Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

luận văn khoa học công pháp quôc tế: Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và áp dụng nguyên tắc của luật biển quốc tế vào giải quyết xung đột trên biển đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.8 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các
nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ
đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao.
Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ‘‘Thế kỷ của đại dương‘‘, bởi
cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài
ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều
vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai
thác và khống chế biển. Với xu hướng này, ngày càng có nhiều đường biên giới
xuất hiện trên biển, tình hình này không ngăn cản được một nhận thức chung
được hình thành đó là biển cả là một môi trường đồng nhất, là tài sản chung của
nhân loại, đòi hỏi có sự hợp tác cao giữa các quốc gia nhằm giữ gìn biển trong
lành. Trong một thế giới ngày càng phức tạp hơn với nhiều vấn đề về tài nguyên
và môi trường biển vượt qua khỏi phạm vi quốc gia, hợp tác quốc tế không chỉ
đơn thuần là một sự lựa chọn mà là một sự cần thiết của các quốc gia. Trong
những năm qua, các quốc gia trên thế giới cũng không ngừng thúc đẩy hợp tác
quốc tế song phương và đa phương về biển, các lĩnh vực chủ yếu liên quan đó là
thúc đẩy khoa học kĩ thuật biển, điều tra biển, cứu nạn trên biển, phòng tránh
thảm họa, kiểm soát tội phạm trên biển, đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực
liên quan đến biển.
Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 ra đời được coi như
một bản Hiến pháp của biển, là cơ sở pháp lý chung cho việc giải quyết các
tranh chấp trên biển, thể hiện sự thỏa hiệp mang tính toàn cầu. Việc tuân thủ các
nguyên tắc của luật biển quốc tế là cơ sở pháp lý chung góp phần tạo dựng sự tin
cậy lẫn nhau, tạo môi trường ổn định hòa bình hợp tác và phát triển trên biển
giữa các quốc gia có biển và quốc gia không có biển.


PHẦN NỘI DUNG
I


1.1.

Luật biển quốc tế hiện đại
Lịch sử phát triển luật biển quốc tế.
Thực tiễn từ xưa, các quốc gia ven biển luôn có xu hướng mở rộng quyền
lực ra hướng biển. Xu hướng này lại mâu thuẫn với tham vọng muốn duy trì
quyền tự do hoạt động trên biển của các cường quốc hàng hải. Chính điều đó đã
tạo nền móng cho Luật Biển ra đời và phát triển nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ và điều hòa lợi ích giữa các quốc gia.
Thời điểm lịch sử đánh dấu sự khởi đầu hình thành và phát triển của Luật
Biển quốc tế là vào thế kỷ XVI, khi mà quyền thống trị của Tây Ba Nha và Bồ
Đào Nha trên biển đã vấp phải sự trỗi dậy của Hà Lan, với tư cách là một cường
quốc hàng hải thương mại mới. Cùng với đó là một số tác phẩm nổi tiếng viết về
biển như thuyết “Tự do biển cả” của Hugo Grotius vào năm 1609 và “Biển kín”
của John Selden.
Vào thế kỷ XIX, quan niệm “quyền lực quốc gia chấm dứt tại nơi sức
mạnh vũ khí của quốc gia đó hết hiệu lực” đã được cụ thể hóa bằng tầm bắn của
súng thần công là 3 hải lý. Nước Anh là một cường quốc hàng hải lúc đó và đã
chấp nhận nguyên tắc xác định chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý.
Cuối thế kỷ XIX, nguyên tắc chiều rộng lãnh hải 3 hải lý không còn đủ để
bảo vệ nghề cá của các quốc gia ven biển, vì vậy nhiều quốc gia đã có những
quy định khác nhau về chiều rộng của lãnh hải mình, 4 hoặc 6 hải lý, và cả phạm
vi bảo vệ nghề cá nữa.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1930) Hội Quốc liên đã triệu tập Hội
nghị quốc tế về Luật Biển đầu tiên tại LaHay, hội nghị này đã thừa nhận chủ
quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải và quyền đi qua không gây hại
trong lãnh hải, nhưng không thống nhất được chiều rộng lãnh hải.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hoa Kỳ khẳng định quyền bảo vệ nghề
cá ở ngoài lãnh hải, đặc biệt là Tuyên bố Truman (1945) đã khẳng định chủ
quyền đối với tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển

thuộc thềm lục địa của mình mà theo quan niệm lúc bấy giờ thì giới hạn của
thềm lục địa kết thúc ở nơi có độ sâu 200m nước. Nhiều quốc gia ven biển theo
chân Hoa Kỳ đã tuyên bố chủ quyền đối với tài nguyên thềm lục địa của họ và


tình hình đó đã tạo ra một vấn đề mới của Luật Biển quốc tế… Một số nước
Nam Mỹ như Pê ru, Chi Lê, Ecuado không có thềm lục địa tự nhiên, nên đã đòi
hỏi mở rộng một vùng biển rộng đến 200 hải lý.
Năm 1958, để giải quyết tình trạng nói trên, Liên hợp quốc(LHQ) đã triệu
tập Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ nhất tại Giơ ne vơ có 86 nước tham
dự. Hội nghị này đã thông qua được 4 Công ước quốc tế về Luật Biển: Công
ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; Công ước về đánh cá và bảo tồn tài
nguyên sinh vật; Công ước về thềm lục địa; Công ước về biển cả. Tuy nhiên một
số nội dung quan trọng chưa được giải quyết: chiều rộng lãnh hải, quyền đi qua
eo biển quốc tế, giới hạn vùng đánh cá, ranh giới ngoài của thềm lục địa.
Năm 1960, cũng tại Giơnevơ, Liên Hợp Quốc lại triệu tập Hội nghị luật
biển lần thứ 2 để giải quyết những tồn tại nói trên. Nhưng Hội nghị này cũng
không đi đến kết quả gì. Năm 1973, LHQ lại triệu tập Hội nghị luật biển lần thứ
3 để tiếp tục thảo luận và thông qua Công ước Luật Biển mới.
Sau 5 năm trù bị ( 1967-1972) và qua 9 năm thương lượng ( 1973-1982),
trải qua 11 khóa họp, ngày 30 tháng 4 năm 1982, Hội nghị của LHQ về Luật
Biển lần thứ 3 đã thông qua được một Công ước mới, gọi là Công ước của LHQ
về Luật Biển năm 1982, với tỷ lệ 130 phiếu thuận, 4 phiếu chống, 17 phiếu trắng
và 2 nước không tham gia bỏ phiếu. Sau đó, ngày 10 tháng 12 năm 1982, tại
Montego Bay (Jamaica), 117 Đoàn đại biểu quốc gia, trong đó Việt Nam, đã
chính thức ký Công ước này. Công ước có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm
1994. Công ước ra đời đánh dấu bước phát triển vượt bậc và thể hiện sự thiện
1.2.

chí hòa bình liên quan đến biển giữa các quốc gia có biển và không có biển.

Khái quát chung về luật biển quốc tế hiện đại
Luật quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do các
chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nhằm điều chỉnh các quan hệ phát
sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào đời sống quốc tế.
Là một ngành luật độc lập thuộc hệ thống luật quốc tế, luật biển quốc tế
bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm Luật quốc tế, được các quốc gia và
các chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể đó trong


hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển và trong trường
hợp cần thiết được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế do chính
các chủ thể của Luật quốc tế thi hành.
Ngoài 7 nguyên tắc chung của luật quốc tế, luật biển quốc tế còn có 4
nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển,
nguyên tắc di sản chung của nhân loại, nguyên tắc công bằng.
Với mục đích của luật biển quốc tế là nhằm điều chỉnh những quan hệ
phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ
môi trường biển trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, do đó việc quy định các quy
phạm pháp luật của luật biển quốc tế để vừa đảm bảo hài hòa lợi ích mà không
làm phương hại đến lợi ích của chủ thể nào là vấn đề quan trọng hàng đầu. Căn
cứ để xây dựng nên các quy phạm pháp luật hay biểu hiện ra bên ngoài các quy
phạm pháp luật của luật biển quốc tế được gọi là nguồn của luât biển quốc tế.
Nguồn của luật biển quốc tế là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật luật
biển quốc tế và quá trình hình thành các quy phạm pháp luật của luật biển quốc
tế.
Đối với nguồn của luật quốc tế (điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, những
nguyên tắc pháp lý được thừa nhận, các phán quyết của tòa án quốc tế và các hcj
-


thuyết pháp lý) nguồn của luật biển quốc tế cũng có sự khác biệt:
Hành vi đơn phương: Mặc dù không được coi là nguồn luật của luật quốc tế
nhưng lại là một trong những động lực chính, khởi động quá trình pháp điển hóa
luật biển quốc tế. Có thể kể như hai tuyên bố của tổng thống Mỹ Truman ngày
28/9/1945 liên quan đến tài nguyên sinh vật biển và nguồn tài nguyên khoáng
sản của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển đã tạo ra điểm khởi đầu tạo ra các
quy luật tập quán quốc tế mớiTiếp sau đó là các tuyên bố đơn phương của các
quốc gia Mỹ La tinh đã mở rộng thềm lục địa của họ (Mehico ngày 29/10/1946,

-

Costa Rica ngày 27/7/1948…)
Luật tập quán: là một trong những nguồn cơ bản của luật biển quốc tế.
Luật điều ước: Là một trong những nguồn cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại
cũng như luật biển quốc tế hiện đại. Đặc biệt từ năm 1982, Luật biển quốc tế
phát triển mạnh với chất lượng mới. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982, Thỏa thuận thay đổi phần XI của Công ước 1982 năm 1994, Công


ước về các đàn cá di cư xa 1995… đã góp phần tạo nên một trật tự pháp lý mới
-

trên biển.
Các học thuyết: có thể nói tới hai tư tưởng lớn res nullius(biển cả là vô chủ, cho
phép quốc gia ven biển được toàn quyền hành động thiết lập chủ quyền quốc
gia) và rescommunis (biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc sử
dụng biển). Và nổi bật là học thuyết của Hugo Grotius năm 1609 về tự do biển

-


cả.
Các quyết định xét xử của Tòa án: các tranh chấp liên quan đến quyền về biển
cả: Ngư trường Anh – Nauy về đường cơ sở thẳng ngày 18/12/1951, vụ thẩm
quyền về đánh cá (Ai xơ len- Anh, Ai xơ len – CH Liên bang Đức ngày
25/7/1974), vụ thềm lục địa Biển Bắc ngày 20/2/1969 khi CH lien bang Đức

-

kiện Hà Lan và Đan Mạch về vấn đề phân chia thềm lục địa giữa ba nước…
Các nghị quyết của tổ chức quốc tế: Nghị quyết của đại hội đồng Liên hợp
quốc : NQ 1803 (XVII) ngày 14/12/1962 “Tuyên bố về chủ quyền thường xuyên
trên các tài nguyên thiên nhiên”, NQ 2749 (XXV) ngày 17/12/1970 “Tuyên bố
về các nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của
chúng nằm ngoài ranh giới quyền tài phán quốc gia” và các tổ chức quốc tế khác
cũng quan tâm đến vấn đề biển cả như FAO,- Tổ chức lương thực và nông
nghiệp của Liên hợp quốc hay IMO – Tổ chức hàng hải quốc tế …
Mối quan hệ giữa luật biển quốc tế với các ngành luật khác của Luật quốc

1.3.

tế
Là môt bộ phận của Luật quốc tế, Luật biển có quan hệ mật thiết với các
ngành luật và chế định khác của Luật quốc tế. Trong quan hệ với các ngành luật
khác của Luật quốc tế, luật biển có quan hệ mật thiết trước hết với các ngành
khác như Luật quốc tế về biên giới lãnh thổ, Luật hàng không quốc tế, Luật quốc
tế về môi trường.
a. Luật biển với luật quốc tế về lãnh thổ về biên giới quốc gia
Luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới quốc gia là một ngành luât của Luật
quốc tế, là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các
quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ và biên giới

quốc gia.


Mối quan hệ giữa luật biển quốc tế và luật quốc tế về lãnh thổ và biên giới
quốc gia là mối quan hệ giữa luật về cái chung và luật về cái bộ phận. Lãnh thổ
quốc gia được xác định bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất
và kể cả khoảng không vũ trụ, trong đó biển là một bộ phận của vùng nước. Do
vậy những quy chế của biển được xây dựng trên những nguyên tắc tổng quát của
lãnh thổ quốc gia nói chung như khi xây dựng các quy chế pháp lý cho vùng
lãnh hải và nội thủy, các quốc gia phải dựa vào quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc
gia. Ngược lại, luật biển có vai trò quan trọng trong việc xác định ranh giới trên
biển của lãnh thổ quốc gia - ranh giới ngoài của vùng lãnh hải. Mặt khác chế độ
pháp lý của các vùng lãnh thổ quốc gia trên biển được xác định trên cơ sở luật
biển quốc tế.
b. Luật biển với luật hàng không quốc tế
Luật hàng không là một ngành độc lập của Luật quốc tế, bao gồm các
nguyên tắc và qy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ pháp lý phát sinh
giữa các chủ thể của Luật quốc tế trong việc sử dụng và quản lý không phận
phục vụ cho hàng không dân dụng.
Vùng biển và vùng trời là hai bộ phận của lãnh thổ quốc gia do đó, mối
quan hệ giữa Luật biển và Luật hàng không quốc tế là quan hệ giữa hai luật bộ
phận. Vùng biển là một trong những căn cứ để xác định vùng trời trên biển và
như vậy, quy chế pháp lý của vùng trời ít nhiều bị ảnh hưởng bởi quy chế pháp
lý của các vùng biển. Chẳng hạn như vùng trời ở trên vùng lãnh hải và nội thuỷ
thì được xác định là vùng không phận quốc gia. Ngược lại, vùng trời nằm phía
trên các vùng biển khác sẽ được coi là vùng không phận quốc tế với các quy chế
pháp lý khác nhau.
c. Luật biển với luật môi trường quốc tế
Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp những nguyên tắc và quy phạm
pháp lý quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế phát sinh

liên quan đến sử dụng và bảo vệ môi trường. Suy cho cùng thì biển cũng là một
bộ phận của môi trường, do vậy bảo vệ biển cũng chính là góp phần bảo vệ môi
trường. Bên cạnh đó với trữ lượng lớn nguồn tài nguyên sinh vật có từ biển, việc
bảo vệ môi trường biển phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác, sử dụng và bảo
tồn tài nguyên biển. Chính vì vậy, luật biển quốc tế dành nhiều quy định cho vấn


đề bảo vệ môi trường biển và các quy định của Luật quốc tế về môi trường lại có
tác động đến sự hình thành và phát triển các quy định của Luật biển trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường biển.

II- Các nguyên tắc của luật biển quốc tế hiện đại
Biển và đại dương có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống và của
con người và với môi trường tự nhiên khi mà biển chiếm gần 71% bề mặt trái
đất. Song biển và đại dương đang chịu nhiều sức ép về môi trường do đã và
đang được xem là “bãi rác khổng lồ” của con người. Do đó việc đề ra các
nguyên tắc chung cho việc quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên biển
là quan trọng hàng đầu.
Là một ngành độc lập thuộc hệ thống ngành Luật quốc tế, Luật biển được
hình thành và phát triển dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói chung:
bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử
dụng vũ lực; giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế; không can thiệp vào
công việc nội bộ; các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác; dân tộc tự quyết; và tận tâm
thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên biển là một lĩnh vực có
những điểm đặc thù riêng cho nên Luật biển cũng có những nguyên tắc riêng,
đặc trưng của mình. Với 4 nguyên tắc đặc trưng của luật biển quốc tế: nguyên
tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển, nguyên tắc di sản chung của
nhân loại và nguyên tắc công bằng đều có vai trò hỗ trợ lẫn nhau trong việc đảm
bảo mục đích của luật biển quốc tế trong việc quản lý, sử dụng, khai thác và bảo
vệ môi trường biển.

Các nguyên tắc luật biển có quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.. Đối với
mỗi nguyên tắc, trong nội dung của nguyên tắc đó đều có sự quy định xen kẽ để
đảm bảo cho những nguyên tắc khác. Tất cả tạo thành một thể thống nhất, uyển
chuyển và đều nhằm hướng đến mục đích phát triển giá trị biển, phát triển quan
hệ quốc tế hào bình, ổn định, hiệu quả và lâu dài

2.1. Nguyên tắc tự do biển cả
a. Lịch sử hình thành và phát triển


Từ thể kỉ XV, khi các quốc gia mở rộng quyền lực của mình ra biển cả, sự
đua tranh trong việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biển trở nên ngày
càng quyết liệt, lúc đó người ta đã nhận ra rằng: biển cả không phải là nguồn tài
nguyên vô tận mà biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc khai
thác, sử dụng biển. Từ đó hình thành hai quan điểm, hai học thuyết trai ngược
nhau đó là: tự do biển cả (resnullius) và chủ quyền quốc gia (rescommunis).
Trong thời kì phong kiến, nhiều quốc gia và thành phố cảng biển đã đưa
ra đòi hỏi đối với biển cả, trong đó Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là 2 quốc gia
có hạm đội thượng thuyền mạnh nhất thế giới đã tự ý thỏa thuận phân chia toàn
bộ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương với nhau. Ngày 7/6/1494, Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha đã kí hiệp ước Tordesillas phân chia vùng biển, đường chia dịch
cách đường của Giáo hoàng Alexander VI 37º lệch về phía ngoài đảo Capvert.
Một thế kỉ sau (thế kỉ thứ XVI), quyền thống trị các con đường biển và đại
dương của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gặp phải thử thách bởi sự nổi lên của
Hà Lan, với tư cách là một cường quốc hàng hải, thương mại mới. Đây chính là
thời điểm lịch sử bắt đầu sự phát triển một cách có hệ thống Luật Biển thế giới.
Hugo Grotius - một luật gia nổi tiếng của Hà Lan, đã có tác phẩm "Mare
Liberum" - "Tự do biển cả" (năm 1609), học thuyết tự do biển cả lần đầu
tiên.Luận cứ của học thuyết này bắt nguồn từ bản chất tự nhiên của biển cả, đó
là tính động, tính lỏng, tính thống nhất và tính không cạn kiệt của tài nguyên và

Luật tự nhiên. Cho đến thế kỉ XVIII, nguyên tắc tự do biển cả đã chiến thắng, từ
đấy tất cả các hạn chế thương mại của giai cấp phong kiến bị thủ tiêu, các yêu
cầu đòi hỏi của các quốc gia đối với biển cả bị loại bỏ.
Sau thế chiến thứ 2, quá trình pháp điển hóa luật quốc tế diễn ra mạnh mẽ,
quan điểm tự do biển cả cũng từ đó mà được các học giả, khẳng định và phát
triển: phiên họp 22 của Đại hội đồng LHQ vào 17/8/1962, Arvid Pardo Đại sứ
Malte đã đưa ra tư tưởngcoi vùng đáy đại dương nằm ngoài vùng tài phán của
quốc gia là di sản chung của nhân loại; Nghị quyết 2749 (XXV) có nội dung
tuyên bố về các nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như lòng đất của
chúng nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia… Và đặc biệt là hội nghị lần thứ
3 của LHQ về luật biển được triệu tập tại New York với nhiều vòng đảm phán từ


1973 đến 1982, đã kí chính thức công bố Luật biển 1982 có hiệu lực ngày
16/11/1984 với 117 đại diện có thẩm quyền của các quốc gia. Và nguyên tắc tự
do biển cả đã được thừa nhận như một nguyên tắc cơ bản nhất của luật biển
quốc tế.
b. Nội dung nguyên tắc tự do biển cả
Là nguyên tắc cơ bản nhất trong luật biển quốc tế, nguyên tắc tự do biển
cả được hiểu là biển cả được để ngõ cho tất cả các quốc gia, dù là những quốc
gia nào có biển hay không có biển. Nguyên tắc tự do biển cả không cho phép bất
cứ quốc gia nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển
cả thuộc chủ quyền của mình. Điều đó có nghĩa là trong biển cả tất cả các quốc
gia đều được hưởng các quyền tự do được quy định trong luật quốc tế. Song,
mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do của mình phải tôn trọng quyền lợi
của các quốc gia khác. Đó là sự thừa nhận ngang nhau về quyền và lợi ích hợp
pháp của mọi quốc gia trên biển cả và không có sự phân biệt đối xử dựa trên vị
trí và hoàn cảnh địa lý của mọi quốc gia khi tham gia sử dụng khai thác biển cả.
Theo điều 87 – Công ước Luật biển 1982, với 6 quyền tự do trên biển
-


xuất phát từ nguyên tắc tự do biển cả:
Tự do hàng hải: Là quyền của tất cả các quốc gia, bao gồm cả những quốc gia
không có bờ biển, thể hiện bằng việc tự do đi lại trên biển và thẩm quyền tài
phán đối với tàu thuyền khi hoạt động trên biển., được sử dụng các phương tiện
vận chuyển trên mặt nước, dưới mặt nước để đi lại tự do, không bị khám xét trên
các vùng biển quốc tế, được đi qua các eo biển, kênh đào quốc gia nằm trên các
đường hàng hải quốc tế, được đi qua vô hại các vùng tiếp giáp lãnh hải, các
vùng biển đặc quyền kinh tế của các quốc gia, được vào trú đậu, sửa chữa
phương tiện vận chuyển khi gặp thiên tai, hư hỏng, để lấy thêm nhiên liệu, tiếp
tế lương thực tại các hải cảng quốc tế.
Tàu thuyền một nước nhất định không phải chịu sự tài phán của một quốc
gia khác, trừ quốc gia tàu mang quốc tịch khi hoạt động trong vùng biển cả. Việc
đi qua vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, eo biển, kênh đào thuộc
chủ quyền của nước nào nhất thiết phải theo đúng quy định của pháp luật nước
đó. Các tàu thuyền không mang quốc tịch, không rõ lai lịch, các tàu thuyền của


bọn cướp biển, không được hưởng quyền tự do hàng hải và có thể bị tàu thuyền
-

quân sự của tất cả các nước truy bắt hoặc đánh đắm.
Tự do đánh bắt hải sản: các quốc gia có quyền tự do đánh bắt tài nguyên sinh vật
biển tùy theo khả năng của con người, vào bất cứ thời điểm nào mà họ muốn và
với bất kỳ phương tiên đánh bắt nào. Tuy nhiên trong công ước cũng quy định
về một vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven bờ với chiều rộng 200 hải lý
tính từ đường cơ sở, trong vùng này các quốc gia có quyền tự do đánh bắt hải

-


sản.
Tự do hàng không: đây được coi là nguyên tắc chuyên biệt của luật hàng không
quốc tế. Theo đó, trong vùng trời quốc tế, các phương tiện bay của tất cả các
quốc gia đều có quyền tự do hàng không, chỉ chịu thẩm quyền tài phán của quốc
gia đăng tịch phương tiện bay. Tuy vậy, quyền tự do hàng không cũng có giới
hạn nhất định, đó là trong thời gian bay trong không phận quốc tế, các phương
tiện bay phải chấp hành và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, các yêu cầu về
an ninh hàng không được ghi nhận trong các điều ước quốc tế cũng như các văn
bản do tổ chức hàng không quốc tế ban hành: công ước về hàng không dân dụng
quốc tế ngày 7/12/1944…, qua đó các quốc gia cũng phải áp dụng các biện pháp

-

an ninh an toàn hàng không cho các phương tiện bay của mình.
Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm: kèm theo đó là việc bảo vệ và nghiêm cấm
phá hoại dây cáp và ống dẫn ngầm được quy định cụ thể từ điều 112 đến điều
115 Công ước luật biển 1982. Quốc gia đặt dây cáp và ống dẫn ngầm có nghĩa
vụ đặc biệt quan tâm đến tính trạng của chúng được xây dựng ở dưới đáy biển,
không được gây cản trở cho quá trình sửa chữa các dây cáp và ống dẫn ngầm

-

hiện có.
Tự do nghiên cứu khoa học biển: được quy định tại phần XIII (từ điều 238 đến
điều 241) Công ước luật biển 1982: tất cả các quốc gia có biển hay không có
biển đều có thể tiến hành các cuộc nghiên cứu khoa học biển, đi kèm đó phải tôn
trọng và không làm phương hại đến các quyền nghĩa vụ các quốc gia khác và
các tổ chức quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế trong công tác
nghiên cứu khoa học.Tuy nhiên, việc nghiên cứu khoa học chỉ được áp dụng đối


-

với Vùng (điều 256,143) và biển cả (Điều 257).
Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép.


c. Vai trò

Nguyên tắc tự do biển cả luôn được coi là nền tảng mang tính xuất phát
điểm cho sự hình thành và phát triển của các quy phạm luật biển quốc tế.
Nguyên tắc tự do biển cả đóng vai trò là nguyên tắc pháp lý của Luật biển quốc
tế, có giá trị chi phối nhiều quy phạm của luật này , là cơ sở pháp lý cho việc xác
định và thiết lập chế độ pháp lý của các vùng biển khác nhau và duy trì trên đó
các hoạt động của các đối tượng tham gia sử dụng biển. Có nghĩa rằng, tự do
biển cả không chỉ tồn tại duy nhất ở vùng biển cả mà còn có giá trị pháp lý đối
với những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền của quốc gia ven biển.
Vận dụng nguyên tắc tự do biển cả để thiết lập trật tự pháp lý trên biển
qua đó đảm bảo duy trì quyền tự do cơ bản và truyền thống của cộng đồng quốc
tế trong nghiên cứu, sử dụng biển và đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia
trong hưởng lợi ích và sử dụng biển vì mục đích hòa bình.

2.2. Nguyên tắc đất thống trị biển
a. Lịch sử hình thành
Biển và sử dụng biển đã trở thành một trong các vấn đề quan trọng của
thời đại liên quan đến các lợi ích về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng…của
mỗi quốc gia. Tranh chấp trong việc phân chia lợi ích trên biển, các vấn đề nảy
sinh liên quan đến vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển
xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn khi khả năng sử dụng biển của con
người ngày càng cao.
Trước đây, không hề có quan niệm nào về “đất thống trị biển”, Nguyên

tắc đất thống trị biển chỉ được ghi nhận trong tập quán quốc tế về luật biển.Mãi
đến năm 1969, khi 6 quốc gia vùng Bắc Cực tranh chấp vùng Biển Bắc. Và cũng
là lần đầu tiên người ta quan tâm đến chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc
gia ven biển. Trong phán quyết lịch sử của Tòa án về thềm lục địa Biển Bắc vào
ngày 20/2/1969, Tòa đã khẳng định: Thềm lục địa của bất kỳ quốc gia nào cũng
phải là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của nó và không được cản trở sự
kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của nước khác.
Tiếp đó, Công ước LHQ về luật biển 1982 đã chính thức ghi nhận vấn đề
này và nó trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng xác định chủ quyền


và quyền chủ quyền quốc gia ven biển – nguyên tắc đất thống trị biển. Nhờ đó
mà người ta có thể xây dựng chế độ pháp lý quốc tế của các vùng biển mà quốc
gia có chủ quyền và quyền chủ quyền
b. Nội dung
Nguyên tắc đất thống trị biển là nguyên tắc có lịch sử rất lâu đời (học
thuyết res mullius). Theo học thuyết Res mullius thì các quốc gia ven biển có
quyền mở rộng chủ quyền quốc gia của mình hướng ra biển. Tuy nhiên, việc mở
rộng chủ quyền này là có giới hạn bởi biển cả là một trong những phương tiện
giao thông quan trọng cho thương mại quốc tế. Nếu các quốc gia ven biển mở
rộng chủ quyền quốc gia hướng ra biển không giới hạn thì thương mại quốc tế sẽ
gặp nhiều khó khăn.
Theo nguyên tắc, việc mở rộng chủ quyền quốc gia ra biển không thể tách
rời yếu tố chủ quyền lãnh thổ. Yếu tố lãnh thổ theo ghi nhận của nguyên tắc này
là lãnh thổ đất (bao gồm cả đảo tự nhiên và quần đảo). Như 1 học giả ví von, đất
và biển trong nguyên tắc này như hình với bóng. Không có hình (bờ biển) thì
không thể tồn tại với bóng (vùng biển).
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 76 UNCLOS 1982. Công ước đã
khẳng định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phận kéo dài

tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa,
hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ
ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. Theo điều 2
UNCLOS 1982 quy định: chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra
ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần
đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải.
Hay theo điều 49 UNCLOS 1982 quy định về quyền được mở rộng chủ quyền
ra các vùng nước quần đảo của các quốc gia vùng đảo phải dựa trên chủ quyền
của quốc gia đó trên các đảo của mình.
c. Vai trò


Nguyên tắc “đất thống trị biển” có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc
gia ven biển nhất là các quốc gia đang phát triển. Nó là cơ sở để khẳng định chủ
quyền, quyền tài phán của quốc gia trên biển, góp phần giải quyết công bằng và
hiệu quả tranh chấp trên biển giữa các quốc gia. Trong các vùng biển thuộc chủ
quyền quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, mức độ ảnh hưởng của
nguyên tắc đất thống trị biển đối với việc hình thành quy chế pháp lý là khác
nhau.

2.3. Nguyên tắc di sản chung của nhân loại
Là một trong 4 nguyên tắc của Luật biển quốc tế, di sản chung của nhân
loại được hiểu là tài sản chung không thuộc riêng bất cứ một quốc gia, nhóm
quốc gia, cá nhân hoặc pháp nhân nào.
a. Lịch sử hình thành
Với 3/4 lượng hàng hóa trao đổi, 160000 loài động vật và 10000 loài thực
vật, biển cả có hai chức năng là phương tiện giao thông hàng hải và nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý giá. Chính vì vậy, biển cả được xác định là một trong
những di sản chung của loài người, không phải của riêng bất kì quốc gia nào.
Thuật ngữ được Liên hợp quốc áp dụng trong thời gian chuẩn bị Hội nghị

Liên hợp quốc lần thứ III về Luật biển (Nghị quyết số 2749 ngày 17/12/1970
của Đại hội đồng Liên hợp quốc) và được pháp điển hóa vào Công ước Liên hợp
quốc năm 1982 về Luật biển.
b. Nội dung
Được quy định tại Điều 1 UNCLOS 1982: đáy biển, lòng đất dưới đáy
biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia và toàn bộ tài nguyên của
đáy biển, lòng đất dưới đáy biển đó là di sản chung của loài người và điều 136
UNCLOS 1982, Vùng và tài nguyên của Vùng là di sản chung của loài người.
Là một nguyên tắc đặc thù của luật biển, nguyên tắc di sản chung của
nhân loại đặc biệt áp dụng cho vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển vùng biển được xem là di sản chung của nhân loại. Theo nguyên tắc chung,
-

vùng biển này là của chung:
Không thuộc về quyền sở hữu của bất kỳ một quốc gia hay tổ chức quốc tế nào,
không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc
chủ quyền ở một phần nào đó của di sản chung của loài người


-

Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ

-

quyền nào, cũng như không một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận.
Cơ quan quyền lực được thành lập theo quy định của Công ước về Luật biển sẽ
là người thay mặt cho tất cả các quyền đối với các tài nguyên của đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia.
- Hoạt động ở vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được tiến hành vì
lợi ích chung của nhân loại và chỉ có thể được sử dụng vào mục đích hoà bình.

Tuy nhiên, trên thực tế việc khai thác và sử dụng vùng biển di sản này vẫn
còn nhiều hạn chế do nhiều lý do, mà một trong những yếu tố quan trọng nhất là
khả năng khai thác biển của con người còn nhiều hạn chế, chưa thể tìm hiểu và
đi xuống độ sâu của vùng biển di sản. Có lẽ do đó, hiện tại chúng ta vẫn chưa
biết được chính xác ở vùng biển di sản tồn tại những loại tài nguyên gì, trữ
lượng ra sao...
c. Vai trò
Việc quy định nguyên tắc giữ gìn di sản chung của nhân loại có ý nghĩa
quan trọng trong việc hình thành và thực hiện chế độ pháp lý về khai thác tài
nguyên thiên nhiên ở đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển. Quy định này
loại bỏ sự độc quyền chiếm đoạt đối với bất kỳ nguồn tài nguyên nào trên Vùng.
Ngoài ra, nguyên tắc di sản chung của nhân loại và nguyên tắc tự do biển cả là
cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và đảm bảo thực thi chế độ pháp lý đối
với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Vùng.

2.4. Nguyên tắc công bằng
a. Lịch sử hình thành
Trong lĩnh vực luật biển, nguyên tắc này được hình thành và phát triển
cùng với thực tiễn phân định thềm lục địa và các vùng biển giữa các quốc gia
láng giềng cũng như tiến trình phát triển của luật biển quốc tế với những dấu
mốc quan trọng về các hội nghị quốc tế về luật biển, cùng với sự ra đời của các
Công ước Geneva năm 19581 , Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Công ước thực sự là một bản Hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế
khi nó đề cập được toàn diện tất cả các vấn đề thuộc pháp lý, kinh tế, khoa học
kỹ thuật, hợp tác và giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đặt ra các nguyên tắc tự do


biển cả, đất thống trị biển và di sản chung của nhân loại thì nguyên tắc công
bằng đã tạo ra một sự công bằng giữa các quốc gia, qua đó đảm bảo cho quốc
gia có biển hay quốc gia không có biển được hưởng một vùng biển đúng và

công bằng.
b. Nội dung
Là một trong 4 nguyên tắc cơ bản của Luật biển quốc tế, nguyên tắc công
bằng được thể hiện xuyên suốt qua các điều luật quy định trong UNCLOS 1982
với các nội dung cơ bản:
Một là, những quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử
dụng biển cả như những quốc gia có biển ở phạm vi mà luật biển cho phép và có
nghĩa vụ không làm phương hại đến quyền sử dụng biển của những quốc gia
khác. Đây được coi là tiền đề tạo nên tính công bằng của luật biển. Cụ thể: tại
điều 17 của công ước có quy định:“Với điều kiện phải chấp hành công ước, tàu
thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng
quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Ngoài ra UNCLOS 1982 còn quy
định nhiều vấn đề mang tính công bằng như: “Các quốc gia không có biển hoặc
bất lợi về biển có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt cáp ngầm,
khai thác sinh vật biển … tại vùng tiếp giáp lãnh hải.
Hai là, không đặc biển cả dưới chủ quyền riêng biệt của bất kỳ quốc gia
nào được thể hiện tại điều 87 UNCLOS 1982, có ý nghĩa rằng tất cả các quốc
gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do lắp đặt dây cáp
ngầm… tại biển cả; bác bỏ mọi yêu sách về chủ quyền của biển cả cũng như đối
với vùng, di sản chung của loài người.
Ba là, là sự thể hiện rõ rệt của nguyên tắc công bằng khi đặt vùng đáy
biển có chế độ pháp lý là di sản chung của loài người. Vùng để ngỏ cho tất cả
các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển để sử dụng vào mục đích
hoàn toàn hòa bình, không phân biệt đối xử. Mọi hoạt động trong vùng được
tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý
của các quốc gia dù có biển hay không có biển.


Ngoài ra, phân chia các vùng biển chồng lấn và xác định các vùng biển
cũng là sự thể hiện của nguyên tắc công bằng nhưng không có nghĩa là sửa chữa

lại tự nhiên mà đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển
đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan. Tuy nhiên thực tiễn thì
khía cạnh này không được bảo đảm thực hiện đúng luật. Bởi việc cá lớn nuốt cá
bé và dẫn đến kết quả của sự phân chia công bằng đó là “công bằng lệch
hướng”, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một số quốc gia. Do đó
để nguyên tắc công bằng thực sự phát huy tác dụng cũng như mục đích cao cả
của nó thì cần có sự hợp tác trên tinh thần thiện chí của các quốc gia.
Trong UNCLOS, nguyên tắc công bằng được quy định tại các Điều 74 và
Điều 83 về phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ
biển tiếp liền hoặc đối diện.
c. Vai trò
Tạo một cơ chế pháp lý công bằng trong việc thực thi pháp luật luôn là
đích đến của mọi ngành luật. Nguyên tắc công bằng được sử dụng như là một
trong những nguyên tắc cơ bản và nền tảng của pháp luật quốc tế hiện đại nói
chung và luật biển quốc tế nói riêng. Một sự công bằng đúng nghĩa cả về mặt
pháp lý và thực tế sẽ giúp hạn chế những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh giữa
các bên. Nguyên tắc công bằng là cơ sở pháp lý vững chắc để cơ quan quyền lực
thực hiện quyền tài phán của mình dễ dàng và công bằng hơn trong việc giải
quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia – chủ thể quan trọng và chủ yếu
của Luậ quốc tế. Qua đó, đảm bảo cho quyền của các quốc gia được tôn trọng,
bảo vệ và không bị xâm hại.

III- Tranh chấp trên biển trong việc áp dụng các nguyên tắc luật biển
quốc tế .
Mặc dù UNCLOS 1982 đã quy định rất rõ việc áp dụng các khoản và điều
luật nhưng vẫn có những tranh chấp xảy ra trên biển khi áp đặt ý chí cá nhân mà
3.1.

không tuân thủ theo những nguyên tắc vốn có.
Sự kiện tàu Impeccable - tự do hàng hải - nguyên tắc tự do biển cả)

Vụ việc xảy ra vào ngày 8/3/2009 khi tàu thăm dò đại dương USNS
Impeccable của Hoa Kỳ đang hoạt động thường lệ tại lãnh hải quốc tế cách đảo


Hải Nam 75 dặm (120km) về phía Nam thì có 5 tàu Trung Quốc tiến tới gần một
cách hung hãn. Khi tàu Impeccable phát tín hiệu xin mở đường để rút khỏi khu
vực, hai tàu Trung Quốc đã ném gỗ xuống nước, khiến tàu Hoa Kỳ phải dừng
khẩn cấp. Tàu Impeccable đã dùng vòi rồng phun lên một trong các tàu Trung
Quốc để bắt tàu này rút lui. Thế nhưng theo bộ Quốc phòng Mỹ, các thủy thh̉ủ
Trung Quốc đã cởi quần áo ngoài và tiến tới gần tàu Hoa Kỳ tới dưới 8m.
Trong trường hợp này đã có những ý kiến trái chiều giữa Trung Quốc và
Hoa Kỳ về vấn đề tự do hàng hải. Lầu Năm Góc (Hoa Kỳ) nói hành động này
của Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế về sử dụng lãnh hải. Phía Hoa Kỳ
khẳng định tàu Impeccable không mang vũ khí, hoạt động theo đúng luật biển
quốc tế khi bị bủa vây và quấy nhiễu bởi tàu Trung Quốc. Phản ứng trước cáo
buộc này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói tại cuộc
họp báo: "Cáo buộc của Hoa Kỳ hoàn toàn không đúng sự thật, lẫn lộn đúng sai
và không thể chấp nhận được".Ông Mã nói tàu USNS Impeccable, đã vi phạm
luật lệ quốc tế và Trung Quốc khi vào biển Nam Hải mà "không được phép".
Trong trường hợp này, việc “săn” tàu ngầm xảy ra trên vùng biển tranh
chấp ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, nhưng trong hải phận mà Bắc Kinh coi
là vùng kinh tế đặc quyền 200 dặm của mình. Theo quy định quốc tế, thì Trung
Quốc có chủ quyền đối với hải phận này trong việc sử dụng các nguồn tự nhiên.
Nhưng điều này lại xung đột với một trong những nguyên tắc chính của Mỹ về
hàng hải – quyền được tiếp cận không giới hạn trong các vùng biển quốc tế miễn
là các tàu không xâm phạm tới lợi ích kinh tế của nước họ đi qua.
Trong khi Mỹ đề nghị đàm phán về vấn đề này, nhưng có vẻ như không
3.2.

bên nào sẵn sàng thỏa hiệp.

Sự bất công bằng trong tuyên bố đơn phương lệnh cấm bắt cá của Trung
Quốc - Nguyên tắc công bằng
Sự bất hợp lý của tuyên bố đã vi phạm Luật biển Quốc tế, cụ thể tại điều
56 và điều 61 UNCLOS 1982 quy định về vùng đặc quyền kinh tế.
Từ năm 1999, Trung Quốc tự đưa ra cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá trên
biển Đông”, bắt đầu từ 16-5 hằng năm, vào thời điểm biển êm dịu nhất và là
mùa thu hoạch lớn nhất của ngư dân, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các


quốc gia trong khu vực.Lệnh cấm này được Trung Quốc đơn phương áp đặt trên
gần như toàn bộ Biển Đông, kéo dài đến vĩ tuyến 12, bao gồm cả khu vực bãi
cạn Scarborough.
Lệnh cấm đánh cá đơn phương này được Trung Quốc cho biết áp dụng
với cả ngư dân trong nước và nước ngoài, bao gồm các nước cùng tuyên bố chủ
quyền với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.Trong thời gian áp đặt lệnh cấm,
nước này sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân vi phạm, trừ
một số tàu có "giấy phép hoạt động đặc biệt ở khu vực Trường Sa".
Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng tuần tra, chống "đánh
bắt trộm" trong khu vực ban hành lệnh cấm. Sau đó, vào ngày 2/8/2015, 9.000 tàu
cá của Trung Quốc ào ạt xuống Biển Đông
Bộ Ngoại giao Việt Nam và các nước trong khu vực từng nhiều lần tuyên
bố phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông và khẳng
định lệnh cấm đơn phương này vô giá trị. Việc phía Trung Quốc ra thông báo
phạm vi và thời gian cấm đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải
Bình hôm nay nêu rõ: "Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối
với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các

vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các
quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

De:cac bien phap giai quyet tranh chap bang tai phan theo cong uoc lien
hop quoc ve luat bien quoc te 1982



×