Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Pháp luật về kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.79 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TÔN QUANG ANH

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NÉ THUẾ
THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TÔN QUANG ANH

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
NÉ THUẾ THÔNG QUA GIAO DỊCH
LIÊN KẾT
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS Võ Trí Hảo

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Tôn Quang Anh – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên
ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là
tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về kiểm soát né thuế
thông qua giao dịch liên kết” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này
là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người
hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan
điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn
cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng
trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

TÔN QUANG ANH


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NÉ THUẾ
THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT ........................................................ 7
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT NÉ THUẾ THÔNG
QUA CÁC GIAO DỊCH LIÊN KẾT .................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thuế......................................... 7
1.1.2. Khái niệm về giao dịch liên kết ........................................................ 9

1.1.3. Khái niệm pháp luật về kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên
kết ...................................................................................................................... 12
1.2. VAI TRÒ CỦA VIỆC KIỂM SOÁT NÉ THUẾ THÔNG QUA
GIAO DỊCH LIÊN KẾT ................................................................................... 13
1.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA KIỂM SOÁT NÉ THUẾ
THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT .......................................................... 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
KIỂM SOÁT NÉ THUẾ THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT ........... 22
2.1. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
TOÀN CẦU HÓA ............................................................................................ 22
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NÉ THUẾ THÔNG
QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT ......................................................................... 24
2.2.1. Hệ thống pháp luật quy định về giao dịch liên kết ......................... 24
2.2.2. Nội dung quy định kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết29


2.3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NÉ
THUẾ THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT............................................... 32
2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 32
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 44
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ KIỂM SOÁT NÉ THUẾ THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN
KẾT .................................................................................................................. 51
3.1. PHƯƠNG HUỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
NÉ THUẾ THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT ........................................ 51
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NÉ
THUẾ THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT............................................... 52
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ NGÀNH CÓ
LIÊN QUAN NHẰM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT NÉ THUẾ
THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT .......................................................... 56

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APA

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế

BEPS

Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận

CQT

Cơ quan thuế

GDLK

Giao dịch liên kết

HĐND

Hội đồng nhân dân

NSNN

Ngân sách nhà nước


OECD

Tổ chức Hợp tác và phát triển quốc tế

QLNN

Quản lý nhà nước

QLT

Quản lý thuế

UBND

Ủy ban nhân dân

XLVPHC

Xử lý vi phạm hành chính


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việc hội nhập theo xu hướng của thế giới đối với việc phát triển kinh tế
của Việt Nam không thể nào tránh khỏi hoạt động giao dịch liên kết có tính
chất nước ngoài, mà điển hình là hành vi “chuyển giá”. Để tránh thất thu ngân
sách nhà nước thì việc ban hành các quy định của pháp luật nhằm kiểm soát
việc thực hiện né thuế thông qua các giao dịch liên kết đã góp phần không nhỏ
thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh những mặt đạt được trong vấn đề kiểm soát việc né thuế thông
qua các giao dịch liên kết đã đem lại hiệu quả đáng kể góp phần đảm bảo

nguồn thu cho ngân sách quốc gia, tránh thất thoát các khoản thu ngân sách.
Mặt khác, do cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, quy định pháp luật còn nhiều kẻ hỡ
dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng chính sách của Nhà nước để làm giảm
nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, bản chất của hoạt động giao dịch liên kết không
được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, một số doanh nghiệp thường áp
dụng các “chiêu trò” làm biến tướng hoạt động giao dịch liên kết để “né thuế”
hoặc nghiêm trọng hơn là “trốn thuế” gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
TỪ KHÓA
“kiểm soát”, “giao dịch liên kết”, “chuyển giá”, “né thuế”, “trốn thuế”


ABSTRACT
In the trend of global economic integration, Vietnam can not avoid the
“transfer pricing” behavior for foreign associated transactions. The
promulgation of legal regulations to control the implementation of tax avoiding
through associated transactions has greatly contributed to the process of
integration and development of our country in the current period.
The gains made in controlling tax evasion through associated
transactions have resulted in significant contributions to securing revenues for
the budget and avoiding the loss of revenues. On the other hand, due to the lax
management mechanism and legal regulations, enterprises take advantage of
the State's policy to reduce the tax liability. However, the nature of the
associated transaction activity is not considered to be a violation of law. As a
result, there are a number of businesses that often use "tactics" to disguise their
associated transactions for "tax avoiding" or, more seriously, "tax evasion" that
results in loss to the state budget.

KEY WORD
“control”, “associated transaction”, “transfer pricing”, “tax avoiding”,
“tax evasion”



1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề kiểm soát việc né thuế
thông qua các giao dịch liên kết đã đề ra các biện pháp nhằm góp phần tạo nên hành
lang pháp lý cơ bản trong công tác quản lý doanh nghiệp. Song, không phải lúc nào
quá trình áp dụng những quy định về kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch
liên kết cũng đạt hiệu quả cao, mà nhiều lúc còn nảy sinh những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện. Việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức mang tính
chất khu vực cũng như toàn cầu như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và gần

đây nhất là vào năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) đã mang đến những thuận lợi và khó khăn cho các cơ
quan tiến hành hoạt động QLNN về Thuế trong giai đoạn hiện nay, nhằm tăng
cường thu NSNN là điều vô cùng quan trọng để Việt Nam có thể phát triển trong
quá trình hội nhập. Ngoài ra, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các tập
đoàn kinh tế nước ngoài, đặc biệt là thông qua kênh FDI, đã góp phần vào sự phát
triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thu hút vốn FDI cũng bộc lộ
nhiều mặt trái của nó. Đây chính là những cơ sở và điều kiện quan trọng để tăng
cường hoạt động về kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết tại Việt
Nam có thể thực hiện tốt hơn trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách khách quan rằng từ khi Đảng và Nhà
nước ta ban hành chủ trương và pháp luật về kiểm soát việc né thuế thông qua các
giao dịch liên kết cho đến nay, chúng ta đã triển khai thực hiện rộng khắp trong cả
nước; chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và cộng
đồng ngày càng chú ý hơn đến vấn đề QLNN về Thuế. Song, trên thực tế, sau nhiều

năm thực hiện có hiệu quả công tác QLNN về thuế trên phương diện lý luận và thực
tiễn, thì trong những năm trở lại đây tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này
còn khá phổ biến, nhất là xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng các giao
dịch liên kết để tiến hành né thuế càng trở nên nghiêm trọng. Việc xử lý vi phạm


2

pháp luật về kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết mặc dù đã được
quan tâm nhưng chưa đúng mức, hiệu quả chưa cao và còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QLNN về
Thuế, chính quyền các cấp cũng đã ban hành các văn bản và triển khai thi hành
pháp luật đối với vấn đề này. Nhìn chung, đã đạt được một số kết quả nhất định,
góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của doanh nghiệp nhằm thực hiện nghĩa vụ
của mình về Thuế, nhưng công tác xử lý vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả
chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững. Chính vì vậy cần
được tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về
kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác ngăn ngừa, xử lý vi phạm ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ tình hình nói
trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên
kết” làm luận văn thạc sĩ luật học, với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý kiểm soát việc
né thuế thông qua các giao dịch liên kết, tình hình thực hiện, phương hướng, giải
pháp hoàn thiện tổ chức công tác quản lý nhà nước về kiểm soát việc né thuế thông
qua các giao dịch liên kết.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác quản lý nhà nước về hoạt động

kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết, tình hình thực hiện, phương
hướng, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kiểm soát việc né thuế thông qua các
giao dịch liên kết.
Thực trạng hoạt động của các cơ quan QLNN về Thuế để phân tích tình hình
hoạt động kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết trên thực tế.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu:


3

Thứ nhất, giao dịch liên kết có ảnh hưởng như thế nào đến nguồn thu ngân
sách của quốc gia?
Thứ hai, pháp luật Việt Nam có các quy định về kiểm soát “né thuế” thông
qua giao dịch liên kết hay không? Tại sao pháp luật cần kiểm soát “né thuế” thông
qua giao dịch liên kết?
Thứ ba, Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm gì từ các quốc gia trên thế giới
về kiểm soát việc né thuế thông qua giao dịch liên kết và đề xuất các giải pháp để
hoàn thiện quy định về kiểm soát việc “né thuế” thông qua giao dịch liên kết?
3. Tình hình nghiên cứu
Đối với hoạt động nghiên cứu kiểm soát né thuế thông qua các giao dịch liên
kết hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào mà chỉ được đề cập
trong các bài tạp chí chuyên ngành như: “Thực trạng chuyển giá và giải pháp chống
chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam”
của tác giả Dương Thị Vân Anh đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số
T4/2018; hay bài “Kiểm soát hoạt động chuyển giá của một số nước và bài học cho
Việt Nam” của Nguyễn Đại Thắng đăng trên Tạp chí Tài chính, kỳ I tháng 9 năm
2017. Ngoài ra còn có các nghiên cứu Luận án Tiến si ̃ Kinh tế năm 2016 của tác giả
Dương Văn An với đề tài “Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI)” và của tác giả Lê Thanh Hà năm 2017 với đề tài “Kiểm soát hoạt

động chuyển giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam”. Nhìn
chung, các Luận án và bài viết trên các tạp chí chỉ đi chuyên sâu vào lĩnh vực Kinh
tế và chỉ đề cập đến hoạt động chuyển giá chứ chưa nghiên cứu sâu vào các quy
định của pháp luật đối với các giao dịch liên kết. Hoặc nghiên cứu của tác giả
Wittendorff, Jens: Transfer Pricing and the Arm’s Length Principle in International
Tax Law, 2010; cũng chỉ bàn về khía cạnh “chuyển giá” là một phần nhỏ trong các
hoạt động được xem là giao dịch liên kết. Với mục đích làm đa dạng thêm nội dung
nghiên cứu về các hành vi giao dịch liên kết trong hoạt động thương mại giữa các
doanh nghiệp, người viết chọn đề tài: Pháp luật về kiểm soát né thuế thông qua
giao dịch liên kết làm luận văn thạc sĩ để thể hiện đóng góp của bản thân đối với
vấn đề này.


4

4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá
thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên
kết ở nước ta, từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm của pháp luật và vướng mắc trong
quá trình thực thi. Qua đó đề xuất những giải pháp góp phần phát triển và hoàn
thiện pháp luật, tìm hướng khắc phục những khó khăn trong tổ chức quản lý và quá
trình thực thi pháp luật về kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết
trong giai đoạn hiện nay.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các doanh nghiệp có giao dịch liên
kết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và quy định của pháp luật về kiểm soát
“né thuế” thông qua giao dịch liên kết.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian : Nghiên cứu hoạt động kiểm soát việc né thuế thông qua

các giao dịch liên kết ở nước ta và liên hệ thực tiễn với các quốc gia trên thế giới.
- Về thời gian : Từ năm 2011 đến năm 2017.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau
đây:
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số
tuyệt đối, số bình quân,… bằng phần mềm Exel để mô tả số liệu các doanh nghiệp
có dấu hiệu né thuế thông qua giao dịch liên kết.
- Phương pháp so sánh: So sánh tình hình thực hiện công tác quản lý nhà
nước về kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết. So sánh một số chỉ
tiêu của các tỉnh thành khác so với trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Thống kê số liệu từ các báo cáo tổng kết để có những so sánh, đánh giá
khách quan, trung thực. Phương pháp so sánh: Phân tích số liệu để đưa ra các đánh


5

giá về tình hình thực tế.
- Ngoài ra luận văn sẽ tham khảo các quy định, văn bản của Nhà nước có liên
quan và các giáo trình, tài liệu, tạp chí từ các cơ quan, ban ngành, các đề tài nghiên
cứu liên quan để phục vụ thêm cho nội dung nghiên cứu.
5.2. Khung lý thuyết
Những năm trở lại đây, kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên
kết là vấn đề đang được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng quan tâm. Chọn
hoạt động kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết làm đối tượng
nghiên cứu, chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những vấn đề lý luận chung và
các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, khẳng định tính tất yếu khách
quan của hoạt động kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết trong
quá trình phát triển kinh tế của thế giới và ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
6.1. Giá trị khoa học:
Trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã công bố
trong nước và quốc tế, luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu có tính mới như
sau:
Phân tích, đưa ra các khái niệm tổng quát về pháp luật kiểm soát việc né thuế
thông qua các giao dịch liên kết như: khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết phải ban
hành các quy định về kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết ở nước
ta hiện nay.
Phân tích và luận giải một cách khoa học các nguyên tắc, căn cứ của việc áp
dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch
liên kết; đánh giá toàn diện tình hình kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch
liên kết ở nước ta và các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Tìm ra các
hạn chế của hệ thống pháp luật QLNN về Thuế và các nguyên nhân của các thiếu
sót đó. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật,
nâng cao hiệu quả kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết trong thời
gian tới.


6

6.2. Giá trị ứng dụng:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm góp phần hệ thống lý thuyết về hiệu
quả hoạt động kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết. Về mặt thực
tiễn đề tài cung cấp thông tin cần thiết về hiệu quả hoạt động kiểm soát việc né thuế
thông qua các giao dịch liên kết cho các cơ quan nhà nước nói chung để từ đó đề
xuất giải pháp thiết thực và phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kiểm soát việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết trên thực tế.
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về né thuế thông qua giao dịch liên kết.

Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về kiểm soát né thuế
thông qua giao dịch liên kết.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật kiểm
soát né thuế thông qua giao dịch liên kết.


7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NÉ THUẾ
THÔNG QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT NÉ THUẾ THÔNG QUA
CÁC GIAO DỊCH LIÊN KẾT
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thuế
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khi bàn đến khái niệm về Thuế nói chung,
phần lớn người dân hiểu rằng Thuế là một khoản thu nộp của các chủ thể tiến hành
phải thực hiện đối với nhà nước và có vai trò quan trọng trong hình thành ngân
sách quốc gia và công cụ điều tiết hành vi của người nộp thuế của mỗi quốc gia,
chủ thể có thẩm quyền quy định về thuế. Song cách hiểu trên vẫn có nhiều điểm
chưa đúng và đầy đủ bởi lẽ cách hiểu như trên đánh đồng tất cả các chủ thể nhưng
trên thực tế thì không phải chủ thể nào cũng phải nộp thuế vì việc tiến hành nộp
thuế phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Xét về mặt ngôn ngữ học thì Thuế được hiểu như sau: Thuế là một khoản nộp
bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà
nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không
mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế1. Khái niệm
trên đã đưa ra một cách nhìn tương đối hoàn thiện về Thuế đến với người đọc.
Song, khái niệm trên chưa thể hiện được bản chất, vai trò để qua đó đưa tới cho các
chủ thể có thể hiểu, thực hiện sao cho đúng và hiệu quả. Quy định của pháp luật
Việt Nam thì xem Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như

giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối
thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, hoạt động thu
thuế ở nước ta hiện nay được xem là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Việc ban hành các quy định của pháp luật

1

Từ điển tiếng việt- nxb Đà Nẵng,


8

về thuế được xem là những cơ sở pháp lý cao nhất, quan trọng nhất khẳng định việc
các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong quá trình kinh doanh.
Từ điển luật học đưa ra khái niệm về Thuế2 như sau: Là khoản thu của ngân
sách nhà nước không hoàn trả và không mang tính đối giá, do cơ quan quyền lực
nhà nước quy định. Thuế được thu dưới hình thức bằng vật hoặc bằng tiền. Thuế là
khoản nhà nước thu đối với tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
có thu nhập hoặc tài sản được pháp luật xác định là đối tượng chịu thuế nên quan hệ
thu, nộp này không mang tính đối giá. Thuế thực hiện theo quy trình được pháp luật
quy định. Điều này được thể hiện bằng các quy phạm pháp luật được quy định tại
các văn bản pháp luật quy định về Thuế nói chung. Việc xây dựng và ban hành các
quy định về thuế là bước ngoặt quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định pháp
luật về Thuế ở nước ta, phục vụ đắc lực trong quá trình xây dựng và kiến thiết đất
nước của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, để đảm bảo
cho hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp thì các chủ thể cần phải tuân thủ theo
quy định của pháp luật Việt Nam về Thuế nói chung.
Đối với đời sống kinh tế xã hội có thể nói rằng: Thuế đóng vai trò là công cụ
quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân
phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, một trong các loại thuế mà

các doanh nghiệp phải nộp đó là Thuế. Nhìn chung, có thể thấy vai trò của thuế là
thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế, tức là đánh vào thu nhập của các chủ thể
nói chung. Trong QLNN về Thuế có thể thấy mang tính chất là thuế tài sản đã phân
biệt rõ đối tượng đánh thuế và là căn cứ xác định chính xác thời điểm cũng như cơ
sở đánh thuế, tránh được sự trùng lắp, chồng chéo về nội dung động viên thu nhập
của đối tượng chịu thuế. Bản chất của thuế là sự thể hiện thuộc tính bên trong vốn
có của nó. Đối với Thuế thì các đặc điểm của loại thuế này đã mang những thuộc
tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển. Thông qua quá trình áp dụng
vào thực tế thì bản thân chúng ta nhận thấy thuế có những đặc trưng riêng biệt để
phân biệt với các sắc thuế và các công cụ tài chính khác, cụ thể là:

2

Từ điển tiếng việt- nxb Đà Nẵng, 2010, Từ điển luật học


9

Một là, thuế mang tính chất bắt buộc. Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn
có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của ngân
sách nhà nước.
Hai là, thuế mang tính không đối giá. Sự chuyển giao thu nhập thông qua
thuế không mang tính chất đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội
chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộp thuế thừa
hưởng những dịch vụ, hàng hóa công do Nhà nước cung cấp. Thuế là khoản chuyển
giao thu nhập dưới hình thức thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
Ba là, thuế được dùng vào chi tiêu công. Đặc điểm này cho thấy nguồn thu
từ thuế vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công
của Nhà nước, không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân.
Bốn là, thuế mang tính không hoàn trả. Đặc tính này cho thấy nộp thuế cho

Nhà nước không giống như hình thức cho Nhà nước vay tiền nên không thể đòi hỏi
Nhà nước phải hoàn trả, bởi vì nguồn thu từ thuế được dùng đáp ứng nhu cầu chi
tiêu công mà phần lớn khoản chi này mang tính cấp phát nên nộp thuế cho Nhà
nước là san sẻ một phần gánh nặng các khoản chi của Nhà nước.
Từ các đặc điểm trên, có thể hiểu “né thuế” hay “tránh thuế” là khái niệm
dùng để chỉ các biện pháp của người nộp thuế nhằm khai thác tối đa các cơ chế thuế
một cách hợp pháp nhằm giảm thiểu khoản thuế phải nộp bằng các phương tiện
trong khuôn khổ pháp luật. Như vậy khác với “trốn thuế”3, phương tiện sử dụng để
“né thuế” là phương tiện hợp pháp, được luật pháp cho phép.
1.1.2. Khái niệm về giao dịch liên kết
“Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết
trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua bán, trao đổi, thuê, cho thuê,
mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung
cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài
chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao,
chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn

3

“Trốn thuế” là hành vi cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số

thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn trả hoặc được miễn giảm.


10

lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên
liên kết4.
Giao dịch liên kết thường có các đặc điểm sau:
Các bên có quan hệ liên kết (bên liên kết) là các bên có mối quan hệ thuộc

một trong các trường hợp sau đây:
Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp
vốn hoặc đầu tư vào bên kia.
- Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của
chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
- Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của
doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng sổ cổ phần của
doanh nghiệp kia;
- Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới
bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ
nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với
điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh
nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của
doanh nghiệp đi vay;
- Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm
quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên
được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh
đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành
viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài
chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
- Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc
cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát
quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.

4

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ



11

Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn
hoặc đầu tư của một bên khác.
- Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một
bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có
một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt
động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
- Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài
chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ,
chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em
ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại,
cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
- Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua
vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành
doanh nghiệp;
“Giao dịch liên kết” thường được sử dụng để khai thác các khác biệt về thuế
suất giữa các quốc gia hay giữa các vùng, miền trong một quốc gia, liên quan hoạt
động chuyển giá, giảm lợi nhuận, doanh thu chịu thuế nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, giảm tổng nghĩa vụ thuế của cả Tập đoàn.
Vấn đề quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết từ lâu đã
là mối quan tâm của cơ quan quản lý thuế. Tổng cục thuế đã thành lập 4 phòng
thanh tra giá chuyển nhượng tại 4 Cục thuế lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và
Bình Dương từ tháng 10 năm 2015 với chức năng chuyên biệt về thanh tra giá
chuyển nhượng. Trong năm 2016, có hơn 300 doanh nghiệp là đối tượng của thanh
tra giá chuyển nhượng. Trong đó, số tiền thuế truy thu và ấn định tiền phạt ước tính
hơn 27 triệu Đô la Mỹ, bên cạnh đó giảm lỗ sau thanh tra ước tính 200 triệu USD.
Để hoàn thiện khung pháp lý, trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định
20/2017/NĐ-CP và ngày 24 tháng 02 năm 2017 quy định về quản lý thuế đối với

doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Đây là nỗ lực của cơ quan thuế Việt Nam trong
việc hội nhập quốc tế theo chương trình Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi
nhuận (“BEPS”). Tiếp theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 41/2017/TTBTC ngày 15 tháng 06 năm 2017 (“Thông tư 41”) hướng dẫn thực hiện một số điều
khoản của Nghị Định 20. Thông tư 41 có hiệu lực kể từ ngày Nghị định 20 có hiệu


12

lực thi hành, tức là từ ngày 1 tháng 5 năm 2017, thay thế cho Thông tư 66/2010/TTBTC (“Thông tư 66”) ngày 22 tháng 04 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết.
Nghị định 20 và Thông tư 41 đã giới thiệu nhiều khái niệm giao dịch liên kết
là gì cũng như các quy định mới với một số nội dung chính như sau:
Nguyên tắc “bản chất quyết định hình thức”;
Thay đổi trong quy định về bên liên kết;
Các lưu ý về phân tích so sánh và xác định giá giao dịch liên kết;
Thay đổi về nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao
dịch liên kết kèm theo Giới thiệu các biểu mẫu đính kèm;
Các trường hợp miễn nghĩa vụ chuẩn bị Hồ sơ xác định giá giao dịch liên
kết và kê khai;
Chi phí không được trừ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thời hạn cho việc chuẩn bị, lưu trữ, xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch
liên kết và các tờ khai; và
Quyền hạn của cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết.
Ngoài ra, các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này
là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế
có quan hệ liên kết theo quy định tại Nghị định này, trừ các giao dịch kinh doanh
đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước được thực
hiện theo quy định của pháp luật về giá.
1.1.3. Khái niệm pháp luật về kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết
Có rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về khái niệm pháp luật về kiểm soát

né thuế thông qua giao dịch liên kết, tuy vậy, các quan điểm đều đồng nhất cho
rằng, cần có những quy định cụ thể để điều chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về Thuế nhằm hoàn thiện khung hành lang pháp lý về lĩnh vực này.
Ở nước ta hiện nay, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì việc
hoạch định và tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm
luật đều rất quan tâm đến vấn đề kiểm soát né thuế thông qua các giao dịch liên kết.
Trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các
quan hệ về kiểm soát né thuế thông qua các giao dịch liên kết với luật chuyên ngành
đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao.


13

Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn
bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ nộp thuế mà các chủ thể
phải thực hiện nhằm góp phần vào việc kiểm soát né thuế thông qua các giao dịch
liên kết. Đối với việc né thuế thông qua các giao dịch liên kết thì các chủ thể phải
gánh chịu hậu quả pháp lý về mức độ do hậu quả của hành vi đó mang lại.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào định nghĩa về vấn đề
kiểm soát né thuế thông qua các giao dịch liên kết, mà trên thực tế việc quy định
pháp luật về thuế nói chung, tùy thuộc vào các quy định của pháp luật về kiểm soát
né thuế thông qua các giao dịch liên kết được quy định cụ thể cho từng hành vi và
mức độ gây hậu quả của hành vi đó mang lại được quy định rãi rác trong các văn
bản dưới luật. Như vậy, Pháp luật về kiểm soát né thuế thông qua các giao dịch liên
kết có thể được định nghĩa như sau: “Pháp luật về kiểm soát né thuế thông qua giao
dịch liên kết có nghĩa là các quy định pháp luật có liên quan nhằm thực hiện hoạt
động quản lý về Thuế thông qua các giao dịch liên kết của các doanh nghiệp. Từ
đó, đảm bảo được hoạt động QLNN về Thuế nhằm tạo ra sự công bằng và cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp giúp đảm bảo được nguồn thu ngân sách
chống thất thu thuế”.

1.2. VAI TRÒ CỦA VIỆC KIỂM SOÁT NÉ THUẾ THÔNG QUA GIAO
DỊCH LIÊN KẾT
Đối với hoạt động xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, việc tăng cường
vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quản lý ngân sách
nhà nước trong thực tế được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ
nhằm mục đích góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội giàu mạnh,
phát triển và đáp ứng với quá trình hội nhập của đất nước trong tình hình mới.
Vấn đề quản lý nhà nước về kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết
thông qua sự điều chỉnh của pháp luật sẽ được duy trì ổn định để đảm bảo sự phát
triển của xã hội. Hoạt động kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết được
hình thành từ việc đóng góp, thực hiện nghĩa vụ nói chung cũng như đầu tư với mục
đích đã được đề ra. Cùng với quá trình phát triển thì việc kiểm soát né thuế thông
qua giao dịch liên kết trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa giữ vai trò thiết thực. Do đó, cần thiết ban hành một hành lang pháp lý hoàn
thiện để thực hiện quản lý vấn đề này một cách hiệu quả hơn. Đứng trước những
yêu cầu và thách thức đó, để cho đất nước phát triển một cách bền vững, đòi hỏi


14

phải có những chính sách, quy định phù hợp nhằm đảm bảo cho việc QLNN về
Thuế một cách hiệu quả trong thực tiễn nói chung. Bên cạnh đó, đối với sự phát
triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề quản lý Thuế một cách có
hiệu quả giữ vai trò tiên quyết đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam
trong tình hình mới. Bên cạnh những tác động kinh tế vô cùng quan trọng mà Thuế
mang lại đối với cộng đồng – xã hội từ đó đã khẳng định vai trò của kiểm soát né
thuế thông qua giao dịch liên kết. Cần thiết ban hành những quy phạm pháp luật để
điều chỉnh vấn đề này. Xét về bản chất thì vai trò của Thuế với sự phát triển kinh tế
- xã hội có mối quan hệ tương hỗ, mật thiết với nhau. Nhằm đảm bảo quyền lợi của
tất cả các chủ thể nói chung thì pháp luật luôn có định hướng và dưới sự quản lý của

các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được thực hiện một cách cụ thể. Việc thực thi
pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền của các chủ thể
khi áp dụng các quy định về Thuế được đảm bảo. Do đó, pháp luật cũng đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc QLNN về kiểm soát né thuế thông qua giao dịch
liên kết nói chung.
Hiện nay, vấn đề về sử dụng hợp lý Thuế bên cạnh những thành quả đạt
được thì còn những tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước và cộng
đồng. Những hành vi vi phạm trên thực tế đã mang lại nhiều hậu quả trước mắt và
lâu dài đối với đất nước ta. Do đó, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi
trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển trong hoạt động của Thuế trở thành
những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường,
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa
pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật trong công tác
QLNN về Thuế một cách nghiêm minh.
Những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã ban hành các quy định pháp
luật nhằm quản lý vấn đề kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết đã đạt hiệu
quả lớn, việc kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm cũng như hình thành hành
lang pháp lý cơ bản về QLNN về kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết.
Việc làm đó đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của luật pháp trong việc bảo
vệ sử dụng các quy định về Thuế của các cơ quan chủ quản. Có thể nói, trong tiến
trình đổi mới đất nước, pháp luật về quản lý nhà nước về kiểm soát né thuế thông
qua giao dịch liên kết đã góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, ngăn chặn và đẩy lùi một phần hành vi vi phạm trong lĩnh
vực này, góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, duy trì và tạo được một số


15

chuyển biến khả quan về mặt xã hội, góp phần không nhỏ trong việc củng cố tiềm
lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo thế và lực

đưa nước ta từng bước hội nhập với thế giới. Chúng ta cũng đang từng bước xây
dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý nhà nước về
kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết cho phù hợp với tình hình và nhiệm
vụ mới. Nhiều văn bản pháp luật và dưới luật về vấn đề này đã được các cơ quan có
thẩm quyền ban hành và áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn.
Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề thực thi pháp luật về quản lý nhà nước đối với
vấn đề kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết chưa đạt hiệu quả cao. Công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành về xử lý các hành vi vi phạm của các
chủ thể còn nhiều bất cập, những kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật và quản
lý xã hội bằng pháp luật trong hoạt động quản lý Thuế còn nhiều hạn chế. Việc
nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật về quản lý Thuế trong giai đoạn hiện nay
chưa phát huy vai trò, cơ sở vốn có của nó.
Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, hệ thống pháp luật về quản
lý nhà nước trong công tác kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết đã có
những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội. Việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp
luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thuế đã tạo môi trường thuận lợi cho việc
hình thành và phát triển đất nước trong tình hình mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi
phải tiến hành một cách đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng. Quá trình tổ chức tốt
việc đưa pháp luật về vấn đề này thực sự là điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ
giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả năng nhằm nâng
cao ý thức trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước trong giai đoạn đất nước
cùng hội nhập và phát triển, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình kinh tế – xã hội,
hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý kiểm soát né thuế thông qua giao dịch
liên kết phù hợp với yêu cầu của đất nước và bối cảnh quốc tế. Mặt khác, cũng cần
phải tăng cường lực lượng, phương tiện, kinh phí cho các cơ quan bảo vệ pháp luật,
xây dựng các cơ quan này thực sự trong sạch, vững mạnh đáp ứng với yêu cầu và
nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, vai trò của nhà nước trong việc ban hành các quy định pháp luật về
kiểm soát né thuế thông qua giao dịch liên kết nhằm chống thất thoát ngân sách nhà
nước, tăng nguồn thu tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh

nghiệp với nhau, đảm bảo công bằng xã hội.


16

1.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA KIỂM SOÁT NÉ THUẾ THÔNG
QUA GIAO DỊCH LIÊN KẾT
Như đã đề cập ở trên, giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên
có quan hệ liên kết trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề mang ý nghĩa rộng không chỉ
giữa các công ty ở trong nước với công ty ở nước ngoài mà còn giữa các công ty
trong nước với nhau. Ở phần này, với hiểu biết của mình tác giả chỉ đề cập đến
pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có quy định về kiểm soát một trong số
các hoạt động có tính chất giao dịch liên kết. Đó là hoạt động chống “chuyển giá”5.
* Malaysia
Vụ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá (gồm Phòng chính sách,
Phòng thanh tra, Phòng APA, Phòng quản lý tuân thủ) được thành lập tại cơ quan
thuế trung ương Malaysia có trách nhiệm quản lý các giao dịch liên kết của các
công ty đa quốc gia. Phòng quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá được thành
lập tại các Cục Thuế lớn có trách nhiệm quản lý các giao dịch liên kết của các
doanh nghiệp nội địa. Trên cơ sở khuyến nghị của OECD, Malaysia đã ban hành
quy định về chống chuyển giá. Theo đó, Malaysia đã ban hành hai tờ khai về
chuyển giá, một tờ khai dành cho các doanh nghiệp nước ngoài và một tờ khai dành
cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ quan thuế Malaysia sẽ dùng các tờ khai này
để thanh tra thuế và thanh tra chuyển giá đối với các công ty.
Ngoài ra, đối với việc xác định các doanh nghiệp có thực hiện chuyển giá
hay không, Malaysia sử dụng phương pháp so sánh giá thị trường tự do, phương
pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương pháp phân
chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuận từ giao dịch. Cùng với đó, Malaysia
không có quy định riêng về hình thức phạt mà áp dụng quy định xử phạt về thuế
chung trong luật. Mức phạt dao động từ 100% - 300% số thuế bị phát hiện gian lận.


5

Chuyển giá (Transfer Pricing) là thuật ngữ để chỉ việc các doanh nghiệp có quan hệ liên kết

thực hiện các giao dịch qua lại mà các giao dịch này không theo giá thị trường (giá giao dịch độc lập)
dẫn đến làm giảm số thuế mà lẽ ra doanh nghiệp phải nộp nếu các bên giao dịch theo đúng nguyên tắc
giao dịch độc lập.


17

Đồng thời, Malaysia cũng công khai danh tính những doanh nghiệp thực hiện
chuyển giá chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.6
* Thái Lan
Thái Lan đã ban hành Luật Chống chuyển giá và đã thực hiện từ hơn 10 năm
nay. Theo đó, cơ quan thuế của Thái Lan đã thiết lập được một cơ sở dữ liệu khá
đầy đủ, có thể dễ dàng đối chiếu được doanh nghiệp nào giao dịch theo hoặc không
theo giá thị trường. Cơ sở dữ liệu này sẽ tập trung vào các công ty đang là mục tiêu
để tiến hành kiểm tra sổ sách và điều tra, cụ thể là các công ty có các chỉ số “rủi ro
cao”, như là thua lỗ liên tục hơn hai năm; tổng số lợi nhuận âm; không nộp thuế
trong một giai đoạn dài; có các giao dịch đáng kể của cùng nhóm liên quan và khả
năng sinh lãi thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, để ngăn chặn, xử lý tình
trạng chuyển giá, cơ quan thuế của Thái Lan tập trung vào các chứng cứ giá cả
chính xác. Cùng với đó là tài liệu giải thích doanh số của công ty, kết quả hoạt
động, các giao dịch quốc tế của công ty với các tổ chức kinh doanh liên kết.7
* Singapore
Singapore là quốc gia có nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài hoạt động, tuy
nhiên, Singapore lại không có luật riêng để quản lý hoạt động chuyển giá. Vấn đề
liên quan đến hoạt động chuyển giá được quy định trong luật chung về thuế. Những

quy định về chuyển giá của Singapore được xây dựng dựa trên hướng dẫn của
OECD. Tuy nhiên, Singapore hầu như không ưu tiên cho phương pháp nào trong số
các phương pháp được hướng dẫn của OECD. Phương pháp xác định giá chuyển
giao nào đưa ra kết quả chính xác, đáng tin cậy nhất sẽ được lựa chọn và áp dụng
tùy từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh đó, tương tự như Malaysia, Singapore cũng không quy định mức
phạt cụ thể dành riêng cho hành vi chuyển giá. Mức phạt chung cho các vi phạm về
thuế nằm từ khoảng 100% - 400% khoản thuế phải trả. Một điểm đáng lưu ý trong

6

/>
asean-va-bai-hoc-cho-viet-nam-71713.html
7

/>
asean-va-bai-hoc-cho-viet-nam-71713.html


×