Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp tại công ty tài chính FE CREDIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THÙY TRANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI
CÔNG TY TÀI CHÍNH FE CREDIT
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI DIỆU ANH

TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài
chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. Trong đó, các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng được phân thành bốn nhóm nhân tố lớn
là: Đặc điểm nhân khẩu học, năng lực người vay, đặc điểm khoản vay và quan hệ
tín dụng.
Để thực hiện nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng các cơ sở lý thuyết và
lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng cá


nhân, trong đó chú trọng đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng.
Đề tài sử dụng dữ liệu sơ cấp với mẫu khảo sát gồm 1.676 hồ sơ của khách
hàng vay vốn tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính FE Credit trong giai đoạn từ
tháng 02/2012 đến hết tháng 06/2016. Tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả,
phân tích tương quan, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Ngoải ra,
nghiên cứu vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích và thảo luận kết
quả hồi quy nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng, xu hướng ảnh hưởng của các
yếu tố này đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các tất cả các biến số độc lập đưa vào mô hình
đều có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, các biến có tác động ngược
chiều đến khả năng trả nợ bao gồm: Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, quy mô khoản
vay, lãi suất, quan hệ tín dụng; Các biến còn lại bao gồm: Hôn nhân, tình trạng nhà
ở, thu nhập, thời gian làm việc có tác động tương quan thuận chiều đến khả năng trả
nợ của khách hàng. Mức độ ảnh hưởng của các biến này đến khả năng trả nợ lần
lượt theo thứ tự sau: Tình trạng nhà ở, quan hệ tín dụng, nghề nghiệp, giới tính, thu
nhập, hôn nhân, lãi suất, quy mô khoản vay, tuổi, thời gian làm việc.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra khuyến nghị và đề xuất một số
chính sách nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng tại Công
ty Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Bùi Diệu Anh
đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên
cứu.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các thầy cô
Trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhiệt tình và
truyền đạt các kiến thức chuyên ngành để tôi có thể thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Cha, Mẹ, gia đình và bạn bè, đồng

nghiệp đã luôn ủng hộ, cho tôi những lời khuyên và những lời động viên đáng quý
để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Thị Thùy Trang, học viên lớp cao học CH17A, trường Đại học
Ngân hàng TPHCM, niên khóa 2015-2017.
Tôi có lời cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu khoa học này là do tôi
viết ra, luận văn này chưa từng được trình để nộp lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường Đại học nào. Kết quả nghiên cứu của tôi hoàn toàn trung thực, trong đó
không có nội dung nào đã được công bố trước đây hoặc có nội dung do người khác
thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đã được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP.HCM, ngày

tháng

Người cam đoan

Trần Thị Thùy Trang

năm


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................2
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát .....................................................................................3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................3

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................4
1.6.1 Thu thập dữ liệu và công cụ xử lý dữ liệu.................................................4
1.6.2 Phương pháp thống kê mô tả .....................................................................4
1.6.3 Phương pháp ma trận hệ số tương quan ....................................................5
1.6.4 Phương pháp ước lượng ............................................................................5
1.7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................5
1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ............................................................................6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN. ...................................................................................................7
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH ..............................7
2.1.1 Công ty Tài chính ......................................................................................7
2.1.1.1 Khái niệm Công ty Tài chính ...........................................................7
2.1.1.2 Đặc điểm của Công ty Tài chính .....................................................7
2.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính ....................8
2.1.2.1 Đặc trưng của cho vay tiêu dùng .....................................................8
2.1.2.2 Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính .........................10
2.1.2.3. Rủi ro trong cho vay tiêu dùng tín chấp .......................................12
2.2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......................................13
2.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học .........................................................................14
2.2.2 Năng lực của khách hàng ........................................................................14


2.2.3 Đặc điểm khoản vay ................................................................................16
2.2.4 Quan hệ tín dụng .....................................................................................17
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU ...........19
3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................19

3.1.1 Mô hình kinh tế lượng tổng quát .............................................................19
3.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................21
3.1.3 Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................23
3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................................24
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................25
3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả ...................................................................26
3.3.2 Phân tích tương quan ...............................................................................26
3.3.3 Kiểm định đa cộng tuyến.........................................................................26
3.3.4 Phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic.............................................27
3.3.4.1 Độ phù hợp của mô hình ...............................................................27
3.3.4.2 Kiểm định ý nghĩa của các hệ số ...................................................27
3.3.4.3 Kiểm định độ phù hợp tổng quát ...................................................28
3.4 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................37
4.1 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN .......................................................................37
4.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY BINARY LOGISTIC ..............................................40
4.2.1 Kiểm định hệ số hồi quy..........................................................................41
4.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................................41
4.2.3 Kiểm định tính chính xác của mô hình nghiên cứu.................................42
4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ HỒI QUY .............................................................43
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................49
5.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................49
5.2 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................50
5.2.1 Đối với nhóm tác động cùng chiều..........................................................50
5.2.2 Đối với nhóm tác động ngược chiều .......................................................51
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .........53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................54


i


DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH MTV :

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

FE CREDIT :

Công ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

HĐTD

:

Hợp đồng tín dụng

HĐLĐ

:

Hợp đồng lao động

NHTM


:

Ngân hàng thương mại

HGĐ

:

Hộ gia đình

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

QHTD

:

Quan hệ tín dụng

CMND

:

Chứng minh nhân dân

NXB


:

Nhà xuất bản


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước ...............17
Bảng 3.1 Bảng mô tả và đo lường các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ......22
Bảng 3.2 Bảng giả thuyết về kết quả của các biến ....................................................24
Bảng 3.3 Thống kê mô tả các biến định lượng .........................................................28
Bảng 4.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ............................38
Bảng 4.2 Kiểm định đa cộng tuyến ...........................................................................39
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy Binary Logistic của nghiên cứu ......................................40
Bảng 4.4 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ..........................................................41
Bảng 4.5 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ................................................41
Bảng 4.6 Kiểm định Hosmer and Lemeshow Test ...................................................42
Bảng 4.7 Kiểm định tính chính xác của mô hình ......................................................42
Bảng 4.8 Ước lượng khả năng hoàn trả nợ vay của từng nhân tố.............................44


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu dự kiến ......................................................................21
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình các bước thực hiện phân tích trong nghiên cứu ...............25
Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu độ tuổi................................................................................29
Hình 3.4 Biểu đồ cơ cấu thời gian làm việc ..............................................................30

Hình 3.5 Biểu đồ cơ cấu thu nhập .............................................................................31
Hình 3.6 Biểu đồ cơ cấu khoản vay ..........................................................................31
Hình 3.7 Biểu đồ cơ cấu lãi suất ...............................................................................32
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện khả năng trả nợ ...............................................................33
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện giới tính ...........................................................................34
Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện tình trạng hôn nhân .......................................................34
Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp ...................................................................35
Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện tình trạng nhà ở .............................................................35
Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện Quan hệ tín dụng ...........................................................36


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007 đến nay, nền kinh tế của
Thế giới cũng như của Việt Nam đang dần hồi phục và có những dấu hiệu tăng
trưởng tốt. Với sự hồi phục của nền kinh tế, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân cũng theo đó mà hồi phục, từ đó, nhu cầu về nguồn vốn vay tiêu
dùng cá nhân cũng tăng lên. Mảng cho vay tiêu dùng cá nhân tín chấp tại Việt Nam
đã có từ khá lâu, tuy nhiên, trong khoảng 5 năm gần đây là phát triển mạnh mẽ nhất.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có 16 công ty tài chính (theo số liệu cập nhật đến
30/06/2016 tại trang web chính thức của NHNN VN) 1. Các Công ty Tài chính này
đa số được thành lập vào những năm 2007-2008, nhưng do gặp phải cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới nên đến gần đây mới được đẩy mạnh và sự cạnh tranh ngày
càng nhiều hơn với sự tham gia của các Ngân hàng Thương mại, các Công ty Tài
chính và từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng (FE Credit), trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
Vượng (VP Bank), nổi lên như một điển hình của loại hình Công ty Tài chính tham

gia vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng tín chấp thành công nhất hiện nay.
Mảng kinh doanh cho vay tiêu dùng tín chấp này đã đem lại nguồn lợi rất lớn
cho các công ty và các nhà đầu tư, đặc biệt FE Credit đã đem lại nguồn lợi nhuận
khá lớn cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng trong những
năm vừa qua. Có thể nói đây là mảng đầu tư khá tiềm năng sau khi các hoạt động
của Ngân hàng không còn đem lại nhiều lợi nhuận như thời kì trước. Tuy nhiên, lợi
nhuận luôn đi kèm với rủi ro do việc cho vay tại các Công ty Tài chính không được
đảm bảo bằng tài sản thế chấp, nên việc kiểm soát, quản trị rủi ro tại các Tổ chức
Tài chính cho vay tiêu dùng luôn được đặt lên hàng đầu.
Để quản trị và kiểm soát được rủi ro khi cho vay tín chấp thì cần phải xác
định được các nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách
hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng đó và từ các kinh nghiệm thực tiễn, các kiến
thức được học, tôi đã chọn đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
của khách hàng vay tiêu dùng tín chấp tại công ty tài chính FE Credit" làm đề
tài nghiên cứu của mình.
1

/>

2

1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính FE Credit" là cần thiết bởi các lý
do sau:
Thứ nhất, hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp ngày càng sôi động do hoạt
động cho vay của các Công ty Tài chính đòi hỏi ít giấy tờ hơn, thủ tục dễ dàng, đơn
giản hơn khi đi vay tại các Ngân hàng, đặc biệt là không cần tài sản đảm bảo nên
thu hút rất nhiều các đối tượng khách hàng với mọi tầng lớp khác nhau, do đó phân
khúc khách hàng của Công ty Tài chính cũng rộng hơn so với Ngân hàng. Với nền

kinh tế đang dần hồi phục và ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu tiêu dùng
của người dân rất lớn, nên hoạt động này đã, đang và trong tương lai sẽ là mảng
hoạt động nhiều tiềm năng phát triển trên thị trường tài chính Việt Nam.
Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, hầu hết các Công ty Tài chính cũng
như tại FE Credit chưa có hệ thống chấm điểm tín dụng hoặc một công cụ cụ thể
nào để hỗ trợ cho các thẩm định viên đánh giá khả năng trả nợ đối với các khách
hàng đi vay vốn tiêu dùng, mà hầu như chỉ phân loại các nhóm khách hàng có cùng
đặc điểm và sử dụng tỉ lệ trả nợ của các nhóm này để đánh giá cho thấy việc đánh
giá khả năng trả nợ khá giản đơn, thiếu cơ sở khoa học. Vì vậy việc xây dựng một
hệ thống tiêu chí đánh giá (định tính hoặc định lượng) phù hợp là yêu cầu cần thiết.
Tuy nhiên, trước đó cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của khách hàng, từ cơ sở này nhân viên thẩm định có thể đánh giá được các
khách hàng của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn khi đi đến quyết định
cho vay.
Thứ ba, hầu hết hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp của các Công ty Tài
chính đều không có tài sản đảm bảo, nên rủi ro khi cho vay rất lớn. Tuy nhiên, tác
giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chủ yếu đều nghiên cứu,
đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng trong lĩnh vực cho vay của các Ngân
hàng, chưa tìm thấy đề tài nào đề cập cũng như chú trọng đến việc nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến việc trả nợ vay của khách hàng vay tiêu dùng tín chấp cá
nhân tại các Công ty Tài chính. Vì thế đây là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài này
mong muốn hoàn thiện và bổ sung trên cả phương diện lý luận và thực tiễn tại công
ty tài chính FE Credit.


3

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng cá

nhân vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính FE Credit, từ đó đề xuất một số
giải pháp về chính sách nhằm cải thiện việc đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng trước khi cho vay, hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định cho vay của thẩm định
viên.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay tiêu
dùng tín chấp tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng- FE Credit.
Đánh giá mức độ, chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng trả
nợ của khách hàng vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng- FE Credit.
Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện việc đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng trước khi cho vay, hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định cho vay của thẩm định
viên.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay tiêu
dùng tín chấp tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng- FE Credit?
Mức độ ảnh hưởng, chiều hướng tác động của những yếu tố này đến khả
năng trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính TNHH
MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- FE Credit như thế nào?
Những giải pháp và kiến nghị nào thích hợp nhằm cải thiện việc đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng trước khi cho vay, hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định cho
vay của thẩm định viên?
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân vay vốn tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính.



4

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Tài chính TNHH
MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- FE Credit.
Phạm vi thời gian: Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ vay vốn của khách hàng,
báo cáo tài chính, báo cáo số liệu thu hồi nợ khách hàng tại Công ty Tài chính
TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- FE Credit từ tháng 01/2012 đến
hết tháng 12/2016.
Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng- FE Credit. Lĩnh vực cho vay tiêu dùng tín chấp cá
nhân có nhiều loại hình chẳng hạn như mua điện máy, xe máy trả góp, vay tiền mặt.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chỉ sẽ tập trung vào các khách hàng cá nhân
vay tiêu dùng tín chấp. Đây là mảng cho vay chủ yếu của Công ty Tài chính FE
Credit, đồng thời các tiêu chí, số liệu thu thập cũng sẽ có cơ sở và nhiều thông tin
hơn khi cho vay các loại khác.
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Thu thập dữ liệu và công cụ xử lý dữ liệu
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu khoa
học, từ các bài báo, sách, giáo trình nhằm hình thành cơ sở lý thuyết về hoạt động
cho vay tiêu dùng tín chấp và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng tín chấp.
Mẫu nghiên cứu là dữ liệu từ các khách hàng cá nhân có giao dịch tín dụng
tại Công ty Tài chính FE Credit và đã kết thúc hợp đồng hoặc đã được xử lý nợ xấu
từ tháng 02/2012 đến hết tháng 06/2016.
1.6.2 Phương pháp thống kê mô tả
Các số liệu trong nghiên cứu được thu thập và phân tích bằng phần mềm
SPSS, tác giả thực hiện thống kê mô tả số lượng, tỷ lệ khách hàng trả nợ tốt và
khách hàng đã được xử lý đã được nợ xấu và một số nhân tố định tính của mô hình

trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016 để đánh giá chung về tình hình trả nợ của
khách hàng tại Công ty Tài chính FE Credit.


5

Mặt khác, tác giả cũng tiến hành thống kê mô tả giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất, độ lệch chuẩn, giá trị trung bình các một số nhân tố trong nhóm đặc điểm nhân
khẩu, đặc điểm khoản vay, năng lực trả nợ của khách hàng, quan hệ tín dụng.
1.6.3 Phương pháp ma trận hệ số tương quan
Tác giả tiến hành phân tích ma trận hệ số tương quan nhằm xác định các mối
quan hệ của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Căn cứ vào ma trận tương quan nhằm
kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
1.6.4 Phương pháp ước lượng
Để đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính FE Credit, tác giả sử dụng
phương pháp hồi quy Binary Logistic để ước lượng mô hình nghiên cứu với biến
phụ thuộc là khả năng trả nợ của khách hàng (trả được nợ hay không).
1.7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
So với các nghiên cứu trước đây, đề tài nghiên cứu của tác giả có những
đóng góp mới như sau:
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu trước đây đa số nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng và phải
có tài sản đảm bảo. Riêng lĩnh vực cho vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính
có một số đặc điểm đặc thù khác với Ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay tác giả chưa
tìm thấy đề tài nào ở Việt Nam tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ của khách hàng tại Công ty Tài chính. Do vậy nghiên cứu này sẽ bổ
sung trên phương diện lý luận về phương pháp đánh giá khách hàng cá nhân phù
hợp với các đặc thù trong hoạt động của Công ty Tài chính.
Thứ hai, hiện nay tại Công ty Tài chính FE Credit chưa có một chuẩn mực

hoặc quy định nào cụ thể trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để hỗ
trợ cho việc quyết định cho vay của thẩm định viên. Hầu hết đều chủ yếu dựa các
tính toán ước lượng và đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của thẩm định
viên. Do đó, việc đánh giá khách hàng chưa được cụ thể và chuẩn xác. Nghiên cứu
này sẽ có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với Công ty Tài chính FE Credit: Giúp nhà
quản trị xây dựng được công cụ và chính sách đánh giá khách hàng hiệu quả, từ đó
tạo điều kiện để các thẩm định viên đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và
chính xác, giảm thiểu rủi ro cho Công ty.


6

1.8 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu có kết cấu 5 chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương này trình bày
tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và bố cục luận văn.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan. Nội
dung chương nêu lên tổng quan các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về
sự tác động của các nhân tố có liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng cá
nhân.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu. Nội dung chính của
chương là trình bày mô hình nghiên cứu, phân tích và giải thích các biến số trong
mô hình và dữ liệu nghiên cứu, thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Tác giả thực hiện chạy mô hình
hồi quy và phân tích kết quả.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này trình bày các kết luận rút
ra từ quá trình phân tích, đưa ra các kiến nghị, đồng thời nêu lên các hạn chế của đề
tài trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.



7

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN.
Chương 2 sẽ giới thiệu khung lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng
tín chấp của Công ty Tài chính đối với khách hàng cá nhân cũng như khả năng hoàn
trả nợ vay của khách hàng. Chương này tập trung vào hai nội dung chính: Nội dung
thứ nhất trình bày một số khái niệm, quan điểm, cơ sở lý thuyết về Công ty tài
chính, hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính. Nội dung thứ
hai, tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm của một số tác giả trong và ngoài nước
về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng tín
chấp tại Công ty Tài chính. Hai nội dung này là nền tảng lý luận và là cơ sở xây
dựng mô hình cho nghiên cứu.
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH
2.1.1 Công ty Tài chính
2.1.1.1 Khái niệm Công ty Tài chính
Tác giả Frederic S. Mishkin cho rằng: “Công ty Tài chính được hiểu là một tổ
chức kinh doanh tiền tệ, một tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Các công ty này huy
động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu và dùng tiền thu
được để cho vay. Các khoản cho vay của Công ty Tài chính thường đáp ứng nhu
cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng nhỏ vì thường là các món tiền nhỏ”.
Theo Nghị định số 79/2002/NĐ-CP, Công ty Tài chính là loại hình TCTD
phi Ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn
khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực
hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch
vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm”.
2.1.1.2 Đặc điểm của Công ty Tài chính
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD (2010), được thể

hiện rõ trong Chương IV- Mục 3, một số hoat động cho vay của Công ty Tài chính
bao gồm: Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh Ngân
hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín
dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.


8

Có thể rút ra một số điểm khác biệt giữa Công ty Tài chính và Ngân hàng, từ
đó thể hiện đặc trưng trong hoạt động của Công ty Tài chính như sau:
Thứ nhất, Công ty Tài chính không được nhận tiền gửi của các chủ thể trong
nền kinh tế bằng hình thức mở tài khoản với thời hạn dưới 1 năm. Thông thường,
các Công ty Tài chính sẽ huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu dài hạn, tín
phiếu. Tuy nhiên, hiện nay đa số các Công ty Tài chính ở Việt Nam sử dụng vốn tự
có để cho vay và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cho vay cá nhân tiêu dùng tín
chấp.
Thứ hai, Công ty Tài chính không được sử dụng vốn vay từ các tổ chức kinh
tế, cá nhân…trong nền kinh tế để làm phương tiện thanh toán. Ngoài ra, Công ty
Tài chính không được phép cung cấp các các dịch vụ thanh toán qua tài khoản và
tiền mặt cho các chủ thể trong nền kinh tế.
Thứ ba, Chính phủ chỉ kiểm soát và giới hạn số tiền tối đa, kỳ hạn của các
khoản vay mà các Công ty Tài chính có thể cho các cá nhân vay, nhưng không hạn
chế về số lượng chi nhánh, tài sản có mà các công ty này nắm giữ và cách thu nhận
vốn như thế nào. Việc không có các hạn chế trên giúp các Công ty Tài chính hoạt
động linh hoạt trong các hình thức cho vay, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách
hàng hơn là các tổ chức Ngân hàng.
Qua các định nghĩa về Công ty Tài chính ta có thể thấy rằng, nguồn vốn sử
dụng cho hoạt động tín dụng của Công ty Tài chính là điểm khác biệt lớn nhất so
với cách thức huy động vốn từ các chủ thể trên nền kinh tế của các Ngân hàng.

2.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính
2.1.2.1 Đặc trưng của cho vay tiêu dùng
Điều 1-Thông tư 43/2016/TT-NHNN (2016) có nêu rõ: “Cho vay tiêu dùng là
việc Công ty Tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng
của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối
với một khách hàng tại Công ty Tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng
(một trăm triệu đồng).
Nhu cầu mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ bao gồm: mua phương tiện đi lại,
trang thiết bị, đồ dùng gia đình; Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể
dục, thể thao; Sửa chữa nhà ở”.


9

Có thể hiểu cho vay tiêu dùng là một mối quan hệ về kinh tế trong đó TCTD
chuyển cho người vay một lượng giá trị với những điều kiện đã thỏa thuận nhằm tài
trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng là cá nhân hoặc hộ gia đình, giúp
những người này chi trả những nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ hoặc
những chi tiêu về giáo dục, y tế, du lịch trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều
kiện để chọ có thể hưởng mức sống cao hơn.
Cho vay tiêu dùng được hình thành từ những nhu cầu thực tế phát sinh trong
nền kinh tế, nó có những đặc điểm khác với tín dụng Ngân hàng như:
Một là, cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu tiêu dùng của cá
nhân, hộ gia đình, không nhằm mục đích đầu tư, sản xuất kinh doanh. Các định
nghĩa về cho vay tiêu dùng cũng nêu rõ các mục đích cho vay để các cá nhân, hộ gia
đình thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu tiêu dùng của mình. Cho vay tiêu dùng không tài
trợ cho các hoạt động đầu tư hoặc sản xuất kinh doanh, do đó việc chi trả khoản vay
sẽ không chịu ảnh hưởng của kết quả kinh doanh mà dựa vào thu nhập của khách
hàng. Khoản vay này giúp các khách hàng vay tiêu dùng có thể chi tiêu trước cho

nhu cầu tiêu dùng của mình và sẽ chi trả sau bằng thu nhập hàng tháng.
Hai là, giá trị mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn. Các hoạt
động vay vốn tiêu dùng của khách hàng hầu hết là những khoản vay nhỏ do tính
chất và đặc điểm của cho vay tiêu dùng là phục vụ nhu cầu của các cá nhân, hộ gia
đình và các mặt hàng đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng thường có giá trị nhỏ. Song
đối tượng của loại hình cho vay này khá rộng và đa dạng vì mọi tầng lớp dân cư
trong xã hội có nhu cầu đều có thể vay vốn và nhu cầu chi tiêu tiêu dùng trong dân
cư cũng ngày càng tăng do người dân ngày càng muốn nâng cao chất lượng cuộc
sống của mình.
Ba là, chi phí cho các khoản cho vay tiêu dùng khá lớn. Để thực hiện bất cứ
một khoản cho vay nào, các TCTD đều phải tiến hành đầy đủ quy trình cho vay như
tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt, giải ngân, thu hồi nợ, chi phí quản lý…Đối
với mỗi khách hàng, các TCTD đều phải thực hiện đủ trình tự, thêm vào đó số
lượng khoản vay nhiều, nhưng giá trị mỗi khoản vay nhỏ dẫn đến chi phí cho hoạt
động tín dụng tiêu dùng sẽ rất cao.


10

Bốn là, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao và cố định. Do các khoản vay
tiêu dùng thường là các khoản cho vay trả góp nên lãi suất thường được xác định
trước, sau đó tính ra số tiền phải trả cố định đều hàng tháng nên khi vay tiêu dùng
các khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất vì họ thường quan tâm tới số tiền
phải trả hàng tháng hơn là lãi suất. Quy mô các khoản vay tiêu dùng thường nhỏ
nên chi phí quản lý và hoạt động sẽ cao do TCTD cũng phải thực hiện đầy đủ quy
trình như các khoản vay khác. Hơn nữa, hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp tiềm
ẩn độ rủi ro rất cao vì khách hàng không có tài sản đảm bảo cho khoản vay, nên lãi
suất của các khoản vay này tương đối cao hơn so với các khoản vay có thế chấp tài
sản.
Năm là, cho vay tiêu dùng là một trong các khoản mục có mức sinh lời cao.

Khả năng sinh lời của khoản vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố mang
vai trò chủ đạo là lãi suất. Khả năng sinh lời và rủi ro có mối quan hệ rất chặt chẽ
với nhau, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận kỳ vọng càng cao. Thực tế cho thấy, các
Công ty Tài chính ngày càng nhiều, các Ngân hàng cũng đã và đang thành lập các
Công ty Tài chính của mình để tham gia vào thị trường cho vay tiêu dùng đã cho
thấy được tiềm năng của hoạt động cho vay này là rất lớn.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu vay vốn tiêu dùng của các cá nhân, các TCTD
cần phải xây dựng chính sách sản phẩm đa dạng, phong phú cũng như mở rộng quy
mô hoạt động nhằm phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Hoạt động này
đem lại lợi nhuận rất cao cho các TCTD nhưng đồng thời phát sinh nhiều rủi ro tín
dụng kèm theo. Vì vậy, các TCTD thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng tín chấp
phải có những hoạt động nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là việc đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng.
2.1.2.2 Cho vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính
Có nhiều định nghĩa về hoạt động cho vay tín chấp, nhưng nội dung chủ yếu
đều có thể tóm gọn như trong tài liệu Hướng dẫn cho vay tiêu dùng tín chấp số 032016/HD/LHNB tại Công ty Tài chính FE Credit (2016): “Cho vay tín chấp là hoạt
động cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định, trong một thời gian nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, được đảm bảo bằng uy tín,
không cần có tài sản thế chấp”.


11

Hoạt động cho vay tín chấp thường mang lại nhiều rủi ro hơn so với các hoạt
động cho vay có tài sản đảm bảo do nguồn trả nợ chủ yếu dựa vào thu nhập từ quá
trình làm việc, kinh nghiệm, năng lực và sức khỏe của khách hàng, nếu người đi vay
bị bệnh, chết hoặc mất việc, khả năng thu hồi lại vốn của TCTD là rất khó. Đặc biệt,
các khoản cho vay tiêu dùng của Công ty Tài chính hầu hết là các khoản cho vay tín
chấp, không có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào chứng minh tài chính dựa trên cơ sở

thu nhập hàng tháng của khách hàng nên độ rủi ro càng tăng lên. Tuy nhiên, nếu
kiểm soát rủi ro tốt thì hoạt động này đem lại lợi nhuận rất cao cho các TCTD.
Về căn bản, cho vay tiêu dùng tín chấp của Công ty Tài chính có một số đặc
trưng như sau:
Thứ nhất, thủ tục vay vốn của Công ty Tài chính rất đơn giản, nhanh chóng,
chỉ cần có chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Giấy tờ chứng minh công việc (Hợp
đồng lao động, Giấy xác nhận công tác…); Giấy tờ chứng minh thu nhập (Sao kê
lương, Giấy xác nhận lương…) là có thể được xem xét cho vay và không cần phải
có tài sản thế chấp. Thủ tục vay tiêu dùng tại các Ngân hàng thương mại lại đòi hỏi
nhiều hơn như phải chứng minh được khả năng trả nợ, các khoản vay lớn phải có tài
sản thế chấp.
Thứ hai, điều kiện cho vay tiêu dùng tín chấp tại Công ty Tài chính không
yêu cầu có tài sản đảm bảo nên đối tượng khách hàng của các Công ty Tài chính
cũng rộng và đa dạng hơn so với các Ngân hàng.
Thứ ba, các Ngân hàng thường cho vay các khoản lớn, trong khi các Công ty
Tài chính chỉ cho vay các khoản vay nhỏ, đa dạng từ mức vài triệu đến vài chục
triệu, phù hợp với những cá nhân có nhu cầu vay vốn tiêu dùng để mua những vật
dụng có giá trị nhỏ cho cá nhân và hộ gia đình như điện thoại, tủ lạnh, máy giặt...
đến những sản phẩm lớn khác như ô tô, xe máy. Tuy nhiên, các Ngân hàng chỉ
thường cho vay các khoản lớn hơn như cho vay nhà thế chấp, sửa chữa nhà, mua ô
tô...
Thứ tư, lãi suất cho vay tiêu dùng của các Công ty Tài chính thường cao hơn
so với lãi suất cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại. Nguyên nhân chủ
yếu là do chi phí nguồn vốn cho vay của các Công ty Tài chính cao hơn của Ngân
hàng vì họ không được phép huy động vốn từ dân cư; Chi phí rủi ro của Công ty Tài
chính cũng cao hơn do không có tài sản thế chấp; Các khoản vay tại Công ty tài


12


chính thường là các khoản vay nhỏ, kỳ hạn ngắn dẫn đến chi phí hoạt động như chi
phí quản lý, thẩm định, thu hồi nợ cũng cao hơn.
Nói tóm lại, hoạt động cho vay của Công ty Tài chính đa dạng, phong phú về
đối tượng khách hàng, thủ tục vay vốn dễ dàng, phù hợp với các cá nhân có nhu cầu
vay các khoản vay nhỏ để tiêu dùng. Tuy nhiên, lãi suất vay sẽ cao hơn Ngân hàng
và hoạt động cho vay của Công ty Tài chính sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn do
không có tài sản đảm bảo.
2.1.2.3. Rủi ro trong cho vay tiêu dùng tín chấp
Theo tài liệu Hướng dẫn cho vay tiêu dùng tín chấp số 03-2016/HD/LHNB
tại Công ty Tài chính FE Credit (2016): “Một khoản vay chỉ được gọi là xong khi
khách hàng tất toán khoản vay (trả hết cả nợ gốc lẫn lãi), khi đó mới xác nhận một
quy trình tín dụng hoàn thành”.
Trong bất kì hình thức cho vay nào, rủi ro lớn nhất vẫn luôn là vấn đề thanh
toán nợ. Theo Hồ Diệu (2001) hai yếu tố quyết định rủi ro trong cho vay là: “Khả
năng trả nợ và/ hoặc thiện chí trả nợ không được hình thành đầy đủ. Trong hai yếu
tố này, thiện chí trả nợ là một yếu tố vô hình không thể cân đo đong đếm được”.
Alex White (2008), “Khả năng trả nợ vay của khách hàng là khả năng tạo ra đủ
thu nhập trong suốt thời gian vay để đảm bảo cho các khoản hoàn trả theo định kỳ”.
Khi vay vốn khách hàng có nghĩa vụ phải chứng mình được năng lực tài chính
của mình, tức là chứng minh được khả năng trả nợ, đảm bảo sẽ hoàn trả được tiền
gốc và lãi cho TCTD trong tương lai theo cam kết đã thỏa thuận. TCTD sẽ đánh giá
khả năng trả nợ thông qua các nguồn thông tin và các giấy tờ chứng minh thu nhập
khách hàng đã cung cấp. Khả năng trả nợ sẽ được đánh giá bởi 2 khả năng: khách
hàng trả được nợ hoặc không trả được nợ và được đo lường bằng xác suất khách
hàng trả được nợ cho TCTD.
Như vậy có thể thấy rủi ro trong cho vay tín chấp là yếu tố tiềm ẩn và được
biểu hiện thông qua việc khách hàng không trả đúng hẹn và đủ số tiền vay. Nguyên
nhân của việc khách hàng chậm trễ hoặc không trả đủ xuất phát từ nhiều yếu tố: Trả
góp hằng tháng có thể chậm vài ngày bởi đôi lúc khách hàng không tránh được việc
quên hoặc có việc đột xuất không đi nộp tiền được, công ty khách hàng làm việc trả

lương chậm trễ cũng là một trong những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng
việc trả nợ trễ của khách hàng. Ngoài ra cũng có những trường hợp rủi ro khác như:


13

Khách hàng bị mất tích, tử vong, tai nạn… Những trường hợp này là rủi ro không
mong muốn từ cả hai phía.
Đối với hình thức vay thế chấp, bên cho vay có thể xử lý tài sản sản đảm bảo
của khách hàng cho khoản vay theo pháp luật. Nhưng đối với vay tín chấp, TCTD
cho vay phải sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ khác như đòi nợ qua điện thoại hoặc
đòi nợ tại nhà. Nếu không giải quyết được bằng các nghiệp vụ thu hồi nợ, khi đó
bên cho vay sẽ làm hồ sơ khiếu kiện người vay ra tòa án. Đến lúc này, tình hình sẽ
trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi có sự tham gia của luật pháp.
2.2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Khi xét về khả năng trả nợ vay của khách hàng, các nghiên cứu thực nghiệm
trên thế giới thường xét ở hai phương diện: trả nợ đúng hạn (Antwi và ctg, 2012)
hoặc trả được nợ (Maharjan và ctg, 1983).
Tính chất của hoạt động tín dụng tiêu dùng tín chấp của Công ty Tài chính là
cho vay trả góp, khách hàng thông thường là người làm công ăn lương nên việc
công ty của khách hàng trả lương chậm trễ cũng làm ảnh hưởng đến việc trả nợ
đúng hạn của khách hàng hàng tháng, việc này xảy ra khá thường xuyên nên trong
nghiên cứu này, khả năng trả nợ vay sẽ được đánh giá bằng việc khách hàng trả
được nợ cho TCTD mà không xét đến việc trả nợ trễ của khách hàng.
Khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân, tác giả Chapman (1990) đã phân
loại những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cá nhân bao gồm: Đặc điểm nhân khẩu
học, đặc điểm thu nhập, đặc điểm học vấn, đặc điểm khoản vay, đặc điểm nghề
nghiệp. Tác giả Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimier (2006) thêm vào vấn
đề “Quan hệ tín dụng” trong nghiên cứu để đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng.

Tổng hợp các nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng cá nhân cho thấy, rủi ro cá
nhân chịu sự tác động bởi rất nhiều các yếu tố nhưng có thể phân thành các nhóm
chính sau: Đặc điểm nhân khẩu học; Năng lực của người vay; Đặc điểm của khoản
vay; Quan hệ tín dụng.
Tất cả dữ liệu của các yếu tố kể trên là những thông tin bắt buộc khách hàng
phải cung cấp đầy đủ trong hồ sơ vay vốn, đồng thời được kiểm tra lại trong quá
trình thẩm định. Do đó, tác giả tiến thành thu thập dữ liệu từ hồ sơ vay vốn của
khách hàng và từ báo cáo thẩm định.


14

2.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Các yếu tố thuộc về “Đặc điểm nhân khẩu học” thường được các nghiên cứu
trước sử dụng như: Độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân.
Theo kết quả của một số nghiên cứu trước, xét ở góc độ giới tính thì nữ giới
thì khả năng trả nợ của họ sẽ cao hơn nam giới vì bản chất của người nữ giới
thường cẩn trọng và ít phạm tội hơn nam giới. Nghiên cứu thực nghiệm của
Chapman (1990), Weber và Musshoff (2012) cũng đã minh chứng cho lý thuyết nữ
giới ít tạo ra rủi ro tín dụng hơn nam giới.
Độ tuổi là một yếu tố rất quan trọng và thường xuyên được xem xét trong mô
hình nghiên cứu thực nghiệm về khả năng trả nợ của khách hàng. Orebiyi (2002)
kết luận rằng biến tuổi tác lại có tác động ngược chiều với khả năng trả nợ.
Oladeebo and Oladeebo (2008) cũng cho kết quả rằng biến tuổi có tác động tiêu cực
đến khả năng trả nợ của những người nông dân hợp tác xã nhỏ ở Yewa North Local,
Nigeria, tác giả lý luận rằng những người nông dân trẻ sẽ năng động và sẽ tiếp thu
các đổi mới trong sản xuất nông nghiệp hơn những người lớn tuổi, do đó thu nhập
của họ cũng sẽ tăng lên đáng kể và khả năng trả nợ của họ cũng sẽ cao hơn những
người lớn tuổi.
Về mặt lý thuyết, những người có gia đình sẽ thận trọng và hành động chín

chắn hơn so với những người chưa lập gia đình, do đó những người đã kết hôn sẽ có
khả năng trả nợ cao hơn. Nwosu và ctg (2014) trong quá trình nghiên cứu khả năng
trả nợ của những người nông dân chăn nuôi ở Nigeria, các tác giả đã kết luận rằng
những người đã kết hôn được coi là có sự ổn định, có trách nhiệm hơn, do đó họ
được đánh giá là có khả năng trả nợ cao hơn những người chưa kết hôn. Ngoài ra,
Afolabi (2010) trong nghiên cứu phân tích việc trả nợ của các nông hộ nhỏ ở Oyo
State, Nigeria, tác giả đã nhận định rằng những người đã kết hôn thì năng suất sản
xuất của hộ cũng sẽ cao hơn, từ đó dẫn đến thu nhập cao hơn do đó khả năng trả nợ
của họ cũng cao hơn những người độc thân.
2.2.2 Năng lực của khách hàng
Các yếu tố thuộc về “Năng lực khách hàng” bao gồm: Nghề nghiệp, thời
gian làm việc, thu nhập, tình trạng nhà ở.
Nghề nghiệp và thời gian làm việc là hai yếu tố được các nghiên cứu thực
nghiệm trước đánh giá là một yếu tố có sự ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của


15

khách hàng. Đối với biến số nghề nghiệp, thông thường các nghiên cứu trước
thường chỉ tập trung vào một số nghề nghiệp thường xuyên gặp phải trong khía
cạnh nghiên cứu của đề tài. Biến số kinh nghiệm thường được xem xét nhiều hơn,
về mặt lý thuyết những người có nghề nghiệp ổn định, có vị trí xã hội hoặc có tay
nghề, kinh nghiệm lâu năm thông thường sẽ có mức thu nhập tốt và khả năng trả nợ
của họ cũng sẽ cao hơn những người làm có ít trình độ và kinh nghiệm. Nghiên cứu
của Chapman (1990) cho kết quả rằng những người làm công việc đòi hỏi kiến thức
cao hoặc nghề nghiệp có tính ổn định có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn những
người công nhân không lành nghề. Nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009),
C.A. Wongnaa và D. Awunyo-Vitor (2013) cũng cho thấy kết quả rằng những
người nông dân có kinh nghiệm lâu năm sẽ có khả năng trả nợ cao hơn những người
có ít kinh nghiệm. Ở khía cạnh khác, Accquah và Addo (2011) lại không tìm thấy ý

nghĩa thống kê của biến kinh nghiệm khi nghiên cứu khả năng trả nợ đúng hạn của
những người dân tại Ghana.
Thu nhập là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng của các TCTD. Đối với các khoản vay tín chấp, đây là
một đặc điểm đáng chú ý nhất do các khoản vay này thường được đảm bảo bằng
nguồn thu nhập của khách hàng trong tương lai. Chapman (1990) đã phân loại
nguồn thu nhập của khách hàng thành ba mức độ khác nhau: cao, trung bình và
thấp. Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng,
Chapman đã kết luận rằng những người có thu nhập cao thường có khả năng trả nợ
cao nhất, những người có thu nhập thấp sẽ có khả năng trả nợ cao hơn những người
có thu nhập trung bình, tác giả lý giải rằng những người có thu nhập thấp sẽ có ý
thức về việc thu nhập của họ rất thấp nên thường sẽ cẩn trọng và tiết kiệm trong
việc sử dụng khoản vay. Kohansal và Mansoori (2009) khi nghiên cứu về khả năng
trả nợ của những người nông dân ở tỉnh Khorasan-Razavi cũng cho rằng những
người có thu nhập cao sẽ có khả năng trả nợ cao hơn những người có thu nhập thấp.
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) cũng đã có những
minh chứng cho giả thuyết trên.
Tình trạng nhà ở là một yếu tố thường ít được đưa vào các nghiên cứu về khả
năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, nếu một khách hàng không phải chi trả một
khoản tiền cho việc thuê mướn nhà ở thông thường sẽ có khả năng trả nợ cao hơn


16

những người hàng tháng phải chi tiêu một phần nguồn thu nhập của mình vào việc
trả tiền thuê nhà. Crook (1992) đã tìm thấy tác động của biến này đến khả năng trả
nợ của khách hàng, tác giả nhận định những người đi vay sống với cha mẹ thường ít
có khả năng bị vỡ nợ hơn những người khác. Kleimeier và Thanh (2006) khi xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng để xây dựng mô hình
chấm điểm tín dụng cho các Ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam cũng đánh giá đây là một

yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay vốn. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu của các tác giả lại không tìm thấy mối liên hệ giữa hai yếu tố này và giải
thích rằng do các đối tượng nghiên cứu của mô hình là các khách hàng có tài sản
đảm bảo là nhà cửa, đất đai, nên biến này sẽ không có ý nghĩa trong mô hình. Tuy
nhiên, ở mô hình nghiên cứu của đề tài này, các đối tượng khách hàng là những
người vay vốn tín chấp, không có tài sản đảm bảo nên yếu tố này được kỳ vọng là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
2.2.3 Đặc điểm khoản vay
Đặc điểm khoản vay bao gồm các yếu tố: Quy mô khoản vay, lãi suất.
Quy mô khoản vay là một yếu tố xuất hiện thường xuyên trong các mô hình
đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng. Nghiên cứu của Zeller (1997) đã tìm
thấy bằng chứng rằng các khoản vay càng lớn có mối tương quan thuận với khả
năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Tác giả giải thích rằng những khoản vay càng
lớn thì việc tạo ra các nguồn thu nhập sẽ dễ dàng hơn các khoản vay nhỏ, những
khoản vay nhỏ thường phục vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc các tình huống khẩn
cấp, còn các khoản vay lớn sẽ thường được dùng để đầu tư để kiếm lợi nhuận.
Maharjan và ctg (1983), Kohansal và Mansoori (2009) cũng đã có những kết luận
ủng hộ cho lý thuyết trên. Chapman (1990) cũng đưa vấn đề này vào khảo sát của
mình và có một kết quả cụ thể hơn, ông kết luận rằng những khoản vay có quy mô
trung bình sẽ có khả năng trả nợ cao nhất, sau đó đến các khoản vay có quy mô lớn
và cuối cùng là các khoản vay có quy mô nhỏ sẽ có rủi ro cao nhất. Mặt khác, trong
nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2010), tác giả lại cho rằng nếu số tiền vay quá
lớn thì người đi vay sẽ không thể hoàn trả nợ vay khi đến hạn, tuy nhiên đối tượng
của nghiên cứu này chủ yếu là hộ nghèo, có thu nhập thấp và không ổn định.
Yếu tố lãi suất được hầu hết các kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm
trước đánh giá rằng có mối quan hệ tương quan ngược chiều với khả năng trả nợ.


17


Điều này là phù hợp về mặt thực tế, các khoản vay có lãi suất cao hơn sẽ làm người
đi vay gánh chịu một khoản chi phí cao hơn và áp lực nặng hơn khi sử dụng các
khoản vay. Do đó, những khoản vay có lãi suất cao thường có khả năng trả nợ thấp
hơn các khoản vay chịu lãi suất thấp. Mohammad Reza Kohansal (2009),
Onyeagocha và ctg (2012) trong nghiên cứu cũng đã đưa ra những bằng chứng ủng
hộ cho giả thuyết này.
2.2.4 Quan hệ tín dụng
Trong nghiên cứu của Đinh Thị Huyền Thanh và Stefanie Kleimier (2006),
hai tác giả nhận định rằng khách hàng đang có nhiều khoản vay tại cùng một thời
điểm sẽ có khả năng trả nợ thấp hơn do thu nhập của khách hàng không đủ để chi
trả cho nhiều khoản vay cùng một lúc. Một người đã từng vay mượn trước đó
nhưng có lịch sử tín dụng không tốt có thể là trả trễ hạn thường xuyên hoặc không
trả nợ sẽ gặp khó khăn khi đi vay các khoản vay mới.
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng từ các nghiên cứu trước
Nhân tố ảnh
Stt

hưởng đến khả

Nghiên cứu

năng trả nợ

1

Giới tính

2

Tuổi


3
4

5

Chapman (1990), Weber và Musshoff
(2012)
Orebiyi (2002), Oladeebo and
Oladeebo (2008)

Tình trạng hôn nhân Nwosu và ctg (2014)
Nghề nghiệp
Kinh nghiệm làm
việc

Chapman (1990)
Kohansal và Mansoori (2009), C.A.
Wongnaa và D. Awunyo-Vitor (2013)

Kết
quả

-

-

+
+


+


×