Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
BẮC KẠN
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Du lịch
Mã số: Thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Triệu Thế Việt

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ, ngoài
sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các
thầy, cô giáo, cán bộ nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất
tới Thầy giáo PGS. TS. Triệu Thế Việt – giảng viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đã ủng hộ, giúp đỡ và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
trong suốt thời gian vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn,
Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Bắc Kạn và bà con các thôn bản tại
Bắc Kạn, chị Lý Thị Mười – chuyên viên Trung tâm Thông tin và Xúc tiến
Du lịch Bắc Kạn, chị Mai – chủ CSKDLT Quỳnh Mai đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ của các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu của tôi.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do sự hạn hẹp về thời gian, điều kiện
nghiên cứu và hạn chế trong năng lực bản thân, nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy,
Cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Học viên
Nguyễn Thị Thảo

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Nguyễn Thị Thảo, học viên cao học khóa 2014 - 2016, Khoa Du lịch học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Khoa
Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội.

Học viên
Nguyễn Thị Thảo

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………….3
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………4
MỤC LỤC……………………………………………………………………5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………….8
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ……………………………………..9
MỞ ĐẦU.......................................................................................10
1.Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 10
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài .......................................... 11
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 14
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................... 15
5.Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 15
6.Đóng góp của luận văn ................................................................................. 17
7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 17
Chƣơng 1......................................................................................17
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH……..18
1.1.Tài nguyên du lịch .................................................................................... 18
1.2. Sản phẩm du lịch ...................................................................................... 19
1.3.Thị trường du lịch...................................................................................... 19
1.4.Nhân lực trong du lịch ............................................................................... 20
1.5.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .................................................................. 20
1.6.Tổ chức quản lý du lịch ............................................................................. 21
1.7.Quan niệm về bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch ............. 22
Tiểu kết chương 1…………...……………………………………………… 23

Chƣơng 2......................................................................................24

5


TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC
KẠN…….. .............................................................................................................. 24
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch……………………………………...……..25
2.1.1. Sơ lược về tỉnh Bắc Kạn……...……………………………………….25
2.1.2. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………….29
2.1.3. Điều kiện lịch sử xã hội………………………………………………32
2.1.4. Tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn……….……………………………..39
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn……………………………47
2.2.1.Thị trường khách du lịch tỉnh Bắc Kạn .................................................. 47
2.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tỉnh Bắc Kạn ........................................ 56
2.2. 3.Các sản phẩm du lịch của tỉnh Bắc Kạn................................................ 60
2.2.4.Các tuyến điểm du lịch tiêu biểu ............................................................ 73
2.2.5.Nhân lực trong du lịch............................................................................ 78
2.2.6.Tuyên truyền quảng bá du lịch tỉnh Bắc Kạn ........................................ 79
2.2.7.Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch tỉnh Bắc
Kạn........ .......................................................................................................... 85
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 87
Chƣơng 3......................................................................................88
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC KẠN……………………………………..88
3.1.Căn cứ đề xuất ........................................................................................... 88
3.1.1.Cơ sở pháp lý, chủ trương chính sách của nhà nước ............................. 88
3.1.2.Định hướng phát triển du lịch của tỉnh .................................................. 89
3.1.3.Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch
tỉnh Bắc Kạn..... ............................................................................................... 91

3.1.4.Xu hướng nhu cầu của khách đến du lịch vùng Trung du và Miền núi
Bắc Bộ............... .............................................................................................. 97

6


3.2.Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Bắc Kạn trong thời gian
tới..................................................................................................................... 99
3.2.1.Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ........................................... 99
3.2.2.Giải pháp phát triển nhân lực ............................................................... 102
3.2.3.Giải pháp về phát triển thị trường du lịch ............................................ 104
3.2.4.Xây dựng các tuyến điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn ............. 105
3.2.5.Giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động du lịch ...................................... 109
3.2.6.Giải pháp xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Bắc Kạn ............. 110
3.2.7.Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch .............. 111
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 113
KẾT LUẬN……………………………………………………………….114
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….117
PHỤ LỤC………………………………………………………………….121

7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATK

:An toàn khu

ASEAN


:Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

BOT

:Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao
(Build – Operate-Transfer)

CSKDLT

:Cơ sở kinh doanh lưu trú

CSVCKTDL

:Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

CSHT

:Cơ sở hạ tầng

GDP

:Tổng sản phẩm nội địa
(Gross domestic product)

UNESSCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization)

UBND

:Ủy ban nhân dân

VAT

:Thuế giá trị gia tăng
(Value Added Tax)

VHTTDL

:Văn hóa, Thể thao và Du lịch

WHO

:Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)

8


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mục đích của khách du lịch đến Bắc Kạn.................................48
Bảng 2.1: Tình hình phát triển về mặt doanh thu, và nguồn khách của ngành
Du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2016.........................................................50
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến một số tỉnh Việt Bắc..............................52
Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về loại hình cơ sở lưu trú của khách du lịch đến Bắc
Kạn..................................................................................................................55

Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2016........................56
Bảng 2.4: Doanh thu từ du lịch phân theo loại hình kinh tế............................56
Bảng 2.5: Tình hình phát triển các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2016......................................................................58

9


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, những vấn đề về hoạt động du lịch, nghiên cứu phát triển du
lịch đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước. Chính phủ
đã ra quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Năm 2017, Nghị quyết số 08 –
NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở đó
các tỉnh, thành phố cũng xây dựng các đề án quy hoạch phát triển du lịch của
tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của việc phát triển
các hoạt động du lịch góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của cả nước
cũng như các địa phương.
Bắc Kạn là một tỉnh nằm trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc,
được thiên nhiên ưu đãi cho có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với
nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú cùng với nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn trong đó nổi bật lên là di tích quốc gia đặc biệt
- Khu du lịch Ba Bể. Nơi đây cũng chứa đựng những tài nguyên về du lịch
văn hóa như: những chứng tích văn hóa, những tín ngưỡng, phong tục tập
quán, lễ hội truyền thống được lưu truyền từ ngàn đời. Chính những yếu tố
trên đã đem lại lợi thế trong việc phát triển kinh tế - xã hội và du lịch ở Bắc
Kạn.
Tuy nhiên, cho đến nay sự phát triển của du lịch Bắc Kạn còn trong giai
đoạn sơ khai, bộc lộ nhiều yếu kém đặc biệt chưa phát huy được thế mạnh

tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Vấn đề đặt ra là làm sao cho sản
phẩm du lịch của tỉnh thực sự phong phú, đa dạng và tạo ra được sự khác biệt,
xác định ưu tiên loại hình du lịch nào đang là bài toán khó đặt ra cho các cấp
quản lý, các nhà hoạch định chiến lược.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên
cứu về du lịch Bắc Kạn, chủ yếu ở các điểm du lịch mà chưa có một nghiên

10


cứu tổng thể nào về du lịch Bắc Kạn nói chung ngoài “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Đứng ở
phương diện nghiên cứu còn thiếu nghiên cứu tổng hợp về phát triển du lịch
Bắc Kạn.
Trước thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du
lịch tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp với các lý do sau:
- Thứ nhất, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu tổng hợp về du lịch Bắc Kạn.
- Thứ hai, hoạt động du lịch của Bắc Kạn còn nhiều yếu kém chưa phát
huy được thế mạnh về tài nguyên.
- Thứ ba, mặc dù được xác định là một ngành kinh tế quan trọng nhưng
các cấp quản lý, chính quyền và người dân địa phương chưa thực sự nhận
thức đúng và đầy đủ về vai trò của du lịch trong việc thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội.
Luận văn sẽ đánh giá tiềm năng thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm góp
phần đẩy mạnh sự phát triển của du lịch tỉnh Bắc Kạn, đưa ngành Du lịch
thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh trong
những năm tới đây.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Ngày nay du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng trên thế
giới do đó, nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Có rất
nhiều tài liệu, công trình đã công bố, nghiên cứu chung về phát triển du lịch ở
Việt Nam và trên thế giới, có thể kể tên như:
Robert Lanqua (1993) trong cuốn Kinh tế du lịch, đã đưa ra khái niệm
và những tác động của ngành Du lịch đối với nền kinh tế. Theo đó du lịch là
một ngành công nghiệp và có tác động đến nền kinh tế thông qua các hoạt
động đầu tư, sản xuất, tiêu dùng. [45]

11


Philip Kotler, John Bowen, James Makens (2003) đã nghiên cứu, ứng
dụng những lí thuyết về du lịch để biên soạn cuốn Marketing for hospitality
and tourist (Marketing cho khách sạn và du lịch). Cuốn sách cung cấp những
bài hội thoại, những ví dụ về marketing, lòng hiếu khách trong hoạt động du
lịch, cách trả lời điện thoại, giữ khách hàng, giải quyết những vấn đề khác
nhau trong việc làm hài lòng khách hàng. [44]
Cũng nghiên cứu về du lịch tác giả Wiliam Theobald trong cuốn Global
Tourism – The next decade đã rút ra hệ thống lý thuyết, khái niệm, cách thức
phân loại du lịch cũng như cách định hướng chiến lược và kế hoạch trong
phát triển du lịch thông qua việc phân tích những tác động tích cực và tiêu
cực của du lịch đến mọi mặt của đời sống. [50]
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngày nay, du lịch là một hiện tượng chi phối rất mạnh mẽ nền kinh tế
của nhân loại, chỉ tính riêng ở Đông Nam Á đã tạo ra 10% tổng sản phẩm xã
hội và 9% GDP của khu vực [11, tr. 2]. Bởi vậy việc nghiên cứu các vấn đề
về du lịch Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Trong cuốn giáo trình Marketing du lịch (2008), PGS. TS. Nguyễn Văn
Mạnh và TS. Nguyễn Đình Hòa đồng chủ biên, đã đưa ra được những kiến

thức cơ bản về marketing và việc áp dụng lí thuyết về marketing vào ngành
Du lịch ở Việt Nam. GS. TS. Nguyễn Văn Đính và PGS. TS. Trần Thị Minh
Hòa, trong giáo trình Kinh tế du lịch, đã hệ thống hóa những lý luận chung về
phát triển du lịch, ý nghĩa kinh tế, xã hội của du lịch; đồng thời cũng đề cập
đến các vấn đề về quản lý quy hoạch tổ chức du lịch Việt Nam và thế giới.
[11]
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (2013), nước ta
được chia thành bảy vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng
vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và
một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du

12


lịch cho các vùng và cả nước. Theo đó, vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ có
14 tỉnh, thành phố tập trung khai thác các loại hình du lịch về nguồn, tham
quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá…Quy
hoạch là cơ sở định hướng để triển khai chỉ đạo quản lí các hoạt động của
ngành Du lịch trên phạm vi cả nước. [38]
Tại Bắc Kạn, có Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc
Kạn thời kì đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Quy hoạch chỉ ra quan điểm phát
triển; mục tiêu phát triển, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực;
phương hướng tổ chức, phát triển kinh tế xã hội theo lãnh thổ và các giải pháp
chủ yếu để thực hiện quy hoạch. Quy hoạch chỉ rõ mục tiêu của ngành Du
lịch tỉnh trong thời gian tới là: Phấn đấu lượng khách du lịch (cả trong nước
và quốc tế) hằng năm tăng từ 25 - 28%, doanh thu tăng từ 30 - 35%. Đa dạng
các sản phẩm du lịch, tạo được thượng hiệu cho các sản phẩm du lịch sinh
thái, lịch sử - văn hoá, lễ hội của Bắc Kạn. Cụ thể: Phát triển mạnh các tour
du lịch, gắn phát triển du lịch của Bắc Kạn với du lịch của Hà Nội và Vùng
trung du và miền núi Bắc bộ; Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo động

lực thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào
các lĩnh vực như: khách sạn, nhà hàng; Phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí,
mở thêm các tour du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú
của du khách; Tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hoá
trong khu du lịch và trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ cho du khách thăm quan
du lịch và giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau này; Nâng cao
chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ của các khách sạn, nhà nghỉ và các
khu du lịch để đáp ứng được nhu cầu ăn, nghỉ, vui chơi của khách du lịch
(nhất là khu du lịch Ba Bể); Khuyến khích các thành phần kinh tế mở thêm
các khu du lịch mới; Tổ chức lại công tác quản lý nhà nước và công tác phối
hợp trong quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu vực huyện
Ba Bể và trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch là cơ sở định hướng phát triển kinh tế -

13


xã hội của tỉnh Bắc Kạn nói chung và ngành Du lịch tỉnh Bắc Kạn nói riêng
[40].
Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu khác về đề tài này như
luận án tiến sĩ của tác giả Hoàng Việt Anh (2011) “Nghiên cứu sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 – 2011”. Luận án chỉ ra sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cần dựa trên những lợi thế cơ bản đó là:
có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, có nguồn tài nguyên tổng hợp để
phát triển nông - lâm - nghiệp và công nghiệp chế biến hỗ trợ cho nhau tạo ra
nguồn sản phẩm hàng hóa phong phú. Phát triển du lịch với cảnh quan sinh
thái, có nguồn lao động trẻ, có sức khỏe, cần cù và sáng tạo. Tuy không
nghiên cứu trực tiếp tới vấn đề phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn nhưng luận án
đã giúp cho Tác giả có được những nhận định tổng quan hơn về tình hình phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh mà trong đó có sự phát triển của ngành du lịch, là
những thông tin tham khảo bổ ích trong quá trình thực hiện luận văn.

Ngoài ra năm 2016, Bắc Kạn đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Qua đó đưa ra
định hướng và các giải pháp cụ thể với mục tiêu đưa du lịch Bắc Kạn trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Có thể thấy ngoài Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du
và Miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030 trong đó có Bắc Kạn và
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 tầm nhìn
đến năm 2030 thì chưa có công trình nào mang tính tổng hợp nghiên cứu về
du lịch Bắc Kạn điều này gây trở ngại lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh.
Vì vậy, việc có một đề tài riêng nghiên cứu về vấn đề này là cấp bách và thiết
thực.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

14


Đánh giá hiện trạng phát triển, những mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội,
thách thức trong sự phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở đó đề xuất
những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh du lịch tỉnh Bắc Kạn phát
triển, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của du lịch tỉnh Bắc Kạn trong vùng
Trung du và Miền núi Bắc Bộ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi, nhằm đóng góp cho sự
phát triển du lịch nhanh và bền vững của tỉnh Bắc Kạn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về nội dung phát triển du lịch

gồm: Phát triển sản phẩm và xác định thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cho
phát triển du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, cơ chế chính
sách, các quy định trong luật về nội dung phát triển du lịch, các hoạt động
phát triển du lịch trong luật du lịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vị địa bàn hành chính tỉnh Bắc Kạn.
Thời gian: Tập trung nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho nhau để làm rõ các vấn đề liên quan.
- Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp
cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu, điều tra bổ sung hoặc
kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh
giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Để có được những nhận định khách quan,
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trong quá trình đi thực tế. Các đối tượng được

15


phỏng vấn là cán bộ quản lí, cán bộ địa phương, những người trực tiếp kinh
doanh du lịch tại Bắc Kạn và địa bàn khác để tổng hợp, so sánh ý kiến về thực
trạng phát triển du lịch của tỉnh; đồng thời tiến hành phỏng vấn một số người
dân và du khách.
Tác giả luận vănđã tiến hành đi thực tế 2 đợt: Đợt 1: Từ 08/01/2016 12/01/2016 địa điểm đi thực tế gồm khu vực trung tâm thành phố Bắc Kạn,
các huyện Nam Sơn, Nam Mẫu... Các địa điểm được lựa chọn là nơi tập trung
các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bắc Kạn. Đợt 2: Ngày 24/04/2016 địa
điểm đi thực tế tại Hà Nội.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được dùng để xử lí các nguồn tư
liệu, sách báo, tạp chí, nghiên cứu khoa học đã thu thập. Bằng các số liệu thu
thập được Tác giả tiến hành xử lí số liệu hệ thống hóa vào các bảng, biểu đồ

nhằm làm rõ thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Vì điều kiện thời gian và cách
trở về khoảng cách địa lý nên tác giả luận văn chỉ phát được 250 phiếu cho
khách du lịch và 50 phiếu cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Số phiếu
cho du khách nhiều hơn vì mục đích chính của khảo sát là để nghiên cứu phát
triển du lịch của tỉnh góp phần thu hút khách du lịch đến với địa phương.
- Phương pháp phân tích Swot: SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và
Threats (nguy cơ). Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT)
là phương pháp phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng
của một công ty hay của một đề án kinh doanh dựa trên các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và nguy cơ. Khung phân tích SWOT được trình bày dưới dạng
một ma trận lưới, gồm 4 phần chính: Strengths, Weaknesses, Opportunities và
Threats [44].
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành Du lịch
đang đứng trước nhiều cơ hội quý giá nhưng cũng đương đầu với không ít

16


những khó khăn thách thức. Bởi vậy để du lịch phát triển việc trước tiên cần
xác định được những điểm mạnh yếu của bản thân cũng như cơ hội thách thức
mà môi trường bên ngoài đem lại. Để giải quyết vấn đề này Tác giả áp dụng
mô hình phân tích SWOT nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp
phù hợp.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn nên
công trình có tính thực tiễn đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội nói
chung và phát triển du lịch nói riêng của tỉnh Bắc Kạn.
Luận văn đưa ra những nhận định đánh giá về tiềm năng du lịch, thực

trạng hoạt động du lịch của tỉnh và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực
tế nhằm khai thác các tài nguyên du lịch một cách có hiệu quả.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
luận văn bao gồm ba chương như sau:Chƣơng 1. Tổng quan cơ sở lý luận
về phát triển du lịch; Chƣơng 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du
lịch tỉnh Bắc Kạn; và Chƣơng 3. Đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy
phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới .

Chƣơng 1.

17


TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1.

Tài nguyên du lịch

Luật Du lịch (2005) quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo
của con người, những giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [22, tr. 9]. Tài nguyên du lịch càng phong
phú đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng tăng. Những
tài nguyên này được sử dụng đáp ứng nhu cầu du lịch trực tiếp và gián tiếp,
cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch không chỉ là các yếu tố tự nhiên mà còn là các yếu
tố văn hoá và các giá trị nhân văn có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du
lịch của con người. Có nhiều cách phân loại tài nguyên du lịch, cách phân

chia phổ biến là dựa vào nguồn gốc hình thành để chia thành hai nhóm chính
là: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.2.

Sản phẩm du lịch

“Theo điều 4 chương I, Luật Du lịch (2005) sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến
du lịch” [19, tr. 10].
“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với
việc sử dụng các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,
một vùng hay một quốc gia nào đó” [11, tr. 27].
Hiểu theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch được hiểu là tất cả hàng hoá và
dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng trong chuyến đi của họ. Theo nghĩa hẹp,
sản phẩm du lịch là các hàng hoá và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói
do các doanh nghiệp cung cấp. Các dịch vụ hàng hoá cung cấp cho du khách,
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với

18


việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động tại một cơ sở,
vùng hay một quốc gia nào đó. Tại Việt Nam sản phẩm du lịch chủ yếu thuộc
3 nhóm chính đó là:
- Sản phẩm du lịch văn hóa: “Một sản phẩm du lịch trước hết phải là
một sản phẩm văn hóa. Nó sẽ trở thành sản phẩm du lịch khi được sử dụng
vào hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách.
Tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa, nhưng không phải mọi
sản phẩm văn hóa đều phải là hay phải trở thành sản phẩm du lịch. Nhiều sản

phẩm văn hóa không nên, không thể khai thác trong kinh doanh du lịch được”
[1, tr.20]. Như vậy, có thể hiểu một sản phẩm văn hóa khi ứng dụng để đưa
vào các chương trình du lịch được gọi là sản phẩm du lịch văn hóa.
- Sản phẩm du lịch sinh thái: “Là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự
nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa
phương” – Lindberg và Hawkins, 1993 [21]. Theo đó du lịch sinh thái tạo ra
mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người đồng thời con người cần có trách
nhiệm làm cho môi trường phát triển bền vững để mang lại cả nguồn lợi kinh
tế cho người dân địa phương.
- Sản phẩm du lịch biển đảo: Du lịch biển là một dòng sản phẩm chủ
đạo của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn nghiên
cứu tỉnh Bắc Kạn không có tài nguyên du lịch biển đảo nên tác giả không đi
vào nghiên cứu về sản phẩm du lịch này.
1.3.

Thị trƣờng du lịch

Theo nghĩa rộng: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi giữa
người mua và người bán dưới sự dẫn dắt của giá cá. Như vậy, thị trường du
lịch là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các sản phẩm du lịch. Thị trường
du lịch xuất hiện và vận hành dựa trên cơ sở thị trường hàng hóa nên mang
đặc tính của thị trường hàng hóa.

19


Theo nghĩa hẹp: Thị trường du lịch là thị trường nguồn khách du lịch
tức là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại người mua hiện
thực và người mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch.
Thị trường du lịch thường được phân loại theo phạm vi lãnh thổ bao

gồm: thị trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch nội địa.
1.4.

Nhân lực trong du lịch

Nguồn nhân lực là tất cả những người lao động làm việc trong một tổ
chức. Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cơ bản quyết định tới hiệu quả
công việc. Nguồn nhân lực du lịch được hiểu là nguồn lao động tham gia vào
các hoạt động của ngành Du lịch. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch có
thể được phân thành 3 nhóm sau:
- Nhóm nhân lực có chức năng quản lí nhà nước về du lịch: Bao gồm
những người làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch từ Trung
ương xuống đến địa phương như Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh thành
phố, các phòng quản lí du lịch ở các quận, huyện.
- Nhóm nhân lực có chức năng sự nghiệp ngành Du lịch: Bao gồm
những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, các cán bộ nghiên cứu ở các viện
khoa học về du lịch.
- Nhóm nhân lực có chức năng kinh doanh du lịch bao gồm: Bộ phận
nhân lực có chức năng quản lí chung của doanh nghiệp du lịch, bộ phận nhân
lực có chức năng quản lí theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh nghiệp du
lịch, bộ phận nhân lực có chức năng đảm bảo các điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp du lịch, bộ phận nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách
du lịch.
1.5.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ
thuật tham gia vào việc khai thác tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện


20


các dịch vụ hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu trong chuyến hành trình của du
khách.
Theo nghĩa rộng: Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch không chỉ là cơ
sở vật chất riêng của ngành Du lịch mà còn bao gồm cả cơ sở vật chất của các
ngành kinh tế khác có liên quan (mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin
liên lạc, hệ thống điện nước...)
Theo nghĩa hẹp: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương
tiện vật chất được các tổ chức du lịch xây dựng nhằm tổ chức thực hiện các
dịch vụ du lịch bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí...
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một yếu tố góp phần quyết
định chất lượng dịch vụ, góp phần giúp cho du lịch phát triển.
1.6.

Tổ chức quản lý du lịch

Công tác tổ chức, quản lý du lịch bao gồm công tác tổ chức quản lý,
hoạch định chính sách, phát huy và bảo tồn các tài nguyên du lịch. Đây là
điều kiện quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả, bền vững để phát triển du lịch.
Vai trò này được thể hiện cụ thể như sau:
 Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch
Căn cứ vào điều 10, luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định nội dung
quản lý nhà nước về du lịch từ đó có thể thấy được các chức năng nhiệm vụ
trong việc tổ chức quản lý du lịch của các cấp chính quyền từ trung ương đến
địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược quy hoạch và chính
sách phát triển du lịch.

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
- Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch, xác định khu, điểm du
lịch, tuyến du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch.

21


- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và sự phối hợp của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
- Quy định trách nhiệm cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt
động du lịch.
- Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vị phạm pháp luật trong
hoạt động du lịch.
 Đối với chính quyền địa phƣơng
Theo sự phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm của cấp Trung ương, có
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương, cụ thể quy
hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển phù hợp với thực tế tại địa
phương và có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại các
khu, điểm du lịch.
 Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch
Các cơ sở kinh doanh du lịch phải thực hiện các hoạt động kinh doanh
trên cơ sở tuân thủ các quy định của nhà nước dưới sự quản lý trực tiếp của
các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương. Bên cạnh đó phải khai
thác có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ tài nguyên để hoạt động kinh doanh
được bền vững.
1.7.

Quan niệm bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch


Sự phát triển du lịch về lâu dài phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi
trường và giá trị nguyên vẹn của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân
văn. Đặc điểm của môi trường, bản sắc đặc trưng độc đáo về văn hóa và các
yếu tố tự nhiên là các yếu tố thu hút chủ yếu đối với du khách. Trở ngại lớn
nhất đối với sự phát triển của ngành chính là môi trường và vẻ đẹp thiên
nhiên, di tích lịch sử bị xâm hại do tác động của những hành động thiếu hiểu
biết về bảo vệ môi trường. Ngày nay, khách du lịch đang trở nên nhạy cảm
hơn với tình trạng thoái hóa hay ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch mà
họ đến thăm. Do đó tại một số nơi trên thế giới, du lịch đang suy giảm vì lý

22


do khai thác không hợp lý, khai thác quá mức tài nguyên tự nhiên, tài nguyên
nhân văn hoặc do môi trường bị nhiễm phóng xạ, ô nhiễm chất thải sinh hoạt,
ô nhiễm không khí hay những trận mưa a xít. Có thể nói sự suy giảm du lịch
không phải lúc nào cũng là hậu quả do chính du lịch gây ra và trách nhiệm
bảo vệ môi trường cũng là trách nhiệm của toàn xã hội.
Trong kinh doanh du lịch, việc bảo tồn và phát huy các giá trị tài
nguyên du lịch cần phải được xác định là trách nhiệm của các bên tham gia
vào hoạt động du lịch đó là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền
địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, du khách và người dân địa
phương.
Tiểu kết chƣơng 1
Đối với hệ thống cơ sở lí luận về du lịch và phát triển du lịch, chương 1
của luận văn đã tổng hợp được một số khái niệm có liên quan đến các vấn đề
nghiên cứu trong luận văn.
Từ đó đưa ra những nét khái quát nhất về các điều kiện phát triển du
lịch của tỉnh Bắc Kạn làm cơ sở giúp đưa ra được những nghiên cứu đánh giá

và đề xuất được một số giải pháp về phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn trong các
chương sau.

23


Chƣơng 2.
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC
KẠN
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Sơ lược về tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du và Miền núi Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 168 km về phía Bắc, tiếp giáp với 4 tỉnh Cao
Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Tỉnh được tái lập năm 1997 với
8 đơn vị hành chính (1 thành phố trực thuộc tỉnh và 7 huyện). Diện tích tự
nhiên là 4.859,4 km2, dân số khoảng 318.000 người gồm nhiều dân tộc anh
em sinh sống (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay), trong đó dân
tộc thiểu số chiếm hơn 80% [8, tr.33].
Nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan
trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát
triển kinh tế lớn, quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng
Bắc - Nam, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao
Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội
cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam.
Bắc Kạn là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch, đặc biệt là
phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái cùng với đó là lợi thế tiếp giáp với
nhiều địa bàn nội địa có nhiều tiềm năm phát triển du lịch: Thái Nguyên, Cao
Bằng. Bắc Kạn còn có bản sắc văn hóa đa dạng của nhiều dân tộc anh em
được bảo lưu qua nhiều thế hệ. Vì thế, trên đường hội nhập ngành Du lịch
Bắc Kạn đang có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch mà đông đảo

khách du lịch quốc tế và trong nước hướng đến là: Du lịch sinh thái, du lịch
mạo hiểm, du lịch cộng đồng.
Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5,9%/năm, trong đó:

24


Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp tăng 9,4%/năm; khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng 11,21%/năm; khu vực dịch vụ tăng 15,67%/năm. Tổng giá trị gia
tăng (GRDP) theo giá hiện hành năm 2015 đạt 7.823 tỷ đồng, tăng 490 tỷ
đồng so với năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25 triệu
đồng, tăng 1,1 triệu đồng so với năm 2014. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2015, khu vực nông lâm - ngư nghiệp chiếm 35,95%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm
15,33%; khu vực dịch vụ chiếm 46,37%. So với năm 2014, khu vực nông lâm - ngư nghiệp tăng 2,7%; khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 3,4%; khu
vực dịch vụ giảm 1,5% [25, tr.15]. Tốc độ tăng trưởng của khu vực thương
mại, dịch vụ trong những năm qua đạt kết quả khá và ổn định. Giai đoạn 2011
- 2015 tăng trưởng bình quân đạt 12,6%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ năm 2015 đạt 3.847.069 triệu đồng [41,tr.16]. Hoạt động vận tải trên
địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và đi lại của người dân
và khách du lịch, trong đó: Vận chuyển hành khách 942,6 nghìn người, hành
khách luân chuyển là 82,68 triệu người/km; vận chuyển hàng hóa ước đạt
1.358,5 nghìn tấn, với khối lượng hàng hóa luân chuyển là 22,886 triệu
tấn/km. Doanh thu vận tải đầu năm 2015 đạt 168,037 tỷ đồng, tăng 2% so với
năm 2014 [41, tr. 25].
Tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn nhằm khai
thác có hiệu quả các lợi thế về địa lý và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên
cũng như nhân văn để nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh nói chung
và kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tỉnh
xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác

phát triển. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Kạn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Bắc Kạn đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm
2030, sẽ thu hút 50.000 lượt khách quốc tế và 1,5 triệu lượt khách nội địa;
tổng thu từ khách du lịch đạt 4.200 tỷ đồng; có 6.000 buồng lưu trú du lịch;

25


×