Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Rất nhiều người đang hiểu sai điều 37 bộ luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.81 KB, 2 trang )

Rất nhiều người đang hiểu sai Điều 37 Bộ luật
lao động
Thông lệ ở Việt Nam là cứ mỗi đợt sau tết là các cuộc tháo chạy của nhân sự ở các doanh nghiệp diễn ra
hàng loạt, với tâm lý “nhận thưởng tết xong rồi nghỉ”khiến cho nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng mấy
tháng trời sau tết vì khủng hoảng nhân sự. Nhiều doanh nghiệp chuẩn bị cho những khủng hoảng đó, hoặc đề
phòng cách đó có thông báo trước khi nghỉ tết mấy tháng là “ai muốn nghỉ thì nghỉ trước tết, sau tết công
ty không duyệt đơn xin thôi việc.”
Tuy nhiên với những thông báo như thế này, rất nhiều người vẫn không hề lăn tăn và nghĩ rằng “muốn nghỉ
thì nghỉ chứ, ai cấm được đâu, nộp đơn 30 ngày rồi nghỉ đúng luật thôi”.
Nhưng thực tế là những người với suy nghĩ như trên không hiểu hoặc hiểu mà hiểu sai hoàn toàn bản chất về
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao
động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp
đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời
hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được
bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa
thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện
hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ
nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người


làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn
hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động
chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1
Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c
và g khoản 1 Điều này;


b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày
làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và
điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước
cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều
156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người
sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều
156 của Bộ luật này.

Thực tế Bộ luật lao động không hề quy định “dễ dãi” đối với người lao động như vậy, không phải muốn ký hợp
đồng là ký, không phải muốn chấm dứt hợp đồng là chấm dứt mà không cần điều kiện.
Như các bạn đã thấy, Khoản 1 Điều 37 quy định về những trường hợp mà người lao động được quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động. Có nghĩa là, chỉ khi rơi vào những trường hợp này thì người lao động
mới có quyền nộp đơn xin nghỉ, và thời hạn báo trước là 03 ngày, 30 ngày, 45 ngày tùy vào trường hợp cụ thể
được quy định như trên. Với quan điểm, “nộp đơn trước 30 ngày rồi nghỉ”với những nhân viên có mục
đích “nhận thưởng tết xong rồi nghỉ” là hoàn toàn sai lầm.
Các bạn có nộp đơn báo trước ngày nghỉ 30 hay 45 ngày gì đi nữa, nhưng nếu không có lý do như quy định tại

Khoản 1 Điều 37 như trên thì bạn không có quyền nghỉ việc, nếu nghỉ thì bạn vi phạm hợp đồng và phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Các bạn cần phải phân biệt được, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thỏa thuận chấm dứt hợp
đồng lao động. Việc bạn nộp đơn, ban giám đốc duyệt đơn cho nghỉ, đó là thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao
động, trường hợp này nộp đơn bao nhiêu ngày không quan trọng, chỉ cần có sự chấp thuận từ người sử dụng
lao động là được. Còn khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì sự chấp thuận của người sử
dụng lao động không hề có giá trị, không cần thiết, mà điều quan trọng là bạn phải có lý do đúng luật định như
mình đã nêu ở trên.

Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 17/01/2019 11:24:21 SA

Đây là chữ ký



×