Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016- 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.12 KB, 87 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
----------o0o----------

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA
GIAI ĐOẠN 2016- 2020

Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch – Đầu tư Khánh Hòa
Đơn vị tư vấn: Trường Đại học Khánh Hòa

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết xây dựng Chương trình cho giai đoạn 2016-2020...................................8
2. Những căn cứ chủ yếu xây dựng chương trình...............................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................10
4. Mục tiêu, yêu cầu.........................................................................................................12
5. Nội dung của chương trình ..........................................................................................12
6. Phương pháp xây dựng chương trình...........................................................................12
7. Sản phẩm của chương trình..........................................................................................13
8. Chi phí lập chương trình...............................................................................................13
9. Tổ chức thực hiện chương trình....................................................................................13
PHẦN I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC TỈNH
KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015......................................................................14
I. Kết quả thực hiện chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2011-2015....................................................................................................................... 14
1. Tình hình hoạt động ....................................................................................................14
2. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015 ...................16
II. Hiện trạng nhân lực của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2015.............................20


2.1. Nhân lực khối Đảng, đoàn thể...............................................................................20
2.2. Nhân lực khối Hành chính – sự nghiệp.................................................................22
2.3. Nhân lực khối Sản xuất kinh doanh......................................................................24
2.4. Khối Đào tạo nhân lực..........................................................................................31
PHẦN II. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN
2016 – 2020...................................................................................................................... 34
1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020......34
1.1. Mục tiêu................................................................................................................34
1.2. Nhiệm vụ phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh......................................................34
2. Những nhân tố tác động đến dự báo nhân lực tỉnh Khánh Hòa.............................35
2


2.1. Thời cơ và thách thức............................................................................................35
2.2 Những nhân tố bên ngoài.......................................................................................37
2.3. Những nhân tố bên trong.......................................................................................38
3. Dự báo cung - cầu lao động theo ngành đến năm 2020...........................................39
3.1. Dự báo nguồn nhân lực Đảng, Đoàn thể...............................................................39
3.2. Dự báo nguồn nhân lực quản lý hành chính – sự nghiệp.......................................39
3.3. Dự báo nguồn nhân lực khối Sản xuất kinh doanh................................................47
3.4. Dự báo Đào tạo nhân lực.......................................................................................60
PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020....................................................65
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực.............................................................65
1.1. Quan điểm phát triển nhân lực..............................................................................65
1.2. Vị thế tỉnh Khánh Hòa so với khu vực, cả nước về nguồn nhân lực.....................66
1.3. Mục tiêu phát triển nhân lực.................................................................................67
2. Kinh phí đào tạo.........................................................................................................76
3. Các giải pháp thực hiện.............................................................................................77
3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về đào tạo nhân lực..........77

3.2. Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực.................................................77
3.3. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực......................................................78
3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay
nghề.................................................................................................................................. 79
3.5. Giải pháp huy động nguồn lực đào tạo nhân lực...............................................80
3.6. Đầu tư vào giáo dục đào tạo...............................................................................81
3.7. Đẩy mạnh thực hiện liên kết đào tạo và hợp tác, hội nhập quốc tế...................81
3.8. Xây dựng chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi. . .81
PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................................83
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư.................................................................................................83
2. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ....................................................................................................83
3. Sở Nội vụ..................................................................................................................... 84
3


4. Sở Giáo dục và Đào tạo................................................................................................84
5. Sở Lao động Thương binh Xã hội................................................................................84
6. Sở Tài chính.................................................................................................................85
7. Sở Ngoại vụ..................................................................................................................85
8. Sở Tài nguyên Môi trường...........................................................................................85
9. Các sở ban ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan
truyền thông..................................................................................................................... 86
10. Các viện, trường và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa..........................86
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 87
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1: Khả năng đào tạo ngành Nông – Lâm – Thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa năm 2015.............................................................................................................26
Bảng 2: Tổng số lao động chia theo ngành nghề kinh tế.............................................27
Bảng 3: Thống kê trình độ nguồn nhân lực hiện có trong các doanh nghiệp...............27
Bảng 4: Nhu cầu nhân lực ngành Văn hóa - Nghệ thuật toàn Tỉnh đến năm 2020......41
Bảng 5: Cân đối cung – cầu lao động ngành Văn hóa toàn Tỉnh................................43
Bảng 6: Dự báo số lượng nhân lực ngành TDTT tỉnh Khánh Hòa năm 2016 .............44
Bảng 7: Dự báo nhu cầu nâng cao trình độ ngành TDTT tỉnh Khánh Hoà giai đoạn
2016-2020....................................................................................................................46
Bảng 8: Dự báo nguồn cung nhân lực ngành TDTT trong tỉnh Khánh Hoà giai đoạn
2016-2020....................................................................................................................46
Bảng 9: Dự báo cung lao động đã qua đào tạo cho ngành nông lâm thủy sản trên địa
bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020...................................................................................44
Bảng 10: Nhu cầu lao động trong khu vực nông lâm thủy sản đến năm 2020.............45
Bảng11:Dự báo số lượng nhân lực ngành Công nghiệp giai đoạn 2016-2020............51
Bảng 12: Dự báo vị trí nguồn nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2016 – 2020...........53
Bảng 13: Phân loại ngành nghề theo các nhóm ngành...............................................54
Bảng 14: Chỉ tiêu đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng các trường trong tỉnh Khánh
Hoà năm 2016-2017....................................................................................................58
Bảng 15: Nhu cầu tuyển dụng của khối Tài chính tín dụng từ năm 2017-2020 tại tỉnh
Khánh Hoà..................................................................................................................58
Bảng 16 Chỉ tiêu đào tạo nghề dự kiến đến 2020........................................................60
Bảng 17: Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh các ngành trình độ Đại học- Cao đẳng đến năm
2020 – Trường Đại học Khánh Hòa............................................................................61
Bảng 18: So sánh cung - cầu nhân lực theo trình độ đào tạo giai đoạn 2015-2020...62
Biểu đồ: 1 Phân bố nguồn nhân lực các nhóm ngành 2015.........................................24
Biểu đồ 2: Nhân lực ngành Nông – Lâm – Thủy sản phân theo trình độ toàn tỉnh
năm 2015.....................................................................................................................25
Biểu đồ 3: Trình độ đào tạo của lao động ngành Tài chính-Ngân hàng..........................30
5



Biểu đồ 4: Dự báo cung lao động đã qua đào tạo cho ngành nông lâm thủy sản trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2016-2020.................................................................................................47
Biểu đồ 5:Nhu cầu lao động trong khu vực nông lâm thủy sản đến năm 2020.................48
Biểu đồ 6: Cân đối cung – cầu lao động ngành Nông – Lâm – Thủy sản giai đoạn 2016 –
2020................................................................................................................................. 48
Biểu đồ 7:Lượng cung lao động ngành Nông – Lâm – Thủy sản cần bổ sung giai đoạn 2016
– 2020.............................................................................................................................. 50
Biểu đồ 8: Dự báo cung lao động giai đoạn 2016-2020...................................................51
Biểu đồ 9:Cung - cầu nhân lực ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2016 -2020...........55
Biểu đồ 10: Kiến thức, kỹ năng cần đào tạo....................................................................57
Biểu đồ 11: Biểu đồ dự báo cung cầu lao động ngành Tài chính ngân hàng giai đoạn 20172020 tại tỉnh Khánh Hoà..................................................................................................59
Biểu đồ 12: Trình độ chuyên môn và kỹ năng khối văn phòng.........................................60
Biểu đồ 13: Trình độ chuyên môn và kỹ năng khối lao động trực tiếp.............................60

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CNH
CTMTQG
FDI
GDP
HĐH
THCN
THCS
THPT
UBND

VH-TT
ĐH

CBCCVC
QLNN
TMCP
NHNN
GD&ĐT
GRDP

Chữ đầy đủ
Công nghiệp hóa
Chương trình mục tiêu quốc gia
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Hiện đại hóa
Trung học chuyên nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân
Văn hoá – Thể thao
Đại học
Cao đẳng
Cán bộ công chức viên chức
Quản lý nhà nước
Thương mại cổ phần
Ngân hàng nhà nước
Giáo dục và Đào tạo
Tốc độ tăng trưởng kinh tế


7


CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰCTỈNH KHÁNH HOÀ
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết xây dựng Chương trình cho giai đoạn 2016-2020
Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 23/4/2012 về Chương trình phát
triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020. Giai
đoạn 2012-2015 đã thực hiện với kết quả đạt được như công tác tuyển dụng công chức, viên
chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn ở từng vị trí việc làm; việc thu hút người có trình độ cao (tiến sĩ,
thạc sĩ, chuyên khoa cấp 1, cấp 2), tốt nghiệp đại học loại giỏi vào làm việc trong cơ quan,
đơn vị, địa phương đã được quan tâm; thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn trẻ để đào
tạo, sử dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công vụ được giao; đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức ngày càng trẻ hóa dần, phần lớn đã qua đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, có
trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về ngạch; có ý thức tự giác học tập nâng cao
trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, đã và đang thực hiện tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao; chất lượng đào tạo nghề ngày càng được quan tâm nhiều
hơn, thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, bước đầu
đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp; các đơn vị, cơ sở dạy nghề rất quan tâm
thực hiện công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng, số lượng học nghề. Các đơn vị dạy nghề
bước đầu đã liên kết đào tạo với doanh nghiệp và giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp cho
học viên học nghề.
Bên cạnh đó, có những hạn chế như cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù
hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; chưa bổ sung thường xuyên các nghề
đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; Thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung
cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và
cho xuất khẩu lao động; Người lao động qua đào tạo nghề còn có những hạn chế nhất định
như kỹ năng thực hành, các kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp và khả năng thích ứng với

sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế; Một số chính sách, cơ chế hỗ trợ dạy
nghề chưa đủ mạnh, trong đó có việc phân luồng học sinh sau THCS, THPT để học nghề
chưa thực hiện được, làm cho công tác tuyển sinh học nghề gặp khó khăn; Các cơ sở dạy
nghề trên địa bàn tỉnh mớiđáp ứng một phần về chất lượng đào tạo trước yêu cầu ngày càng
cao của thị trường, nhiều trường hợp doanh nghiệp phải đào tạo lại trước khi bố trí lao động
làm việc;…dẫn đến hầu hết các chỉ tiêu phát triển nhân lực đến năm 2015 chưa đạt được
theo mục tiêu đề ra, nhất là mục tiêu nhân lực sản xuất kinh doanh chưa phù hợp với yêu
cầu thực tế của xã hội.
8


Do đó, cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhân lực cho giai đoạn 20162020 với các mục tiêu phát triển nhân lực phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phù
hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020, đó
là: “Phát triển toàn diện quy mô giáo dục - đào tạo; Tăng cường công tác đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Củng cố và
phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học”1; và
“Tập trung thực hiện các giải pháp có hiệu quả, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực
tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài
công lập. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định đối với cán bộ trong hệ
thống chính trị từ cấp xã đến cấp tỉnh. Có các chính sách phù hợp và làm đầu mối thống
nhất quy chế phối hợp, liên kết giữa các trường, viện, các địa phương trong vùng; Mở rộng
liên kết với các đối tác nước ngoài; Đồng thời tạo điều kiện để các trường, viện gắn bó,
đồng hành với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, nhân lực
chất lượng cao và ứng dụng khoa học – công nghệ. Nâng cao chất lượng nhân lực xuất khẩu
lao động, đặc biệt ở các thị trường có yêu cầu lao động chất lượng cao” (Văn kiện Đại hội
Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020, trang 57-58).Chương trình sẽ
là luận cứ khoa học để hoạch định kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển nhân
lực; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI I trong
những năm sắp tới.
2. Những căn cứ chủ yếu xây dựng chương trình

- Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;
- Thông báo số 243/TB-VPCP ngày 08/9/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo
kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc triển khai việc lập
Chương trình phát triển nhân lực và công tác dự báo phục vụ nhu cầu nhân lực qua đào tạo
của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai thực
hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đẩy mạnh đào tạo theo
nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011-2015;
- Báo cáo quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2020;
- Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 23/4/2012 về Chương trình phát triển nhân lực tỉnh
Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;
1

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020

9


- Nghị quyết 06/NQ-HĐND ngày 29/6/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa
về Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng
đến năm 2020;
- Nghị quyết 06/NQ-HĐND ngày 9 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Khánh Hòa về việc phê duyệt đề án tăng cường trí thức trẻ về công tác tại các xã giai đoạn
2014-2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020;
- Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 9/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh
Hòa về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòavề việc
phê duyệt đề án “Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa”;
- Quyết định số 990/QĐ-CTUBND ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch UBND
tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Khánh
Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”;
- Đề án “ Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020” tháng 7 năm
2016 của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chia theo 4 nhóm:
- Nhân lực Đảng, đoàn thể:
+ Hiện trạng nhân lực: số lượng, chất lượng CBCCVC hiện có.
+ Tiêu chuẩn, điều kiện nhân lực theo quy định.
+ Nhu cầu của đơn vị sử dụng (trên cơ sở hiện trạng và yêu cầu về tiêu chuẩn, điều
kiện sẽ khảo sát được nhu cầu).
+ Chất lượng cơ sở đào tạo, nội dung chương trình đào tạo; trình độ, năng lực của đội
ngũ giảng viên.
+ Thực tế đào tạo và khả năng đào tạo cho giai đoạn tiếp theo.
- Nhân lực Khối hành chính, sự nghiệp:
+ Hiện trạng nhân lực: số lượng, chất lượng CBCCVC hiện có.
+ Tiêu chuẩn, điều kiện nhân lực theo quy định (chức danh lãnh đạo, quản lý, vị trí
việc làm, chức danh nghề nghiệp).

10


+ Nhu cầu của đơn vị sử dụng (trên cơ sở hiện trạng và yêu cầu về tiêu chuẩn, điều
kiện sẽ khảo sát được nhu cầu).
+ Chất lượng cơ sở đào tạo, nội dung chương trình đào tạo; trình độ, năng lực của đội
ngũ giảng viên.

+ Thực tế đào tạo và khả năng đào tạo cho giai đoạn tiếp theo.
- Nhân lực Sản xuất kinh doanh:
+ Hiện trạng nhân lực: số lượng, chất lượng.
+ Tiêu chuẩn, điều kiện nhân lực theo quy định.
+ Chất lượng cơ sở đào tạo, nội dung chương trình đào tạo; trình độ, năng lực của đội
ngũ giảng viên.
+ Thực tế đào tạo và khả năng đào tạo cho giai đoạn tiếp theo.
- Đào tạo nhân lực: phân theo các cấp gồm Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao
đẳng, Đại học, sau đại học.
+ Chất lượng giáo dục cấp THPT.
+ Đào tạo nâng cao trình độ, ngành nghề so với nhu cầu sử dụng.
+ Tiêu chuẩn, điều kiện nhân lực theo quy định.
+ Các điều kiện để đảm bảo phát triển đào tạo nhân lực: tài chính, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ đào tạo.
+ Thực tế đào tạo và khả năng đào tạo cho giai đoạn tiếp theo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
+ Các cơ sở đào tạo, sản xuất, kinh doanh hiện có và dự kiến hình thành trong giai
đoạn 2016-2020 thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao...
+ Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lí nhà nước, đơn vị sự nghiệp (nhằm xác định nhu cầu
đào tạo nhân lực)
+ Các viện nghiên cứu quốc gia, học viện và trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Về thời gian: Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa sẽ được xây dựng cho
giai đoạn 2016-2020 đối với một số mục tiêu và giải pháp thực hiện.
4. Mục tiêu, yêu cầu
4.1. Mục tiêu

11



Kế thừa chương trình phát triển nhân lực đã thực hiện giai đoạn 2012-2015, xây dựng
chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa cho giai đoạn 2016-2020 nhằm đáp ứng thực
hiện đạt hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc
phòng trên địa bàn của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Chương trình cũng sẽ là nguồn tư liệu quan
trọng giúp các tổ chức (đơn vị hành chính, đơn vị kinh doanh) xây dựng kế hoạch phát triển
nhân lực của mình trong thời gian tới.
4.2. Yêu cầu
Đánh giá được thực trạng hiện nay; xác định được nhu cầu cho mục tiêu thực hiện đạt
hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng
trên địa bàn của tỉnh giai đoạn 2016-2020; đề ra cụ thể các mục tiêu (trong đó tập trung phát
triển nhân lực lãnh đạo và quản lý, nhân lực trình độ cao, nhân lực trong các ngành, lĩnh vực
là thế mạnh, đáp ứng yêu cầu của tỉnh), giải pháp cụ thể và lộ trình thực hiện rõ ràng tương
đồng với 4 nhóm:
- Nhân lực Đảng, đoàn thể;
- Nhân lực Quản lí hành chính, sự nghiệp;
- Nhân lực Sản xuất kinh doanh;
- Đào tạo nhân lực.
5. Nội dung của chương trình
Ngoài phần mở đầu,kết luận và phụ lục, nội dung chương trình được phân chia thành
04 nội dung chính như sau:
- Phần thứ nhất: Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2011-2015 và hiện trạng nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015;
- Phần thứ hai: Dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020;
- Phần thứ ba: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhân lực của tỉnhKhánh
Hòa giai đoạn 2016-2020;
- Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện.
6. Phương pháp xây dựng chương trình
- Phương pháp dự báo cung – cầu nhân lực
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp tổng hợp so sánh

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, tư vấn và hội thảo
12


- Từng nội dung theo Đề cương của chương trình sẽ xác định các biện pháp để thu thập
thông tin như:
+ Các số liệu sơ cấp, do đơn vị tư vấn điều tra cụ thể từ các cơ sở đào tạo và sử dụng
nhân lực trên địa bàn toàn Tỉnh.
+ Các số liệu thứ cấp được cung cấp từ các cơ quan quản lý nhà nước như: Cục thống
kê, các Sở, Ban, Ngành có liên quan...
+ Các số liệu được lấy từ các quy hoạch, chương trình, đề án của các sở, ngành đã và
đang triển khai xây dựng.
7. Sản phẩm của chương trình
Sản phẩm của chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 gồm:
-

Báo cáo tổng hợp có kèm theo phụ lục các biểu mẫu có quy mô toàn tỉnh.

-

Báo cáo tóm tắt.

-

Đĩa CD lưu trữ tài liệu báo cáo và phụ lục.

8. Chi phí lập chương trình
8.1. Căn cứ lập dự toán kinh phí
- Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 12/11/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa

ban hành Quy định nội dung và định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ khoa học và
công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước của tỉnh Khánh Hòa.
- Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính về việc Quy định
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
8.2. Kinh phí
Tổng kinh phí lập đề án: 749.558.723
Bằng chữ: Bảy trăm bốn mươi chín triệu, năm trăm năm mươi tám nghìn, bảy trăm
hai mươi ba đồng.
9. Tổ chức thực hiện chương trình
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 được xây dựng với sự
hỗ trợ của các sở ban ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Cơ quan phê duyệt: Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
- Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa.
- Đơn vị tư vấn lập chương trình: Trường Đại học Khánh Hòa.

13


PHẦN I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC
TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai
đoạn 2011-2015
1. Tình hình hoạt động
1.1. Đối với nhân lực khối Đảng, đoàn thể
Trong giai đoạn 2012-2015, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tăng cường mở các lớp đào tạo, bồi
dưỡng về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức
các cấp; đồng thời chỉ đạo cấp ủy các cấp căn cứ vào quy hoạch để xây dựng kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng năm nhằm chủ động hơn trong việc tạo nguồn và xây dựng
đội ngũ cán bộ các cấp của đơn vị mình. Kết quả đạt được như sau:
- Đã phối hợp với học viện Chính trị Khu vực III, Đà Nẵng và Trường Chính trị tỉnh
tổ chức chiêu sinh và khai giảng được 05 lớp cao cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung)
mở tại tỉnh với tổng số 524 học viên; Đã tốt nghiệp được 03 lớp với 284 học viên.
- Đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức chiêu sinh và khai giảng được 46 lớp
trung cấp lý luận chính trị (hệ tập trung và tại chức) với tổng số 3.602 học viên.
Bên cạnh việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, việc bồi
dưỡng cập nhật kiến thức trên một số lĩnh vực khác cũng luôn được quan tâm thực hiện.
Hàng năm các cơ quan, đơn vị đều cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi
dưỡng và tập huấn do Trung ương và tỉnh tổ chức nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
1.2. Đối với nhân lực quản lý hành chính, sự nghiệp
Từ năm 2011 đến nay, đã có 607 trường hợp được cử đi đào tạo sau đại học ở các
trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, chuyên khoa I, chuyên khoa II; 2.125 lượt cử đi đào tạo đại học,
cao đẳng trong nước và 171 lượt đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn theo mục tiêu chung của Chương trình
phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Khánh Hòa còn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ
công chức theo tiêu chuẩn, cụ thể: đã cử cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan, đơn
vị, địa phương trong tỉnh tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên
viên (879 học viên/13 lớp), bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính
14


(496 học viên/07 lớp), 03 lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý lãnh đạo cấp phòng tại Trường
Chính trị tỉnh; cử 18 cán bộ cấp Sở và tương đương đi bồi dưỡng kiến thức QLNN chương
trình chuyên viên cao cấp tại các cơ sở của Học viện Hành chính quốc gia và tổ chức 01 lớp
chuyên viên cao cấp tại Khánh Hòa với 34 học viên…
Từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh đã xem xét, giải quyết cho 85 trường hợp được
hưởng chế độ thu hút nhân tài (4 tiến sĩ, 45 thạc sĩ, 21 tốt nghiệp ĐH loại giỏi, 15 Bác sĩ ,

Dược sĩ đại học). Cụ thể:
-

Năm 2011: 02 Tiến sĩ, 01 Thạc sĩ, 04 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi.

-

Năm 2012: 01 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ, 02 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi.

-

Năm 2013: 01 Tiến sĩ, 18 Thạc sĩ, 07 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi.

-

Năm 2014: 14 Thạc sĩ, 03 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi.

-

Năm 2015: 09 Thạc sĩ, 05 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi; 15 Bác sĩ, Dược sĩ

Bên cạnh đó, trong năm 2015 UBND tỉnh cũng đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành
Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày
09/4/2014 về việc quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên
chức nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa,
trong đó điều chỉnh các chế độ liên quan đến thu hút nhân tài cho các đối tượng là thạc sĩ,
tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về công tác tại tỉnh.
1.3. Đối với nhân lực sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 122.155 người, trong đó
đào tạo cao đẳng nghề cho 6.185 người, đào tạo trung cấp nghề cho 12.851 người, sơ cấp

nghề và dạy nghề thường xuyên cho 103.119 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm
2015 đạt 62%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 47,5%. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động
nông thôn theo chính sách của Đề án 1956 là 16.833 lao động nông thôn với kinh phí
27.636 triệu đồng.
Các đơn vị dạy nghề đã bước đầu có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong
việc liên kết đào tạo và giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp. Các cơ sở dạy nghề công lập
được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu
của doanh nghiệp. Người lao động sau khi học nghề hầu hết đều có việc làm. Tỷ lệ lao động
nông thôn có việc làm sau đào tạo trên 80%.
1.4. Tình hình thực hiện Đề án Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực tỉnh
Khánh Hòa
Đến hết năm 2015, Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan được giao làm chủ đầu
tư dự án “Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa” đã thực hiện được
15


các công việc sau:
- Hoàn thành việc gia công, cài đặt phần mềm Quản lý cán bộ công chức, viên chức tại Trung
tâm dữ liệu tỉnh.
- Đã tổ chức chuyển giao và đào tạo quản lý sử dụng phần mềm cho các cơ quan, đơn vị thụ
hưởng dự án. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị đang tiếp tục tiến hành cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệu
còn thiếu tại cơ quan mình vào phần mềm này.
- Đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng
Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức (Quyết định số 1641/QĐ-UBND ngày
23/6/2015).
- Đã tổ chức kiểm thử phần mềm Cổng thông tin điện tử nhân lực tỉnh Khánh Hòa phân hệ phần mềm thuộc Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa.
1.5. Tình hình thực hiện các nguồn vốn Chương trình phát triển nhân lực
- Vốn đầu tư phát triển: Nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 20112015 đã bố trí 1.293,2 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cấp huyện 601,1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật
chất theo chương trình được phê duyệt; sử dụng nguồn chi sự nghiệp để đào tạo, nâng cao
năng lực cho cán bộ, viên chức nên bước đầu cơ bản giải quyết đủ về số lượng, đảm bảo về

chất lượng và cơ cấu trình độ, ngành nghề phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh.
- Vốn sự nghiệp: giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã bố trí kinh phí cho Chương trình phát
triển nhân lực theo kế hoạch hàng năm với số tiền 38,46 tỷ đồng; trong đó bố trí trực tiếp
cho Chương trình phát triển nhân lực là 11,46 tỷ đồng, bố trí kinh phí trực tiếp cho các đơn
vị để thực hiện số tiền là 27 tỷ đồng.
2. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015
2.1. Đối với nhân lực khối Đảng, đoàn thể
Mục tiêu theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh: “Phấn đấu đến năm 2015
đạt khoảng 90% và năm 2020 đạt khoảng 100% cán bộ chuyên môn làm công tác nghiệp vụ
có trình độ đại học và trình độ trung cấp chính trị”.
Trong giai đoạn 2011 đến tháng 11/2015, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tăng cường mở các lớp
đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,
công chức các cấp. Đồng thời chỉ đạo cấp ủy các cấp căn cứ vào quy hoạch để xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng năm nhằm chủ động hơn trong việc tạo nguồn và
xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của đơn vị mình. Kết quả đạt được như sau:
- Về đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
Đã phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực III, Đà Nẵng và Trường Chính trị tỉnh
16


tổ chức chiêu sinh và khai giảng được 05 lớp Cao cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung)
(K14, 15, 16) mở tại tỉnh với tổng số 524 học viên, trong đó đã tốt nghiệp được 03 lớp với
tổng số 284 học viên.
- Về đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
Đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức chiêu sinh và khai giảng được 46 lớp
Trung cấp lý luận chính trị (hệ tập trung và tại chức) với tổng số 3.602 học viên.
Đến hết năm 2015, tổng số cán bộ công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể có 975
người: biên chế 870 người, hợp đồng lao động 105 người với cơ cấu như sau:
- Về trình độ chuyên môn: trên Đại học 38 người, chiếm tỉ lệ 3,89%; Đại học 778
người, chiếm tỷ lệ 79,79%; Cao đẳng 48 người, chiếm tỉ lệ 4,92%; Trung cấp 78 người

chiếm tỉ lệ 8,0%; còn lại 33 người, chiếm tỉ lệ 3,38%.
- Về trình độ lý luận chính trị: từ Cao cấp trở lên 369 người, chiếm tỉ lệ 37,85%;
Trung cấp 294 người, chiếm tỉ lệ 30,15%; Sơ cấp 105 người, chiếm tỉ lệ 10,77%; còn lại
207 người, chiếm 21,23%.
Từ những kết quả trên, chúng ta thấy giai đoạn 2011-2015 Tỉnh ủy đã đạt được
những kết quả đáng kể trong việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính
trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và chỉ đạo cấp ủy các cấp
căn cứ vào quy hoạch để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng năm nhằm
chủ động hơn trong việc tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.
Theo kết quả thống kê giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ đạt theo mục tiêu đến năm 2015 của
Nghị quyết đề ra là: đạt 83% (chỉ tiêu 90%) đối với cán bộ làm công tác nghiệp vụ có trình
độ đại học,đạt 68% (chỉ tiêu 90%) trình độ trung cấp chính trị.
Nguyên nhân không đạt: Một bộ phận nhân sự làm công tác văn phòng tại các cơ
quan như văn thư, thủ quỹ…không yêu cầu trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Bên
cạnh đó, có một số vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị nhất là cấp huyện chỉ yêu cầu
trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học và một số cán bộ lớn tuổi do lịch sử để lại không thể
cử đi đào tạo để bảo đảm đạt chuẩn theo quy định. Số cán bộ, công chức, viên chức mới
tuyển dụng tuy đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng chưa thể cử đi đào tạo về trình
độ trung cấp chính trị do chưa được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý.
2.2. Đối với nhân lực quản lý hành chính – sự nghiệp
2.2.1. Đối với nhân lực quản lý hành chính
Mục tiêu theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐNDcủa HĐND tỉnh: “Đến năm 2015 đạt khoảng
95% và đến năm 2020 đạt khoảng 100% cán bộ chuyên môn có trình độ đại học trở lên, có trình độ
nghiệp vụ hành chính tốt đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng cao.”
17


Số lượng CBCC tính đến 31/12/2015 là 5.121 người, cụ thể như sau:
-


Cấp tỉnh: Tổng số hiện có 1.199 (biên chế giao là 1.323). Trong đó:

Về trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 31 người, đạt 2,59%; Thạc sĩ 121 người, đạt 10,09%;
Đại học 912 người, đạt tỷ lệ 76,06% (như vậy tổng cộng Đại học trở lên là 88,74%);
Cao đẳng 25 người, đạt tỷ lệ 2,09%; Trung cấp 91 người, đạt 7,59%; Sơ cấp 19 người,
đạt 1,58%.
Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 38 người, đạt 3,17%; Cao cấp 210 người, đạt
17,51%; Trung cấp 324 người, đạt 27,02%; Sơ cấp 182 người, đạt 15,18%.
Bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước có 1008 người, đạt 84,07%.
- Cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố): Tổng số hiện có 1.195 người (biên chế giao là
1001 người). Trong đó:
Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 33 người, đạt 2,76%; Đại học 945 người, đạt trên
79,08 % (như vậy nếu tính tổng cộng Đại học trở lên thì đạt 81,84%); Cao đẳng 103
người, đạt 8,62%; Trung cấp 88 người, đạt 7,36%; Sơ cấp 26 người, đạt 2,16%.
Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 14 người, đạt 1,17%; Cao cấp 221 người, đạt
18,49%; Trung cấp 466 người, đạt 39%; Sơ cấp 142 người, đạt 11,88%.
Số lượng được bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 789 người, đạt
66,03%.
Trong đó, tỷ lệ CBCC của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh cụ thể như
sau:
Huyện Khánh Sơn: Tổng số hiện có: 113 người (biên chế giao là 90 người) gồm:
Về trình độ chuyên môn: Đại học 84 người, đạt trên 74,34%; Cao đẳng 8 người, đạt
7,08%; Trung cấp 17 người, đạt 15,04%; Sơ cấp 4 người, đạt 3,54%.
Số lượng cán bộ công chức được đào tạo về lý luận chính trị gồm: Cao cấp 18 người,
đạt 15,93%; Trung cấp 36 người, đạt 31,86%; Sơ cấp 8 người, đạt 7,08%.
Số lượng được bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 66 người, đạt
58,41%.
Huyện Khánh Vĩnh: Tổng số hiện có: 89 người (biên chế giao là 93 người) gồm:
Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 02, đạt 2,25%; Đại học 69 người, đạt trên 77,53% ;
Cao đẳng 11 người, đạt 12,36%; Trung cấp 6 người, đạt 6,74%; Sơ cấp 1 người, đạt

1,12%.
Số lượng cán bộ công chức được đào tạo về lý luận chính trị gồm: Cao cấp 23 người,
đạt 25,84%; Trung cấp 16 người, đạt 17,98%; Sơ cấp 35 người, đạt 39,33%.
18


Số lượng được bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 82 người, đạt
92,13%.
- Cấp xã (xã, phường, thị trấn): Tổng số cán bộ công chức là 2.727, trong đó: Đại học
trở lên: 914 người, đạt 33,52%, Cao đẳng 747 người, đạt 27,39%; Trung cấp 580 người, đạt
21,27%; Sơ cấp là: 486 người, chiếm 17,82%; Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 408
người chiếm 14,74%, Sơ cấp 292 người chiếm 10,71%; Bồi dưỡng về nghiệp vụ hành
chính, quản lý nhà nước là 257, đạt 9,42%.
Về trình độ ngoại ngữ:
- Cấp tỉnh: có 79 công chức có trình độ Đại học ngoại ngữ, 992 công chức có trình độ
tiếng Anh (cao đẳng, trung cấp, A, B, C; đạt tỷ lệ 89,32%)
- Cấp huyện: có 11 công chức có trình độ đại học ngoại ngữ. 662 công chức có trình
độ tiếng Anh (A, B, C; đạt tỷ lệ 86,82%)
Từ những kết quả trên, chúng ta thấy giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong toàn tỉnh theo mục tiêu
của nghị quyết 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Khánh Hòa.
Tuy nhiên, do một số vị trí như văn thư, kế toán tại các xã, phường trên toàn tỉnh chỉ
cần trình độ trung cấp hoặc cao đẳng nên đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ cán bộ có trình độ đại
học theo mục tiêu đã đề ra đến năm 2015 của Nghị quyết 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh
Khánh Hòa.
Nguyên nhân không đạt: Do chuẩn đầu vào của cán bộ, công chức cấp xã là trình độ
trung cấp; chỉ có 33,52% tổng số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đại học,
nên kéo theo tỷ lệ phần trăm của tổng số cán bộ, công chức toàn tỉnh có trình độ đại học trở
lên không cao. Nếu xét theo chuẩn yêu cầu đầu vào, có 76,34% cán bộ, công chức cấp tỉnh,
huyện đạt chuẩn trình độ chuyên môn đại học trở lên và có 86,24% cán bộ, công chức cấp

xã đạt chuẩn trình độ chuyên môn trung cấp trở lên.
2.2.2. Đối với nhân lực sự nghiệp
Mục tiêu theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh: “Đến năm 2015 phải
đạt ít nhất 80% viên chức có trình độ đại học chuyên ngành và đến năm 2020 đạt 100%; đặc
biệt chú ý thu hút cán bộ đầu ngành".
Số lượng viên chức thuộc tỉnh từ cấp huyện trở lên tính đến 31/12/2015 có 25.701
người, cơ cấu như sau:
Cấp tỉnh có 8.494 người (biên chế được giao 9.763 người), trong đó trình độ Tiến sĩ
59 người chiếm tỉ lệ 0,69%; Thạc sĩ có 776 người chiếm tỉ lệ 9,14%; Đại học có 4.924
người, chiếm tỉ lệ 57,97%; Cao đẳng 503 người, chiếm tỉ lệ 5,92%; Trung cấp có 1.785
19


người, chiếm tỉ lệ 21,01%; Sơ cấp có 447 người, chiếm tỉ lệ 5,26%. Trình độ lý luận chính
trị gồm: Cử nhân 16 người, đạt 0,19%; Cao cấp 214 người, đạt 2,52%; Trung cấp 844
người, đạt 9,94%; Sơ cấp 686 người, đạt 8,08%. Số lượng được bồi dưỡng về nghiệp vụ
hành chính, quản lý nhà nước là 552 người, đạt 6,50%.
Cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố) có 15.007 người (biên chế được giao là 15.781
người), trong đó trình độ Tiến sĩ 8 người, đạt 0,05%; Thạc sĩ có 15 người, chiếm tỉ lệ
0,10%; Đại học có 7.887 người, chiếm tỉ lệ 52,56%; Cao đẳng 4.930 người, chiếm tỉ lệ
32,85%; Trung cấp có 1444 người, chiếm tỉ lệ 9,62%; Sơ cấp có 723 người, chiếm tỉ lệ
4,82%. Trình độ lý luận chính trị gồm: Cử nhân 1 người, đạt 0,01%; Cao cấp 19 người, đạt
0,13%; Trung cấp 494 người, đạt 3,28%; Sơ cấp 383 người, đạt 2,54%. Số lượng được bồi
dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 1.384, đạt 9,22 %.
Trong đó, tỷ lệ viên chức của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh cụ thể
như sau:
+ Huyện Khánh Sơn: Tổng số hiện có 655 người (biên chế giao là 671 người) gồm:
Đại học 186 người, đạt 28,40%; Cao đẳng 226 người, đạt 34,50%; Trung cấp 179 người, đạt
27,33%; Sơ cấp 64 người, đạt 9,77%. Số lượng cán bộ công chức được đào tạo về lý luận
chính trị gồm: Trung cấp 25 người, đạt 0,04%; Sơ cấp 16 người, đạt 0,02%. Số lượng được

bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 9 người, đạt 0,01%.
+ Huyện Khánh Vĩnh: Tổng số hiện có 1.208 người (biên chế giao là 1213 người)
gồm: Tiến sĩ 8 người, đạt 0,66%; Thạc sĩ 2, đạt 0,17%; Đại học 333 người, đạt trên 27,57
%; Cao đẳng 358 người, đạt 29,64%; Trung cấp 204 người, đạt 16,89%; Sơ cấp 303 người,
đạt 25,08%. Số lượng cán bộ công chức được đào tạo về lý luận chính trị gồm: Cao cấp 6
người, đạt 0,50%; Trung cấp 48 người, đạt 3,97%; Sơ cấp 32 người, đạt 2,65%. Số lượng
được bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 31 người , đạt 2,57%.
Cấp xã (xã, phường, thị trấn) có 2.200 người, trong đó trình độ Đại học trở lên 600
người chiếm tỉ lệ 27,27%; trình độ Cao đẳng 705 người, chiếm tỉ lệ 32,05%; Trung cấp trở
lên 503 người, chiếm tỉ lệ 22,86%; Sơ cấp 392 người, chiếm tỉ lệ 17,82%.
Giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả khả quan trong việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ viên chức trong toàn tỉnh theo mục tiêu của Nghị quyết 06/NQ-HĐND của
HĐND tỉnh Khánh Hòa.Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chưa đạt theo mục tiêu
đến năm 2015 của Nghị quyết đề ra.
Nguyên nhân không đạt: Tại thời điểm xây dựng Chương trình phát triển nhân lực
của tỉnh, Chính phủ chưa có quy định cụ thể về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp. Mặ t
khác do đặc thù từng ngành nghề, yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng có sự phụ thuộc
vào vị trí việc làm ở các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu loại trừ viên chức trong ngành y
20


tế và giáo dục đối với các vị trí việc làm không yêu cầu trình độ cử nhân thì tỷ lệ viên chức
có trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực văn hoá và sự nghiệp khác cơ bản đạt mục tiêu đặt
ra đến năm 2015 tại Nghị quyết số 06/NQ-HĐND.
2.3. Đối với nhân lực sản xuất kinh doanh
Mục tiêu theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh: "Phấn đấu đến năm
2015 đạt khoảng 10% lao động có trình độ cao đẳng nghề, 20% lao động có trình độ trung
cấp nghề; Đến năm 2020 đạt khoảng 15% lao động có trình độ cao đẳng nghề, 30% lao
động có trình độ trung cấp nghề".
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Khánh Hòa giai đoạn vừa qua đã có sự phát triển

khá nhanh. Nếu như năm 2010, toàn tỉnh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 25,57%,
đến năm 2011 đã tăng lên 48,73% và năm 2014 đạt 56,47%. Rõ ràng các chính sách của
Trung ương và địa phương như: Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa,
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo “cú huých” để địa phương có thể thúc đẩy
nhanh quá trình đào tạo nghề, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Đến cuối năm 2015, tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 602.222 người.
Trong đó lao động chưa qua đào tạo là 227.651 người, chiếm 37,80%; công nhân kỹ thuật
chưa có bằng là 246.029, chiếm 40,85%; đào tạo dưới 3 tháng là 6.741 người, chiếm 1,12%;
sơ cấp nghề 18.525 người, chiếm 3,08%; có bằng nghề dài hạn là 4.231 người, chiếm
0,70%; có trình độ trung cấp là 29.589 người, chiếm 4,91%; trình độ cao đẳng 24.604
người, chiếm 4,09%; trình độ đại học 43.429 người, chiếm 7,21%; sau đại học là 1.423
người, chiếm 0,24%.Tỉ lệ trên chưa đạt so với mục tiêu đề ra của Nghị quyết 06/NQ-HĐND
của HĐND tỉnh.
Nguyên nhân không đạt: Công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa thật sự gắn
với nhu cầu của xã hội, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng
trí thức và tay nghề cao; nhận thức của người dân đối với học nghề tuy có chuyển biến
nhưng chưa cao, tâm lý của phụ huynh và học sinh còn “coi trọng” học đại học; công tác
phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT tham gia học nghề chưa thống nhất nên việc
tuyển sinh học nghề hết sức khó khăn; người lao động có tâm lý làm việc lao động phổ
thông có thu nhập ngay mà không tốn nhiều thời gian đi học nghề.
II. Hiện trạng nhân lực của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2015
Trước nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của các biến động về kinh tế,
chính trị, xã hội trên thế giới và khu vực, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện
nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm duy trì sự ổn định của nền kinh tế - xã hội, đẩy

21


mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết quả thực hiện Đề án

phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 đánh giá theo 4 nhóm như sau:
2.1. Nhân lực Đảng, đoàn thể
2.1.1. Về số lượng
Hiện nay, tổng số các cơ quan đảng, mặt trận, đoàn thể tỉnh có biên chế thuộc Tỉnh
ủy quản lý là 25 đơn vị, bao gồm:
- Khối các cơ quan Đảng cấp tỉnh có 09 đơn vị gồm: Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức
Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban
Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, Trường Chính trị tỉnh và Báo
Khánh Hòa.
- Khối Mặt trận và các đoàn thể tỉnh có 06 đơn vị gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn và Hội Cựu
chiến binh.
- Các huyện, thị, thành ủy và tương đương có 10 đơn vị gồm: Thành ủy Nha Trang,
Thành ủy Cam Ranh, Thị ủy Ninh Hòa, Huyện ủy Diên Khánh, Huyện ủy Vạn Ninh, Huyện
ủy Khánh Sơn, Huyện ủy Khánh Vĩnh, Huyện ủy Cam Lâm, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
và Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh.
Biên chế khối Đảng, đoàn thể hiện nay có 1.039 người, trong đó:
-

Khối Đảng, Đoàn thể tỉnh và 02 Đảng ủy khối: 442 người.

-

Khối huyện, thị, thành ủy: 597 người.
2.1.2. Về chất lượng

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể đang dần được trẻ hóa, chất lượng
được nâng lên rõ rệt cả về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước.
Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức trên một số lĩnh vực khác cũng luôn được quan tâm thực hiện;

Hàng năm các cơ quan, đơn vị đều cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng và
tập huấn do Trung ương và tỉnh tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng
với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đến 31/12/2015, tổng số biên chế cán bộ công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể
được giao là 1.039 người, nhưng thực tế biên chế hiện có 870 người, hợp đồng lao động là
105 người, cơ cấu như sau:
- Về ngạch cán bộ, công chức, viên chức:
+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 12 người, chiếm 1,23%.
22


+ Chuyên viên chính và tương đương: 148 người, chiếm 15,18%.
+ Chuyên viên và tương đương: 626 người, chiếm 64,21%.
+ Cán sự và tương đương: 84 người, chiếm 8,62%.
+ Còn lại: 105 người, chiếm 10,77%.
- Về trình độ chuyên môn:
+ Trên Đại học: 38 người, chiếm 3,89%.
+ Đại học: 778 người, chiếm 79,79%.
+ Cao đẳng: 48 người, chiếm 4,92%.
+ Trung cấp: 78 người, chiếm 8,00%.
+ Còn lại: 33 người, chiếm 3,38%.
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Cao cấp, cử nhân: 369 người, chiếm 37,85%.
+ Trung cấp: 294 người, chiếm 30,15%.
+ Sơ cấp: 105 người, chiếm 10,77%.
+ Còn lại: 207 người, chiếm 21,23%.
- Về Kiến thức quản lý nhà nước:
+ Chuyên viên cao cấp: 22 người, chiếm 2,26%.
+ Chuyên viên chính: 268 người, chiếm 27,49%.
+ Chuyên viên: 301 người, chiếm 30,87%.

+ Còn lại: 384 người, chiếm 39,38%
- Về độ tuổi:
+ Dưới 30 tuổi: 157 người, chiếm 16,10%.
+ Từ 30 đến 40 tuổi: 362 người, chiếm 37,13%.
+ Từ 41 đến 50 tuổi: 193 người, chiếm 19,79%.
+ Trên 50 tuổi: 263 người, chiếm 26,97%.
2.2. Nhân lực Khối hành chính – sự nghiệp
2.1.1. Về số lượng
Hệ thống bộ máy hành chính tỉnh Khánh Hòa có 21 sở, ban ngành là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, 09 Ủy ban nhân dân cấp huyện, gần 778 đơn vị sự nghiệp
23


công lập bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, thuộc sở và thuộc huyện (trong
đó sự nghiệp giáo dục là 541 đơn vị: 192 trường mầm non; 186 tiểu học, 117 THCS, 30
THPT (4 tư thục), 3 trường PT Dân tộc nội trú huyện, 8 trung tâm GDTX-HN, 2 trung tâm
GDTX-HN tỉnh, 3 TCCN; 175 đơn vị sự nghiệp y tế; 15 đơn vị sự nghiệp văn hóa - thể thao
và du lịch và 80 đơn vị sự nghiệp khác). Tính đến 31/12/2015 toàn tỉnh có 1.325 công chức
cấp tỉnh, 1.330 cấp huyện; 2.727 công chức cấp xã (tổng cộng 5.382 công chức) và có
25.701 viên chức hiện đang công tác và làm việc ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực trên
toàn tỉnh.
2.1.2. Về chất lượng
Đến 31/12/2015, tổng số biên chế cán bộ công chức khối Hành chính là 5.121 người,
cơ cấu như sau:
- Về ngạch cán bộ, công chức:
+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 24 người, chiếm 0,47%
+ Chuyên viên chính và tương đương: 256 người, chiếm 5%
+ Chuyên viên và tương đương: 2.903 người, chiếm 56,69%
+ Cán sự và tương đương: 1.043 người, chiếm 20,37%
+ Còn lại: 895 người, chiếm 17,48%

- Về trình độ chuyên môn:
+ Tiến sĩ: 31 người chiếm 0,61%
+ Thạc sĩ: 189 người chiếm 3,69%
+ Đại học: 2.977 người chiếm 58,13%
+ Cao đẳng: 879 người chiếm 17,16%
+ Trung cấp: 778 người chiếm 15,19%
+ Còn lại: 267 người chiếm 5,21%
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Cử nhân: 52 người chiếm 1,02%
+ Cao cấp: 431 người chiếm 8,42%
+ Trung cấp: 1080 người chiếm 21,29%
+ Sơ cấp: 536 người chiếm 10,47%
+ Còn lại: 3022 người chiếm 59,01%
- Về Kiến thức quản lý nhà nước:
24


+ Chuyên viên cao cấp: 53 người chiếm 1,03%
+ Chuyên viên chính: 461 người chiếm 9%
+ Chuyên viên: 1.319 người chiếm 25,76%
+ Còn lại: 3.288 người chiếm 64,21%
- Về độ tuổi:
+ Dưới 30 tuổi: 907 người chiếm 17,71%.
+ Từ 30 đến 40 tuổi: 1.716 người chiếm 33,51%
+ Từ 41 đến 50 tuổi: 1.429 người chiếm 27,90%
+ Trên 50 tuổi: 1.069 người chiếm 20,87%
Đến 31/12/2015, tổng số biên chế cán bộ công chức khối Sự nghiệp là 25.701 người,
cơ cấu như sau:
- Về xếp hạng viên chức:
+ Hạng 1: 114 người, chiếm 0,44%

+ Hạng 2: 2.907 người, chiếm 11,31%
+ Hạng 3: 10,513 người, chiếm 40,91%
+ Hạng 4: 5,751 người, chiếm 22,38%
+ Còn lại: 6.416 người, chiếm 24,96%
- Về trình độ chuyên môn:
+ Tiến sĩ: 67 người, chiếm 0,26%
+ Thạc sĩ: 791 người, chiếm 3,08%
+ Đại học: 13.411 người, chiếm 52,18%
+ Cao đẳng: 6.138 người, chiếm 23,88%
+ Trung cấp: 3.732 người, chiếm 14,52%
+ Còn lại: 1.562 người, chiếm 6,08%
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Cử nhân: 17 người, chiếm 0,07%.
+ Cao cấp: 233 người, chiếm 0,91%.
+ Trung cấp: 1.338 người, chiếm 5,21%.
+ Sơ cấp: 1.069 người, chiếm 4,16%.
25


×