

lƣờng cho chất lƣợng HTTTKT. Dựa theo kết quả nghiên cứu thu đƣợc, mức độ ảnh
hƣởng của ba nhân tố kể trên đến chất lƣợng HTTTKT lần lƣợt xếp theo thứ tự (1)
cam kết tổ chức, (2) văn hóa tổ chức và (3) cơ cấu tổ chức. Do đó, để cải thiện chất
lƣợng HTTTKT tại đơn vị, các doanh nghiệp cần chú ý đến đặc điểm của văn hóa tổ
chức, cải thiện cam kết tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn trong cơ cấu tổ chức. Nhƣ
vậy, nghiên cứu này đã xác định và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của nhân tố văn
hóa tổ chức, cam kết tổ chức và cơ cấu tổ chức đến chất lƣợng HTTTKT tại các
doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu này đã cung cấp thang đo và mô hình về chất
lƣợng HTTTKT, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến vấn đề
này. Tuy nhiên, do số lƣợng mẫu nghiên cứu nhỏ và phạm vi nghiên cứu chỉ trên
các doanh nghiệp sản xuất nên tính tổng quát cho nền kinh tế Indonesia là chƣa cao,
tác giả có thể xem xét mở rộng mẫu nghiên cứu để gia tăng tính đại diện cho tổng
thể.
Trong một nghiên cứu gần đây của Omar và cộng sự (2016) trên mẫu gồm 100

đối tƣợng là những nhà quản lý và nhân viên có kiến thức về HTTTKT thuộc các
doanh nghiệp ở Malaysia để tìm ra các nhân tố tác động đến chất lƣợng HTTTKT
của các doanh nghiệp này. Nhóm tác giả đặt ra 3 giả thuyết về mối quan hệ giữa cơ
cấu tổ chức, văn hóa tổ chức và hệ thống kiểm soát nội bộ với chất lƣợng của
HTTTKT. Bằng nghiên cứu định lƣợng, thông qua thu thập dữ liệu từ các bảng câu
hỏi, các tác giả cho thấy kết quả là 3 giả thuyết đặt ra đều đƣợc chấp nhận.
Thang đo của nhân tố Cơ cấu tổ chức trong nghiên cứu này bao gồm sự
chuyên môn hóa công việc, phạm vi kiểm soát, quyền hạn, sự tiêu chuẩn hóa và ủy
quyền (Anggadini, 2013; đƣợc trích trong nghiên cứu của Omar và cộng sự ,2016).
Kết quả chứng minh rằng tồn tại mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức và chất lƣợng
HTTTKT. Kết quả này cũng tƣơng tự với kết luận của một nghiên cứu trƣớc đó
đƣợc thực hiện với Turban và cộng sự (2003) khi giải thích rằng cơ cấu tổ chức có
vai trò quan trọng trong việc phát triển HTTTKT (Omar và cộng sự, 2016). Bên
cạnh đó, theo Nagapanan và cộng sự (2009), các tác giả cũng chỉ ra rằng cơ cấu tổ


12

chức mà ở đó sự tƣơng tác giữa các bộ phận và phòng ban cũng có ảnh hƣởng đến
chất lƣợng của HTTTKT (Omar và cộng sự, 2016). Nhƣ vậy, nhìn chung thì sự
phân chia về trách nhiệm trong một tổ chức làm tăng tính hiệu quả của việc áp dụng
HTTTKT.
Giả thuyết thứ 2 của nghiên cứu cũng chỉ ra sự tác động của văn hóa tổ chức
đến chất lƣợng HTTTKT, trong đó văn hóa tổ chức đƣợc định nghĩa là các quy tắc,
giá trị và niềm tin để kiểm soát hành vi của những cá nhân trong một nhóm. Kết quả
này cũng đƣợc ủng hộ trong nghiên cứu của Syler (2003) khi tác giả này chứng
minh rằng có mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và chất lƣợng HTTTKT (Omar và
cộng sự, 2016 ). Ngoài ra, Stairs và Reynolds (2010) cũng cho thấy văn hóa tổ chức
có góp phần tích cực trong sự phát triển của HTTTKT (Omar và cộng sự, 2016). Do
đó, độ tin cậy của HTTKT có thể bị ảnh hƣởng bởi các hành xử của những nhân

viên trong tổ chức.
Nhƣ vậy, nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc mô hình và chứng minh mối quan hệ giữa
các biến cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ và chất lƣợng
HTTTKT. Kết quả cho thấy việc sử dụng các nhân tố cơ cấu tổ chức và văn hóa tổ
chức là phù hợp với nghiên cứu của Carolina đã thực hiện trƣớc đó vào năm 2014.
Bên cạnh đó, so với nghiên cứu trƣớc, Omar và cộng sự còn xác định đƣợc một
nhân tố khác có ảnh hƣởng đến chất lƣợng HTTTKT là yếu tố hệ thống kiểm soát
nội bộ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng mắc phải một hạn chế tƣơng tự nhƣ của tác giả
Carolina (2014) khi kích thƣớc mẫu là khá nhỏ nên tính đại diện cho tổng thể của
nghiên cứu chƣa cao.
Mục tiêu nghiên cứu của tác giả Fitrios (2016) là xác định ảnh hƣởng của cam
kết của quản lý cấp cao và đào tạo ngƣời sử dụng đến việc vận hành HTTTKT. Để
đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu tại 42 bệnh viện
loại A, B, C thuộc khu vực tỉnh Riau, Indonesia. Bảng câu hỏi với thang đo Likert 5
điểm đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu nghiên cứu. Trong đó, thang đo cho biến
cam kết của quản lý cấp cao đƣợc xác định là (1) thiết lập chính sách, (2) cung cấp


13

các tài nguyên cần thiết, (3) tham gia giám sát và (4) cải tiến chính sách. Ngƣời sử
dụng HTTTKT theo quan điểm của tác giả là ngƣời vận hành hệ thống và các nhà
quản lý. Theo đó, biến đào tạo ngƣời sử dụng HTTTKT đƣợc đo lƣờng thông qua
(1) xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo, (2) thực hiện đào tạo và (3) đánh
giá, đo lƣờng mức độ đào tạo đạt đƣợc dựa trên mong đợi ban đầu. Từ 34 bảng khảo
sát hợp lệ, tác giả tiến hành đƣa vào phân tích bằng phần mềm SPSS 21. Kết quả
nghiên cứu đã chứng minh rằng việc vận hành HTTTKT tại các bệnh viện này bị
ảnh hƣởng bởi cam kết của quản lý cấp cao và việc đào tạo ngƣời sử dụng
HTTTKT, mà trong đó đào tạo ngƣời sử dụng hệ thống có ảnh hƣởng rất đáng kể
đến HTTTKT. Mô hình nghiên cứu với hai nhân tố ảnh hƣởng này của tác giả giải

thích đƣợc 57.7% sự biến thiên của việc vận hành HTTTKT. Đồng thời, tác giả
cũng chỉ ra rằng việc vận hành HTTTKT cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng
thông tin kế toán. Kết quả này của tác giả là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu
trƣớc đó của Rouibah (2009), Dezdar và Ainin (2011), Beydokhti (2011), Siti
Kurnia Rahayu (2012), Zaied (2012) Al-Hiyari (2013), Daoud (2013), Abdallah
(2013) (Fitrios, 2016). Nhƣ vậy, các kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh lý
thuyết về cam kết của quản lý cấp cao và đào tạo ngƣời sử dụng hệ thống với việc
vận hành HTTTKT và tác động của chúng lên chất lƣợng thông tin kế toán. Kết quả
của nghiên cứu này có thể đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến vận
hành HTTTKT và chất lƣợng thông tin kế toán thông qua cải thiện yếu tố cam kết
của quản lý cấp cao và đào tạo ngƣời sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, do chỉ dựa trên
dữ liệu thu thập từ 34 bảng khảo sát nên để gia tăng tính tin cậy của kết quả nghiên
cứu cần tiến hành thêm nghiên cứu với kích thƣớc mẫu lớn hơn. Nghiên cứu cũng
đạt đƣợc những thành công nhất định khi đã xác định và đánh giá đƣợc mức độ ảnh
hƣởng của cam kết của quản lý cấp cao và việc đào tạo ngƣời sử dụng HTTTKT lên
chất lƣợng HTTTKT. Mặc dù số lƣợng nhân tố đƣa vào mô hình của nghiên cứu
này ít hơn so với hai nghiên cứu đƣợc trình bày trƣớc đó nhƣng khả năng giải thích
của mô hình là khá tốt, chứng tỏ hai nhân tố đƣợc tác giả đƣa vào mô hình là những
nhân tố then chốt, có tác động mạnh đến chất lƣợng HTTTKT.


×