MỤC LỤC
A – PHẦN MỞ ĐẦU
I – Lý do chọn đề tài
2
II – Mục đích và phương pháp nghiên cứu
3
III – Giới hạn của đề tài
3
IV – Các giả thuyết nghiên cứu
4
V – Cơ sở lí luận và thực tiễn
4
VI – Kế hoạch thực hiện
6
B – NỘI DUNG
I. Thực trạng và những mâu thuẫn
6
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề
7
1.Chuẩn bị của giáo viên
7
2. Rèn kĩ năng trong giờ tập đọc
7
a. Rèn kỹ năng đọc thầm.
b. Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa
các bài đọc
c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
3. Rèn kĩ năng ngoài giờ tập đọc:
17
4. Minh họa giáo án
17
III. Hiệu quả áp dụng
20
C – KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
21
2. Bài học kinh nghiệm
22
D – TÀI LIỆU THAM KHẢO
-1-
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mơn Tiếng Việt ở trường Phổ thơng có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ cho 4 dạng hoạt
động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một
phân mơn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân mơn có vị
trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho
học sinh kĩ năng chuyển chữ viết thành ngôn ngữ, một kĩ năng quan trọng hàng
đầu của học sinh ở bậc Tiểu học đầu tiên.
Đối với học sinh kĩ năng đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên. Nếu không biết
đọc các em sẽ không tham gia vào các hoạt động học các môn khác đạt kết quả
được. Vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình dạy học
Tiểu học. Yêu cầu kĩ năng đọc đặt ra cho học sinh lớp 4 cần đạt tới đó là:
- Đọc đúng tốc độ;
- Đọc lưu loát;
- Đọc thầm nhanh hiểu nội dung bài;
- Bước đầu biết đọc diễn cảm ở bài văn hay bài thơ nói chung, có cảm
xúc, biết nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả, biết đọc các lời tác giả, lời nhân
vật.
Có ba yêu cầu của việc luyện đọc thành tiếng trong giờ dạy Tập đọc
(đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm), đọc diễn cảm thể hiện rõ nhất kĩ năng đọc
của học sinh. Khi đọc diễn cảm, các kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh đã đồng thời
được thể hiện. Chính vì vậy đọc diễn cảm là phương tiện dạy học đồng thời là
biện pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy tích hợp văn qua mơn Tiếng
Việt.
Trong khi đó ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành
cơng, cịn nhiều hạn chế: học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn.
Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc
-2-
đặc biệt là kĩ năng đọc diễn cảm. Vì chưa thể hiện diễn cảm trong bài đọc nên
trong quá trình giao tiếp của các em cũng như chưa thể hiện được sự giao tiếp
lịch sự như nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. . . mỗi
học sinh đã có được kĩ năng đọc diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ văn học dễ
dàng hơn và sâu sắc hơn. Một số giáo viên cũng còn lúng túng khi dạy rèn kĩ
năng đọc diễn cảm cho học sinh. Cần đọc bài với giọng như thế nào, làm thế nào
để sửa chữa cách đọc cho học sinh diễn cảm hơn… đó là những trăn trở của mỗi
giáo viên trong những giờ tập đọc.
Xuất phát từ những thực trạng nói trên, tơi mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp của mình trong việc “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 qua
phân môn Tập đọc” với hy vọng được đóng góp một chút kinh nghiệm của bản
thân.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
- Giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm không chỉ trong phạm vi một văn
bản của tiết tập đọc mà biết đọc diễn cảm bất kì một bài văn nào.
- Biết vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình trong giao tiếp hàng ngày để
nói hay, nói đúng, mạnh dạn, tự tin, bình tĩnh trước tập thể.
- Thông qua việc rèn luyện đọc diễn cảm, giáo viên còn bồi dưỡng thêm
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tơi cịn sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp thực hành luyện tập
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
-3-
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp để rèn
đọc diễn cảm qua phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4A (năm học 2013 2014)
- Tài liệu: Sách giáo khoa Tiếng Việt, sách hướng dẫn giáo viên, sách giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh.
IV. CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:
Nếu tất cả các lớp 4 trong Thành phố Bà Rịa có hồn cảnh và thực trạng
giống như lớp 4A áp dụng những kinh nghiệm mà đề tài nêu lên thì chất lượng
giảng dạy môn Tập đọc ở lớp 4 sẽ được nâng lên rõ rệt.
V. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:
Dạy Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc là công cụ để học tập
tất cả các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đọc tạo điều kiện để
học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Và việc rèn cho học
sinh biết đọc diễn cảm các văn bản là điều rất quan trọng ở mỗi giờ dạy tập đọc
cho học sinh lớp 4. Học sinh biết cách đọc diễn cảm các văn bản sẽ góp phần
giúp các em biết cảm thụ văn học được tốt hơn. Hơn thế nữa việc dạy học sinh
biết đọc diễn cảm giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự hơn khi nói lời cảm ơn,
lời xin lỗi, lời chào hỏi, lời nhờ, lời yêu cầu …
Với nhiệm vụ là một phân môn dành khá nhiều thời gian để thực hành .
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng
lực đọc được tạo nên bốn kĩ năng bộ phận: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức
(đọc hiểu) và đọc diễn cảm.
Ở mỗi dạng văn bản khác nhau cách thể hiện giọng đọc diễn cảm khác
nhau. Tuy nhiên dù ở dạng văn bản nào thì yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm phải
đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ.
- Đọc đúng kiểu câu,
-4-
- Đọc đúng tốc độ.
- Đọc đúng cường độ,
- Đọc đúng cao độ.
Sau khi học sinh đã được luyện đọc đúng, đảm bảo tốc độ, đọc lưu lốt
và được tìm hiểu nội dung bài học thì mới được luyện đọc diễn cảm. Đó là một
điều thuận lợi để giáo viên dạy học sinh luyện đọc diễn cảm. Bởi lẽ sau khi học
sinh đã hiểu được nội dung văn bản thì việc xác định giọng đọc sẽ dễ dàng hơn.
Cần hiểu rằng “Đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu”, thiếu tự
nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ
điệu để phơ diễn cảm xúc của bài học. Vì vậy phải hịa nhập với câu chuyện, bài
văn, bài thơ có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp.
2. Cơ sở thực tiễn:
Từ năm học 2001 – 2002, Bộ GD & ĐT đã chính thức triển khai đại trà
chương trình sách giáo khoa Tiểu học mới trên tồn quốc. Bộ mơn Tiếng Việt
nói chung, phân mơn Tập đọc lớp 4 nói riêng đã có nhiều thay đổi căn bản về
nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Hình thức tiết
dạy Tập đọc đổi mới đã giúp cho tất cả học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng
đọc. Các em được đọc cho bạn, nhóm nghe, được cùng nhau rèn luyện đọc và
cùng nhau thảo luận tìm hiểu bài.
Vậy là về căn bản phương pháp dạy học Tập đọc đã đổi mới, đòi hỏi mỗi
giáo viên Tiểu học phải tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy
học để học sinh được tích cực lĩnh hội và phát triển.
Dạy Tập đọc đặc biệt là việc luyện kỹ năng đọc diễn cảm trong phân môn
Tập đọc cho học sinh lớp 4 là một cơng việc khó vì học sinh đọc diễn cảm một
văn bản là rất ít. Hầu như các em mới chỉ đạt đến yêu cầu: đọc đúng tốc độ, phát
âm tương đối chính xác, hiểu được nội dung bài còn yêu cầu về kĩ năng đọc diễn
cảm là rất thấp. Đây là một vấn đề bức xúc, nan giải với số đông giáo viên Tiểu
-5-
học hiện nay khi được phân công giảng dạy lớp 4. Nhiều người đã quan tâm tìm
hướng đi, song lựa chọn giải pháp nào cho có hiệu quả nhất nhằm giúp học sinh
trước hết mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho
các em trong các giờ luyện đọc khiến họ có nhiều băn khoăn trăn trở.
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
- Tháng 8/ 2013 lập đề cương.
- Tháng 8 – 9/ 2013. Điều tra thực trạng và việc học môn Tập đọc của học
sinh
- Tháng 10/ 2013 đến cuối tháng 12/2013: Thu thập và xử lý các số liệu
điều tra. Thống kê phân tích các số liệu
+ Viết đề tài và báo cáo sơ bộ
+ Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài
B/ NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
1. Về phía giáo viên:
Chương trình tiếng Việt Tiểu học mới hiện nay, nội dung các bài đọc trong
sách giáo khoa tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh, các bài đọc được
sắp xếp khá lôgic, chặt chẽ theo từng chủ điểm, đa dạng các thể loại và nội dung
phong phú; hơn nữa, giáo viên đã nắm được Chuẩn cần đạt về kĩ năng đọc và
hiểu của học sinh. Vì thế, trong q trình dạy phân mơn Tập đọc thì người giáo
viên đã hướng dẫn các em thực hiện khá nhịp nhàng giữa các hoạt động.
Mặt khác giáo viên còn xem nhẹ vai trị của đọc diễn cảm trong phân mơn
Tập đọc lớp 4. Chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy còn quá lệ thuộc vào
sách vở. Đa số các bài tập đọc lớp 4 tương đối dài mà thời gian một tiết học quá
ít nên hầu như giáo viên chỉ mới dừng lại ở luyện đọc đúng cho các em, bước
-6-
hướng dẫn các em đọc diễn cảm cịn ít. Chính vì thế, việc yêu cầu các em tham
gia thể hiện đọc diễn cảm trước lớp chỉ thực hiện được ở một số học sinh khá,
giỏi.
3. Về phía học sinh:
Kĩ năng đọc của học sinh giữa các lớp chưa đồng đều. Đa số các em chỉ
mới đọc đúng, số học sinh biết đọc diễn cảm cịn rất ít, số học sinh đọc chưa lưu
lốt và sai lỗi vẫn cịn. Nhiều em cịn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc
diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó, chủ yếu dựa vào giáo
viên và một số học sinh khá giỏi của lớp.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Chuẩn bị của giáo viên :
Khi soạn giảng, chúng ta cần xác định được mục tiêu của nội dung bài
dạy, xác định rõ thể loại văn bản để tìm ra giọng đọc phù hợp với văn bản đó.
Luyện đọc mẫu ở nhà, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, hay hơn. Kĩ
năng đọc diễn cảm là mục đích cuối cùng của chúng ta muốn có ở học sinh sau
mỗi giờ học, vì vậy điều cần thiết đầu tiên là phải có kĩ năng đọc diễn cảm ở
người giáo viên.
Ngoài ra, giáo viên cũng dự tính được lỗi học sinh mắc phải trong bài để
đưa ra cách chữa lỗi hay nhất. Và trong giờ dạy tập đọc, chúng ta không bắt ép
học sinh phải đọc theo một phương ngữ nhất định khi mà phương ngữ các em có
được khác với phương ngữ mà cơ yêu cầu.
2. Rèn kĩ năng trong giờ tập đọc:
a. Rèn kỹ năng đọc thầm:
- Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng, người đọc dùng mắt để
nhận biết văn bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội
dung thông tin của văn bản.
- Thường xuyên củng cố cho học sinh về cách đọc thầm, đọc hồn tồn
bằng mắt, khơng mấp máy mắt, khơng phát ra tiếng. Lúc đầu có thể di chuyển
-7-
mắt theo que trỏ hoặc ngón tay, và quan trọng hơn là mắt đọc nhưng đầu phải
suy nghĩ về những điều mình đang đọc.
- Cần kiểm sốt q trình đọc thầm của học sinh. Quy định thời gian đưa
ra câu hỏi (đơn giản) yêu cầu học sinh trả lời về hình thức, về nội dung của bài
đọc.
b. Rèn kĩ năng đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa các
bài đọc:
Muốn đọc diễn cảm một tác phẩm trước hết đòi hỏi các em cần phải
biết đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó. Vì khi
đọc đúng, các em sẽ phát âm chính xác các từ ngữ, biết ngắt nghỉ giọng đúng
chỗ trong từng câu, từng đoạn để giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữ
cũng như các câu văn của bài đọc. Còn khi các em nắm được nội dung, ý nghĩa
bài đọc sẽ giúp các em biết nhấn giọng các từ ngữ biểu cảm và tự xác định được
giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay cả bài đọc đó.
* Luyện đọc đúng:
- Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc. Tôi căn
cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao
cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về số chữ.
- Dựa vào số đoạn, chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi
vòng đọc.
+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện
những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp
hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt
yêu cầu đọc đúng và rành mạch.
+ Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải
trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu . Nếu học sinh
đọc sai giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa.
-8-
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp tục
hướng dẫn hoặc nhắc nhở.Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho
nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên
hướng dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kĩ năng đọc,
chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới: Đọc diễn cảm.
Với những học sinh phát âm chưa đúng, giáo viên cần sửa phát âm cho
học sinh. Cụ thể:
Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa học trò” (TV 4- tập 2 trang 43) học sinh phát
âm sai từ “nỗi niềm”, “lá me non”, “lúc nào”, “làm sao” thành các từ “lỗi liềm”,
“ná me lon”, “núc lào”, “nàm sao”… Đây là lỗi sai khi nói lẫn lộn phụ âm đầu
l/n do cách phát âm của địa phương. Đối với những lỗi như thế này tôi gọi một
hoặc hai học sinh đọc chuẩn đọc lại hoặc tơi đọc lại từ đó và u cầu học sinh
phát âm theo. Nếu học sinh không sửa được tôi dùng cách trực quan mô tả âm vị
và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra. Vì âm “n” là âm mũi khi phát âm
sờ tay vào mũi thấy rung. Tôi yêu cầu học sinh đọc lại các từ “nỗi niềm”, “lá me
non”, “lúc nào” một cách chính xác. Ngược lại, khi bịt mũi học sinh khơng thể
đọc được “nỗi niềm”.
+ Trong bài “Đường đi Sa Pa” (TV 4- tập 2 trang 102) các em cần đọc
đúng các từ: chênh vênh, lướt thướt, Hmơng, Tu Dí, Phù Lá, khoảnh khắc …
+ Với những truyện đọc nước ngoài giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh
cách đọc các danh từ riêng, như trong bài “Dù sao trái đất vẫn quay” (TV4
tập2): Cơ-péc-ních, Ga- li- lê …
Các hình thức luyện đọc:
Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, tơi tổ chức cho học sinh
hoạt động theo các hình thức sau:
- Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc
đọc theo cặp, theo nhóm).
-9-
- Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần. Ví dụ: Đọc đồng
thanh để khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ
dàng ghi nhớ đoạn, bài cần thuộc lòng, thay đổi hoạt động, tạo khơng khí hào
hứng cho lớp học.
- Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lời nhân vật mình
đóng vai, tham gia các trị chơi luyện đọc).
* Khai thác giọng đọc của học sinh thơng qua việc tìm hiểu nội dung
bài:
Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc
chung của đoạn, của bài.
- Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài)
và trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, những
học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra.
- Với trình độ học sinh trong lớp, tơi chia câu hỏi thành các ý nhỏ để học
sinh dễ thực hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời
câu hỏi.
Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài "Tre Việt Nam" (TV4- Tập 1 trang 41) tôi
tách thành 3 ý nhỏ để học sinh dễ trả lời.
+ Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất cần cù của người Việt
Nam?
+ Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam?
+ Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người Việt
Nam?
- Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ
điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm
của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung, ý
nghĩa bài đọc.. Ví dụ: Đoạn vừa rồi đọc với giọng như thế nào? Để nêu đặc điểm
của nhân vật, em cần chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- 10 -
Hoặc: Qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài?
Học sinh thảo luận và trả lời - sau đó giáo viên rút ra kết luận chung
- Muốn tìm hiểu được ngữ điệu đọc phải bắt đầu từ hiểu và cảm thụ nội
dung bài. Có có thụ sâu sắc nội dung bài mới chuyền được ngữ điệu, cảm xúc
của tác phẩm đến người nghe.
- Trong các bài thơ bài văn miêu tả trữ tình tơi giúp học sinh tìm ra các từ
“chìa khố” những từ tạo nên giá trị nghệ thuật của bài. Những từ có tín hiệu
nghệ thuật thường là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ
đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng có sự chuyển nghĩa văn chương.
Ví dụ: Bài “Con chuồn chuồn nước” (Tiếng việt 4- Tập 2 trang 127)
+ Khi giải nghĩa từ phân vân giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ đó.
+ Với từ thung thăng phải đặt từ đó vào câu để giải thích. (Rồi những
cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng
đang gặm cỏ ; dịng sơng với những đồn thuyền ngược xuôi).
- Việc phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật là một trong những phần
quan trọng trong việc cảm thụ bài văn. Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên cần bổ
sung cho các em hiểu biết thêm về các biện pháp tu từ như: biện pháp so sánh ,
nhân hoá và dấu hiệu nhận biết, tác dụng của các biện pháp đó.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa học trị” (Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 43)
Ở bước tìm hiểu bài, tôi đặt các câu hỏi:
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? (câu hỏi 2 SGK)
+ Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? (câu hỏi 3 SGK)
Sau đó, tơi mới đặt câu hỏi: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa
học trị” (câu hỏi 1 SGK). Tiếp đó, nêu thêm một số câu hỏi dành cho HS khá,
giỏi giúp các em tìm hiểu về giá trị nghệ thuật có trong đoạn đầu để thấy hết vẻ
đẹp đặc biệt của hoa phượng.
- 11 -
+ Đoạn đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả
vẻ đẹp của hoa phượng? (so sánh, điệp ngữ)
+ Hãy nêu những hình ảnh so sánh (So sánh là những tán hoa lớn xoè ra
như mn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau)
+ Tác giả sử dụng điệp ngữ nào? (Điệp ngữ: không phải, cả một loạt, cả
một vùng, cả một góc trời đỏ rực)
+ Những biện pháp đó có tác dụng gì? (giúp người đọc hình dung và nhấn
mạnh rõ hơn vẻ đẹp của cả chùm hoa phượng, cả cây phượng)
+ Để nhấn mạnh được vẻ đẹp ấy, đoạn này, ta cần đọc như thế nào?
(giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ
đẹp của hoa phượng: không phải, cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ
rực, mn ngàn con bướm thắm)
Tóm lại: Tìm được cái gì đó làm mình cảm xúc, tức là các em đã cảm thụ
được bài văn.
Kết luận: Việc hiểu, đặc biệt là cảm thụ được bài văn là việc làm hết sức
quan trọng. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần chú ý ở bậc Tiểu học việc giảng giúp
các em hiểu và cảm thụ bài văn nhằm mục đích lớn nhất là để các em đọc diễn
cảm được tốt hơn do đó khơng nên biến một giờ lên lớp thành một giờ giảng
văn.
c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm (còn gọi là đọc hay) là một hình thức bộc lộ cảm thụ văn
bản.
Luyện đọc diễn cảm cho học sinh tức là hướng dẫn cho các em khi đọc
biết cách thể hiện ngữ điệu, trường độ, cao độ qua giọng đọc của mình.
Thơng thường, ở lớp 4, bước đọc diễn cảm được thực hiện sau bước tìm
hiểu bài và khơng địi hỏi học sinh phải thực hiện đọc cả bài mà chỉ yêu cầu đọc
diễn cảm 1- 2 đoạn trong bài đọc. Vì thế, sau khi các em tìm hiểu bài xong, tơi
đã tiến hành luyện đọc diễn cảm cho các em theo quy trình :
- 12 -
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.
+ Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (thường là những đoạn tiêu biểu và khó
đọc nhất trong bài đọc)
+ Đọc mẫu (giáo viên hoặc học sinh giỏi, khá)
+ Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc phù hợp cho đoạn trên.
+ Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
Với quy trình trên, tơi thường giao việc cụ thể cho từng đối tượng HS như
sau:
- Với những học sinh đọc hay : Tự đọc để phát hiện cách đọc; nêu giọng
đọc phù hợp nhất và tiến hành đọc diễn cảm đoạn đó.
- Với những học sinh đọc đúng : Nêu chỗ ngắt nghỉ giọng cho câu văn;
nêu các từ ngữ cần nhấn giọng để bước đầu biết đọc diễn cảm.
- Với những học sinh đọc chưa lưu lốt, cịn chậm : Đọc đúng các từ ngữ
thường phát âm sai.
Thực tế, khơng phải bài nào tìm hiểu bài xong mới tiến hành luyện đọc
diễn cảm mà tùy theo từng bài và tùy từng đối tượng học sinh, có thể hướng dẫn
các em thể hiện đọc diễn cảm ngay từ bắt đầu luyện đọc đoạn. Điều này rất tốt,
tạo hứng thú trong q trình học tập của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” (Tiếng Việt 4tập 2, trang 71)
Trước hết tôi gọi một em đọc toàn bài thơ, yêu cầu các em dưới lớp theo
dõi và nhận xét nhịp điệu, sắc thái của bài thơ này (nhanh hay chậm, vui tươi
hay buồn rầu, hóm hỉnh hay gay gắt), rồi yêu cầu các em dựa vào nội dung của
bài thơ để xác định giọng đọc phù hợp. Sau khi học sinh nêu, tôi bổ sung thêm
và hướng dẫn các em nhấn giọng ở các từ gợi tả trong bài. Qua đó, tơi thấy đa số
các em biết thể hiện giọng đọc diễn cảm cho toàn bài thơ ngay từ lúc bắt đầu
- 13 -
bước vào phần luyện đọc đúng với giọng vui, hóm hỉnh nhằm toát lên được tinh
thần dũng cảm, lạc quan, coi thường khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ lái xe
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với cách làm như trên, khi chuyển sang
bước luyện đọc diễn cảm, các em sẽ chủ động hơn trong việc đọc diễn cảm từng
đoạn của bài thơ và không chỉ những học sinh giỏi, khá biết đọc diễn cảm mà
một số em học sinh trung bình cũng có thể bước đầu biết đọc diễn cảm.
Trong chương trình Tập đọc, yếu tố đọc diễn cảm đối với lớp 4 chỉ yêu
cầu ở mức độ vừa phải (tức là chỉ bước đầu biết đọc diễn cảm).
Theo tôi, không phải bài đọc nào cũng thực hiện đọc diễn cảm. Đối với
văn bản nghệ thuật thì mới hướng dẫn đọc diễn cảm, còn đối với các văn bản
khác thì chỉ hướng dẫn luyện đọc lại. Chính vì thế, khi dạy, tơi u cầu các em
xác định bài đọc đó có phải là văn bản nghệ thuật hay khơng ?
* Đối với văn xi:
Ngồi việc khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa, tơi cịn cho các em
tìm hiểu thêm về giá trị nghệ thuật trong đoạn cần đọc diễn cảm để các em dễ
dàng tìm đúng giọng đọc cho đoạn đó.
Ví dụ: “Hoa học trị” ( Tiếng Việt 4 - tập 2, trang 43)
Phượng không phải một đố, khơng phải vài cành; phượng đây là cả một
loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chi là một phần tử của cả xã
hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những
tán hoa lớn xoè ra như mn ngàn con bướm thắm/ đậu khít nhau.
Nên chọn đoạn này vì đoạn này chứa nhiều câu có ngữ điệu khác nhau,
chứa nhiều từ biểu cảm cần nhấn giọng …
* Đối với thơ:
Ngoài việc chọn một đoạn tiêu biểu để hướng dẫn các em đọc diễn cảm,
tơi cịn cho các em tự chọn và luyện đọc đoạn thơ mà các em yêu thích để tạo
hứng thú, sự thoải mái và tránh bị gò ép khi học tập ; đồng thời phát huy tính
tích cực, sáng tạo trong học sinh.
- 14 -
Ví dụ: Dạy bài “Tre Việt Nam” (TV4- tập 1, trang 41)
Vì bài này độ dài của các đoạn gần bằng nhau nên sau khi tìm hiểu bài
xong, tơi hỏi:
+ Bài thơ này có mấy đoạn ? ( 4 đoạn)
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp bài thơ, mỗi em 1 đoạn.
+ Em thích nhất là đoạn nào ? Vì sao ? (3- 4 HS nêu kết hợp giải thích.)
- Tổ chức luyện đọc diễn cảm đoạn đã chọn theo một trong các hình thức
sau: (nhắc học sinh chú ý chỗ nhấn giọng, nhịp thơ, giọng đọc phù hợp với đoạn
đã chọn)
+ Đọc cá nhân.
+ Đọc theo nhóm ngẫu nhiên trong tổ.
+ Đọc theo nhóm ngẫu nhiên trong lớp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm kết hợp đọc thuộc lịng trước lớp.
+ (2 - 3 HS (hoặc nhóm) thi đọc đoạn
+ 1- 2 em đọc thuộc lòng cả bài.
- Dưới lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
=> Nhận xét, ghi điểm; Tuyên dương.
Ví dụ : Đoạn 4 của bài thơ cần đọc với giọng ca ngợi ; nhấn giọng ở các từ
khẳng định và những từ mang rõ sắc thái cảm xúc như sau :
... Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông / lạ thường.
Lưng trần phơi nắng / phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng / thân tròn của tre.
- 15 -
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc / có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh/ tre mãi xanh màu tre xanh.
* Đối với truyện- kịch:
- Với thể loại này, khi hướng dẫn đọc diễn cảm thì trước hết tôi giúp các
em phân biệt rõ giữa lời kể và lời các nhân vật, giữa lời các nhân vật với nhau;
phân biệt nhân vật chính - phụ để các em thể hiện tốt lời nói, ngữ điệu theo từng
tuyến nhân vật. Đồng thời, tổ chức đọc diễn cảm theo cách phân vai kết hợp với
sự phụ trợ của nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ,…cho từng nhân vật.
- Khi tổ chức đọc diễn cảm loại bài này, tôi đã kết hợp gọi cả ba đối tượng
học sinh cùng tham gia đọc, như:
+ Những học sinh đọc đúng, đọc hay: các em nhập vai những nhân vật có
tính cách mạnh mẽ ; vai người dẫn chuyện hay những vai có lời thoại dài, cần
thể hiện nhiều cảm xúc.
+ Những học sinh đọc chưa lưu lốt và cịn chậm: các em nhập vai một số
nhân vật có tính cách trầm, nhẹ nhàng hoặc những vai có lời thoại ngắn, đơn
giản nhằm tạo hứng thú học tập cho các em và giúp các em có cơ hội được bộc
lộ, từ đó các em sẽ cố gắng rèn đọc dần dần ở những bài sau.
Ví dụ: Dạy bài “Người ăn xin” (Tiếng Việt 4- tập 1)
- Yêu cầu các em nêu giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. (Đoạn
kể và tả hình dáng của ơng lão ăn xin đọc với giọng chậm rãi, thương cảm).
Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Yêu cầu các em nêu giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. Cụ thể :
Lời cậu bé: giọng xót thương ơng lão
- 16 -
Lời ơng lão : xúc động trước tình cảm chân thành của cậu bé
- Hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm đoạn kịch theo phân vai.
Như vậy, để rèn cho các em đọc diễn cảm có hiệu quả, trong các giờ Tập
đọc tôi luôn cho các em xác định bài đọc đó thuộc thể loại nào, từ đó các em sẽ
định dạng cho mình về cách thể hiện cảm xúc đối với bài đọc đó một cách tốt
nhất, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho các em.
Tổ chức các hình thức rèn đọc diễn cảm cho học sinh
Đối với học sinh Tiểu học, bất kì học mơn học nào hoặc tham gia một
phong trào gì đó thì tâm lí các em đều thích được bộc lộ, thích khen và ln có
tính thi đua. Vì thế, để giúp các em luyện đọc diễn cảm có hiệu quả, đảm bảo
thời gian và tạo cho tất cả các em đều có cơ hội bộc lộ khả năng của chính mình,
tơi đã thường xun tổ chức các hình thức đọc diễn cảm khác nhau.
* Văn xuôi và thơ :
- Đối với những bài mà giữa các đoạn có độ dài, độ khó tương đương
nhau thì có thể cho các em tự chọn đoạn theo ý thích để luyện đọc diễn cảm.
Trong q trình luyện đọc, tơi thường tổ chức hình thức đọc cá nhân hoặc đọc
theo nhóm ngẫu nhiên có cùng đoạn đọc.
- Đối với các bài có đoạn dễ - đoạn khó; đoạn ngắn - đoạn dài thì tôi sẽ ấn
định đoạn cần luyện đọc diễn cảm cho các em (thường là đoạn tiêu biểu nhất
trong bài). Trường hợp này tơi thường tổ chức các hình thức đọc giống như quy
trình nêu trên, gồm : cá nhân đọc mẫu, đọc theo nhóm đơi, thi đọc trước lớp.
* Truyện - Kịch :
Nếu nội dung của câu chuyện, đoạn kịch đó ngắn thì tơi hướng dẫn các
em luyện đọc cả bài. Ngược lại câu chuyện, đoạn kịch đó dài thì tơi chọn đoạn
có lời thoại hay, nhiều câu văn dài, khó để hướng dẫn các em đọc diễn cảm và tổ
chức hình thức đọc theo phân vai.
* Luyện theo giọng đọc mẫu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc diễn
cảm theo định hướng của mẫu. Bước này chiếm nhiều thời gian và được xem là
- 17 -
trọng tâm của biện pháp luyện đọc theo mẫu. Cường độ luyện tập ở bước này
cao giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt mẫu đã được nghe và phân tích. Để
tránh nhàm chán đối với học sinh khi phải luyện tập nhiều, hình thức luyện tập
cần phong phú ( cá nhân, nhóm, thi đọc, đọc phân vai, đọc nối tiếp,...)
* Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh cách đọc: giúp học sinh điều chỉnh,
sửa chữa, ý thức sâu sắc về cách đọc diễn cảm bài đọc. Chúng ta nên tổ chức
nhận xét điều chỉnh theo nhóm hoặc tập thể lớp.
3. Rèn kĩ năng ngoài giờ tập đọc:
Ngoài việc học trên lớp, phát động học sinh mỗi tuần đọc một bài thơ hay
một câu chuyện ở báo thiếu niên, để đến giờ sinh hoạt có thể đọc thơ hoặc kể
chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những em học sinh có giọng đọc hay,
kể chuyện hấp dẫn.
- Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, bài
văn hay.
- Phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, hướng
dẫn các em cách đọc đúmg, đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp để các em tự đánh giá, cùng chọn
ra bạn có sự tiến bộ để động viên, tuyên dương, làm gương cho cả lớp noi theo.
4. Giáo án minh hoạ:
TUẦN 12
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục đích yêu cầu:
- KTKN: Đọc rành mạch trôi chảy; biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước
đầu đọc diễn cảm được đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một câu bé mồ cơi cha, nhờ giàu nghị
lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được
các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
- Thái độ: HS có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
- 18 -
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức bản thân
- Đặt mục tiêu.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Trải nghiệm
- Thảo luận nhóm
- Đóng vai (đọc theo vai)
IV. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh họa,bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.”
- HS: SGK
V. Hoạt động dạy chủ yếu:
1/ Ổn định lớp: hát
2/ Kiểm tra bài cũ:
- 2HS đọc thuộc lòng bài Có chí thì nên và trả lời câu hỏi nội dung bài.
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
HS
1. Khám phá/ giới thiệu bài:
- (?) Qua các bài tập đọc, các câu chuyện kể mà các
em đã học, hãy kể tên những nhân vật có ý chí và
nghị lực vươn lên.
- HS trả lời
- Treo tranh giới thiệu bài: Bài tập đọc “Vua tàu
thủy” Bạch Thái Bưởi giúp các em biết về nhà kinh - HS lắng nghe
doanh Bạch Thái Bưởi - một nhân vật nổi tiếng trong
lịch sử Việt Nam - nguồn gốc xuất thân của ông,
những hoạt động giúp ông trở thành một người nổi
tiếng.
2. Kết nối/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- GV hướng dẫn cách đọc- 1 HS đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc chú giải.
-1HS đọc cả bài
- Gọi HS nêu cách chia đoạn.
- 19 -
Ghi
chú
+(?) Bài tập đọc có thể chia làm mấy đoạn? Chia các
đoạn như thế nào? Tại sao em phân đoạn được như
thế?
- 1 HS đọc chú
giải
- HS nêu ý kiến
+ GV: Bài tập đọc chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống
dòng là một đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp 4 đoạn. GV sửa chữa cách phát
âm từ ngữ, ngắt nghỉ nhịp cho HS; ghi từ, câu dài.
+ Đọc nối tiếp lần 1: GV kết hợp HD từ khó “quẩy
gánh hàng rong”, “diễn thuyết”.
+ Đọc nối tiếp lần 2: GV cho HS phát hiện cách đọc
ngắt nghỉ và nhấn giọng các câu văn dài:
Bạch Thái Bưởi / mở công ty vận tải đường
thủy / vào lúc những con tàu của người Hoa / đã độc
chiếm các đường sông miền Bắc.
Trên mỗi chiếc tàu, ơng dán dịng chữ /
“Người ta thì đi tàu ta” / và treo một cái ống / để
khách nào đồng tình với ơng / thì vui lịng bỏ ống
tiếp sức cho chủ tàu.
-HS đọc nối tiếp,
chú ý đọc đúng từ
khó.
-HS đọc nối tiếp,
chú ý đọc ngắt
nghỉ và nhấn
giọng đúng các
câu văn dài.
-Cho HS đọc theo cặp, cho HS nhận xét lẫn nhau về
cách đọc.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
- HS đọc theo cặp
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1,2:
(?) Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
(?) Trước khi mở công ty vận tải đường thủy, Bạch
Thái Bưởi đã làm những cơng việc gì?
(?) Qua những công việc của ông em thấy Bạch Thái
Bưởi là người như thế nào?
(?) Chi tiết nào cho thấy ông là người rất có ý chí?
-Lớp theo dõi.
-HS đọc thầm
đoạn 1, 2 và trả lời
các câu hỏi.
- Rút ra ý chính đoạn 1,2.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3,4:
(?) Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy
vào thời điểm nào?
(?)Ơng đã làm gì để cạnh tranh với các chủ tàu nước
ngồi?
(?)Ơng đã giành được thắng lợi gì?
(?) Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thắng trong
- 20 -
- HS nêu ý kiến
- 1HS đọc thành
tiếng đoạn 3, 4
- HS trả lời các
cuộc cạnh tranh?
câu hỏi
(?) Em hiểu thế nào là một bậc “anh hùng kinh tế”?
- Rút ra ý chính đoạn 3,4
- Cho HS rút ra nội dung bài.
c/ Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, GV giúp HS tìm
giọng đọc phù hợp diễn biến câu chuyện và thể hiện
diễn cảm.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
đoạn 1,2:
Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh
hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận
làm con nuôi và cho ăn học.
- HS nêu ý kiến
- HS nêu ý kiến
- 4 HS đọc nối
tiếp
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một
hãng bn. Chẳng bao lâu, anh đứng ra kinh doanh
độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở
hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,… có lúc mất
trắng tay, anh vẫn khơng nản chí.
-GV đọc mẫu- yêu cầu HS phát hiện từ cần nhấn
giọng.
-Cho 1 HS giỏi đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 2-3 HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét, tuyên dương.
4/ Vận dụng/ Củng cố:
- (?) Câu chuyện về Bạch Thái Bưởi muốn nói với
các em điều gì?
(?) Em đã có ý chí, nghị lực vươn lên chưa?
- Lắng nghe GV
đọc và phát hiện
cách đọc hay.
- Cho HS nêu lại nội dung bài.
- 1 HS giỏi đọc
- Dặn các em đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 2-3 HS thi đọc
- Lớp nhận xét.
-HS trả lời
-HS nêu ý kiến
- 21 -
-1 HS đọc lại ND
bài.
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Trước khi áp dụng sáng kiến:
Thời gian
SS
Đọc còn chậm
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
Đầu năm
35/18
5
22
8
Sau gần 2 năm vừa nghiên cứu vừa áp dụng các biện pháp trên, đến nay
(cuối học kỳ I năm học 2013 – 2014) tôi tiến hành kiểm tra đọc diễn cảm của
lớp mình. Kết quả như sau:
Thời gian
SS
Đọc cịn chậm
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
Đầu năm
35/18
5
22
8
Tháng thứ 1
35/18
5
20
10
Tháng thứ 2
35/18
3
19
13
Tháng thứ 3
35/18
2
20
13
Giữa kì I
35/18
1
19
15
Tháng thứ 4
35/18
0
18
17
Tháng thứ 5
35/18
0
17
18
Cuối kì I
35/18
0
15
20
Như vậy, nhờ áp dụng các biện pháp trên mà chất lượng đọc của học sinh
trong lớp được nâng lên rõ rệt. Một vài học sinh đầu năm đọc còn yếu ( đọc
ngọng, ngắt nghỉ tuỳ tiện thì nay đọc đã được lưu loát, biết lên giọng, hạ giọng,
nhấn giọng ở những từ ngữ cần nhấn giọng một cách hợp lý. Biết ngắt giọng
đúng ở sau những dấu câu và những câu dài. Nhiều em có giọng đọc hay lơi
cuốn người nghe như em: Hồng Ngọc, Bảo Trí, Tường Khanh, Minh Đăng, Mỹ
- 22 -
Huyền… Cho đến nay, đa số các em lớp tôi đã mạnh dạn hơn, nhiều em tự phát
hiện cách đọc diễn cảm rất tốt.
C – KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài đối với cơng tác:
Dạy Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học, đọc trở thành một đòi hỏi
cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được
một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đọc là công cụ để học tập tất
cả các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đọc tạo điều kiện để
học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Và việc rèn cho học
sinh biết đọc diễn cảm các văn bản là điều rất quan trọng ở mỗi giờ dạy tập đọc
cho học sinh lớp 4. Học sinh biết cách đọc diễn cảm các văn bản sẽ có tác dụng
giúp các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài đọc tức là đã góp phần giúp các
em biết cảm thụ văn học được tốt hơn. Hơn thế nữa, việc dạy học sinh biết đọc
diễn cảm giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự hơn khi nói lời cảm ơn, lời xin
lỗi, lời chào hỏi, lời yêu cầu …
Mỗi hoạt động rèn đọc diễn cảm là một dịp cho các em có thêm kĩ năng
và chủ động tham gia thể hiện bản thân. Vì vậy, giáo viên cần hết sức linh hoạt
để làm cho hoạt động đọc trở nên hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn
cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng
lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng
trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức
dạy học một cách hợp lý, đúng mức.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để việc “Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 qua phân môn
Tập đọc” đạt được thành công theo tôi:
- 23 -
- Trước hết người giáo viên phải đọc diễn cảm. Bản thân mỗi giáo viên
phải tích cực khắc phục những hạn chế về kĩ năng đọc của mình, thường xuyên
luyện đọc diễn cảm để hướng dẫn học sinh đọc tốt.
- Hướng dẫn các em cần phải biết đọc đúng, lưu loát và nắm được nội
dung, ý nghĩa của tác phẩm đó.
- Sử dụng nhiều hình thức rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh trong và
ngoài giờ Tập đọc
D – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4.
Bộ Giáo dục – Đào tạo
3. Một số lưu ý khi dạy Tiếng Việt ở Tiểu học
Sở Giáo dục Hà Nội
4. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam
XÁC NHẬN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
…….., ngày … tháng … năm 20…
CỦA ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan SKKN của bản
...............................................................
thân tôi viết, không sao chép nội
...............................................................
dung của người khác.
………………………………...............
Ký tên
………………………………………...
………………………………………...
Thủ trưởng đơn vị
- 24 -
- 25 -