Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN HOÀI THU sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.67 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

ĐỀ CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

So sánh năng suất và phẩm chất của một số giống cà chua
nhập nội trong vụ Đông Xuân 2019 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hoài Thu
Lớp: Khoa học cây trồng 49A
Giáo viên hướng dẫn : TS. Hoàng Hải Lý
Bộ môn: Cây rau

Huế, 01/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

ĐỀ CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

So sánh năng suất và phẩm chất của một số giống cà chua
nhập nội trong vụ Đông Xuân 2019 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hoài Thu


Lớp: Khoa học cây trồng 49A
Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 12/2018 - 4/2019
Địa điểm thực hiện :Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ,
Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn : TS. Hoàng Hải Lý
Bộ môn: Cây rau

Huế, 01/2019


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì nhu cầu về vấn đề lương
thực, thực phẩm của người dân ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là
vấn đề rau quả tươi. Rau quả tươi sau thu hoạch là một trong những sản phẩm
thực phẩm không thể thiếu được và luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày.
Trong số các sản phẩm rau quả tươi phải kể đến đó là Cà chua. Đây là loại
rau vừa có thể được dùng để ăn tươi, vừa dùng để chế biến trong các bữa ăn
hàng ngày của người dân hay để chế biến các sản phẩm đồ uống, sản phẩm chế
biến khác rất thuận tiện cho sử dụng và có lợi cho sức khoẻ con người.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều giống Cà chua có năng suất, chất
lượng quả khác nhau vì vậy người sản xuất cũng như người tiêu dùng cần phân
biệt được giữa các giống với nhau. Và đề tài “So sánh năng suất và phẩm chất
của một số giống cà chua nhập nội trong vụ Đông Xuân 2019 tại tỉnh Thừa
Thiên Huế” sẽ phần nào làm rõ hơn về năng suất và phẩm chất của những giống
Cà chua này.
1.2. Mục đích của đề tài:

- Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 4 giống cà chua F1
TN685, F1 TN747, F1 Cherry Nữ Hoàng và Tomato.
- Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của 4 giống
cà chua F1 TN685, F1 TN747, F1 Cherry Nữ Hoàng và Tomato.
- Chọn lọc được giống có năng suất, phẩm chất tốt phục vụ cho nhu cầu sử
dụng cà chua tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về cây cà chua:
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại:
- Nguồn gốc: Cà chua có nguồn gốc ở Pêru, Nam Mỹ và được nhập trồng
vào nhiều xứ nhiệt đới. Cà chua được đưa vào trồng ở nước ta cuối thế kỷ 19 ở
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh vùng cao.
- Phân loại khoa học: Cà chua thuộc
Tên Việt Nam: Cây cà chua
Tên khoa học: Lycopesicon esculentum Mill
Loài: S.lycopersicum
Họ cà: Solanaceae
Phân loại cà chua đã được nhiều các tác giả phân loại, nhưng sự phân loại
của Muller được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay. Theo Muller chi
lycopersicon Tour được phân làm hai chi phụ.
* Chi phụ eriopersicon: Chi này gồm các loài dại, cây dại một năm hoặc
nhiều năm. Quả thường có lông, vỏ xanh hoặc vàng nhạt, có các vệt màu với các
sắc tố Anthocyanin, hạt nhỏ, chùm hoa có lá bao. Chi này gồm các chi phụ:
L.peruvianumm. Mill; L.cheesmanii; L.hirsutum; L.glandulosum.
* Chi phụ Eulycopersicon: thuộc dạng cây hàng năm, quả không có lông,

khi chín có màu đỏ hoặc đỏ vàng, hạt to, chùm hoa không có lá bao, trong nhóm
này gồm hai loài:
L.pimpinellifolium: Đặc trưng bởi thân yếu và mảnh, quả nhỏ màu đỏ, hoa
mọc thành chùm từ 15-20 quả/chùm, quả có hai ngăn.
2.1.2. Giá trị của cây Cà chua:
- Giá trị dinh dưỡng và y học:
4


Cà chua là loại quả giàu vitamin, khoáng chất và các loại dưỡng chất quan
trọng bao gồm vitamin A , vitamin C và vitamin K vitamin B6, folate và
thiamin. Ngoài ra, chúng còn là nguồn thực phẩm giàu kali, mangan, magiê, can
xi, phốt pho và đồng, chất xơ và protein. Đặc biệt, trong thành phần Cà chua còn
có một số hợp chất hữu cơ như lycopene, quercetin, kaempferol, lutein,
zeaxanthin, carotenoid và bioflavonoid, axit coumaric và axit chlorogenic, sắt,…
góp phần đặc biệt vào lợi ích sức khỏe tổng thể mà Cà chua có thể mang lại cho
sức khỏe , sắc đẹp con người.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g Cà chua
Chất dinh dưỡng

Cà chua

Chất dinh dưỡng

Cải Bẹ

Năng lượng (Calo)

19 kcal


Nước

93.9 g

Đạm

600 mg

Chất béo

0

4.2 g

Chất xơ

800 mg

Tro

400 mg

Cholesterol

0

Canxi

12 mg


Phốt pho

26 mg

Kali

0

Natri

0

Sắt

1.4 mg

Carotin

1 mcg

Tỉ lệ thải bỏ

5g

Vitamin C

40 mg

Vitamin PP


500 mg

Vitamin A

0

Vitamin B1

100mcg

Vitamin B2

0

Tinh bột

- Giá trị kinh tế:
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và có nhiều cách sử dụng.
Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn Salad, nấu canh, xào, nấu sốt vang và
cũng có thể chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua,
nước sốt nấm, cà chua đóng hộp, mứt hay nước ép. Ngoài ra, có thể chiết tách
hạt cà chua để lấy dầu.
Qủa Cà chua vừa cỏ thể dùng để ăn tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu cho
chế biến công nghiệp với các loại sản phẩm khác nhau. Do đó, với nhiều nước
trên thế giới thì cây Cà chua là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao
và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

5



Theo FAD(1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu Cà chua tươi với tổng trị
giá là 952.000 USD và 48.000 USD Cà chua chế biến. Lượng Cà chua trao đổi
trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó Cà chua được dùng ở dạng
ăn tươi chỉ 5-7%. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị sản xuất 1ha Cà chua cao hơn gấp 4
lần so với lúa nước, 20 lần so với lúa mì.
Cà chua là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao kể cả dạng
tươi và dạng chế biến. Lượng Cà chua trao đổi trên thị trường quốc tế là 32,7
triệu tấn trong đó 10% ở dạng quả tươi. Ở Việt Nam Cà chua được trồng trên
100 năm nay, diện tích gieo trồng Cà chua hàng năm biến động từ 15-17 ngàn
ha, sản lượng 280 ngàn tấn. Mức tiêu thụ bình quân đầu người của nước ta là
3kg/ người/ năm. Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng sản xuất Cà chua cho thu
nhập bình quân 42-68,4 triệu đồng/ha/vụ, lãi thuần đạt 15-26 triệu đồng, cao hơn
nhiều so với trồng lúa. Trồng Lúa chỉ giải quyết 230-250 công lao động, trong
khi đó trồng Cà chua giải quyết được 1100-1200 công lao động.
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây Cà chua:
Cà chua là cây hằng niên, tuy nhiên trong điều kiện tối hảo nhất định Cà
chua có thể là cây nhiều năm.
Rễ: Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất
lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 1,5m và rộng 1,5 - 2,5m vì vậy Cà chua chịu hạn tốt. Khi cây rễ chính bị đứt, bộ
rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô
hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và
phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn,
bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên.
Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc
thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi
nách ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường
chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát
dục sớm so với các chồi nách gần gốc.
Lá: Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá
riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến lá


6


thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có
chùm hoa đầu tiên.
Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn
chéo ở Cà chua khó xảy ra vì hoa Cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc
nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Số lượng
hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa.

Trái: Trái thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến
dài. Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều
kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái.
Hạt: Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm
trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có
50 - 350 hạt trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g.
2.1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
Ngoại cảnh tác động trực tiếp tới thời gian sinh trường và năng suất của cây
cà chua, mục đích của bài viết giúp người trồng cây cải tạo môi trường phù hợp
với đặc điểm của cây trồng.
 Nhiệt độ:

C à chua là cây chịu ấm, một trong những điều kiện cơ bản để có được sản
lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt độ tối hảo cho cây 21-24 oC, nếu
nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5oC thì cây cho nhiều hoa. Các thời kỳ sinh
trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí và đất nhất
định
 Ánh sáng:


Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ
tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang
kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn
chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được
bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém
 Độ ẩm:

Độ ẩm không khí tốt nhất cho cà chua vào khoảng 45-60%.
7


 Đất:

Cà chua trồng được trên nhiều loại đất song thích hợp nhất vẫn là trên đất
pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà
chua trồng tốt trên đất lúa hay trồng sau vụ bắp cải, dưa leo, hành tây và những
loại cây còn nhiều phân hữu cơ, phân đạm. Đất có pH 6.0-6.5, đất chua hơn phải
bón thêm vôi.

8


 Nước:

Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau. Khi
cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất
quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và
cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái
chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng
phân bón và mật độ trồng.

 Phân bón:

Để đạt năng suất cao cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Lượng chất
dinh dưỡng hấp thụ tuỳ thuộc vào khả năng cho năng suất của giống cà chua,
tình trạng đất, điều kiện trồng. Để sản xuất được 10 tấn quả cây cần hấp thụ 2530 tấn Nitơ, 2-3kg Photpho, 30-35kg Kali. Vì ở giai đoạn tăng trưởng và phát
dục của cây trùng lấp nhau và nhu cầu cây cần chất dinh dưỡng cho đến khi trái
chín, do đó việc bón lót, bón thúc nhiều lấn, bón luân phiên phân vô cơ và hữu
cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất. Phần
lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu
cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái
bắt đầu chín.
2.2. Tình hình sản xuất Cà chua ở Việt Nam và trên thế giới:
2.2.1. Tình hình sản xuất Cà chua trên thế giới
Cà chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm nhưng
đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cà chua
ở nước ta được trồng chủ yếu vào vụ Đông với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha
và thường tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội,
Hải Dương, Vĩnh Phúc…), còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền
Giang, Lâm Đồng…
Theo FAO (1999), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua. Diện tích, sản
lượng, năng suất cà chua trên thế giới như sau: Theo FAO, 2009: Diện tích :
4.980,42 (1000 ha) Năng suất : 2030,63 (tạ/ha) Sản lượng : 141400,63 (1000
tấn)
Trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010) diện tích cà chua thế giới tăng
1,09 lần (từ 3.990,30 nghìn ha lên 4.338,83 nghìn ha), sản lượng tăng 1,35 lần
(từ 107.977,76 nghìn tấn lên 145.751,51 nghìn tấn), trong khi năng suất không
có sự thay đổi đáng kể.
9



Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng của nhiều nước ở cả hai dạng ăn tươi và chế biến.
Đứng đầu về tiêu thụ cà chua là nước Mỹ, sau đó là các nước Châu Âu.
Lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 triệu tấn, trong
đó cà chua dùng ở dạngăn tươi chỉ chiếm 5-7%. Điều đó cho thấy, cà chua được
sử dụng chủ yếu ở dạng đã qua chế biến.
2.2.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam
Cà chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn 100 năm nhưng
đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi. Cà chua
ở nước ta được trồng chủ yếu vào vụ đông với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha
và thường tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội,
Hải Dương, Vĩnh Phúc…), còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền
Giang, Lâm Đồng.
Trong điều tra của TS Phạm Đồng Quảng và cs, hiện nay cả nước có
khoảng 115 giống cà chua được gieo trồng, trong đó có 10 giống được gieo
trồng với diện tích lớn 6259 ha, chiếm 55% diện tích cả nước. Giống M386
được trồng nhiều nhất (khoảng 1432 ha), tiếp theo là các giống cà chua Pháp,
VL200, TN002, Red Crown …)
Ở Việt Nam, giai đoạn từ 1996-2001, diện tích trồng cà chua tăng trên
10.000 ha (từ 7.509 ha năm 1996 tăng lên 17.834 ha năm 2001). Đến năm 2008
diện tích đã tăng lên 24.850 ha. Năng suất cà chua nước ta trong những năm
gầnđây tăng lên đáng kể. Năm 2008, năng suất cà chua cả nước là 216 tạ/ha
bằng 87,10% năng suất thế giới (247,996 tạ/ha). Vì vậy, sản lượng cả nước đã
tăng rõ rệt (từ 118.523 tấn năm 1996 đến 535.438 tấn năm 2008).

10


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 4 giống cà chua
-

F1 TN685

-

F1 TN747

-

F1 Cherry Nữ Hoàng

-

Tomato
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2018 đến 04/2019
- Địa điểm: Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, Thừa Thiên Huế.
3.2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 4 giống cà chua.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của 4 giống cà chua.
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chụi điều kiện
ngoại cảnh bất thuận của 4 giống cà chua.
- Nghiên cứu năng suất của 4 giống cà chua.
- Nghiên cứu phẩm chất của 4 giống cà chua.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Công thức thí nghiệm:

Công thức thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm gồm 4 công thức:

-

Công thức I: Giống F1 TN685

-

Công thức II: Giống F1 TN747

-

Công thức III: Giống F1 Cherry Nữ Hoàng

-

Công thức IV: Giống Tomato
3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm:

11


Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD)
bao gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Bảo vệ
Ia

IIb


IIIc

IIa

IIIb

IVc

IIIa

IVb

Ic

Iva

Ib

IIc

Bảo vệ
Chú thích:
a, b, c: Số lần nhắc lại
I,II,III,IV: Số công thức thí nghiệm
Số ô thí nghiệm :4*3 = 12 ô
Diện tích ô thí nghiệm:
Diện tích mỗi công thức:
Diện tích thí nghiệm: (Chưa kể diện tích ô bảo vệ)
3.3.3. Điều kiện thí nghiệm

- Đất thí nghiệm:
- Điều kiện thời tiết và khí hậu:
3.4. Quy trình kỹ thuật:
3.4.1.Chậu trồng cây:
Cà chua là một loại cây phát triển mạnh mẽ, vì thế bạn nên chọn loại chậu
có kích thước lớn (kích thước khoảng 30x30 hay chậu tròn đường kính 30 cm)
3.4.2. Hạt cà chua giống: Lựa 4 giống để so sánh.
3.4.3. Đất trồng:
12


Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng bạn nên tham
khảo các loại đất hữu cơ vừa sạch sẽ, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng
trong chậu. Cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ.
Cách đơn giản là bạn trộn đất và trấu cùng phân đã ủ mục hoặc phân gà. Nếu
bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.
3.4.4. Ánh sáng:
Cà chua là cây ưa sáng, vì thế mà vị trí trồng lý tưởng nhất cho cây cà chua
là nơi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, ít nhất là 6 - 7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất
nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.
3.4.5. Dụng cụ khác: Bay trồng cây, bình tưới nước, dụng cụ đục lỗ nếu dùng
thùng xốp.
3.4.6. Thời gian trồng thích hợp:
Có 3 thời vụ trồng cà chua phổ biến trong năm là vụ sớm (Gieo vào tháng
7 - 8, trồng tháng 8 - 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 – 12), vụ chính (Gieo từ
giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2 – 3),
và vụ muộn (gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3 – 4).
3.4.7. Cách trồng:
Bạn gieo hạt giống cà chua vào chậu ươm (bầu đất hoặc cốc nhựa, chai lọ)
để chờ ngày hạt nhú mầm, trổ lá.

Lưu ý trong giai đoạn ươm hạt là bạn nên để trên cao hoặc có biện pháp
phòng tránh chuột tha mất hạt. Thời gian nẩy mầm của các giống cà chua trung
bình từ 7 đến 14 ngày (có thể sớm hơn, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và
lượng nước cung cấp đủ).
3.4.8. Cách chăm sóc cây cà chua:
 Tưới nước: Trong 7 - 10 ngày đầu tiên sau khi trồng cần tưới đều đặn hàng ngày

khoảng 500ml nước ấm 25 - 30 độ C cho mỗi cây, thời gian lý tưởng nhất là vào
buổi sáng (tầm 5-7 giờ, trước khi nắng lên) hoặc buổi chiều (tầm 4-5 giờ) để cây
khô ráo trước khi trời tối.
Lưu ý: khi tưới nước nên tưới từ phần thân trở xuống, hạn chế làm ướt lá vì
khi lá bị ướt, đặc biệt là vào chiều muộn, buổi tối và ban đêm sẽ mở đường cho
các loại bệnh, ví dụ như bệnh bạc lá.
Lượng nước tưới nhiều hay ít tùy từng giai đoạn của cây, khi cây còn bé
bạn tưới lượng vừa phải (500ml/ngày), khi cây ở giai đoạn ra hoa đậu quả cần
13


nhiều nước nhất nên cần tăng lượng nước cung cấp cho cây. Ở giai đoạn này nếu
thiếu nước thì cây khô héo, quả non dễ rụng. Nhưng bạn cần đảm bảo đất thông
thoáng, không bị ngập úng vì nếu dư thừa nước sẽ làm tổn hại bộ rễ cây vốn
mẫn cảm với sâu bệnh. Ở giai đoạn đậu quả, nếu gặp mưa nhiều quả cà chua sẽ
chín chậm hơn và có hiện tượng bị nứt quả. Bạn có thể dùng nước vo gạo để
tưới cây cà chua hàng ngày rất tốt cho cây.
Khi cây cà chua được 1,5-2 tháng tuổi là lúc bạn cần làm gian hoặc cọc để
đỡ thân cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ, ống nước hoặc sắt để giúp nâng đỡ thân
cây cà chua không bị đổ gập hoặc gẫy khi ra nhiều quả. Kích cỡ của cọc đỡ hay
giàn tùy thuộc vào loại cây cà chua mà bạn lựa chọn để trồng. Nếu chỉ trồng
trong chậu nhỏ với cây cà chua anh đào thì chỉ cần một cái cọc dựng lên để đỡ
cây, nhưng nếu là giống cây giống lớn hoặc trồng trong vườn thì phải dựng giàn

đỡ, khung đỡ nhé.
Trong thời tiết nắng nóng (mùa hè ở Miền Bắc và Miền Nam) bạn nên lót
một lớp rơm hoặc cỏ khô 2-3cm lên bề mặt chậu cây để giữ ẩm cho đất. Khi cây
ra hoa nhiều, bạn lắc nhẹ hoa để hỗ trợ quá trình thụ phấn đậu quả của cà chua.
Thường chỉ sau khoảng 2 tháng tính từ thời điểm trồng cây cà chua vào chậu
quả sẽ xuất hiện. Quả cà chua khi nhỏ sẽ màu xanh, lớn hơn sẽ chuyển vàng rồi
đỏ và khi chín có màu đỏ đậm. Bạn không nên thu hoạch khi quả còn xanh vì
lúc này trong quả có thành phần dễ gây ngộ độc.
 Bón phân cho cà chua:

Cà chua cần rất nhiều dinh dưỡng vì vừa phải nuôi thân lá, vừa nuôi quả
đặc biệt khi ở giai đoạn cây trổ hoa đậu quả cần bón bổ sung phân dynamic khi
cây đậu quả 2 tuần bạn cho thêm mỗi gốc 1 thìa dynamic nữa để cây nuôi quả.
 Giai đoạn thu hoạch:

Cà chua trồng tại nhà thường được thu hoạch lúc chín cây màu đỏ, vì lúc
này có lượng chất khô hoà tan, vitamin C và lượng đường nhiều nhất, nhiều hơn
với cà chua mua ngoài chợ vì phải hái từ khi chín vàng để sau quá trình vận
chuyển đến tay người tiêu dùng sẽ thành chín đỏ..
3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Theo dõi từ lúc trồng đến lúc thu hoạch.

14


- Động thái ra lá (lá/cây): Số lá được xác định từ sau khi trồng 5 ngày, dùng
sơn đánh dấu lá để tiến hành đếm, 5 ngày đếm 1 lần. Đếm số lá của cây.
- Đường kính tán cây (cm): Đo đường kính tán ở chỗ lớn nhất, dùng thước
chia độ cm.

3.5.2. Các chỉ tiêu về năng suất
Năng suất thu hoạch được trên ô thí nghiệm qua các lần thu hoạch.
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Cân toàn bộ quả trên mỗi ô thí nghiệm.
- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ quả trên ruộng thí nghiệm.
3.5.3. Hiệu quả kinh tế:
+ Tổng thu (triệu đồng/ha) = NSTT (kg/ha) x giá bán 1kg (nghìnđồng/kg)
tại thời điểm thu hoạch. Quy đổi ra triệu đồng/ha
+ Tổng chi (triệu dồng/ha) = Tổng công lao động + giống + phân bón (tại
thời điểm làm thí nghiệm).
+ Lãi ròng = Tổng thu - tổng chi (triệu đồng/ha).
+ Chỉ số VCR (lần) = Giá trị sản phẩm tăng lên do phân bón lá/ chi phí
tăng thêm do phân bón lá (triệu đồng/ha).
3.5.4. Chỉ tiêu về chất lượng, hình thái, phẩm chất
- Đánh giá bằng trực quan và cảm quan quan sát được. Đánh giá đặc điểm
về hình thái quả, màu sắc, độ ngon, độ ngọt,độ chua.., thị hiếu người tiêu dùng
và khả năng
tiêu thụ bằng phương pháp cho điểm theo nhóm.
- Cách xác định: Đưa sản phẩm ( phần ăn được, đã rửa sạch) của 4 công
thức cho 5 người đánh giá, nếu 3/5 người đánh giá cùng mức độ thì mức độ đó
được công nhận. Phương pháp đánh giá cảm quan độ ngon, độ ngọt,độ chua, thị
hiếu người tiêu dùng bằng phương pháp cho điểm theo nhóm, mức độ tăng dần:
+ Hình thái quả:
+ Độ ngon:
+ Độ ngọt:
+ Độ chua:
+ Màu sắc:
15


+ Thị hiếu người tiêu dùng:

+ Khả năng tiêu thụ:

16


3.5.5. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại
- Sâu hại:
Mật độ sâu hại (con/m²) = Tổng số sâu hại / m2
- Bệnh hại:
Điều tra 5 điểm theo 2 đường thẳng chéo góc, mỗi điểm 1m².
Tỷ lệ bệnh (%) =
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê sinh học bao gồm giá trị trung bình, phân tích
ANOVA, LSD0.05 bằng phần mềm Statistix 10 và Microsoft office Excel 2013.

17


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 4 giống cà chua F1
TN747, F1 TN685, F1 Cherry Nữ Hoàng, Tomato.
4.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của 4 giống cà chua F1 TN747, F1
TN685, F1 Cherry Nữ Hoàng, Tomato.
4.3. Nghiên cứu năng suất của 4 giống cà chua F1 TN747, F1 TN685, F1
Cherry Nữ Hoàng, Tomato.
4.4. Hiệu quả kinh tế của 4 giống cà chua F1 TN747, F1 TN685, F1 Cherry
Nữ Hoàng, Tomato.
4.5. Nghiên cứu phẩm chất của 4 giống cà chua F1 TN747, F1 TN685, F1

Cherry Nữ Hoàng, Tomato.
4.6. Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại của 4 giống cà chua F1 TN747, F1
TN685, F1 Cherry Nữ Hoàng, Tomato.

18


PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Một số hình ảnh trong quá trình thí nghiệm

19



×