Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA MỘT SỐ MẦM BỆNH TRONG MẪU DỊCH HẦU HỌNG Ở HEO SAU CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.8 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP VÀ SỰ HIỆN DIỆN
CỦA MỘT SỐ MẦM BỆNH TRONG MẪU DỊCH HẦU
HỌNG Ở HEO SAU CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: LÊ MINH NGỌC
Lớp: DH08DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2008 – 2013

Tháng 05 năm 2013



BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
**************

LÊ MINH NGỌC

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH HÔ HẤP VÀ SỰ HIỆN DIỆN
CỦA MỘT SỐ MẦM BỆNH TRONG MẪU DỊCH HẦU
HỌNG Ở HEO SAU CAI SỮA ĐẾN 60 NGÀY TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y chuyên ngành
Dược



Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Tất Toàn
ThS. Đỗ Tiến Duy

Tháng 05 năm 2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 

Họ tên sinh viên thực hiện: Lê Minh Ngọc
Tên khóa luận: “Khảo sát tình hình bệnh hô hấp và sự hiện diện của một
số mầm bệnh trong mẫu dịch hầu họng ở heo sau cai sữa đến 60 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa, ngày…………………..

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tất Toàn

ThS. Đỗ Tiến Duy

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn

Ông bà, cha mẹ người đã sinh thành, dạy dỗ và là điểm tựa tinh thần cho con
lòng biết ơn sâu sắc.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng Quý Thầy Cô trong Khoa
Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều kiện học tập và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn
TS. Nguyễn Tất Toàn và ThS. Đỗ Tiến Duy đã tận tình và hết lòng giúp đỡ
chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Bác Phạm Thị Thơm, các anh chị công nhân của trại heo công nghiêp Kim
Long, các anh chị phòng thí nghiệm của Bệnh viện Thú Y Trường Đại học Nông
Lâm TPHCM đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tất cả các bạn trong và ngoài lớp đã cùng tôi chia sẽ những vui buồn trong
học tập cũng như giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành tiểu
luận tốt nghiệp này.

Lê Minh Ngọc

iii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Khảo sát tình hình bệnh hô hấp và sự hiện diện của một số mầm bệnh
trong mẫu dịch hầu họng ở heo sau cai sữa đến 60 ngày tuổi” đã được tiến hành
trong thời gian từ ngày 01/12/2012 đến ngày 20/4/2013 tại Trại heo Kim Long. Địa
chỉ số 58 tổ 7, ấp 18 Gia Đình, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai.
Mục đích của đề tài là khảo sát hiện trạng bệnh hô hấp ở trại và sự hiện diện
của một số mầm bệnh qua mẫu dịch hầu họng. Khảo sát được tiến hành trên heo cai

sữa đến 60 ngày tuổi và được chia thành 3 tháng trên 3 dãy chuồng khác nhau.
Tháng 12 (năm 2012) khảo sát được 495 heo, tháng 1 (năm 2013) khảo sát trên 713
heo và tháng 2 (năm 2013) đã khảo sát trên 406 heo. Mỗi tháng chúng tôi tiến hành
theo dõi và ghi nhận các biểu hiện hô hấp và tiến hành lấy mẫu dịch hầu họng để xét
nghiệm sự hiện diện của PRRSV, PCV2, CSFV và MH.
Kết quả ghi nhận được nhiệt độ trung bình của 3 tháng khảo sát lần lượt là
tháng 12 (năm 2012) 31,50C, tháng 1 (năm 2013) là 300C và tháng 2 (năm 2013) là
31,40C, độ ẩm trung bình của 3 tháng là 41%, 44,4% và 41,7%.
Tỷ lệ bệnh hô hấp ở tháng 1 cao nhất 33,66% sau đó là tháng 2 với 24,88%
và cuối cùng là tháng 12 với 16,97%, tỷ lệ hô hấp giữa các tháng khác nhau có ý
nghĩa về mặt thống kê (P <0,001). Tỷ lệ ngày con hô hấp giữa 3 tháng 12, 1 và 2 lần
lượt là 0,5%, 1,22 % và 0,98%, Tỷ lệ bệnh tiêu chảy cao nhất ở tháng 1 (11,78%) và
thấp nhất vào tháng 12 (4,85%), tỷ lệ điều trị khỏi trung bình của 3 tháng khảo sát là
95,31%, tỷ lệ tái phát và tỷ lệ chết lần lượt là 2,96% và 1,32%.
Qua kết quả xét nghiệm các mẫu dịch hầu họng có 3/5 mẫu dương tính với
PCV2 chiếm tỷ lệ 60% và tất cả các mẫu đều âm tính với PRRSV, CSFV và MH.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ..................................................................................................iv
MỤC LỤC .................................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................ix

Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu khái quát về trại chăn nuôi ................................................................... 3
2.2 Sinh lý và các bệnh trên hệ thống hô hấp của heo ................................................ 6
2.2.1 Đặc điểm và chức năng của đường hô hấp ........................................................ 6
2.2.2 Các thể hô hấp .................................................................................................... 6
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp .................................................. 7
2.3 Một số bệnh hô hấp trên heo ................................................................................. 9
2.3.1 Bệnh viêm phổi địa phương ............................................................................... 9
2.3.2 Bệnh tụ huyết trùng heo ...................................................................................10
2.3.3 Bệnh do Haemophilus parasuis (bệnh Glasser) ...............................................12
2.3.4 Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm (Atrophic rhinitis) ...........................12
2.3.5 Bệnh do Streptococcus suis..............................................................................13
2.3.6 Bệnh do Actinobacillus pleuropneumonia (APP) ............................................14
2.3.7 Hội chứng rối loạn sinh sản – hô hấp (PRRS). ................................................15
2.3.8 Bệnh cúm heo ...................................................................................................15
2.3.9 Hội chứng ốm còi trên heo sau cai sữa (PMWS) .............................................16

v


2.4 Phương pháp xác định sự hiện diện của một số mầm bệnh qua mẫu dịch hầu
họng ........................................................................................................................... 17
2.5 Lược duyệt các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................21
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ........................................................................... 21
3.2 Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 21
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................ 21

3.4 Phương pháp khảo sát và các chỉ tiêu theo dõi ................................................... 21
3.4.1 Bố trí khảo sát ..................................................................................................21
3.4.2 Khảo sát tiểu khí hậu (nhiệt độ và ẩm độ) của chuồng nuôi. ...........................22
3.4.3 Khảo sát tình hình bệnh hô hấp trên đàn heo cai sữa đến 60 ngày tuổi ...........23
3.4.3 Khảo sát sự hiện diện của một số mầm bệnh thông qua mẫu dịch hầu họng. .24
3.4.4 Ghi nhận hiệu quả điều trị trên heo có triệu chứng hô hấp ..............................25
3.5 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................27
4.1 Khảo sát tiểu khí hậu (nhiệt độ và ẩm độ) của chuồng nuôi ............................... 27
4.2 Khảo sát tình hình bệnh hô hấp trên đàn heo cai sữa đến 60 ngày tuổi .............. 28
4.2.1 Tình hình bệnh hô hấp trên đàn heo khảo sát ..................................................28
4.2.2 Tình hình bệnh khác trên đàn heo theo dõi ......................................................30
4.3 Khảo sát sự hiện diện của một số mầm bệnh thông qua mẫu dịch hầu họng. .... 31
4.4 Ghi nhận hiệu quả điều trị trên heo có triệu chứng hô hấp ................................. 33
4.4.1 Liệu pháp điều trị .............................................................................................33
4.4.2 Kết quả điều trị .................................................................................................33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................36
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 36
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................37
Phụ lục .......................................................................................................................41

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

Bảng 2.1 Thành phần các loại cám
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, quản lý đến bệnh trên đường hô hấp

Bảng 2.3 Các bệnh trên đường hô hấp và các tác nhân gây bệnh theo độ tuổi heo
Bảng 3.1 Bố trí khảo sát
Bảng 3.2 Bố trí lấy mẫu dịch hầu họng
Bảng 4.1 Nhiệt độ, ẩm độ trung bình chuồng nuôi
Bảng 4.2 Tỷ lệ biểu hiện hô hấp
Bảng 4.3 Tỷ lệ ngày con biểu hiện hô hấp
Bảng 4.4 Tỷ lệ tiêu chảy trên đàn heo khảo sát
Bảng 4.5 Kết qủa xét nghiệm PCR của dịch hầu họng trên heo có biểu hiện bệnh hô
hấp
Bảng 4.6 Tỷ lệ con khỏi bệnh và tỷ lệ con tái phát
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết và loại thải

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
 

Hình 2.1 Chuồng heo nái đẻ
Hình 2.2 Chuồng heo cai sữa
Hình 2.3 Chuồng heo nuôi thịt
Hình 2.4 Chuồng heo nái bầu
Hình 2.5 Bệnh tích phổi viêm trong bệnh do MH
Hình 2.6 phổi bị sung huyết, xuất huyết nghi do Pasteurella multocida
Hình 2.7 Heo bị xảy thai
Hình 2.8 Heo biểu hiện thần kinh
Hình 3.1 Thu thập dịch hầu họng
Hình 3.2 Thu hoạch dịch hầu họng

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APP

: Actinobacillus pleuropneumoniae

CSFV

: Classical Swine Fever virus

ELISA

: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

LA

: long acting

LMLM

: Lở mồm long móng

MH

: Mycoplasma hyopneumoniae

PCR

: Polymerase Chain Reaction


PRRSV

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

PCV

: Porcine Circovirus

PWMS

: Post weaning multisystemic wastingsyndrome

PRDC

: Porcine respiratory disease complex

Ppm

: parts per million

SIV

: Swine influenza virus

 
 
 
 
 

 
 
 
 

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Với sự phát triển của đất nước, nhu cầu đời sống của con người ngày càng
được nâng cao, nguồn lương thực giàu đạm cũng có sự đa dạng và phong phú.
Trong đó thịt heo là nguồn dinh dưỡng chiếm vị trí quan trọng trong bữa ăn hằng
ngày của người Việt. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, ngành chăn nuôi đã không
ngừng nâng cao về số lượng lẫn chất lượng và giảm giá thành, đồng thời đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi. Để đạt được mục tiêu trên, ngành chăn
nuôi phải không ngừng nâng cao khoa học kĩ thuật, cải tiến dinh dưỡng, thuốc thú y,
cơ sở vật chất, trang thiết bị chuồng trại cho phù hợp với chăn nuôi theo hướng
công nghiệp.
Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay, ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến thành
tích chăn nuôi như con giống, chuồng trại, thức ăn, chăm sóc quản lý, thì dịch bệnh
cũng đóng vai trò rất quan trọng, nhất là bệnh đường hô hấp. Trong một khảo sát
gần đây, tỷ lệ heo có biểu hiện hô hấp ở giai đoạn 28-90 ngày tuổi khá cao (23,99%)
với triệu chứng ho chiếm 23,01%, thở bụng 0,56%, ho kết hợp thở bụng là 0,42%
(Hoàng Quốc Huy, 2007). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đường hô hấp như
truyền nhiễm và không tuyền nhiễm. Theo kết quả nghiên cứu về bệnh đường hô
hấp ở một số trại chăn nuôi heo của Đặng Thị Thu Hường (2008), tỷ lệ nhiễm
Mycoplasma hyopneumoniae (MH), Actinobacillus pleuropneumoniae (APP),
Haemophilus parasuis (HPS) và Pasteurella multocida lần lượt 78,05%, 52,0%,

69,0% và 11,0%. Các mầm bệnh này sẽ gây thiệt hại kinh tế ở các mức khác nhau
cho ngành chăn nuôi heo nước ta. Trong các khảo sát khác ở các nước có chăn nuôi
heo phát triển, các mầm bệnh Porcine reproductive and respiratory (PRRSV),
Porcine circovirus type 2 (PCV2), Swine influenza vi rút MH, APP, HPS thường

1



xuyên tham gia vào các ca bệnh hô hấp trên heo (Thacker và Thanuwonguwech,
2002).
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tất Toàn
và ThS. Đỗ Tiến Duy chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh hô hấp
và sự hiện diện của một số mầm bệnh trong mẫu dịch hầu họng trên heo sau
cai sữa đến 60 ngày tuổi”
1.2 Mục đích và yêu cầu
Mục đích
Xác định hiện trạng bệnh hô hấp ở một trại chăn nuôi heo và sự hiện diện của
một số mầm bệnh chính trong mẫu dịch hầu họng nhằm mục đích tầm soát bệnh hô
hấp tại trại heo.
Yêu cầu
Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhiệt độ và ẩm độ
Ghi nhận tình hình chung ở trại và tình hình bệnh hô hấp trên đàn heo khảo
sát
Ghi nhận sự hiện diện của PRRSV, PCV2, CSFV và MH qua dịch hầu họng
Ghi nhận kết quả điều trị của những heo có triệu chứng hô hấp

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu khái quát về trại chăn nuôi
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo được xây dựng cách thị xã Long Khánh khoảng 8km,
nằm ở ấp 18 Gia Đình, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Tổng
diện tích đất khoảng 5 héc ta. Sơ đồ của trại được bố trí theo phụ lục 1
2.1.2 Nhiệm vụ của trại
Cung cấp heo thương phẩm đáp ứng nhu cầu của địa phương và cho công ty
Vissan
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Tổng nhân sự của trại gồm có 21 người, trong đó có 1 chủ trại, 1 kỹ thuật
viên thú y và 19 công nhân được bố trí trong các dãy chuồng trực tiếp quản lý và
chăm sóc đàn heo.
2.1.4 Cơ cấu đàn
Đàn heo của trại tính đến tháng 12 năm 2012 đạt đến 7.606 con trong đó heo
nọc lấy tinh có 8 con, heo nọc để thí tình khi gieo tinh nhân tạo là 2 con. Trại có
tổng số heo nái là 587 con gồm 78 heo hậu bị và 509 heo nái sinh sản. Số heo con
theo mẹ của trại là 1.034 con và heo cai sữa là 2.354 con. Đàn heo nuôi thịt của trại
tính đến thời điểm này là 3.621 con.
2.1.5 Hệ thống chuồng trại
Chuồng nái đẻ được thiết kế gồm 2 phần, một phần dành cho heo nái ở giữa
(rộng 0,57m; dài 2,17m) và một phần dành cho heo con ở hai bên (một bên rộng
0,82m; dài 2,17m và một bên rộng 0,52m; dài 2,17m). Chuồng này sẽ tiếp nhận heo
mang thai vào khoảng 1 tuần trước khi đẻ và xuất đi khi cai sữa heo con. Heo con sẽ
được ở đây đến khoảng 21 ngày thì xuất đi. Chuồng heo cai sữa có dạng hình chữ

3



nhật, mặt trước (giáp với đường đi) có chiều dài là 3,16m và mặt bên là 2,26m.
Chuồng có 2 phần: phần đan (khoảng 1,26m) gần phía đường đi và phần vỉ lưới
(khoảng 1m) cho phân rơi xuống. Chuồng này nhận heo con từ chuồng nái đẻ và
nuôi ở đây đến khoảng 6-7 tuần thì xuất đi. Chuồng này sử dụng hệ thống máng ăn
tự động, 1 máng ăn tự động dung cho 2 ô chuồng.
Chuồng heo thịt có kích thước tùy dãy chuồng (rộng 7m, dài 5m), cuối
chuồng có hồ nước để heo tắm. Chuồng này nhận heo con từ chuồng cai sữa sang
nuôi đến khi xuất bán. Chuồng sử dụng máng ăn tự động, 1 máng ăn dùng chung
cho 2 ô chuồng.
Chuồng nái bầu được thiết kế vừa đủ cho heo đứng nằm và không quay đầu
lại được để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Chuồng này tiếp nhận heo nái
từ chuồng đẻ và nái hậu bị, việc phối tinh cũng được thực hiện ở đây. Heo này được
cho ăn với khẩu phần riêng cho tửng thời kỳ khác nhau, được công nhân trực tiếp
cho ăn và không dùng máng ăn tự động.

 
 

Hình 2.1 Chuồng heo nái đẻ

Hình 2.2 Chuồng heo cai sữa

Hình 2.3 Chuồng heo nuôi thịt

Hình 2.4 Chuồng heo nái bầu
4


2.1.6 Thức ăn

Đàn heo ở trại được nuôi dưỡng với nhiều loại thức ăn khác nhau tùy vào
từng độ tuổi. (Bảng 2.1) (Phụ lục 3)
2.1.7 Nước uống
Mỗi dãy chuồng có bồn nước riêng để cung cấp nước uống cho heo, heo
uống nước qua vòi nước tự động.
2.1.8 Quy trình vệ sinh
Mỗi dãy chuồng có hệ thống cống rãnh riêng, hệ thống cống rãnh này đổ vào
hầm chung và sau đó chuyển xuống hố để xử lý và chuyển vào hầm biogas, và khí
thải ra dùng để chạy máy phát điện.
Hố sát trùng được bố trí ở đầu mỗi dãy chuồng, lượng NaOH là 2-3% trong
hố được thay 2 lần/tuần. Chuồng trại sau mỗi lần lùa heo đi được chà rữa kỹ và để
trống trong vòng 3-5 ngày trước khi nhập heo mới vào. Định kỳ sát trùng trại 2
lần/tuần (lúc có dịch có thể sát trùng với lịch dày hơn), phát quang bụi rậm và vệ
sinh xung quanh chuồng thường xuyên.
Công nhân và khách tham quan được trang bị bằng đồ bảo hộ lao động, đi
giày ủng, lúc làm việc dẫm chân vào hố sát trùng trước khi vào trại làm việc. Công
nhân hạn chế qua lại giữa các chuồng.
2.1.9 Chăm sóc
Trên heo nái, trước khi đẻ 5 ngày so với ngày đẻ dự kiến, chúng được chuyển
lên chuồng sàn (chuồng đẻ) cho quen chuồng, tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Chuẩn bị ổ
úm và bao bố cho heo con nằm.
Trên heo con mới sinh, người chăm sóc dùng khăn vải sạch mềm lau sạch
thân mình, móc nhớt ở mõm mũi cho heo dễ thở. Cho heo con mới sinh vào lồng
úm và rắc bột mistral cho khô. Sau khi tiêm vắc xin dịch tả 0 ngày tuổi (2ml/con),
heo con được thả chung với con mẹ để heo con bú sữa đầu. Sau 24 giờ heo được cắt
đuôi, chích catosal (1ml/con), lincospec (0,5ml/con) (Phụ lục 4), uống coli.SP
(5ml/con). Ngày thứ 3 heo con được chích sắt 2ml/con, catosal 1ml/con, uống

5



baycox. Ngày 6 – 7 thiến những heo không để làm giống. Heo được 21 ngày thì cai
sữa.
Heo con được theo dõi tình trạng sức khỏe kỹ vào mỗi buổi sáng sớm, xem
heo nằm co cụm hay rải rác, tình trạng phân heo, tình trạng khớp… nếu phát hiện
những con bệnh thì tiến hành điều trị ngay.
2.1.10 Lịch tiêm phòng
Trại tiến hành tiêm phòng vắc xin cho đàn heo vào buổi chiều mát. Dụng cụ
tiêm phòng được tiệt trùng bằng cách đun sôi. Đối với heo bệnh thì hoãn việc tiêm
phòng vắc xin và việc tiêm phòng được tiến hành vào đợt sau (Phụ lục 2).
2.2 Sinh lý và các bệnh trên hệ thống hô hấp của heo
2.2.1 Đặc điểm và chức năng của đường hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm hệ thống ống dẫn khí và hai lá phổi. Hệ thống ống dẫn
khí do đường dẫn khí phân nhánh tạo thành và dẫn không khí tới biểu mô phế nang
để trao đổi khí. Đường dẫn khí ở heo bao gồm xoang hốc mũi, xoang miệng, vùng
hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và tiểu phế quản. Khí quản khi đi vào lồng
ngực thì chia thành hai phế quản gốc, mỗi phế quản gốc đi vào một lá phổi. Phế
quản gốc chia ống hẹp hơn gọi là tiểu phế quản. Tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế
nang tận cùng. Phế nang là phần chấm dứt của tiểu phế tận cùng. Ngoại trừ xoang
miệng và vùng hầu, phía trong lòng ống dẫn khí là hệ thống tế bào có lông rung tiết
chất nhầy. Tác dụng của tế bào có lông rung là bây bắt và loại bỏ các vi sinh vật và
vật lạ xâm nhập theo đường hô hấp (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
Hai lá phổi nằm trong lồng ngực, mỗi lá phổi được chia thành các thùy; thùy
đỉnh, thùy giữa và thùy hoành cách mô, riêng lá phổi phải có thêm thùy phụ nằm ở
mặt bụng của thùy hoành cách mô (Frandson và ctv, 2003)
2.2.2 Các thể hô hấp
Theo Nguyễn Văn Phát (2006), thể hô hấp gồm có thở thể hỗn hợp, thở thể
ngực và thở thể bụng. Bình thường gia súc thở thể hỗn hợp, khi thở thành ngực và
thành bụng cùng hoạt động nhịp nhàng. Thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng
và cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động là kiểu thở thể ngực. Khi thở thể


6


bụng, thành bụng của gia súc hoạt động rõ còn thành ngực hoạt động yếu hay không
hoạt động. Gia súc có thể mắc một số bệnh làm thay đổi thể hô hấp. Một số trường
hợp gia súc thở thể ngực có thể do viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị thương ở cơ
hoành, dãn dạ dày; gia súc thở thể bụng trong trường hợp viêm màng phổi, khí
thủng phổi, tràn dịch màng phổi, liệt cơ liên sườn, gãy xương sườn.
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp
Bộ máy hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Do đó nếu hàng rào bảo vệ (niêm mạc, hệ thống lông rung) bị tổn thương thì bệnh
hô hấp rất dễ xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy yếu bộ máy hô hấp, dưới
đây là một số nguyên nhân chính.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của cơ thể và
sức đề kháng lại các tác nhân gây bệnh của môi trường. Mức độ cảm nhiễm đối với
bệnh tăng khi khẩu phần không cung cấp đầy đủ các khoáng đa – vi lượng, khi thiếu
vitamin A tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức
bền từ đó thú dễ mắc bệnh. Sự mất cân đối tỷ lệ Ca/P trong khẩu phần làm hệ
xương lồng ngực biến dạng cũng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Quá trình chế
biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp, sự xay nhuyễn thường làm
tăng độ bụi của thức ăn hỗn hợp nên heo dễ bị hắt hơi, viêm phổi. Ngoài ra vitamin
C cũng góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
(Võ Văn Ninh, 1998).
Môi trường
Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ ẩm độ, mật độ, khí NH3, khí H2S ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe của heo và cũng là nguyên nhân làm cho mầm bệnh
xâm nhập, phát triển.
Nhiệt độ

Theo Võ Văn Ninh (1998), heo có lớp mỡ dưới da rất dày không có tuyến
mồ hôi (trừ vùng mõm) nên khả năng chống nóng và điều hòa nhiệt kém. Nhiệt độ

7


môi trường cao làm tăng nhịp hô hấp rất nhanh, gây rối loạn chức năng trao đổi khí,
ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh lý của heo.
Theo Nguyễn Hoa Lý (1998), nhiệt độ cao làm thyroxin được tiết ra rất ít,
thú biếng ăn, mất nước, máu cô đặc, sự vận chuyển máu dưới da kém, mất muối,
thú thở nhanh, co giật, đau cơ bắp. Khi nhiệt độ 40 – 420C thì chức năng tế bào bị
tổn thương không hồi phục được, gia súc bị cảm nóng, mệt mỏi, tăng nhịp tim, nếu
không hạ nhiệt kịp thời thì thú sẽ chết. Trường hợp nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch
máu ngoại vi nên giảm sự truyền nhiệt từ bên trong ra bên ngoài cơ thể, thú run cơ,
dựng lông, sự hấp thu đạm và tổng hợp globulin giảm, từ đó giảm sức đề kháng, heo
dễ mắc bệnh đường hô hấp, xù lông, kém ăn, chậm lớn.
Ẩm độ
Ẩm độ chuồng nuôi gồm 10 – 15% từ không khí bên ngoài đi vào, 20 – 25%
từ mặt chuồng và 70% do sự bốc hơi nước của gia súc. Ẩm độ cao gây trở ngại cho
sự khuếch tán trên bề mặt da, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của heo. Chuồng
trại không thông thoáng kết hợp với chiếu sáng không thích hợp gây kích ứng niêm
mạc dẫn đến tình trạng mất bảo hòa hệ hô hấp (Nguyễn Hoa Lý, 1998).
Khí NH3 và H2S
Mức ảnh hưởng của khí NH3 và H2S lên heo phụ thuộc vào nồng độ, khi
nồng độ NH3 50 ppm, năng suất và sức đề kháng heo giảm, nếu tình trạng kéo dài
dẫn đến viêm phổi và các bệnh trên đường hô hấp. Nồng độ NH3 ở mức 100 ppm có
thể gây hắt hơi, chảy nước bọt, ăn không ngon. Nồng độ NH3 cao hơn 300 ppm sẽ
gây ngứa mũi, miệng, heo tiếp xúc lâu ngày sẽ có hiện tượng thở gấp, thở không
đều rồi co giật. Khi heo tiếp xúc liên tục với H2S ở nồng độ 20 ppm sẽ sợ ánh sáng,
ăn không ngon, có biểu hiện thần kinh không bình thường. Ở 200 ppm heo có thể

sinh chứng thủy thủng ở phổi nên khó thở, trở nên bất tỉnh rồi chết (Barker và ctv,
1996; trích dẫn bởi Trần Thị Kim Chi 1999).
Chăm sóc quản lý
Việc chăm sóc, quản lý ảnh hưởng rất lớn đến sức đề kháng của cơ thể vật
nuôi trong việc đề kháng bệnh (Bảng 2.2) (Phụ lục 5)

8


Vi sinh vật gây bệnh hô hấp
Mầm bệnh thường tồn tại sẵn trong đường hô hấp và trong môi trường rất
nhiều. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập, phát triển, gia tăng số lượng
gây nên các bệnh đường hô hấp (Bảng 2.3) (Phụ lục 6)
Ký sinh trùng
Giun phổi Metastrongylus, giun đũa Ascaris suum tác động lên bộ máy hô
hấp bằng cách phá hủy hoặc kích ứng niêm mạc, tiết độc tố, làm suy giảm hệ thống
miễn dịch. Một số loài khác, trong chu trình phát triển sẽ di hành qua bộ máy hô
hấp và các cơ quan chúng đi qua (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1996; trích
dẫn Phạm Trần Sỹ Nguyên 2004).
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng liên quan đến rối loạn hoạt động hô hấp. Hoạt động
bạch cầu của heo nhóm mỡ hiệu quả hơn so với nhóm heo nạc, nhất là vào mùa
đông và mùa xuân (Caruso và Jeska, 1990; trích dẫn bởi Phạm Trần Sỹ Nguyên
2004). Các khảo sát trên đàn heo thuần Hampshire và Yorkshine tỷ lệ viêm teo
xoang mũi nhiều hơn Landrace (Lundchein, 1979; trích dẫn bởi Lê Văn Minh,
2002).
2.3 Một số bệnh hô hấp trên heo
2.3.1 Bệnh viêm phổi địa phương
Là bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma hyopneumoniae thường xảy ra ở thể
mãn tính, lưu hành ở một địa phương, với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến

triển chậm (Trần Thanh Phong, 1996)
Heo nhiễm Mycoplasma có triệu chứng chính là ho kinh niên và chậm lớn.
Khi bệnh bắt đầu thì heo ho kéo dài và liên tục vài tuần cho đến cả tháng, mặc dù
vài heo không ho hoặc ho chút ít. Cường độ ho lớn nhất được nhận thấy trên heo vỗ
béo. Triệu chứng ho thường xuất hiện cùng lúc với sự biến đổi của huyết thanh
(Leon và ctv, 2000). Phổ biến là ho trong lúc di chuyển trừ khi bệnh tích lan rộng
trên phổi, đặc biệt là các trường hợp nhiễm vi khuẩn kế phát. Thú có thể chết do

9


nhiễm các vi khuẩn kế phát và stress xảy ra lúc heo 4 – 6 tháng (Ross, 1992; trích
dẫn bởi Đặng Thị Thu Hường, 2005).
Bệnh tích trên phổi đặc trưng là viêm phổi nhục hóa và thường có tính đối
xứng giữa các thùy hai bên phổi (Kobisch, 2000). Kwon và ctv (2002) mô tả bệnh
tích đại thể trên heo bệnh viêm phổi địa phương gồm những vùng rắn chắc màu đỏ
sậm đến tím. Bệnh tích thường xuất hiện ở phần bụng của thùy giữa và thùy đỉnh,
thùy phụ và thùy đỉnh của thùy hoành cách mô. Các vùng tổn thương có ranh giới
rất rõ với các vùng khác.
a

b

Hình 2.5 a) - Viêm phổi cata có những vùng bị gan hóa đối xứng hai bên, b) - Viêm
phổi dày đặc, cứng và nhạt màu
(Đặng Thị Thu Hường, 2008)
Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý, giữ chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ,
sát trùng chuồng, máng ăn, máng uống định kỳ và kỹ lưỡng. Không nuôi nhốt heo
với mật độ cao. Áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra. Phòng bệnh bằng vắc xin,
thực hiện tiêm phòng vắc xin Myco – Pac cho heo con một mũi duy nhất 2ml vào

lúc 21 ngày tuổi
2.3.2 Bệnh tụ huyết trùng heo
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida, bệnh xảy ra với
đặc điểm là bại huyết, xuất huyết và xáo trộn hô hấp, bệnh thường ghép với bệnh
dịch tả heo, viêm phổi địa phương truyền nhiễm. Bệnh thường xảy ra vào lúc giao
mùa ở tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11 ( Trần Thanh Phong, 1996).

10


Thể quá cấp tính: Bệnh diễn biến rất nhanh 12 – 24 giờ, vật sốt 410C, nằm
yên một chỗ, bỏ ăn, thở khó, có thể thủy thủng ở hầu. Thể cấp tính: vật có thể chết
sau vài ngày, sốt cao 40,5 – 410C, chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần,
có thể có mủ hoặc đôi khi có máu, hầu sưng, da có thể thấy xuất huyết hoặc tụ huyết
sưng to đỏ sậm ở vùng bụng, ngực, con vật lúc đầu bón, sau đó có thể tiêu chảy.
Thể mãn tính: bệnh kéo dài từ 3 – 6 tuần. Vật gầy còm, khó thở, ho nhiều có thể
tiêu chảy liên miên, có khi thấy viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững
(Trích dẫn bởi Trần Quang Lý, 2005).
Bệnh tích thường thấy là tụ huyết, xuất huyết và thấm dịch ở mô liên kết. Đôi
khi có thể thấy tim xuất huyết điểm. Thể cấp tính: viêm phổi thùy lớn, phổi bị gan
hóa, viêm bao tim tích nước, có khi xuất huyết điểm ở tim. Hạch sưng to thủy
thủng, đôi khi có thể gặp thận tụ máu, dạ dày ruột viêm cata, lách bình thường hoặc
tụ máu. Thể mãn tính: viêm phổi, màng phổi, viêm màng phổi dính lồng ngực. Hạch
phổi có hoại tư bã đậu, có thể viêm khớp, có bọc mủ trong tủy sống (trích dẫn bởi
Trần Quang Lý. 2005).

 

Hình 2.6 phổi bị sung huyết, xuất
huyết nghi do Pasteurella multocida

(Lê Thị Ngọc Thúy, 2013)

Vì Pasteurella mutocida có nhiều biến chủng kháng lại các kháng sinh thông
thường, vì vậy muốn điều trị có hiệu quả cần phải tiến hành làm kháng sinh đồ để
chọn loại kháng sinh có hiệu quả. Cũng như các cảm nhiễm gây viêm phổi khác,
kháng sinh sẽ có hiệu quả cao hơn nếu như dùng với mục đích chữa phòng hơn là
mục đích điều trị bệnh. Tetracyclin dùng riêng hoặc kết hợp với sulphamethazine

11


hoặc sulphathiazol và ampicillin. Tylosin kết hợp với sulphamethazin đều được chỉ
dẫn dùng cho mục đích chữa tổn thương phổi (Phạm Sỹ Lăng, 2002)
2.3.3 Bệnh do Haemophilus parasuis (bệnh Glasser)
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophilus parasuis gây ra, bệnh xảy ra
với đặc điểm là viêm đa khớp, đa xoang thanh dịch, viêm màng não, có thể dẫn đến
chết (Trần Thanh Phong, 1996).
Heo sốt cao 40 – 410C, bỏ ăn, khó thở (vươn cổ mà thở), ho. Heo đi khập
khiễng hoặc ngồi kiểu chó, sưng khớp. Sau từ 2 – 5 ngày, heo bệnh sẽ chết với biểu
hiện đỏ đều tím xanh trên da. Heo sống sót sẽ chuyển sang viêm khớp mãn tính,
viêm nội tâm mạc, viêm màng não, dính ruột và chết đột ngột (Trần Thanh Phong,
1996).
Bệnh tích thường gặp là viêm màng phổi nhiều sợi huyết, viêm ngoại tâm
mạc, viêm phúc mạc, có thể gặp viêm phế quản phổi. Các khớp viêm, dịch khớp
đục và có những cặn sợi huyết màu vàng xanh ở xoang khớp. Trường hợp chết dưới
dạng mãn tính thường gặp kết dính sợi huyết, viêm ngoại tâm mạc có sợi huyết,
cùng với biểu hiện suy tim, lớn tim, thủy thủng phổi, lớn gan, lớn lách và xoang
bụng chứa nhiều dịch (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.4 Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm (Atrophic rhinitis)
Là bệnh truyền nhiễm của riêng loài heo, thể hiện bằng chứng viêm mũi kèm

theo teo xoang mũi hoặc cong một bên, làm mặt bị méo mó và xáo trộn hô hấp.
Triệu chứng thường thấy là ngứa mũi, hắt hơi, chảy nhiều nước mũi, nước
mắt. Sau đó nước mũi đặc dần có mủ, đôi khi ho. Trên heo cai sữa thường gặp ho
khan và khó thở hơn heo trưởng thành. Xương mặt bị teo, méo mó ở những mức độ
khác nhau như hàm dưới nhô ra do hàm trên ngắn lại, mõm nghiêng về một phía,
hàm trên bị hõm sâu xuống, da nhăn nheo, những biến chứng thường gặp là viêm
xoang mũi, trán, viêm họng, viêm phổi, viêm màng não (Trần Thanh Phong, 1996).
Bên trong lỗ mũi có mủ và nhiều tế bào bị hủy hoại, vách sụn giữa mũi bị
hủy hoại hay bị uốn cong, loa mũi mất hoàn toàn hay hủy hoại từng phần, xương

12


hàm trên cong và ngắn lại, các hạch lâm ba vùng đầu bị sưng, phổi xẹp, viêm phổi
có bọng mủ, viêm màng phổi – phổi (Trần Thanh Phong, 1996).
Vệ sinh phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất. Vệ sinh chuồng trại sạch
sẽ, thoáng mát. Nuôi dưỡng đủ chất, đặc biệt chú ý tỷ lệ Ca/P hợp lý, acid amin nhất
là lysine. Cần xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và phụ để điều trị có hiệu quả.
(Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.5 Bệnh do Streptococcus suis
Bệnh do vi khuẩn thuộc họ Streptococcaceae, giống Streptococcus (Trần
Thanh Phong, 1996). Streptococcus suis nhiễm vào heo ở tất cả các lứa tuổi, nhưng
hầu hết các ca xảy ra ở lứa tuổi là từ 1 – 6 tuần tuổi.
Trên heo sau khi sinh và thông thường ở tuần lễ đầu xuất hiện biểu hiện xáo
trộn vận động, liệt nhẹ khớp móng và đau. Trên heo cai sữa: khoảng 10 – 15 ngày
sau cai sữa những heo này có biểu hiện như dấu hiệu thần kinh, run rẩy, trợn mắt,
đầu bị nghiêng, có hoặc không có viêm khớp, cử động bơi chèo, chết. Trên heo nuôi
vỗ: có thể viêm loét sùi vam tim. Trên heo nái: chảy nước nhờn âm hộ, có thể xảy
thai, nước tiểu đục, có thể có máu, mủ (Trần Thanh Phong, 1996).
Heo có thể viêm khớp có mủ, viêm phúc mạc có sợi huyết, sung huyết gan

và phổi, viêm ngoại tâm mạc có nhiều thanh dịch và sợi huyết, sung huyết thận và
màng não, thủy thủng não, viêm tử cung, viêm bàng quang có mủ, viêm thận có mủ
(Trần Thanh Phong, 1996).
Phòng bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát
trùng để diệt mầm bệnh trong môi trường chăn nuôi, định kỳ 3 – 4 tuần sử dụng 1
lần. Heo nhiễm bệnh được điều trị từng cá thể bằng cách tiêm kháng sinh penicillin
hoặc ampicillin và được chăm sóc cẩn thận. Điều trị sớm phòng được thiệt hại và có
thể hồi phục hoàn toàn. Nếu heo bị co giật có thể dùng thuốc an thần. Heo bệnh cần
được cách ly ngay. Nước và các chất điện giải được tiếp qua miệng và trực tràng.
Tiếp dịch cho heo với tỷ lệ 12ml/ kg thể trọng (Trần Thanh Phong, 1996).

13


×