Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Phuong phap phan tich tac pham van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.74 KB, 42 trang )

sở giáo dục và đào tạo hà nội
phòng giáo dục quận cầu giấy
trờng THCS Lê quý đôn

----- -----

sáng kiến kinh nghiệm

Phơng pháp phân tích

tác phẩm văn học

Hà Bích Ngọc

Quý Đôn

Giáo viên Trờng THCS Lê

hà nội - 2003

Mở đầu


1. Lý do chọn đề tài
Nh chúng ta đã biết dạy văn - học văn là quá trình khám
phá, tìm hiểu, cảm nhận cái đẹp. Một trong những yêu cầu
của việc dạy văn - học văn là phải đọc, hiểu văn và cảm nhận
đợc cái hay, cái đẹp của văn.
Chúng ta không thể không thừa nhận việc dạy văn - học
văn trong nhà trờng có những bớc chuyển biến tốt hơn diễn
ra liên tục trong hai thập kỷ qua. Kết quả này có đợc là nhờ có


sự đóng góp của các giáo viên, cán bộ quản lý và các nhà
khoa học.
Tuy nhiên, có một thời ngời ta đánh đồng tác phẩm văn
học với bài minh họa chính trị, minh họa cho chủ trơng, đờng lối. Đến cải cách giáo dục, do cần điều chỉnh cách hiểu
này nên chỉ tập trung học và dạy các tác phẩm văn học hình
tợng- sử dụng yếu tố tởng tợng, h cấu (fiction).
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo lại
tiến hành những cải cách mới, mặc dù công cuộc cải cách
đang trong giai đoạn thí điểm nhng tôi nhận thấy học sinh
đã có những tiến bộ rõ rệt, nhất là khi sách giáo khoa đã
cung cấp đợc cách đọc hiểu văn bản cho học sinh với những
hệ thống câu hỏi bài tập và những chỉ dẫn cụ thể cho học
sinh tự tìm hiểu văn bản.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, tôi thấy có hai điều
nổi cộm:
- Việc dạy văn thờng quá nghiêng về việc thẩm bình.
Trong giờ văn chủ yếu là giáo viên (GV) giảng văn cho học sinh
(HS) nghe. GV nói lại cho HS nghe cách hiểu của mình về tác
phẩm nào đó một cách say sa mà không cần biết HS của
mình có cảm nhận đợc không.
- Khi dạy các tác phẩm văn học, GV thờng quên hoặc cha
chú ý hình thành cho HS kiến thức, kỹ năng đọc, hiểu tác
phẩm nên học tác phẩm nào, HS chỉ biết tác phẩm ấy. Vì
thế mắc phải tình trạng mặc dù đã đợc học rất nhiều thơ
văn ở các thể loại khác nhau, vào các thời kỳ khác nhau nhng
học sinh chỉ biết phân tích, bình giảng đợc các bài đã
nghe giảng trên lớp, thậm chí chỉ làm đợc bài khi đã đợc
trang bị các bài văn mẫu. Đề thi chỉ cần cho phân tích một
tác phẩm văn học nào đó khác đi một chút là đa số HS



đành bó tay, hoặc viết một cách ngô nghê dẫn tới lệch đề,
thậm chí lạc đề. Kết quả là điểm bài làm văn rất thấp.
Để giúp GV - HS khắc phục đợc những tình trạng trên,
nâng cao năng lực đọc- hiểu và cảm nhận tác phẩm- các em
phát huy đợc tính chủ động, sáng tạo, thể hiện lại đợc những
điểm đã phân tích, phát hiện thêm đợc những ý mới, chi
tiết mới trong mỗi bài... từ đó giúp các em làm tốt bài làm
văn, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: "Một vài suy nghĩ
về phơng pháp phân tích tác phẩm văn học ".

2. Phơng pháp thực hiện
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng ba phơng pháp cơ
bản: đọc, thống kê t liệu, khảo sát thể hiện trong thực tế. Từ
đó định hớng cho mình phơng pháp chung để phân tích
tác phẩm văn học.
a. Đọc tài liệu.
- Phơng pháp dạy học văn của Phan Trọng Luận, Nguyễn
Thanh Hùng.
- Những bài văn hay và khó trong chơng trình cấp II
của Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Xuyền.
- Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp của
Nguyễn Thị D Khánh Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hiểu văn dạy văn của Nguyễn Thanh Hùng Nhà xuất
bản Giáo dục.
- Bình văn của Trần Hoà Bình, Văn Giá, Lê Dy.
- Phơng pháp tiếp nhận tác phẩm văn học.
- Các t liệu về phơng pháp giảng dạy văn
- Đọc sách về lý luận văn học.
- Thiết kế bài dạy văn ở cấp II của Phan Trọng Luận, Vũ

Nho.
b. Thống kê t liệu.
c. Dự giờ giáo viên giảng, xem xét mức độ tiếp thu của
HS, khảo sát tình hình thực tế việc học môn Ngữ văn của
HS.


Trên cơ sở đó rút ra những biện pháp cơ bản giúp HS
phân tích các tác phẩm văn học thông qua một số bài soạngiảng minh họa.


Nội dung
A. Phơng pháp bộ môn, những cách nhìn, suy nghĩ
Kinh thánh viết: Chúa tạo ra những dòng sông nhng
con ngời phải tự bắc những chiếc cầu. Nh vậy, cái đợc cho
và cái tự làm lấy là ngang nhau về giá trị. Dân gian nói: Cho
cá không thích bằng nhận đợc bộ cần câu. Nếu ví bộ cần
câu là phơng pháp và cá là kiến thức thì sự đánh giá thật
là rõ. Để tồn tại, con ngời thích nhận cá. Để phát triển, con
ngời muốn có cần câu. Nếu khoa học hiện đại xem chức
năng dạy- học là phát triển thì rõ ràng phải có cách nhìn, sự
đánh giá và cả những đòi hỏi ngày càng cao với khoa học
phơng pháp .
So với các bộ môn học khác trong nhà trờng, ngữ văn là
môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ
thuật. Nó có khả năng nhanh nhạy nhất để đi sâu vào tâm
linh lớp bạn đọc trẻ tuổi, lắng đọng kết tinh trong tâm hồn
họ những niềm hứng thú, say mê, sự chân thành, cởi mở
mộc mạc và thấm đẫm hơng vị tình đời, tình ngời, giúp họ
khao khát vơn tới cái chân- thiện- mỹ.

Do vậy, dạy văn - học văn chính là dạy và tập cho HS tự
biết tiếp nhận văn chơng một cách sáng tạo, là phải bồi dỡng
năng lực t duy văn học, t duy thẩm mỹ để mỗi em có thói
quen tiếp nhận chủ động những giá trị văn minh, văn hoá
tinh thần của dân tộc và nhân loại.
I. Mối quan hệ giữa văn bản văn học - đối tợng tiếp
nhận của bạn đọc với học sinh trong nhà trờng- chủ thể
tác động thẩm mỹ.
Văn chơng bao giờ cũng là sản phẩm của một tâm hồn,
một tấc lòng nghệ sĩ rung động trớc cuộc đời. Ngời sáng tác
nào, dù tâm hồn có bay bổng đến đâu nhng khi sáng tác
cũng muốn tìm đến những bạn đọc tri âm, tri kỷ, những
ngời muốn cùng tác giả đi đến những miền sâu kín nhất
của cuộc đời, của trái tim, của tâm hồn hay cũng muốn phiêu


lu trên những đoạn đờng đầy ma nắng gập ghềnh gai góc
mà cực kỳ hấp dẫn.
Và bạn đọc cũng vậy, đọc văn chơng, họ cũng muốn
tìm nơi để gửi gắm tấc lòng, để thể nghiệm, nếm trải,
song không phải bao giờ tác giả và bạn đọc cũng gặp nhau ở
văn bản. Có khi ngời đọc có thế giới nội tâm trùng với thế giới
nội tâm của nhà văn, cả hai gặp nhau trong mối quan hệ
qua lại đợc nảy sinh từ hai phía, giúp ngời đọc đi sâu vào
thế giới huyền ảo, tạo nên sự hoà đồng thẩm mỹ. Nhiều khi
ngời đọc sáng tạo văn bản, phá vỡ chuẩn mực mà tác giả gửi
gắm trong văn bản, họ phát hiện thêm đợc những tầng ý
nghĩa mới, một giá trị mới, đôi khi bất ngờ. Cũng có khi ngời
đọc không hiểu đợc ý đồ sáng tạo của nhà văn hoặc tiếp
nhận văn bản ngợc với khuynh hớng t tởng của họ.

Thật ra, một văn bản văn học (VBVH) khi mới xuất hiện
phải gợi cho ngời đọc những điều họ đã biết, đặt họ vào
một hoàn cảnh, cảm xúc nhất định, chuẩn bị cho họ một
cách tiếp cận nhất định và tạo cho họ tâm lý chờ đợi những
cái mới mẻ của tác phẩm.
Về phía ngời đọc, họ cũng phải có một trình độ văn
hoá, vốn sống, trình độ nhận thức thẩm mĩ, hứng thú, nhu
cầu khát vọng nhất định khi tiếp xúc với một VBVH. Bởi việc
đọc VBVH góp phần làm phong phú tinh thần, thế giới quan,
nhân sinh quan nhận thức cho bạn đọc. Song sự phát triển
đó cũng đầy mâu thuẫn. Do vậy, nếu có sự hớng dẫn, bổ
sung giải thích thì sự tiếp nhận của họ sẽ đúng đắn hơn,
hoàn thiện hơn, tránh những sự hiểu sai, suy diễn áp đặt
một cách đáng tiếc.
II.Vai trò của ngời giáo viên trong việc định hớng phân
tích tác phẩm văn học.
2.1. Giáo viên - nhà phê bình văn học trong nhà trờng phổ thông.
Sự giống nhau và khác nhau giữa nhà phê bình và nhà
giáo trong quá trình phân tích VBVH là ở chỗ: ngời GV trong
giờ dạy học phải xây dựng mối quan hệ liên chủ thể: nhà văn
giáo viên học sinh thông qua VBVH. GV phải thực hiện đợc
cuộc đối thoại tay ba giữa ba chủ thể trên.


GV ngời bắc cầu nối giữa văn bản với HS, ngời tạo ra
sự hoà đồng giữa hai quá trình tác động của văn bản và sự
tiếp nhận các tác động thẩm mỹ của văn bản ở HS.
Khi GV và HS phân tích một VBVH, GV bao giờ cũng hớng dẫn HS phân tích văn bản đó theo một quan điểm đã
định hớng để giúp HS từng bớc - qua các hoạt động - hiểu
đợc giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Dạy văn là một nghệ thuật nghệ thuật cảm thụ cái
đẹp và phô diễn cái đẹp. Giờ dạy VBVH phải có sức hấp dẫn,
thuyết phục cao từ và bằng chính cái đẹp của văn chơng,
làm cho văn chơng trở nên lung linh, diệu kỳ, hấp dẫn sự say
mê của HS. Ngời GV phải biết gợi, biết mở ra những điều bí
ẩn sau câu, chữ, hình ảnh nằm chết cứng trên trang giấy
để chúng lên tiếng đối thoại với mỗi HS. Đây là quá trình
ngời GV hóa thân vào văn bản, sáng tạo lại văn bản thành một
tác phẩm sinh động, có hồn.
2.2. Ngời giáo viên có vai trò quyết định trong việc
mở rộng, nâng cao tầm đón nhận tác phẩm văn
học của học sinh và giúp các em khắc phục
khoảng cách giữa văn bản và bạn đọc.
GV thực hiện giao tiếp giữa thầy và trò thông qua văn
bản. Bằng việc tìm ra những chi tiết, vấn đề có lợng thông
tin cao nhất để hớng dẫn học sinh phân tích, bình giá. Ngời
giáo viên phải nâng cao, mở rộng tầm nhận thức cho học sinh
bằng chính vốn văn học, vốn sống của mình, bằng những
kiến giải độc đáo đầy sức thuyết phục. Với việc cắt nghĩa
lý giải văn bản... GV giải mã các ký hiệu, thông tin thẩm mỹ
(từ, câu, đoạn văn...) mà tác giả đã mã hoá trong văn bản để
tìm ra những thông điệp thẩm mỹ tác giả muốn gửi đến
cho ngời đọc. Muốn vậy, GV phải tạo ra sự bùng nổ nhận thức
trong quá trình dạy- học VBVH. Sự bùng nổ đó dẫn tới sự khai
sáng làm mở rộng, thay đổi, nâng cao tầm nhận thức đem
lại sự hứng khởi trong sáng tạo, trong tìm tòi và phát hiện ở
mỗi em.
Để có thể tạo ra sự bùng nổ nhận thức, cần có những
điều kiện sau:
- Giáo viên đa ra một nghịch lý, một phản đề trong

VBVH hoặc chọn một kiến giải độc đáo, bất ngờ của tác giả.


- Tạo ra mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cha biết để
kích thích trí tuệ, hứng thú, thị hiếu của HS.
- Khi HS vỡ lẽ trớc một vấn đề, một quan niệm đạo đức
và thẩm mỹ của tác giả làm đảo lộn các quy tắc đạo đức,
chuẩn mực truyền thống và tạo ra chuẩn mực mới (ví dụ quan
niệm về cái đẹp và cái xấu của Nam Cao khi tả nhân vật
Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo).
Sự bùng nổ nhận thức có vai trò rất quan trọng trong
việc GV giúp HS nâng cao tầm đón nhận và khắc phục
những khoảng cách thẩm mỹ.
Về phía HS, vì hoạt động tiếp nhận và hoạt động tự
định hớng diễn ra bên trong mỗi em (phụ thuộc vào cá tính,
tâm lý, nhu cầu, hứng thú, niềm tin...) nên GV cần giúp các
em tự phân tích, chọn lựa những tác động thẩm mỹ trong
văn bản. Hoạt động định hớng đó trở nên tích cực hơn khi
có sự tác động đúng lúc, đúng chỗ của ngời thầy, khiến các
em chủ động, tự giác, tích cực hơn khi tham gia vào cuộc
đối thoại với tác giả thông qua văn bản để mỗi em tự giáo
dục, tự điều chỉnh, tự phát triển cho mình.
2.3. Giáo viên - ngời định hớng cho học sinh cách xác
định trung tâm thẩm mỹ.
Đây là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt bởi xác định
trung tâm thẩm mỹ là nhiệm vụ chính của ngời phân tích
tác phẩm. Nếu không xác định đợc trung tâm thẩm mỹ, cả
GV và HS sẽ sa đà vào những chi tiết vụn vặt, thứ yếu đôi
khi tràn lan mà bỏ qua vấn đề trung tâm, vấn đề cốt lõi
của tác phẩm đó.

* Thế nào là trung tâm thẩm mỹ trong tác phẩm văn học?
Trung tâm thẩm mỹ trong tác phẩm văn học là vấn đề
trung tâm, cơ bản, cốt lõi của tác phẩm. Trung tâm thẩm mỹ
phải thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung tác phẩm, đặc trng thẩm mỹ của tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Nó
đóng vai trò chi phối toàn bộ tác phẩm cả về nội dung và
hình thức, làm bật sáng t tởng chủ đề của tác phẩm.
* Cách xác định trung tâm thẩm mỹ khá đa dạng.


Đôi khi ở một tác phẩm, nhan đề lại đóng một vai trò
quan trọng, có khi quyết định. Chính nhan đề sẽ giúp cho
ngời phân tích phát hiện ra trung tâm thẩm mỹ .
Cũng có khi nhan đề tác phẩm lại chính là toàn bộ t tởng chủ đề của tác phẩm do đó bắt buộc ngời phân tích
phải chú ý đến tên tác phẩm.
VD: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, cả bài thơ tập
trung thể hiện chủ đề tình đồng chí. Chủ đề ấy thấm
sâu vào từng chi tiết nghệ thuật của tác phẩm và đợc thể
hiện với sự tăng tiến qua ba đoạn của bài thơ. Bài thơ viết
theo thể tự do, có 20 dòng chia làm 3 đoạn. Đoạn đầu có thể
xem nh là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Đoạn thứ hai
là những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.
Ba dòng thơ cuối đợc tác giả tách ra thành một đoạn kết,
đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc Đầu súng
trăng treo nh là một biểu tợng giàu chất thơ về ngời lính.
Song sẽ là sai lầm nếu ngời phân tích chỉ dựa vào
nhan đề tác phẩm, bởi nhiều khi với mục đích hấp dẫn bạn
đọc hoặc để đánh vào thị hiếu nhất thời của một số công
chúng độc giả, các tác giả đã đa ra những nhan đề hoàn
toàn xa rời chủ đề. Do đó trong quá trình tìm trung tâm
thẩm mỹ, cần phải đặt nhan đề trong toàn bộ nội dung

phản ánh của tác phẩm.
VD: Bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, mới đọc
tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì... im ắng, hắt hiu, giá
lạnh. Vậy mà thật kỳ diệu, trong cái lặng lẽ của Sapa vẫn
vang ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên
những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình ngời và sự
sống, sự sống của rừng cây, những đoá hoa, những tấm
lòng nhân hậu. Chính những vang âm, sắc màu và hơi ấm
của một vùng lặng lẽ ấy đã khơi gợi trong biết bao lớp ngời
đọc tác phẩm này tình yêu tổ quốc, tình yêu con ngời,
những con ngời đã một thời biết sống đẹp, suy nghĩ đẹp,
để từ đó mà hớng tới, tìm cho mình một vẻ đẹp riêng trong
sự sống, cách sống của mỗi con ngời.
* Cách chọn trung tâm thẩm mỹ
Để chọn đợc trung tâm thẩm mỹ, ngời phân tích phải
đảm bảo hai yêu cầu sau:
- Phải chú ý tới giá trị tiềm tàng của nó.


- Phải đảm bảo mục tiêu phản ánh của tác phẩm.
Từ đó đi tới xác định từng vấn đề sau:
+ Phạm vi cuộc sống mà tác phẩm đề cập tới.
+ Khả năng tác động của tác phẩm lên bạn đọc.
+ Nguồn tác động (chi tiết nghệ thuật, tiêu đề tác
phẩm v.v...).
+ Điều kiện tác động (điều kiện khách quan hoặc chủ
quan).
+ Tính chất của tác phẩm và quy mô của nó.
+ Các khía cạnh mà tác phẩm đề cập đến (xã hội,
chính trị, tôn giáo, đạo đức... ).

+Tìm tất cả các chi tiết có giá trị đối với việc tìm
trung tâm thẩm mỹ.
* Các bớc chọn trung tâm thẩm mỹ
Bớc 1: đọc kỹ tác phẩm
Bớc 2: phân tích và xác đinh nội dung phản ánh
Bớc 3: chọn những chi tiết đặc trng tiêu biểu nhất
Bớc 4: thiết lập mối quan hệ cú pháp giữa các chi tiết trong
tác phẩm; sau đó sắp xếp chúng theo quan điểm nhận
thức tác phẩm của ngời phân tích bằng cách ghép những
chi tiết làm sáng tỏ nội dung.
2.4. Giáo viên - ngời tổ chức, điều khiển hoạt động
phân tích tác phẩm văn học của học sinh.
Tổ chức cho HS tiếp nhận một VBVH nghĩa là GV tổ
chức cho các em tham gia vào một quá trình xã hội để đạt
đợc những hiệu quả xác định. Đó là:
- Quan hệ giữa HS với tác giả thông qua văn bản để các
em nhận thức đợc hiện thực đời sống và con ngời đợc phản
ánh trong văn bản đó.
- Quan hệ giữa HS với thời đại đợc phản ánh trong văn
bản và thời đại mà văn bản xuất hiện.
- Quan hệ giữa HS với thời đại mà các em đang sống.
- Quan hệ giữa HS với GV.
- Quan hệ giữa các HS với nhau trong một lớp học cụ thể.
Thông qua những mối quan hệ này, GV động viên HS
bộc lộ những suy nghĩ của các em về những vấn đề thuộc
thế giới quan chính trị, tình cảm thẩm mỹ, hoặc những vấn
đề mà tác giả đặt ra trong văn bản.


GV có thể tổ chức cho các em thảo luận, đánh giá và

trao đổi những tình huống hoặc những vấn đề mang
tính chất nhân cách từ đó mở rộng nâng cao hiểu biết và
phát triển các phẩm chất nhân cách ở HS.
Để tổ chức và điều khiển hoạt động đánh giá VBVH,
giáo viên cần chú ý: việc đánh giá không chỉ gói gọn trong
vấn đề VBVH ấy đã miêu tả nh thế nào mà còn là văn bản ấy
đã đặt ra cái gì đối với ngày nay và còn có thể là cái gì
đối với tơng lai.
Song vấn đề đặt ra là quá trình nhận thức của HS
phải đợc nhận thức và điều khiển nh thế nào, thông qua các
hoạt động nào để phân tích.
III. Các phơng pháp, biện pháp cụ thể để hớng dẫn học
sinh tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà trờng THCS.
3.1. Phơng pháp 1: Phơng pháp đọc.
Đọc tác phẩm là hình thức hoạt động đặc thù của nhận
thức văn học. Đây là hoạt động giao tiếp giữa ngời đọc với
tác giả thông qua văn bản. Đó là giao tiếp văn học, giao tiếp
thẩm mỹ xã hội nhằm tạo nên sự hoà đồng giữa tác giả và bạn
đọc làm cho khoảng cách giữa tác phẩm với ngời đọc đợc rút
ngắn lại.
Đọc tác phẩm là biến chữ viết thành lời nói sinh động,
biến dòng chữ vô tình thành lời nói hữu tình, từ đó giúp
HS đi sâu vào thế giới hình tợng, thế giới cảm xúc, làm cho
chúng hiện lên trong tâm tởng HS, từ đó các em cảm giác đợc sự vật, hình ảnh, con ngời...
Giọng đọc biến đổi theo những xúc động, rung cảm
của ngời đọc, từ đó mà ngời đọc và ngời nghe cùng cảm
nhận đợc chiều sâu t tởng trong tác phẩm và ý đồ nghệ
thuật của nhà văn gửi gắm trong đó.
Qua đọc tác phẩm, HS sẽ lĩnh hội đợc hiện thực cuộc
sống, lịch sử đợc phản ánh thông qua các hình tợng nghệ

thuật, hiểu đợc những vấn đề về con ngời, cuộc sống, lý tởng, đạo đức, triết học... và bớc đầu tiếp xúc với quan niệm
nghệ thuật của tác giả.
* Việc đọc tác phẩm phải làm rõ:


- Giọng điệu của nhà văn khi kể chuyện (lúc hào hùng,
mạnh mẽ, lúc lại mềm mại, mợt mà, giàu chất thơ, khi thì sâu
lắng...).
- Phải thể hiện đợc tính cá thể hoá, tính đối thoại
trong ngôn ngữ tác phẩm qua giọng kể chuyện, cách trần
thuật (đối thoại giữa các nhân vật, lời độc thoại nội tâm, lời
nói của nhân vật và lời của nhà văn...).
- Phải thể hiện đợc các cung bậc cảm xúc của tác giả.
Qua việc thể hiện chính xác ngôn ngữ của tác phẩm,
HS dần dần hiểu đợc phong cách nghệ thuật của nhà văn,
nhà thơ và tính cách của nhân vật trong các tác phẩm văn
xuôi cũng nh nắm đợc giọng điệu, cảm xúc... trong thơ.
Việc đọc tác phẩm phải đạt đợc hai yêu cầu:
+ Giúp HS tìm hiểu thế giới nghệ thuật nhận thức về cuộc
sống mà nhà văn thể hiện.
+ Tạo nên sự hòa điệu giữa tác giả và bạn đọc học sinh.
Việc đọc chia làm hai giai đoạn:
* Đọc đúng: Đọc trung thành với văn bản tác phẩm, ngừng
nghỉ đúng nguyên tắc, phải thể hiện đợc cao độ, cờng độ,
trờng độ của từng âm thanh, không quá cờng điệu hoặc
tuỳ tiện trong giọng đọc.
Thông thờng để đọc đúng, HS phải đọc thầm trớc một
lần để hiểu tác phẩm, hiểu đợc t tởng tác giả, rồi vừa đọc
vừa nhấn sâu vào trí tởng tợng của ngời nghe, làm bật lên ở
họ những hình ảnh và suy nghĩ qua các âm thanh, qua

giọng đọc.
* Đọc diễn cảm:
Cao hơn đọc đúng một bậc. Kiểu đọc này yêu cầu HS
phải biết phát huy chất giọng đọc cho phù hợp với giọng kể
chuyện của nhà văn. Đọc diễn cảm chính là quá trình tự
phân tích tác phẩm bằng âm thanh của ngời đọc, đem lại
cho âm thanh những quầng sáng ý nghĩa.
M. Gorki đã nói: Đọc diễn cảm cũng là một hoạt động
sáng tạo nghệ thuật. Có khác chăng là nhà văn đi từ t tởng
đến ngôn ngữ, ngời đọc lại đi từ ngôn ngữ đến t tởng. GV
cần nhận thấy vai trò to lớn của việc đọc diễn cảm trong
việc tạo ra sự gắn bó, gần gũi giữa tiếng nói của nhà văn với
HS.
Đọc diễn cảm sẽ giúp ngời đọc hình dung ra đâu là
giọng kể, đâu là giọng tả, giọng trần thuật, đối thoại và


đâu là giọng điệu của Cái tôi ngời kể chuyện, cái tôi trữ
tình làm nổi những cung bậc tình cảm, làm cho lời văn,
lời thơ âm vang (lúc hào hùng, lúc tha thiết, lúc lắng sâu)
và ngời đọc sẽ cảm nhận đợc điều đó.
Đọc diễn cảm sẽ kích thích quá trình tâm lý cảm thụ
tác phẩm của HS. Cảm xúc ấy đợc duy trì và để lại dấu ấn
đậm nét trong tâm trí ngời đọc. Nó giúp ngời đọc phát
hiện thêm nhiều điều mới mẻ, thấy rõ thế giới đợc miêu tả
trong tác phẩm, thấy đợc tình cảm, thái độ của nhà văn.
Đọc diễn cảm có khả năng khơi dậy những cảm xúc,
những rung động thẩm mỹ chắp cánh cho trí tởng tợng và
nhiều năng lực cần có trong t duy nghệ thuật của HS và cho
việc phân tích tác phẩm.

Việc đọc diễn cảm đòi hỏi GV- HS phải vận dụng vốn
sống, vốn tri thức, năng lực liên tởng, tởng tợng hết sức phong
phú của mình để đón bắt thông điệp của nhà văn trong
tác phẩm.
Chú ý trên lớp:
- Đối với những tác phẩm ngắn: GV đọc mẫu - HS đọc
(đọc hết ngay đầu giờ). Cuối giờ GV có thể yêu cầu học sinh
đọc diễn cảm.
- Đối với những tác phẩm dài: tổ chức việc đọc trong
suốt giờ dạy. Có thể phối hợp đọc với kể tóm tắt tác phẩm. Có
thể đọc xem kẽ kể hoặc xen lời bình- xen câu hỏi tái hiện
để giúp HS nắm chắc tác phẩm hơn.
(Không nên nhận xét đọc một cách chung chung, hời
hợt).
3.2. Phơng pháp 2: Cắt nghĩa và chú giải sâu.
a. Cắt nghĩa.
Nếu đọc tác phẩm mà không hiểu nghĩa của các từ,
ngữ, câu thì các em cũng không thể nào tiếp nhận đợc tác
phẩm. Quá trình cắt nghĩa chính là làm cho ý nghĩa của từ
ngữ câu, ý nghĩa của hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm
sáng tỏ hình tợng. Cắt nghĩa là một cách tìm ra câu trả lời
của tác giả gửi đến HS thông qua tác phẩm. Do đó đòi hỏi
GV phải có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán,
nếp sống văn hoá, lịch sử, xã hội. Có kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm thẩm mỹ thì mới có thể cắt nghĩa một cách chính
xác.


Với thơ cổ, để cho việc cắt nghĩa đợc chính xác và
có hiệu quả thì cần nắm đợc đặc trng thi pháp thơ cổ,

nắm đợc những vấn đề về nội dung, t tởng, phơng tiện
nghệ thuật của ngời xa.
Việc cắt nghĩa bao gồm:
+ Cắt nghĩa từ: nghĩa hàm ngôn, nghĩa hiển ngôn.
+ Cắt nghĩa câu: cắt nghĩa cấu trúc ngữ pháp của câu
để từ hình thức biểu đạt chỉ ra cái đợc biểu đạt trong
câu.
+ Cắt nghĩa hình ảnh: để làm bật sáng hình ảnh trong
bài thơ, làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Cắt nghĩa và phân tích phải đi liền với nhau. Quá
trình cắt nghĩa là làm sáng tỏ những điểm sáng tạo độc
đáo của tác phẩm, góp phần làm phát triển ngày càng cao
năng lực tiếp nhận độc lập của HS, đồng thời làm sâu sắc
thêm sự hiểu biết về văn học nghệ thuật của các em, giúp
các em đi sâu vào sự lĩnh hội thẩm mỹ, nắm chắc những
yêu cầu trong giao tiếp văn học một cách trực tiếp và do đó
phát triển nhân cách của HS.
b. Chú giải sâu.
Biện pháp này dùng cho việc dạy văn học cổ và văn học
nớc ngoài. Chú giải sâu là cách làm sáng tỏ một khái niệm,
một phạm trù lạ bị che đậy hoặc ẩn tàng dới một hình thức
ngôn ngữ bác học hoặc ngôn ngữ lịch sử để biến chúng
thành cụ thể, dễ hiểu và đặt chúng trong mối quan hệ với
tác phẩm để thấy đợc ý nghĩa tác dụng của chúng trong tác
phẩm.
Đây là phơng pháp rất thích hợp với thơ cổ bởi vì ngôn
ngữ thơ cổ là ngôn ngữ rất uyên bác, hàm súc. Hình thức
chữ Hán, chữ Nôm vốn đã khó hiểu với HS, lại thêm các biện
pháp nghệ thuật nh : ớc lệ, tợng trng, điển tích, điển cố
khiến cho các bài thơ đó càng trở nên xa lạ và khó tiếp nhận.

Vì vậy chú giải sâu chính là phơng pháp rút ngắn khoảng
cách thẩm mỹ giữa HS với thơ cổ để tiếp nhận tác phẩm có
hiệu quả, giúp cho lớp HS trẻ hiện nay dễ tiếp nhận.
Chú giải sâu bao gồm:
+ Chú giải từ.
+ Chú giải điển cố.
VD: Khi dạy đoạn trích Kiều ở lầu Ngng Bích của Nguyễn
Du, GV cần lu ý giải nghĩa:


- Trớc lầu Ngng Bích khóa xuân- từ khoá xuân có thể
chỉ ngời con gái đẹp cấm cung ( "Một nền Đồng Tớc khoá
xuân hai Kiều" ), nhng ở câu này, Kiều ra lầu Ngng Bích
sau khi đã bị Mã Giám Sinh phá đời thiếu nữ, định tự tử mà
không chết đợc, thực chất là nàng bị giam lỏng. Vì vậy ở
đây khoá xuân có ý mỉa mai, nói lên cảnh ngộ trớ trêu của
Kiều, vừa bị lừa, bị mắng, tự tử không thành, lại bị giam
lỏng, Kiều rất cô đơn buồn tủi.
- Nửa tình nửa cảnh: nói lên sự băn khoăn không biết
nên xử sự thế nào trớc mâu thuẫn giữa tình cảm và hoàn
cảnh
- Rày trông mai chờ: nói sự mong chờ hết ngày này qua
ngày khác.
- Góc bể chân trời: nói nơi xa xôi hẻo lánh.
- Chân mây cuối trời: chỉ ngời phải xa rời quê hơng
không có tin tức gì.
Hoặc những điển cố:
- Tin sơng: có nghĩa là tin nhạn, làm sứ giả đa tin tức.
- Tấm son: tấm lòng đỏ nh son, không bao giờ phai
nhạt, chỉ lòng trung thành

- Tựa cửa: dựa theo tích bà mẹ của Vơng Tôn Giả đợi
chờ con.
- Quạt nồng ấp lạnh: dựa theo tích Hoàng Lơng quạt gối
ấp chăn, quạt khi trời nóng, làm ấm chỗ nằm khi trời lạnh,...
chỉ việc lễ giáo ngày xa đòi hỏi con cái phải hầu hạ phụng dỡng cha mẹ.
- Sân lai: dựa theo tích về lão Lai Tử sống thời Xuân
Thu nổi tiếng là ngời con có hiếu, 70 tuổi rồi mà còn giả trò
chơi con trẻ cho cha mẹ vui.
- Gốc tử: gốc cây thị cha mẹ trồng, dùng để tỉ dụ quê
nhà. Cây tử đã lớn lắm rồi, đã vừa ngời ôm , ý nói cha mẹ
đã già lắm.
Cảnh vật trong truyện Kiều vừa là bức tranh thiên nhiên,
vừa là bức tranh tâm trạng. Đoạn tả cảnh trớc lầu Ngng Bích là
một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật
miêu tả kết hợp hài hoà giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Bao
trùm tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngng Bích là những nỗi buồn:
buồn nhớ ngời yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính
mình. Làm sao có thể diễn tả đợc hết tâm trạng đó.
Nguyễn Du đã chọn cách tả cảnh ngụ tình cùng với những


điển cố, những thành ngữ rất hợp lý (nh phân tích ở trên)
Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ hay nhất trong
việc tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
3.3. Phơng pháp 3: Nêu vấn đề- tạo tình huống có
vấn đề nhằm tạo ra bầu không khí văn chơng.
Cái khó đối với ngời GV dạy văn là làm sao trong giờ học
tạo ra đợc bầu không khí văn chơng. Sẽ là tẻ nhạt nếu giờ học
văn chỉ là một giờ truyền đạt kiến thức đơn thuần: thầy
giảng, trò ghi.

Với tinh thần: thầy chủ đạo, tổ chức dẫn dắt trò tự
khám phá, cảm thụ. Qua một số hệ thống câu hỏi hợp lý, GV
tạo ra tình huống để HS quan sát, nhận biết, đối chiếu, so
sánh, hình dung, liên tởng, nhận biết về những điều cần
thiết.
Muốn vậy, trớc giờ học: GV phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ
tác phẩm, hiểu đúng đợc ý định của tác giả (cách xây dựng
nhân vật, thiết kế tình tiết). Vận dụng những hiểu biết,
xác định kiến thức cần đạt để dự kiến cách tổ chức giờ
dạy.
HS coi trọng việc đọc để bớc đầu nắm đợc tác phẩm,
tóm tắt đợc truyện theo sự hớng dẫn của GV (coi trọng việc
lập hệ thống diễn biến các ý chính. Dựa vào hệ thống này
biến thành đoạn văn tóm tắt tác phẩm...).
Dựa vào tiến trình lên lớp, theo mục tiêu giáo dục, giáo
dỡng, phát triển; theo nội dung hay tính chất để ra câu hỏi.
Tuy nhiên các câu hỏi này cần đảm bảo một số tiêu chuẩn
khoa học nhất định:
- Các câu hỏi đàm thoại ngoài tính chất chính xác, rõ
ràng phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình
cảm, xúc động thẩm mỹ cho HS.
- Câu hỏi phải vừa sức HS, thích hợp với khuôn khổ của
một giờ học trên lớp, vừa phải có khả năng gợi vấn đề, suy
nghĩ tìm tòi sáng tạo cho HS.
- Câu hỏi không tuỳ tiện, phải đợc xây dựng thành
một hệ thống logic, giúp HS từng bớc đi sâu vào tác phẩm
nh một chỉnh thể.
- Cần có sự phối hợp cân đối giữa loại câu hỏi cụ thể
và loại câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Câu hỏi có khi theo lối



diễn dịch, có khi theo lối quy nạp nhng đều nhằm cung cấp
cho HS một hệ thống kiến thức vững chắc.
- Nói chung, câu hỏi phải căn cứ vào đặc điểm nội
dung nghệ thuật của tác phẩm nhằm giúp HS nắm chắc tác
phẩm.
- Cũng có loại câu hỏi nằm ngoài nội dung, nghệ thuật
tác phẩm nhng vẫn nhằm mục đích giúp cho HS hiểu tác
phẩm. Đó là loại câu hỏi hỗ trợ.
GV phải tạo cho HS cùng bình đẳng thảo luận về một
vấn đề, một hiện tợng văn học hay một nhân vật nào đó
trong tác phẩm cụ thể. Trong quá trình thảo luận, thầy- trò
không chỉ khẳng định suông những kết luận quen thuộc
mà nên đẩy suy luận theo một hớng mới, biến nó thành một
cuộc tìm kiếm chân lý. Trong bầu không khí đó, HS hoặc
cố gắng tự khẳng định những suy nghĩ có tính chất phát
hiện, độc đáo phù hợp với nội dung bài học hoặc sẽ hình
thành những cảm xúc mới đạt tới mức trí tuệ và thay đổi
cách nghĩ cũ.
GV có thể tìm ra những loại câu hỏi đi từ đơn giản
đến phức tạp, mỗi câu hỏi phải tiềm ẩn trong nó khả năng
đa dạng hoá câu trả lời để châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc
tranh luận. HS đợc phép phát biểu những ý kiến khác nhau,
thậm chí đối lập nhau từ đó các em có thể đào sâu, khám
phá ra những cách giải quyết mới và tự các em so sánh những
phơng án trả lời để đi tới kết luận thống nhất.
Các câu hỏi luôn chứa đựng tính phức tạp, đôi khi có
dạng mâu thuẫn làm HS không dễ trả lời. (Trên nền nội dung
tác phẩm cần tìm ra những ý ngầm của tác phẩm đó).
Câu hỏi làm nhiệm vụ thu hút lôi cuốn HS đáp ứng nhu

cầu và có khả năng xâu chuỗi các phạm vi hiêủ biết của các
em, đồng thời phải tơng ứng với bản chất của văn chơng, với
logic khoa học về văn học.
3.4. Phơng pháp 4: Phơng pháp giảng bình.
* Vị trí quan trọng của phơng pháp giảng bình:
Giảng và bình vẫn là việc làm khá quen thuộc đối với
nhiều GV văn học. Hình nh nó đã trở thành một thứ bí quyết
trong giảng văn. Ai biết bình và giảng giỏi thì giờ giảng văn
sẽ hứng thú, mang màu sắc cảm xúc văn học rõ rệt. Không có


một giờ giảng văn nào thành công mà lại thiếu đợc lời bình
của GV.
Trong thực tế, nhiều GV đã sử dụng phơng pháp này là
chủ yếu trong các giờ lên lớp. Tuy nhiên, việc đúc kết kinh
nghiệm và xác định những cơ sở lý luận cần thiết cho phơng pháp này từ trớc đến nay vẫn cha đợc đặt ra một cách
đúng mức. Bình giảng với t cách là một phơng pháp cũng cha đợc đặt đúng với vị trí và tầm quan trọng của nó. Có thể
nói giảng, bình là một phơng pháp có tính đặc thù của cảm
thụ và truyền thụ văn thơ.
* Nguyên tắc giảng bình:
- Giảng là phân tích- giải nghĩa, giảng giải giúp cho
HS hiểu đợc nghĩa hình ảnh và nắm đợc ý nghĩa về nội
dung, hình thức nghệ thuật.
- Bình là đánh giá, nêu nhận xét chủ quan của mình
giúp ta thởng thức đợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Ngời bình văn thơ phải là ngời hiểu, cảm sâu sắc tác
phẩm. Hiểu biết về tác phẩm nhuần nhuyễn đến độ biến
thành rung động cảm xúc, tình cảm chủ quan.
Ngời GV bình văn thơ giúp nhà văn đa tiếng nói đến
với ngời nghe, ngời đọc một cách nhanh nhạy, sâu lắng. Để

khỏi lấn át hay nói lạc tiếng nói của nhà văn, một ý thức về
mức độ bao giờ cũng là điều hết sức cần thiết. Và bài văn
bao giờ cũng phải là cơ sở cho mọi lời bình giảng khen chê.
Khi bình giảng, ngời GV có quyền lựa chọn và nhất thiết
phải lựa chọn điều gì, điểm gì đáng bình nhất. Phạm vi
bình rất rộng, có thể là đề tài, là chủ đề, là kết cấu, ý
nghĩa, tác dụng của tác phẩm, thậm chí có thể đi sâu vào
một khía cạnh sâu sắc, độc đáo trong phong cách của nhà
văn, nhà thơ. Song điều quan trọng nhất vẫn là làm sao tạo
dần dần từng bớc cho HS một ấn tợng.
VD: Trong kho tàng văn học cổ Việt Nam, Truyện Kiều
của Nguyễn Du là tác phẩm kiệt xuất nhất. Tác phẩm không
chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay, lời văn trau chuốt, giá trị tố
cáo đanh thép, giá trị nhân đạo cao cả mà còn vì các
nhân vật trong truyện đợc ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du
mô tả vô cùng đẹp đẽ, sinh động. Đặc biệt là các nhân vật
mà tác giả tâm đắc nhất nh Thuý Vân, Thuý Kiều, Kim
Trọng, ...


Đọc Truyện Kiều, ai cũng thấy thơng yêu, quý mến Thuý
Kiều. Bởi lẽ nàng là một con ngời tài sắc tuyệt vời nhng cũng
lại là ngời có lòng thơng cảm, có tình yêu thơng dào dạt. Con
ngời ấy đáng lẽ phải đợc sống hạnh phúc, nhng xã hội phong
kiến đã chà đạp, xô đẩy số phận của nàng tới đáy xã hội.
Tiếng kêu của Kiều trớc cuộc đời, trớc số phận cũng là tiếng
kêu của Nguyễn Du trớc số phận, cuộc đời của những kiếp
ngời bị đày đọa.
Hoặc: Truyện Kiều đã chinh phục đợc hàng triệu trái
tim và khối óc của bạn đọc. Vì sao Truyện Kiều lại có sức

hấp dẫn kỳ lạ ấy? Có ngời cho rằng đó chính là do tài năng
của Nguyễn Du? Có ngời cho đó là do tấm lòng của Nguyễn
Du? Có ngời cho đó là do cả hai: tài năng và tấm lòng của
Nguyễn Du? Chắc chắn đúng là vậy !
- Cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa giảng và bình.
Nhờ bình mà lời giảng thêm sâu nhng bình phải dựa
trên giảng. Giảng không bình thì ý gọn mà khô. Bình mà
không giảng thì ý đồ miên man, xa vời. Có khi giảng cho vỡ
nghĩa. Không hiểu thì làm sao bình đợc. GV phải chú ý giải
thích từ ngữ, điển cố, ý định của nhà văn sau đó mới đi
vào bình.
Cũng có khi giảng - bình đi song song, vừa giảng lại
vừa bình. Bình để đào sâu, xoáy vào ý kiến định truyền
đạt cho HS.
VD: Khi giảng bài Bốn tháng rồi của Hồ Chủ tịch, GV
nhất định phải giảng cho HS hiểu mấy từ: khác loài ngời
(phi nhân loại). HS có hiểu, GV mới bình rộng ra về nỗi khổ
của Bác, về sự tàn bạo của quân thù, về khả năng vô hạn của
ngời cách mạng v.v...
*Những cách giảng- bình quen thuộc:
- Mục đích của GV là làm sao truyền đợc rung cảm, ý
kiến của mình về tác phẩm văn chơng đến đợc với HS, làm
cho HS cùng rung động, cùng suy nghĩ nh mình, phù hợp với ý
định và nghệ thuật của nhà văn. Dĩ nhiên, hiệu quả tuỳ
thuộc vào tài năng của từng GV.
- Có khi lời bình đợc tiến hành bằng một lời tâm sự,
một câu chuyện tởng là chủ quan nhng lại có tác dụng khêu
gợi rất sâu xa.
VD: Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hơng,
bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu,



cây bí nói bằng quả. Cây khoai, cây dong nói bằng củ,
bằng rễ. Bao nhiêu thứ cây, bấy nhiêu tiếng nói. (theo Trần
Mạnh Hảo).
- Có khi lời bình là một lời khen trực tiếp nhng có ý
nghĩa khái quát về giá trị của bài thơ, áng văn.
VD: Trăng đã đi vào rất nhiều bài thơ của mọi thế hệ thi
sĩ. Trăng cũng đã đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc
những giai đoạn khác nhau. Trăng là ánh sáng, là thanh bình,
là hạnh phúc, là ớc mơ, là niềm an ủi, là ngời bạn tâm tình
của Bác. ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm
đềm sâu sắc, làm cho cảm nghĩ của con ngời thêm thâm
trầm, trong trẻo. Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy.
- Bình theo con đờng so sánh, đối chiếu.
VD: Nếu Thuý Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang thì
trái lại Thuý Kiều lại mang một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Nếu
Thuý Vân có sắc đẹp kiều diễm, với gơng mặt đầy đặn
nh trăng tròn, miệng cời tơi nh hoa, tiếng nói trong nh ngọc
thì Thuý Kiều lại có cả sắc đẹp nghiêng nớc, nghiêng thành
với đôi mắt trong nh nớc mùa thu, đôi lông mày đẹp nh dáng
núi mùa xuân. Nếu cái đẹp của Thuý Vân khiến cho mây
thua nớc tóc, tuyết nhờng màu da, thì cái đẹp của Thuý Kiều
lại khiến cho hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

B - Một số bài soạn minh họa

Bài 1: Chị em Thuý Kiều
I - Mục đích:
1. Giúp HS thấy đợc vẻ đẹp trang trọng khác vời và sắc

sảo mặn mà của chị em Thuý Kiều.
Hiểu đợc bút pháp nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính
cách nhân vật: ớc lệ, tợng trng.


2. Giáo dục ý thức yêu mến, nâng niu, trân trọng cái đẹp,
đặc biệt là đối với vẻ đẹp tự nhiên và nhân cách, tài năng
cuả con ngời.
3. Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng so sánh
vẻ đẹp nhân vật.
II - Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
* Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
Truyện Kiều.
- Giới thiệu khái quát giá trị nội dung- nghệ thuật Truyện
Kiều.
* Lên lớp:
Giới thiệu bài:
Truyện Kiều là kiệt tác của ngòi bút thiên tài Nguyễn
Du. Tác phẩm hay về nhiều mặt. Riêng nghệ thuật tả ngời
trong Truyện Kiều đã bộc lộ nhiều nét tinh hoa trong thơ
Nguyễn Du. Đoạn thơ miêu tả nhan sắc hai chị em Thuý Kiều
xa nay vẫn đợc coi là một mẫu mực của bút pháp cổ điển.
Mặc dầu Nguyễn Du vẫn tự nhún mình nói: Truyện thơ của
ông chỉ là những lời quê chắp nhặt dông dài song Truyện
Kiều đợc coi là một toà kiến trúc bằng ngôn ngữ kỳ diệu
trong nền văn học dân tộc và nhân loại. Riêng đoạn thơ
Chị em Thuý Kiều là một góc của lâu đài ngôn ngữ ấy với
lối kiến trúc rất chặt chẽ và tráng lệ. Hôm nay, cô cùng các
em cùng phân tích đoạn trích Chị em Thuý Kiều để làm

rõ điều đó.
1. Vị trí, đại ý và bố cục của đoạn trích:
- Đây là đoạn trích thuộc phần nào của truyện Kiều?
Vị trí: Đoạn trích này thuộc phần đầu của truyện Kiều,
từ câu số 15 đến câu số 38. Trớc đoạn này là những câu
thơ đợc Nguyễn Du viết có tính triết lý, luận đề về tàimệnh. Sau đoạn trích, Nguyễn Du kể chuyện 3 chị em
(Thuý Kiều, Thuý Vân, Vơng Quan) cùng đi chơi xuân- Thuý
Kiều viếng mộ Đạm Tiên và lần đầu gặp Kim Trọng.
- Hãy nêu đại ý của đoạn trích


Đại ý: Miêu tả bức chân dung của chị em Thuý Kiều,
Thuý Vân. Qua đó dự bàn về số phận của họ.
- Bố cục của đoạn trích nh thế nào ? Có nhận xét gì
về bố cục đó ?
Bố cục: + 4 câu đầu: Vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý
Kiều, Thuý Vân.
+ 16 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thuý Vân- Tài sắc
Thuý Kiều.
+ 4 câu cuối: Đức hạnh, phong thái của hai chị
em Thuý Kiều.
Nhận xét: bố cục hoàn chỉnh chặt chẽ.
2. Phân tích:
- Vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Kiều.
- Câu thơ nào miêu tả vẻ đẹp chung của hai chị em
Thuý Kiều? Em hiểu nghĩa câu thơ đó nh thế nào?
+ Tố Nga: tức Hằng Nga, chỉ ngời con gái đẹp.
+ Mai cốt cách: vóc dáng mảnh dẻ, thanh nhã nh cây mai.
+ Tuyết tinh thần: tâm hồn trắng trong nh tuyết.
+ Mời phân vẹn mời: vẻ đẹp hoàn thiện.

- Nh vậy để miêu tả vẻ đẹp ấy, tác giả sử dụng những
biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ? Tác dụng của
những biện pháp nghệ thuật đó?
+ Điển cố văn học Trung Quốc + danh từ riêng (Tố Nga..)
+ Hình ảnh ớc lệ, tợng trng (mai, tuyết)
+ Thành ngữ tiếng Việt (Mời phân vẹn mời)
+ Tiểu đối.
+ Âm điệu thơ nhẹ nhàng, nhấn mạnh sự đối xứng, nổi
bật đợc vẻ đẹp của hai chị em.
- Em có nhận xét gì về vẻ đẹp ấy?
Hoàn hảo, thanh tao, trong trắng từ vóc dáng đến tâm
hồn.
- Nói nh thế có phải là vẻ đẹp của hai chị em hoàn
toàn giống nhau không?
Không- mà mỗi ngời một vẻ, nghĩa là về cốt cách, họ
đẹp nh mai; về tinh thần họ trong trắng nh tuyết. Họ đều
có vẻ đẹp hoàn hảo mời phân vẹn mời nhng vẻ đẹp của họ
rất khác nhau.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc Thuý Kiều.
a) Thuý Vân.


- Trong 16 câu thơ tiếp theo, những câu thơ nào miêu
tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Em hãy thử hình dung và miêu tả
lại?
+ Thuý Vân là ngời có vẻ đẹp trang trọng.
+ Trớc hết, tác giả chú ý đến khuôn mặt: Khuôn trăng
đầy đặn - ẩn dụ mặt nh trăng rằm phúc hậu.
Nét ngài nở nang - so sánh đôi lông mày giống nh cái
ria của con ngài (bớm tằm) nhỏ dài cong rất đẹp, nét mày

thanh tú. Nhà thơ Vơng Trọng đã giải thích: ngài là ngời
(tiếng địa phơng Hà Tĩnh)- ngời nở nang cân đối. Còn các
nhà văn thơ phê bình thì nhận xét chung đó là chỉ ngời
con gái đẹp, cân đối.
Hoa cời ngọc thốt- nhân hoá tạo ấn tợng hơn nếu so
sánh miệng cời tơi nh hoa, tiếng nói trong nh ngọc mà ta vẫn
hiểu.
Mây thua nớc tóc, tuyết nhờng màu da- suối tóc xanh
óng hơn mây, nớc da trắng hơn tuyết.
- Em có nhận xét gì về việc sử dụng những từ ngữ,
hình ảnh trong các câu thơ trên? Từ vẻ đẹp ấy, tác giả dự
báo số phận của Thuý Vân ra sao?
+ Hình ảnh ớc lệ: khuôn trăng, nét ngài.
+ Từ ngữ gợi tả: trang trọng, đầy đặn, nở nang.
+ Lấy thiên nhiên để so sánh với con ngời: trăng, hoa, mây,
tuyết.
+ Đặc biệt, các từ thua, nhờng dự báo số phận Thuý
Vân: một cuộc sống vui, hạnh phúc trong tơng lai (ngời đẹp
này dễ sống lắm, sinh ra để đợc hởng hạnh phúc).
Nh vậy, Thuý Vân có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ
đẹp của nàng mời phân vẹn mời nhng không gây khó
chịu, bực bội hay ghen tức cho thiên nhiên.
- Theo em, Thuý Vân có tài không?
Nguyễn Du không giới thiệu về tài năng của Thuý Vân,
ông chỉ nhắc qua khi nói về Kiều So bề tài sắc lại là phần
hơn. Nh vậy là Thuý Vân chắc cũng có tài, có điều cái tài
của Thuý Vân chắc cũng không có gì nổi bật để đến nỗi
bị ghen, hờn.
Từ đó, ta có thể đoán đợc cuộc đời của Thuý Vân là
suôn sẻ.

b) Thuý Kiều.
- Tác giả miêu tả Thuý Kiều trong bao nhiêu câu?


12 câu.
- Qua số lợng câu ấy em biết đợc điều gì?
Kiều là nhân vật chính.
- Tại sao Thuý Kiều là nhân vật trung tâm của truyện
nhng tác giả lại miêu tả Thuý Vân trớc?
Lấy Thuý Vân làm nền để làm nổi bật Thuý Kiều.
Nếu nh Thuý Vân Vân xem trang trọng khác vời thì Kiều
càng sắc sảo mặn mà. Vân đã xinh đẹp, Kiều lại càng
toàn vẹn hơn.
- Những câu thơ nào miêu tả sắc đẹp của Thuý Kiều?
Đọc lại?
- Nhan sắc của Kiều đợc miêu tả tập trung ở nét nào?
Em có nhận xét gì về cách miêu tả ấy?
+ Đôi mắt: làn thu thuỷ: trong nh nớc mùa thu
+ nét xuân sơn: nét mày đẹp, thanh mảnh nh dáng núi
mùa xuân
Nh vậy, Thuý Kiều trong trẻo, long lanh với nét mày
thanh mảnh, đầy sức sống.
GV diễn giảng: Tác giả không miêu tả nhiều, tập trung
vào đôi mắt- là gơng soi, cửa sổ tâm hồn. Miêu tả đôi
mắt, Nguyễn Du không chỉ tả cái sắc của Thúy Kiều mà
thông qua đó muốn tả cái tình của nàng. Đôi mắt không
chỉ thể hiện dung mạo bên ngoài của nàng mà còn phản ánh
đợc vẻ đẹp trong tâm hồn Kiều. Cách tả nh thế thể hiện
một nét truyền thống của bút pháp làm thơ, vẽ tranh của cha
ông xa. Có nét đậm, nét nhạt, có chỗ tỉ mỉ, chi tiết, có chỗ

chỉ cần vài nét chấm phá.
- So sánh, đối chiếu thái độ của thiên nhiên đối với vẻ
đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều?
Với vẻ đẹp thùy mị của Thúy Vân, thiên nhiên chẳng đố
kỵ gì mà sẵn sàng chịu thua, nhờng. Nhng với vẻ đẹp
sắc sảo của Thuý Kiều, thiên nhiên ghen, hờn đố kỵ đó
là dự báo số phận của Kiều. (Hoa ghen thua thắm, liễu hờn
kém xanh).
- Tả sắc đẹp Một hai nghiêng nớc nghiêng thành của
Kiều, theo em câu thơ đó có tác dụng gì?
GV diễn giảng: Lấy ý từ điển cố Nhất cố khuynh
thành, tái cố khuynh quốc (Một lần quay lại, tớng giữ thành bị
mất thành; quay lại lần nữa nhà vua mất nớc). Câu thơ có
sức gợi lớn, gợi ta liên tởng đến cái liếc mắt của Điêu Thuyền,


một chút nũng nịu của Dơng Quý Phi, cái nhăn mặt của Tây
Thi hay một nét sầu não của Chiêu Quân- bốn mỹ nhân đã
từng làm xiêu đổ bao thành trì và triều đại Trung Quốc.
Ngầm so sánh Kiều cũng có sắc đẹp có một không hai ấy.
(Nếu có thời gian, GV nên kể trớc cho HS về những ngời đẹp
này).
- Nh vậy, ta có thể nói gì về một ngời đẹp nh Thuý
Kiều?
Kiều là một tuyệt thế giai nhân.
- Kiều không những là một tuyệt thế giai nhân mà còn
rất tài hoa. Đọc những câu thơ miêu tả sự tài hoa của Thuý
Kiều? Qua những câu thơ ấy, em thấy gì về t chất và tài
hoa của Thuý Kiều?
+ Thông minh

+ Làm thơ.
+ Vẽ
+ Ca hát.
+ Đánh đàn.
+ Soạn nhạc.
Nh vậy, Kiều thông minh và rất mực tài hoa.
- Qua khúc nhạc Kiều soạn, em có thể thấy đợc gì từ
tâm hồn Kiều?
Tâm hồn phong phú, đa sầu đa cảm.
Tại sao đang sống trong êm ấm cùng cha mẹ, hai em
mà Thuý Kiều lại soạn một khúc nhạc buồn, ảo não đến nh
vậy? Điều này tác giả có dụng ý gì không?
Dờng nh qua khúc nhạc ấy, tác giả muốn dự báo số phận
đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này.
Tóm lại, qua những câu thơ miêu tả nhan sắc Thuý
Vân, tài sắc Thuý Kiều, ta thấy rõ quan niệm Thiên- mệnh
của nho gia, thuyết Tài mệnh tơng đố của Nguyễn Du.
Ngay từ đầu tác phẩm, Nguyễn Du viết Chữ tài chữ mệnh
khéo là ghét nhau, Trời xanh quen thói má hồng đánh
ghen. Kết thúc tác phẩm, thi hào lại viết Chữ tài liền với chữ
tai một vần. Thế mà Kiều xinh đẹp quá, tài hoa quá nên
không thể tránh khỏi Hồng nhan bạc mệnh (Hình ảnh
những con ngời tài hoa bạc mệnh thờng trở đi trở lại nhiều
lần trong thơ Nguyễn Du: Thuý Kiều, Đạm Tiên. Điều này các
em sẽ đợc tìm hiểu thêm khi đi sâu vào phân tích Thuý
Kiều và các tác phẩm khác cuả Nguyễn Du).


×