Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.81 KB, 17 trang )

PHẦN I: BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
“TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở
TRƯỜNG THPT”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những
vấn đề cần ưu tiên trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo tinh thần
của đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Bộ GD-ĐT cho biết, dạy học tích hợp, liên
môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi
phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình
môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí
quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải
quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học
sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẽ. Tích hợp là
một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp
đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề
của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại
trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng
phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân
môn trong nhà trường phô thông.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp liên môn.
1. Cơ sở lý luận:
- Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của HS trên tinh thần
Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ GDĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho
1



đội ngũ GV sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới phù hợp yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên
môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
- Căn cứ từ mục tiêu đào tạo của trường THPT DTNT Tỉnh
- Căn cứ từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực HS, đòi hỏi phải tăng
cường yêu cầu HS vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải
quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi HS phải vận
dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng
cường theo hướng tích hợp liên môn.
- Căn cứ từ thực trạng dạy và học hiện tại, việc tích hợp dạy học liên môn còn
hạn chế do nhiều khó khăn chủ quan, khách quan. Vì vậy việc xây dựng qui trình,
cách thức cho dạy học tích hợp liên môn nói chung và dạy học tích hợp liên môn trong
môn Địa lí nói riêng rất cần thiết cho vấn đề dạy học hiện nay.
a. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học, những năng lực
rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được
những điều cần thiết cho học sinh.
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa
nhập vào thực tiễn cuộc sống.
- Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
b. Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
- Lấy người học làm trung tâm.
- Định hướng, phân hóa năng lực người học.
- Dạy và học các năng lực thực tiễn.
=> Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công
dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực
tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học

đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin.
2. Cơ sở thực tiển:
a. Thực trạng:
2


- Đa số học sinh xem môn địa lý là môn phụ nên tâm lý học sinh thờ ơ, ít đầu tư cho
việc học bộ môn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác.
- Các kỹ năng như xử lý số liệu, phân tích nhận xét biểu đô, kỷ năng sử dụng Át lát,vẽ
biểu đồ... của đa số học sinh hiện nay còn rất hạn chế.
- Việc HS sử dụng kiến thức liên môn để vận dụng vào môn Địa lý còn hời hợt,chưa
nắm được cách thức nên rất lúng túng khi giáo viên giao nhiệm vụ.
- Nhiều em kiến thức các môn ở trường phổ thông còn yếu nên khả năng tích hợp kiến
thức môn này vào môn khác còn lúng túng, thiếu hiệu quả.
- Chương trình Địa lý trong nhà trường phổ thông có nhiêu tiềm năng, cơ hội để xác
định, xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong môn học hoặc với các môn khoa
học liên quan như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, GDCD.
- Kinh nghiệm dạy học dự án là hình thức tích hợp liên môn ở một số tỉnh, thành phố
đã áp dụng.
- Cuộc thi tìm hiểu kiến thức liên môn do Bộ GD-ĐT phát động với hàng ngàn HS và
GV tham gia trên phạm vi cả nước.
- Định hướng vận dụng quan điểm tích hợp trong giáo dục giai đoạn sau năm 2015
của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
b. Nguyên nhân:
* Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công
tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Giáo viên không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học để mỗi giờ học không trở nên nhàm chán, đơn điệu. Tuy nhiên,
vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ
học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.

- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp tích hợp
kiến thức các môn vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học
sinh.
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn
cảm xúc ẩn sau mỗi khối óc của người học.
* Về phía học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị
tốt tâm thế cho giờ học Địa lý.
3


- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem tivi,
chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao
nhãng việc học tập.
Vì vậy khi được Trường phân công, chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “
Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lí ở trường THPT” và thông qua
ý tưởng dạy bài “ Sóng- Thủy triều- Dòng biển” (Chương trình Địa lí 10) với mong
muốn chia sẽ chút kinh nghiệm nhỏ bé với các thầy cô giáo. Đồng thời đây cũng là dịp
để chúng tôi học hỏi thêm từ các đồng nghiệp những kinh nghiệm về việc dạy học tích
hợp liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
II. Thực tế của dạy học tích hợp liên môn trong môn Địa lý hiện nay:
1. Thuận lợi:
Trong chương trình môn Địa lý ở bậc THPT, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở
nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một số vấn đề: tích hợp kiến thức môn Toán
để hình thành kỹ năng tính toán, xử lý số liệu; môn Hóa học để giải quyết về vấn đề
liên kết hóa học, đo đạc mức độ ô nhiễm môi trường, tính chất hóa học của các loại
đất đá, môn Sinh học biết được các hệ sinh thái, kiểu rừng, giải thích cơ chế của sự
thích nghi, tiến hóa, mối quan hệ giữa sinh học và môi trường; môn Vật lý để giải
quyết về lực hút trái đất, về thiên văn học, vấn đề về năng lượng, trao đổi vật chất hay
để giải thích dễ dàng cơ chế tác động của các chất đến sự sống; môn Văn học để đọc hiểu văn bản một cách chính xác và viết cho đúng ngữ pháp, về các câu thơ, tục ngữ

ca dao vận dụng để giải thích các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội,
môn GDCD tích hợp về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành giao thông… .
Với những thuận lợi trên, chúng tôi nhận thấy so với các môn học trong nhà trường
hiện nay thì môn Địa lý có nhiều cơ hội hơn trong việc xác định và xây dựng các nội
dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn, hay các chủ đề định hướng phát triển năng
lực học sinh.
2. Khó khăn
* Từ phía đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm
đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách
chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự
tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa
4


cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần lớn giáo viên đã quen với
việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi
chuyên môn do vậy khi dạy học tích hợp liên môn chưa có sự thống nhất về nội dung,
phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của
các môn “liên quan”.
- Chương trình giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác
môn chưa thực sự nắm rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến
thức mới và chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn
học “liên quan” nên cho dù đã xác định được kiến thức, mức độ cần liên môn ở mỗi
nội dung, chủ đề thì việc lựa chọn phương pháp tổ chức đôi khi còn chưa phù hợp,
thậm chí không mang lại hiệu quả. Do đó khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn kết
quả đạt được mới ở mức tích hợp; chưa tận dụng, phát huy được việc vận dụng kiến
thức ở các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học bộ môn, chưa
phát huy được sức mạnh tổng hợp của các môn “liên quan” trong dạy học các chủ đề
tích hợp liên môn và cũng chưa thực sự giảm tải được...

* Từ phía các em học sinh: Qua thực tế giảng dạy các em học sinh ở trường
THPT DTNT chúng tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em
học môn Địa lý vẫn theo xu hướng học thụ động; các em ít tích cực, không chủ động
cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; các em
vẫn đang theo xu hướng học lệch của nền giáo dục “ứng thí” hiện nay nên không tích
cực hợp tác cho việc chuẩn bị giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến
thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Địa
lý.
* Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Địa lý hiện nay: Được viết
theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức
giữa các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi tiến hành xác
định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không có hiệu quả cao
hoặc không thực hiện được.
III. Hoạt động dạy học và các tiến trình dạy học tích hợp liên môn:
1. Các hình thức tích hợp cơ bản :
- Có 3 hình thức tích hợp cơ bản là : liên môn, xuyên môn và nội môn.
+ Tích hợp liên môn:
5


Là hình thức tích hợp được chú trọng nhất. Đây là hướng tích hợp mở rộng ra
tất cả các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, thể dục - thể thao
(ngoài môn Địa Lí).
+ Tích hợp xuyên môn:
Là hình thức tích hợp mở rộng phạm vi tìm hiểu ra ngoài trường học. Nó đảm
bảo tính cập nhật, tính thực tế vì gắn với các tư liệu thu thập được trong cuộc sống
cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tích hợp nội môn:
Là hình thức tích hợp lâu nay vẫn thường sử dụng trong dạy học truyền thống,
nay sẽ có định hướng rõ ràng hơn. Tích hợp nội môn gồm :

* Tích hợp dọc: (là tích hợp trong cùng một phân môn Địa Lí với nhau từ bậc trung
học cơ sở trở lên)
* Tích hợp ngang: (là tích hợp giữa 2 phân môn Địa Lí với nhau, giữa lý thuyết và
thực hành rèn luyện kĩ năng).
2. Các mức độ tích hợp trong một bài học:
- Tích hợp ở mức độ toàn phân (cao nhât)
- Tích hợp ở mức độ bộ phận (trung bình)
- Tích hợp ở mức độ liên hệ (thấp nhất)
3. Cách tổ chức dạy học và phương pháp dạy học:
Để có 1 tiết dạy học tích hợp của môn Địa Lí ở bậc trung học phổ thông trên
lớp, tôi xác định có 4 bước chuẩn bị cơ bản:
- Xác định giáo cụ trực quan và mức độ tích hợp cho bài học.
- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp.
- Xác định hình thức tích hợp và hướng khai thác giáo cụ trực quan.
- Xác định hệ thống câu hỏi mang tính sát thực với nội dung, có liên hệ thực tế và tính
phân hóa được dẫn dắt từ dễ đến khó
Tạo môi trường tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với
người học, giữa người dạy với người dạy. Giúp cho học sinh và giáo viên tự tin bày tỏ
ý kiến cá nhân, tạo điêu kiện học tập và giảng dạy với tính tự lập và liên kết nhóm,
tính sáng tạo ngày càng được phát huy.
IV. Một số ví dụ về tích hợp kiến thức các môn học khác vào môn Địa lý ở trường
THPT DTNT Tỉnh:
6


Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn, có thể vận dụng vào dạy học môn Địa
lý cho các lớp từ lớp 10 đến lớp 12.
Lớp 10: Khi dạy chương Bản đồ, chương Vũ trụ, các hệ quả của Trái Đất, giáo
viên tích hợp với môn Toán để HS biết cách tính tỉ lệ bản đồ, cách xác định phương
hướng, tìm tọa độ Địa lý của một địa điểm hay tính giờ các địa phương trên trái đất.

Khi dạy về Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất, GV tích hợp kiến thức của
nhiều môn học như Sinh học để cho HS thấy được mối quan hệ nhân quả của các yếu
tố tự nhiên trong mỗi đới. VD: như môi trường xích đạo ẩm do vị trí nằm hai bên xích
đạo nên có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên tạo điều kiện cho rừng rậm
phát triển. Hay môi trường nhiệt đới có nhiệt độ cao, mưa theo mùa và có mùa khô
kéo dài nên cảnh quanh chủ yếu là rừng thưa và xa van....Môn GDCD cũng có thể tích
hợp vào các phần về ý thức khai thác tự nhiên và bảo vệ môi trường của từng đới.
Lớp 11: Khi dạy phần Địa lí khu vực và quốc gia, GV nên cho HS tích hợp
kiến thức môn Lịch Sử nhằm giúp HS hiểu hơn về quá khứ của khu vực hay quốc gia
đó để thấy được sự phát triển của một quốc gia hay khu vực đó.
Lớp 12: Khi dạy về Địa lý tự nhiên Việt Nam, GV có nhiều cơ hội để hướng
dẫn học sinh tích hợp kiến thức của nhiều môn học vào bài dạy.VD: Khi dạy bài thiên
nhiên phân hóa đa dạng thì hướng dẫn HS lấy các câu ca dao, tục ngữ để chứng minh
cho sự phân hóa của khí hậu Việt nam như:
‘‘Trường sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõmình”
Hoặc:“Trường sơn Đông, Trường sơn Tây Bên nắng đốt bên mưa bay
Hay phân hóa Bắc Nam:
“Nghe ngoài đó có gió mùa Đông Bắc
Em ở trong này gửi chút nắng Hậu Giang”
Hoặc:
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng

7



Thương cái rét của thợ cày thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấy”.
Khi dạy về phân tích biểu đồ và bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, hay xác
định mùa lũ, mùa cạn của sông ngòi, GV nên cho HS sử dụng kiến thức của môn Toán
để vận dụng tìm ra kiến thức mới.
Ngoài ra có thể tích hợp môn Hóa Học vào dạy phần địa hình cacxtơ (địa hình
đá vôi và các hang động) trong bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Môn GDCD
vào các mục bảo vệ tài nguyên môi trường....
Khi dạy chương địa lý dân cư, GV nên cho HS tích hợp kiến thức môn Toán
vào để tính sự gia tăng dân số qua các giai đoạn cũng như tính tỉ suất gia tăng dân số
tự nhiên, gia tăng dân số cơ học, hay xử lý bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, theo
giới tính. Môn GDCD vào dạy phần sự cần thiết phải hạ thấp tỉ lệ tăng dân số bằng ý
thức chấp hành chủ trương chính sách về dân số của Đảng, nhà nước. Môn Lịch sử
vào nội dung về Đô thị hóa, Lao động việc làm.
Khi dạy về địa lý các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch
vụ thì chúng ta có thể tích hợp được nhiều môn học như Toán đế xử lý bảng số liệu, vẽ
các loại biểu đồ. Môn Sinh học vào bài vấn đề phát triển nông nghiệp, bài lâm nghiệp
thủy sản.vv...
V. Các môn học được tích hợp qua bài “Sóng- Thủy triều- Dòng biển” (Địa lí 10):
Gồm: Vật lí, GDCD, Lịch sử, Văn học, Âm nhạc
Trước đây, khi dạy bài này chúng tôi cũng có liên hệ thực tế để giáo dục học
sinh nhưng chưa thực sự hiệu quả, người học cảm thụ một cách hời hợt, thiếu sáng tạo
khiến cho giờ dạy nhàm chán, mệt mỏi. Nhưng khi kết hợp kiến thức Âm nhạc, Giáo
dục công dân, Toán, Lý, Lịch sử, Văn học,...vào bài dạy, với tinh thần mưa dầm thấm
lâu thì học sinh hứng thú hơn, chủ động tích cực hợp tác với giáo viên, không khí giờ
học sôi nổi hơn. Chất lượng nhờ đó mà nâng lên rõ rệt.
Với bài “ Sóng- Thủy triều- Dòng biển", tôi tiến hành tích hợp các môn như sau:
Để HS hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng quan hơn về biển. Mở đầu bài dạy bằng
một bài hát “Biển hát chiều nay” của nhạc sĩ Hồng Đăng đi kèm theo bài hát là một số
ảnh về biển (Tích hợp môn Âm Nhạc) sau đó dẫn dắt HS vào bài.Với cách tích hợp

này, tôi thấy không khí lớp học nhẹ nhàng hơn, người học có tâm thế hơn khi tiếp
nhận và cảm thụ cái hay, cái đẹp của biển nước ta.
8


Phần I. Sóng biển
Khi dạy về sóng biển, GV cho HS sử dụng kiến thức môn Vật lí để mô tả về sự
dao động của sóng biển. Môn Văn học để giải thích nguyên nhân sinh ra sóng biển
bằng bài thơ “ Sóng ” của Xuân Quỳnh.
Phần II. Thủy triều
Môn Lịch sử với việc liên hệ cuộc kháng chiến Ngô Quyền trên sông Bạch
Đằng: Lợi dụng chế độ thủy triều trong quá trình đánh quân giặc. Môn Vật lí để mô tả
dao động của thủy triều, lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời lên các lớp nước trên Trái
Đất.
Phần III. Dòng biển
Đến mục dạy về tác động của dòng biển đến khí hậu ven bờ, tích hợp với môn
GDCD để đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, chống khô hạn ở các vùng có dòng
biển lạnh đi qua, hạn chế hiện tượng hoang mạc hóa….
C. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua thời gian tổ, nhóm và các cá nhân vừa nghiên cứu cơ sở lý luận vừa áp
dụng vào một số nội dung dạy theo chủ đề tích hợp liên môn ở trong nhà trường,
chúng tôi nhận thấy:
- Ở các tiết dạy tích hợp liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú
trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực
trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.
- Các kiến thức mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể đã làm
tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học đã tạo động lực cho HS học toàn diện
các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em.

- Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng
lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng
tạo,…
2 . Kiến nghị:

9


Để nâng cao hiệu quả tích hợp liên môn trong giảng dạy tôi có một số kiến nghị
sau:
- Đối với Ban giám hiệu trường PTDT Nội trú tỉnh:
Tăng cường công tác chỉ đạo, khuyến khích GV tích cực đổi mới phương pháp dạy
học, tích cực tích hợp liên môn trong dạy học.
- Đối với tổ, nhóm chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên
đề để trao đổi kinh nghiệm dạy học tích hợp một cách có hiệu quả.
- Đối với giáo viên:
+ Với các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc sử
dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy nhằm nâng cao hứng thú học tập cũng như
hiệu quả học tập trong nhà trường phổ thông.
+ Trong giảng dạy, mỗi GV xem đây là yêu cầu không thể thiếu, cần được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều mục giảng dạy của một tiết lên lớp. Đồng thời cũng cần đề cao
vai trò dạy học tích hợp liên môn thường xuyên, nghiêm túc, nhằm đưa chất lượng dạy
học ngày càng cao.
Trên đây là báo cáo của tôi vể chuyên đề “ Tích hợp kiến thức liên môn vào
dạy học môn Địa Lí ở trườngTHPT DTNT Tỉnh” và thử nghiệm qua một tiết dạy
bài “ Sóng- Thủy triều- Dòng biển” Địa Lý 10 nhằm mục đích nâng cao chất lượng
dạy học.Trong quá trình thực hiện chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong sự đóng góp chân tình của quí thây cô giáo để chúng ta cùng rút kinh
nghiệm cho việc dạy – học tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!


PHẦN II: BÀI SOẠN TIẾT DẠY MINH HỌA
(thông qua ý tưởng thiết kế cho tiến trình 1 tiết dạy Địa Lí bình thường)

10


Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng học sinh: lớp 10
Dự kiến số tiết dạy: 01 tiết
Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Trình bày khái niệm và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển,
thủy triều; phân bố và chuyển động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế
giới.
- Trình bày và phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống.
- Tích hợp với thực hành năng lượng tiết kiệm: Thủy triều có thể tạo ra điện, việc sử
dụng thủy triều để tạo ra điện là vấn đề cần thiết.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ về hoạt động của sóng biển, thủy triều;
bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn.
3. Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng lược đồ.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- Bản đồ các dòng biển trong đại dương.

- Hình 16.2; 16.2; 16.3 trong sách giáo khoa phóng to.
- Sơ đồ hoạt động của sóng biển.
- Hình ảnh về hệ quả của sóng biển và thủy triều, dòng biển.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
2. Đối với học sinh
Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
11


Lớp

Thời gian

Kiểm diện

2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a, GV cho học sinh nghe bài hát “Biển hát chiều nay” của nhạc sĩ Hồng Đăng. Sau khi
nghe xong GV đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận: Tại sao nước trên mặt biển lại
không đứng yên? Có những hình thức dao động nào của nước trên bề mặt biển và đại
dương
b, HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c, GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d, GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt dẫn vào nội
dung bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sóng biển
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm sóng biển, giải thích được nguyên nhân hình thành nên

sóng biển.
- Phân tích được ảnh hưởng của sóng biển đến các hiện tượng tự nhiên khác và đời
sống con người.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về hoạt động của sóng biển.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng sơ đồ.
- Thảo luận nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ:

Nội dung chính
I. Sóng biển

1. Tìm hiểu khái niệm sóng biển; 2. 1. Khái niệm: sóng biển là hình thức dao
Nguyên nhân hình thành sóng biển

động của nước biển theo chiều thẳng đứng

a, GV giao nhiệm vụ cho HS

nhưng lại cho cảm giác sóng di chuyển theo

Đọc nội dung SGK trang 59, kết hợp chiều ngang.
với Video về sóng biển, sóng bạc đầu, 2. Nguyên nhân: chủ yếu do gió, ngoài ra
sóng thần, trả lời các câu hỏi sau:

còn do động đất, núi lửa phun ngầm, bão...

- Sóng biển là gì? Đề hiểu khái niệm 3. Các loại sóng đặc biệt:

12


về sóng biển bạn lưu ý đến cụm từ nào - Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển
nhất? Dùng kiến thức Vật lí để mô tả chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập
vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
sự dao động của sóng biển?
- Sóng thần:
- Đọc một đoạn trong bài thơ” Sóng”
+ Là sóng thường có chiều cao 20- 40m,
– Xuân Quỳnh, liên hệ tìm ra nguyên truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 nhân hình thành sóng biển?(Tích hợp 800km/h;
môn Ngữ Văn)
- Mô tả hoạt động của sóng thần,
nguyên nhân, hậu quả?

+ Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun
ngầm dưới đáy biển, bão;
+ Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.

Học sinh thực hiện theo nhóm, thời
gian 7 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn
thêm, nếu thấy cần thiết
b, HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và
chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả
lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát
và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho
phù hợp với đối tượng HS.

c, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
và thảo luận chung cả lớp. Gọi một
nhóm đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe
và bổ sung, thảo luận thêm.
d, GV chốt kiến thức; nhận xét đánh
giá kết quả thực hiện của HS
GV phát vấn gợi mở đối với HS:
- Sóng lừng, sóng vỗ bờ, sóng bạc đầu,
sóng nhọn đầu có sự khác nhau như
thế nào?
- Sóng thần là gì ? Khác với sóng
13


thường như thế nào ? Hậu quả ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thủy triều
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm thủy triều, giải thích được nguyên nhân hình thành nên
thủy triều.
- Trình bày và phân tích được đặc điểm của thủy triều.
- Tác động của thủy triều đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích sơ đồ về hoạt động của thủy triều
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng sơ đồ; xem video.
- Thảo luận nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV có thể tách ra thành 2 HĐ nhỏ:


Nội dung chính
II. Thủy triều

1. Tìm hiểu khái niệm và nguyên nhân 1. Khái niệm: Thủy triều là hiện tượng
hình thành thủy triều; 2. Đặc điểm của dao động thường xuyên, có chu kì của các
thủy triều.

khối nước trong các biển và đại dương

a, GV giao nhiệm vụ cho HS

* Nguyên nhân: do ảnh hưởng sức hút

Đọc nội dung SGK trang 59 và 60, của mặt trăng và mặt trời
phân tích các sơ đồ hình 16.1; 2. Đặc điểm:
16.2;16.3 trả lời các câu hỏi sau:

- Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm

- Thủy triều là gì? Tại sao các khối thẳng hàng( lực hút kết hợp)→ thủy triều
nước trong các biển và đại dương lớn nhất( triều cường, ngày 1 và 15:
không đứng yên?(Tích hợp với kiến không trăng, trăng tròn).
thức Vật lí để giải thích nguyên nhân)

- Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị

- Trình bày đặc điểm của thủy triều?

trí vuông góc(lực hút đối nghịch)→ thủy


- Sự dao động của các khối nước trong triều kém nhất( triều kém, ngày 8 và 23:
các biển và đại dương có tác động như trăng khuyết).
thế nào đến hoạt động sản xuất và đời 3. Ảnh hưởng:
sống của con người

- Tích cực:

- Hãy kể lại trận chiến trên sông Bạch - Tiêu cực:
14


Đằng năm 938 để thấy được tác dụng
của thủy triều đối với chiến thắng đó?
(Tích hợp với môn Lịch sử)
Học sinh thực hiện theo nhóm, thời
gian 10 phút.
GV có thể giải thích và hướng dẫn
thêm, nếu thấy cần thiết.
b, HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực
hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và
chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả
lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát
và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho
phù hợp với đối tượng HS.
c, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
và thảo luận chung cả lớp. Gọi một
nhóm đại diện báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe
và bổ sung, thảo luận thêm.

d, GV chốt kiến thức; nhận xét đánh
giá kết quả thực hiện của HS.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về dòng biển
1. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm dòng biển, giải thích được nguyên nhân hình thành nên
dòng biển.
- Trình bày và phân tích được đặc điểm của dòng biển.
- Tác động của dòng biển đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích bản đồ các dòng biển lớn trên thế
giới.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề; sử dụng bản đồ.
15


- Hình thức cặp đôi hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
a, GV giao nhiệm vụ cho HS

Nội dung chính
III. Dòng biển

Đọc nội dung SGK trang 61, phân tích - Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động
các sơ đồ hình 16.4, bản đồ các dòng của lớp nước biển trên mặt tạo thành các
biển lớn trên thế giới trả lời các câu hỏi dòng chảy trong các biển và đại dương.
sau:

- Phân loại: dòng nóng, lạnh


- Dòng biển là gì?

- Phân bố:

- Sự khác nhau giữa dòng biển nóng và + Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở
dòng biển lạnh.

hai bên đường xích đạo chảy theo hướng

- Sự phân bố các dòng biển nóng và tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
dòng biển lạnh trên thế giới?

+ Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến

- Các dòng biển ảnh hưởng gì đến nơi 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy
chúng đi qua?(Tích hợp với môn về xích đạo.
GDCD để đề cập đến vấn đề bảo vệ + Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành
môi trường, chống khô hạn ở các vùng vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu; Ở vĩ độ
có dòng biển lạnh đi qua, hạn chế hiện thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu
tượng hoang mạc hóa…).

BBC cùng chiều kim đồng hồ, NBC

- Dòng biển có ảnh hưởng gì đến sự ngược chiều.
phân bố một số loài sinh vật trên thế + Ở BBC có dòng biển lạnh xuất phát từ
giới?

cực men theo bờ Tây các đại dương chảy

HS thực hiện theo cặp đôi


về XĐ

b, HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo + Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng
GV. Đồng thời, gọi 2 HS lên bảng ghi nhau qua bờ đại dương.
kết quả thực hiện trên bảng, các HS + Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều
làm vào vở ghi bài.

theo mùa.

c, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả
bằng cách các HS nhận xét và bổ sung
kết quả của 2 HS ghi trên bảng.
d,

GV nhận xét và chuẩn hóa kiến

thức, khắc sâu kiến thức.
16


Hoạt động 5: Luyện tập
1. Mục tiêu
Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành hệ
thống kiến thức và kĩ năng chung cho học sinh.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
a, GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Vẽ sơ đồ về các loại sóng biển, nguyên nhân hình thành sóng biển.
- Trình bày đặc điểm của thủy triều thông qua sơ đồ

- Sự phân bố các dòng biển nóng và lạnh trên thế giới
b, HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở
nhà.
c, GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của
HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 6: Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ
thể của thực tiễn, bản chất của các hiện tượng tự nhiên như sóng, thủy triều và dòng
biển.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu
HS chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu vấn đề tại sao đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất mặn ?
- Tại sao biển Đông có nhiều bãi tôm và bãi cá?
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của
HS.

17



×