Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho xây dựng đô thị đại học phát triển bền vững đề xuất áp dụng cho dự án xây dựng đại học quốc gia hà nội tại hòa lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.23 MB, 139 trang )

DẠI 11Ọ C Q U Ố C GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỐNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐÈ TÀI KH&CN
CÁP ĐẠI HỌ C QUỐC GIA

T ên đ ề tài: N g h iê n cứu xác lập c ơ sở k h o a họ c ch o xây d ự n g Đ ỏ thị Đại
học phát ư iể n b ền vừng, đ ề x u ấ t á p d ụ n g ch o D ự ányảy d ự n g Dại học
Q uốc gia H à N ộ i tạ i H ò a Lạc.

Mã số đề tài: M ã sổ: QG.TĐ.11.07
C hù n h iệm đ ề tà i: PG S.T SK H . T rần M ạnh Liều

H à N ội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

^—

'h'

- s .

BÁO CÁO TỔNG KÉT
K Ế T Q U Ả T H ự C H IỆN Đ Ề T À I K H & C N
CẤP ĐẠI h ọ c q u ố c g i a

Tên đề tài: N g h iê n cứu xác lập cơ sở khoa học cho xây dựng Đô thị Đại
học phát triển b ền vững, đề xuất áp dụng cho D ự án ây dựng Đại học
Q uốc gia H à N ộ i tại H òa Lạc.



ypAý> ^Acjũ
M ã số đề tài: M ã sổ: QG. TĐ. 11.07

<=^>

Chủ nhiệm đề^tài: PG S.T SK H . Trần M ạnh L iểu
<£>UẴ
/ / V - /Càp yếịp —
’ AC

p

ỉ v

/c
& ý JỈ~Ị *b


^
-0xT JỐCUK7

ofịf

Ỷ Ẩ lr
y

o o c Ễ O o o ty g A

(ỉL& sYAỵ

/hcC

(2Ả, ■^ /Vi

ĐAI HỌC QUỐC GIA HA NỌi
TRUNG TẦM ĨHÕNG TIN THƯ VIỆ N

Av

-& y
^ f /íCữ-T ^~~ỵ’ )

í- £Ay-



&

xó>

■ XảaA
/o~>í

e ^ ' ‘i s - m u :
^
Ka^, ĩruu, KaaẠ)
5
Ai" ổ%-r^ràf+~^r x * s * \Hà Nôi, 2015
/
/

.

ứ /ỳ ,\

'


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho xây dựng Đô thị Đại học phát
triển bền vững, đề xuất áp dụng cho Dự án ây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa
Lạc
1.2. Mã số: QG.TĐ. 11.07
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Chức danh, học vị, họ và tên

1 PGS.TSKH. Trân M ạnh Liêu

Đơn vị công tác

Vai trò thưc hiên đề tài


Trung tâm NCĐT

Chủ trì




2

TS. Mần Quang Huy

Trường ĐHKHTN

Thư ký

3

TS. Nguyên Ngọc Trực

Trung tâm NCĐT

Thư ký

4

TS.Hoàng Minh Đức

Viện KHCN Xây dựng

Thành viên

5

Th.s. KTS Lê Hoàng Phương

Viện Quy hoạch Đô thị


Thành viên

và nông thôn
6

TS.KTS. Hoàng Hải

Ban QLDA Hòa Lạc

Thành viên

7

KTS. Phạm Thị Nhâm

Viện Quy hoạch Đô thị

Thành viên

và Nông thôn
8

T h.s Nguyễn Quang Huy

Ban XD, ĐHQGHN

Thành viên

9


TS. Đoàn Huy Hiên

Trung tâm NCĐT

Thành viên

10

KS.Nguyên Văn Thương

Trung tâm NCĐT

Thành viên

11

CN Vũ Hoàng Anh

Trung tâm NCĐT

Thành viên

12 T h.s Hoàng Đình Thiện

Trung tâm NCĐT

Thành viên

13 KS. Nguyên Thị Khang
14 T h.s Bùi Bảo Trung


Trung tâm NCĐT

Thành viên

Trung tâm NCĐT

Thành viên

15 PGS.TS Nguyên Thị Thanh Mai Trường ĐH Xây dựng

Thành viên

16 Th.s. Trương Văn Thịnh

Trung tâm NCĐT

Thành viên

17 Th.s. Nguyên Trọng Thức

Ban XD, ĐHQGHN

Thành viên

18 Th.s Nguyễn Thị Huế

Trung tâm NCĐT

Thành viên


1.4. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, ĐHQGHN
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo họp đồng: 24 tháng, từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 11 năm 2013
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 6 năm 2015
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 6 năm 2014
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện;
Nguyên nhân; Ỷ kiến của Cơ quan quản lý)

2


- Đề lài không thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu,
mà chỉ gia hạn thời gian thực hiện và bổ sung nhân lực tham gia đề tài. Đến tháng
6.2014 đề tà hoàn thiện toàn bô báo cáo đề tài và 21 chuyên đề, nhưng chưa có đủ bài
báo, nên đề lài được gia hạn đến tháng 6/2015 (được Ban KHCN của ĐHQGHN thẩm
định và đồng ý cho gia hạn).
- Lý do: Đề tài rất mới cả về hướng nghiên cứu là phát triển bền vững và đối
tượng nghiên cứu là đô thị đại học. Do vậy đề tài gặp khó khăn về tài liệu tham khảo
(cả bằng Tiếig Việt và Tiếng Nước ngoài) và mô hình thực tế về đô thị đại học. Đề tài
liên ngành, tao gồm các lĩnh vực nghiên cứu từ quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh
quan, thiết kế công trình, vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng đến các vấn đề hạ
tầng kỹ thuấ, kinh tế, môi trường và quản trị đô thị đại học xanh, phát triển bền vững
với các nội cung, khối lượng nghiên cứu lớn và phức tạp, mà nhóm tác giả chưa lường
hết được từ rước. Vì vậy đề tài gặp nhiều khó khăn trong việc tập họp và xử lý lồng
ghép các ngìiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực với khối lượng lớn.
1.7. Tổng kmh phí được phê duyệt của đề tài: 500 triệu đồng.

PHẦN II. 7ỎNG QUAN KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u

Viết theo cấu trúc m ột bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ
được đăng t’ên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung
gồm các phin:
1. Đặt vấn íề
Khái niệm phát triển bền vững áp dụng cho đô thị được thống nhất trong tất cả
cấc Hội ngh, trong các tài liệu (bằng các thứ tiếng) là sự kết hợp hài hoà, phát triển ổn
định 3 mặt: kinh tế (ổn định thị trường, tăng trưởng kinh tế); xã hội (ổn định chính trị
và môi trườig nhân văn, công bằng xã hội); môi trường ( cân bằng sinh thái, nâng cấp
cuộc sống vì bảo vệ môi trường đô thị). Tuy nhiên phụ thuộc vào đặc điểm chính trị,
kinh tế, vănhóa xã hội ở mối giai đoạn phát triển của từng quốc gia, mà viêc triển khai
ứng dụng kiái niệm đô thị bền vững có thể gần nhau về một số nguyên tắc chung,
nhưng khá( nhau về những tiêu chỉ phát triển (criteria) và các chỉ tiêu đánh giá
(indicator).
Xây dmg đô thị phát triển bền vững phải được tiến hành nghiên cứu từ tổ chức
không gian (bao gồm cả không gian ngầm), kiến trúc cảnh quan, quy hoạch hạ tầng,
thiết kế kiếi trúc công trình, vật liệu và công nghệ xây dựng đến những nội dung môi
trường, kinl tế, xã hội và quản lý đô thị trong mối liên hệ nhân - quả.
Nhữnị nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững giành riêng cho các đô thị đại
học chưa đrợc đầu tư. Tuy nhiên trên thực tiễn, sự ra đời của các trường đại học lâu
đời trên thí giới (có chiến lược và quy hoạch dài hạn) như Harvard, Staníòrd (Mỹ),
Cambridgevà Oxford (Anh) đã dần dần hình thành các khu đô thị đại học với hệ thống
cơ sở hạ tầig đồng bộ.
Ở Việ Nam mô hình đô thị đại học còn khá mới mẻ, chưa có khái niệm cũng như
quy chế chnh thức cho “Đô thị đại học”. Tuy nhiên trên thực tiễn đang hình thành
3


nhanh chóng các khu đô thị ĐH như: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, Đại học Tân
Tạo, Đại học quốc tế Đà Lạt, Đại học Sài Gòn - Long An, Đại học Quốc tế Việt Nam
(VIUT) và trong tương lai gần rất nhiều các khu đô thị đại học ở các vùng miền sẽ

hình thành bởi vì, các khu đô thị đại học sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho TP
như cải thiện tình trạng giao thông, giảm áp lực các dịch vụ công cộng.. , nhưng quan
trọng nhất, đó là sự đòi hỏi của xã hội về chất lượng giáo dục ngày càng cao, đặc biệt
là môi trường sổng mang tính văn hóa và giáo dục cao. Có thể gọi đây là các TP đại
học, TP trí thức trong tương lai- như nhiều nước phát triển đã làm...
Tạo dựng một môi trường văn hóa đặc trưng và sống động trong một “đô thị đại
học” liên quan đến nhiều lĩnh vực , trong đó không gian vật chất khuyến khích con
người giao tiếp và tham gia các hoạt động cộng đồng, góp phần tạo ra một không gian
văn hóa trong “đô thị đại học”, phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt
đẳng cấp khu vực và quốc tế là rất cấp bách.
Do vậy, nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng Đô thị Đại học phát triển
bền vững là vô cùng cần thiết, đặc biệt những nghiên cứu này có địa chỉ áp dụng cụ
thể là khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc với diện tích lOOOha.
2. Mục tiêu
Xây dựng nội dung, nguyên tắc, tiêu chí của mô hình đô thị đại học phát triển
bền vững ở Việt Nam; đề xuất áp dụng cho Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội
tại Hòa Lạc, phù hợp với chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020 và tàm nhìn
đến năm 2050, đảm bảo xây dựng môi trường đào tạo nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ hiện đại, ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế
giới.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu, tài liệu điều kiện tự nhiên, báo cáo khảo sát địa hình, địa
chất, các bản đồ hiện trạng, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 1: 2000 và các thuyết
minh đi kèm, đề án quy hoạch tổng thể ĐHQGHN tại Hòa Lạc, chiến lược phát triển
ĐHQGHN.
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, kinh nghiệm
quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam về mô hình đô thị và đô thị đại học phát triển bền
vững, các tài liệu pháp quy, nghị định, quyết định, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan.
- Tổng họp, phân tích, đánh giá nội dung, điều kiện và kinh nghiệm áp dụng các
mô hình đô thị và đô thị đại học phát triển bền vững ở ngoài nước, thực tế ở Viet Nam

để định hưóng xây dựng mô hình đô thị dại học phát triển bền vững ở Việt nam.
- Phản tích đánh giá tổng hợp dự án, hiện trạng triển khai dự án như là những
cơ sở thực tế để áp dụng mô hình đô thị đại học phát triển bền vững cho dự án xây
dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc
-

Phưeng pháp tính toán : Tính toán định lượng chỉ tiêu tích hợp các yếu tố điều kiện

tự nhiên - dịa kỹ thuật xây dựng sơ đồ phân vùng khu vực dự án xây dựng ĐHQGHN tại
Hòa Lạc theo mức độ phức tạp của điều kiện tự nhiên - địa kỹ thuật tỷ lệ 1: 2000 phục vụ
4


xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm; Tính toán các đặc trưng động học của đất nền
(vận tốc truyền sóng cắt Vs và mô đun cắt đông G) và xây dựng sơ đồ phân vùng khu vực
dự ản theo đặc điểm biến đổi Vs và G tỷ lệ 1: 2000 phục vụ khai thác không gian ngầm
dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
- Phương pháp và công cụ ArcGIS để thành lập bản đồ
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
PHẰN 1: Mô hình đỏ thi đai hoc phát triền bền vững
1. Đe tài đã tổng quan về hiện trạng cơ sở lý luận và thực tiễn của đô thị đại học,
đô thị đại học phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề
xuất những nhóm nội dung cơ bản và nguyên tắc thiết kế tổng thể mô hình đô
thị đại học theo hướng phát triển bền vững.
Trước hết về đô thị đại học: Đề tài đã phân tích các mô hình phát triển đô thị
đại học (ĐTĐH) được xuất hiện lần đầu tiên ở Anh (Cambridge và Oxíồrd), Mỹ
(Harvard, MIT, Boston, Wellesley College Staníòrd )và sau đó tại một số nước phát
triển khác như: Nhật Bản ( đại học Tsukuba ); Singapore (NUS); Trung Quốc (Quảng
Châu đại học thành) và kết luận “ Đô thị Đại học là mô hình phat triển cao của một
nền giáo dục Đại học“,.... Điểm đặc biệt của các đô thị đại học tiên tiến thế giới là

ngoài khu vực phục vụ học tập, nghiên cứu hiện đại, sinh viên còn được rèn luyện tính
cộng đồng trong một không gian mở và đô thị đại học không chỉ là nơi đào tạo mà còn
là nơi nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức đỉnh cao” .
Phân tích hiện trạng phát triển ĐTĐH Ở Việt Nam, Đe tài đánh giá ĐTĐH là một
khái niệm hoàn toàn mới mẻ trong lĩnh vực giáo dục đại học, chưa có khái niệm cũng
như quy chế chính thức cho “Đô thị đại học”, mà hiện đang lẫn lộn, chưa phân biệt
giữa “Đô thị đại học” và “khu đại học tập trung” .Trên thực tiễn, ở Việt Nam đang hình
thành nhanh chóng các khu đô thị ĐH và thực tế ĐTĐH sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết
thực cho thành phố , trong đó quan trọng nhất là sự đòi hỏi của xã hội về môi trường
và chất lượng giáo dục ngày càng cao ở Việt Nam.
Như vậy: Đại học không chỉ là nơi chuyển giao trí thức, đại học phải là nơi tạo ra
tri thức, đại học phải phụng sự cộng đồng và đem lại ánh sáng văn hóa, khoa học công
nghệ cho xã hội thông qua nghiên cứu khoa học và thực hành văn hóa, hướng dẫn khoa
học . Đô thị đại học, ở đó không gian vật chất khuyển khích con người giao tiếp và tham
gia các hoạt động cộng đồng, góp phần tạo ra một không gian văn hóa trong “đô thị đại
học” ... Nguyên lý vận hành và vai trò của trường đại học chính là những cơ sở cho việc
quy hoạch, thiết kế, xây dựng và phát triển các ĐTĐH .
về đô thị Đ ại học phát triển bền vững: Những nghiên cứu lý luận về phát triển
bền vững giành riêng cho các đô thị đại học chưa được đầu tư. Đề tài đã phân tích tiến
trình phát triển, nguyên tắc và nội dung các mô hình đô thị theo hướng phát triển bền
vững trên thế giới, từ mô hình Đô thị Sinh thái (ĐTST); mô hình Đô thị phát triển bền
vững; Mô hình Đô thị Xanh; đến mô hình Đô thị sinh thái-kinh tế (Eco2 Cities), kết
5


họp vơi những phân tích đặc thù về đô thị đại học, nguyên lý vận hành và vai trò của
trường đại học để tìm ra những nội dung cơ bản và nguyên tắc thiết kế mô hình tổng
thể đô thị đại học theo hướng phát triển bền vững như sau:
Các nhóm nội dung của mó hình tổng thể đô thị đại học phát triển bền vững:
- Quy hoạch Không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa và thân thiện với thiên

nhiên
- Thiết kế kiến trúc công trình và hạ tầng kỹ thuật (bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật
thông tin) tận dụng tối đa lợi ích (năng lượng mặt trời, gió, sinh học) để tiết kiệm năng
lượng điện hóa thạch, giảm phát thải khí C 02 và hạn chế những tác động bất lợi từ
thiên nhiên.
- Vật liệu và công nghệ xây dựng phải đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt để
đảm bảo mô hình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng (giảm
bức xạ nhiệt, ổn định và cách nhiệt, lưu chuyển năng lượng trong ngôi nhà,...), không
phá hủy và gây ô nhiễm môi trường;
- Sử dụng không gian ngầm hợp lý, đặc biệt cho các khu vực thí nghiệm.
- Xử lý triệt để chất thải độc hại và sử dụng tối đa chất thải vào mục đích phát
triển.
- Tổ chúc quản lý họp lý và bộ máy hoạt động hiệu quả
Nguyên tắc thiết kế mô hình tổng thế đô thị đại học phát triển bền vững
- Đô thị đại học bền vững về mặt môi trường: cân bằng sinh thái, cân bàng giữa
môi trường tự nhiên và nhân tạo, không tác động ảnh hưởng tới môi trường thiên
nhiên, Sử dụng tài nguyên, năng lượng, đất đai, nguồn nước có hiệu quả thiết thực,
không gây ô nhiễm môi trường...
- Đô thị đại học bền vững về mặt xã hội: phát triển hài hòa cân đối về mặt xã hội,
đẩm bảo công bằng xã hội giữa các cộng đồng, sự phát triển các nhu cầu vật chất, tinh
thần đa dạng, phong phú của mọi tầng lớp xã hội, cộng đồng giáo viên, sinh viên,
người la .0 động, đảm bảo sự phát huy tối đa mọi tiểm lực con người trong môi trường
giáo dục đại học...
- Đ ô thị đại học bền vững về mặt kinh tế: cân đối thu chi. Ngoài các nguồn kinh
phí do mgân sách Nhà nước cung cấp, một đô thị đại học cần có các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ đem lại nguồn thu hợp pháp phục vụ sự phát triển và đảm
bảo thu inhập ngày càng tăng cho đội ngũ giáo viên, người lao động, đảm bảo khả năng
về kinh tế của rộng rãi các tầng lóp sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh để có thể
tham g ia học tập, công tác trong môi trường đại học.
- Đ ô thị đại học bền vững về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ: ứng dụng kỹ

thuật, klhoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ thông tin phù họp với điều kiện khách
quan, c\ạ thể của Việt Nam trong môi trường đại học trên mọi lĩnh vực như xây dựng
và quảni lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, quản lý công tác giảng dạy và hoạt động của đô thị
đại học, áp dụng công nghệ giáo dục đào tạo tiên tiến như đào tạo từ xa, giáo trình điện
tử, thư wiện, sách giáo khoa điện tử ...
6


2. Đề tài đã phân tích tính đặc thù, chiến lược, tầm nhìn phát triển đại học, kết
họp bản sắc dân tộc như là những cơ sở khoa học trong quy hoạch, thiết kế, xây
dựng đô thị đại học phát triển bền vững, bao gồm:
Ahững đặc thù của đô thị đại học:
- Cư dân chủ yếu của đô thị đại học là sinh viên, độ tuổi, đặc trưng của ngành
nghề, nhu cầu về không gian, công trình phục vụ ,dịch vụ của họ... sẽ quyết định các
yêu cầu về dự báo và đề xuất các giải pháp phát triển (bao gồm cả quản lý và vận hành
của đô t h ị ) phù hợp
- Chu kỳ hoạt động của đô thị đại học rất rõ gắn với chương trình đào tạo của
mỗi trường là cơ sở dự báo và thiết kế các công trình công cộng, bố trí không gian cho
các hoạt động tập trung họp lý
- Loại hình công trình đô thị đại học chủ yếu gắn với hoạt động học tập của sinh
viên

- Quản lý vận hành phù hợp với đặc thù của đô thị đại học về hoạt động, về đối
tượng dân số sinh viên, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiện ích đô thị, đảm bảo sự hoạt
động của đô thị đại học đúng nghĩa với đô thị tri thức và văn hóa.
- v ề lịch sử quá trình phát triển đô thị đại học. Đô thị đại học có thời gian xây
dựng và vận hành lâu dài, phù hợp với hoạt động đào tạo và phát triển đô thị ở mỗi
giai đoạn, tạo nên lịch sử riêng của đô thị đại học.
Chiến lược và tầm nhìn phát triển của Đ ại học, kết hợp bản sắc dân tộc trong xây
dựng Đô thị Đại học phát triển bền vững.

Chiến lược và tầm nhìn phát triển của Đại học, kết hợp bản sắc dân tộc sẽ quyết
định triết lý phát triển của đô thị đại học. Hình thành triết lý phát triển đô thị đại học
gắn với định hướng phát triển không gian sẽ là kim chỉ nam, định hướng cho không
gian và lựa chọn các giải pháp thiết kế quy hoạch, tổ chức không gian và thiết kế kiến
trúc công trình.
Các triết lý phát triển này cần được duy trì và đảm bảo liên tục qua thời gian để
định hướng cho sự phát triển của đô thị đại học.
3. Đề tài đã đề xuất một số nguyên tắc, tiêu chí và các giải pháp xây dựng các mô
hình đô thị đại học phát triển bền vững trên cơ sở các nhóm nội dung của mô
hình tổng thể, những đặc thù của đô thị đại học, chiến lược và tầm nhìn phát
triển Đại học, kết hợp bản sắc dân tộc trong xây dựng Đô thị Đại học, bao gồm:
3.1. Mô hình quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị đại học theo hướng
phát triển bền vững
Nguyên tắc quy hoạch: Lấy sinh viên làm trung tâm; Triết lý phát triển đô thị đại
học phải rõ ràng: được hình thành trên cơ sở quan điểm đối với đào tạo giáo dục con
người, đối với tự nhiên sinh thái, đổi với khoa học công nghệ .... được thực hiện
xuyên suốt quá trình phát triển đô thị. Triết lý phát triển đô thị đại học là cơ sở lựa
chọn ý tưởng thiết kế đô thị đại học; Bền vững về môi trường: hài hòa với môi trường
cảnh quan sinh thái, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hạn chế tối


đa các nguồn xả thải, sử dụng công trình tiết kiệm năng lượng; Ben vững về xã hội:
Tạo môi trường giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho sinh viên; Ben vững về kinh tế:
Giảm thiểu chi phí đầu tư, chi phí vận hành và thu hút nguồn lực đầu tư; Quản lý vận
hành thuận lợi, an toàn
Các tiêu chí quy hoạch: Tiêu chí môi trường: Hạn chế tối đa các tác động tiêu
cực về môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; Tiêu chí kỹ thuật: Tuân thủ các
quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, khuyến khích áp dụng các công nghệ
hiện đại, thông minh làm giảm chi phí đầu tư xây dựng ban đầu và chi phí vận hành,
bảo quản trong dài hạn; Tiêu chí kinh tế: Làm rõ: tổng nhu cầu vốn, nguồn vốn từ

đâu, chi phí quản lý vận hành, khả năng đáp ứng nguồn vốn, cách thức sử dụng nguồn
vốn đảm bảo tính khả thi của dự án; Tiêu chí quản lý: đô thị có chất lượng không gian
tốt, không phát sinh các giải pháp làm phá vỡ không gian đô thị theo định hướng
chung, có phương án quản lý thích hợp từng giai đoạn.
Các giải pháp quy hoạch: Hình thành chuỗi chức năng liên hoàn, hỗ trợ và cân
bằng: Hệ thống các chức năng được lựa chọn (đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ,...) được
tính toán quy mô, bổ trí chuỗi liên kết, quan hệ để đảm bảo vận hành thuận lợi; Thiết
kế không gian theo mô hình tổ hợp công trình nén, tập trung từng khu vực; Xây dựng
đô thị thấp tầng: Sử dụng hệ thổng cây xanh điều hòa khí hậu, giảm sử dụng các thiết
bị điều hòa không khí, nhiệt độ; Hình thành cấu trúc không gian thống nhất, đồng bộ;
Chú trọng phát triển các hoạt động đặc trưng của đô thị đại học.
3.2. Mô hình công trình kiến trúc xanh, thông minh cho đô thị đại học phát triển
bền vững với những yêu cầu sau:
về vị trí và quy hoạch kiến trúc: Tận dụng tối đa nguồn đất phục vụ xây dựng
công trình với mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất hợp lý, Tạo cảnh quan không gian
kiến trúc xanh, sạch, đẹp với sự kết nối hài hòa các công trình xây dựng với các khu
công viên cây xanh, sông ngòi, ao hồ. Tôn trọng địa hình, cảnh quan hiện hữu,
về sử dụng vật liệu trong xây dựng công trình: Ưu tiên sử dụng vật liệu dễ chế
tạo, vật liệu được tạo thành tiêu tốn ít năng lượng, vật liệu có nguồn gốc tự nhiên.
Không lạm dụng kính , cấu tạo lớp vỏ bọc công trình, tường bao che hợp lý để tiết
kiệm năng lượng điện, tăng cường sử dụng hiệu quả thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên.
về sử dụng năng lượng : tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường sử dụng năng lượng tự
nhiên, năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thông gió, chiếu sáng tự
nhiên, chống nóng, chống mưa cho công trình, cung cấp và sử dụng nước sạch, nước tự
nhiên hiệu quả
về môi trường: Bảo vệ hệ sinh thái, cây xanh, môi trường tự nhiên; Xử lý chất
thải rắn, nước thải, bảo vệ môi trường; Đảm bảo tiện nghi môi trường trong và ngoài
nhà
về hạ tầng: Thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội thích ứng với thiên tai và
tác động do biến đổi khí hậu; kết nối, đảm bảo tối đa việc sử dụng chung các tiện ích

công cộng.


về quản trị: Tăng cường chất lượng công tác quản lý trong quy hoạch, khảo sát,
thiết kế, xây dựng, vận hành khai thác sử dụng công trình; khuyển khích sáng tạo trong
các hoạt động bảo vệ môi trường; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam,
áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới về xây dựng công trinh tiết kiệm năng
lượng; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, kỳ thuận tiên tiến trong xây dựng và
quản lý công trình
3.3. Mô hình hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đại học theo hướng phát triển bền
vững
Nguyên tắc thiết kế: Thể hiện tư tưởng triết lý phát triển, phù hợp với yêu cầu
đăc thù của đô thị đại học; khai thác tối đa đặc điểm điều kiện tự nhiên, hạn chế các tác
động tiêu cực tới cảnh quan sinh thái; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào thiết
kế, xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo môi trường và hành lang
dự trữ phát triển cho tương lai, đáp ứng các tiêu chí về kinh tế, kỹ thuật, môi trường,
xã hội và tiêu chí đặc thù
Giải pháp thiết kế:
- Giao thông trong đô thị đại học: phát triển hệ thống giao thông công cộng, đi
bộ và đi xe đạp; phát triển mạng lưới giao thông tầng bậc, tiện ích và đặc trưng của đô
thị.
- San nền: bố trí các khu vực chức năng đô thị phù hợp với địa hình, địa mạo và
địa chất; hạn chế tối đa khối lượng san gạt; khai thác tối đa cây xanh - mặt nước đô thị;
- Cấp điện: giảm thiểu tối đa nhu cầu sử dụng điện; khuyến khích sử dụng các
nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
- Cấp nước: sử dụng nguồn cấp nước bền vững, an toàn; tái sử dụng nguồn nước
và áp dụng khoa học công nghệ trong vận hành điều khiển cấp nước và giám sát chất
lượng nước.
3.4 Mô hình vật liệu và công nghệ xây dựng công trình trong đô thị đại học phát
triển bền vững

Nguyên tắc lựa chọn vật liệu và công nghệ xây dựng: Vật liệu xây dựng đáp ứng
các }êu cầu thiết kế và tiêu chuẩn chịu lực, cải thiện khả năng cách nhiệt và chỉ số phát
thải ;acbon thấp, có hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao; công nghệ xây dựng công trình
khôrg phá hủy, không gây ô nhiễm môi trường.
Vật liệu cho kết cấu chịu lực: phát triển các loại bê tông đặc biết (chất lượng cao,
cườrg độ cao, tự đầm,...) và nâng cao mức độ thân thiện môi trường của bê tông (sử
dụng phế thải, sử dụng vật liệu địa phương,...), lựa chọn vật liệu đầu vào và tối ưu hóa
cấp phối bê tông.
Vật liệu cho kết cấu bao che và ngăn cách (khối xây, vách ngăn, kính và kết cấu
kính mái): bố trí các kết cấu che nắng, giảm bớt tỷ lệ kính, sử dụng vật liệu có hệ số
hấp hụ bức xạ mặt trời thấp. Sử dụng các vật liệu nhẹ để giảm truyền nhiệt ,sử dụng
họp [ý vật liệu xây để cắt giảm lượng phát thải cacbon.
9


Yật liệu hoàn thiện (ốp lát, sơn); các phương án hoàn thiện được đánh giá, lựa
chọn theo nhiều tiêu chí, trong đó công năng sử dụng và vẻ đẹp thẩm mỹ có ảnh hưởng
đáng Lê.
7ật liệu chổng thấm (bê tông chống thấm, vữa chống thấm, son chổng thấm, tấm
chống thấm, băng cản nước và các loại vật liệu khác).- được lựa chọn theo các giải
pháp và thiết kế chống thấm phù hợp.
Công nghệ xây dựng: giảm phát thải ô nhiễm (giảm ô nhiễm tiếng ồn, giảm ô
nhiễrr không khí, giảm ô nhiễm môi trường nước, giảm ô nhiễm chất thải rắn), giảm
tiêu tlụ năng lượng (giảm tiêu thụ năng lượng cho quá trình vận chuyển, giảm tiêu thụ
năng ượng trong thi công).
3.5. Mô hình x ử lý môi trường trong khu đô thị đại học phát triển bền vững
Vguyên tắc chung của hệ thống thoát nước mặt: kết họp các giải pháp tiêu thoát
nước mặt với tạo cảnh quan đô thị, thích ứng với đặc điểm của địa phương, ứng phó
với


CcC

vấn đề tai biến môi trường và biến đổi khí hậu.

Giải pháp thoát nước mặt: mô hình thoát nước mưa theo nguyên lý của SUDS,
tức lí thoát nước chậm, để tránh lượng mưa tập trung lớn trong thời gian ngắn, sử
dụng các hồ điều hòa lưu giữ nước tại chỗ và cho thấm xuống đất qua các thảm cỏ
xanh, ở những khu vực thích họp.
Nguyên tắc và giải pháp thu gom và xử lý rác thải: áp dụng các biện pháp tiên
tiến, iử dụng công nghệ tái chế chất thải rắn, tuân thủ các quy định về quản lý chất thải
độc hại.
Nguyên tắc thu gom và xử lý nước thải: các mô hình thực sự hữu ích và bền
vững đặc biệt chú ý đến nước thải khu vực thí nghiệm, lồng ghép các hoạt động xử lý
với tã sử dụng nước thải.
Giải pháp thu gom và xử lý nước thải: Áp dụng các mô hình phù hợp như : bãi
lọc t)ồng cây kết hợp hồ sinh học, công nghệ yếm khí cải tiến ABR và hồ sinh học,
DEVATS kết hợp hồ sinh học.
Quản lý chất lượng không khí, tiếng ồn, bụi, hơi nóng, điện từ trường và các tai
biến 'nôi trường: Kiểm soát và hạn chế các nguồn gây ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn;
tăng cường phun nước và quét đường; tăng mật độ cây xanh, mặt nước để giảm hơi
nóng đô thị; kiểm soát sự gia tăng điện trường tự nhiên của môi trường địa chất từ các
nguầi điện bổ sung có nguồn gốc công nghệ của các cơ sở sản xuất.
3.6. Mỗ hình định hướng quy hoạch, khai thác sử dụng không gian ngầm và đánh
giá nôi trường chiến lược Đô thị đại học ph át triển bền vững.
- Quy hoạch hệ thống colector kỹ thuật (chứa đựng các hệ thống đường ống cấp
điện cấp thoát nước, thông tin liên lạc, ..) phù hợp với hệ thống các công trình bề măt,
điềukiện tự nhiên, nền địa chất
- Quy hoạch hệ thống các phòng thí nghiệm nghiên cứu ( đặc biệt là các phòng
thí r^hiệm đòi hỏi yêu cầu cao ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, chống ồn, chống rung), kết
nối Tới các trường, trung tâm, viện nghiên cứu, với hạ tầng chính của đô thị.



- Đánh giá môi trường chiến lược là công cụ quản lý môi trường có tầm chiến
lược, nhàm mục đích lồng ghép các tác động môi trường vào quá trình lập quy hoạch
và tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết định đồng bộ, các giải pháp tổng thể giảm thiểu
và khắc phục, phù hợp với chiến lược và tầm nhìn phát triên của đại học.
3.7 Mô hình quản lý đô thị đại học ph át triển bển vững
Những nguyên tắc quản lý đô thị đại học phát triến bền vững
- Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan (cả không gian ngầm): đảm bảo tính
thốns nhất quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể đô thị; phát huy, giũ
gìn bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm cả hệ thống hạ tầng thông tin - liên
lạc): đảm bảo sự phân cấp quản lý, an toàn, mỹ quan đô thị, tiết kiệm, chống hao mòn
thất thoát, gây ô nhiễm môi trường.
- Quản lý kinh tế xã hội: đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội,

tinh thần thượng tôn

pháp luật, công bằng, minh bạch trong đấu thầu các hoạt động dịch vụ đô thị.
- Bộ máy quản lý đô thị đại học: có sự phân cấp theo chức năng, nhiệm vụ, có sự
tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý đô thị.
Các giải pháp quản lý đô thị đại học phát triển bền vững
- Quản lý không gian, kiến trúc đô thị: quản lý theo đồ án và quy chế quản lý
quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lưu ý đến quản lý không gian ngầm đô
thị đại học cho các mục tiêu thí nghiệm đặc thù và khu vực có di tích, bảo tồn.
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật: quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Quản lý kinh tế xã hội: quản lý các hoạt động liên quan đến thu, chi, các hoạt
động văn hóa xã hội và trật tự đô thị đại học.
- Bộ máy quản lý đô thị đại học: xây dựng, phổ biến hướng dẫn các văn bản,
chính sách kinh tế - xã hội (hoạt động đầu tư, kinh tế dịch vụ, sinh hoạt xã hội, bảo vệ

môi trường); tổ chức thực hiện, hướng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách,
chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý không gian, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật;
xây dựng cơ sở dữ liệu thường trực về xây dựng phát triển và quản lý đô thị đại học.
PHẢN 2: Đẻ xuất áp dụng mô hình đô thị đai hoc phát triển bền vững cho dư án
xây dưng Đại hoc Quốc gia Hà Nôi tai Hòa Lac
1. Đề tài đã tổng họp những phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, môi trường khu vực xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, phân tích SWOT đánh
giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức tương ứng và chiến lưọc phát triển,
mô hình tổ chức hoạt động của ĐHQGHN như là những cơ sở quy hoạch chung
và quy hoạch chi tiết 1: 2000 đô thị đại học Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
2. Đề tài đã tổng hợp, đánh giá hiện trạng quy hoạch và xây dựng ĐHQGHN tại
Hòa Lạc,trên cơ sở của các báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi
tiết 1: 2000, và phân tích những vấn đề còn tồn tại của đồ án quy hoạch chi tiết 1:
11


2000 ĐHQGHN tại Hòa Lạc theo hướng đô thị đại học phát triển bền vững.
Những tồn tại bao gồm:
2.1.

về đánh giá tổng hợp

hiện trạng điều kiện tự nhiên , kỉnh tế, x ã hội, m ôi trường

khu vực nghiên cứu:
Đề án chưa thực sự làm rõ những lợi thế về địa hình, cây xanh và mặt nước,
nắng, gió trong thiết kế đô thị cho những mục đích năng lượng sạch, chiếu sáng, thông
gió; chưa đánh giá các tai biến (ngập lụt, xói mòn, bồi lắng long h ồ ,...) và biến đổi khí
hậu để có những quy hoạch lồng ghép; chưa quan tâm đúng m ức đến không gian
ngầm, đặc biệt là các công trình ngầm phục vụ cho các phòng thí nghiệm đòi hỏi có độ

ổn định cao độ ẩm, nhiệt độ, rung động.
2.2. về mục tiêu và quan điểm thiết kế:
Các nghiên cứu quy hoạch, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan cần đáp ứng hơn
nữa các yêu cầu: Không gian ĐHQGHN là không gian Khoa học- Công nghệ cao,
không gian xanh, thân thiện môi trường và có chất lượng thẩm mỹ cao.
2.3. về quy hoạch khu đô thị đại học
Cần nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ hữu cơ, cộng sinh giữa khu ĐHQGHN và
các khu vực lân cận, để đô thị ĐHQGHN trở nên sống động, hấp dẫn các nhà đầu tư.
Cần nghiên cứu khảo sát và nghiên cứu khai thác không gian ngầm, bố trí mạng
lưới các phòng thí nghiệm đòi hỏi có độ ổn định cao độ ẩm, nhiệt độ, rung động, kết
nối đồng bộ không gian ngầm và không gian nổi.
Cần nghiên cứu sâu hom những lợi thế về địa hình, cây xanh , mặt nước, nắng,
gió để đề xuất các nguyên tắc sử dụng vật liệu, bố trí không gian bên trong và bên
ngoài toà nhà có chức năng khác nhau cho những mục đích năng lượng sạch, chiếu
sáng, thông gió.
Nghiên cứu chủng loại cây xanh phù hợp trồng trong đô thị đại học.
2.4. về Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
Cần thiết kế colecter kỹ thuật để hạ ngầm toàn bộ các hệ thống cấp điện, cấp
nước, thông tin liên lạc. c ấ p điện, nên bổ sung nguồn năng lượng pin mặt trời.
Cần xem lại thiết kế các hồ đào, nên mở rộng hồ tự nhiên thay cho đào hồ trên
các khu vực có địa hình cao.
2.5. về Đánh giá tác động và x ử lý m ôi trường
Nghiên cửu đánh giá các tai biến thiên nhiên khu vực Hoà Lạc (ngập lụt, xói
mòn. bồi lắng long h ồ ,...) để đề xuất các giải pháp khai thác quỹ đất và phòng chống
thiên tai hiệu quả.
Cần đánh giá nguy cơ ngập lụt, ngập úng cục bộ và thiết kế bổ sung các hệ thống
cống, ngầm tràn tại các vị trí có các dòng chảy.
Thoát nước mưa cần xem xét phương án thoát chậm, tăng bề mặt thấm nước tự
nhiên; tính lại tính khả thi của phương án xây dựng tuyến mương hở bao quanh hàng
rào ranh giới ĐHQGHN, vì địa hình không bằng phẳng, phải đào đắp nhiều để tạo độ

dốc thích hợp nên vừa tốn kém lại vừa phá vỡ cảnh quan. Mặt khác, diện tích đất của


dự án thấp hơn khu vực bên ngoài, do đó mương hở có thể lại đón nước từ ngoài dự
án.
Cần có định hướng khai thác sử dụng không gian ngầm và tái sử dụng nước thải
để tưới và bảo vệ độ ẩm của đất.
3. Đề tài đã đề xuất một số nội dung nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch dự án tống
thể xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc tỷ lệ 1: 2000 theo hướng phát triển bền
vững:
Trên cơ sở phân tích thực trạng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1: 2000, một số nội dung
nhiệir. vụ điều chỉnh (triển khai )quy hoạch dự án tổng thể xây dựng ĐHQGHN tại
Hòa Lạc tỷ lệ 1: 2000 như sau:
3.1. Phăn tích và đánh giá bổ sung hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,
môi trường khu vực nghiên cửu:
Nội dung cần phân tích đánh giá bổ sung được trình bày ở phần những tồn tại kể
trên (mục 2), trong đó đặc biệt chú ý: Khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn,
thuỷ văn và các yếu tố môi trường tự nhiên khác ; phân vùng khu vực ổn định nền địa
chất ề khai thác xây dựng không gian ngầm; khảo sát thổ dưỡng và thống kê các loại
cây più hợp tại Hoà lạc và phù hợp với môi trường giáo dục; khảo sát các vật liệu địa
phươig truyền thống; danh mục các mô hình thí nghiệm dự kiến xây dựng trong đô thị
đại hoc.
3.2. Điểu chỉnh tầm nhìn và các dự báo:
Chuẩn chỉnh lại tầm nhìn dựa trên chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm
2020 tầm nhìn 2030 đã được bổ sung chỉnh sửa năm 2014 làm cơ sở cho việc xác định
triết ìý phát triển và quan điểm thiết kế đô thị ĐHQHN tại Hòa Lạc
3.3. Một sổ nội dung nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch đô thị ĐH QGHN tại Hòa Lạc:
Nguyên tắc nghiên cứu:
Đảm bảo tính khoa học và tính khả thi: Các khảo sát địa chất công trình, địa chất
thủy văn, thuỷ văn và các yếu tố tự nhiên khác phải chính xác và đồng bộ, đề xuất các

giải jháp kỹ thuật hiệu quả, tiết kiệm, an toàn, phù hợp với các giai đoạn ngắn hạn và
dài hin xây dựng không gian đại học quốc gia Hà Nội là không gian Khoa học - Công
nghệ cao, không gian xanh, thân thiện môi trường và có chất lượng thẩm mỹ cao.
Quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan:
Nghiên cứu bổ sung các liên kết giữa khu ĐHQGHN và các khu vực lân cận
bằngcác giải pháp về kiến trúc, cảnh quan.
Làm rõ bản sắc của từng trường, công năng của các khu chức năng,nhưng

vẫn

đảm oảo sự đa dạng trong ngôn ngữ kiến trúc chung của ĐHQGHN
Nghiên cứu bổ sung khai thác không gian ngầm, bố trí mạng lưới các phòng thí
nghi:m đòi hỏi có độ ổn định cao độ ẩm, nhiệt độ, rung động. Kết nối hệ thống phòng
thí nghiệm với các trung tâm nghiên cứu và các trung tâm đào tạo khoa học. Kết nối hệ
thốnị phòng thí nghiệm với hạ tầng chính của đô thị đại học.
13


N ghiên cứu bổ sung đề xuất sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống, ứng dụng
công mghệ kỹ thuật cao đảm bảo mục đích tiết kiệm năng lượng, giá thành hạ và tạo
bản sắc riêng cho đô thị đại học.
lNghiên cứu đề xuất bổ sung các nguyên tắc thiết kế không gian bên trong và bên
ngoài toà nhà có chức năng khác nhau (giảng dạy, dịch vụ, hoạt động cộng đồng, văn
hoá, thể chất, ký túc xá...), đảm bảo mục đích khai thác năng lượng sạch, chiếu sáng,
thông gió.
Thiết kế cảnh quan và lựa chọn trong cây xanh tổng thể, các không gian mở, các
tuyến đường chính, các quảng trường sinh viên, lối vào khu đô thị đại học, các không
gian công cộng sử dụng chung của các trường, hàng rào các trường và hàng rõ khuôn
viên ĐHQGHN.
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường:

Đề xuất bổ sung các giải pháp quản lý rủi ro khi gặp sự cố thiên tai, biến đổi khí
hậu.
Đề xuất quản lý nguồn nước mặt đảm bảo không gây ô nhiễm, và tạo dựng môi
trường sinh thái cảnh quan khu đô thị đại học.
4. Đề tài đã đề xuất một số nguyên tắc áp dụng các mô hình đô thị đại học phát
triển bền vững cho dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, mới đi qua giai đoạn quy hoạch chung
tỷ lệ 1/5000, quy hoạch chi tiết 1: 2000, đang triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:
500 và dự án đầu tư cho một số dự án thành phần. Mỗi giai đoạn giải quyết những
vấn đề riêng, các vấn đề được cụ thể hóa ở các giai đoạn chi tiết tiếp theo. Việc đề xuất
các mô hình chi tiết và cụ thể đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc phát triển bền vững ở giai
đoạn này là chưa đủ cơ sở (ngoài mô hình quy hoạch tổng thể đã trình bày ở trên ). Do
vậy đề tài chỉ đề xuất những định hướng (nguyên tắc) áp dụng các mô hình đô thị đại
học phát triển bền vững cho dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, bao gồm:
4.1 Nguyên tắc thiết kế kiến trúc công trình xanh và thông minh cho các khu chức
năng của ĐH QG H N tại Hào Lạc.
Nguyên tắc chung:
Ngoài những yêu cầu chung cho mô hình công trình xanh và thông minh, đối với
Hòa Lạc cần lưu ý: Sử dụng tổ hợp Sân trong tận dụng hướng gió Nam, Đông-Nam;
Sử dụng các vật liệu xây dựng địa phương bền vững và than thiện môi trường như đá
ong, cuội sỏi,..
Đổi với khu trung tâm:
Khu trung tâm có hồ lớn ở giữa, tận dụng tối đa không gian thiên nhiên hồ nước,
cây xanh, hệ sinh thái tự nhiên xây dựng khu Trung tâm ĐHQGHN thực sự trở thành
đô thị xanh, sinh thái, thông minh mang tính nhân văn cao. Các công trình nhà điều
hành, thư viện trung tâm, hội trường đa năng... cần trang bị hệ thống chiểu sáng, điều
hòa không khí hiệu quả và tiết kiệm năng lượng như các công trình tiêu biểu của
ĐHQGHN trên lĩnh vực xây dựng đô thị đại học bền vững.



Các khu học tập, viện trung tâm nghiên cứu:
Các tiêu chí chung về công trình kiến trúc xanh, thông minh như đã nêu ở phần
trên đều có thể áp dụng cho các hạng mục công trình của các trường đại học thành
viên, tuy nhiên có một số tiêu chí đặc thù cần áp dụng cho các hạng mục đặc biệt như
giảng đường đại học. Tiêu chí quan trọng hàng đầu cho giảng đường là đảm bảo tối ưu
về thị giác, thính giác, xúc giác. Các không gian giảng đường nên được chiếu sáng từ
hai bên.
Tại khu vực các Viện, trung tâm nghiên cứu nên triển khai thí điểm các hạng
mục cóng trình kèm theo các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững như công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, công
nghệ tái tạo, chuyển hóa năng lượng, công nghệ sản xuất điện từ năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, địa nhiệt... c ần đảm bảo giải cách ly an toàn về môi trường giữa các
phòng thí nghiệm hóa chất, phóng x ạ .. .với các khu chức năng khác của ĐHQGHN.
Khu ký túc xá:
Khu ở của sinh viên nên được bổ trí hợp lý trong khuôn viên trường và không
nên tách thành các khu ký túc xá độc lập như QHCT 1/2000 ĐHQGHN, đảm bảo sinh
viên có thể đi bộ hoăc đi xe đạp trong thời gian từ 5-10 phút đến lớp.
về thiết kế kiến trúc các nhà ký túc xá cần lưu ý:
- Do khí hậu tại Hòa Lạc rất nóng, nên yêu cầu đầu tiên là đảm bảo thông thoáng
tự nhièn. Cửa sổ nằm ở tường bao che không hành lang nên có hai lớp kính, chớp.
Tường hướng tây không có hành lang cần thiết kế dầy hơn đảm bảo cách nhiệt tối ưu,
tăng ctrờng trồng cây xanh che nắng cho công trình từ phía tây. Hành lang hướng tây
nên đuợc bố trí hệ thống lam chắn nắng, sử dụng vật liệu chống nóng hiệu quả. Các
cửa sẻ của đi cần bố trí rèm cửa. diện tích các cửa sổ chiếu sáng lớn hon 1/8 diện tích
phòng
- Cần trang bị các thiết bị tiết kiệm năng lượng, khuyến khích đầu tư lắp đặt hệ
thống pin mặt trời, hệ thống đun nước nóng trực tiếp bằng ánh nắng mặt trời đặt ở trên
mái CcC công trình ký túc xá.
Khu công viên, cây xanh và mặt nước:
Việc thiết kế các không gian xanh, mặt nước cần đảm bảo đầy đủ các giá trị về

mặt tlẩm mỹ, nghệ thuật, công năng sử dụng cho vui chơi giải trí, học tập đồng thời
tạo ra môi trường sống tươi mát, trong lành, giầu ô xy.
Áp dụng hệ thống tưới tiêu tự động, giảm sức người. Sử dụng nguồn nước mưa,
nước hải sinh hoạt đã qua sử lý để phục vụ tưới cây, rửa đường...
4.2. lỉguyên tắc thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án tổng thể xây dựng
Đ H Q ỈH N tại Hòa Lạc.
ỉan nền:
ỉố trí các khu vực chức năng phù hợp với địa hình, địa mạo và địa chất công
trình, hạn chế tối đa khối lượng san gạt, đào đắp. Khai thác các địa hình dốc, mái
talu y iể tạo các sân khấu ngoài trời, quảng trường, chỗ ngồi đọc sách.


Đảm bảo khối lượng đào đắp được cân bàng tại chỗ, hình thành các hồ điều hòa
kết hợp với các công viên cây xanh
Áp dụng đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành về cao độ khống chế, độ dốc
nền,độ đầm chặt,...

Giao thông:
Phát triển mạng lưới giao thông tầng bậc, tiện ích hỗ trợ, trở thành đặc trưng của
đô thị ĐHQGHN. Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng, đi bộ và đi xe
đạp. Sử dụng công nghệ hiện đại để điều khiển hoạt động giao thông đô thị đại học
theo từng thời điểm cụ thể, gắn với hoạt động đặc thù của đô thị đại học.

Sử

dụng

các vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường.
Mạng lưới giao thong, xác định quy mô và phân cấp tuyến, giao thông đối nội,
đường trục chính, đường vành đai nội bộ khuôn viên được thiết kể theo đúng quy

hoạch được duyệt
Cấp điện:
- Khuyến khích sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để
phục vụ các hoạt động và nhu cầu sử dụng của đô thị. Sử dụng các giải pháp tiết kiệm
năng lượng, hạn chế tối đa việc thất thoát nguồn điện.
- Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn điện, cân đối sử dụng các nguồn điện: 110KV;
trung thể, hạ thế; điện từ năng lượng gió và mặt trời. Toàn bộ hệ thống cáp điện này
đặt trong Tuynel ký thuật.
- Chiếu sáng theo tiêu chuẩn quy định, hạn chế chiếu sáng dàn trải, tập trung vào
chiếu sáng công năng của công trình.
Cấp nước:
- Sử dụng các nguồn cấp nước bền vững, tái sử dụng nguồn nước cho các hoạt
động của đô thị, mạng lưới cấp nước an toàn, thuận lợi tới các nhu cầu sử dụng, áp
dụng khoa học công nghệ điều khiển cấp nước và giám sát chất lượng nước.
- Dự báo nhu càu sử dụng nguồn nước, tính toán thiết kể mạng cấp nước họp lý
và toàn bộ hệ thống cấp nước đặt trong Tuynel ký thuật.
- Mạng lưới cấp nứơc phân phối, sơ đồ cấp nước, áp lực nước, phương án cứu
hỏa đươc thiết kế đến từng đơn vị độc lập.
4.3 Nguyên tắc thiết kế và công nghệ x ử lỷ môi trường dự án tổng thể xây dựng
ĐH QGH N tại Hòa Lạc.
Thu gom và xử lý nước thải:
- Lựa chọn phân khu chức năng để tăng cường khả năng thu gom xử lý nước thải,
đảm bảo hiệu quả đầu tư trong dài hạn, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để
xử lý nước thải, tái sử dụng nước thải đã xử lý cho các mục đích tưới cây, làm ẩm
đât,..
- Các tuyến thoát thiết kế theo lưu vực , nước thải tự chảy theo các tuyến cống
đường phố về trạm xử lý tập trung của khu vực nghiên cứu. Hệ thống cống chính bố trí
dọc theo các tuyến phố. Các tuyến cống nhánh thu gom bám theo các đường ven hồ,



ven suối, các khe tụ thủy để tận dụng địa hình, giảm tối đa chiều sâu chôn cổng.
Đường ống áp lực chôn sâu tối thiểu 1m.
- Trạm xử lý nước thải đặt tại khu cây xanh nằm phía Bắc. Công suất trạm xử lý
thiết kế theo kết quả tính toán dự báo. Công nghệ xử lý theo tiêu chuẩn quy định. Các
phòng thí nghiệm phải xử lý, trung hòa các thành phần độc hại trước khi xả ra hệ
thống chung.
Thu gom và xử lý chất thải rắn:
Áp dụng các biện pháp thu gom chất thải tiên tiến, sử dụng công nghệ tái chế
chất thải rắn và phân loại tại nguồn. Xây dựng một điểm trung chuyển để tập hợp CTR
chuyển đi ngay trong ngày.
Thoát nước mặt:
- Thoát nước theo phương pháp thoát chậm, tăng diện tích mặt thoáng thấm
nước, tăng diện tích chuỗi hồ chứa hồ liên hoàn để thoát nước mặt và tạo cảnh quan
cho đô thị, đảm bảo tối đa cho hành lang tiêu thoát lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu,
đảm bảo kiến trúc xanh và bền vững, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước mặt
tại khu vực.
- Cần đánh giá dự báo về lưu lượng thoát để tính toán hệ thống cống, diện tích và
dung tích hồ, cao độ mực nước khống chế, phân chia lưu vực thoát.
Bảo vệ môi trường:
- Khu vực bảo vệ cảnh quan các đồi, núi có độ dốc và độ cao lớn tránh san nền
làm thay đổi địa hình, các thủy vực nước mặt, vùng đệm xanh.
- Quản lý chặt chẽ nguồn thải, tránh gây ô nhiễm môi trường, báo cáo ĐMC.
- Các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường nước
mặt, môi trường đất, tài nguyên, hệ sinh thái.
4.4. Nguyên tắc sử dụng không gian ngầm dự án tổng thể xây dựng ĐHQGHN tại Hòa
Lac.
- Quy hoạch hệ thống colector kỹ thuật phù hợp với hệ thống các công trình bề
măt, chứa đựng các hệ thống đường ống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc,..
- Quy hoạch hệ thống các phòng thí nghiệm nghiên cứu đòi hỏi yêu cầu cao ổn
định về nhiệt độ, độ ẩm, chống ồn, chống rung.

- Phân vùng đánh giá nền địa chất phục vụ quy hoạch sử dụng không gian ngầm
- Sử dụng các công nghệ mới, công nghệ không dây để điều khiển, vận hành hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
4.5. Nguyên tắc sử dụng một sổ loại vật liệu và công nghệ xây dựng thân thiện môi
trường cho Đô thị ĐHQGHN tại H òa Lạc

ĐAi HỌC QUỐC GIA HA NÔI
TRUNG TẨM THÔNG TIN THƯ VIÊN

cccCccc c

17


Vật liệu cho kết cấu chịu lực:
Sử dụng chủ yếu là Bê tông nặng với tính năng cao, hệ số dẫn nhiệt, khối lượng
thể tích, chỉ số phát thải cácbon của bê tông được thiết kế và tính toán cụ thể
Bê tông nhẹ kết cấu:
Lựa chọn cốt liệu nhẹ phù họp có nguồn gốc phế thải và tự nhiên thay thế cốt
liệu nhẹ keramzit cho phép giảm đáng kể chỉ số phát thải cácbon để thiết kế cường độ
tương ứng sử dụng cho các kết cấu chịu lực, nâng cao khả năng cách nhiệt, giảm năng
lượng dùng trong điều hòa môi trường bên trong.
Thép cốt và kết cấu kim loại:
Ưu tiên sử dụng cốt thép cường độ cao, cốt thép dự ứng lực để tiết kiệm đáng kể
khối lượng vật liệu sử dụng. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp giám sát
đảm bảo chất lượng mối nối.
Các kết cấu kim loại sử dụng phổ biến trong hạng mục công trình có kết cấu nhịp
lớn như mái sân vận động, mái bể bơi. Ưu tiên sử dụng vật liệu với khả năng chịu lực
cao giúp tăng khẩu độ, giảm thiết diện và tổng khối lượng các kết cấu chính, chú ý tới
vấn đề chống ăn mòn và nâng cao giới hạn chịu lửa của kết cấu.

Khối xây:
Khối xây được cấu tạo từ viên xây gắn kết bằng vữa. Vữa xây là các loại vữa xi
măng cát có mác lựa chọn phù hợp.
Gạch đất sét nung sử dụng trong các hạng mục có các yêu cầu đặc biệt, yêu cầu
về trang trí, thẩm mỹ, không trát. Các hạng mục có trát sử dụng các loại gạch không
nung, gạch nhẹ và các vật liệu khác (gạch bê tông, gạch canxi silicat, gạch bê tông tổ
ong, gạch bê tông bọt, khí không chưng áp và chưng áp) đảm bảo cách nhiệt, tiết kiệm
năng lượng trong công trình. Lưu ý cách ẩm vafchoongs thấm cho khối xây.
Bê tông tổ ong được đánh giá là vật liệu thân thiện với môi trường ( theo khả
năng phát thải C 02)
Vách ngăn:
Vách ngăn có thể bằng khối xây, tấm panel hoặc các hệ vách có khung. Ưu tiên
hệ vách nhẹ là thạch cao, tấm xi măng sợi, ván ép gỗ, composit, ván ép xi măng và phế
thải sản xuất g ỗ ,... góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế được chỉ số phát thải cácbon.
Kính và kết cấu kính
Kính được sử dụng trong cửa sổ, cửa đi, vách bao che, vách ngăn, mái và các kết
cấu khác, cần được cân nhắc để đảm bảo tiện nghi cho người dùng và hiệu quả trong
việc sử dụng năng lượng trên cơ sở tính toán thiết kế sử dụng các loại kính có hệ số
hấp thụ nhiệt(SHGC) hoặc hệ sổ che nắng (SC) , hệ số dẫn nhiệt, chỉ số phát thải
cácbon phù hợp, sử dụng các kết cấu che nắng cho kính, các loại thanh, đố phù hợp.
Vật liệu ốp lát:
Vật liệu ốp lát bao gồm vật liệu có nguồn gốc tự nhiên (đá, gỗ, ...) và nhân tạo
(đá nhân tạo, gạch gốm, gạch xi măng,

tăng cứng sàn). Ưu tiên sử dụng vật liệu ốp
18


lát là đa tự nhiên, trong đó chú ý đá ong, đá chẻ và cuội sỏi, đảm bảo độ bền, thẩm mỹ
và thân thiện môi trườngvà mang tính địa bàn đặc thù.

Sơn:
các loại sơn ngoài nhà cần có độ bền cao đối với các tác động thời tiết (nhiệt
ẩm, bức xạ, ...). Các khối nhà cao tầng được sơn các tông màu đậm để tạo điểm nhấn
trên nền trời, nhà thấp tầng nên sơn màu sáng để không tạo cảm giác thấp bé, thưa
thớt. Càn lưu ý khả nàn hấp thụ năng lượng thông qua hệ số hấp thụ nhiệt của các loại
màu sơn.
Các loại sơn trong nhà cần yêu cầu cao về an toàn vệ sinh môi trường đối với
người sử dụng (nhất là đối với các loại sơn hữu cơ có sử dụng dung môi) cần lựa chọn
phù hẹrp cho mỗi loại công trình.
Vât liệu chống thấm:
vật liệu chống thấm chính bao gồm: bê tông chống thấm, vữa chống thấm, sơn
chống thấm, tấm chống thấm, băng cản nước và các loại vật liệu khác
bè tông chống thấm bên cạnh việc lựa chọn xi măng, cát, đá chất lượng cao, thì
lựa chọn các loại phụ gia là rất quan trọng.
Các loại vữa được sử dụng làm lớp chống thấm ưu tiên các loại vữa đặc chủng
chèn đóng rắn nhanh, vữa rót không co
Các loại sơn chống thấm có khả năng cản nước tốt, nhưng khả năng chịu lực và
chịu biến dạng không cao nên cần được tính toán khi sử dụng trong công trình
Vật liệu màng chống thấm dạng cuộn đúc sẵn được phân loại theo mục đích sử
dụng, theo cấu trúc tấm, theo vật liệu chính, theo loại vật liệu gia cường, theo vật liệu
phủ mặt, theo công nghệ thi công cần được luận chứng lựa chọn khi sử dụng.
Công nghệ xây dựng:
Công nghệ thi công xây dựng phụ thuộc nhiều vào đặc thù kết cấu công trình và
các đều kiện thi công cụ thể. Trước tiên, công nghệ thi công cần được xem xét đáp
ứng tác yêu cầu xây lắp, đảm bảo an toàn. Sau đó, cần xem xét các đề xuất, cải thiện
thêm các công đoạn nhằm nâng cao hiệu quả và mức độ thân thiện với môi trường theo
một số hướng sau: Giảm phát thải ô nhiễm (Giảm ô nhiễm tiếng ồn; Giảm ô nhiễm
không khí; Giảm ô nhiễm môi trường nước; Giảm ô nhiễm chất thải rắn); Giảm tiêu
thụ năng lượng ( Giảm tiêu thụ năng lượng cho quá trình vận chuyển; Giảm tiêu thụ
năng lượng trong thi công).

4.6. ỉh ả năng áp dụng một số mô hình kinh tế trong đầu tư cho Đô thị ĐHQGHN tại
H òa Lạc
Nguồn vốn NSNN để đầu tư thực hiện theo tiến độ dự án là rất khó khăn Vì vậy,
cần có cơ chế thu hút nguồn vốn. Đe tài phân tích các mô hình đầu tư trên thế giới và
ViệitNam và đề xuất điều kiện áp dụng cho dự án XD ĐHQGHN tại Hòa Lạc:
Mô Hnh đầu tư B. o. T (đầu tư - khai thác - chuyển giao):
Những việc cần làm ở cấp TW: Cho phép các dự án, công trình khuyến khích
B .o .r, để hướng dự án B.O.T tới các nhà đầu tư với một hành lang pháp lý đầy đủ,
19


ơ cấp độ ĐHQG, kêu gọi các nhà đầu tư với các chế độ ưu đãi và hợp tác, đấu
thầu công khai các dự án, hoàn thiện chính sách giải phóng mặt bàng, tính toán một
cách toàn diện để khai thác triệt để nguồn thu
Hợp đồng kinh doanh BCC (Business Cooperation Contract):
Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm họp tác
kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
Đối với dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc - chỉ có thể thu hút đẩu tư ở trong giai đoạn
đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Thu hút nhà đầu tư BCC để đầu tư, kinh doanh, quản lý
hoạt động dịch vụ trong trường.
Mô hình BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao):
Là hợp đồng được ký giữa cơ quan Nhà nước và nhà đầu tư; sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho N hà nước; Chính phủ tạo điều kiện
cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
Hiện nay, dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc do Bộ Xây dựng làm
chủ đầu tư, BT rất khó có thể áp dụng được trong dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa
Lạc.
Mô hình đầu tư ppp (Public-Private-Partner) hợp tác công - tư:
Nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công
trình công cộng của nhà nước , sau đó cho tư nhân khai thác một thời gian và bàn giao

lại cho nhà nước.
Điều này đòi hỏi ĐHQGHN phải có đủ năng lực và kỹ năng để áp dụng ppp và
thiết lập môi trường pháp lý để khuyển khích thích hợp.
Mô hình đầu tư ODA(Offìcial Development Assistance)-hỗ trợ phát triển chính
thức.
Vì đây là nguồn vốn hỗ trợ ở cấp độ Nhà nước (phải xuất phát từ những đàm
phán, nghị định thương thảo giữa Việt Nam và các quốc gia viện trợ) nên không thể
xem xét tính khả thi để áp dụng hay không cho dự án này.
4.7. Quy chế quản lý và bộ máy hoạt động cho Đô thị ĐH QGHN tại Hòa Lạc
Đe tài phân tích quá trình hình thành và quản lý dự án cho tới nay, những khó
khăn của dự án và đề xuất 3 phương án với những thuận lợi và khó khăn khác nhau:
Phưm g án 1: Bộ Xây dựng tiếp tục làm chủ đầu tư (như hiện nay), toàn bộ quy chế
quảr lý và bộ máy hoạt động cho dự án theo đúng quy định của nhà nước cho các dự
án ló i của Chính Phủ; Phương án 2: Chuyển lại chủ đầu tư cho ĐHQGHN, Dự án tổng
thể sẽ do Ban QLDA quản lý chung, các dự án thành phần sẽ giao lại cho các đơn vị,
toàn bộ hệ thống các đơn vị của ĐHQGHN sẽ phải có trách nhiệm với các dự án của
đơn vị mình từ việc quản lý đất đai, đến việc chuẩn bị, triển khai dự án và tìm kiếm
các Ìguồn vốn, các đối tác. Quản lý dự án theo đúng các quy định hiện hành. Khi dự
án kết thúc, Ban QLDA sẽ chuyển thành Ban quản lý đô thị ĐHQGHN; Phương án 3:
B ộ Xây dựng vẫn làm chủ đầu tư dự án tổng thể, ĐHQGHN làm chủ đầu tư cac dự án
20


thành phần, hoặc các công trình do ĐHQGHN tìm được nguồn vốn (ví dụ, dự án
trường Việt Nhật)
5. Đề tài đã x ử lý, đánh giá số liệu hiện có xây dựng phương pháp tính toán định
lượng thành lập bồ sung một số bản đò bao gồm :
- Sơ đồ đắng dầy tầng phủ khu vực dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc tỷ lệ
1:2000 (A)
- Sơ đồ phân vùng khu vực dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc theo mức độ

phức tạp của điều kiện tự nhiên - địa kỹ thuật tỷ lệ 1: 2000 phục vụ xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật ngầm (B).

(A)
-

(B)
Sơ đồ phân vùng khu vực dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc theo đặc điểm

biến đổi các tính chất động học của đất nền: vận tốc truyền sóng cắt Vs - (C) và mô
đun cắt đông G - (D) tỷ lệ 1: 2000 phục vụ tính toán kháng chấn và sử dụng không
gian ngầm cho các phòng thí nghiệm yêu cầu ổn định chống rung.

chT d Àn

>Mn vùng glA trỊ V*
>on vi

CHI OAN
>hAn vũng g lt tr) o

NậíH N» Mvrini

(C)

(D)

21



5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Các kết quả đạt được tương ứng với các nội dung nghiên cứu và đáp ứng mục tiêu đặt
ra của đ ể tài.
6. Tóm tắt kết q u ả (tiếng Việt và tiếng Anh)
6.1. Tóm tắt tiếng việt
1. Đề tài đã tổng kết hiện trạng cơ sở lý luận và thực tiễn của đô thị đại học, đô
thị đại h ọc phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam, kết hợp với phân tích tính
đặc thù, chiến lược, tầm nhìn phát triển đại học, bản sắc dân tộc như là những cơ sở
khoa họ>c trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng đô thị đại học phát triển bền vững, trên
cơ sở đ ỏ đề xuất nội dung mô hình tổng thể và một số nguyên tắc, tiêu chí, các giải
pháp xây dựng các mô hình chi tiết tương ứng (quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật,
vật liệu,...) đô thị đại học phát triển bền vững.
2. Đề tài đã tổng hợp, đánh giá hiện trạng quy hoạch và xây dựng ĐHQGHN tại
Hòa Lạc,trên cơ sở của các báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết
1: 2000, phân tích những vấn đề còn tồn tại của đồ án quy hoạch chi tiết 1: 2000
ĐHQGHN tại Hòa Lạc theo hướng đô thị đại học phát triển bền vững, kết họp với
phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường khu vực nghiên cứu
để đề xuất một số nội dung nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch dự án tổng thể xây dựng
ĐHQGHN tại Hòa Lạc tỷ lệ 1: 2000 theo hướng phát triển bền vững và một số
nguyên tắc áp dụng các mô hình đô thị đại học phát triển bền vững cho dự án xây dựng
ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
3.

Đe tài đã xây dựng phương pháp tính toán định lượng, thành lập bổ sung một

sổ bản đồ tương ứng bao gồm: sơ đồ đắng dầy tầng phủ, sơ đồ phân vùng theo mức độ
phức tạp của điều kiện tự nhiên - địa kỹ thuật phục vụ xây dựng hệ thống hạ tầng và sơ
đồ phân vùng theo đặc điểm biến đổi các tính chất động học của đất nền ( vận tốc
truyền sóng cắt Vs và mô đun cắt đông G) phục vụ tính toán kháng chấn và sử dụng

không gian ngầm cho các phòng thí nghiệm yêu cầu ổn định chống rung khu vực dự án
xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc tỷ lệ 1: 2000.
6.2. Tóm tắt tiếng anh
1. Subject summarizes the theoretical basis and the practices o f the university
town, university urban

sustainable development in the world and in Vietnam,

combined with speciíĩc analysis, strategy, Vision university development, national
identity as the scientiíĩc basis for planning, designing, building university urban
sustainable development, based on which the proposed content generall model and an
some principles, criteria and solutions to build detailed models respectively (planning,
architecture, inírastructure, materials, ...) university urban sustainable development.
2. Subject synthesized, evaluated the cuưent State o f the planning and
construction o f VNU in Hoa Lac, on the basis o f reports adỊịusted m aster plan, detailed
planning o f 1: 2000, analyze the issues existence o f a detailed plan o f 1: 2000 in Hoa
Lac VNU oriented university urban sustainable development, combined with the


analvsis and evaluation o f natural conditions, economic - social and regional
environment study to propose a number o f content planning adjustment task overall
construction project in Hoa Lac VNƯ ratio o f 1: 2000 in the direction o f sustainable
development and a number o f principles applied to university urban model sustainable
development for construction prọịects in Hoa Lac VNƯ.
3.

The study has established a number o f schemes including the thickness of the

cover layer, scheme zoned for Stepney complexity o f natural - geotechnical conditions
for inirastructure building, scheme change kinetic properties o f the ground (Vs shear

wave velocity and module G) for calculating shock resistance and use o f underground
space for laboratories require stability o f vibration area construction projects VNƯ in
Hoa Lac ratio o f 1: 2000.
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BÓ VÀ KÉT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐÊ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu
TT

Tên sản phẩm

1

Định
hướng
quy
hoạch không gian và

Yêu câu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tê - kỹ th u ật
Đ ăng ký

Đ ạt được

Xác định cụ thể các nội

1. Mô hình đô thị Đại học

dung, nguyên tắc, tiêu chí phát triển bền vững: Kinh

kiến trúc cảnh quan quy hoạch đô thị đại học
đô thị đại học phát phát triển bền vững phù
triển bền vững trong họp với điều kiện phát

điều kiện Việt Nam.

nghiệm thế giới và thực tiễn
ở Việt Nam. Sách hội thảo
khoa học quốc tế “Biến đổi

triển kinh tế - xã hôi Viêt

văn hóa - xã hội ở khu vực

Nam

đô thị trong quá trình toàn





cầu hóa và hiện đại hóa”, Hà
Nội 30 - 31.3.2015
2. Quy hoạch Đô thị Đại học
theo hướng phát triển bền
vững. Kỷ yếu hội thảo khoa
học “Các công trình hạ tầng
kỹ thuật và phát triển bền
vững đô thị”. Hà Nội 2015,
trang 79 - 106.
3. Chương 2. Báo cáo tổng
kết đề tài


23


2

Luận chứng các loại

Kiên nghị sử dụng một sô

1. Cơ sở lựa chọn vật liệu xây

vật liệu và công nghệ

loại vật liệu và công nghệ

dựng

xây dựng thân thiện

xây dựng thân thiện môi

cho dự án

môi trường kiến nghị

trường , đáp ứng các yêu

ĐHQGHN tại Hòa Lạc. Tạp cl

sử dụng trongcho khu


cầu đặc biệt về ổn định

Địa kỹ thuật, số 3.2015 (tháng

đô thị Đại học Quốc

và cách nhiệt, giảm bức

gia Hà nội tại Hòa

xạ nhiệt, không phá hủy

7/2015)
2. Chương 5. Báo cáo tổng

Lạc.

và gây ô nhiễm môi

kết đề tài

than thiện môi trường
xây dựng

trường, phù hợp với điều
kiện tự nhiên của khu Đô
thị ĐHQGHN tại Hòa
Lạc.
3


Một sô cơ sở khoa

Đê xuât một sô nội dung

1. Hiện trạng quy hoạch và

học và thực tiễn đề

điều chỉnh quy hoạch

cơ sở đề xuất mọt số nội

xuất nội dung điều

không gian và kiến trúc

dung nhiệm vụ

chỉnh quy hoạch

cảnh quan đô thị

quy hoạch đô thị ĐHQGHN

không gian và kiến
trúc cảnh quan theo

ĐHQGHN tại Hòa Lạc,
đảm bảo thân thiện môi


tại Hòa Lạc theo hướng phát
triển bền vững. Tạp chí Quy

định hướng đô thị đại

trường, phát huy tối đa

hoạch xây dựng, số 74 (tháng

học ĐHQGHN tại

các yểu tố thuận lợi, hạn

7/2015)

Hòa Lạc phát triển

chế tối đa những bất lợi

2. Chương 4. Báo cáo tổng

bền vững

về điều kiện tự nhiên khu

kết đề tài

triển khai


vực nghiên cứu.
4

Nội dung, nguyên

Làm rõ các nội dung của

1. Chương 4, 5. Báo cáo tông

tắc, tiêu chí và các

kết đề tài.

chỉ tiêu đánh giá Đô

Đô thị ĐHQGHN tại Hòa
Lạc phát triển bền vững ,

thị đại học phát triển

soạn thảo các nguyên tắc,

bằn vững, đề xuất áp

tiêu chí và các chỉ tiêu

dạng cho Dự án Xây
(Ịrng Đại học Quốc

đánh giá tương ứng, phù

hợp với sứ mệnh, chiến

g a Hà Nội tại Hòa

lược phát triển của

Lạc.

ĐHQGHN

24


×